Showing posts with label Covid-19. Show all posts
Showing posts with label Covid-19. Show all posts

Wednesday, April 1, 2020

CORONA: Biến cố của thế kỷ



CORONA: Biến cố của thế kỷ
Nguyễn Tường Bách (CHLB Đức)
*

Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

Tại các nước Tây Âu khác như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh… số ca lây nhiễm vẫn đang tăng theo cấp số nhân. Tại Mỹ, người ta tiên liệu dịch còn bùng phát mạnh mẽ lên đến hàng chục triệu người. Châu Phi đã có trên 27 quốc gia bị nhiễm và không khó để đoán rằng, một khi dịch bệnh lan tỏa tại châu lục này thì số người mắc bệnh và tử vong sẽ tăng nhanh hơn các nơi khác trên thế giới. Không ai nghi ngờ gì, rõ ràng đây là một nạn dịch lịch sử, xảy ra thình lình như một trận sóng thần giữa trời quang mây tạnh. Thế giới hoảng loạn chưa từng thấy, ta có thể nhắc lại lời Thủ tướng Đức Angela Merkel, biến cố này phải được xem là kinh hoàng nhất kể từ ngày chấm dứt Thế chiến thứ hai vào năm 1945.
*
Về độ nguy hiểm của dịch bệnh

Tới nay người ta tính khoảng 250.000 người nhiễm bệnh và con số tử vong ở khoảng trên 10.000 (*). Nếu ta dùng một phép tính đơn giản từ hai con số đó thì xác suất tử vong khoảng 4%. Tỷ lệ tử vong tại Vũ Hán được nêu chính thức trong tạp chí Nature Medicine ngày 9-3-2020 là 1,4%. Các tỷ lệ này thực ra không hề chính xác, vì con số người chết tương đối rõ ràng, nhưng số lượng thực sự người bị nhiễm thì lại rất mơ hồ. Khoảng 80% người bị nhiễm chỉ có triệu chứng rất nhẹ nên không mấy ai chịu thử. Đó là chưa kể nhiều nước trên thế giới khuyên dân chúng không nên vội thử vì sợ các trung tâm y tế quá tải như tại Anh hay Đức.

Vì lý do đó số ca bị nhiễm được cho là cao gấp 6 đến 10 lần so với con số được thông báo, tùy theo quốc gia. Trên cơ sở này, ta có thể nói tỷ lệ tử vong của Covid-19 tối đa là 1%. Con số nghe qua thì nhỏ, nhưng 1% của một triệu người là 10.000 nạn nhân và mỗi người chết là một thảm cảnh, một số phận, không ai được phép coi nhẹ. So với bệnh cúm mùa với tỷ lệ tử vong chỉ 0,1% thì bệnh Covid-19 nguy hiểm hơn, nhất là cho những ai có tiền sử bệnh án hay suy yếu đường hô hấp. Bệnh cúm mùa là bệnh của mùa đông. Tại Đức, mỗi năm có khoảng 850.000 người chết, trong đó khoảng 15.000-20.000 là nạn nhân trực tiếp của bệnh cúm mùa. So với số tử vong của bệnh cúm mùa thì số nạn nhân của Covid-19 rất nhỏ. Thế thì tại sao cả xã hội hoảng loạn?

Toàn thế giới rúng động vì hai lý do. Một, dịch bệnh lây lan quá nhanh, theo cấp số nhân. Hai, chưa có thuốc chữa, chưa có vắc-xin phòng bệnh. Xưa nay mọi lo ngại của ngành y tế trong mọi cơn dịch vốn đều vì hai lý do đó. Đó là nguyên nhân đích thực của cơn khủng hoảng toàn cầu hiện nay.

Thực ra, nhìn một cách toàn thể, thì dịch bệnh là một loại rủi ro tự nhiên của đời sống, nhất là trong một thời kỳ mà con người đi du lịch, tiếp xúc dễ dàng và nhanh chóng trên khắp thế giới như hiện nay. Đối với các nhà quản lý y tế vĩ mô thì một trong những giải pháp đối trị là cứ để dịch lan rộng nhưng trong vòng kiểm soát và hạn chế tử vong. Một khi dịch lan đến khoảng 60-70% quần chúng thì dịch tự ngưng vì con người đã miễn dịch. Giải pháp “mềm” này đã được bước đầu áp dụng tại Anh và Hà Lan trong những tuần qua nhưng nay đã bị bác bỏ vì thiếu hiệu quả và áp lực dư luận.

Hạ tuần tháng 3 năm 2020, thế giới áp dụng phương pháp “cứng” nhằm đối trị nạn dịch. Toàn cầu đang đứng trước một cơn khủng hoảng chưa từng có. Ngày 20-3, con số tử vong nằm ở mức 10.000 nhưng sự hoảng loạn đã lên cao ngang tầm của một cuộc chiến tranh quân sự.

Sự hoảng loạn bất ngờ này mang nhiều nét kỳ lạ, nằm xa một vấn nạn thuần túy y tế.
*
Xã hội rối loạn chưa từng có

Nước Anh đã từ bỏ thái độ phớt tỉnh trong việc đối trị dịch bệnh, họ thừa nhận sai lầm. Nước Đức đã bắt đầu phong tỏa một vài thành phố và khả năng lớn là họ sẽ phong tỏa toàn quốc. Các nước châu Âu khác như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Áo… đã dùng mệnh lệnh hành chánh, cấm dân chúng ra khỏi nhà trừ phi có lý do chính đáng. Tại Mỹ, tiểu bang California với khoảng 40 triệu dân cũng đã ra lệnh phong tỏa từ ngày 20-3.

Những ai đã sống tại châu Âu và Mỹ mấy mươi năm qua cũng đều ngơ ngác trước những cảnh tượng kỳ lạ của phố phường. Đó là những thành phố xem như đã chết, tê liệt, câm lặng. Thảng hoặc vài nơi bán hàng thì người mua đứng xa nhau cả mét, nhìn nhau bằng cặp mắt lo ngại. Họ vơ vét những món hàng xem ra chẳng thật cần thiết, xuất phát từ một nỗi lo vô cớ. Con virus Corona chưa lan đến nhưng sự sợ hãi đã tới trước.

Thế nhưng cái đảo lộn lớn nhất không nằm ngoài đường mà trong mọi gia đình. Trường học đóng cửa, trẻ con ở nhà và cần người trông giữ. Phụ nữ phải ở nhà trông con, trong đó có nhiều người làm trong ngành y tế, bệnh viện, nơi đang cần nhân lực. Một số người phải làm việc ở nhà, một số khác bắt đầu thất nghiệp, nỗi lo lắng và phẫn nộ ngày càng tăng. Vài nhà xã hội tiên liệu bạo lực trong gia đình sẽ tăng nếu vợ chồng con cái bị nhốt giữa bốn bức tường.

Điều đáng nói trong đại dịch này là, tuy số tử vong chưa gọi là cao, nhưng nó đã “thấm” vào mọi tế bào của đời sống, kể cả trong những góc cạnh vô danh nhất. Người ta kể đến với giọng bùi ngùi về những thảm cảnh trong viện dưỡng lão, nơi mà vợ chồng săn sóc nhau trong tuổi già, nay bị cấm gặp gỡ. Tài xế xe tải kẹt biên giới ròng rã vài ngày, phải cần tiếp tế thức ăn. Kiều dân cố “chạy” về quê hương trốn dịch bị kẹt trên đường. Những kẻ buôn bán lẻ, phục vụ công nhật trong ngành du lịch, khách sạn hay tiệm ăn, nay không còn thu nhập. Thậm chí người ăn xin nay cũng không còn “khách”.

Điều kỳ lạ trong trận dịch này so với SARS hay Ebola nhiều năm trước là toàn thể xã hội, từ tầng lớp cao cấp nhất đến góc tối nhất của đời sống, đều đang bị chao đảo và thiệt hại. Phải chăng tính chất đó báo hiệu một chuyển biến vĩ mô?
*
Kinh tế đảo lộn và suy thoái

Khoảng giữa tháng 2-2020 ta còn chứng kiến chỉ số Dow Jones của Mỹ nằm ở khoảng 29.400. Chưa đầy 6 tuần qua chỉ số này chỉ c.n 19.000. Đó là một sự sụp đổ khoảng hơn 1/3 trị giá cổ phiếu. Các chỉ số tại thị trường chứng khoán châu Âu cũng thiệt hại tương tự. Sự mất giá này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Không khó để biết rằng thế giới đang đứng trước một sự suy thoái nặng nề và lâu dài. Các đại công ty như Boeing tại Mỹ hay Lufthansa tại Đức phải cần hỗ trợ vốn của Nhà nước. Một số lớn xí nghiệp toàn cầu phải ngừng sản xuất, thậm chí phá sản. Vô số các công ty hạng trung lâm vào khủng hoảng vì thị trường tiêu thụ bất ngờ biến mất. Một số công ty khác bị đình trệ sản xuất vì thiếu nguồn cung ứng vật tư từ quốc gia bị dịch trước đó là Trung Quốc. Trong bối cảnh này, tính chất toàn cầu hóa lần đầu tiên cho thấy mặt trái của nó, đó là sự lệ thuộc quá nhiều vào các đối tác châu Á.

Sau công nghiệp thì ngành dịch vụ liên quan đến vận chuyển, du lịch, khách sạn hoàn toàn bị đình trệ vì dịch bệnh. Người ta dự đoán một số lớn hãng hàng không, tàu biển sẽ phá sản. Các ngành này vốn lớn mạnh nhờ tính chất toàn cầu hóa trong những thập niên vừa qua, trong đó yêu cầu chuyên chở hành khách và hàng hóa xuyên lục địa tăng cao hơn bao giờ hết.

Một mặt khác của nền kinh tế các nước là thành phần kinh tế gia đình, thành phần hành nghề tự do, họ cũng lâm vào cảnh túng quẫn. Đó là các loại kinh doanh tuy nhỏ, nhưng họ phải thuê nhân công, phải thuê mặt bằng. Một khi các thành phố bị phong tỏa, thu nhập của họ lập tức bị cắt. Họ đành sa thải nhân công và thường phải tiếp tục chi trả phí mặt bằng. Tỷ lệ thành phần đó nằm khoảng 5-10% trong một quốc gia. Tại một nước dân số hơn 80 triệu dân như Đức, thành phần đó lên đến khoảng 5 triệu người.

Trước tình hình kinh tế vô cùng bi đát, các chính phủ của Mỹ, Tây Âu và cộng đồng châu Âu dự kiến sẽ tung những gói hỗ trợ tài chánh khổng lồ để giải cứu. Nhưng “giải cứu” cũng chỉ là cho vay, làm sao có chuyện tặng không. Thường thì các công ty then chốt mới có khả năng thụ hưởng các chương trình này, trong đó một trong những giải pháp đáng chú ý là Nhà nước sẽ tham gia cổ phần, nói khác đi là công ty được “quốc hữu hóa”. Đây sẽ là một nét đáng chú ý về mặt kinh tế trong thời kỳ “hậu Corona”.
*
Dịch Corona – những điều có thể

Bên trên là những dạng miêu tả sơ lược về đại dịch Corona trong thời kỳ đầu của nó tại châu Âu và Mỹ. Thời gian còn lại của tháng 3 và hết tháng 4-2020 sẽ là sáu tuần quyết định sự phát triển của bệnh, tổn thất nhân mạng, tổn thất kinh tế và xáo trộn xã hội. Không ai biết được điều gì chắc chắn sẽ xảy ra.

Thế nhưng ngay trong thời gian này ta đã thấy đại dịch Corona biểu lộ nhiều điều đáng chú ý.

Một, nền kinh tế thế giới suy sụp trầm trọng, các chính phủ đã cạn kiệt đòn bẩy ứng cứu. Lãi suất là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của nhà nước, nay đã lùi về số không. Thời kỳ phồn vinh và phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong thời kỳ toàn cầu hóa nay đã qua. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái này sẽ cần cả chục năm mới hồi phục, nó sẽ cần một sự tái cấu trúc. Nhiều công ty sẽ chết, một số khác ra đời. Nhiều ngành nghề biến mất, một số khác phát sinh.

Hai, sự toàn cầu hóa như mô hình hiện nay đã lộ ra những nhược điểm trầm trọng. Đó là sự lệ thuộc quá mức vào “cơ xưởng thế giới” Trung Quốc. Khi Trung Quốc ngưng sản xuất thì nhiều công ty Âu Mỹ phải chịu bó tay, chờ nguồn tiếp tế. Qua trận dịch này người ta bừng tỉnh về cái giá phải trả nếu mãi lệ thuộc vào một nguồn hàng và vào một quốc gia nhiều tham vọng. Hiệu ứng hiển nhiên của tình trạng này là người ta sẽ đa phương hóa các nguồn cung cấp trên thế giới.

Ba, nền y tế và an sinh xã hội trên thế giới và tại phương Tây đã lộ các nhược điểm chết người. Tại châu Âu và Mỹ, nền y tế chủ yếu là một hệ thống săn sóc sức khỏe, kéo dài tuổi thọ hơn là công cụ đối trị dịch bệnh bất ngờ. Tệ hại hơn nữa, nền y tế bị thương mại hóa trầm trọng, nhất là tại Mỹ. Đó là nơi người ta kinh doanh kiếm tiền, bệnh nhân trở thành khách hàng mua bán, ai không có tiền sẽ bị bỏ rơi. Đức là quốc gia mà mật độ giường bệnh cao nhất châu Âu, thế nhưng mặt trái của nó là các bệnh viện “khuyên” bệnh nhân mổ xẻ hơn mức cần thiết để làm kín chỗ giường bệnh.

Bốn, tâm thức xã hội của dân chúng phương Tây trở nên đáng lo ngại sau nhiều thập kỷ sống trong hòa bình và phồn vinh. Khi đại dịch đã hoành hành tại Trung Quốc và bắt đầu tràn đến châu Âu, con người vẫn coi nhẹ mối hiểm nguy này, cho rằng sẽ không chạm đến mình. Khi các cơ quan công quyền ban hành lệnh phong tỏa, nhiều người trẻ vẫn ngông nghênh xem thường, hoàn toàn không ý thức trách nhiệm mình trong xã hội. Một số khác thì có những hành động bất thường, như tàng trữ thức ăn, xăng dầu, thậm chí mua thêm súng đạn như tại Mỹ. Ý thức cộng đồng lẽ ra phải có thì nay nhường chỗ cho một dạng mới của bạo lực và vô cảm.

Năm, về mặt chính trị, đây là ý chính của bài này. Sau đại dịch Covid-19, nền chính trị trên thế giới có lẽ sẽ có những thay đổi to lớn. Chủ trương toàn cầu hóa, vốn đã bị các biến cố di dân ngăn chặn trong thời gian qua, nay sẽ quay đầu sau trận đại dịch này, như dự đoán của nhiều nhà quan sát. Cộng đồng châu Âu vốn đã bị chính sách của Tổng thống Mỹ cũng như biến cố Brexit của Anh làm suy yếu. Thêm vào đó, chính sách di dân và thái độ đóng cửa các nước Đông Âu làm phân hóa thêm cộng đồng gồm 27 nước này. Nay, trong đại dịch Covid-19, khi các quốc gia ai lo phần nấy, rút lui, tự phong tỏa và đóng cửa biên giới, cộng đồng châu Âu tự chấm dứt vai trò của mình, ít ra trong một thời gian nhất định. Trên phạm vi thế giới, thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc càng căng thẳng. Nước Nga đang tổn thương nặng nề về giá dầu và kinh tế. Iran khủng hoảng toàn bộ thể chế và xã hội. Những điều kể trên có thể tăng cường độ từng ngày, ta không thể loại bỏ khả năng chiến tranh xảy ra bằng một mồi lửa nào đó. Khi khó khăn nội bộ chồng chất thì hiềm khích bên ngoài dễ phát sinh chiến tranh, lịch sử thế giới đã chỉ rõ.
*
Thay lời kết

Thế giới luôn chuyển biến và mọi chuyển biến đều có nhiều nguyên nhân, kể cả các nguyên nhân khó thấy. Đó là quy luật Duyên khởi về đời sống. Chúng ta không thể biết hết tất cả các yếu tố tác động lên một hệ thống vĩ đại, trong đó chúng ta đang sống. Nhưng điều rõ nét nhất là phần lớn nguyên nhân đều do con người gây nên. Dịch bệnh không phải là thiên tai như sóng thần hay động đất mà con người là tác nhân trực tiếp. Còn hệ thống chính trị và kinh tế xã hội thì quá hiển nhiên, con người đã xây dựng lên nó.

Thiên nhiên vốn rộng lòng. Một điều thú vị hiếm hoi trong thời kỳ này là thông tin về bầu không khí tại Vũ Hán và dòng nước xanh tại Venise (Ý). Chỉ sau vài tuần vắng bóng công nghiệp, bầu trời Vũ Hán vô cùng trong xanh như không ảnh cho thấy, so sánh với thời gian trước đó đen kịt một màu. Tại Venise, thủ đô du lịch của Ý, nơi mà du khách chê trách chất nước ngầu đục hôi hám trong các kênh rạch, cũng sau vài tuần vắng người, dòng nước xanh trong đã hiện ra, nhìn đến đáy, với cơ man nào là cá.

Những ai có tâm cần phải động lòng suy nghĩ trong đại dịch. Có lẽ chúng ta đã quá tàn phá thiên nhiên, sinh hoạt đã quá vô độ. Về mặt chính trị, các quốc gia đều quá ích kỷ, cho quyền lợi quốc gia mình là trên hết. Về mặt kinh tế, chúng ta đều quá chạy theo lợi nhuận, lấy con số tăng trưởng để làm thành tích, bất kể môi trường. Về mặt xã hội, chúng ta đều lấy tự do cá nhân làm chuẩn mực, coi thường cộng đồng và tha nhân.

Tất cả những thứ đó đã sinh ra các nhà lãnh đạo kỳ dị, các chủ trương bất thường, các phong trào theo chủ nghĩa dân tộc đang phát triển mạnh. Dù vậy, nhiều năm qua, thế giới vẫn chưa thức tỉnh.

Thế thì phải chăng đại dịch này là bài dạo đầu cho một sự sắp xếp lại, một cuộc tái cấu trúc vĩ đại?

20-3-2020

Nguồn: (*) Số liệu ngày 20-3-2020: 245.859 người nhiễm, 10.031 tử vong

Monday, March 30, 2020

Thông điệp đặc biệt từ Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch Coronavirus




Thông điệp đặc biệt từ Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch Coronavirus

My dear brothers and sisters,
I am writing these words in response to the repeated requests from many people around the world. Today, we are passing through an exceptionally difficult time due to the outbreak of the coronavirus pandemic.
In addition to this, further problems confront humanity such as extreme climate change. I would like to take this opportunity to express my admiration and gratitude to governments across the world, including the Government of India, for the steps they are taking to meet these challenges.
Ancient Indian tradition describes the creation, abiding and destruction of worlds over time. Among the causes of such destruction are arms and disease, which seems to accord with what we are experiencing today. However, despite the enormous challenges we face, living beings, including humans, have shown a remarkable ability to survive.
No matter how difficult the situation may be, we should employ science and human ingenuity with determination and courage to overcome the problems that confront us. Faced with threats to our health and well-being, it is natural to feel anxiety and fear. Nevertheless, I take great solace in the following wise advice to examine the problems before us: ‘If there is something to be done—do it, without any need to worry; if there’s nothing to be done, worrying about it further will not help.
Everyone at present is doing their best to contain the spread of the coronavirus. I applaud the concerted efforts of nations to limit the threat. In particular, I appreciate the initiative India has taken with other SAARC countries to set up an emergency fund and an electronic platform to exchange information, knowledge and expertise to tackle the spread of Covid-19. This will serve as a model for dealing with such crises in future as well.
I understand that as a result of the necessary lockdowns across the world, many people are facing tremendous hardship due to a loss of livelihood. For those with no stable income life is a daily struggle for survival. I earnestly appeal to all concerned to do everything possible to care for the vulnerable members of our communities.
I offer special gratitude to the medical staff—doctors, nurses and other support personnel—who are working on the frontline to save lives at great personal risk. Their service is indeed compassion in action.
With heartfelt feelings of concern for my brothers and sisters around the world who are passing through these difficult times, I pray for an early end to this pandemic so that your peace and happiness may soon be restored.
With my prayers,
Dalai Lama
Thekchen Choeling
Dharamsala, HP, India
March 30, 2020
_______
Nguyên Không Tuấn Khanh lược dịch ý chính:
“Tôi có được sự an ủi lớn lao, nhờ vào lời khuyên trí tuệ để quán sát những vấn đề trước chúng ta: “Nếu việc gì có thể làm được-thì hãy làm, không cần lo lắng; Nếu không làm gì được nữa, lo lắng sẽ không giúp ích gì”
Mọi người hiện đang cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lây nhiễm coronavirus. Tôi hoan nghênh những nỗ lực phối hợp của các quốc gia để hạn chế mối đe doạ. Đặc biệt, tôi cảm kích Ấn Độ khởi đầu liên kết với các quốc gia SAARC khác để thành lập quỹ khẩn cấp và trạm điện để trao đổi thông tin, kiến thức và chuyên môn nhằm khắc phục sự lây lan của Covid-19. Đây sẽ phục vụ như một mô hình để đối phó những khủng hoảng như vậy trong tương lai.
Tôi biết rằng hậu quả của việc cần thiết phong tỏa – lockdowns toàn thế giới, dẫn đến nhiều người đang đối mặt với những khốn khó to tát do mất sinh kế. Đối với những người không có cuộc sống thu nhập ổn định, họ phải chống chọi từng ngày để sống còn. Tôi tha thiết kêu gọi tất cả những ai quan tâm hãy làm bất cứ điều gì có thể làm để chăm sóc những thành viên yếu kém dễ bị tổn thương trong cộng đồng của chúng ta.
Tôi đặc biệt tri ân các nhân viên y tế-bác sĩ, y tá và các nhân viên trợ giúp khác, những người đang làm việc trên tuyến đầu cứu sinh mạng có nguy cơ lớn đối với cá nhân họ. Tinh thần phục vụ cống hiến của họ thực sự là hành động đong đầy tình thương đáng xúc động.
Với cảm xúc chân thành thương lo cho anh chị em trên khắp thế giới đang trải qua thời kỳ gian khó này, Tôi cầu nguyện đại dịch này sớm kết thúc. Mong sớm khôi phục bình an và hạnh phúc của các bạn.
Lời cầu nguyện của tôi”
(SAARC: South Asian Association for Regional Cooperation – Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á)

Sunday, March 29, 2020

Đừng mắc sai lầm lớn này trong đời


Đừng mắc sai lầm lớn này trong đời

Khi những người thân thương của mình, nhiễm Covid-19, được xe cứu thương chở đi, mình sẽ:
KHÔNG THỂ đi theo trên xe cứu thương
KHÔNG THỂ ngồi bên giường bệnh
KHÔNG THỂ nắm tay an ủi
KHÔNG THỂ thăm viếng mỗi ngày
KHÔNG THỂ nhìn thấy người thân của mình nằm thở mệt nhoài từng hơi bằng máy trợ phổi vài ngày, hay vài tuần
KHÔNG THỂ biết khi nào họ sẽ lành bịnh, hay sẽ vĩnh viễn ra đi không một người thân bên cạnh
KHÔNG THỂ nhận tin nhắn vì người thân có thể yếu dần
KHÔNG THỂ liên lạc để được cập nhật bệnh tình vì tất cả nhân viên y tế - những thiên thần - đang quá bận rộn tới kiệt sức
KHÔNG THỂ và KHÔNG THỂ trăm điều khác


Mình chỉ biết bị cách ly ở nhà chờ đợi thấp thỏm, khi người thân thương hoàn toàn cô đơn đang ở bịnh viện.
Trong vài tuần tới đây - điều này có thể thành hiện thực và xảy ra với bất cứ ai.


Và, không có gì đáng sợ hơn, khi người bệnh là chính mình - và mình phải trải qua cảnh một mình nằm bịnh này trong sự lo lắng trăm ngàn lần cho gia đình của mình.


HÃY Ở NHÀ! Vì mình, vì gia đình mình, vì cộng đồng và xã hội.
Với tất cả TÂM TỪ và lòng BIẾT ƠN - hãy chia sẻ với mọi người bạn nhé !


From: Nguyên Túc Nguyễn Sung's facebook.

PLEASE STAY AT HOME! 
For the greater good of our family, 
for our communities and society.

With all loving-kindness and appreciation. 
Please share with everyone!


Make no mistake. When loved ones are removed from your home by ambulance because the virus has hit them hard, you are not going to be able to follow them there, sit by their hospital bed and hold their hand. You are not going to be able to pop in at 7.00 pm for visiting hours. They are going to have no one other than exhausted and brave hospital staff to see them through days or weeks of barely breathing through a ventilator until they either die or recover. They are not going to be well enough to text you.


You are not going to be able to phone the ward to check in on them regularly (staff will be too busy for that). During that time, they will be completely alone, while you sit at home waiting to hear whether they have made it through.

Imagine that person is someone you love dearly. Because it's going to be a reality for many in the coming weeks.

And if that person in hospital happens to be you, going through that ordeal completely alone, it would be nothing less than terrifying.

Please stay home and only go out if absolutely necessary. Social distancing is imperative right now for your family and mine.
Copy and paste to share, I did. ❤️🙏

Monday, March 23, 2020

Thông điệp sâu sắc (KHÔNG PHẢI)* của Bill Gates về vi-rút Corona

Thông điệp sâu sắc (KHÔNG PHẢI)* của Bill Gates về vi-rút Corona

Hình minh hoạ: Uyên Nguyên


Thông điệp sâu sắc (Không Phải) của Bill Gates về vi-rút Corona – Quan điểm của Bill Gate về vi-rút Corona / Covid-19 thực sự dạy chúng ta điều gì:
Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng, luôn có một mục đích tâm linh đằng sau mọi thứ xảy ra, cho dù đó là những gì chúng ta cho là tốt hay xấu. Khi tôi suy ngẫm về điều này, tôi muốn chia sẻ với bạn những điều mà tôi thấy là virus Covid-19 đã mang đến cho loài người.

1) Nó nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng với nhau, bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính hay mức độ nổi tiếng. Bệnh này đối xử với tất cả chúng ta như nhau, có lẽ đó là điều chúng ta nên làm theo. Nếu bạn không tin tôi, hãy hỏi Tom Hanks.

2) Nó nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều kết nối với nhau và một điều gì đó ảnh hưởng đến một người có thể ảnh hưởng đến người khác. Nó nhắc nhở rằng các đường biên giới giả lập mà chúng ta đã tạo ra có rất ít giá trị, vì virus này không cần hộ chiếu. Nó đang nhắc nhở chúng ta, bằng cách áp bức chúng ta trong một thời gian ngắn, về thân phận của những con người bị áp bức suốt đời.

3) Nó nhắc nhở rằng sức khỏe của chúng ta quý giá như thế nào và chúng ta xem thường điều đó bằng cách tiêu thụ thực phẩm nghèo dinh dưỡng và nước uống đầy hóa chất. Nếu chúng ta không chăm sóc sức khỏe, tất nhiên chúng ta sẽ bị bệnh.

4) Nó nhắc nhở về sự ngắn ngủi của cuộc sống và điều quan trọng nhất mà chúng ta nên làm, đó là giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt cần giúp những người già hoặc bệnh tật. Mục đích của chúng ta không phải là lo đi vét giấy vệ sinh.

5) Nó nhắc nhở rằng xã hội của chúng ta đã trở nên vật chất hoá như thế nào và trong những thời khắc khó khăn, chúng ta sực nhớ rằng chúng ta chỉ cần rất ít những thứ thiết yếu để tồn tại (thực phẩm, nước, thuốc), chứ không phải là những thứ xa xỉ vô bổ.

6) Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của gia đình lẫn đời sống điền viên và chúng ta đã bỏ bê điều này đến mức nào. Nó buộc chúng ta ở trong nhà để chúng ta có thể gầy dựng lại tổ ấm.

7) Nó nhắc nhở chúng ta rằng công việc thực sự của chúng ta khác với nghề nghiệp, đó là những gì chúng ta làm, không phải những gì chúng ta được tạo ra để làm. Công việc thực sự của chúng ta là chăm sóc lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau và mang lại lợi ích cho nhau.

8/ Nó nhắc nhở chúng ta nên biết tự vấn về bản ngã của mình. Cho dù chúng ta nghĩ chúng ta vĩ đại đến mức nào hay người khác nghĩ chúng ta tuyệt vời đến thế nào, một loại virus có thể khiến thế giới của chúng ta đứng yên.

9) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể kiểm soát sức mạnh của ý chí. Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho đi, hoặc chúng ta có thể chọn ích kỷ, tích trữ, chỉ chăm sóc bộ lông. Thật vậy, lửa thử vàng!

10) Nó nhắc nhở rằng chúng ta có thể bình tĩnh, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn. Chúng ta nên hiểu rằng những tình huống như này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử và rồi cũng qua, hoặc chúng ta có thể hoảng loạn và xem nó là sự kết thúc của thế giới và, do đó, gây hại cho bản thân.

11) Nó nhắc nhở rằng đây có thể là một kết thúc hoặc một khởi đầu mới. Đây có thể là thời gian suy ngẫm và hiểu biết, nơi chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình, hoặc nó có thể là khởi đầu của một chu kỳ sẽ mãi tiếp tục cho đến khi chúng ta cũng học được bài học nhất định.

12) Nó nhắc nhở rằng Trái đất này đang bị bệnh. Nó nhắc nhở rằng chúng ta cần xem xét mức độ phá rừng cũng đã khẩn cấp như tốc độ biến mất khỏi kệ của các cuộn giấy vệ sinh. Chúng ta mắc dịch vì ngôi nhà lớn của chúng ta đã đổ bệnh.

13) Nó nhắc nhở rằng sau mỗi khó khăn, sự dễ thở sẽ trở lại. Cuộc sống lặp đi lặp lại theo chu kỳ, và đây chỉ là một giai đoạn trong chu kỳ tuyệt vời này. Chúng ta không cần phải hoảng sợ; điều này cũng sẽ qua.

14) Trong khi nhiều người coi virus Covid-19 là một thảm họa lớn, tôi thích xem nó như là một * sự sửa chữa tuyệt vời -great corrector*.

Nó được gửi đến để nhắc nhở về những bài học mà chúng ta dường như đã quên, và điều quan trọng là liệu chúng ta có thực sự muốn học được gì từ chúng hay không.
——
P/S: Bài viết này được cho là của Bill Gates, ý hay, nên mình dịch nhanh cho cộng đồng đọc và ngẫm nhé! –  Sơn Đặng
Nguyên văn:
Bill Gates' views on the Covid-19 Virus….

What is the Corona/ Covid-19 Virus Really Teaching us?

I’m a strong believer that there is a spiritual purpose behind everything that happens, whether that is what we perceive as being good or being bad.
As I meditate upon this, I want to share with you what I feel the Corona/ Covid-19 virus is really doing to us:
– It is reminding us that we are all equal, regardless of our culture, religion, occupation, financial situation or how famous we are. This disease treats us all equally, perhaps we should to. If you don’t believe me, just ask Tom Hanks.
– It is reminding us that we are all connected and something that affects one person has an effect on another. It is reminding us that the false borders that we have put up have little value as this virus does not need a passport. It is reminding us, by oppressing us for a short time, of those in this world whose whole life is spent in oppression.
– It is reminding us of how precious our health is and how we have moved to neglect it through eating nutrient poor manufactured food and drinking water that is contaminated with chemicals upon chemicals. If we don’t look after our health, we will, of course, get sick.
– It is reminding us of the shortness of life and of what is most important for us to do, which is to help each other, especially those who are old or sick. Our purpose is not to buy toilet roll.
– It is reminding us of how materialistic our society has become and how, when in times of difficulty, we remember that it’s the essentials that we need (food, water, medicine) as opposed to the luxuries that we sometimes unnecessarily give value to.
– It is reminding us of how important our family and home life is and how much we have neglected this. It is forcing us back into our houses so we can rebuild them into our home and to strengthen our family unit.
– It is reminding us that our true work is not our job, that is what we do, not what we were created to do. Our true work is to look after each other, to protect each other and to be of benefit to one another.
– It is reminding us to keep our egos in check. It is reminding us that no matter how great we think we are or how great others think we are, a virus can bring our world to a standstill.
– It is reminding us that the power of freewill is in our hands. We can choose to cooperate and help each other, to share, to give, to help and to support each other or we can choose to be selfish, to hoard, to look after only our self. Indeed, it is difficulties that bring out our true colors.
– It is reminding us that we can be patient, or we can panic. We can either understand that this type of situation has happened many times before in history and will pass, or we can panic and see it as the end of the world and, consequently, cause ourselves more harm than good.
– It is reminding us that this can either be an end or a new beginning. This can be a time of reflection and understanding, where we learn from our mistakes, or it can be the start of a cycle which will continue until we finally learn the lesson we are meant to.
– It is reminding us that this Earth is sick. It is reminding us that we need to look at the rate of deforestation just as urgently as we look at the speed at which toilet rolls are disappearing off of shelves. We are sick because our home is sick.
– It is reminding us that after every difficulty, there is always ease. Life is cyclical, and this is just a phase in this great cycle. We do not need to panic; this too shall pass.
Whereas many see the Corona/ Covid-19 virus as a great disaster, I prefer to see it as a great corrector. It is sent to remind us of the important lessons that we seem to have forgotten and it is up to us if we will learn them or not.

Xin lưu ý: Hôm nay, ngày 25 tháng 3, 2020. Theo nhạc sỹ Hoàng Ngọc-Tuấn cho hay: "Nhiều người đang truyền bá một bức thư giả mạo của Bill Gates, có cả bản dịch tiếng Việt. :-) Hãy đọc bản tin này." Coronavirus: Fake Bill Gates ‘letter’ shared as Covid-19 misinformation circulates online
Trang nhà Tâm Thường Định xin lỗi cùng quý độc giả. Hãy đọc nội dung tích cực mà thôi, nhưng lời nói đó không phải là của Ông tỷ phú Bill Gates.

Friday, March 20, 2020

17 Điều Nên Làm Trong Mùa Dịch COVID-19


1. Đọc sách giáo khoa miễn phí từ ĐH Cambridge - bit.ly/gotit_1
2. Tham gia các khoá học miễn phí từ ĐH Harvard - bit.ly/gotit_2
3. Học IELTS miễn phí với khoá học từ Hội đồng Anh - bit.ly/gotit_3
4. Học tiếng Anh miễn phí với ELSA Pro (HS lớp 1-12) - bit.ly/gotit_4
5. Tải sách chuyên ngành miễn phí trên website của Bill Gates - bit.ly/gotit_5
6. Giải bài tập toán, lý, hoá 24/7 với chuyên gia của Got It (THCS - ĐH) - https://bit.ly/gotit_study
7. Tham quan hơn 500 bảo tàng và phòng tranh nổi tiếng nhất thế giới qua Google Arts & Cultures - bit.ly/gotit_7
8. Họp nhóm qua Discord (max 50 người thay vì 10 người như trước) - bit.ly/gotit_8
9. Nghe nhạc thiền (meditation) miễn phí trong 1 năm ở Balance - bit.ly/gotit_9
10. Nghe opera trực tiếp qua live stream của nhà hát The Metropolitan Opera (New York) - bit.ly/gotit_10
11. Nghe sách nói trên Audible nếu bạn đã chán việc tự đọc sách một mình - bit.ly/gotit_11
12. Dọn dẹp toàn bộ đồ đạc theo xu hướng tối giản với Marie Kondo - bit.ly/gotit_12
13. Nghiền ngẫm những bộ phim trong IMDb Top 250 - bit.ly/gotit_13
14. Học code tại nhà với Freecodecamp - bit.ly/gotit_14
15. Hơn 500 khoá học miễn phí từ các trường Ivy League đang đợi bạn - bit.ly/gotit_15
16. Xem lại "Tangled" để học hỏi Rapunzel về cách sống một mình và đối mặt với nỗi cô đơn - bit.ly/gotit_16
17. Xem hàng trăm gợi ý về phim ảnh, show truyền hình, âm nhạc, game, nấu ăn, và cả... trông trẻ từ The NewYork Times - bit.ly/gotit_17
Tổng hợp bởi: Got It Vietnam
             

Thursday, March 19, 2020

Toàn Văn Lời Kêu Gọi Khẩn Cấp Của Thủ Tướng Đức, Angela Merkel

Toàn Văn Lời Kêu Gọi Khẩn Cấp Của Thủ Tướng Đức, Angela Merkel

Angela Merkel/Nguyễn Thế Tuyền dịch

Chiều nay 18/03/ 2020, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi khẩn cấp những người sống trên đất Đức chung tay chống đại dịch. Bà nói vo trước ống kính truyền hình nên hơn một tiếng sau tôi mới có văn bản. Vì tầm quan trọng của lời hiệu triệu, tôi dịch gấp ra tiếng Việt để chúng ta cùng thực hiện. Sau đây là toàn văn lời hiệu triệu (Tiếng Việt và tiếng Đức)
THƯA TOÀN THỂ ĐỒNG BÀO,
Hiện tại virus Corona đã làm thay đổi đến kịch tính cuộc sống trên đất nước chúng ta. Khái niệm về sự bình thường, về cuộc sống nơi công cộng, về quan hệ xã hội – tất cả đều bị thách thức, một sự kiện chưa từng có trước đây.
Trong số các bạn, hàng triệu người không thể đi làm được, trẻ em không thể đến trường hoặc nhà trẻ, rạp hát, rạp phim cửa hàng phải đóng cửa và có lẽ điều khó khăn nhất là chúng ta không có được những cuộc gặp gỡ vốn dĩ nó là lẽ đương nhiên. Tất nhiên mỗi người trong chúng ta trong tình hình này đều đặt ra rất nhiều câu hỏi đầy lo âu, cuộc sống rồi sẽ tiếp tục như thế nào.
Hôm nay tôi muốn gửi đến các bạn thông điệp một cách bất thường, vì tôi muốn nói với các bạn: Trên cương vị là Thủ tướng, tôi và các đồng nghiệp trong chính phủ liên bang ra chỉ thị gì trong tình huống này. Đó là một việc đương nhiên của một nền dân chủ công khai: Chúng tôi phải có những quyết định chính trị thật rõ ràng minh bạch và giải thích nó. Chúng tôi phải biện luận cho quyết định của mình để tất cả có thể hiểu và đồng cảm.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, chúng ta sẽ vượt qua thử thách này, nếu tất cả mọi công dân thực sự tuân thủ nghĩa vụ của họ.
Cho nên các bạn hãy để tôi trình bày: Tình hình rất nghiêm trọng. Các bạn cũng nên nghiêm túc nhìn nhận sự việc này. Kể từ ngày nước Đức thống nhất, không, từ Đại chiến thế giới lần thứ hai, chưa hề có thách thức lớn như thế này đối với đất nước chúng ta, nó bắt tất cả phải cùng nhau hành động.
Tôi muốn giải thích cho các bạn, chúng ta đang ở đâu trong đại dịch này, chính phủ liên bang và nhà nước phải làm gì để bảo vệ cộng đồng, để giới hạn những thiệt hại về kinh tế, xã hội cũng như văn hóa. Nhưng tôi cũng muốn truyền đến các bạn sứ mệnh, tại sao lại cần đến sự giúp đỡ của các bạn và mỗi một cá nhân riêng lẻ có thể đóng góp được gì.
Trước hết về đại dịch – tất cả những gì tôi nói với các bạn đều là kết quả của những cuộc họp thường trực giữa chính phủ liên bang với các chuyên gia của viện Robert Koch, các nhà khoa học và những nhà vi trùng học khác: Toàn thế giới đang tập trung cao độ nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể cũng như vắc xin.
Chừng nào chưa có kết quả cụ thể thì chỉ có một phương án duy nhất và đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành động của chúng ta: Phải kìm hãm bớt sự lây lan của virus, kéo dài nhiều tháng để câu giờ. Đó là thời gian đợi để có thể bào chế ra thuốc kháng và vắc xin. Nhưng đó cũng là thời gian để những người đã nhiễm bệnh được chăm sóc tốt nhất.
Nước Đức có hệ thống y tế tuyệt vời, có lẽ là một trong những nước y tế tốt nhất thế giới. Điều đó có thể cho chúng ta niềm tin. Nhưng các bệnh viện của chúng ta sẽ hoàn toàn quá tải, nếu trong một thời gian rất ngắn nhiều người bị nhiễm nặng virus Corona.
Đó không chỉ đơn thuần là những con số trừu tượng theo thống kê, mà đó chính là bố mẹ, ông bà hoặc bạn đời của bạn. Họ đều là những người cùng chúng ta sống trong một quần thể, mỗi con người, mỗi sinh mạng đều quý giá.
Nhân đây trước hết tôi muốn gửi đến tất cả các y bác sĩ, lực lượng chăm sóc hoặc bất cứ ai phục vụ và làm việc trong các bệnh viện, trong hệ thống y tế của chúng ta. Các bạn đang ở tuyến đầu của cuộc chiến. Các bạn là những người đầu tiên thấy bệnh nhân và những điều phức tạp trong việc lây nhiễm. Ngày nào các bạn cũng gặp những ca bệnh mới, các bạn luôn có mặt vì mạng sống của người khác. Công việc các bạn đang làm thật to lớn, tôi cám ơn các bạn bằng cả trái tim mình.
Tóm lại: Làm sao để con virus chậm lại trên con đường nó đang hoành hành ở nước Đức. Và như vậy chúng ta phải hạn chế đến mức tối đa giao tiếp xã hội cũng như cuộc sống nơi công cộng, coi đó như một yếu tố sống còn. Tất nhiên với tất cả sự nghiêm túc và khả năng định lượng, bởi vì nhà nước vẫn hoạt động, ngạch cung ứng đương nhiên vẫn tiếp tục bảo đảm và chúng ta cố gắng bảo đảm các hoạt động kinh tế càng nhiều càng tốt.
Tất cả những điều gây nguy hại cho con người, làm tổn hại đến cá nhân cũng như tập thể chúng ta phải giảm thiểu.
Chúng ta phải hạn chế người này lây cho người khác ở mức quyết liệt nhất như có thể.
Tôi hoàn toàn biết việc hạn chế này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào: Không hội họp, không hội chợ trưng bày, không có các sự kiện văn hóa và trước hết đóng cửa trường học, trường đại học, nhà trẻ, không được chơi trên sân chơi. Tôi hoàn toàn biết việc đóng cửa này đã được Liên bang và các tiểu bang đã thống nhất, làm tổn thương đến cuộc sống cũng như những điều đáng lẽ là đương nhiên của nền dân chủ trên đất nước chúng ta. Đó là những cái ngăn cấm chưa từng có ở CHLB Đức.
Các bạn hãy để cho tôi được nhấn mạnh: Đối với những người như tôi, những người đã từng đấu tranh không mệt mỏi cho tự do đi lại, thì những quy định hạn chế này chỉ có thể biện luận là điều bất đắc dĩ, không còn cách nào khác. Trong một thể chế dân chủ những quyết định như thế này không hề dễ dàng và chỉ có tính tạm thời. Hiện tại không thể bỏ được, chỉ vì mục đích cứu người.
Chính vì thế từ đầu tuần đến giờ việc kiểm soát biên giới và hạn chế nhập cảnh đối với một số nước láng giềng quan trọng đã có hiệu lực.
Đối với nền kinh tế, các hãng lớn cũng như các xí nghiệp nhỏ, các cửa hàng, quán ăn, người làm nghề tự do thì đây là thời kỳ rất khó khăn. Những tuần tiếp theo còn khó khăn hơn. Tôi hứa với các bạn: Chính phủ liên bang sẽ làm tất cả những gì trong khả năng cho phép để giảm bới hậu quả kinh tế và trước hết là giữ được chỗ làm việc.
Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để giúp đỡ các doanh nghiệp và người lao động vượt qua thử thách to lớn này.
Tất cả có thể tin tưởng rằng, việc cung cấp lương thực thực phẩm sẽ được bảo đảm mọi lúc mọi nơi. Nếu một ngày trên giá không còn hàng thì sẽ được cung cấp ngay để bù lại.
Tôi muốn nói với những người đi siêu thị một điều: Dự trữ cũng là điều dễ hiểu như từ trước đến giờ vẫn xảy ra. Nhưng phải có chừng mực. Tồn trữ cứ làm như là không bao giờ có lại nữa thì thật vô nghĩa và còn mang ý nghĩa ích kỷ không nghĩ đến người khác.
Các bạn cũng để cho tôi cám ơn những người mà từ trước đến giờ hiếm khi được nhận lời cảm tạ. Trong những ngày này, ai thu ngân hoặc bầy hàng lên giá trong các siêu thị thì đó là những người thực sự vất vả. Cám ơn vì các bạn luôn làm việc vì đồng bào và đúng nghĩa là để giữ cho cửa hàng hoạt động.
Và bây giờ tôi nói đến vấn đề mà tôi cho là khẩn cấp nhất: Tất cả các biện pháp nhà nước đưa ra sẽ thất bại nếu chúng ta không có một phương thức hiệu quả chống lại sự lây lan rất nhanh của con Virus: Đó chính là chúng ta. Con Virus tấn công không phân biệt ai nên tất cả mỗi cá nhân đều phải góp sức. Điều đầu tiên chúng ta phải nhìn nhận thật nghiêm túc là đánh giá vấn đề chính hôm nay là gì. Không hoảng loạn, nhưng cũng đừng có những lúc nghĩ rằng, anh này hay chị kia làm sao bị được. Không ai được đứng ngoài cuộc. Tất cả phải cố gắng hết mình.
Đại dịch đã cho chúng ta thấy: Chúng ta tuyệt vời như thế nào nếu ứng xử đầy trách nhiệm với người khác, và qua đó hành động chung của chúng ta sẽ bảo vệ sinh mạng của chính mình, chúng ta sẽ mạnh lên.
Trách nhiệm là của tất cả mọi người. Chúng ta không thụ động thể chấp nhận sự lây lan của Virus. Chúng ta có một cách chống: Chúng ta phải giữ khoảng cách với nhau. Lời khuyên của các nhà vi trùng học rất rõ ràng: Không bắt tay nhau, rửa tay thường xuyên và kỹ càng, đứng cách nhau ít nhất một mét rưỡi và tốt nhất không nên gặp những người lớn tuổi, vì đây là nhóm người nguy cơ bị nhiễm rất cao.
Tôi biết những điều đòi hỏi của chúng tôi gây phiền nhiễu. Chúng tôi muốn đáng lẽ trong những thời điểm khốn khó này con người phải gần gũi nhau hơn. Chúng tôi cũng biết sự ấm cúng giữa người với người là gần nhau hay được tiếp xúc với nhau. Nhưng hiện tại, làm ngược lại mới là đúng. Tất cả phải thực sự hiểu điều này: Trong lúc này giữ khoảng cánh với nhau là là trách nhiệm lo giữ cho nhau.
Thăm nhau với ý tốt, những chuyến đi không phải quá cần thiết đều có thể là những tác nhân lây bệnh và như vậy đừng để xảy ra. Cũng có lý khi các chuyên gia nói: Ông bà và cháu trong thời điểm hiện nay không nên gần nhau.
Ai tránh được những cuộc gặp mặt không cần thiết lúc này, tức là đã giúp những người hàng ngày đang phải chăm sóc các ca nhiễm trong các bệnh viện. Như vậy chúng ta đã cứu mạng sống của người khác. Đó là điều thực sự khó đối với nhiều người, và không nên sợ: Không ai sẽ bị bỏ mặc một mình, họ là những người có sự tin tưởng và đòi hỏi chính đáng được chăm sóc. Như một gia đình, với trách nhiệm xã hội, chúng ta sẽ tìm hình thức khác để giúp nhau.
Ngay từ bây giờ đã có nhiều hình thức sáng tạo để kháng lại con Virus và hậu quả xã hội của nó. Bây giờ đã có những cháu thu Podcast (hình và âm thanh) gửi cho ông bà để họ không cảm thấy cô đơn.
Tất cả chúng ta phải tìm cách để thể hiện cảm xúc và tình cảm: Dùng Skype, điên thoại, thư điện tử và có thể lại viết thư. Bưu điện cũng sẵn sàng chuyển thư. Bây giờ người ta đã nghe đến những ví dụ tuyệt vời về giúp đỡ những người lớn tuổi, không thể tự đi mua sắm được. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ còn nhiều những việc đáng nói khác. Là một cộng đồng xã hội, chúng ta sẽ thể hiện việc không bỏ rơi một ai, không để ai cô độc.
Tôi kêu gọi các bạn: Các bạn hãy giữ nghiêm những quy định có hiệu lực trong thời gian này. Chính phủ sẽ liên tục kiểm tra để hiệu chỉnh kịp thời và bổ sung những gì cần thiết.
Tình hình thay đổi liên tục, chúng tôi thường xuyên cập nhật và ứng xử phù hợp bằng những hình thức khác. Trong trường hợp đó, chúng tôi cũng sẽ lý giải rõ ràng.
Chính vì thế tôi cũng xin các bạn: Đừng tin những lời đồn đoán mà hãy tin vào những thông tin chính thức, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Chúng ta là một thể chế dân chủ, không sống trong sự bắt buộc mà dùng sự chia sẻ kiến thức cũng như tôn trọng cộng tác. Đây là một nhiệm vụ lịch sử mà chỉ khi sát cánh cùng nhau chúng ta mới có thể vượt qua.
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, chúng ta sẽ vượt qua cơn khủng hoảng này. Nhưng con số nạn nhân mất mát như thế nào? Chúng ta phải mất bao nhiêu con người yêu quý? Câu trả lời phần lớn nằm trong tay chúng ta. Chúng ta quyết tâm cùng nhau hành động. Chúng ta chấp nhận những hạn chế về tự do vừa đưa ra và đoàn kết bên nhau.
Tình hình rất căng thẳng và chưa biết thế nào.
Điều đó có nghĩa là: Nó phụ thuộc vào tính kỷ cương của mỗi con người, tuân thủ các quy định và thực hiện nó trong thực tế.
Chúng ta phải thể hiện, dù việc như thế này chưa từng có tiền lệ, chúng ta hành động bằng trái tim và sự nghiêm túc để cứu người. Tất cả chúng ta đều phải có nghĩa vụ thực hiện, không có ngoại lệ, không trừ một ai.
Hãy chú ý đến sức khỏe của bạn và người thân.
Cám ơn các bạn!
Người dịch. Nguyễn Thế Tuyền (Berlin)
………………………………………
Thủ tướng Đức, Angela Merkel (Ảnh: Studybreaks)
Bản tiếng Đức của Hãng truyền hình NTV
LIEBE MITBÜRGERINNEN, LIEBE MITBÜRGER,
das Coronavirus verändert zurzeit das Leben in unserem Land dramatisch. Unsere Vorstellung von Normalität, von öffentlichem Leben, von sozialen Miteinander – all das wird auf die Probe gestellt wie nie zuvor.
Millionen von Ihnen können nicht zur Arbeit, Ihre Kinder können nicht zur Schule oder in die Kita, Theater und Kinos und Geschäfte sind geschlossen, und, was vielleicht das Schwerste ist: uns allen fehlen die Begegnungen, die sonst selbstverständlich sind. Natürlich ist jeder von uns in solch einer Situation voller Fragen und voller Sorgen, wie es weitergeht.
Ich wende mich heute auf diesem ungewöhnlichen Weg an Sie, weil ich Ihnen sagen will, was mich als Bundeskanzlerin und alle meine Kollegen in der Bundesregierung in dieser Situation leitet. Das gehört zu einer offenen Demokratie: dass wir die politischen Entscheidungen auch transparent machen und erläutern. Dass wir unser Handeln möglichst gut begründen und kommunizieren, damit es nachvollziehbar wird.
Ich glaube fest daran, dass wir diese Aufgabe bestehen, wenn wirklich alle Bürgerinnen und Bürger sie als IHRE Aufgabe begreifen.
Deswegen lassen Sie mich sagen: Es ist ernst. Nehmen Sie es auch ernst. Seit der Deutschen Einheit, nein, seit dem Zweiten Weltkrieg gab es keine Herausforderung an unser Land mehr, bei der es so sehr auf unser gemeinsames solidarisches Handeln ankommt.
Ich möchte Ihnen erklären, wo wir aktuell stehen in der Epidemie, was die Bundesregierung und die staatlichen Ebenen tun, um alle in unserer Gemeinschaft zu schützen und den ökonomischen, sozialen, kulturellen Schaden zu begrenzen. Aber ich möchte Ihnen auch vermitteln, warum es Sie dafür braucht, und was jeder und jede Einzelne dazu beitragen kann.
Zur Epidemie – und alles was ich Ihnen dazu sage, kommt aus den ständigen Beratungen der Bundesregierung mit den Experten des Robert-Koch-Instituts und anderen Wissenschaftlern und Virologen: Es wird weltweit unter Hochdruck geforscht, aber noch gibt es weder eine Therapie gegen das Coronavirus noch einen Impfstoff.
Solange das so ist, gibt es nur eines, und das ist die Richtschnur all unseres Handelns: die Ausbreitung des Virus zu verlangsamen, sie über die Monate zu strecken und so Zeit zu gewinnen. Zeit, damit die Forschung ein Medikament und einen Impfstoff entwickeln kann. Aber vor allem auch Zeit, damit diejenigen, die erkranken, bestmöglich versorgt werden können.
Deutschland hat ein exzellentes Gesundheitssystem, vielleicht eines der besten der Welt. Das kann uns Zuversicht geben. Aber auch unsere Krankenhäuser wären völlig überfordert, wenn in kürzester Zeit zu viele Patienten eingeliefert würden, die einen schweren Verlauf der Coronainfektion erleiden.
Das sind nicht einfach abstrakte Zahlen in einer Statistik, sondern dass ist ein Vater oder Großvater, eine Mutter oder Großmutter, eine Partnerin oder Partner, es sind Menschen. Und wir sind eine Gemeinschaft, in der jedes Leben und jeder Mensch zählt.
Ich möchte mich bei dieser Gelegenheit zu aller erst an alle wenden, die als Ärzte oder Ärztinnen, im Pflegedienst oder in einer sonstigen Funktion in unseren Krankenhäusern und überhaupt im Gesundheitswesen arbeiten. Sie stehen für uns in diesem Kampf in der vordersten Linie. Sie sehen als erste die Kranken und wie schwer manche Verläufe der Infektion sind. Und jeden Tag gehen Sie aufs Neue an Ihre Arbeit und sind für die Menschen da. Was Sie leisten, ist gewaltig, und ich danke Ihnen von ganzem Herzen dafür.
Also: Es geht darum, das Virus auf seinem Weg durch Deutschland zu verlangsamen. Und dabei müssen wir, das ist existentiell, auf eines setzen: das öffentliche Leben soweit es geht herunterzufahren. Natürlich mit Vernunft und Augenmaß, denn der Staat wird weiter funktionieren, die Versorgung wird selbstverständlich weiter gesichert sein und wir wollen so viel wirtschaftliche Tätigkeit wie möglich bewahren.
Aber alles, was Menschen gefährden könnte, alles, was dem Einzelnen, aber auch der Gemeinschaft schaden könnte, das müssen wir jetzt reduzieren.
Wir müssen das Risiko, dass der eine den anderen ansteckt, so begrenzen, wie wir nur können.
Ich weiß, wie dramatisch schon jetzt die Einschränkungen sind: keine Veranstaltungen mehr, keine Messen, keine Konzerte und vorerst auch keine Schule mehr, keine Universität, kein Kindergarten, kein Spiel auf einem Spielplatz. Ich weiß, wie hart die Schließungen, auf die sich Bund und Länder geeinigt haben, in unser Leben und auch unser demokratisches Selbstverständnis eingreifen. Es sind Einschränkungen, wie es sie in der Bundesrepublik noch nie gab.
Lassen Sie mich versichern: Für jemandem wie mich, für die Reise- und Bewegungsfreiheit ein schwer erkämpftes Recht waren, sind solche Einschränkungen nur in der absoluten Notwendigkeit zu rechtfertigen. Sie sollten in einer Demokratie nie leichtfertig und nur temporär beschlossen werden – aber sie sind im Moment unverzichtbar, um Leben zu retten.
Deswegen sind seit Anfang der Woche die verschärften Grenzkontrollen und Einreisebeschränkungen zu einigen unserer wichtigsten Nachbarländer in Kraft.
Für die Wirtschaft, die großen Unternehmen genau wie die kleinen Betriebe, für Geschäfte, Restaurants, Freiberufler ist es jetzt schon sehr schwer. Die nächsten Wochen werden noch schwerer. Ich versichere Ihnen: Die Bundesregierung tut alles, was sie kann, um die wirtschaftlichen Auswirkungen abzufedern – und vor allem um Arbeitsplätze zu bewahren.
Wir können und werden alles einsetzen, was es braucht, um unseren Unternehmern und Arbeitnehmern durch diese schwere Prüfung zu helfen.
Und alle können sich darauf verlassen, dass die Lebensmittelversorgung jederzeit gesichert ist, und wenn Regale einen Tag mal leergeräumt sind, so werden sie nachgefüllt. Jedem, der in den Supermärkten unterwegs ist, möchte ich sagen: Vorratshaltung ist sinnvoll, war es im Übrigen immer schon. Aber mit Maß; Hamstern, als werde es nie wieder etwas geben, ist sinnlos und letztlich vollkommen unsolidarisch.
Und lassen Sie mich auch hier Dank aussprechen an Menschen, denen zu selten gedankt wird. Wer in diesen Tagen an einer Supermarktkasse sitzt oder Regale befüllt, der macht einen der schwersten Jobs, die es zurzeit gibt. Danke, dass Sie da sind für ihre Mitbürger und buchstäblich den Laden am Laufen halten.
Jetzt zu dem, was mir heute das Dringendste ist: Alle staatlichen Maßnahmen gingen ins Leere, wenn wir nicht das wirksamste Mittel gegen die zu schnelle Ausbreitung des Virus einsetzen würden: Und das sind wir selbst. So wie unterschiedslos jeder von uns von dem Virus betroffen sein kann, so muss jetzt auch jede und jeder helfen. Zu allererst, indem wir ernst nehmen, worum es heute geht. Nicht in Panik verfallen, aber auch nicht einen Moment denken, auf ihn oder sie komme es doch nicht wirklich an. Niemand ist verzichtbar. Alle zählen, es braucht unser aller Anstrengung.
Das ist, was eine Epidemie uns zeigt: wie verwundbar wir alle sind, wie abhängig von dem rücksichtsvollen Verhalten anderer aber damit eben auch: wie wir durch gemeinsames Handeln uns schützen und gegenseitig stärken können.
Es kommt auf jeden an. Wir sind nicht verdammt, die Ausbreitung des Virus passiv hinzunehmen. Wir haben ein Mittel dagegen: wir müssen aus Rücksicht voneinander Abstand halten. Der Rat der Virologen ist ja eindeutig: Kein Handschlag mehr, gründlich und oft die Hände waschen, mindestens eineinhalb Meter Abstand zum Nächsten und am besten kaum noch Kontakte zu den ganz Alten, weil sie eben besonders gefährdet sind.
Ich weiß, wie schwer das ist, was da von uns verlangt wird. Wir möchten, gerade in Zeiten der Not, einander nah sein. Wir kennen Zuwendung als körperliche Nähe oder Berührung. Doch im Augenblick ist leider das Gegenteil richtig. Und das müssen wirklich alle begreifen: Im Moment ist nur Abstand Ausdruck von Fürsorge.
Der gutgemeinte Besuch, die Reise, die nicht hätte sein müssen, das alles kann Ansteckung bedeuten und sollte jetzt wirklich nicht mehr stattfinden. Es hat seinen Grund, warum die Experten sagen: Großeltern und Enkel sollten jetzt nicht zusammenkommen.
Wer unnötige Begegnungen vermeidet, hilft allen, die sich in den Krankenhäusern um täglich mehr Fälle kümmern müssen. So retten wir Leben. Das wird für viele schwer, und auch darauf wird es ankommen: niemanden allein zu lassen, sich um die zu kümmern, die Zuspruch und Zuversicht brauchen. Wir werden als Familien und als Gesellschaft andere Formen finden, einander beizustehen.
Schon jetzt gibt es viele kreative Formen, die dem Virus und seinen sozialen Folgen trotzen. Schon jetzt gibt es Enkel, die ihren Großeltern einen Podcast aufnehmen, damit sie nicht einsam sind.
Wir allen müssen Wege finden, um Zuneigung und Freundschaft zu zeigen: Skypen, Telefonate, Mails und vielleicht mal wieder Briefe schreiben. Die Post wird ja ausgeliefert. Man hört jetzt von wunderbaren Beispielen von Nachbarschaftshilfe für die Älteren, die nicht selbst zum Einkaufen gehen können. Ich bin sicher, da geht noch viel mehr und wir werden als Gemeinschaft zeigen, dass wir einander nicht allein lassen.
Ich appelliere an Sie: Halten Sie sich an die Regeln, die nun für die nächste Zeit gelten. Wir werden als Regierung stets neu prüfen, was sich wieder korrigieren lässt, aber auch: was womöglich noch nötig ist.
Dies ist eine dynamische Situation, und wir werden in ihr lernfähig bleiben, um jederzeit umdenken und mit anderen Instrumenten reagieren zu können. Auch das werden wir dann erklären.
Deswegen bitte ich Sie: Glauben Sie keinen Gerüchten, sondern nur den offiziellen Mitteilungen, die wir immer auch in viele Sprachen übersetzen lassen.
Wir sind eine Demokratie. Wir leben nicht von Zwang, sondern von geteiltem Wissen und Mitwirkung. Dies ist eine historische Aufgabe und sie ist nur gemeinsam zu bewältigen.
Dass wir diese Krise überwinden werden, dessen bin ich vollkommen sicher. Aber wie hoch werden die Opfer sein? Wie viele geliebte Menschen werden wir verlieren? Wir haben es zu einem großen Teil selbst in der Hand. Wir können jetzt, entschlossen, alle miteinander reagieren. Wir können die aktuellen Einschränkungen annehmen und einander beistehen.
Diese Situation ist ernst und sie ist offen.
Das heißt: Es wird nicht nur, aber auch davon abhängen, wie diszipliniert jeder und jede die Regeln befolgt und umsetzt.
Wir müssen, auch wenn wir so etwas noch nie erlebt haben, zeigen, dass wir herzlich und vernünftig handeln und so Leben retten. Es kommt ohne Ausnahme auf jeden Einzelnen und damit auf uns alle an.
Passen Sie gut auf sich und auf Ihre Liebsten auf. Ich danke Ihnen