Saturday, May 30, 2020

Kính thưa Ba, Mẹ, Cô, Chú, Bác, Cậu, Dì, Dượng: Sinh mạng của người Da đen cũng đáng trân trọng đối với chúng ta


Kính thưa Ba, Mẹ, Cô, Chú, Bác, Cậu, Dì, Dượng: 

Sinh mạng của người Da đen cũng đáng trân trọng đối với chúng ta

Đây là phiên bản tiếng Việt của một lá thư tạo nên nhờ công trình của Những Lá Thư Cho Dân Mạng Người Da Đen, một dự án đang thực hiện cho những ai muốn sáng tạo và chuyên dịch các nguồn lực về cảm tính kỳ thị người Da đen cho cộng đồng của họ để giúp sự đoàn kết với #BlackLivesMatter (Sinh mạng của người Da đen cũng đáng trân trọng). Lá thư này đã được viết ra và dịch lại từ một hợp tác của mấy trăm người để có thề bày tỏ được một đàm thoại thật thà và kính mến với ba mẹ, ông bà của họ, về một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với họ.



Thưa Ông Bà, Ba Mẹ, Cô, Chú, Bác, Cậu, Dì, Dượng:

Chúng ta cần phải ngồi xuống chia sẻ về vấn đề này.
Ông, bà, ba, mẹ có lẽ không sinh ra và lớn lên cùng những người Da đen, nhưng con thì có. Họ đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con: đó là những người bạn đồng hành, cùng lớp, cùng nhóm, cùng chỗ ở, và là gia đình của con. Hôm nay, con thật sự lo sợ cho họ.
Chỉ trong năm 2016 này, cảnh sát Mỹ đã giết hơn 500 người. Trong số này, 25% là người Da đen, nhưng trong tổng dân số của nước Mỹ, chỉ có 13% là người Da đen. Đầu tuần này, ở tiểu bang Louisiana, hai nhân viên cảnh sát Da trắng đã giết một người đàn ông Da đen tên là Alton Sterling khi ông đang bán dạo CDs trên đường. Ngay ngày hôm sau, ở Minnesota, trong một cuộc kiểm tra giao thông thường ngày, một cảnh sát viên đã bắn chết một người đàn ông Da đen mang tên Philando Castile ngay trong xe và trước mặt cô bạn gái của ông cùng đứa con gái bốn tuổi của chị ấy. Có quá nhiều trường hợp cảnh sát đã không phải nhận chịu một hậu quả nào cho những vụ giết người này.
Đây là thực tế khủng khiếp mà vài người bạn thân nhất của con phải trải qua mỗi ngày.
Ngay cả khi chúng mình nghe về những sự nguy hiểm mà người Mỹ Da đen phải đối mặt, đôi lúc theo bản năng chúng ta chỉ chú tâm đến những điểm khác nhau giữa mình và họ. Thậm chí lơ đi hay xoá bỏ sự hiện diện của những người Á châu Da đen trong chính gia đình và cộng đồng của mình. Thay vì đồng cảm với họ, mình giữ xa cách và khinh miệt. Khi cảnh sát bắn những người Da đen, mình thường cho rằng lỗi thuộc về nạn nhân vì qua truyền thông thấy quá nhiều hình ảnh những người Da đen là côn đồ, là tội phạm. Sau cùng, chúng ta còn có thể tự nhủ, nếu mình đã đến được Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng và gầy dựng được một cuộc sống tốt lành cho bản thân dù cũng bị kỳ thị, vậy tại sao họ không thể làm được?
Con muốn chia sẻ với gia đình cách nhìn của con về tình trạng này.
Đúng là chúng ta cũng có lúc bị kỳ thị vì là người gốc Á ở nước này. Đôi khi người ta có thô lỗ với chúng ta vì cách nói, hoặc không cho chúng ta lên chức vì họ không cho là mình có “tố chất lãnh đạo”. Một số người châu Á còn bị coi là thành phần khủng bố. Nhưng hầu hết, không ai coi mình là tội phạm nguy hiểm khi chúng ta ra đường.
Nhưng sự việc không chỉ đơn giản như vậy đối với những người bạn Da đen của chúng ta. Nhiều người trong cộng đồng họ đã bị trói buộc, bắt ép sang Mỹ làm nô lệ. Suốt nhiều thế kỷ, cộng đồng họ, gia đình, thân thể, và hình hài của họ phải trải qua bao giằng xé vì lợi nhuận của người khác. Ngay cả sau thời nô lệ, họ phải tự gây dựng lại cuộc sống bằng hai bàn tay trắng mà không nhận được bất kì trợ giúp nào của định chế xã hội — họ không có quyền bầu cử, không quyền sở hữu nhà cửa, và liên tục chịu sự đe doạ vũ lực tới tận ngày hôm nay.
Trong cuộc đấu tranh đòi công bằng, những nhà hoạt động xã hội và chính trị của người Da đen đã dẫn dắt nhiều phong trào vì lợi ích không chỉ riêng cho họ, mà cũng là cho chúng ta. Họ bị đánh đập, bị tù đày, và bị giết hại vì họ đã đấu tranh cho quyền lợi mà người Mỹ gốc Á được hưởng ngày hôm nay. Chúng ta mang ơn họ rất nhiều và cần phải đền đáp. Hãy cùng tiếp tay người Mỹ Da Đen chống lại một hệ thống bất công đang muốn chính chúng ta tranh chấp chống lại nhau.
Khi một người đang đi bộ về nhà bị bắn chết bởi tay của một người đã tuyên thệ bảo vệ hòa bình — mặc dù người cảnh sát ấy có tên là Liang — đó vẫn là một hành động bạo hành cho tất cả chúng ta, và tấn công vào ước vọng chung cho công bằng, bác ái và bình đẳng trước pháp luật.
Lịch sử Việt là tranh đấu sử. Người Việt Nam không xa lạ gì với công cuộc kháng chiến chống xâm lược Trung Hoa và thực dân Pháp. Hiện nay, công cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản vẫn đang tiếp diễn tại quê nhà Việt Nam để xây dựng lại tình người, phục hồi tự do, nhân quyền và nhân phẩm cho dân tộc. Trong tinh thần yêu chuộng công bằng và công lý, được thừa hưởng đời sống tôn trọng dân quyền ngày hôm nay từ những hy sinh tranh đấu của nhiều thế hệ và sắc dân tại Hoa Kỳ, đặc biệt người Mỹ Da Đen, chúng ta không thể nào làm ngơ mà không hỗ trợ phong trào đấu tranh chống bạo lực cảnh sát của người Mỹ Da Đen hiện nay.
Vì những lý do này, chúng con ủng hộ sự vận động “Black Lives Matter” nghĩa là “Sinh mạng Người Da đen Đáng Trọng”. Con cảm thấy con nên lên tiếng khi người trong cộng đồng con — hay cả trong gia đình — nói hoặc hạ thấp nhân phẩm của người Mỹ Da đen ở đất nước này. Con nói lên điều này vì con thương ông bà và ba mẹ; con không muốn điều này chia rẽ gia đình và con. Con mong ông bà và ba mẹ sẽ cố gắng đồng cảm với những người cha, người mẹ, và người con đã mất đi người thân vì bạo lực từ cảnh sát. Hãy thông cảm với con, và ủng hộ con nếu con lên tiếng hoặc biểu tình. Xin ông bà và ba mẹ hãy chia sẻ bức thư này với bạn bè và người quen, khuyến khích họ cùng đồng cảm luôn.
Con rất là hãnh diện và luôn luôn biết ơn ông bà và ba mẹ đã cực khổ bao nhiêu năm nay để lo cho con ăn học, va cho con một cuộc sống tốt đẹp, sung sướng, đầy đủ mọi thứ và đã gắng gượng qua nhiều thập niên ở một chốn không hề ưu đãi với mình. Ông bà và ba mẹ không muốn con cực khổ. Hoàn cảnh ông bà và ba mẹ đã chấp nhận chịu đựng một nước Mỹ đầy thành kiến để dành cho con cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhưng con hy vọng ông bà và ba mẹ có thể xem xét điều này: chúng ta cùng một hoàn cảnh, và chúng ta chỉ thật sự an toàn khi TẤT CẢ những người bạn, người thân yêu, và láng giềng của chúng ta được bình yên luôn. Chúng ta cần sống trên một nước Mỹ không lo sợ sự bạo lực của cảnh sát. Đó là tương lai con mong muốn — và con hy vọng đó cũng là điều ông bà, ba mẹ mong đợi luôn.
Với tất cả thương yêu và kỳ vọng,
Các con và các cháu



Translators

  • Betty Ta

Mom, Dad, Uncle, Auntie, Grandfather, Grandmother:

We need to talk.
You may not have grown up around people who are Black, but I have. Black people are a fundamental part of my life: they are my friends, my classmates and teammates, my roommates, my family. Today, I’m scared for them.


This year, the American police have already killed more than 500 people. Of those, 25% have been Black, even though Black people make up only 13% of the population. Earlier this week in Louisiana, two White police officers killed a Black man named Alton Sterling while he sold CDs on the street. The very next day in Minnesota, a police officer shot and killed a Black man named Philando Castile in his car during a traffic stop while his girlfriend and her four-year-old daughter looked on. Overwhelmingly, the police do not face any consequences for ending these lives.

This is a terrifying reality that some of my closest friends live with every day.
Even as we hear about the dangers Black Americans face, our instinct is sometimes to point at all the ways we are different from them. To shield ourselves from their reality instead of empathizing. When a policeman shoots a Black person, you might think it’s the victim’s fault because you see so many images of them in the media as thugs and criminals. After all, you might say, we managed to come to America with nothing and build good lives for ourselves despite discrimination, so why can’t they?
I want to share with you how I see things.
It’s true that we face discrimination for being Asian in this country. Sometimes people are rude to us about our accents, or withhold promotions because they don’t think of us as “leadership material.” Some of us are told we’re terrorists. But for the most part, nobody thinks “dangerous criminal” when we are walking down the street. The police do not gun down our children and parents for simply existing.
This is not the case for our Black friends. Many Black people were brought to America as slaves against their will. For centuries, their communities, families, and bodies were ripped apart for profit. Even after slavery, they had to build back their lives by themselves, with no institutional support — not allowed to vote or own homes, and constantly under threat of violence that continues to this day.
In fighting for their own rights, Black activists have led the movement for opportunities not just for themselves, but for us as well. Black people have been beaten, jailed, even killed fighting for many of the rights that Asian Americans enjoy today. We owe them so much in return. We are all fighting against the same unfair system that prefers we compete against each other.
When someone is walking home and gets shot by a sworn protector of the peace — even if that officer’s last name is Liang — that is an assault on all of us, and on all of our hopes for equality and fairness under the law.
For all of these reasons, I support the Black Lives Matter movement. Part of that support means speaking up when I see people in my community — or even my own family — say or do things that diminish the humanity of Black Americans in this country. I am telling you this out of love, because I don’t want this issue to divide us. I’m asking that you try to empathize with the anger and grief of the fathers, mothers, and children who have lost their loved ones to police violence. To empathize with my anger and grief, and support me if I choose to be vocal, to protest. To share this letter with your friends, and encourage them to be empathetic, too.
As your child, I am proud and eternally grateful that you made the long, hard journey to this country, that you’ve lived decades in a place that has not always been kind to you. You’ve never wished your struggles upon me. Instead, you’ve suffered through a prejudiced America, to bring me closer to the American Dream.
But I hope you can consider this: the American Dream cannot exist for only your children. We are all in this together, and we cannot feel safe until ALL our friends, loved ones, and neighbors are safe. The American Dream that we seek is a place where all Americans can live without fear of police violence. This is the future that I want — and one that I hope you want, too.
With love and hope,
Your children



About this Letter

This is the first letter in the Letters for Black Lives project, a set of crowdsourced, multilingual, and culturally-aware resources aimed at creating a space for open and honest conversations about racial justice, police violence, and anti-Blackness in our families and communities.
Since its conception on July 7th, 2016, this open letter has been drafted collaboratively by dozens of contributors on a public Google Document — and translated by hundreds more into 20+ languages. The original intent of this letter was to serve as a multilingual resource for Asian Americans who wanted to talk to their immigrant parents about anti-Blackness and police violence, but the project has since expanded to include messaging for Latinx and African immigrants as well as people living in Canada and Europe.
All contributors to this project are united around one common goal: speaking empathetically, kindly, and earnestly to our elders about why Black lives matter to us. As many of us are first- and second-generation immigrants ourselves, we know first-hand that it can be difficult to find the words to talk about this complex issue, especially in the languages that resonate most with our elders. Our hope with this letter and its translations is to make it easier for people to craft their own starting points, and serve as a first step towards more difficult intergenerational conversations about race and police violence.
We are not looking to center ourselves in the conversation about anti-Blackness, but rather to serve as responsible allies — to educate, organize, and spread awareness in our own communities without further burdening Black activists, who are already doing so much. Please visit the #BlackLivesMatter site for more information on the core movement.
We wanted to write a letter — not a think piece or an explainer or a history lesson — because changing hearts and minds in our community requires time and trust, and is best shaped with dialogue. We know that this letter is far from perfect: it’s a bit homogenized, not comprehensive, and even excludes perspectives. Most of the important work of the letter is not being done in the English version, which was meant to be a basic template for translators, but in the translations themselves. Because we view translation as a cultural and not just linguistic process, many of the translations have changed portions of the letter to better address particular experiences, whether it’s the role of imperialism in their immigration or specific incidents in their community.
Even beyond that, we encourage each individual to adapt this letter to their own needs to best reach their families. Every family has a different experience, and this is merely a resource for you to use. That’s why this letter, and its translations, are published with a CC0 Public Domain waiver — anyone can use any part of it, though we’d appreciate a linkback.
Our hope with this letter is to make it easier for people to start difficult conversations, build empathy and understanding, and move us forward to real change.



Letters for Black Lives is a a set of crowdsourced, multilingual, and culturally-aware resources aimed at creating a space for open and honest conversations about racial justice, police violence, and anti-Blackness in our families and communities. Learn more about the project and get involved.

If George’ Floyd’s death is still too raw for you… Nếu cái chết của George vẫn còn quá thô đối với bạn...


If George’ Floyd’s death is still too raw 

for you…


I get it. I had to work through my anger with a poem. It’s rough. But maybe it was meant to be.


Spirit of America



Words

in action and deed

mean two different 

things


Sweet land of 

liberty

(for you not me)

Of thee I sing

(a voice for one

not many)

We hold these truths

(it’s recorded on my phone)

I lift my lamp

(but will you see?)


And they yelled

“Freedom! Liberty!”

with guns at their side

Crowded in a white capitol


And I gasped

“Justice!

Unarmed face down

On black asphalt


Freedom, Liberty, Justice

on the page  

Justice will be delivered!

All Men are created Equal

Justice will be served!

Yearning to breathe free

And when it finally came

“I can’t breathe”

I was already dead.


--Keith Carmona

May 29 

Written By Keith Carmona



Nếu cái chết của George vẫn còn quá thô đối với bạn...

Tôi hiểu rồi. Tôi đã phải hành hoạt qua cơn giận của mình bằng một bài thơ. Nó thô thiển. Nhưng có lẽ nó có nghĩa từ trái tim. 

  
Tinh Hoa của nước Mỹ

Từ ngữ
trong hành động và chứng thư
có hai nghĩa 
khác nhau

Vùng đất ngọt ngào của
tự do
(cho bạn, không phải cho tôi)
Những điều, chúng ta thường hát
(một giọng nhất như
không nhiều)
Chúng tôi giữ vững sự thật này
(nó được ghi lại trên điện thoại)
Tôi nâng đèn
(nhưng bạn có thấy?)

Và họ hét lên
"Tự do! Tự do!
với súng đạn ở bên cạnh họ
Chật cứng trong một thủ phủ Mỹ trắng


Và tôi thở hổn hển
"Công lý!
Tay không, mặt mình bị đè xuống đất
Trên con đường nhựa đen

Tự do, Tự do, Công lý
trong hiến chương
Công lý sẽ được chuyển giao!
Tất cả chúng ta đều công bằng, như nhau
Công lý sẽ được phục vụ!
Hổn hển để được thở 
Và cuối cùng đến
"Tôi không thở được"

Tôi, ta đã chết!

--Keith Carmona
29 tháng 5, 2020.

Viết bởi Keith Carmona
Dịch bởi Phe Bach

Nói chuyện với nhà văn DOÃN QUỐC SỸ

Nói chuyện với nhà văn DOÃN QUỐC SỸ

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ là một trong những nhà văn quan trọng của dòng văn học miền Nam 1954-1975, với những đóng góp to tát vào nền văn học nước nhà.

Tên thật là Doãn Quốc Sỹ. Sinh ngày 17/02/1923 tại xã Hạ Yên Quyết, Hà Đông, ngoại thành Hà Nội. Thuở thanh niên, ông đã từng tham gia Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Sau đó, khi phong trào này để lộ bộ mặt Cộng sản, ông đã rời bỏ kháng chiến. Năm 1954, khi hiệp định Geneva chia đôi đất nước, ông theo làn sóng di cư đem vợ con vào miền Nam sinh sống.

Năm 1946, ông lập gia đình với bà Hồ Thị Thảo, ái nữ của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu.

Doãn Quốc Sỹ có hai sự nghiệp song song: nhà văn và nhà giáo. Ông vẫn thường nói rằng: “Nhà giáo là nghề, nhà văn là nghiệp.” Trong cương vị nhà giáo, ông đã dạy tại các trường Trung học Công lập Nguyễn Khuyến (Nam Định, 1951-1952); Chu Văn An (Hà Nội); Hồ Ngọc Cẩn (Sài Gòn, 1961-1962); Trường Sư phạm Sài Gòn, Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Từng là hiệu trưởng trường Trung học Công lập Hà Tiên (1960-1961). Từng đi tu nghiệp về Sư phạm tại Hoa Kỳ (1966-1968).

Với cương vị nhà văn, ông là đồng sáng lập viên nhà xuất bản Sáng Tạo, và tạp chí văn nghệ cùng tên vào năm 1956, cùng với Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, mà ông vẫn gọi là “Thất Tinh.” Ông cũng có những bài viết được đăng trên những tạp chí văn nghệ như Sáng Tạo, Văn Nghệ, Bách Khoa, Văn Học, Nghệ Thuật…

Sau ngày Miền Nam thất thủ 30/04/1975, vào tháng Tư năm 1976, Doãn Quốc Sỹ cùng nhiều nhà văn miền Nam khác bị bắt đi tù cải tạo. Ông bị giam tại trại Gia Trung, cách thành phố Pleiku 25 km, cùng với nhiều văn nghệ sĩ như Trần Dạ Từ, Thanh Thương Hoàng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Sỹ Tế, Chóe…

Đến năm 1980, ông được thả tự do nhờ sự can thiệp của nhiều tổ chức quốc tế. Trong thời gian chờ đợi được con gái là Doãn Thị Ngọc Thanh bảo lãnh đi Úc, ông tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm nữa, trong đó có quyển Đi được ký với bút hiệu Hồ Khanh. Ông đã gửi tác phẩm này sang Pháp để xuất bản tại hải ngoại. Cũng vì lý do này, ông đã bị bắt lần thứ hai vào tháng Năm năm 1984, chỉ trước ngày đi Úc vài tháng, cùng với một số văn nghệ sĩ khác như Duy Trác, Dương Hùng Cường, Hoàng Hải Thủy, Lý Thụy Ý… Ông bị kết án mười năm tù. Ông mãn hạn tù lần thứ hai vào tháng 11 năm 1991.

Năm 1995, ông được con trai là Doãn Quốc Thái bảo lãnh di dân sang Houton, Hoa Kỳ. Hiện nay đang sống tại Quận Cam, California.
*
“Cách giữ nước hiệu nghiệm là phải phát triển ngay khu rừng văn hóa. Quân địch không thể giẫm lên khu rừng này mà chiếm được đất. Quân địch cũng không thể san phẳng khu rừng, vì nó bắt rễ tự trong tim óc của con người, chặt đi, lập tức với cảnh máu đào xương trắng, nó lại mọc lên xanh tốt hơn bao giờ hết.”
– Doãn Quốc Sỹ (Trích “Khu Rừng Lau”)

*
Ngày 26/01/2020 (mồng Hai Tết Canh Tý) vừa qua là sinh nhật thứ 97 của ông. Nhân dịp này Việt Báo hân hạnh được ông tiếp chuyện trong một buổi chuyện trò thân mật mà nội dung xin ghi lại dưới đây:

Việt Báo (VB): Sang tuổi 97 mà ông vẫn còn khỏe mạnh, an lạc. Ông có thể nói về bí quyết sống thọ, giữ cho thân an, tâm lạc?
Doãn Quốc Sỹ (DQS): Bí quyết của tôi thật đơn giản: nếp sống thiền. Tức là giữ cho tâm thanh thản, xem mọi chuyện nhẹ nhàng. Mỗi ngày tôi làm vườn, cắt vụn cây lá cành đã bỏ để tái sinh ngay trong vườn. Làm vậy để tập thể dục, mà cũng với niềm vui tinh thần là đang “dọn dẹp nội tâm”. Tôi giúp cho cây lá tái sinh, và tin rằng sau này mình cũng sẽ tái sinh an lành.

VB: Xin ông nói một chút về trường thiên tiểu thuyết Khu Rừng Lau.
DQS: Có nhiều khi đọc lại Khu Rừng Lau, tôi cũng không hiểu tại sao mình có thể hoàn tất được bộ tiểu thuyết ngàn trang này. Tôi nhớ là vào thời đó, có khi tôi ngồi viết như người lên đồng, viết giống như có ông bà tổ tiên nhập vào vậy. Tôi nghĩ rằng tôi chỉ được Trời cho năng khiếu sử dụng ngòi bút của mình. Còn lại, tôi viết như theo lời nhắn nhủ siêu hình của tổ tiên, viết theo hồn thiêng dân tộc để phục vụ tổ quốc.

VB: Với gần một thế kỷ đời người, trải qua những biến động lịch sử khốc liệt nhất của đất nước, dân tộc, trong tư cách một nhà văn, một chứng nhân lịch sử, ông có lời nhắn nhủ gì cho những thế hệ mai sau?
DQS: Hãy luôn luôn yêu nước, thương nòi. Hãy luôn luôn nuôi dưỡng tình thương yêu. Có được căn bản này, thế hệ trẻ sẽ luôn hành động vững chãi theo luân lý truyền thống của dân tộc.

VB: Sau cuộc di cư lịch sử vĩ đại 1954, tại miền Nam ông cùng một số văn nghệ sĩ khác thành lập “nhóm Sáng Tạo.” Và, mặc dù tờ Sáng Tạo có mặt chỉ trên 30 số báo, nhưng nhờ tính khai phóng và những vận động làm mới văn chương đã khiến ảnh hưởng của nhóm lan tỏa sâu rộng đến sinh hoạt văn chương sau đó trong một thời gian rất dài. Theo ông thì nhờ đâu “nhóm” có được cơ duyên như thế? Nhờ vào tài năng xuất sắc của những thành viên trong nhóm? Nhờ vào thời điểm khi người viết cũng như người đọc khao khát một chân trời ngôn ngữ và một tư duy mới về lý tưởng tự do? Hay là nhờ vào các hậu thuẫn chính trị tốt đẹp đã giúp đẩy văn học đến một biên cương mới?
DQS: Theo tôi, miền Nam là vùng đất mới, cho nên là cơ hội thuận tiện cho những ngòi bút trẻ từ miền Bắc di cư vào có dịp thi thố tài năng. Hãy tưởng tượng ở miền Bắc thời đó, đã có rất nhiều cây đại thụ trong văn học nghệ thuật. Thế hệ văn nghệ sĩ trẻ như chúng tôi chắc chắn là sẽ ngần ngại vươn lên hơn do ảnh hưởng “cây cao bóng cả” của thế hệ đi trước. Thành công của nhóm còn là do tinh thần yêu nước, yêu nghiệp cầm bút, và khát vọng đem lại một luồng gió mới cho nền văn học miền Nam.

VB: Trong tác phẩm thuộc dạng khảo luận Người Việt Đáng Yêu, xuất bản năm 1965, ông có viết một câu như sau: “Họ [người phương Bắc] hủy diệt văn hóa chúng tôi bằng cách san thành bình địa những đền đài, miếu mạo, phá hết bia lăng, thu đốt sách vở… Duy có một cái họ không phá nổi: Năng lực sáng tạo của chúng tôi.” Sau hơn nửa thế kỷ, theo ông thì điều này vẫn còn đúng không? Và giá trị câu nói của ông vẫn không hề suy giảm?
DQS: Khả năng dung hóa với nhiều nền văn hóa khác nhau vẫn là một đặc điểm của dân tộc Việt Nam. Nằm ở ngã tư giao lưu của nhiều nền văn hóa, dân tộc Việt không thể nào ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều nền văn hóa. Tuy nhiên, người Việt khi đưa hai tay ra đón nhận, chúng ta còn biết chọn lọc những điều hay, loại bỏ những điều không phù hợp của những nền văn hóa ngoại nhập. Nhờ vậy mà nền văn hóa Việt đã không bị diệt vong, mà còn trở nên nhiều màu sắc hơn.

VB: Trong mắt nhìn của ông thì người Việt Nam là một dân tộc có nhiều tính ưu việt, thể hiện qua văn chương bình dân cũng như bác học. Nhưng tại sao trong suốt một thời gian thật dài, nhiều trăm năm, từ Trung đại Phong kiến cho đến Cận đại Thực dân và ngày nay Hiện đại Cộng sản, dân tộc Việt Nam vẫn không biết tự do dân chủ thực sự là gì? Làm sao giải thích được hiện trạng đó? Và quan trọng hơn, hành trạng của chúng ta ở thế hệ ngày nay và mai sau phải như thế nào hầu đem lại những thay đổi mới cho dân tộc?
DQS: Trong vở kịch Trái Cây Đau Khổ tôi đã từng viết, tôi có ý nói rằng đau khổ không nên chỉ nhìn từ góc cạnh tiêu cực. Đau khổ là lò tôi luyện tốt nhất cho đức tính nhẫn, cho sự trưởng thành. Tôi để câu trả lời cho thế hệ trẻ, và tin là thế hệ trẻ sáng suốt hơn tôi trong việc tìm câu trả lời. Lời khuyên cho thế hệ trẻ, tôi đã nhắn nhủ trong phần đầu tiên.

VB: Xin cảm ơn nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Việt Báo xin chúc ông một sinh nhật tươi vui, đầm ấm bên cạnh những người thân yêu.

Nguồn: Việt Báo
Ảnh 1: Nhà văn Doãn Quốc Sỹ.
Ảnh 2: Vài tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

Friday, May 29, 2020

Vài Nét Biểu Trưng của Người Cư Sĩ Phật Tử nơi Hải ngoại

Thích Nguyên Siêu

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn - Vài Nét Biểu Trưng của Người Cư Sĩ Phật Tử nơi Hải ngoại














Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt. Sự hiện hữu đó đã gây giống nẩy mầm từ khi các Thiền sư đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất Lạc Việt, hay từ thời Trung tâm Luy Lâu được khởi xướng. Xuôi theo dòng lịch sử mở nước, dựng nước và giữ nước ấy Phật Giáo Việt Nam

Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt. Sự hiện hữu đó đã gây giống nẩy mầm từ khi các Thiền sư đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất Lạc Việt, hay từ thời Trung tâm Luy Lâu được khởi xướng. Xuôi theo dòng lịch sử mở nước, dựng nước và giữ nước ấy Phật Giáo Việt Nam đã không ngừng tài bồi, kiện toàn và phát huy những nét cao đẹp, trong sáng tinh ba của đất nước dân tộc. Lý tưởng giác ngộ giải thoát của Đạo pháp được hưng khởi, giá trị của lòng Từ Bi, thương người cứu vật, tinh thần trong sáng của trí tuệ vượt thoát được nêu cao và hoằng dương một cách sâu rộng đến mỗi người, mỗi nhà hay phổ cập chung cho cộng đồng xã hội. Trong công cuộc “Hoằng Pháp Thị Gia Vụ, Lợi Sanh Vi Sự Nghiệp” – Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh làm sự nghiệp – đó có tấm lòng trung kiên với Đạo, có đôi tay cần mẫn hộ trì Phật pháp của người Cư sỹ Phật tử các giới.

Nếu nói rằng, từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế đã có bao nhiêu vị Đại thí chủ, bao nhiêu thiện nam tín nữ Phật tử đã phát tâm hộ trì Tam Bảo, bất luận là Vua chúa, Trưởng giả, hay thần dân …. xây dựng tinh xá, phát tâm tứ sự cúng dường, học hỏi giáo pháp và ngay cả tinh thần tu tập và chứng đắc quả thánh đương thời cho đến hôm nay thì lịch sử Phật Giáo Việt Nam hơn 2000 năm qua cũng đã có rất nhiều các cư sỹ Phật tử hy hiến đời mình cho Đạo pháp, bảo vệ ngôi nhà Phật Giáo được vững bền và thăng tiến cùng góp mặt chung với Phật Giáo thế giới.

Người cư sỹ Phật tử đã giữ một vai trò quan trọng trên dòng lịch sử Phật Giáo nước nhà, và dòng lịch sử Phật Giáo đó đã tạo thành niềm tin Đạo pháp truyền thống, tiếp nối nhau từ đời này sang đời khác bất tuyệt. Và cũng chính truyền thống Phật Giáo đó đã giữ gìn người cư sỹ Phật tử sống trọn vẹn trong niềm tin Tam Bảo.

Thế nhưng hôm nay, Phật Giáo Việt Nam đã được hoằng truyền qua các quốc gia trên thế giới mà chúng ta gọi là Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại, không phân biệt Mỹ Châu, Úc Châu v.v…. thì người cư sỹ Phật tử có cái nhìn tổng quan Phật Giáo Hải Ngoại và đặt mình đúng vị trí trong vai trò hộ pháp

1. Khẳng Định Tín Tâm Đối Với Tam Bảo
Khi chúng ta còn sống nơi quê nhà, theo nề nếp tập tục, theo giáo dục lễ nghi và có thể nói là theo truyền thống lâu đời gia đình theo đạo Phật thì con cháu cứ như vậy mà thừa truyền tiếp nối Đạo pháp trong gia đình và ít có ai đổi đạo. Đó là niềm tin cố hữu của người Phật tử Việt Nam tự nghìn xưa. Nhưng hôm nay, chúng ta là người Phật tử Việt Nam sống nơi hải ngoại – một môi trường mới, một sinh hoạt mới, một văn hóa, một quan niệm mới – chúng ta có còn giữ được niềm tin truyền thống, hay chúng ta phải thấy bằng như thật rằng : Tam Bảo là 3 ngôi báu, cao quý trong thế gian mà kiên định tín tâm nơi 3 ngôi báu ấy để không bị lung lạc hay cuốn hút theo những hình ảnh, màu sắc phù phiếm của các ngoại lực và rồi phản bội lại lý tưởng cao đẹp lâu đời của cha ông.

Tín tâm Tam Bảo là bước đầu học Phật của người cư sỹ Phật tử. Nếu chúng ta không có tín tâm kiên cố đối với Tam Bảo thì dù cho chúng ta có sưu tra, nghiên cứu Phật pháp giỏi đến đâu cũng không thể gọi là Phật tử và sẽ bị thối tâm khi niềm tin không định hướng.

2. Thích Nghi Với Môi Trường Hiện Sống Mà Tùy Duyên Hộ Pháp
Con người sống trong một xã hội mà nhu cầu đời sống quá cao, thời gian không đủ để phân bố công việc, như thế giới Tây phương ngày nay. Một người có thể làm Hai công việc toàn thời một ngày thì chắc hẳn không còn thời gian cho chính mình để suy tư nghĩ ngợi về đời sống tâm linh. Vì nhu cầu đời sống vật chất, vì sự ràng buộc công việc sở làm mà chúng ta có thể lãng quên hay đánh mất nét đẹp cao quý của tinh thần. Nhưng, nơi đây chúng ta có thể đem những bài học uyên áo giá trị của thế giới Đông phương, áp dụng ngay vào đời sống bận rộn của thế giới Tây phương, nhằm giải tỏa phần nào áp suất những lo âu của cuộc sống cá nhân để tránh bị cuốn hút bởi những nhu cầu vật chất quá cao.

Đó chính là ý thức được giá trị đích thực của sự sống an lành, của niềm bình yên trong tâm hồn, của sự thanh thản trong bận rộn, của sự tri túc trong ý nghĩa thường lạc tự thân. Tinh thần của đạo Phật là tùy duyên để thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mà không bị chướng ngại khi mình hiện hữu. Tinh thần của đạo Phật là hòa tan, là uyển chuyển – ở bầu thì tròn, ở ống thì dài – là dung hợp như nước với sữa không có sự ngăn chia.

Người Phật tử có được cái nhìn và một nhân sinh quan như vậy, thì đích thực đã kiện toàn cho sự thích nghi môi trường sống, để từ đó mà tùy duyên hộ trì Tam Bảo trong ý thức tự tồn và nhiệt tâm phụng sự.

3. Phát Huy Tinh Thần Tu Học Phật Pháp Qua Các Phương Tiện:
a. Tham gia các khóa tu học được tổ chức tại các Tự Viện.

b. Nghe băng thuyết giảng.

c. Học Phật pháp trên Internet – Paltalk.

Tham học Phật pháp là bước đầu của người tu Phật. Người Phật tử thông hiểu Phật pháp rồi tu tập Phật pháp tức là làu thông pháp học rồi tiến tới pháp hành thì sự tu tập mới đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Do vậy, sự nghiên tầm giáo điển là năng lực tài bồi, là tiềm năng đẩy người Phật tử đi xa hơn trên con đường thể nghiệm tinh thần giác ngộ. Có thâm hiểu giáo lý thì mới thâm tín Tam Bảo, mà có thâm tín Tam Bảo thì mới phát huy được những giá trị thù thắng Phật Ngôn.

Người Phật tử có thấm được hương vị giải thoát của giáo pháp thì mới giữ được lòng trung kiên đối với Đạo. Vì giáo pháp là chiếc bè đưa người qua sông, là hóa thành để chúng ta dừng chân trên con đường dài từ phàm tới thánh, là phương tiện thiện xảo đưa chúng ta tới cứu cánh của thành Niết bàn rốt ráo, hay là những gì đem lại sự lợi ích an vui cho một đời sống thường nhật. Là chất liệu xây dựng mái nhà hạnh phúc chân thật của gia đình. Là ý niệm từ hòa tĩnh lặng trong tận cùng thâm tâm của người học Phật. Vậy sự phát huy tinh thần tu học Phật pháp là điều thiết yếu, là mối quan tâm hàng đầu, là trách vụ chung của mọi người Phật tử chúng ta. Trong những điều kiện khả thể đó, chúng ta có thể:

a. Tham Gia Các Khóa Tu Học Được Tổ Chức Tại Các Tự Viện

Trong quá khứ đã có các khóa tu học Phật pháp được tổ chức tại các tiểu bang hay các Châu. Số lượng Phật tử tham gia tu học rất đáng kể. Trong những khóa tu học này, chúng ta thấy tinh thần tu học Phật pháp của Phật tử rất cao và rất chân thành để nghe giáo pháp. Do vậy, các khóa tu học Phật pháp tổ chức tại các Tự viện tại địa phương để cho các Phật tử được thuận tiện tham gia mà không phải mất nhiều thời gian di chuyển. Từ đó người Phật tử được gần gũi với đạo tràng, với Chùa Viện mà thể hiện tính chất bất khả phân, cũng như có được tài sản giáo pháp cho công trình khai triển đời sống tâm linh ngày thêm hoàn thiện.

b. Nghe Băng Thuyết Pháp

Trở về đôi mươi thập niên trước, chúng ta có bao giờ thấy các bậc Tôn túc thuyết giảng và được ghi âm, hay có những bộ kinh được đọc và thâu lại để phân phát cho các Phật tử nghe? Chắc hẳn là không. Nhưng, ngày nay việc thu băng thuyết pháp đã được phổ biến rất rộng rãi trong giới cư sỹ Phật tử. Hầu hết các buổi thuyết giảng, Phật tử đều có băng ghi riêng và sau đó về nhà nghe lại, truyền bá đến bạn bè thân quen. Đây là cách tham học Phật pháp rất tiện lợi cho tất cả mọi giới, vì có thể nghe thuyết giảng ở nhiều nơi, nhiều chỗ : trong lúc lái xe, khi làm việc trong công sở, hay khi nấu ăn dọn dẹp nhà cửa …. thường xuyên nghe thuyết giảng bằng cách này, lâu ngày chầy tháng, tâm hồn người Phật tử được thấm đậm hương vị giáo pháp và thuần hậu trong suối nguồn tĩnh lặng.

c. Hệ Thống Internet – Paltalk

Đây là phương tiện của kỷ nguyên khoa học tiến bộ, rất thích hợp với giới trẻ, và cũng là phương tiện truyền thông nhanh nhất.

Qua những kinh nghiệm thuyết giảng trên hệ thống Internet, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều Phật tử thuần thành, rất kính trọng giáo pháp và tha thiết muốn nghe lời Phật dạy. Khi giảng trên Internet, không riêng gì Phật tử Hoa Kỳ mà khắp thế giới đều có thể nghe được.

Chúng tôi đã nhiều lần được tiếp xúc với các anh chị em trẻ, họ rất nhiệt tình và chân thành trong công việc truyền bá Phật pháp trên Internet. Những người bạn trẻ này với kiến thức khoa học kỹ thuật sẵn có, họ có thừa khả năng hoạt dụng Phật pháp phổ biến rộng rãi đến mọi người nếu chúng ta cùng biết cách cộng tác làm việc.

Sự tiến bộ về khoa học truyền thông ngày nay đã đưa mọi người trên thế giới gần lại với nhau hơn, dễ cảm thông hiểu biết nhau hơn, và trao đổi với nhau những điều cần thiết vượt khỏi giá trị thời gian của nhiều thập niên trước. Vậy thì, với những phương tiện truyền thông thuận lợi như thế, chúng ta có thể dễ dàng hơn trong công việc hoằng truyền Phật pháp. Chúng ta cần quan tâm, nghiên cứu phương tiện kỹ thuật và cập nhật hóa thường xuyên theo đà tiến bộ của nền khoa học hiện đại để khỏi bị lùi dần lạc hậu. Nhất là phổ biến rộng rãi tư tưởng siêu phàm, thanh thoát giác ngộ của Đức Thế Tôn đến thế giới Tây phương.

4. Các Tự Viện Tại Địa Phương Là Ngôi Nhà (Tâm Linh) Phật Pháp Của Chính Mình:
Một ngôi chùa nhỏ có thời khóa tụng kinh thường nhật, thuyết giảng định kỳ, niệm Phật công cứ, thọ bát quan trai đúng ngày trong tháng, vẫn có Phật tử tham gia tu học các thời khóa. Dẫu biết rằng có thể không được đông đảo, nhưng với số lượng người cố định, tham gia sinh hoạt đều đặn, chừng mực, thì cũng đủ để thấy rằng người Phật tử đã tự cho rằng ngôi chùa nhỏ tại làng mình là ngôi nhà tâm linh chung cho những người cùng xóm, hay trong cùng một khu vực, thành phố. Tâm tình của người Phật tử được thể hiện qua rổ khoai đầu mùa đem cúng chùa; Chục cam mới hái trong vườn đem dâng cúng Phật, hay đĩa rau lang mới luộc vội bưng qua mời Thầy trụ trì; quả cà, trái ớt đều tưởng nghĩ đến chùa, sốt sắng không quên. Ân nghĩa là nói theo tình đời, còn công đức là nói theo tình đạo. Một tấm lòng đơn sơ cũng đủ nói lên bao nhiêu phước đức đó. Một ngôi chùa nhỏ tại thôn xóm, cách xa thành thị mà duy trì được phải do sự bao dung ấp ủ bằng tấm lòng son của những người Phật tử này. Sự hiểu biết về Phật pháp của họ rất giản dị, mộc mạc : “để đức cho con cháu về sau” bằng tâm tình thuần hậu, đơn sơ, nhưng rất trung kiên vì ngôi chùa làng cũng được xem như ngôi nhà “tinh thần” chung cho xóm làng. Ngôi chùa đó có từ bao đời, dường như không ai để ý, chỉ biết lớn lên đã thấy sự hiện diện của chùa. Mái chùa đó đã che chở, dìu dắt đời sống tâm linh của nhiều đời cha ông của họ cho đến hôm nay và còn nhiều đời con cháu sau này. Cứ thế, người Phật tử mặc nhiên thấy mình có bổn phận trông coi, thăm viếng; sớm hương khói cúng Phật, chiều đánh chuông công phu bái sám xem như là công việc gia đình. Ấy chính là tinh thần hộ pháp, được hòa quyện trong tâm tư người Phật tử thân thương qua bao thế cuộc thăng trầm, thịnh suy, thất đắc. Nhưng niềm tin với ngôi chùa làng được gắn liền, bất di bất dịch, từ đời nọ sang đời kia.

5. Gây Ý Thức Và Tạo Dựng Niềm Tin Phật Cho Con Em – Thế Hệ Kế Thừa:
Con em của chúng ta được sinh ra và trưởng thành trong nền văn hóa Tây phương, hấp thụ và học hỏi phong tục tập quán Âu Tây từ người bản xứ. Do vậy, sự hiểu biết về cội nguồn, quê hương dân tộc của các thế hệ trẻ này rất là hạn hẹp nếu không được các bậc phụ huynh gia tâm chăm sóc.

Vì nhu cầu đời sống, nhiều bậc phụ huynh cũng tất bật với công việc không đủ thời giờ chăm sóc dạy dỗ con cái. Đây cũng là một trong những lý do, các em đánh mất tình cảm gia đình, quên dần cội nguồn dân tộc. Lâu ngày chầy tháng, khó lòng uốn nắn, giảng dạy các em ý thức về nguồn, gần gũi với cộng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa tuyệt vọng vì cũng có nhiều gia đình vẫn giữ được kỷ cương giềng mối. Là một bậc phụ huynh Phật tử, chúng ta lại càng gia tâm giáo huấn con em hơn nữa, hướng dẫn và gây ý thức cho con em chúng ta có niềm tin Phật pháp. Tạo điều kiện thuận tiện cho những thế hệ sau này gần gũi với ngôi Tam Bảo. Tập làm Phật sự nơi các Tự viện, để quen dần với không khí nhà chùa mà không cảm thấy xa lạ, ngại ngùng khi hữu sự.

Chúng ta có nhiều phương cách gây ý thức và tạo niềm tin cho con em Phật tử như sinh hoạt Gia Đình Phật tử, dẫn con em đi chùa tụng kinh niệm Phật, tham dự các khóa lễ, tham dự các khóa tu học Phật pháp cuối tuần, tìm đưa cho các em đọc những kinh sách song ngữ… để từ đó, gieo vào tâm thức các em, những chủng tử Phật pháp để ý thức Phật pháp được nẩy nở phong phú trong tâm tư các em. Có được như vậy, thì thế hệ mai sau mới hy vọng tiếp tục hộ trì Phật pháp. Hơn thế nữa, các bậc phụ huynh phải khuyến tấn, khích lệ con em mình xuất gia. Khi đề cập đến vấn đề này có nhiều người sẽ cười và bảo: “Xứ Mỹ này khó có người đi tu.” Hay cha mẹ thì trả lời: “Tùy nó” hay khi nào “đủ duyên”. Đây là những lý luận để đưa đến kết quả là hơn 2 thập niên qua ở hải ngoại, có bao nhiêu phần trăm giới trẻ đi tu? Và Giáo Hội đã đào tạo được bao nhiêu Tăng tài để tiếp nối giềng mối Đạo pháp? Đây cũng có thể là một vấn đề lớn mà chúng ta không thể không quan tâm.

6. Quan Hệ Mật Thiết Giữa Người Tu Sỹ Xuất Gia Và Người Cư Sỹ Tại Gia
Thời Đức Phật còn tại thế, người cư sỹ Phật tử luôn gần gũi với Đức Thế Tôn, cũng như hàng Thánh Chúng. Sự gần gũi này đúng theo tinh thần và ý nghĩa Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Một nam cư sỹ gần gũi với Phật pháp để hộ trì Phật pháp. Người nữ cư sỹ Phật tử gần gũi với Phật pháp để hộ trì Phật pháp. Đó là ý nghĩa cao đẹp và đạo tình thuần hậu của người cư sỹ Phật tử được nuôi dưỡng trưởng thành trong ngôi nhà Phật pháp. Đời sống của người cư sỹ Phật tử không thể tách khỏi chốn Chùa viện, và cũng không thể phân ly với đời sống của chư Tăng. Không khí Chùa viện được sung túc là nhờ bổn đạo Phật tử, khách thập phương lui tới thường xuyên, cúng dường, phát tâm hộ pháp. Từ đó người Phật tử mới cảm thấy có nhu cầu tham dự tu học, lễ lạc, chư Tăng trau dồi kiến thức Phật học để thuyết pháp giảng kinh.

Người cư sỹ Phật tử phải quan hoài đến vị Thầy Bổn Sư của mình, để thể hiện tấm lòng của người đệ tử, biết cung kính, tôn trọng nhớ ơn người hóa độ. Và ngược lại, vị Thầy đã truyền trao giáo pháp, đã thâu nhận đệ tử thì cũng phải có lòng thương tưởng mà khuyến tu, trợ duyên để cho người đệ tử tại gia đó không thối tâm hộ pháp mà luôn luôn tăng tiến trên con đường phụng hành Phật đạo. Hai nếp sống, hai mối tương quan giữa đạo và đời, chẳng thể phân ly.

Đạo Phật có mặt trong thế gian và từ nơi thế gian tu tập để được giác ngộ giải thoát. Phật pháp không thể xa rời khỏi thế gian mà có. Nếu đi tìm giác ngộ giải thoát ngoài thế gian thì giống như đi tìm lông rùa sừng thỏ. Đạo Phật hiện hữu với đời là vì con người, cho con người hay của con người. Con người vì cầu tiến trên lộ trình giác ngộ giải thoát mà con gnười thừa tự giáo pháp để làm nhơn duyên hoán chuyển địa vị phàm phu thành Thánh giả. Đời sống của tục đế được quyện vào lòng chơn đế để được vận dụng mà thành đạt ý vị nhiệm mầu, siêu nhiên, bất nhị.