Do all things with Kindness. Mọi việc bắt đầu từ sự tử tế. Trang nhà Tâm Thường Định (Bạch X. Phẻ)
Friday, September 16, 2016
TRĂNG VÀ MẸ - THE MOON AND OUR MOM
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Wednesday, September 14, 2016
BÁT NHÃ TÂM KINH - The Insight that Brings Us to the Other Shore
BÁT NHÃ TÂM KINH
| Thích Tuệ Sỹ dịch |
| Thích Tuệ Sỹ dịch |
Khi Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitésvara) thực hành Bát nhã ba la mật sâu xa soi thấy rằng, có năm uẩn (skandha); và thấy năm uẩn đó không có tự tánh trong chúng.
“Này Xá lợi Phất (Sàriputra), sắc ở đây là không, không là sắc; sắc không khác không, không không khác sắc; sắc tức thị là không, không tức thị là sắc. Thọ, tưởng, hành và thức cũng vậy
Này Xá lợi Phất, hết thảy các pháp ở đây được biểu thị là không: chúng không sinh, không diệt, không cấu nhiễm, không không cấu nhiễm; không tăng, không giảm. Vì vậy, này Xá Lợi Phất, trong không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có minh, không có vô minh không có minh diệt, không có vô minh diệt cho đến không có tuổi già và sự chết, không có sự diệt tận của tuổi già và sự chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí, không có đắc, và không có chứng, bởi vì không có đắc. Trong tâm của Bồ tát an trụ trên Bát nhã ba la mật không có những chuớng ngại; và bởi vì không có nhũng chướng ngại trong tâm đó, nên không có sợ hãi, và vượt ngoài những tà kiến điên đảo đạt đến Niết bàn. Hết thảy chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, do y trên Bát nhã ba la mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn tối thượng.
“Vì vậy nên biết Bát nhã ba la mật là đại thần chú (mantram), là chú của đại minh huệ, là thần chú cao tuyệt, thần chú vô giá, có thể trừ diệt hết mọi khổ đau; đó là chân lý vì không sai lầm; đây là thần chú được công bố trong kinh Bát nhã ba la mật: gate, gate, pàragate, pàrasamgate, bodhi, svàha!” (Này Bodhi, đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kìa, Svàha!).
___________________________
___________________________
Bát Nhã Tâm Kinh
| Thích Nhất Hạnh, Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn, Lá Bối, 1999 |
| Thích Nhất Hạnh, Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn, Lá Bối, 1999 |
Bồ Tát Quán Tự Tại, khi quán chiếu thâm sâu Bát nhã ba la mật, bỗng soi thấu năm uẩn, đều không có tự tánh. Thực chứng đều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả, mọi khổ đau ách nạn.
Nghe đây Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc. Sắc chính thực là không, không chính thực là sắc. Cả thọ, tưởng, hành, thức, cũng đều như vậy cả. Thể mọi pháp đều không, không sanh, cũng không diệt, không nhơ, cũng không sạch, không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không, không có sắc, thọ, tưởng, cũng không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, cùng ý căn, không có sắc thanh, hương, vị, xúc , pháp, sáu trần, không có mười tám giới, từ mắt đến ý thức, không hề có vô minh, không có hết vô minh, cho đến không già chết, không khổ, tập, diệt, đạo. Không trí, cũng không đắc, khi một vị Bồ Tát, nương diệu pháp trí độ, Bát nhã ba la mật, tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại, nên không có sợ hãi, xa lìa mọi điên đảo, đạt niết bàn tuyệt đối. Chư Phật trong ba đời, nương Bát nhã ba la mật, nên chứng vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng, Bát nhã ba la mật, là linh chú đại thần, là linh chú đại minh, là linh chú vô thượng, là linh chú siêu tuyệt, chân thật không hư vọng, có năng lực tiêu trừ, tất cả mọi khổ nạn, cho nên tôi muốn thuyết, câu thần chú trí độ. Nói xong đức Bồ Tát, liền đọc thần chú rằng: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ
Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai (Tháng 8 năm 2014)
Tâm kinh Tuệ Giác Qua Bờ
Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ, bỗng khám phá ra rằng tất cả năm uẩn đều trống rỗng, tất cả đều là cái không. Giác ngộ điều ấy xong, bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.
“Này Śāriputra, hình hài này chính là cái không và cái không cũng chính là hình hài này. Hình hài này không phải là một cái gì khác với cái không và cái không cũng không phải là một cái gì khác với hình hài này. Điều này cũng đúng với các cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức.
“Này Śāriputra, tất cả mọi hiện tượng đều mang theo tướng không, không hiện tượng nào thực sự có sinh, có diệt, có có, có không, có dơ, có sạch, có thêm và có bớt.
“Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu căn, sáu trần và sáu thức cũng đều không có mặt như những thực tại riêng biệt; mười hai khoen nhân duyên cùng sự chấm dứt của chúng, bốn đế là khổ, tập, diệt và đạo cũng không có mặt như những thực tại riêng biệt; tuệ giác và chứng đắc cũng đều như thế.
“Vị bồ-tát khi thực tập phép quán tuệ giác qua bờ không thấy có gì cần được chứng đắc, nên không thấy còn có gì chướng ngại trong tâm. Và vì tâm không còn chướng ngại nên vị ấy vượt thắng được mọi sợ hãi, đập tan được mọi tri giác sai lầm và đạt được nirvāṇa tuyệt hảo.
“Tất cả các Bụt trong quá khứ, hiện tại và vị lai nhờ nương vào phép thực tập tuệ giác qua bờ mà đạt tới chánh giác toàn vẹn.
“Cho nên, này thầy Śāriputra, ai cũng cần biết rằng tuệ giác qua bờ là một linh chú lớn, là linh chú sáng nhất, là linh chú cao nhất, là linh chú không thể so sánh được. Đó là tuệ giác chân thực có khả năng diệt trừ tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy ta nên đọc lên câu linh chú sau đây để tán dương tuệ giác qua bờ:
“Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha!”
LÝ DO TẠI SAO PHẢI DỊCH LẠI TÂM KINH
Các con của Thầy,
Sở dĩ Thầy phải dịch lại Tâm kinh, vì vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không đủ khéo léo trong khi sử dụng ngôn từ; do đó, đã gây ra nhiều hiểu lầm qua các thời đại.
Thầy muốn kể cho các con nghe hai câu chuyện: câu chuyện của một vị sa-di tới tham vấn một thiền sư và câu chuyện một thầy khất sĩ tới tham vấn Tuệ Trung Thượng Sĩ.
1
Vị thiền sư hỏi chú sa-di:
- Con hiểu Tâm kinh như thế nào, nói cho Thầy nghe đi.
Chú sa-di chắp tay đáp:
- Con học được rằng, tất cả năm uẩn đều là không. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp; không có sáu thức, mười tám giới cũng không có, mười hai nhân duyên cũng không có, mà cả tuệ giác và chứng đắc cũng không có.
- Con có tin vào lời kinh ấy không?
- Dạ con rất tin vào lời kinh.
Thiền sư bảo:
- Con xích lại gần thầy đây.
Khi chú sa-di xích lại gần, vị thiền sư liền dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của mình nắm lấy cái mũi của chú sa-di và vặn một cái mạnh. Chú sa-di đau quá la lên:
- Thầy ơi, thầy làm con đau quá!
Vị thiền sư nhìn chú và hỏi:
- Vừa rồi chú nói rằng không có mũi. Nếu không có mũi thì cái gì đau vậy?
2
Tuệ Trung Thượng Sĩ là một vị thiền sư cư sĩ, đã từng làm y chỉ sư cho vua Trần Nhân Tông hồi vua còn nhỏ tuổi. Hôm ấy, có một thầy tỳ-kheo tới hỏi ngài về Tâm kinh:
- Bạch Thượng Sĩ, hình hài chính là cái không, cái không chính là hình hài, câu này có nghĩa gì?
Ban đầu, Thượng Sĩ im lặng. Sau đó, Thượng Sĩ hỏi:
- Thầy có hình hài không?
- Dạ có.
- Vậy thì tại sao lại nói hình hài là không?
Thượng sĩ hỏi tiếp:
- Thầy có thấy trong cái không gian trống rỗng kia, có cái hình hài không?
- Dạ con không thấy có.
- Vậy thì tại sao lại nói cái không tức là hình hài?
Vị khất sĩ đứng lên xá và đi ra. Nhưng thầy bị Thượng Sĩ gọi lại và đọc cho nghe bài kệ sau đây:
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc,
Chư Bụt ba đời tạm thời bày đặt.
Không chẳng phải sắc, sắc chẳng phải không,
Thể tính sáng trong không hề còn mất.”
Căn cứ vào câu chuyện này, ta thấy Tuệ Trung Thượng Sĩ đã nói ngược lại với Tâm kinh và đã động tới cái công thức “sắc tức thị không, không tức thị sắc” linh thiêng, bất khả xâm phạm của nền văn học Bát-nhã.
Thầy thấy Thượng Sĩ đã đi quá đà. Thượng sĩ chưa thấy được rằng cái lỗi không nằm ở công thức “sắc tức thị không” mà nằm ở chỗ vụng về nơi câu “Thị cố không trung vô sắc”. Cách dùng chữ của Tâm kinh Bát-nhã ngay từ câu đầu cho đến câu: “không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt”, theo Thầy đã là tuyệt hảo. Thầy chỉ hơi tiếc là vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã không thêm vào bốn chữ không có, không không ngay sau bốn chữ không sinh, không diệt mà thôi. Bởi vì bốn chữ ấy có thể giúp người thoát khỏi ý niệm có và không, và người ta sẽ không còn dễ bị kẹt vào những cái như “không mắt, không tai, không mũi, không lưỡi…” Cái mũi của chú sa-di đến bây giờ vẫn còn đỏ, các con thấy không?
Vấn đề bắt đầu từ câu kinh: “Này Śāriputra, vì thế mà trong cái không, không có hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức” (tiếng Phạn: Tasmāc śāriputra śūnyatayāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārāḥ na vijñānam). Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài. Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại: Nó bốc tất cả các pháp ra khỏi phạm trù hữu và đặt chúng vào trong phạm trù vô (vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức…). Trong khi đó, thực tính của vạn pháp là không hữu cũng không vô, không sinh cũng không diệt. Kiến chấp hữu là một biên kiến. Kiến chấp vô là một biên kiến khác. Cái mũi của sư chú còn đau tới bây giờ là vì sự vụng về này. Cho đến bài kệ kiến giải tương truyền là của tổ Huệ Năng cũng bị kẹt vào ý niệm vô đó: “bản lai vô nhất vật!”:
“Cây bồ đề vốn chưa bao giờ từng có
Đài gương sáng cũng vậy
Từ xưa nay, chưa thực sự có một cái gì
Vậy thử hỏi bụi bặm có chỗ nào để bám?”
Thật là:
“Một áng mây qua che cửa động
Bao nhiêu chim chóc lạc đường về.”
Tuệ giác Bát nhã là thứ tuệ giác siêu việt giúp chúng ta vượt thoát mọi cặp ý niệm đối lập như sinh diệt, có không, nhiễm tịnh, thêm bớt, chủ thể đối tượng, v.v... và tiếp xúc được với thực tại bất sinh bất diệt, phi hữu phi vô, v.v... : thực tại này chính là thực tính của vạn pháp. Đó là trạng thái của sự mát mẻ, lắng dịu, bình an, vô úy, có thể chứng nghiệm được ngay trong đời sống hiện tại với hình thể năm uẩn của mình. Đó là nirvāna. “Chim chóc ưa trời mây, hươu nai ưa đồng quê, các bậc thức giả ưa rong chơi nơi niết bàn.” Đây là một câu rất hay trong phẩm Nê Hoàn của Kinh Pháp Cú trong tạng kinh chữ Hán.
Tuệ giác Bát nhã là sự thật tuyệt đối, là thắng nghĩa đế, vượt lên trên mọi sự thật ước lệ. Nó là cái thấy cao nhất của Bụt. Những đoạn kinh nào trong Đại Tạng, dù là trong các bộ Kinh Bát Nhã đồ sộ, nếu không phản chiếu được tinh thần trên, thì đều còn nằm trong bình diện sự thật ước lệ, chưa phải là đệ nhất nghĩa đế. Rủi thay, ngay trong Tâm Kinh, ta cũng thấy có một đoạn khá dài như thế.
Cũng vì vậy mà trong bản dịch mới này, Thầy đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn và bản dịch chữ Hán của thầy Huyền Trang. Thầy dịch: “Chính vì vậy mà trong cái không, năm uẩn là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức đều không có mặt như những thực tại riêng biệt, (They do not exist as separate entities). Các pháp từ duyên khởi mà biểu hiện, không có tự tính riêng biệt, không thể tự riêng mình có mặt; đó là điều kinh Bát-nhã muốn tuyên giải. “Cả tuệ giác và chứng đắc cũng không có mặt như những gì riêng biệt.” Câu kinh này cũng sâu sắc không kém gì câu “sắc tức thị không”. Thầy cũng đã thêm vào bốn chữ không có, không không vào sau bốn chữ không sinh, không diệt. “Không có, không không” là tuệ giác siêu việt của Bụt trong kinh Kātyāyana (Ca Chiên Diên), khi Bụt đưa ra một định nghĩa về chánh kiến. Bốn chữ này sẽ giúp cho các thế hệ sa-di tương lai không còn bị đau lỗ mũi.
Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. Câu kinh: “Chính vì vậy mà trong cái không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức…” rõ ràng là đang bị kẹt vào ý niệm vô, cho nên câu kinh ấy không phải là một câu kinh liễu nghĩa. Ngã không (ātma sūnyatā) chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của cái ngã, mà không phải là sự vắng mặt của một cái ngã, cũng như chiếc bong bóng trống rỗng bên trong chứ không phải là không có chiếc bong bóng. Pháp không (dharma sūnyatā) cũng thế, nó chỉ có nghĩa là sự trống rỗng của các pháp mà không phải là sự vắng mặt của các pháp, cũng như bông hoa chỉ được làm bằng những yếu tố không phải hoa chứ không phải là bông hoa đang không có mặt.
Tâm kinh Bát-nhã ra đời muộn khi tín ngưỡng mật giáo đã bắt đầu thịnh hành. Vị tổ sư biên tập Tâm kinh đã muốn tín đồ Mật giáo đọc tụng Tâm kinh, nên trong đoạn cuối đã trình bày Tâm kinh như một linh chú. Đây cũng là một phương tiện quyền xảo. Thầy sử dụng cụm từ “tuệ giác qua bờ”, vì trong câu linh chú ấy có từ pāragate có nghĩa là qua tới bờ bên kia, bờ của trí tuệ. Pārāyana cũng như Pāramitā đều được dịch là Đáo Bỉ Ngạn. Trong Kinh Tập (Sutta Nipāta), có một kinh gọi là Pārāyana được dịch là đáo bỉ ngạn, qua tới bờ bên kia.
Chúc các con tập tụng bản dịch mới cho hay. Mình đã có bản dịch tiếng Anh rồi và thầy Pháp Linh đang phổ nhạc mới. Thế nào trong ấn bản mới của Nhật Tụng Thiền Môn, ta cũng đưa bản dịch mới này vào. Hôm qua dịch xong, có một ánh trăng đi vào trong phòng Thầy. Đó là khoảng ba giờ khuya ngày 21.08.2014.
Viết tại Viện Vô Ưu, Waldbrӧl,
Thầy của các con, thương và tin cậy
BẢN DỊCH TÂM KINH MỚI, THEO KỆ 5 CHỮ
Avalokita
Khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.(C)
“Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọ và tri giác,
Tâm hành và nhận thức. (C)
“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt. (C)
“Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng
Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;
Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;
Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giác và chứng đắc
Cũng đều là như thế. (C)
“Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ
Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo. (C)
Chư Bụt trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn. (C)
“Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
Là linh chú sáng nhất,
Là linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.
Là tuệ giác chân thực
Có khả năng diệt trừ
Tất cả mọi khổ nạn. (C)
Vậy ta hãy tuyên thuyết
Câu linh chú qua bờ:
“Gate, gate,
pāragate,
pārasamgate,
bodhi, svaha!” (CC)
The Insight that Brings Us to the Other Shore
Avalokiteshvara
while practicing deeply with
the Insight that Brings Us to the Other Shore,
suddenly discovered that
all of the five Skandhas are equally empty,
and with this realisation
he overcame all Illbeing.
“Listen Shariputra,
this Body itself is Emptiness
and Emptiness itself is this Body.
This Body is not other than Emptiness
and Emptiness is not other than this Body.
The same is true of Feelings,
Perceptions, Mental Formations,
and Consciousness.
“Listen Sariputra,
all phenomena bear the mark of Emptiness;
their true nature is the nature of
no Birth no Death,
no Being no Nonbeing,
no Defilement no Immaculacy,
no Increasing no Decreasing.
“That is why in Emptiness,
Body, Feelings, Perceptions,
Mental Formations and Consciousness
are not separate self entities.
The Eighteen Realms of Phenomena
which are the six Sense Organs,
the six Sense Objects,
and the six Consciousnesses
are also not separate self entities.
The Twelve Links of Interdependent Arising
and their Extinction
are also not separate self entities.
Illbeing, the Causes of Illbeing,
the End of Illbeing, the Path,
insight and attainment,
are also not separate self entities.
Whoever can see this
no longer needs anything to attain.
“Bodhisattvas who practice
the Insight that Brings Us to the Other Shore
see no more obstacles in their mind,
and because there are no more
obstacles in their mind,
they can overcome all fear,
destroy all wrong perceptions
and realize Perfect Nirvana.
“All Buddhas in the past, present and
future by practicing
the Insight that Brings Us to the Other Shore
are all capable of attaining
Authentic and Perfect Enlightenment.
“Therefore Sariputra,
it should be known that
the Insight that Brings Us to the Other Shore
is a Great Mantra,
the most illuminating mantra,
the highest mantra,
a mantra beyond compare,
the True Wisdom that has
the power
to put an end to all kind of
suffering.
Therefore let us proclaim
a mantra to praise
the Insight that Brings Us to the Other Shore:
Gate, Gate, Paragate, Parasamgate,
Bodhi Svaha!”
Để đọc thêm bằng tiếng Anh, xin xem tại đây:
Labels:
Thầy Thích Nhất Hạnh,
Tuệ Sỹ
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
NGẮM TRĂNG LĂNG GIÀ
Trăng lung linh kỳ diệu
Kinh Lăng Nghiêm Phật Tánh Chơn Như
Trăng Lăng Già lặng chiếu *...
"Trăng Lăng Già lặng chiếu,
Thuyền vượt biển trống không,
Không cũng không như có,
Định tuệ chiếu vô cùng".
(Bản dịch của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh)
Dịch nghĩa từ:
"Tịch tịch Lăng Già nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không, không giác hữu
Tam muội nhậm thông chu".
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Monday, September 12, 2016
GIỮA ĐỜI - Between the Streams of Life
Giữa dòng ... photos - BXK |
GIỮA ĐỜI - Between the Streams of Life
1. Đi giữa dòng / between the streams of life
Thong dong / leisurely
Tĩnh lặng / silence
2.
Đi giữa dòng / between the streams of life
Lắng xuống / reflect and subtle
Buông / letting it go
3.
Đi giữa dòng / between the streams of life
Tâm nhân / the heart and mind of the individual
Trong ngần / purify and clearly
Hơi thở / breathe
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Thursday, September 8, 2016
CHÉN TRÀ TÀO KHÊ
Chén trà nét đẹp Á Đông
Đậm nhuần truyền thống nghĩa tình kết giao
Suối từ bi luôn ngọt ngào
Trà thơm tinh khiết thanh tao kiếp người
Mau tỉnh thức pháp thân huệ mạng
Dòng suối từ nuôi dưỡng chân tâm
Giới định tuệ chảy trong ngần
Truyền thừa chánh pháp muôn lần thoát ly
Qua sinh tử, đến và đi
Giác ngộ giải thoát, hành trì Thiệt... Không*
*Pháp phái Lâm Tế Liễu Quán do Tổ Liễu Quán truyền theo bài kệ như sau:
"Thiệt Tế Đại Đạo,
Tánh Hải Thanh Trừng,
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Tánh Hải Thanh Trừng,
Tâm Nguyên Quảng Nhuận
Đức Bổn Từ Phong,
Giới Định Phước Huệ,
Thể Dụng Viên Thông
Giới Định Phước Huệ,
Thể Dụng Viên Thông
Vĩnh Siêu Trí Quả,
Mật Khế Thành Công,
Truyền Trì Diệu Lý
Mật Khế Thành Công,
Truyền Trì Diệu Lý
Diễn Xướng Chánh Tôn,
Hạnh Giải Tương Ưng,
Đạt Ngộ Chơn Không”.
Hạnh Giải Tương Ưng,
Đạt Ngộ Chơn Không”.
Labels:
Thơ Thiền,
Tổ Liễu Quán
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Wednesday, September 7, 2016
San Jose: Mời Dự Ra Mắt CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời
San Jose: Mời Dự Ra Mắt CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời
WESTMINSTER (VB) – Buổi văn nghệ ra mắt CD Thiên Ca Hoa Bay Khắp Trời tại San Jose vào ngày 24/9/2016 chắc chắn sẽ thành công, đó là nhận định của Luật sư Nguyễn Tâm, nghị viên của San Jose, hôm cuối tuần khi xuống thăm Nam California.
Bản thân LS Nguyễn Tâm là một nhạc sĩ du ca nổi tiếng và cũng từng là chủ bút một tuần báo vùng Bắc Cali, ông phân tích về những khía cạnh nghệ thuật âm nhạc và thi ca, đồng thời về yếu tố truyền thông trong khu vực San Jose và vùng phụ cận.
Trong vòng mấy ngày trước dịp Lễ Lao Động, LS Nguyễn Tâm đã viếng tang và dự lễ tiễn đưa cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, đã thăm thân hữu một số vị dân cử trong vùng Quận Cam để tìm hiểu về lá phiếu cử tri gốc Việt và gốc Á trong các cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 11/2016, đã thăm hỏi các nhạc sĩ – trong đó có Trần Chí Phúc, Ngọc Trọng… -- và quan sát một số sinh hoạt cư dân Việt Quận Cam.
Ông cho biết, CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời gồm 10 bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải do nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ thành 10 ca khúc là món quà hiếm có và xuất sắc về nghệ thuật, và ông đã suy nghĩ từ năm ngoái tới việc giúp tổ chức buổi ra mắt trên vùng San Jose, và bây giờ mới thấy mọi chuyện diễn tiến như ý: buổi ra mắt sẽ thực hiện vào ngày 24/9/2016 tại hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose.
LS Nguyễn Tâm nói rằng các ca sĩ Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy là tuyệt hảo để hát Thiền Ca. Ông và Trần Chí Phúc phân tích rằng trong đó, có những giọng ca mang tầm vóc toàn cầu về thanh nhạc Việt Nam, nhưng vì thuộc thế hệ trẻ nên chưa có cơ hội vang danh.
Nghị viên Nguyễn Tâm đã gặp 2 nhạc sĩ Trần Chí Phúc và Ngọc Trọng, nghe về khuynh hướng âm nhạc Việt hiện nay.
Ông nói rằng ông kinh ngạc tuyệt vời khi nghe nhà thơ Phan Tấn Hải giải thích về cái nhìn của Đức Phật về âm nhạc, đặc biệt về sự tích trong Kinh Tạng Pali, khi Đức Phật trình diễn chơi đàn 7 dây, rồi Đức Phật bứt 1 dây còn 6 dây, tiếng nhạc cũng tuyệt vời, rồi bứt còn 5 dây, nhạc vẫn tuyệt vời… cho tới khi bứt hết 7 dây, tiếng nhạc của cây đàn không dây vẫn tuyệt vời.
Nhà thơ Phan Tấn Hải, cũng là Cư sĩ Nguyên Giác, nói rằng Kinh Tạng Pali đã nói lên diệu nghĩa của Thiền Tông, nhưng không phải ai cũng nhận ra, vì chỉ có nhạc sĩ mới nhận ra tiếng nhạc, và chỉ có người trong nhà Thiền mới nhận ra ý Thiền – bởi vì, theo lời cư sĩ, những tháng năm ngồi tịch lặng của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma tại một đỉnh núi Trung Hoa thực ra là tiếng vọng tịch lặng chứa đựng tinh hoa của các trang Kinh Pali và Kinh Sanskrit.
Phan Tấn Hải cho biết, bài nói chuyện của ông vào ngày 24/9/2016 sắp tới ở hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose, sẽ nói về Thiền Tông và Thi Ca, về nghệ thuật đàn của Đức Phật và ý nghĩa giải thoát đã nằm sẵn trong tánh bất nhị giữa "ngôn và vô ngôn" và giữa "thanh và vô thanh," dẫn theo Kinh Tạng Pali.
Được biết, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã viết khoảng 70 ca khúc trong hơn 30 năm với chủ đề vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, tình yêu, thời sự đấu tranh. Những bản Xác Em Nay Ở Phương Nào, Sài Gòn Em Ở Đó, Chiều Winnipeg, Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm, Mùa Thu Đến Rồi Đó Em, Chiều San Francisco… với dòng nhạc đa dạng và dễ nghe.
Và từ Đại Lễ Phật Đản năm 2015, Trần Chí Phúc đi vào chủ đề Thiền Ca và Phật Giáo với lời thơ của Phan Tấn Hải.
Mười ca khúc trong Hoa Bay Khắp Trời là Dâng Hoa Cúng Phật, Chờ Em Bên Sông, Mời Em Vào Cõi Bất Sinh, Hoa Bay Khắp Trời, Rồi Mẹ Như Sương, Lắng Nghe Hơi Thở, Quán Thế Âm, Bát Chánh Đạo, Niệm Phật, Phật Giáo Việt Nam Lên Đường.
Cư sĩ Huệ Tánh, một người chuyên tu Thiền Tông vùng Bắc Cali, đã nhận định trong bài viết tựa đề "Nghe 10 Ca Khúc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời…" trong tháng 11/2015 rằng, trích:
"Bản Hoa Bay Khắp Trời lời thơ gọn, gắn bó cùng nét nhạc, nghe tự nhiên không thấy dấu vết của phổ thơ. Ngày xưa Đức Phật thành đạo, thay vì nhập Niết Bàn thì ngài ở lại trần thế 49 năm để thuyết pháp. Mỗi lần Ngài thuyết pháp xong là chư thiên rải hoa bay đầy trời để tán thán công đức. Ý tưởng này đi vào câu thơ Phan Tấn Hải: "Thương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sông còn gọi, hoa bay khắp trời". Qua sông nghĩa là đã giác ngộ nhưng vẫn còn gọi tức là giảng pháp và hình ảnh hoa bay khắp trời thật tuyệt vời.
Đề tài Quán Thế Âm Bồ Tát được nhiều thi nhạc sĩ dùng, nhưng lời thơ Phan Tấn Hải có nét mới. Ngoài việc cầu nguyện Ngài cứu khổ cứu nạn thì Quán Thế Âm Bồ Tát còn hiện ra vô lượng thân để tùy cơ cứu chúng sanh, để đưa người qua bên kia sông tức là giác ngộ giải thoát. Niệm tên Ngài thì gông xiềng đứt hết, biển sóng không chìm, gậy đao tự gãy; nên hiểu nghĩa bóng ở đây, gông xiềng tức là những phiền não, biển sóng là những dục vọng, gậy đao là những ám chướng u mê. Nghĩa là Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì thân tâm an lạc, thoát khỏi những đau khổ về tinh thần và từ đó sẽ bớt đau về thể xác.
Phật Giáo là tổng hợp hai mặt Niềm Tin và Trí Tuệ, niệm Quán Thế Âm để có Niềm Tin nhưng đồng thời hiểu rằng trong khi niệm tên ngài tâm thức được giải thoát và Trí Tuệ phát sinh.
Nét nhạc trong bản Quán Thế Âm dịu dàng, từ cung thứ chuyển sang cung trưởng cho sự phong phú và sự phấn khởi thân tâm. Đây là một ca khúc sẽ được Phật Tử ưa chuộng.
Bản Niệm Phật cũng tương tự ý nghĩa, rằng niệm thì có Niềm Tin nhưng "niệm Phật là tay niệm Phật, nâng người té ngã, dìu người qua sông", hành giả khởi tâm từ bi khi giúp đỡ tha nhân; "niệm Phật là lời niệm Phật hóa chữ thành thơ, gọi người tỉnh giác" lãng đãng chất thi ca; "niệm Phật nghe dịu dàng, từng chữ hiện rồi tan, thấy từng niệm ngời sáng, tịnh độ hóa toàn thân, hiện tâm vô lượng, Nam Mô A Di Đà Phật", kết quả ngay tức khắc khi niệm Phật là thân tâm bừng sáng, không cần phải cần tới khi lìa đời được Phật A Di Đà rước về cõi Tây Phương Cực Lạc như nhiều người vẫn tin tưởng.
Có thể nói Tịnh Độ Tông và Thiền Tông hòa lẫn vào nhau trong lời ca bản Niệm Phật. Nét nhạc lúc cung trưởng lúc cung thứ, hợp âm Đô Trưởng rồi qua La Thứ, cho dễ nghe và phong phú. Ca khúc Niệm Phật là một thành công của thi sĩ và nhạc sĩ.
Bản Lắng Nghe Hơi Thở không có nét Phật Giáo mà là nét Thiền tổng quát cho tất cả mọi người yêu thích cái gọi là Thiền trong đời sống hiện nay, không phân biệt tôn giáo. Hãy ngồi xuống dịu dàng, lắng nghe hơi thở từ đầu tới chân, để tâm bình an và không nghĩ tới quá khứ lẫn tương lai. "ngày qua không nghĩ tới, ngày sau chẳng bận tâm, lắng nghe và cảm nhận hơi thở là toàn thân".
Trong câu này thì nét nhạc từ cung trưởng chuyển sang cung thứ và lập lại lời ca lần thứ nhì nhưng dòng nhạc đổi khác cho sự phong phú và không nhàm chán. Đây là một cái khéo trong nghệ thuật phổ thơ của nhạc sĩ…."(ngưng trích)
Được biết, trong Thư Mời cho buổi Thiền Ca San Jose có nội dung:
"Kính mời tất cả đồng hương tham dự buổi ra mắt CD và tập nhạc Thiền ca
HOA BAY KHẮP TRỜI
Nhạc Trần Chí Phúc phổ thơ Phan Tấn Hải
Tại hội trường Franklin McKinley School District
645 Wool Creek Dr
San Jose, CA 95112
Lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Bảy 24-9-2016
Để thưởng thức những bài hát Thiền Ca mới với các giọng ca Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy.
Để nghe nhà thơ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo, sẽ nói về ThiềnTông và Thi ca.
Giới thiệu chương trình: Mai Phi Long – SBTN
Sự hiện diện của quí vị là niềm hân hạnh cho tác giả
Trân trọng
Trần Chí Phúc
(408) 646-1954
chiphuctran@yahoo.com"
Nghị viên Nguyễn Tâm trước khi lên đường về San Jose, nói rằng ông tin rằng buổi ra mắt CD và Tập Nhạc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời là một sự kiện hy hữu.
Nhà thơ Phan Tấn Hải nói rằng trong CD là những dòng thơ đẹp nhất của đời ông, và tự thấy rằng ông không thể tự vượt chính mình nữa, sau các dòng thơ, thí dụ như trong ca khúc "Rồi Mẹ Như Sương":
Thương con trăm sông ngàn núi
Trang kinh mẹ chép cúng dường
Bốn thời sớm trưa chiều tối
Nhớ ơi nước mắt lăn dòng...
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc cho biết với các ca sĩ tài năng và thơ mộng trong chương trình ngày 24/9/2016, ông hy vọng từng nốt nhạc hát lên sẽ chở được âm vang giải thoát trên các trang Kinh Phật xưa cổ.
WESTMINSTER (VB) – Buổi văn nghệ ra mắt CD Thiên Ca Hoa Bay Khắp Trời tại San Jose vào ngày 24/9/2016 chắc chắn sẽ thành công, đó là nhận định của Luật sư Nguyễn Tâm, nghị viên của San Jose, hôm cuối tuần khi xuống thăm Nam California.
Bản thân LS Nguyễn Tâm là một nhạc sĩ du ca nổi tiếng và cũng từng là chủ bút một tuần báo vùng Bắc Cali, ông phân tích về những khía cạnh nghệ thuật âm nhạc và thi ca, đồng thời về yếu tố truyền thông trong khu vực San Jose và vùng phụ cận.
Trong vòng mấy ngày trước dịp Lễ Lao Động, LS Nguyễn Tâm đã viếng tang và dự lễ tiễn đưa cố Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, đã thăm thân hữu một số vị dân cử trong vùng Quận Cam để tìm hiểu về lá phiếu cử tri gốc Việt và gốc Á trong các cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 11/2016, đã thăm hỏi các nhạc sĩ – trong đó có Trần Chí Phúc, Ngọc Trọng… -- và quan sát một số sinh hoạt cư dân Việt Quận Cam.
Ông cho biết, CD Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời gồm 10 bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải do nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ thành 10 ca khúc là món quà hiếm có và xuất sắc về nghệ thuật, và ông đã suy nghĩ từ năm ngoái tới việc giúp tổ chức buổi ra mắt trên vùng San Jose, và bây giờ mới thấy mọi chuyện diễn tiến như ý: buổi ra mắt sẽ thực hiện vào ngày 24/9/2016 tại hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose.
LS Nguyễn Tâm nói rằng các ca sĩ Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy là tuyệt hảo để hát Thiền Ca. Ông và Trần Chí Phúc phân tích rằng trong đó, có những giọng ca mang tầm vóc toàn cầu về thanh nhạc Việt Nam, nhưng vì thuộc thế hệ trẻ nên chưa có cơ hội vang danh.
Nghị viên Nguyễn Tâm đã gặp 2 nhạc sĩ Trần Chí Phúc và Ngọc Trọng, nghe về khuynh hướng âm nhạc Việt hiện nay.
Ông nói rằng ông kinh ngạc tuyệt vời khi nghe nhà thơ Phan Tấn Hải giải thích về cái nhìn của Đức Phật về âm nhạc, đặc biệt về sự tích trong Kinh Tạng Pali, khi Đức Phật trình diễn chơi đàn 7 dây, rồi Đức Phật bứt 1 dây còn 6 dây, tiếng nhạc cũng tuyệt vời, rồi bứt còn 5 dây, nhạc vẫn tuyệt vời… cho tới khi bứt hết 7 dây, tiếng nhạc của cây đàn không dây vẫn tuyệt vời.
Nhà thơ Phan Tấn Hải, cũng là Cư sĩ Nguyên Giác, nói rằng Kinh Tạng Pali đã nói lên diệu nghĩa của Thiền Tông, nhưng không phải ai cũng nhận ra, vì chỉ có nhạc sĩ mới nhận ra tiếng nhạc, và chỉ có người trong nhà Thiền mới nhận ra ý Thiền – bởi vì, theo lời cư sĩ, những tháng năm ngồi tịch lặng của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma tại một đỉnh núi Trung Hoa thực ra là tiếng vọng tịch lặng chứa đựng tinh hoa của các trang Kinh Pali và Kinh Sanskrit.
Phan Tấn Hải cho biết, bài nói chuyện của ông vào ngày 24/9/2016 sắp tới ở hội trường Franklin McKinley School District ở San Jose, sẽ nói về Thiền Tông và Thi Ca, về nghệ thuật đàn của Đức Phật và ý nghĩa giải thoát đã nằm sẵn trong tánh bất nhị giữa "ngôn và vô ngôn" và giữa "thanh và vô thanh," dẫn theo Kinh Tạng Pali.
Được biết, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã viết khoảng 70 ca khúc trong hơn 30 năm với chủ đề vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, tình yêu, thời sự đấu tranh. Những bản Xác Em Nay Ở Phương Nào, Sài Gòn Em Ở Đó, Chiều Winnipeg, Sài Gòn Một Thoáng 40 Năm, Mùa Thu Đến Rồi Đó Em, Chiều San Francisco… với dòng nhạc đa dạng và dễ nghe.
Và từ Đại Lễ Phật Đản năm 2015, Trần Chí Phúc đi vào chủ đề Thiền Ca và Phật Giáo với lời thơ của Phan Tấn Hải.
Mười ca khúc trong Hoa Bay Khắp Trời là Dâng Hoa Cúng Phật, Chờ Em Bên Sông, Mời Em Vào Cõi Bất Sinh, Hoa Bay Khắp Trời, Rồi Mẹ Như Sương, Lắng Nghe Hơi Thở, Quán Thế Âm, Bát Chánh Đạo, Niệm Phật, Phật Giáo Việt Nam Lên Đường.
Cư sĩ Huệ Tánh, một người chuyên tu Thiền Tông vùng Bắc Cali, đã nhận định trong bài viết tựa đề "Nghe 10 Ca Khúc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời…" trong tháng 11/2015 rằng, trích:
"Bản Hoa Bay Khắp Trời lời thơ gọn, gắn bó cùng nét nhạc, nghe tự nhiên không thấy dấu vết của phổ thơ. Ngày xưa Đức Phật thành đạo, thay vì nhập Niết Bàn thì ngài ở lại trần thế 49 năm để thuyết pháp. Mỗi lần Ngài thuyết pháp xong là chư thiên rải hoa bay đầy trời để tán thán công đức. Ý tưởng này đi vào câu thơ Phan Tấn Hải: "Thương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sông còn gọi, hoa bay khắp trời". Qua sông nghĩa là đã giác ngộ nhưng vẫn còn gọi tức là giảng pháp và hình ảnh hoa bay khắp trời thật tuyệt vời.
Đề tài Quán Thế Âm Bồ Tát được nhiều thi nhạc sĩ dùng, nhưng lời thơ Phan Tấn Hải có nét mới. Ngoài việc cầu nguyện Ngài cứu khổ cứu nạn thì Quán Thế Âm Bồ Tát còn hiện ra vô lượng thân để tùy cơ cứu chúng sanh, để đưa người qua bên kia sông tức là giác ngộ giải thoát. Niệm tên Ngài thì gông xiềng đứt hết, biển sóng không chìm, gậy đao tự gãy; nên hiểu nghĩa bóng ở đây, gông xiềng tức là những phiền não, biển sóng là những dục vọng, gậy đao là những ám chướng u mê. Nghĩa là Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì thân tâm an lạc, thoát khỏi những đau khổ về tinh thần và từ đó sẽ bớt đau về thể xác.
Phật Giáo là tổng hợp hai mặt Niềm Tin và Trí Tuệ, niệm Quán Thế Âm để có Niềm Tin nhưng đồng thời hiểu rằng trong khi niệm tên ngài tâm thức được giải thoát và Trí Tuệ phát sinh.
Nét nhạc trong bản Quán Thế Âm dịu dàng, từ cung thứ chuyển sang cung trưởng cho sự phong phú và sự phấn khởi thân tâm. Đây là một ca khúc sẽ được Phật Tử ưa chuộng.
Bản Niệm Phật cũng tương tự ý nghĩa, rằng niệm thì có Niềm Tin nhưng "niệm Phật là tay niệm Phật, nâng người té ngã, dìu người qua sông", hành giả khởi tâm từ bi khi giúp đỡ tha nhân; "niệm Phật là lời niệm Phật hóa chữ thành thơ, gọi người tỉnh giác" lãng đãng chất thi ca; "niệm Phật nghe dịu dàng, từng chữ hiện rồi tan, thấy từng niệm ngời sáng, tịnh độ hóa toàn thân, hiện tâm vô lượng, Nam Mô A Di Đà Phật", kết quả ngay tức khắc khi niệm Phật là thân tâm bừng sáng, không cần phải cần tới khi lìa đời được Phật A Di Đà rước về cõi Tây Phương Cực Lạc như nhiều người vẫn tin tưởng.
Có thể nói Tịnh Độ Tông và Thiền Tông hòa lẫn vào nhau trong lời ca bản Niệm Phật. Nét nhạc lúc cung trưởng lúc cung thứ, hợp âm Đô Trưởng rồi qua La Thứ, cho dễ nghe và phong phú. Ca khúc Niệm Phật là một thành công của thi sĩ và nhạc sĩ.
Bản Lắng Nghe Hơi Thở không có nét Phật Giáo mà là nét Thiền tổng quát cho tất cả mọi người yêu thích cái gọi là Thiền trong đời sống hiện nay, không phân biệt tôn giáo. Hãy ngồi xuống dịu dàng, lắng nghe hơi thở từ đầu tới chân, để tâm bình an và không nghĩ tới quá khứ lẫn tương lai. "ngày qua không nghĩ tới, ngày sau chẳng bận tâm, lắng nghe và cảm nhận hơi thở là toàn thân".
Trong câu này thì nét nhạc từ cung trưởng chuyển sang cung thứ và lập lại lời ca lần thứ nhì nhưng dòng nhạc đổi khác cho sự phong phú và không nhàm chán. Đây là một cái khéo trong nghệ thuật phổ thơ của nhạc sĩ…."(ngưng trích)
Được biết, trong Thư Mời cho buổi Thiền Ca San Jose có nội dung:
"Kính mời tất cả đồng hương tham dự buổi ra mắt CD và tập nhạc Thiền ca
HOA BAY KHẮP TRỜI
Nhạc Trần Chí Phúc phổ thơ Phan Tấn Hải
Tại hội trường Franklin McKinley School District
645 Wool Creek Dr
San Jose, CA 95112
Lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Bảy 24-9-2016
Để thưởng thức những bài hát Thiền Ca mới với các giọng ca Diệu Linh, Hà Ngọc Nhung, Thanh Vũ, Châu Dũng, Thu Nga, Hồng Nga, Phương Thúy.
Để nghe nhà thơ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, chủ bút Việt Báo, sẽ nói về ThiềnTông và Thi ca.
Giới thiệu chương trình: Mai Phi Long – SBTN
Sự hiện diện của quí vị là niềm hân hạnh cho tác giả
Trân trọng
Trần Chí Phúc
(408) 646-1954
chiphuctran@yahoo.com"
Nghị viên Nguyễn Tâm trước khi lên đường về San Jose, nói rằng ông tin rằng buổi ra mắt CD và Tập Nhạc Thiền Ca Hoa Bay Khắp Trời là một sự kiện hy hữu.
Nhà thơ Phan Tấn Hải nói rằng trong CD là những dòng thơ đẹp nhất của đời ông, và tự thấy rằng ông không thể tự vượt chính mình nữa, sau các dòng thơ, thí dụ như trong ca khúc "Rồi Mẹ Như Sương":
Thương con trăm sông ngàn núi
Trang kinh mẹ chép cúng dường
Bốn thời sớm trưa chiều tối
Nhớ ơi nước mắt lăn dòng...
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc cho biết với các ca sĩ tài năng và thơ mộng trong chương trình ngày 24/9/2016, ông hy vọng từng nốt nhạc hát lên sẽ chở được âm vang giải thoát trên các trang Kinh Phật xưa cổ.
Việt Báo
Labels:
Giới Thiệu,
Giới thiệu tác phẩm,
Nguyên giác,
Phan Tấn Hải
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Subscribe to:
Posts (Atom)