Wednesday, January 17, 2018

LỄ TRAO GIẢI VIẾT VỀ ĐẠO PHẬT ANANDA VIET AWARDS LẦN ĐẦU

LỄ TRAO GIẢI VIẾT VỀ ĐẠO PHẬT ANANDA VIET AWARDS LẦN ĐẦU, 3 GIẢI CHÍNH, 5 GIẢI KHUYẾN KHÍCH TỔNG TRỊ GIÁ CÁC GIẢI LÀ 7000 Mỹ Kim

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
Le Trao Giai Ananda Viet Awards  (9)

Hoà thượng Thích Thái Siêu trao giải Nhất và một giải 
Khuyến khích cho đại diện tác giả  Nguyễn Xuân Chiến ở Việt Nam










HUNTINGTON BEACH, CALIFORNIA (VB) -- Lần đầu tiên tại hải ngoại lễ trao giải viết về Đạo Phật Ananda Viet Awards được long trọng diễn ra tại Hội Trường Sangha, thành phố Huntington Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự quang lâm chứng minh của chư Tôn Đức và sự tham dự đông đảo của quý thiện hữu tri thức, quý thân hào nhân sĩ Phật tử, quý tác giả và thân nhân.


Điều hợp chương trình trao giải Ananda Viet Awards là Cư Sĩ Quảng Trà Nguyễn Thanh Huy, phóng viên Việt Báo. MC Nguyễn Thanh Huy đã giới thiệu Hòa Thượng Thích Thái Siêu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, và Đại Đức Thích Phước Hảo. MC cũng đã giới thiệu các ký giả và phóng viên của nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Quận Cam như kỹ sư Bùi Bỉnh Bân (Giám Đốc Truyền Hình FreeVN.net), ký giả Nguyễn Thanh Phong của Báo Viễn Đông, ký giả Văn Lang của báo Người Việt, phóng viên Thảo Nguyễn của Đài Truyền Hình Asia World Media, v.v…



Mở đầu chương trình là lời phát biểu khai mạc của Cư Sĩ Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, Hội Trưởng Hội Phật Học Đuốc Tuệ kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Trao Giải Ananda Viet Awards. Bác Mật Nghiêmđã chào mừng chư Tôn Đức, quý thiện hữu tri thức, quý tác giả và bằng hữu đã đến tham dự buổi Lễ Trao Giải. Ông nói Giải Viết Về Đạo Phật Ananda Viet Awards là hoài bảo của một số Phật tử đã nỗ lực tạo ra để khuyến khích mọi người viết về Phật Pháp hầu truyền bá giáo lý Đức Phật làm lợi lạc cho nhân quần xã hội. Rồi như lệ thường Bác Mật Nghiêm đã đọc bài thơ cảm tác về lễ trao giải, với 2 câu đầu: 



“Mười bốn tháng giêng hai không mười tám
Ananđà mở hội tuyển nhân tài…”



Cư Sĩ Tâm Diệu, Chủ Biên Trang Mạng Thư Viện Hoa Sen kiêm CEO Ananda Viet Foundation -- là tổ chức bất vụ lợi cùng với Hội Phật Học Đuốc Tuệ đứng ra thành lập Giải Ananda Viet Awards – đã công bố kết quả Giải Viết Về Đạo Phật Ananda Viet Awards. Cư Sĩ Tâm Diệu cho biết về cơ duyên ra đời của giải thưởng này như sau:



“Khởi đi từ gợi ý của nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải muốn giáo lý đạo Phật được lan tỏa sâu rộng qua ngòi bút của mọi giới, mọi thành phần xã hội nên một số anh em trong hai ban quản trị Hội Phật HọcĐuốc Tuệ và Thư Viện Hoa Sen đã cùng nhau thảo luận về đề án tạo dựng một vườn ươm lý tưởng cho những hạt giống văn chương Phật giáo được nảy mầm, được phát hiện, nuôi dưỡng lớn mạnh, và lan tỏa đi bốn phương trời. Kết quả là ban tổ chức giải viết về đạo Phật mang tên là Ananda Viet Awars cũng như tổ chức quản lý trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ Ananda Viet Foundation ra đời.



“Sau một năm hoạt độngđến nay thành quả đã được gặt hái. 



“Trước khi công bố chính thức những người đoạt 3 giải chính và 5 giải khuyến khích, chúng tôi trân trọng kính gửi lời cảm tạ đến các nhà hảo tâm vì tiền đồ của Phật Giáo đã hết lòng yểm trợ tinh thần và tài chánh cho việc tổ chức giải:Trước hết là nhị vị Hòa thượng: Thích Nguyên Trí viện chủ chùa Bát Nhã, Santa Ana Hoa Kỳ và Hòa thượng Giới Đức tức nhà văn Minh Đức Triều Tâm Ảnhviện chủ Tu Viện Huyền Không Sơn Thượng, Huế Việt Nam;  và sau nữa là các cá nhân và tổ chức: Quý Cư sĩ Hoang Phong, Nguyên Giác, Bảo Trung, Tuệ Huy, Tâm Thường Định, và Tâm Bảo Đàn (Viet Nalanda).



“Chúng tôi cũng không quên kính lời cảm tạ đến quý nhà văn thành viên trong hai hội đồng giám khảo sơ tuyển và chung kết từ Việt Nam, Pháp Quốc và Hoa Kỳ đã không ngại bỏ công sức để duyệt xét 146 bài viết bao gồm văn, thơ và thơ phổ nhạc để chọn ra được 3 giải chính và 5 giải khuyến khích.”



Trong phần trình bày về quá trình hoạt động của Giải Ananda Viet Awards, Cư Sĩ Tuệ Huy, Tổng Thư Ký Ban Tổ Chức Giải Ananda Viet Awards, cho biết về quá trình nhận bài dự thi, chấm thi và tổng kết các điểm của các bài thi để chọn ra các bài dự thi được trao giải. Cư Sĩ Tuệ Huy cho biết Ban Giám Khảo hoạt động hoàn toàn độc lập với Ban Tổ Chức Giải trong suốt quá trình chấm bài dự thiCư Sĩ Tuệ Huy nói rằng Ban Tổ Chức đã nhận được tổng cộng 146 bài thơ, văn và nhạc. Ban Sơ Tuyển đã chọn ra 51 bài (gồm 27 bài văn và 24 bài thơ) trong số đó để đưa qua Ban Giám Khảo chấm điểm vòng Bán Kết và chọn ra 14 bài vào Chung Kết, trong đó có 3 giải chính và 5 giải khuyến khích. Cư Sĩ Tuệ Huy nói rằng một trong những mục đích ra đời của Giải Ananda Viet Awards là để “tạo bệ phóng” để các tác giả trình bày những trải nghiệm của mình đối với Phật Pháp và phổ biến cho mọi người



Hòa Thượng Thích Thái Siêu trong lời Đạo Từ nói rằng đem lại hạnh phúc cho người khác là quý báu mà buổi lễ trao gỉải Ananda Viet Awards đã làm được khi làm cho mọi người có nhiều niềm vui và hy vọngHòa Thượng nói sáng tác văn học không chỉ mang ý nghĩa “văn dĩ tải đạo,” mà còn có thể dùng văn học để làm cho người Việt biết yêu thương tiếng Việt và đất nước Việt NamHòa Thượng nói ngày xưa Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để bảo vệ chủ quyền đất nước, vậy nên, người viết văn làm thơ cũng nên dùng văn thơ để bảo vệ đất nước làm cho quê hương ngày càng tốt đẹpHòa Thượng mong rằng Giải Ananda Việt ngày càng phát triển và lan rộng. 



Cư Sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Chủ Bút Việt Báo, trong bài phát biểu đã nói đến ý nghĩa và mục tiêucủa người cầm bút trong đạo Phật. Ông cho biết rằng: 



“Khi chúng ta đọc và viết, luôn luôn có một lựa chọn là đọc gì và viết gì. Tất nhiên là chỉ ưa đọc sách hay, và muốn viết hay. Đó là mỹ học của ngôn ngữ. Cũng là một phần của đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật. Nói cho đơn giản, cái đẹp là những gì làm chúng ta ưa nhìn, ưa nghe. Một bông hoa đẹp, một ca khúc hay. Trong tất cả các phim về cuộc đời Đức Phật đều có nhạc hay, hình ảnh đẹp, tất cả các tài tử đều đẹp tuyệt trần. Hay là những vần thơ rất hay trong Kinh Pháp CúTrưởng Lão Tăng KệTrưởng Lão Ni Kệ. Có vẻ như rằng, hay hơn và đẹp hơn là điều cần thiết để hoằng pháp.



“Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều nhớ Đức Phật nhiều lần cảnh giác rằng chớ nên ngân nga những dòng kinh chỉ để cho êm tai, mà phải văn, phải tư và phải tu cho thấu đáo. Nghĩa là, chớ nên thuần túy thích thú với những gì chúng ta nghe hay nhìn. Nghĩa là, mỹ học trong nhà Phật phải hướng tới giải thoát. Chệch ra khỏi mục tiêu giải thoát, tất cả nỗ lực mỹ học đều vô ích, thậm chí còn nguy hiểm, vì sẽ lôi kéo chúng ta thêm nhiều kiếp gian nan..."

“Như vậy, ưu tiên nên là, viết lên được PHÁP NGHĨA KHÔNGĐức Phật thường nói tới nói tới yêu cầuhọc về Emptiness trong nhiều kinh, thí dụ như câu “deep, deep in their meaning, transcendent, connected with emptiness” trong Kinh SN 20.7 Ani Sutta -- Ngài Minh Châu dịch là Cái Chốt Trống, có viết, trích:


“…này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: “Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảngthâm sâunghĩa lý thâm diệuxuất thế gianliên hệ đến Không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảngchúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòngcần phải học thấu đáo”….” 



“Đó là diệu nghĩa khi viết. Nếu chưa nắm được cách viết về Không (thú thậtbản thân tôi vẫn chưa hiểu hết để sống với diệu nghĩa Không), hãy viết những việc đơn giản để gợi lên suy nghĩ về luật vô thường, và như thế cũng tự nhiên độc giả nhận ra vô ngã và đặc tính bất như ý trong xã hội.”



Phần trao giải bắt đầu với 5 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá tiền mặt $200 USD. 



5 Giải Khuyến Khích:
1 -Tâm Nhuận Phúc với bài văn “Đủ Duyên Theo Phật Kiếp Này.” Tác giả Tâm Nhuận Phúc sinh năm 1962 tại Sài Gòn, định cư ở Mỹ từ năm 2006. Qui y từ năm 2010 tại Quận Cam, với Hòa Thượng Thích Phước Tịnh. Bút hiệu cũng là pháp danh. Hiện đang sinh hoạt với nhóm Phật Tử Giới Trẻ.
2 -Thích Tâm Tiến với bài văn “Gặp Lại Đức Phật Lần Đầu Tiên.” Thầy Tâm Tiến đang học tại bang Colorado, ngỏ ý nhờ ban tổ chức chuyển số tiền dù rất nhỏ để giúp đồng bào Vietnam đang bị bão lụt hoặc đồng bào thiên tai hoặc làm từ thiện
3 - Tâm Uyển với bài văn “Sư Về Núi.” Thầy Tâm Uyển, pháp hiệu Thích Hải Hiếu hiện đang du học tại Ấn Độ. Vì điều kiện không cho phép, thầy xin đề cử thầy Thích Phổ Hoá, sẽ giúp thầy nhận giải của tổ chức hội. Thầy Tâm Uyển không về tham dự được nên Thầy Thích Phổ Hóa đại diện tiếp nhận Giải.
4 -Đồng Thiện với bài “Có Khác Gì Nhau.” Đạo hữu Đồng Thiện, tên thật là Nguyễn Thanh Hiền sinh năm 1971 quê quán Bình Định Tốt nghiệp trường Đại học Tổng Hợp nay là Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Sài Gòn khoá 1989-1993.  Đến Mỹ định cư năm 2000, sống với vợ và một con gái. Hiện sinh sống taị thành phố Atlanta thuộc tìểu bang Goergia.
5 -Nhất Tâm Nguyễn Xuân Chiến với bài văn “Thầy và Trò.” 


Giải Ba: về tay tác giả Nguyên Thuần Nguyễn Đằng Giao (Hoa Kỳ) về bài thơ Quét Lá. Tác giả Nguyên Thuần tên thật là Nguyễn Đằng Giao sinh tại Sài gòn trong một gia đình có người mẹ là một Phật tử thuần thành và người cha rất yêu thi ca . Đạo hữu bắt đầu làm thơ từ khi học tiểu học, chủ yếu chỉ để tặng bạn bè. Bài thơ Quét Lá được sáng tác từ cảm hứng trong khi làm công quả quét lá cho Chùa Phước Hòa tại Gò Vấp, Sài gòn. Đạo hữu hiện sống với gia đình và làm việc tại một trường đại học cộng đồng ở Milwaukee, Wisconsin. Trị giá tiền mặt $1,000 USD. Giáo Sư Trần Văn Chi trao Giải.



Giải Nhì: Thuộc về tác giả Lưu Thị - Diệu Liên Lý Thu Linh (Việt Nam) về bài văn Bóng Thời GianTác giả Lưu Thị sinh năm 1946 tên thật là Lý Linh Thu, pháp danh là Diệu Liên thường ký tên nơi các sách dịch và các bài viết về Phật học là Diệu Liên Lý Thu Linh. Du học ở Hoa Kỳ từ năm 1966. Chuyên dịch sách và báo chí Phật GiáoTác giả cho biết dịch sách như một cách để học Phật Pháp. Năm 1997 trở về Việt Nam thường trú cho tới nay. Là Cộng tác viên thường xuyên với báo Giác Ngộ và Thư Viện Hoa Sen. Trị giá tiền mặt $2,000 USD. Cư Sĩ Bảo Chung, Thủ Quỹ Ananda Viet Foundation đại diện tác giả Lưu Thị nhận giải từ Giáo Sư Nguyễn Trung Quân trao.



Giải Nhất:  Về tay tác giả Nhất Tâm Nguyễn Xuân Chiến (Huế, Việt Nam) với bài văn: Ông thầy Huế Ròn Huế Rặt. Tác giả Nhất Tâm Nguyễn Xuân Chiến sinh năm 1947 trong một gia đình bình dân theo đạo Phật. Được cha mẹ cho đi học giữa giai đoạn chiến tranh kéo dài, xã hội có nhiều chuyển biến bất thường. Dù khó khăn do vận nước đổi đời vẫn nỗ lực tu học, vẫn đeo đuổi lý tưởng của mình, luôn hành trì và luôn nhớ đại nguyện đã phát ra từ buổi sơ tâm cho đến ngày hôm nay. Tác giả hiện thường trú tại Huế. Là Cộng tác viên thường xuyên với Thư Viện Hoa Sen. Do sức khỏe suy yếu và chi phí tốn kém nên không thể đi Mỹ nhận giải. Tác giả đã ủy quyền cho cháu gái là cô Phương Nguyễn nhận giải. Hòa Thượng Thích Thái Siêu trao Giải. Trị giá tiền mặt $3.000 USD.



Cư Sĩ Quảng Trà Nguyễn Thanh Huy đã đại diện Ban Tổ Chức kính tri ân chư Tôn Đức và cảm ơn quý thiện hữu tri thức, quý tác giả và bằng hữu đã đến tham dự Lễ Trao Giải hôm nay. 



Mọi người cùng chụp hình lưu niệm trong niềm hoan hỷ tràn đầy trước sự thành công đánh khích lệ của buổi Lễ Trao Giải Ananda Viet Awards lần đầu tiên.

Le Trao Giai Ananda Viet Awards  (9)
Hoà thượng Thích Thái Siêu trao giải Nhất và một giải Khuyến khích cho đại diện tác giả Nguyễn Xuân Chiến ở Việt Nam
Le Trao Giai Ananda Viet Awards  (10)
HT. Thích Thái Siêu chụp hình chung với các tác giả trúng giải và ban tổ chức
Le Trao Giai Ananda Viet  Awards
Cư sĩ Quảng Trà Nguyễn Thanh Huy, người dẫn chương trình buổi lễ
Le Trao Giai Ananda Viet Awards (4)
Cư sĩ Mật Nghiêm, Chủ tịch Hội Phật Học đuốc Tuệ, Trưởng ban tổ chức đọc diễn văn khai mạc

Le Trao Giai Ananda Viet Awards (5)
Cư sĩ Tâm Diệu, Thư Viện Hoa Sen & Ananda Viet Foundation công bố chính thức kết quả giải Ananda Viet Awards

Le Trao Giai Ananda Viet Awards  (7)
Cư sĩ Nguyên Giác, Một trong 10vị giám khảo chung kết phát biểu
Le Trao Giai Ananda Viet Awards (6)
Cư sĩ Tuệ Huy, Tổng Thư Ký Ananda Viet Foundation kiêm thư ký ban tổ chức báo cáo quá trình chấm giải
Le Trao Giai Ananda Viet Awards  (3)


Xem thêm: Công Bố Kết Quả Giải Viết Về Đạo Phật Ananda Viet Awards:

LUNG LINH PHẬN NGƯỜI

Thẹn thùng trong nắng mai - Photo: BXK

LUNG LINH PHẬN NGƯỜI

Mênh mông sương trắng ngút ngàn
Nắng mai hé nhụy lỡ làng tử sinh
Thân thấm lạnh bước đăng trình
Bờ mê bến giác lung linh phận người

Monday, January 15, 2018

Tâm Xả Ly: Mỹ Học Của Giải Thoát - Nguyên Giác

Quan cảnh Lễ Trao Giải Ananda Việt Awards 2017 - Photo: BXK
Tâm Xả Ly: Mỹ Học Của Giải Thoát
Nguyên Giác
(LGT. Bài viết để sẽ rút gọn khi nói chuyện trong Lễ Trao Giải Ananda Việt Awards 2017 Chủ Nhật 14/1/2018 tại Trung Tâm Sangha Center, California.)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Hòa Thượng Thích Thái Siêu và chư tôn đức tăng ni
Kính thưa quý cư sĩ Hội Đuốc Tuệ, Thư Viện Hoa Sen, quý truyển thông và tất cả.

Hôm nay, tôi hân hạnh được Hội Đồng Giám Khảo Giải Viết Về Đạo Phật của Viet Ananda Foundation ủy thác nói vài lời. Bản thân tôi không có gì đặc biệt, chỉ do cơ duyên trong 3 thập niên gắn bó với báo chí trong đạo và ngoài đời thường, và là một người luôn luôn hối thúc các bạn đạo phải tu, phải học, và phải cầm bút viết. Bởi vì, tôi thường nói với bạn hữu rằng hãy hình dung, nếu nhiều thập niên trước, không có sách của quý Thầy như Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu và nhiều vị khác, Đạo Phật bây giờ đã không phong phú như hiện nay.
Thêm nữa, có một kỷ niệm riêng là, khi mới rời trung học, được đọc cuốn “Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận” của ngài Huệ Hải, bản Việt dịch của Thầy Thích Thanh Từ, tuy chưa hiểu nhưng lòng tôi tin tức khắc, và không bao giờ quên là có một Đạo Phật như thế để nhiều thập niên sau ra sức dò tìm lại ngôn ngữ đó trong Kinh Tạng Pali. Đó là sức mạnh của ngôn ngữ.
Khi chúng ta đọc và viết, luôn luôn có một lựa chọn là đọc gì và viết gì. Tất nhiên là chỉ ưa đọc sách hay, và muốn viết hay. Đó là mỹ học của ngôn ngữ. Cũng là một phần của đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật. Nói cho đơn giản, cái đẹp là những gì làm chúng ta ưa nhìn, ưa nghe. Một bông hoa đẹp, một ca khúc hay. Trong tất cả các phim về cuộc đời Đức Phật đều có nhạc hay, hình ảnh đẹp, tất cả các tài tử đều đẹp tuyệt trần. Hay là những vần thơ rất hay trong Kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ. Có vẻ như rằng, hay hơn và đẹp hơn là điều cần thiết để hoằng pháp.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều nhớ Đức Phật nhiều lần cảnh giác rằng chớ nên ngân nga những dòng kinh chỉ để cho êm tai, mà phải văn, phải tư và phải tu cho thấu đáo. Nghĩa là, chớ nên thuần túy thích thú với những gì chúng ta nghe hay nhìn. Nghĩa là, mỹ học trong nhà Phật phải hướng tới giải thoát. Chệch ra khỏi mục tiêu giải thoát, tất cả nỗ lực mỹ học đều vô ích, thậm chí còn nguy hiểm, vì sẽ lôi kéo chúng ta thêm nhiều kiếp gian nan.
Nơi đây, xin kể một câu chuyện trong Tạng Pali. Câu chuyện kể hôm nay sẽ chỉ đúng 95% thôi, vì sẽ thay đổi một chút để sẽ thích ứng với thời đại của chúng ta. Thí dụ, một nhà sư trẻ gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Cô hiện ra trước mắt, mời gọi sư ra đi… Trưởng Lão Tăng Kệ kể rằng tình hình đó xảy ra với nhà sư trẻ Sundara Samudda. Thiếu nữ nói với nhà sư rằng hai người nên đi chung với nhau trọn đời, tới khi già rồi sẽ cùng tu hành và như thế sẽ chiến thắng trong cả hai thế giới, cõi thế gian và cõi xuất thế gian.
Nhà sư nói, Đức Phật ơi, năm uẩn là không, nhưng sao có người xinh đẹp thế này. Và hốt nhiên, nhà sư trở thành một vị A La Hán. Ngài kể lại trong bài thơ ghi lại ở Trưởng Lão Tăng Kệ 7.1 rằng, lúc đó sự chú tâm thích nghi khởi lên, tâm xả ly hiện lên, cảm thọ ngăn cách hiện ra, liền đắc quả giải thoát, thành tựu ba kiến thức (tức tam minh: biết những kiếp xưa, thấy tương lai, và đoạn trừ phiền não).
Như thế, chúng ta phải có tâm xả ly hiện tiền thường trực. Có nghĩa là, không bụi nào dính vào được, bất kể sắc thọ tưởng hành thức nào đi nữa. Nghĩa là, giữ tâm vô sở trụ thường trực.
Như thế, trường hợp này, nhan sắc là cái được nhìn thấy đã gây chấn động trong tâm nhà sư, và cái đẹp là cơ duyên để giải thoát. Thực tế, đồng thời, cũng có thể sẽ là cạm bẫy. Khi chúng ta viết văn, làm thơ, soạn nhạc, làm phim… cũng là góp một phần vào hoạt động mỹ học, có thể hoặc là giăng thêm nhiều cạm bẫy, hoặc là khuyến tấn đường giải thoát.
Thời này, chúng ta đang sống trong một thời khác với ông bà mình. Khác rất xa. Vì những cơ duyên tiếp cận với mỹ học phong phú hơn thời xưa rất nhiều.
Chúng ta đã nhìn thấy những người đẹp nhất trên thế giới, qua màn ảnh truyền hình, qua mạng YouTube. Chúng ta đã nghe những giọng ca hay nhất qua mạng Internet. Chúng ta đã nhìn thấy những bức tranh đẹp nhất lịch sử nhân loại, những họa phẩm trị giá vài chục triệu đôla. Chúng ta đã nhìn thấy những phong cảnh đẹp nhất thế giới. Chúng ta đã xem rất nhiều trận bóng đá vô địch thế giới. Chúng ta đã nhìn thấy nhiều triệu người xuống đường ở nhiều nơi trên thế giới. Ông bà mình đâu có được cơ duyên như thế.
Không chỉ qua mạng Internet đâu. Chính nhiều người trong chúng ta đã có cơ duyên gặp gỡ, theo học, nói chuyện … với những vị Thầy nổi tiếng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ, Thầy Thánh Nghiêm, Thầy Goenka, Thầy Philip Kapleau… Tương tự, nếu chúng ta ở Sài Gòn hay Quận Cam, chúng ta hẳn là đã từng có cơ duyên quen biết, gặp gỡ các nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới. Với ông bà mình, thế giới lớn vô cùng tận. Với chúng ta, khi điện thoại tinh khôn mở ra, thế giới như dường  trở thành một góc phố.
Và chúng ta đã say đắm với cõi này. Có khi nhấc điện thoại lên, nghe một giọng nói nỉ non, lòng chợt bâng khuâng. Chúng ta viết truyện ngắn, cố gắng viết cho hay để in thành sách. Chúng ta làm thơ, rồi tìm anh nhạc sĩ bạn thân để nhờ phổ nhạc. Chúng ta đã say đắm với cõi này. Và chúng ta bơi trong cõi của thẩm mỹ thế gian.
Nhưng cũng tuyệt vời của thời này là chúng ta đã đọc nhiều hơn ông bà mình về Đạo Phật. Chúng ta đang sống trong một thời bùng nổ thông tin. Giáo pháp của Đức Phật có khắp nơi trên mạng. Nam Tông, Bắc Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ… viết bằng tiếng Việt, bằng tiếng Anh. Chúng ta lên YouTube, gặp rất nhiều giảng sư Phật giáo. Nghĩa là, trước mắt chúng ta cũng là những ngón tay chỉ trăng. Cả chân trời giải thoát mở rộng ra trước mắt.
Khi thông tin tới tràn ngập như thế, nên nhận ra cho kỹ những gì có lợi cho việc tu học và hoằng pháp. Tự mình phải học và tu cho nhiều, học và tu cho kỹ, học và tu để thấu hiểu tại sao chư tổ phương Nam nói thế này, phương Bắc nói thế kia. Gốc chỉ là một tâm, nhưng dùng lời là trăm sai, ngàn khác. Chớ nên nóng lòng và ngộ nhận, lại xoay qua quy chụp rằng đây mới đúng, rằng kia là sai… Nhu cầu tìm hiểu còn quan trọng hơn nữa, khi chúng ta nhận thấy rằng thế hệ trẻ hơn đang tiếp cận với nhiều tôn giáo khác, và ngay khi học Phật, các em cũng gặp nhiều cách học Phật khác nhau ở Hoa Kỳ.
Tôi may mắn từ Việt Nam đã được bổn sư dặn là chớ nên tranh luận với ai. Do vậy, trong đạo, chưa từng tranh luận với ai; còn ngoài đời, chỉ tranh luận một ít thôi, khi bất đắc dĩ. Có những cuộc tranh luận, tôi tránh né và để tới nhiều năm sau, có khi cả thập niên sau mới viết tới đề tài đó, để không bị hiểu là muốn tranh cãi. Có khi tôi tự hỏi, tại sao mình có thể thoát rất nhiều cuộc tranh cãi, trong khi ngồi giữa phố Bolsa trong nghề báo là đủ thứ để tranh cãi, và trong khi giáo lý nhà Phật đầy sương khói, đầy ẩn mật – không lẽ không tranh cãi?
Có lẽ bí mật ở chỗ này: tôi ngồi giữa nơi đông người, nhưng vẫn luôn luôn thấy mình lặng lẽ, cô tịch, cố gắng sống theo lời Đức Phật dạy về hạnh đơn độc như con tê giác đi riêng một lối trong góc rừng.
Và tôi sống với một hạnh phúc vô cùng tận, mỗi khi ngồi xuống, bắt đầu gõ chữ viết về Đạo Phật. Viết là hành vi đơn độc. Vì không ai có thể viết kiểu tập thể được. Cũng như tu vậy, tu là đơn độc. Không ai tu giùm ai được, cũng không ai viết giùm ai được. Mỗi khi ngồi gõ chữ, tôi lại hình dung tới bài Kinh về con tê giác đi trong rừng. Hạnh phúc này tuyệt vời, tuy chưa phải là giải thoát, vì bản thân mình có tu cao siêu gì đâu, nhưng hành động viết đã làm tôi bay vượt ra ngoài những say đắm thế gian.
Tất cả những người viết về Đạo Phật, dù bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, đều có thể trải qua kinh nghiệm này: Trên trang giấy, và bây giờ là nơi màn hình vi tính, khi chúng ta có sự chú tâm thích nghi, và khi gõ chữ với tấm lòng thiết tha giải thoát, tất cả những say đắm trong cõi thẩm mỹ thế gian đều biến mất; và rồi, lời dạy của Đức Phật được hiển lộ trở lại, qua ngôn ngữ của thời này. Như thế, người viết sẽ thấy hạnh phúc vô cùng tận.

VIẾT GÌ, VIẾT THẾ NÀO
Trong Thanh Tịnh Đạo Luận, Chương IV, Đoạn 41, nói rằng khi tập Thiền, có người thích nghi với ngồi, có người thích nghi với đứng, với nằm, với đi bộ… Tôi nghĩ, có thể ghi thêm là, có người thích nghi với viết.
Và đó là, khi kết thúc một thời của say đắm, sẽ là khởi đầu của một thời của giải thoát.
Nhưng viết thế nào? Nơi đây, xin dẫn ra một số lời Đức Phật dạy.
Trước tiên, nên nhìn thấy Đức Phật đã khiển trách về những người sử dụng ngôn ngữ hoa mỹ, không nắm bắt yếu nghĩa Phật pháp.
Như vậy, ưu tiên nên là, viết lên được PHÁP NGHĨA KHÔNG. Đức Phật thường nói tới nói tới yêu cầu học về Emptiness trong nhiều kinh, thí dụ như câu “deep, deep in their meaning, transcendent, connected with emptiness” trong Kinh SN 20.7 Ani Sutta -- Ngài Minh Châu dịch là Cái Chốt Trống, có viết, trích:
“…này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: “Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến Không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo”….” – (1)
Đó là diệu nghĩa khi viết. Nếu chưa nắm được cách viết về Không (thú thật, bản thân tôi vẫn chưa hiểu hết để sống với diệu nghĩa Không), hãy viết những việc đơn giản để gợi lên suy nghĩ về luật vô thường, và như thế cũng tự nhiên độc gỉả nhận ra vô ngã và đặc tính bất như ý trong xã hội.
Trong tương tác với xã hội, đương nhiên phải viết sự thật, nhưng viết thế nào?
Kinh Tăng Chi Bộ, Phẩm Bà La Môn, Kinh AN 5.198, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu viết:
Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với lời từ tâm. Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích.” (2)
Có một điểm nên thấy, rằng khi viết lời ngợi ca Chánh Pháp, chúng ta sẽ được khen ngợi. Và chúng ta có thể sẽ rơi trở lại vào cõi “một thời của những say đắm thế gian.”
Như vậy, xin dẫn ra Kinh Tương Ưng SN 22.95, Đức Phật dạy rằng hãy quán sát rằng: Thân như chùm bọt nước, thiệt sự là rỗng không; thọ như bong bóng nước, thiệt sự là rỗng không; tưởng như ráng nắng chiều, thiệt sự là rỗng không; hành như thân cây chuối, bóc từng lớp ra cũng chỉ thấy là không; và thức là trò ảo thuật, thiệt sự là rỗng không.
Đức Phật dạy, do vậy, phải tu như  "lửa cháy trên đầu, phải tận lực tu tới mức bất khả hư hoại." (Bản Anh dịch của Bhikkhu Bodhi: Let him fare as with head ablaze, Yearning for the imperishable state.)
Thấy toàn thể thân tâm là rỗng không như thế, thì mình viết gì đi nữa cũng là rỗng không. Nhưng phải hiểu thấu Chánh pháp, và chớ chấp không. Thực sự là có cảnh giới bất động, gọi là Niết Bàn, tức là vượt qua tầm mắt của Thần Chết, như Đức Phật dạy ở câu cuối của Kinh SN 22.95.(3)
Tương tự, trong Kinh Pháp Cú, Kệ 46, HT Thích Minh Châu dịch rằng Đức Phật dạy quán sát:
46. "Biết thân như bọt nước,
Ngộ thân là như huyễn,
Bẻ tên hoa của ma,
Vượt tầm mắt thần chết."
Khi Đức Phật đọc Kệ 46 xong, một vị sư tức khắc đắc quả A La Hán.
Trong khi đó Kinh Pháp Cú, Kệ 170 viết rằng Đức Phật dạy hãy quán khắp thế giới là:
170. "Hãy nhìn như bọt nước,
Hãy nhìn như cảnh huyễn!
Quán nhìn đời như vậy,
Thần chết không bắt gặp."
Có nghĩa là, quán toàn thân và quán toàn thế giới hệt như bọt nước, như ráng nắng là sẽ bất tử. Riêng bài Kệ 170 có ghi chú là khi Đức Phật nói kệ xong, 500 vị sư tức khắc đắc quả A La Hán. (4)
Đó cũng là Bát Nhã Tâm Kinh vậy. Tức là, luôn luôn nhìn thấy toàn thể thế giới như ráng nắng chiều. Như thế, những gì mình viết tự nhiên cũng sẽ nhẹ như ráng nắng chiều thôi. Trong cái nhìn toàn thể như ráng nắng như thế, sẽ không chấp vào cái thấy có ta hay người, có nam hay nữ, có Việt hay Tây, hay Tàu, hay Ấn Độ…
Mỗi người chúng ta là một ráng nắng lung linh. Không ráng nắng nào giống ráng nắng nào. Do vậy, mỗi người chúng ta đều độc đáo, đều đa sắc, đều biến dạng lung linh trong vẻ đẹp riêng của mỗi người. Nhưng tận cùng các vẻ đẹp của các ráng nắng vẫn là Rỗng Rang Trống Không. Tất cả chỉ như trò ảo thuật của một cõi mê lộ đầy khổ đau, và chúng ta đang cần dò tìm lối để bước qua bờ bên kia.
Câu hỏi tới đây là, cụ thế, giữ tâm như thế nào trong khi viết? Bởi vì hành vi viết là phải nghĩ tới những chuyện quá khứ, phải nghĩ tới tương lai, phải nghĩ tới hiện tại… mới có chuyện để viết. Nhưng Đức Phật từng dạy rằng, như thường nghe trên mạng, chớ nghĩ tới quá khứ, chớ nghĩ tới tương lai, hãy sống với hiện tại… vậy thì, làm sao viết?
Đúng ra không phải là chớ nghĩ tới quá khứ, hiện tại, vị lai. Bởi vì bất cứ pháp nào ở quá khứ hay tương lai, khi chúng ta nghĩ tới, là tức khắc trở thành đối tượng của ý thức trong hiện tại. Lời dạy ngắn gọn trong Kinh Kim Cang là Ưng vô sở trụ, tức là Chớ để tâm dính mắc vào bất kỳ pháp nào.
Ý nghĩa đó nói rõ trong Kinh Pháp Cú, Kệ 142, khi Đức Phật dạy một viên quan đại thần rằng phải có tâm xả ly, chớ để tâm dính mắc, chớ mơ tưởng, dù là thương/ghét, buồn/vui gì với quá khứ, tương lai, hiện tại… khi tâm xả ly tất cả các pháp, khi tâm xa lìa tất cả vướng mắc, tức thời tham dục và say đắm sẽ lắng xuống và con sẽ nhận ra Niết Bàn (by not having any clinging, craving and passion will be calmed in you and you will realize Nibbana). Lúc Đức Phật nói kệ xong, quan đại thần Santati tức khắc đắc quả A La Hán, bất kể rằng quan có nghiệp sát rất nặng sau một trận chiến và vừa mới truy hoan mừng thắng trận.(5)
Chúng ta thấy rằng, ngay khi để tâm rỗng rang với tất cả mọi thứ, lúc đó bạn sẽ nhìn thấy tâm mình bình lặng dễ dàng. Và ngay khi ngồi xuống, mở máy tính lên, bắt đầu gõ chữ, là khép lại vĩnh viễn một thời của say đắm, để chữ hiện ra trong tâm thức giải thoát. Hãy là một con tê giác trong rừng chữ nghĩa. Hãy giữ tâm xả ly hiện tiền thường trực. Từng chữ chúng ta viết xuống nhất định sẽ là từng cái vươn cánh của một con chim đã biết bay giữa bầu trời Tánh Không, nơi sẽ không một dấu vết nào của thế gian dò ra nổi. Và tâm xả ly chính là mỹ học của giải thoát.
Xin trân trọng cảm ơn Hòa Thượng Thích Thái Siêu chứng minh buổi lễ, cảm ơn chư tôn đức Tăng Ni, cảm ơn Hội Phật Học Đuốc Tuệ, cảm ơn Thư Viện Hoa Sen và Ananda Viet Foundation, và cảm ơn tất cả thính chúng. Xin chúc lành tất cả.

GHI CHÚ:
(1) Kinh SN 20.7. Bản Việt dịch ở: https://suttacentral.net/vn/sn20.7    
(2) Kinh AN 5.198 - https://suttacentral.net/vn/an5.198  
(3) Kinh SN 22.95 -- https://suttacentral.net/vn/sn22.95  
(5) Kinh Pháp Cú, Kệ 142 - http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=142

Quý cư sỹ tham dự (từ trái): Tâm Huy, Nguyên Giác, Tâm Thường Định, Nguyên Từ, Quảng Pháp, Nguyên Trà - Photo: Đoàn Tâm Thuận




"AMERICAN DREAM", GIẤC MƠ CỦA NHỮNG DI DÂN - Trần Trung Đạo


"AMERICAN DREAM", GIẤC MƠ CỦA NHỮNG DI DÂN

Nhà bình luận nổi tiếng của chương trình News Hour, Roger Rosenblatt, tóm lượt về nguồn gốc nước Mỹ: “Quốc gia được thành lập từ những giấc mơ, và cũng qua đó, đã hun đúc nên giấc mơ của cả một quốc gia”. 

Vâng đúng thế. Ngoài trừ số nhỏ người bản xứ, đất nước Hoa Kỳ được xây dựng nên do bàn tay và khối óc của những người bên ngoài. Họ đến đây từ trăm ngã đường khác nhau và hàng trăm vùng đất khác nhau. 

Cậu bé có tên Mỹ là Irving Berlin sinh tại Nga vào năm 1888. Cậu theo cha mẹ đến định cư tại New York khi mới vừa lên 4 tuổi. Khi còn rất nhỏ, cậu Irving phải vừa làm nghề dọn chén bát trong một nhà hàng và vừa học sáng tác nhạc, một bộ môn mà cậu say mê. Sau khi nhạc phẩm đầu tay được xuất bản vào lúc 13 tuổi, tên tuổi của nhạc sĩ trẻ tài ba Irving Berlin đã trở thành đồng nghĩa với nền âm nhạc Hoa Kỳ thế kỷ 20. Irving Berlin (Irving Berlin (born Israel Beilin; May 11, 1888 – September 22, 1989) là tác giả của  bài nhạc God Bless America. 

Bà Madeleine Albright vốn là người Tiệp Khắc. Cha mẹ bà đã phải vượt qua nhiều biên giới để trốn tránh chế độ Cộng Sản khi tiếng xích xe tăng Liên Xô nghiền nát đường phố thủ đô Prague vào năm 1948. Cuối cùng bà cùng gia đình đã vượt thoát được và định cư tại Hoa Kỳ khi Madeleine Albright vừa 11 tuổi. Bà theo học Luật, đỗ tiến sĩ và cách đây không lâu, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức Ngoại Trưởng Hoa Kỳ. 

Bà Madeleine Albright, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ. 
Edward Bannister, họa sĩ nổi tiếng về phong cảnh của Mỹ là một người da đen thuộc vùng West Indian, Phi Châu. Ông đến định cư tại Mỹ qua ngã Canada vào năm 1848. Tác phẩm Under The Oaks của ông là một trong những thành tựu nghệ thuật lớn của nền hội họa Hoa Kỳ thế kỷ 19. Tác phẩm này đoạt giải nhất trong cuộc thi đánh dấu 100 năm hội họa tại Philadelphia Centennial Exposition. 

Khi khám phá ra Edward Bannister là người da đen, ban giám khảo có ý định thu hồi giải thưởng. Tuy nhiên, trước sự đấu tranh của những họa sĩ đồng nghiệp, nhất là của những họa sĩ da trắng đã từng cùng tranh giải với ông, Ban Giám Khảo đã hủy bỏ dự tính. 
Những người di dân điển hình thuộc nhiều lãnh vực, màu da và chủng tộc khác nhau. Họ không từng quen biết nhau, không cùng một thế hệ, không cùng huyết thống và chẳng hẹn hò đính ước gì nhau. 

Những người di dân đầu tiên thường không giàu có, học hành, trí thức, trái lại phần đông họ rất nghèo nàn, ít học, đến đây từ hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, dù từ đâu đến và trong hoàn cảnh nào, họ đã cùng góp bàn tay đưa nước Mỹ từ một vùng đất hoang vu thuộc địa của Anh thành một cường quốc tự do, dân chủ và thịnh vượng nhất thế giới ngày nay. 

Câu chuyện thành công của nước Mỹ, đúng như Roger Rosenblatt viết, đã bắt đầu từ một giấc mơ chung: "Giấc Mơ Mỹ" hay "American Dream" như thường nghe gọi bằng tiếng Anh. 

"American Dream" được định nghĩa trong tự điển Wordsmyth như là “một lý tưởng của người Mỹ, nhờ đó, con người nhận được sự giàu có về vật chất, bình đẳng, tự do, và các giá trị tương tự (the American ideal that any man or woman may obtain material wealth, equality, freedom, and the like)”. 

"American Dream" đã giúp nhân dân Mỹ chiến thắng đạo quân tinh nhuệ của Anh Hoàng George III trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1775-1783), đã giúp nhân dân Mỹ vượt qua những bất đồng kinh tế chính trị sâu sắc trong thời kỳ chiến tranh nội chiến (1860-1865), đã giúp đưa nước Mỹ trở nên quốc gia có lợi nhất sau cả hai cuộc chiến tranh thế giới. 

"American Dream" là giấc mơ mà những người cha sáng lập của quốc gia Hoa Kỳ từng ôm ấp và theo đuổi: Tự Do, Dân Chủ và Cường Thịnh. 

Tổng Thống đầu tiên George Washington đã từng dặn dò: “Tôi mong được thấy Hoa Kỳ mãi mãi là đất nước của tự do và công lý”. Tượng đài kỷ niệm Tổng Thống George Washington được kiến trúc dựa theo tinh thần độc lập, tự chủ và vươn lên đó. 

"American Dream", qua nhiều thời đại, từ những người trên chiếc tàu Mayflower cho đến hôm nay, đã được làm phong phú thêm để trở thành một bản sắc văn hóa, một truyền thống đặc biệt của quốc gia này. 

"American Dream" là giấc mơ bình đẳng mà Mục Sư Martin Luther King Jr. đã đọc trên thềm đài kỷ niệm Lincoln ngày 28 tháng 8 năm 1963: “Tôi mơ một ngày, trên đồi Georgia, con cháu của những người nô lệ cũ, và con cháu của những chủ nô cũ, ngồi lại chung một bàn trong tình huynh đệ...Tôi mơ một ngày, bốn người con của tôi sẽ được sống trong một đất nước, nơi đó, chúng sẽ không bị phán xét do màu da mà chính bằng phẩm cách riêng của chúng.” 

Nhân ngày tưởng niệm Mục Sư Martin Luther King Jr., nhắc lại để biết "American Dream" là giấc mơ của những di dân. 
Trần Trung Đạo

Sunday, January 14, 2018

TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ ĐỨA CON CỦA HUYỄN HÓA? - Thích Phước An

Cõi Không - ảnh lấy từ Đồi Trại Thuỷ's fb. 

TẤT CẢ CHÚNG TA 
ĐỀU LÀ ĐỨA CON CỦA HUYỄN HÓA?


Trong tác phẩm Tạng Thư sống chết của Thiền sư Tây Tạng có tên là Sogyal Rinpoche tác phẩm này được cố ni trưởng Trí Hải chuyển ngữ. Tác phẩm mà mỗi lần đọc tôi đều được nhắc nhở rằng, tôi phải nhìn vào bên trong (nội quán) thay vì cứ nhìn ra ngoài như Thiền Sư Sogyal Rinpoche đã cảnh giác: "Chúng ta đã quá ghiền nhìn ra ngoài đến nỗi ta hầu như hoàn toàn mất liên lạc với bản thể sâu xa của chính chúng ta."


Mở đầu tác phẩm, tác giả nhớ lại cái chết của những người thân thiết, lúc tác giả khoảng chừng 7, 8 tuổi từ cái chết của Samten, một cái chết "không dễ dàng cho lắm" đến cái chết của Lạt Ma Tsenten" chết một cách phi phàm, và Thiền Sư Sogyal Rinpoche cũng còn nhắc đến cái chết trong nghĩa bóng của chính đời mình nữa: "Thế là tôi đã khởi sự giáp mặt với cái chết và những hàm ẩn của nó khi tuổi còn rất nhỏ. Lúc ấy tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng, phải trải qua biết bao nhiêu là cái chết dồn dập, hết cái chết này đến cái chết khác. Cái chết mất nước Tây Tạng sau khi bị ngoại xâm chiếm đóng. Cái chết bị lưu đày. Cái chết mất mọi thứ mà gia đình tôi đã sở hữu.


Rồi tác giả còn ghi lại những lời đầy cảm động tại một tu viện ở Nepal, Thiền sư Dilgo Khientse Rinpoche, vị Thiền sư mà theo tác giả, "Tất cả chúng tôi đều ngước lên mà chiêm ngưỡng con người vĩ đại như Núi Tuyết ấy, một bậc học giả, thi sĩ, và hành giả Mật Tông đã trải qua hơn 25 năm trong đời để nhập thất ẩn cư". Ngài dừng lại và đưa mắt nhìn xa xăm, rồi Ngài dạy rằng:

"Ta nay đã già 78 tuổi, đã trông thấy quá nhiều việc trong đời. Bao nhiêu người trẻ tuổi đã chết, bao nhiêu người già đã chết. Nhiều người ở trên cao đã tụt xuống thấp, nhiều người ở dưới thấp đã vượt lên cao, nhiều xứ sở đã biến đổi. Đã có bao nhiêu biến động đau thương. bao nhiêu chiến tranh, tật dịch, bao nhiêu tàn phá trên khắp thế giới. Tuy thế tất cả những biến chuyển kia không thực gì hơn là một giấc mộng chiêm bao. Khi ta nhìn thật sâu xa, ta nhận ra rằng không có một cái gì trường cửu miên viễn, không có một cái gì cả đến một sợi lông măng trên thân thể ta. Và đây không là một lý thuyết, mà điều bạn có thể thực sự chứng nghiệm, thấy biết bằng chính mắt bạn".

Có lẽ nhờ chứng kiến nhiều cái chết từ thỏa ấu thơ, đến những lời giảng dạy của các bậc Thầy về những cái chết ấy, nên thay vì sợ hãi, tác giả Tạng Thư Sống Chết lại thấy rằng sự vô thường chống qua của cuộc đời, tự nó cũng thơ mộng và đẹp đẽ làm sao: "Mỗi khi tôi nghe tiếng Thác đổ hay tiếng sóng vỗ vào bờ, hay tiếng tim tôi đập, tôi lại nghe tiếng của Vô Thường. Những thay đổi ấy, những cái chết nhỏ ấy là những móc nối sống động giữa ta và cái chết. Đó là mạch nhảy của Thần Chết, là nhịp Tim của Thần Chết, nhắc ta buông bỏ mọi sự mà ta đang bám víu.

Bởi vậy, tất cả những nỗ lực của Thiền, theo tác giả cũng không gì hơn là: "Khơi dậy trong bạn cái nhận thức Vạn Pháp đều Hiển Hóa, như mộng, bạn hãy duy trì nhận thấy ấy trong vòng Sinh Tử."
Một bậc Thầy vĩ đại đã từng nói: "Sau khi thực tập Thiền định, người ta phải trở thành đứa con của Huyễn Hóa."

Thích Phước An

Saturday, January 13, 2018

Tản Mạn Về Nước Úc - Nguyễn Minh Nhất

Lời dẫn: Xin giới thiệu bài viết của cháu trai Nguyễn Minh Nhất vừa học ở Úc về. Cháu ở Úc một thời gian ngắn và đây là cái nhìn của một thanh niên Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu.


Tản Mạn Về Nước Úc

Vậy là mình và cả lớp đã hoàn thành khóa chuyển giao chương trình dạy học từ Úc, sẵn sàng về Việt Nam triển khai giảng dạy. Thời gian ở Úc nếu có những việc thích thú thì rất nhiều nhưng đầu tiên chắc chắn là giao thông.


Ngay ngày đầu tiên học viên đã được phát thẻ xe đi lại, thẻ này có thể đi được Bus, Tram, Train, thậm chí cả tàu cao tốc V Line. Chỉ với 1 thẻ này mà mình có thể đi hầu như mọi nơi mình thích. Tất cả các phương tiện đều liên kết với nhau về thời gian, mọi người hầu như không phải đợi lâu khi chuyển xe hay tàu. Đặc biệt bus luôn có hệ thống thủy lực để hạ xuống khi có người già hay đi xe lăn lên xe. Mọi người lên xuống đều chào và cảm ơn, rất lịch sự và còn nhiều điều hay về giao thông nữa như chỉ sử dụng thẻ, tàu xe hầu như luôn đúng giờ, mỗi trạm tàu đều có người hướng dẫn và bảo vệ luôn vui vẻ, nhiệt tình.

Tiếp theo chắc chắn là con người ở đây thân thiện và nhiệt tình. Họ sẵn sàng giúp đỡ khi có thể, nhà mình may mắn được anh hàng xóm cho mượn máy cắt cỏ, có lúc còn qua cắt hộ. Giáo viên thì nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ người học. Môi trường học tập ở đây thì thực sự theo tiêu chí Phục vụ người học. Người nhân viên thì phục vụ Khách hàng là niềm vui.

Điều thứ 3 có lẽ là về môi trường, không khí rất trong lành và hầu như không có bụi, họ trồng rất nhiều cây xanh, nền đất ở đây là cát trắng nhưng họ bón phân bằng gỗ nhỏ để tạo mùn cho đất. Đặc biệt ở đây hoa rất đẹp và nhiều, hầu như nhà nào cũng trồng hoa ở sân. Các công viên thì rất lớn, sạch và nhiều hoa. 

Và nhiều điều thích thú ở Úc nữa như du lịch, các điểm tham quan hay cách quy hoạch nhà ở, giao thông... Nhưng bên cạnh đó Úc cũng có một số điểm làm mình không thích như nguy cơ khủng bố, chưa bao giờ mình sợ bị đánh bom như ở Úc sau khi đi xem pháo hoa về. Hay tệ nạn xin đểu, ăn cắp vặt, ngoài ra người dân thường ở trong nhà sau khi đi làm về nên ít khi gặp được hàng xóm...

Và nhiều điều nữa. Cuối cùng thì chuyến đi Úc của mình cũng đã kết thúc. Cảm ơn mọi người đã cùng nhau đóng góp vào chuyến đi ý nghĩa và nhiều điều hay này.

Cảm ơn Úc, nếu có duyên thì sẽ gặp lại.
Nguyễn Minh Nhất