Friday, March 20, 2020

17 Điều Nên Làm Trong Mùa Dịch COVID-19


1. Đọc sách giáo khoa miễn phí từ ĐH Cambridge - bit.ly/gotit_1
2. Tham gia các khoá học miễn phí từ ĐH Harvard - bit.ly/gotit_2
3. Học IELTS miễn phí với khoá học từ Hội đồng Anh - bit.ly/gotit_3
4. Học tiếng Anh miễn phí với ELSA Pro (HS lớp 1-12) - bit.ly/gotit_4
5. Tải sách chuyên ngành miễn phí trên website của Bill Gates - bit.ly/gotit_5
6. Giải bài tập toán, lý, hoá 24/7 với chuyên gia của Got It (THCS - ĐH) - https://bit.ly/gotit_study
7. Tham quan hơn 500 bảo tàng và phòng tranh nổi tiếng nhất thế giới qua Google Arts & Cultures - bit.ly/gotit_7
8. Họp nhóm qua Discord (max 50 người thay vì 10 người như trước) - bit.ly/gotit_8
9. Nghe nhạc thiền (meditation) miễn phí trong 1 năm ở Balance - bit.ly/gotit_9
10. Nghe opera trực tiếp qua live stream của nhà hát The Metropolitan Opera (New York) - bit.ly/gotit_10
11. Nghe sách nói trên Audible nếu bạn đã chán việc tự đọc sách một mình - bit.ly/gotit_11
12. Dọn dẹp toàn bộ đồ đạc theo xu hướng tối giản với Marie Kondo - bit.ly/gotit_12
13. Nghiền ngẫm những bộ phim trong IMDb Top 250 - bit.ly/gotit_13
14. Học code tại nhà với Freecodecamp - bit.ly/gotit_14
15. Hơn 500 khoá học miễn phí từ các trường Ivy League đang đợi bạn - bit.ly/gotit_15
16. Xem lại "Tangled" để học hỏi Rapunzel về cách sống một mình và đối mặt với nỗi cô đơn - bit.ly/gotit_16
17. Xem hàng trăm gợi ý về phim ảnh, show truyền hình, âm nhạc, game, nấu ăn, và cả... trông trẻ từ The NewYork Times - bit.ly/gotit_17
Tổng hợp bởi: Got It Vietnam
             

Uyên Nguyên – Mộng của ban đầu như lá trút…

IMG_5918

Đi về trong thế kỷ sau
Nhìn trong mắt thấy đời đau trong mình
(Bùi Giáng)

1969230_777713242275355_849148166270715314_nTa thấy em về xanh lá biếc, thành thị điêu tàn khóc hồng hoang. Ta thấy em về trưa nắng lóa, mắt nhòa ánh lửa phất phơ bay. Ta thấy em về xanh tiếng hát, từng chiếc lá bay tựa gót hài, mỗi chiếc lá rơi hình giọt lệ, mỗi chiếc lá nhọn hình dao đâm. Ta thấy em là lá xanh dâu, chiều nay gió tắt ở phương nào, mộng của ban đầu như lá trút, kỷ niệm là màu Lá Hoa Cồn.
16, tháng Sáu, 2013
UYÊN NGUYÊN
Lời dẫn: Sáng nay, ngày đầu xuân, đọc áng văn hay của bạn, ngắt thành dòng để  văn/thơ bay theo mùa dịch, như là gieo hạt từ tâm.
Mộng của ban đầu như lá trút…
Ta thấy em 
về xanh lá biếc, 
thành thị điêu tàn khóc hồng hoang. 
Ta thấy em về trưa nắng lóa, 
mắt nhòa 
ánh lửa phất phơ bay. 
Ta thấy em về xanh tiếng hát, 
từng chiếc lá bay tựa gót hài, 
mỗi chiếc lá rơi 
hình giọt lệ, 
mỗi chiếc lá 
nhọn hình dao đâm. 
Ta thấy em 
là lá xanh dâu, 
chiều nay gió tắt ở phương nào, 
mộng của ban đầu 
như lá trút, 
kỷ niệm là màu Lá Hoa Cồn.

ĐOÀN THÊM: Đẹp Là Gì?

Cõi riêng - Photo: BXK

Đẹp Là Gì? 

  
Nhà biên khảo Đoàn Thêm


Trong những lúc tìm Đẹp, tôi đã từng phải băn khoăn nhiều lần về một câu hỏi: Đẹp là gì?

Vấn-đề đặt đúng hay không, sẽ liệu xét sau, nhưng trong thực-tế nó đă nẩy ra thì cũng cần xem đưa tới đâu, đến kết-luận tích cực hay tiêu-cực: nếu không giải đáp nổi, vẫn nên nhận định để rồi sau khỏi mất thời giờ nghĩ quẩn.

Cái hộp sơn này đẹp, mặt người đó đẹp, bức tranh kia đẹp, ngôi nhà ấy đẹp, hoa mai nở đẹp; điệu đàn nghe chiều qua, trang sách mới đọc, hương vừa thoảng quanh đây... mọi vật mọi sự kể trên tuy khác hẳn nhau, đều có một cái gì chung: đẹp. Đẹp không phải là màu, vì cũng là mùi, không phải là hình dáng vì còn là âm thanh, không những là đối- tượng trông thấy, nhưng cũng có thể không màu không tiếng không mùi vị mà cứ rung động buồn vui ở bài thơ hay. Vậy ai giải thích cho tôi thỏa-mãn?

Rồi sau tôi mới rõ rằng nghĩ miên man như vậy, chẳng phải chỉ một mình tôi, nhưng từ mấy ngàn năm nay, nhiều người đã vướng phải thắc-mắc tương-tự, và đã thử tìm thử nắm cái Đẹp chung kia.

Theo Platon, triết-gia Hy-Lạp (thế-kỷ thứ IV trước dương lịch) thì Đẹp không phải là hình sắc hương thanh, Đẹp có sẵn như trời đất, ở bên ngoài mọi vật, rồi hễ nhập vào đâu thì đem thú vị say sưa vào đó, vào cây thì cho thấy hoa ngoạn mục, vào người cho thấy duyên-dáng, vào nhạc cho thấy du-dương (1). Đẹp hiện ra nhiều vẻ, đẹp vật chất, đẹp tinh thần, Thiện và Chân chẳng qua cũng là Mỹ có thể tiến về Chân và Thiện (2).

Đẹp như thế là hoàn-toàn, mà hoàn toàn là đặc-tính của Trời (le divin) nên Đẹp là sự thiêng liêng tối-cao, tối-quí, siêu-việt, vĩnh-cửu, con người chỉ có thể hướng lên gần, nghệ-thuật phải làm sao phản chiếu được thật nhiều cái Đẹp muôn năm trường tại ở trên mọi vật nhất-thời. Bởi Đẹp là một ý-tưởng, mà ý-tưởng đó lại phải thỏa mãn cả Thiện và Chân, chỉ có thể hiện ra trong sự dung-hòa kết-hợp, cần tương giao tương-ứng, cân-xứng, thăng bằng, nghĩa là dưới những vẻ mà ta nhận thấy lý-trí sáng suốt êm đểm hơn là những cảm-tình hỗn-độn sôi nổi. Platon đưa ra các tỉ-dụ Đẹp đáng làm khuôn mẫu, những hình kỷ-hà đơn thuần, đều đặn như lục-lăng bát giác (3).

Nhưng ngay ở thời ông, đã có người không đổng ý. Triết-gia Aristote, môn-đệ của ông, không chịu rằng Đẹp hoặc mọi ý-tưởng khác từ bên ngoài nhập vào sự vật, Đẹp không phải là một sức bí-huyền có trước khi con người sinh ra, rồi sau bay nhập vào thần trí mà cho thấy những gì ưa thích. Nếu theo Platon, thì Thơ chẳng hạn, là phép kỳ-diệu của Trời cho và nếu không sẵn thiên- phú, chẳng thể thành thi-sĩ; nlurng đối với Aristote, Thơ chẳng qua là ở sự-vật, con người phỏng theo sự vật mà nói lên bằng lời đẹp những rung động nội-tâm. Chúng ta biết sự vật và Đẹp nhờ ngũ-quan, sau khi nhìn thấy, nghe thấy, nghĩa là biết Đẹp một cách hậu-nghiệm, và mỹ-cảm nuôi tưởng tượng cho con người sáng tạo. Con người có thể tạo ra Đẹp bằng cách sắp đặt sự vật thế nào cho có trật-tự và hòa-hợp (4). Nghệ-thuật tuy bắt nguồn từ thực-tế, không phải là sự bắt chước như hệt thực-tế (Mimésis) vì Đẹp vượt quá thực-tế, song Đẹp nhờ xúc-động cá-nhân nghệ- sĩ mà hiển-lộ (Carthasis).

So sánh hai lý-thuyết, tôi thấy Aristote có khuynh-hướng thiết thực hơn Platon, nhưng vẫn không cắt nghĩa cái Đẹp chung kia. Nêu nó không ở một thế- giới linh-tượng của Platon mà rơi xuống trẩn-gian, thì từ đâu lại để tôi thấy nó, khi chung quanh tôi chỉ có vật này đẹp, người kia đẹp, hay cây kia đẹp? Nếu bảo rằng nó nằm sẵn trong thâm-tâm tôi từ kiếp nào, như mọi ý-tưởng tổng-quát khác (concept) thì cũng chỉ đưa ra một giả-thuyết không dựa vào chi vững chắc mà lôi cuốn tin-tưỏng của tôi.

Nêu vậy tôi sẵn lòng theo Platon? Nhưng Platon sẽ kéo tôi đi quá xa, vào cõi bao-la dễ lạc: nhận Đẹp là một linh-tượng, thì phải nhận cả thế-giới diệu-huyền ở bên ngoài thế-giới ngũ-quan và chứa đựng bao nhiêu linh-tượng khác chung sống với Đẹp, mắt không trông được, tai không nghe thấy, không khả-giác nhưng vẫn khả-tri. Rổi lan man như thế, tôi sẽ vướng phải rất nhiều thuyết nữa về vũ-trụ, và thể nào cũng bị các nhà siêu-hình-học bắt bẻ vì lẽ này lẽ nọ, cũng như họ đă chống đối nhau mấy ngàn năm chưa dứt.

Tôi đành chịu, không dám tin Platon, nhưng không khỏi ngậm ngùi luyến tiếc: thế-giới của ông có lẽ chỉ là một ảo-mộng, song không thiếu thi-vị, và khi ở trên đường, trong nhà, ngoài đồng, chỉ thấy những mặt đẹp, những chiếc bình đẹp, những màu cỏ đẹp, tôi vẫn ước rằng cái Đẹp chung có nơi nương gửi, ở một Thiên-thai bên ngoài gió mây...

Mà đâu phải chỉ có tôi phân vân? Nhiều triêt-gia sau Platon và Aristote, chắc cũng thấy khó khăn, nên không thấy ai tán đồng hẳn hay phản đối hẳn hai tiền triết Hy-Lạp, và ở phạm-vi thẩm mỹ, chỉ cho biết như thề nào thì đẹp, mỗi thứ nghệ-thuật có những vẻ đẹp gì, nghệ-sĩ tìm đẹp ra sao... còn mọi định-nghĩa thường hàm-hồ, hoặc tóm lại vài tính cách sự Đẹp, chứ không dứt khoát về bản-chất bí-huyền. Dù sao, qua nhiều thiên đại-luận thuyềt trình với lập-trường riêng, vẫn nhận ra được những ý-kiến có thể qui về hướng Platon hoặc Aristote.

Triết - gia Kant (1724 -1804) không bảo rằng Đẹp ở bên trên hay ngoài mọi vật, ông căn cứ vào ưa thích tự-nhiên mà nhận định ra Đẹp. Đẹp là cái gì khiền ta ưa thích ngay tức khắc ở sự vật, không cần ý-niệm gì, không phải lý luận chứng minh như sự thiện, không đòi hỏi công-dụng như sự cẩn-ích. Sự Đẹp phải được mọi người mọi thời đều thấy; nghệ-thuật cần theo những qui-lệ, nhưng qui-lệ đó có sẵn trong trời đằt, tạo hóa chỉ mượn bậc kỳ-tài truyền lại cho đời (5).

Hegel (1770-1834) coi Đẹp là sự thể-hiện của Ý-Tưởng (L’Idée) Ý-Tưởng là nội-dung khả-giác của nghệ-thuật; nghệ-thuật cho ý-tưởng mượn các hình-thể mà xuất phát cho giác-quan và tưởng tượng thấy rõ. Mới đầu Ý-tưởng của con người còn lộn-xộn, cần tìm cách diễn tả, chỉ đạt một cách gọi là, thành những hình thù thô kệch như tượng đá cổ lỗ (thời-kỳ tượng-trưng, âge symbolique); rồi tới nhứng hình thể tinh-vi (thời-kỳ cổ-điển, âge classique) phải đợi thời-kỳ Lãng- Mạn (âge romantique) mới thâu được cả ngoại-giới vào nội-tâm mà đến hình-thể xứng hợp nhất, tỉ như thơ tự-tình (poésie lyrique) — Người ta đã công kích ông về nhiều điểm, nhưng riêng tôi ở đây chỉ thắc mắc tự hỏi: ông có công nêu rõ sự biến chuyển của nghệ-thuật qua các thời-đại, hoàn-cảnh, và tâm-hồn cá-nhân; nhưng ông chỉ biết đến thời ông, khi Lãng-Mạn đương thịnh: sao quả quyết là nghệ thuật đã thật xứng hợp với Ý- Tưởng, thế còn về sau này thì không? Ông cắt nghĩa Đẹp bằng Ý-Tưửng: nhưng Ý-Tưởng đó ở đâu ra và là cái gì, hay lại là linh tượng từ thiên-cung của Platon rớt xuống? Tôi rất ngờ, khi còn nghe ông nói gần như Platon: nghệ-thuật đạt tới tuyệt đích nếu cho nhận thức và biểu lộ được Thiêng-Liêng (6).

Sau ông, ảnh-hưởng Hy-Lạp cũng chưa hết. M. Blanchot tin rằng Thơ vốn có sẵn, rồi mới nhập một cách bí-mật vào thi nhân mà thành bài: khác gì Platon? (7). Theo Bachelard, Bergson, Malraux, sự Đẹp bắt đầu hiện ra trong hổn nghệ-sĩ với một hình ảnh lơ mơ (images, schèmes) nhưng nghệ-sĩ không bắt chước thực-tề, trái lại, biến đổi đi mà sáng tác: Aristote đã từng nghĩ thế (8).

Phải vài pho sách mới lược thuật được các ý-kiến... Nhưng chưa ai giải nổi cho sự thắc-mắc ngàn xưa: Đẹp là gì? Hégel thấy không tài nào xét kịp từng vẻ đẹp riêng ở mỗi đồ vật khác nhau, nên phải cố xem sự Đẹp chung cho mọi vật ra sao; nhưng rốt cuộc, chính ông cũng phải lùi "Đẹp là đối-tượng của tưởng tượng, của trực-giác, của tình cảm, nên không thể là đề-tài nghiên-cứu của một khoa-học hay triết học" (9).

Vậy tốt hơn hết là tạm gác bỏ ảo-vọng định nghĩa sự Đẹp mà trở về các hình-thái đẹp trong thực-tế, ở thiên-nhiên hay nghệ-thuật.

Nhưng ngay ở phạm-vi này, nhiều khi tôi vẫn chưa khỏi e dè... Bên cạnh những vẻ đẹp thấy ngay giây lát như bông hoa nở thắm, còn bao vẻ lâu dần mới nhận ra đẹp hay xấu: thơ, nhạc v.v...

Những gì đã khiến tôi ngần ngại? Chưa đủ kiến-thức về nghệ- thuật? thiếu tự-tín trong phán đoán? học hỏi, xem xét, suy nghĩ, thì tự giải thoát. Song còn những sự-kiện ỏ quanh tôi và chẳng tùy tôi hẳn: những thành-kiến, những cố-chấp. nghĩa là những áp-lực nặng nề. Tôi tự nhủ: tìm đẹp cho mình, thì cứ việc theo chủ- quan, hà-tãt phải kể đến người khác?

So đo, cọ xát với tha-nhân, không phải là vô-ích, vì đôi khi tỉnh ngộ. Vả chăng, tôi không khỏi buồn nếu mình khen đẹp mà người chẽ xấu, và ngược lại; sự cô-đơn trong sáng tác cũng như trong thưỏng-thức, làm giảm mất vui, và ỏ đây vẫn cần chia xẻ. Nếu không gặp bạn đồng-tâm chia xẻ thực-sự, ít ra cũng phải hy vọng rằng người khác nếu thấy chắc cũng đồng-ý với mình là tranh mình vẽ hay ngắm cũng coi được, đàn mình gảy hay nghe cũng êm tai... Những sự lố-lăng mà tôi bác bỏ, cũng mong bạn hữu đừng ca ngợi. Tóm lại, nghệ- sĩ hay khán-giả, thính-giả hay thức-giả đều cẩn một sự cảm thông thật, hoặc sự khả-hợp, dù khi ích-kỷ thấy đẹp muốn giữ riêng cho mình. Bởi vậy, tôi lại gặp một thắc-mắc nửa, về tính cách riêng hay chung của mọi vẻ đẹp.

Một đằng tôi thường nghe nói: mỗi người thích một vẻ, mỗi người ưa một mầu, không lấy gì làm chuẩn-đích được: chỉ có sự đẹp chủ-quan. Theo triết-gia Kierkegaard (1813-1855), không thể có sự Đẹp khách-quan hay sự Đẹp lý tưởng chung cho cả nhân loại, mỗi nghệ-sĩ tự-do tìm ra một thứ đẹp riêng theo ý mình (10).

Đằng khác, biết bao áng văn, bản nhạc, pho tượng... được nhiều người tán dương; các tuyển-tập, các giải thưởng, các viện bảo-tàng đều công-nhận sự Đẹp chung. Triết-gia Kant, tuy căn cứ vảo chủ-quan mà giao cảm đop xâu. cũng tin rằng sự Đẹp phải được tôi-đa-sô ở mọi thời ira chuộng (11).

Theo quan-điểm thứ nhất, thì tự-do cá-nhân được tôn trọng, không ai chê bai kẻ khác nếu họ chẳng xét đoán như mình. Nhưng sự thông-cảm có thể gặp trở ngại, nghệ-sĩ mặc sức buông thả theo hứng riêng, hav lạc vào bí-mật, qiái-dị: trường-hợp nhiều thơ siêu-thực và nhiều tranh trừu tượng.

Với quan-điểm thứ hai, người ta muốn hòa-hợp, nghệ-thuật ở điều-độ thăng-bằng, có thể lên cao mà vẫn dễ hiểu: trường-hợp các nghệ-sĩ và các môn-phái Cổ- điển. Nhưng người ta hay dựa vào sự đồng-ý, tôn những vật hoặc người đitợc nhận là đẹp làm kiểu-mẫu, đưa những đồng điểm lên làm tiêu-chuẩn, biến những sở-thích của số đông làm thể-lệ, lấn áp cả sáng-kiền của những ai không tán thành.

Ở đâv, tôi ba phải, và nghĩ cả hai quan-điểm kể trên đều có phần đúng. Mỗi con người đều có cảm xúc riêng tư không ai chối cãi và khó lòng cắt nghĩa. Nhưng ngoài ra, đã cùng giống loài, cùng xác thịt, cùng nếp sống, v.v... đã có nhu-cầu chung thì phản-ứng đối với những phương-tiện thỏa mãn cũng có thể tương-tự nhiều hay ít: đối với sự Đẹp và nghệ- thuật, cũng vậy (12). Sự đẹp do chủ-quan của một nghệ-sĩ tìm ra, thường được truyền thụ cho nhiều người khác thấy: hiểu người khác, tôi có thể thay đổi chủ-quan của tôi để giống họ và hòa nhập vào các chủ-quan khác, để tới ý-niệm khách-quan về sự Đẹp chung.

Song nếu tôi không chịu chú ý kiểm soát, thì sự hòa-đồng kia cũng có hại. Lắm khi tôi yên trí là đẹp tại nhiều người khác ưa. Xưa kia, có bậc tôn-trưởng bảo tôi rằng thơ ấy thơ nọ được sĩ phu bốn phương ngâm nga, thế là từ đó tôi cũng thấy hay; nhiều bức tranh được tôi ca ngợi chỉ vì đã nổi tiếng; về sau đọc lại, ngắm lại, chẳng thấy rung cảm, tôi đành rút lui về chủ-quan, và từ đó, tôi không ngần ngại gạn lọc dần những cái đẹp «ưa lây» đã ngấm ngầm len lỏi vào tâm hồn tôi tuy trái với sở-thích, dẫu tác-phẩm nằm trong văn-học-sử hay ngủ ở viện bảo-tàng.

Tôi cũng đã từng chịu sự lừa dối của những chữ, nhửng lời lẽ tâng bốc, mới đầu để nói bóng, sau quen đi thành tiếng thông dụng, rồi in sâu vào óc tôi lúc nào chẳng biết. Đẹp như Tây-Thi, Tống-Ngọc: không ai dám chê là xấu vì mấy mươi vạn người truyền tụng rồi, và nói hay không, chưa ai trông thấy bóng nàng kia và chàng đó: tôi cũng nghĩ là mỹ-mạo tuyệt-trần. Hoa-khôi hoa-hậu thế-giới: coi hình ảnh ở báo hav màn bạc, tôi không mê, tuy không dám chê, trước áp-lực của dư-luận. Ngẫm kỹ, tôi phủ nhận, vì tiếng rằng của «thế-giới», nhưng thực ra chỉ là của đa-số trong vài chục ông giám-khảo, chọn trong vài trăm cô; rất có thể mấy ông nhà văn ghi lại dung nhan để sau này làm tập nghiên cứu như «l'éternelle et changeante Beauté" của Madge Garland, rổi hậu-thế tưởng rằng đó là Đẹp điển-hình của nhân loại năm 1936 hay 1961, và nhiều ông khác dựa vào đó mà rút ra những kết luận hùng-hồn về đường lối thẩm-mỹ chung của thế-hệ chúng ta. Cho nên, tôi không tin nửa rằng những nàng bụng tròn của Cranach hoặc những bà mập của Rubens tiêu biểu cho cả phái đẹp ở thời các ông: có lẽ đấy là một vài cô đứng làm kiểu-mẫu như Hélène Fourment mà thôi.

Theo cùng một đà suy luận như vậy, tôi càng thấy hụyền-hoặc, nhiều ý-kiến về sự Đẹp chung. Người ta thường bảo: nhà văn nhà thơ ấy nói lên được tiếng nói của thời-đại: nghĩa là đã tìm được cái hay cái đẹp chung cho cả một nưóc hoăc cả loài người 1890 hay 1940? Tôi nghĩ bất-quá các vị cũng như hoa-khôi hoa- hậu, hợp với một số nào, ở một vài giới nào, về những điểm nào đó thôi; còn khi sáng tác, chẳng ai dám chắc sẽ vừa ý bao nhiêu người xa lạ. Nếu trách họ không nói đưoc tiếng nói của thế-hệ, là tự nhận mình làm phát-ngôn-viên của thế-hệ mà phê bình, khi chỉ căn cứ vào chủ-quan của mình đem dựng lên làm chủ-quan của mấy chục, mấy trăm triệu người (13).

*


Về tính-cách vĩnh-cửu hay nhất thời của sự Đẹp, tôi lại càng dè dặt hơn.

Hiện nay, các lý-thuyết tiến hóa lan tràn mạnh-mẽ, và trong sự hăng-hái tranh thủ tương-lai, nhiều người phủ nhận một cách tiên-nghiệm những vẻ đẹp cũ và chủ-trương rằng thời nào nghệ- thuật ấy, thời qua đẹp hết, thấy gì không mới mẻ thì nghi kỵ. — Ngược lại, nhiều người khác ngờ vực những chi được ca ngợi bây giờ, coi những phát-minh của nghệ-thuật hiện-đại như sự bồng- bột chốc lát, chẳng bao lâu sẽ bị chê bai: hoặc chỉ ưa chuộng luyến tiếc những vẻ đẹp đã quen thuộc từ xưa. Những sự xung đột ấy đã có hồi khiến nhiều ý kiến của tôi bị lung lay, tôi không biết mình nên bỏ hay giữ những ưa-thích mới hoặc những tha thiết cũ, và phân-vân tự hỏi mình muốn thứ đẹp nào?

Rồi tôi thấy cần phân biệt rõ ràng hai phương-diện sáng-tác và thưởng-thức.

Nghệ-sĩ sáng tác, tìm đẹp cho mình và cho người, tất phải khám phá ra những dáng vẻ chưa từng thấy, còn nếu chỉ phỏng theo lắp lại người trước về mọi mặt, thì khó rung động được người chung quanh, cũng không tới chỗ độc-đáo mà thể hiện nổi cá-tính, một trong những mục đích nghệ-thuật.

Nhưng ngay về phương-diện này, cững lại phải tách rời kết quả và phương-tiện; miễn là kết quả mới, những phương-tiện thực hiện vẫn có thể cũ một phần nào. Với câu 12 âm Alexandrin, mà Ronsard dùng ở thế-kỷ XVI, những thi-nhân về sau này, Victor Hugo, Jules Supervielle, Jean Cocteau hay Marie-Noel, vẫn diễn tả nổi những tâm-tình mới. Ai dám cả quyết rằng ngũ-ngôn hay lục-bát chữ nôm đã được tân dụng khả-năng ở thời Nho-học? Trái với một vài dư-luận, tranh thể-hiện (peinture figurative) chưa lỗi-thời để phải nhường bước cho tranh trừu-tượng (peinture abstraite) vì vẽ người, cây cỏ, nhà cửa vẫn có thể thành công như Dunoyer de Segonzac, khi nghệ-sĩ biết sử-dụng một cách đặc-biệt các phương-tiện kỹ-thuật cũ. Nom chiếc đỉnh đồng, phần đông chê là cũ kỹ: nhưng chỉ cũ kỹ nếu đứng trên tủ chè hoặc án thư, mà nghi ngút khói hương giữa hai bình bông; còn nếu đặt trên thảm rộng giữa phòng tiếp-tân cho khách bỏ tàn thuốc lá, như tôi đã thấy ở nhà một ngoại-kiều, thì trông chẳng cổ-kính như tôi vẫn tưởng: vì vị- trí và công-dụng khác xưa. Thiết nghĩ đối với chữ trong thơ, âm trong nhạc, và hình sắc trên tranh... cũng vậy mà thôi. Bởi nhiểu khi tôi xét quá vội vàng, nên mới trách oan họa-sĩ này hay thi-nhân khác là đi theo những vết đường mòn.

Còn về phương-diện thưởng thức, thiết nghĩ thành-thực là hơn. Mới hay cũ, Đẹp chỉ để cho một mình thích thú, miễn là tôi không một mực chối từ những vẻ đẹp khác mà người ta ưa chuộng: nói vậy, chứ nhiều khi rất khó, tôi đã bị cái ưa-thích của tôi làm cho ngứa ngáy khó chịu trước những ưa-thích trái ngược, nên tôi phải cố sức nén lòng mới giữ yên được sự kèn cựa của chủ- quan tôi; cũng vì thế, tôi không dám vừa sáng tác vừa phê bình trong ngành sáng-tác của mình.

Nhưng chính tại trót ưa một vài thứ đẹp cũ, mà cứ bị chê hoài, tôi đă ngẫm xem nên xử thế nào, đành xét lại cả nhửng sự được coi là dĩ-nhiên.

Mặt trăng, hoa hồng, giọt sương trong... đă có mấy vạn năm rồi, chẳng ai nở chê là xấu và cũ. Vậỵ thì chắc chắn nhiều vẻ đẹp rất cũ mà vẫn đáng ưa, có thể tìm ra nhiều tỉ-dụ khác, bên ngoài lãnh vực thiên-nhiên.

Ở con người, tôi ngắm lại những hình ảnh thời xưa: tóc đuôi gà lê thê của các bà các cô, tôi không thích. Nhưng giá thử vợ tôi có nhan-sắc của La Vallièré hay Mancini thế-kỷ thứ XVII, chắc tôi cũng chẳng thấy cũ kỹ và đáng ghét.

Tiến vào nghệ-thuật, tôi gặp không biết bao nhiêu kiệt-tác cũ: nếu phải gạt bỏ, sẽ cần phá các viện bảo-tàng và đốt sách như Tần-Thủy-Hoàng. Chúng ta chỉ có thể xác-định giá-trị của một tác-phẩm sau sự thử-thách của thời-gian, nghĩa là khi nó đã cũ rồ.

Vả chăng, cũ đối với ai? Cũ người mới ta là sự rất thường. Tỏi đã đọc chán truyện Kiều, nhưng cháu tôi học bài thuộc lòng đến đoạn «Buồn trông cửa bể chiều hôm» khen rối rít là hay: tôi mỉm cười với một ý nghĩ chế nhạo của kẻ đã thừa biết. Có khác nào một bạn thấy tôi xem tranh Le Greco, hỏi tôi coi làm chi những mầu sắc cũ? Nhưng tôi chưa từng thấy, thì vẫn mới nguyên.

Dưới mắt trẻ thơ, cuộc đời đầy dẫy sự mới mẻ, nên nó lần mò vui thú với những đổ vật không còn sức rung cảm tôi nữa: cái khuy bóng, cái lõi chỉ tròn, mảnh giấy xanh đỏ. Tôi ra đời giữa một nhân-loại đã tìm thấy từ mấy vạn năm nay muôn vẻ đẹp mà những người sinh trước tôi chán ngán lâu rồi: nếu tôi chỉ muốn theo kịp ngưới ta, tất sẽ bỏ phí những kho tàng vô-giá.

Sau nữa, con người tôi rất phức tạp, vì là kết-quả của bao nhiêu sự kiện mới và cũ, nên những phản-ứng trước mọi vật cũ mới không thể giản dị cho tôi dứt khoát. Tôi gặp bạn, bắt tay chào: cử chỉ đó mới truyền cho chúng ta ngót 100 năm nay từ khi người Pháp sang Việt-Nam. Tôi nhớ quê hương xa cách: một mối tình đã ràng buộc mấy ngàn năm... Cạnh những đòi hỏi của cuộc sống mới, còn những nhu cầu bắt nguồn bắt rễ tận da thịt sương tủy thuộc nòi giống lâu đời, và ở đáy lòng mờ mịt chìm sâu vào những thời qua: vì thế, tôi vẫn ưa những nhan-sắc của Le Titien thời Phục-Hưng thế- kỷ XVI, và những tao-nhã của Vương-Duy Lý-Bạch nhà Đường.

*


Nếu nhiều người cùng tôi khen một bức tranh đẹp, tôi càng dễ tin là đẹp thật.

Khi nói đẹp thật, tôi mặc-nhiên thừa nhận là hợp lắm với một sự Đẹp lý-tưởng nào đó để mọi người cùng hưởng và cùng làm tiêu-chuẩn so sánh các vẻ đẹp riêng biệt ở nơi này, lúc khác. Thành thử tôi lại quay về cái Đẹp khuôn mẫu của Platon?

Chưa hẳn, vì cái Đẹp chung kia của mọi người cũng không bất-di bất-dịch như hình-tượng Hy-Lạp. Hồi 1930-1940, phần đông các kép đào điện-ảnh phải tuấn-tú như Ramon Novarro, xinh xắn ngây thơ như Danielle Darrieux... Sau thế-chiến II, chàng Ben-Hur phải vạm vỡ gân guốc như Charlton Heston, và các nàng phải nở trước nở sau như Lolo hay Tina Louise. Nhu-cầu Đẹp, ước-vọng Đẹp chung, theo những mẫu mực (canons) biến chuyển khó lường. Đến đây, hình như tôi lại thấy Hegel nói chí-lý, đúng hơn Platon?

Nhưng nếu trở lại những hình ảnh cũ, tôi nhận rằng mặc dầu những sự thay đổi tùy thời-trang, tóc dài hay tóc ngắn, thân thể mập hay mảnh rẻ, môi trái tim hay dày mọng, ở rất nhiều người được khen là diễm-lệ, vẫn có một số điểm chung, dù Lucrèce Borgia thế-kỷ XVI hay Marylin Monroe ngày nay: các đường nét tròn cong hay ngay thẳng, vẫn phải cân đối nhịp nhàng, các thành phần phải xứng hợp với toàn thể, nõn nà bóng bảy chớ không xù xì, mềm mại chứ không gãy nhọn... Ở đàn ông, các lực-sĩ đẹp vạm-vỡ đều đặn như thế nào chăng nữa, cũng chỉ gợi lại kích thước bề-thế của thần Thái dương Apollon hoặc người ném đĩa Le Discobole ở Hy-Lạp. Phải chăng những chi-tiết vừa kể là những đặc-điểm của một sự Đẹp muôn thuở hay ít ra là nhiều thuở, ở bên ngoài và bên trên những sự gia giảm của mỗi thời?

Chỉ căn cứ vào các đặc-điểm kia, thì sẵn sàng tin có Đẹp vĩnh cửu. Chỉ chú trọng vào những sự tô-điểm, thì dễ nói rằng chỉ có Đẹp nhất-thời. Nhưng phân biệt như trên, tôi đã vô-tình dung hòa Platon với Hegel?

Ở triết-học, lý-thuyết nào cũng bị những lý-thuyết về sau công kích, và nhiều khi phá vỡ gần hết: trong nhiều trường-hợp, tôi tránh sao khỏi hoài nghi?

Trái lại, ở nghệ-thuật, mỗi vẻ đẹp mới và độc-đáo, là một phát- minh còn lại mãi, dù người khác tìm ra vẻ khác, vì mỗi người một lối, không thể so sánh một cách máy móc các thứ kiệt-tác. Đẹp của Renoir không diệt đẹp của Le Tintoret: không có kiệt-tác cũ kỹ.

Thành thử mỗi sự khám-phá chỉ làm giầu thêm cho nhân-loại, và chung sống với các khám-phá trước. Tôi ưa nghệ-thuật chính vì thỏa mãn cho tôi, hoặc ít ra cho tôi ảo-tưởng thỏa mãn ở cõi này một nhu-cầu day dứt, một khát vọng trường-lưu (le désir d’éternité).

GHI CHÚ:
(1) Le beau n'était pas un attribut particulier à mille et un objets; sans doute, hommes, chevaux, vêtements, vierge ou lyre, sont des choses belles, mais au-dessus de tout cela, il y a la Beauté elle-même (theo Raymond Bayer nói về Platon: Méthode esthétique).
Une beauté première qui, par sa présence même, rend belles les choses que nous appelons belles (theo P. M. Schuhl - Platon et l'Art de son temps).

(2) Một kẻ si-tình, mới đầu yêu vì sắc và bằng thân-thể, rồi yêu cả tâm-hồn mỹ - nhân, yêu thì phải thực lòng và tốt với người đẹp, rồi có thể thành người tốt, ái tình tổng hợp cả Chân Thiện Mỹ.

(3) Đẹp lý-tưởng của Platon đã đưa tới một quan-niệm nghệ thuật tuyệt-đối với những qui-mô bất-dịch. Người thời trước tìm thấy Đẹp, người thời sau cứ việc noi theơ thì dễ thấy đường. Trong ngót hai mươi thế kỷ, các môn phái gọi là Cổ-Điển dù ở hội-họa, kiến-trúc, văn-chương... đều chịu ảnh-hưởng của ông. Kết-quả là nhiều kiệt-tác, nhưng cũng là một tinh-thần nệ- cổ, lệ thuộc những mẫu-mực kích-thước kìm hãm sự phát-triển nghệ-thuật.

(4) Un être ou une chose composée de parties diverses ne peut avoir de beaute qu’autant que ses parties sont disposées dans un certain ordre et qu'elles ont en outre une dimension qui ne peut pas être arbitraire, car le beau consiste dans l'ordre et la grandeur.
(Nếu theo Aristote mà suy luận ra, thì nghệ-thuật bắt nguồn ở tạo vật hơn là ở ý-thức, thiên về cảnh và tình hơn lý, ưa động hơn tĩnh, biến đồi thực-tế chớ không theo sát, tùy sức cá-nhân hơn là theo những mẫu mực ngàn xưa. Dù sao, hai lý-thuyết ròng rã mấy chục thế kỷ, cứ tùy nơi tùy lúc lên xuống cạnh tranh mà chi phối kiến-trúc, thi ca, hội-họa. Như ở hội họa, thì trọng màu sắc dễ rung cảm hơn đường nét lạnh lùng: ỏ thời Phục-Hưng Ý, họa-phái thành Florence chịu ảnh-hưởng Platon, họa-phái thành Venise chịu ảnh hưởng Aristote (René Huyghe — L' Art. et l’Homme).

(5) Le beau plait universellement et sans concept.
Le génie est la disposition innée de l'esprit par laquelle la nature donne ses règles à l’Art.
L'Art est une imitation dont la nature a donné des règles par le moyen du génie. (Critique du jugement — traduction P. Picon et Denis Huisman).

(6) L’Art atteint son but suprême quand il rend conscient et exprime le divin — Hegel. (theo Denis Huisman — L'Esthétique).

(7) Le poème est ce qui doit exister sans lui et avant lui (le poète) dans une conscience supérieure où s'unissent l'obscur du fond de la terre et la clarté d’un pouvoir universel... M. Blanchot: La part du Feu.
Ce n’est pas en eflet par art, mais inspiration et suggestion divine que tous les grands poctcs épiques comỹosent tous ces beaux poèmes... Ces beaux poèmes ne sont ni humains ni faits par des hommes, mais divins et faits par les Dieux — Platon.

(8) L’Art et l’imagination — Textes de P. Picon.
(9) Le beau étant l’objet de l’imagination, de l'intuition, du sentiment, ne saurait être l'objet d’une science et ne se prêterait pas à un traitement philosophique (Hégel — theo Denis Huisman).

(10) L'heure de la pensée germanique — (L'Art et l'Âme — René Huyghe).
(11)....L'accord le plus parfait possible àe tous les temps et de tous les pays. (Critique du jugement — Kant).

(12) Kant gián-tiếp nhận có sự Đẹp khách-quan, nhưng đã giải thích như sau vì sao Đẹp chủ-quan có thể hợp với Đẹp khách-quan: cảm mà ưa thích là tùy chủ quan; nhưng khi ta nhận xét rằng vật này vật kia là đẹp, ta phỏng đoán rằng người khác cũng nhận như ta, ta mặc-nhiên dựa vào một ý-niệm đẹp chung mà xét "La nécessité du consentement universel concue dans un jugement de gout, est une nécessité subjective, représentée comme objective sous la supposition d’un sens commun".

(13) Ở trường hợp này, triết-gia Kant đã không lầm, khi ông nêu ra sự phỏng đoán một quan-niệm Đẹp chung, suy ta ra người mà xét.

PHỤ LỤC:
Sự Đẹp là ánh huy-hoàng cùa sự thật: Le Beau, c'est la splendeur du Vrai. (Triết-gia PLATON? RAVAISSON?)
Sự Đẹp là cái gì đồng-nhất giữa mọi sự dị-biệt canh-cải: Le Beau est l'unité dans la variété. (Triết-gia ARISTOTE?)
Sự Đẹp, là vật thể. Đó là bằng chứng lạ lùng và không ngờ rằng ngoại-thể lại chính là nội-dung: Le Beau, c'est la forme. Preuve étrange et inattendue que la forme, c'est le fond. (Thi-sĩ VICTOR HUGO)
Sự Đẹp tức là sự quái dị: Le Beau, c'est le bizarre. (Thi-sĩ BAUDELAIRE)
Sự Đẹp chắc chắn là cuộc tương-phùng của mọi sự thích-hợp: Le Beau est assurément la rencontre de toutes les convenances. (Họa-sĩ DELACROIX)
Sự Đẹp là nguyên nhân kích-thích tất cả các sinh lực của chúng ta: Le Beau est ce qui cause une stimulation vitale de toutes nos energies. (Triết-gia GUYAU)
Sự Đẹp là sự hoàn-toàn mà ta được thấy rõ: La Beauté est l'évidente perfection. (Học giả PAUL SAURIAU)
Sự Đẹp là sự thành công hiển nhiên của nghệ-thuật, trong một bầu không-khí bình-tĩnh hòa-hợp, cao-cả tương-xứng, điều-độ và lại còn đầy hạnh-phúc và yêu đương: Le Beau est l'évidente réussite đe l'Art dans un climat de calme, d'harmonie, đe grandeur, de justes proportions, de mesure, et même de bonheur et d'amour. (Mỹ-học-gia ETIENNE SOURIAU)

Đoàn Thêm

Tìm Đẹp
Nam Chi Tùng Thư, 1964
Nguồn: http://www.hocxa.com/TieuLuan/DoanThem_DepLaGi.php

Thursday, March 19, 2020

Tuệ Sỹ: Sự Hủy Diệt Của Một Trào Lưu Tư Tưởng

Sự Hủy Diệt Của Một Trào Lưu Tư Tưởng

Tuệ Sỹ


Xin chào giữa bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn
(Bùi Giáng)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế, luôn luôn có những tiếng nói nghe ra như những cơn gió rì rào giữa các sa mạc của hư vô: ý nghĩa của một cứu cánh nào đó – cũng suy lý hay của đời sống – như một ngôi sao trên bầu trời của sa mạc. Danh tướng, phân biệt, nghĩa và vô nghĩa, nguyên tắc và các nguyên tắc: những dấu hiệu còn sót lại, và còn mãi, sau những cơn gió nóng bức và lạnh buốt của hư vô đã từng đi qua và đã từng hủy diệt tất cả. Đó là sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng, từ trong lòng Tánh Không luận đi ra.
I.
Từ khi người Âu châu khởi sự nghiên cứu Phật học, với những phương pháp có tính cách khoa học và xác thực, cho đến đầu thế kỷ XX này, qua một trăm năm, họ tỏ vẻ ngẩn ngơ và thất vọng trước một đối tượng khảo cứu mà triết lý chẳng ra triết lý, tôn giáo cũng chẳng phải tôn giáo. Dù họ có bộc lộ tất cả cảm tình của mình, như Stcherbatsky, hay cố giữ cái phong thái khách quan nghiêm chỉnh của một học giả, kết luận của họ thật là thống thiết. Louis de la Vallée-Poussin, người Pháp, với cái phong thái học giả nghiêm chỉnh, trước những lý luận kỳ quặc của Mādhyamika, bất chấp vi phạm luật Mâu thuẫn hay luật Triệt tam, năm 1917, trong tác phẩm The Way to Nirvana, ông nói: “Chúng ta thất vọng[1]. Đến năm 1927, Stcherbatsky, người Nga, khi trả lời cho Poussin về ý nghĩa Nirvana của Phật giáo, với quan điểm của phái Mādhyamika, ông cũng đã mở đầu cho tác phẩm của mình bằng những lời[2]: “Dù một trăm năm đã trôi qua, và từ khi sự khảo cứu có tính cách khoa học về Phật học đã được khởi sự ở Âu châu, chúng ta vẫn còn mù mịt về những giáo thuyết căn bản của tôn giáo này và nền triết lý của nó.
Cho đến năm 1955, T. R. Murti xuất hiện với tác phẩm có kích thước: The Central Philosophy of Buddhism, một tác phẩm khảo cứu về hệ thống Mādhyamika, thế giới hình như đã sáng tỏ hơn. Tình trạng sáng tỏ này đã được D. Friedman bộc lộ trong bài tựa cho Early Buddhist Theory Knowledge của Jayatilleke, năm 1963.
Dù vậy, mãi đến năm 1967, Richard Robinson, với tác phẩm Early Mādhyamika in India and China, còn phải mở đầu bằng những lời mà ông gọi là thông lệ, một thông lệ không thể bỏ đối với những khảo cứu về Mādhyamika: “Dù với những nỗ lực quan trọng của các người trước, chúng ta vẫn thực sự chưa thấu hiểu nổi trường phái này[3].
Lược qua những thái độ của các học giả Phật giáo Âu châu đối với Mādhyamika như thế, trước những tiền đề luận lý rất kỳ quặc của trường phái này, một cách trực tiếp hay gián tiếp, tất cả những người khảo cứu về Mādhyamika đều có một tiền đề luận lý, cũng kỳ quặc, do chính mình bị bắt buộc phải dựng lên: “Nāgārjuna đã nỗ lực binh vực cho một thứ chân lý nào bằng Tánh không luận (Śūnyavāda) của ông”? Thực sự, một câu hỏi như vậy rất hợp lý về mọi mặt, hợp lý từ động lực thúc đẩy công trình khảo cứu, cho đến vận dụng các trích dẫn vào các nguyên tắc lập luận để đi đến một kết luận, một giải pháp thỏa mãn. Nhưng cái câu hỏi ấy lại trở thành kỳ quặc ở chỗ, khi người ta hội đủ mọi phương tiện để tiến gần tới một giải đáp thỏa đáng, thì cũng chính tất cả những phương tiện vận dụng ấy xoay ngược câu hỏi sang một chiều hướng khác; bấy giờ người ta thấy là chưa xác định nổi vị trí của câu hỏi được nêu lên từ lúc đầu làm chỉ đạo cho công trình khảo cứu của mình. Đã không xác định được nổi vị trí và chiều hướng của câu hỏi thì khó mà xác định được cái giải đáp sắp có của mình nên đặt trong vị trí và chiều hướng nào, để có thể gọi là thích đáng và thỏa mãn. Một tác phẩm như vậy, khi vừa khởi sự, nó khởi sự trên một con đường rất thong dong, nhưng cuối cùng phải khép kín lại trên chính nó, trong cái bóng tối mù mịt của một thứ Tánh Không luận nào đó. Thí dụ, người ta muốn giải quyết những mâu thuẫn và bất lực được chứa đựng trong các tiền đề triết học bằng cách dựa vào đặc tính phản kích của xác thịt.[4] Với một ý định như vậy, người ta thấy là có thể khởi sự bằng một viễn tượng của đồng nhất tính, mà vẫn có thể chấm dứt bằng cứu cánh của một mâu thuẫn, trên một con đường rất thong dong. Tuy nhiên, một công trình như vậy cũng chỉ có nghĩa là mở ra và khép lại trên chính nó. Nếu nói đến khả tính bao dung, thì sự bao dung ấy chỉ là sở đắc riêng của nó đối với chính nó. Hoặc nói cho kỳ cùng, khi người ta thấy cần phải hủy diệt một trào lưu tư tưởng nào đó, người ta bắt đầu bằng một căn tính hủy diệt của sự hủy diệt, thì sự thể vẫn không ngoài ý nghĩa rằng mở ra và khép lại trên chính nó. Như một ngọn lửa hủy diệt tất cả, và khi những cái cần hủy diệt đã bị hủy diệt, chính ngọn lửa ấy cũng tự hủy diệt, không còn lại dấu vết.
Thí dụ vừa kể thường được dùng để ám chỉ Nirvana. Nếu vậy, câu nói sau đây của Nāgārjuna phải được lãnh hội như thế nào? Ông nói: “… Pháp như Niết bàn”. Cái khởi lên tự chính nó và biến mất do chính nó, cái ấy được gọi là tự hữu (svabhāva). Một cái như vậy, không có lý do tồn tại, và những luận thuyết bảo vệ cho nó cũng không có lý do thành lập. Murti phát biểu ý kiến: “Người ta thường đòi hỏi một hệ thống triết học mang lại cho chúng ta những quan điểm của nó về những hiện hữu cứu cánh… Triết lý Mādhyamika không phải là một hệ thống trong ý nghĩa này”.[5] Ý kiến ấy là một trong những yếu tố muốn biện minh cho Mādhyamika trước một số chủ nghĩa, như hư vô chủ nghĩa chẳng hạn. Đó có thể không phải là một lối biện minh mới mẻ; ít nhất nó đã xảy ra từ Ārya-Deva, vị tổ thứ hai của Mādhyamika ở Ấn độ; tức là khoảng sau thế kỷ thứ II Tây lịch nó đã khởi sự. Tuy vậy, những ai có thiện cảm với Mādhyamika đều nói đến luôn, trừ những người cố tình giữ một thái độ gọi là khách quan nghiêm chỉnh.
Bởi nhiều lý do, thái độ biện minh vừa nhắc ở trên càng ngày hình như càng trở thành thể tài then chốt trong các công cuộc khảo cứu về Mādhyamika. Chúng ta cũng có thể coi thái độ của Raymond Panikkar, bày tỏ trong tạp chí Philosophy East and West, vol. XVI, số 3-4, 1966, như là một thái độ phổ cập hiện nay đối với học thuyết Mādhyamika. Người ta không còn coi học thuyết này có một chủ đích nào đó phải hướng đến, vì Nāgārjuna thường nói sinh tử và Niết bàn là một, hay Pháp như Niết bàn, cái khởi lên như biến mất, cái đến như vậy và đi như vậy – Tathāgata; cái sự thực như vậy là như vậy – Yathābhūtam, v.v…; nghĩa là, chỉ nên coi Mādhyamika như là một học thuyết phê bình, cứu cánh được tìm thấy ngay trong các phương tiện vận dụng của ngôn ngữ và tư tưởng. Có thể nói cách khác, qua các phương tiện mà Mādhyamika vận dụng, người ta thấy ngay sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng không ở ngoài hay ở sau sự phát khởi của nó. Đây không phải là định luật sinh thành và hủy diệt của mọi sự thể, nhưng giới hạn của các phương tiện mà người ta vận dụng là như vậy.
Bấy giờ, nếu muốn cân nhắc hiệu lực mà Mādhyamika có thể có, người ta phải thay đổi bình diện vận dụng ngôn ngữ và sinh hoạt thực tế. Bài tựa của Paul Demiéville viết cho bản dịch Pháp văn của J. May về tác phẩm Prasannapadā Mādhyamikavṛtti của Candrakīrti[6], nói: “Phải ở Trung hoa người ta mới thấy một thành tựu sôi nổi của triết học về Tánh Không này. Sự thành tựu đó là Tánh Không được vận dụng ngay trong sinh hoạt của Thiền, trong các việc “gánh nước, đốn củi”. Đó là cái mà Demiéville gọi rằng sự giải thoát được vận dụng bằng Tánh Không là sự trở về với các sinh hoạt thực tế thường nhật. Richard H. Robinson với tác phẩm Early Mādhyamika in India and China cũng nỗ lực trong chiều hướng này, như những lời ông bộc lộ trong chương I của tác phẩm.
Như vậy, mặc dù chúng ta lúc nào cũng có thể nói, cứu cánh của học thuyết Mādhyamika phải cố tìm thấy trong các phương tiện vận dụng của nó, nhưng hình như người ta phải thay đổi tất cả bình diện mới thấy được cái chất sống động của nó, hơn là dừng lại ở chính quê hương – nghĩa đen là nghĩa bóng – của nó. Bởi vậy, người ta thấy Murti phải bám sát Kant và Hegel[7] mới có thể viết về Mādhyamika một cách thong dong; nhà học giả này đã vận dụng tất cả các nguyên tắc luận lý, các phương thức phê bình triết học…, những cái, ta có thể nói, rất xa lạ đối với những điều được nói trong các tác phẩm của Nāgārjuna. Robinson cũng vậy. Dù ông không đồng ý với phương pháp của Murti, nhưng trong tác phẩm của ông, ngoài công việc phiên dịch và bình chú các tài liệu của người Trung hoa có liên hệ đến Mādhyamika, hình như ông không có cách nào hơn nữa.
Chúng ta vừa nói đến sự thay đổi bình diện để thấu hiểu tất cả ý nghĩa và hiệu lực của Tánh Không, luận trong học thuyết Mādhyamika. Ở đây, chúng ta cần nêu lên, ít nhất là một, trường hợp điển hình. Trước hết, các bình diện được thay đổi có thể từ lý thuyết sang thực hành; sự vận chuyển của tư tưởng từ một nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác với các khía cạnh xã hội, ngôn ngữ và truyền thống… Trên tất cả, bình diện lịch sử thường được sử dụng nhiều nhất; nó thường đến độ người ta có cảm tưởng là đang ở ngay trong lòng phát triển của một học thuyết; không một chút thắc mắc nào về bản tính không lịch sử của tư tưởng, và cố nhiên là không bao giờ thắc mắc rằng làm như vậy có phải là đã đẩy tư tưởng ấy sang một bình diện khác hay không. Các nhà Phật học Trung hoa cổ đại đã thực hiện sự việc này rất thông thường. Họ làm thế để tìm một giải thích hợp lý cho lý do xuất hiện của Tánh Không luận trong Phật học. Tuy nhiên, họ không đặt bình diện lịch sử này theo các thời đại phát triển của tư tưởng Phật học. Lịch sử thì có diễn tiến, nhưng không đi thẳng hay quanh co; mà diễn tiến theo luật phản phục của kinh Dịch: như một ngọn núi lửa, cháy rồi lại cháy, cháy mãi không thôi; ngọn lửa này đuổi theo ngọn lửa khác; có diễn tiến, nhưng bất động; biến dịch và biến động trong bất dịch và bất động. Dĩ nhiên họ phải trích dẫn những điều có nói đến trong các kinh Phật đã được lưu truyền tại Ấn độ. Tài liệu như vậy rất phong phú. Toàn thể lịch sử Phật giáo chính là những ngày tháng lang thang của Phật trên đất Ấn, khéo léo vận dụng vô số phương tiện để đáp ứng cho tất cả mọi căn cơ trước một khát vọng tuyệt đối là giải thoát và giác ngộ. Đó là lịch sử diễn tiến trong một không gian và thời gian thu hẹp, qui tụ trên nhân cách của một vị Phật, đức Thích Ca. Trong thế giới vô tận, lịch sử là một cuộc hành trình với nghĩa “đi như vậy và đến như vậy”, từ vị Phật này tiếp nối đến vị Phật khác. Bởi vì, “đi như vậy và đến như vậy”, do đó, lịch sử có diễn tiến, có lặp lại, nhưng bất động như hư không. Với một quan niệm về lịch sử như vậy, mọi xung đột của các ngành học thuyết Phật giáo tại Ấn độ được hóa giải hết tại Trung hoa. Những xung đột tại Trung hoa không phải là không có, nhưng hình như không đáng kể. Trước một thứ lịch sử tư tưởng thế này, ở đây, chúng ta chỉ có thể nói một cách vắn tắt: làm thế nào để vận dụng tất cả khả năng của ngôn ngữ và tư tưỏng trên một diễn tiến hợp lý, bất chấp các nguyên tắc luận lý – thí dụ, vi phạm luật Triệt Tam hay cấm Mâu thuẫn…- Bởi vì, ở trí tuệ thông tục, chỉ có tiệm chứ không có đốn? Người ta có một nguồn giáo chứng có thẩm quyền tuyệt đối, Saddharma-pundarika-sutra: “durvijñeyam śariputra samdhohāsyam tathāgatānām…”; “không thể hiểu được sự biểu thị của các đức Như Lai”. Tại sao vậy? “… māhopayakausalya jñānanadarśanaparama pāramitā prāptāh…” Bởi vì, “Sở đắc về đại phương tiện tri kiến ba-la-mật” của các ngài vậy. Đây không phải là cố tình viện dẫn một chứng lý. Bất khả thuyết trước một tình trạng nan giải, nhưng vì biết rằng trong dòng vận chuyển của ngôn ngữ và tư tưởng, tất cả mọi sự khởi lên, tồn tại rồi biến mất giống như quáng nắng, như một giấc mộng[8]
Trên đây là sơ lược một ít kiến giải và phương thức áp dụng đối với Mādhyamika, từ trước đến nay.
Bây giờ chúng ta trở lại cái ý tưởng ban đầu, với hai câu hỏi then chốt:
1) Tánh Không luận là gì?
2) Nāgārjuna đã nỗ lực bảo vệ một chân lý nào bằng Tánh Không luận?
Bởi vì câu hỏi thứ nhất thường bắt buộc người ta phải trả lời bằng các công thức của định nghĩa – làm như vậy là tự giới hạn tri kiến vào một khuôn khổ cố định hẹp hòi – và bởi vì người ta cảm thấy rằng chỉ có thể đạt đến một cứu cánh nào đó của Mādhyamika bằng chính các phương tiện vận dụng của nó, cho nên mọi nỗ lực đều được qui tụ vào câu hỏi thứ hai. Trong sự nỗ lực này, tính cách phản danh và mâu thuẫn nội tại của ngôn ngữ và tư tưởng thường được vận dụng tích cực nhất. Sau đó, hình như người ta sẽ tiến đến nơi mà Nāgārjuna gọi là nơi chấm dứt tất cả diễn tiến của ngôn ngữ và tư tưởng: “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt[9]…: Pháp như Niết bàn” (Luận Đại trí độ). Đây là lý tưởng chung của tất cả các nhà Đại thừa, không riêng gì Nāgārjuna. Nhưng, từ Nāgārjuna về sau, người ta có cảm tưởng là tất cả các nhà Đại thừa Duy thức cố tình thiết lập một nền tảng luận lý thật vững chãi; luận lý hiểu theo nghĩa nào cũng được, vì nó không phải là trọng tâm ở đây. Nói cách khác, những gì được đưa đến tay họ, chúng liền được phối trí thành một trật tự vô cùng mạch lạc. Nếu chúng ta không ngại là phát biểu ý kiến một cách bừa bãi, thì ở đây chúng ta có thể nói như vầy: Sinh tử hay Niết bàn, luân hồi hay nghiệp báo, đối với các nhà Đại thừa Duy thức đều là những hệ luận hợp lý của luận lý. Ý kiến này được coi như là phát biểu bừa bãi; bởi vì lấy trường hợp của Huyền Trang mà nói, mặc dù ông chịu ảnh hưởng của Duy thức rất đậm đà nhưng, theo như khám phá của Nakamura[10], khả năng và luận lý học của ông không được vững chắc. Tuy nhiên, chúng ta có những lý do riêng. Thứ nhất, cái mà Asanga gọi là “sở tri tướng” tức Tàng thức (ālaya-vijñāna), là cái kho của những hạt giống (bīja, chủng tử) sinh thành và hủy diệt của thế giới, thì trong cái kho đó, những hạt giống này được gieo mầm và nảy nở theo luật tắc nhân quả rất chặt chẽ. Đó là căn nguyên nhân quả của tất cả nhân quả, nghĩa là căn nguyên của mọi thứ luận lý học. Vả lại, ở Ấn độ, thay vì gọi là Luận lý học, người ta gọi là “Nhân minh học” (hetu-vidya), và điều này lại càng chứng tỏ tầm quan trọng của căn nguyên nhân quả, như là căn nguyên của mọi suy luận hợp lý. Thứ hai, phải đợi đến khi đọc được quả quyết của Dharmakīrti mới thấy rõ: Mọi hành vi có hiệu quả của con người được hướng dẫn bởi sự hiểu biết chân chính[11]“. Hiểu biết chân chính ấy là gì? Ông nói: “Có hai, trực tiếp và gián tiếp[12]“, tức là sự hiểu biết đạt được bằng tri giác và bằng suy luận. Nói theo thuật ngữ Hán là hiện lượng (pratyakṣa) và tỉ lượng (anumāna). Từ khi Digna rút ra được từ trong kho tàng Duy thức học cái căn nguyên vững chãi cho mọi suy luận hợp lý thì các nhà Đại thừa Ấn độ kể từ đó – kể từ thế kỷ VI tây lịch trở đi, hình như chỉ còn một đường hướng khảo cứu duy nhất là dồn tất cả nỗ lực vào luận lý học.
II.
Tiến đến một cứu cánh mệnh danh là “Ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt, Pháp như Niết bàn”, có hai sự thật của tâm thức. Chúng ta đối trị tất cả sự thật thông tục bằng phương pháp phân tích. Hiệu lực của phương pháp này rất yếu; bởi vì trong sự phân tích, chúng ta chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc quyết định hữu (Sadbhūta), hoặc quyết định vô (Asadbhūta). Đối với tác giả (Kāra), tác nghiệp (Karoti) và hiệu lực của tác nghiệp (Karma), cả hai quyết định đều không quyết định được mối quan hệ của chúng. Mādhyamaka-kārakā VIII, 4, viết: “Sad-bhūtah kārah karma sadbhūtam na karoti ayam, kārako nāpyasadbhūtah karmādbhūtam ihate[13]“. Quyết định tác giả không tạo ra quyết định nghiệp. Không quyết định tác giả cũng không tạo ra quyết định nghiệp.
Khi phân tích, để giữ được tính cách nhất trí của những cái được phân tích, không khiến cho chúng trở thành tạp loạn và rời rạc, ta phải giữ vững mối quan hệ của chúng. Nghĩa là ta phải căn cứ trên bản tính hiện hữu và tồn tại của chúng, như Vasubandhu xác định rõ trong luận Abhidharma-Kosa[14]. Với một phương pháp phân tích như vậy, mối quan hệ mà chúng ta tìm thấy chỉ xảy ra trong phạm vi thế tục trí (laukika- jñāna), nếu chúng ta chọn một viễn tượng cứu cánh như vậy không, thì ngoài phương pháp phân tích vừa kể, chúng ta khó mà cân nhắc được phản ứng của các phương tiện vận dụng. Trong trường hợp vận dụng Tánh Không luận như một phương tiện, chúng ta có thể nhắc lại khuyến cáo của Nāgārjuna: “Như bắt rắn không đúng cách như dùng chú thuật sai lạc, Tánh Không bị hiểu lầm cũng tai hại như vậy đối với kẻ trí năng thấp kém[15]“.
Những điều vừa nói báo hiệu một đường lối vận dụng Tánh Không luận ở đây.
Trước hết, chúng ta hãy trích dẫn bài tụng thứ nhất của Trung luận (Mādhyamaka-kārika):
Na svato nāpi parato
Na dvābhyàm nāpy ahetu;
Utpannà jātu vidyante
Bhàvàh kvacana ke cana. M K I. 1
Các bản dịch chữ Hán:
Chư pháp bất tự sinhDiệc bất tùng tha sinhBất cộng bất vô nhânThị cố tri vô pháp[16].Vô thời diệc vô xứTùy hữu nhất vật thểTùng tự tha cập cọngVô nhân nhi khởi giả[17].
“Bất cứ nơi nào hay bất cứ ở đâu, tuyệt đối không có sự thể nào khởi lên từ chính nó (svatah), từ cái khác (paratah), từ cả hai cộng lại (dvābhyam) hay vô nhân (ahetuh)”. Đây là lối lập luận phủ định tứ cú (catukoti), theo Jayatilleke[18]:
  1. S is P, e.g. atthi paro loko (there is a next world).
  2. S is not P, e.g. natthiparo loko (there is no next world).
  3. S is and is not P, e.g. atthi ca natthi ca paro loko (there is and no next world).
  4. S neither is nor is not P, e.g. n’ev’atthi na atthi para loko (there neither is nor is there no next world).
Jayatilleke giải thích: Nếu coi bốn trường hợp trên như là các định luật tư tưởng: luật Đồng nhất (the law of Identity), luật Mâu thuẫn (the law of Contradiction), luật Triệt Tam (the law of Ecluded Middle) và luật Nhị bội (the law of Double Negation) thì ba vi phạm luật Mâu thuẫn và bốn vi phạm luật Triệt Tam, do đó, theo luận lý Aristotle, chúng tất yếu là những mệnh đề sai.
Một trong những trường hợp giải quyết sự hợp lý của tứ cú, Jayatilleke nhắc lại bài báo của Archie J. Bahm đăng trên tạp chí Philosophy East and West, theo đó, nên coi Phi-P là một phản đối (the contrary) chứ không phải là một mâu thuẫn (the contradictory) của P;[19] Jayatilleka thí dụ:
  1. So sukhī, he is happy.
Bởi vì “na sukhī” là một mâu thuẫn và “dukkhi” (unhappy) là một phản đối của sukhī, nên
  1. So dukkhī.
III. So sukhī ca dukkhī ca.
  1. So n’eva sukhī na dukkhī.
Như vậy, III và IV ở đây không mâu thuẫn nội tại.[20]
Cũng trong đường lối này, một thí dụ được trích dẫn đáng chú ý:[21]
  1. atthi paro loko na (atthi paro lako), (contradictory).
  2. natthi paro loko (contrary).
III. atthi ca natthi ca paro loko.
  1. n’evatthi na natthi paro loko.
Trong thí dụ này, trên hình thức ngôn ngữ, người ta phân biệt: na (atthi…) như là mâu thuẫn của atthi, và natthi là một phản đối của atthi. Bởi vì, ở đây không bàn đến pháp thức luận lý, do đó chúng tôi không tiến xa thêm nữa. Điều cần ghi nhận, khi một danh từ được thay đổi hay một hình thức phát biểu của ngôn ngữ được thay đổi, thì sự thay đổi này đưa đến một hiệu lực nào. Tất nhiên là không phải hiệu lực thực tế. Nhưng, chỉ cần đó là một hiệu lực để ta có thể hiểu được điều này: trong khi thay đổi bình diện ngôn ngữ của Tánh Không luận thì chúng ta cũng thay đổi luôn cả cứu cánh của sự diễn đạt, dù vậy, có hay không có một ý nghĩa tối thượng bên trên tất cả sự thay đổi này? Có lẽ chúng ta phải giữ một thái độ rất độc đoán, bởi không độc đoán thì vấn đề vừa nêu ra ở trên chẳng có ý nghĩa gì hết. Thái độ độc đoán đó, tạm thời được phát biểu như sau, mượn một câu kinh Pháp cú: “Như một hồ nước, càng sâu thì càng trong suốt và yên lặng; cũng vậy, những kẻ có Trí sau khi nghe được chánh pháp, tâm hồn của họ trở nên thâm trầm, trong suốt và yên lặng như thế”. Với thái độ độc đoán ấy, Tánh Không luận như một phương tiện, nhưng là một thứ phương tiện không hiện hình. Cũng như ở trong bóng tối dày đặc, nếu không ngủ yên được một giấc dài thì phải tạo ra nhiều cử động: “Cầu chi bất đắc ngộ mị tư bặc, du tai! Triển chuyển phản trắc”. Mong ước mà không được, thức cũng nhớ mà ngủ cũng nhớ; xa vời thay! Xa vời thay! Lăn qua trở lại (Kinh Thi). Cũng vậy, khi phải đối đầu với một thứ phương tiện vận dụng được mệnh danh là Không, Vô tướng và Vô tác, người ta không ngớt phải xoay trở các bình diện lập ngôn.
Bấy giờ, chúng ta lấy lại lối lập luận phủ định tứ cú. Vấn đề thứ nhất, là hiệu lực của tứ cú[22]. Kế đến, căn nguyên. Và sau hết, tác dụng của phủ định.
1) Hiệu lực mà chúng ta cân nhắc được giá trị và giới hạn của nó phải là một thứ hiệu lực thực tế, tức là mối quan hệ nhân quả của tâm thức trong dòng vận chuyển tương tục. Căn cứ theo đây thì có thể thực hiện được phương pháp phân tích. Sơ khởi, phải thực hiện ngay trong dòng vận chuyển của tâm thức mới hy vọng, về sau, dù có tiến xa đến đâu vẫn không rơi vào tình trạng tạp loạn và rời rạc. Ở sơ khởi này, người ta giữ chặt lấy hai nguyên tắc: tương tục và tương tợ. Do tương tục, mọi sự thể có khởi lên, biến mất. Đó là sự thể được coi như hiện hữu dị biệt. Sự khởi không dị biệt thì không có khởi lên, tồn tại và biến mất. Nhưng cũng do tương tợ mà sự thể khởi lên, tồn tại và biến mất trong trật tự của đồng nhất. Phân tích như vậy, trong một giới hạn rất nhỏ hẹp, người ta có thể đánh giá được sự hợp lý và hiệu lực của tứ cú. Tuy nhiên, lối phân tích ấy chỉ mới trình bày trong một giới hạn thô thiển; kết quả thu lượm thật quá mỏng manh. Sự hợp lý và hiệu lực của tứ cú được đánh giá bằng cách qui chiếu vào tính cách vận chuyển của tâm thức, điều này chỉ có thể thực hiện được khi nào chúng ta nói được rằng ngôn ngữ và tư tưởng là một. Nếu nói thế thì ngôn ngữ không còn là một phương tiện vận dụng của tư tưởng nữa, do đó ngôn ngữ trở thành tiếng nói của hư vô, và tư tưởng cũng là dòng vận chuyển của hư vô. Bởi vì, phải căn cứ vào sự mạch lạc của ngôn ngữ ta mới có thể phối trí được trật tự của tư tưởng; và ngược lại, ngôn ngữ phải khởi lên từ một căn nguyên là tư tưởng nó mới có một nội dung cụ thể và như vậy ta mới quả quyết được hiệu lực của nó. Thay vì để đạt được một hiệu lực gọi là thực tế, luôn luôn, trong các luận thuyết của phân tích, ta lại đạt được một thứ hiệu lực của hư vô. Nhưng cố nhiên hiệu lực của hư vô chỉ là một giả tưởng, hiệu lực và hư vô là những khái niệm tương phản, nếu cố kết hợp thành một, ta có một khái niệm tương phản, nếu cố kết hợp thành một, ta có một khái niệm tự mâu thuẫn. Ở đây, chúng ta vẫn chưa đạt được những điều mong muốn. Nếu thực hiện được sự phân tích đến kỳ cùng, chúng ta cũng chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc quyết định hữu (Sadbhūta) hoặc quyết định vô (Asadbhūta) như đã thấy[23]. Tuy nhiên, trong giai đoạn khởi đầu của nền luận thuyết Phật học, phương pháp phân tích được coi như là phương pháp duy nhất đào luyện khả năng quán chiếu của trí tuệ. Cho đến thế kỷ V TL. Phương pháp này vẫn còn được coi trọng, như lời quả quyết của Vasubandhu trong Kosa. Vì phương pháp phân tích, một khi đối đầu với Tánh Không luận, thường bị đẩy vào tình trạng tiêu cực, hay nói khác đi, tình trạng tự hủy, các nhà Đại thừa Duy thức mới thiết lập mối quan hệ nhân quả trên bình diện giả hữu để sử dụng phương pháp phân tích có hiệu lực hơn. Như vậy, trên quan điểm tuyệt đối (paramārtha), bản tính của hiện hữu là Không; và trên bình diện thế tục (samurti), bản tính ấy là Hữu. Có hiện hữu, vì có tác dụng của tâm thức: đó là lập trường Duy thức (vijñānamatrā). Từ đó, người ta có thể tạm thời thỏa mãn với những gì đạt được bằng phân tích. Căn cứ theo đó để huân tập khả năng của trí tuệ; khi sự huân tập này đã thành tựu, người ta có thể vượt tất cả các phân biệt danh tướng (nāma-lakṣana) để diện kiến trực tiếp với một thế giới siêu tứ cú, mà kinh Lăng già gọi là cảnh giới Thánh trí tự chứng. Bỏ qua các tranh chấp dị biệt giữa các nhà Đại thừa Duy thức và Trung quán, chúng ta có thể nhắc đến lý tưởng cứu cánh chung của các nhà Đại thừa qua kinh Lăng già như sau, đại ý: “Sự xuất hiện và biến mất của thế giới này giống như một cảnh tượng mộng ảo, như hoa đốm giữa trời. Những vị đã quyết định chỉ có một con đường độc nhất là giác ngộ, trí tuệ của họ không lạc vào Hữu và Vô, căn cứ theo đó mà vận dụng tâm nguyện đại bi của mình”. Nói cách khác, trong cái thấy, bằng trí tuệ, của các vị này, thế giới chỉ là một giấc mộng, nhưng họ làm tất cả lợi ích cho giấc mộng ấy, không vì một cứu cánh nào hết, mà vì như vậy.
2) Chúng ta sẽ có rất nhiều thủ thuật tinh tế của các phương tiện suy lý. Trong số đó, cái có thẩm quyền gần như tuyệt đối là “thực tế đã nói như vậy”. Bằng mọi cách, người ta cố làm thế nào để sự thật tự nói lên sự thật của chính nó. Phương pháp phân tích cũng có thể dẫn đến đó. Thí dụ, vì “thực tế đã nói như vậy”, do đó, người ta đã phối trí trật tự của phân tích cũng như vậy. Trên hình thức, đây là lối lý luận căn bản của các luận thuyết Abhidharmika. Theo lối suy luận này, mỗi sự thể xuất hiện trong trật tự của phân tích, luôn luôn chúng xuất hiện với một vị trí cố định. Vì có vị trí cố định nên không trở thành tạp loạn và rời rạc. Rồi bằng tương quan tác dụng trong trật tự đã được phối trí, người định danh cho mỗi sự thể. Chúng ta lấy thí dụ cổ điển của các luận thuyết Abhidharmika: một thanh gỗ, vì tương quan tác dụng trong một vị trí cố định, nó được gọi là củi (indhana). Một vị trí cố định có nghĩa là tương quan đồng thời và đồng xứ. Bởi vì tương quan tác dụng này, thí dụ: lửa và củi, người ta đạt được một sự thật duy nhất: sự thật của sự đốt cháy. Nếu đặt phân tích trên các tác dụng của tâm thức, sự thực đó tức là bản ngã. Trên sự thật của bản ngã, người ta lại cảm thấy giải quyết được những khái niệm chống đối nhau: vô thường và vĩnh cửu. Theo đó, một đằng, bản ngã hoạt động trong các tác dụng dị biệt của tâm thức và một đằng, duy trì tất cả tác dụng dị biệt trong một thể tính đồng nhất. Nơi đây, có thể trích dẫn một kết luận của Nāgārjuna:[24] “Những ai thấy có một bản ngã (ātman) bằng phân tích dị biệt và dị biệt (pṛthak pṛthak), kẻ ấy không thấy ý nghĩa của đạo lý”. Căn cứ theo kết luận ấy mà nói, sự tất yếu của một bản ngã, để điều động tất cả các tác dụng dị biệt, không phải là cái mà người ta đạt được qua “chính sự thật tự nói lên sự thật như vậy” nhưng qua căn nguyên của tất cả phương pháp phân tích: đồng nhất và dị biệt.
Bây giờ, chúng ta tạm thời theo dõi diễn tiến của các vận dụng đồng nhất và dị biệt[25] để đi tới một kết luận như vừa dẫn. Sự vận dụng này bắt đầu từ tương quan nhân quả của lửa và củi để tiến đến sự hợp tác của chúng là sự đốt cháy. Để thực hiện, người ta giả thiết rằng chúng là những tự thể dị biệt; đây chỉ là giả thiết, không cần xét đến bản tính của chúng. Bằng tự thể dị biệt ấy, người ta có thể định danh cho mỗi sự thể, và như vậy là chỉ định chúng phải đi đến một hợp tác nào đó, để nói lên một sự thật. Cũng vậy, ở hình thức phát biểu của một mệnh đề, chủ từ và thuật từ, vì tiên quyết là những tự thể dị biệt, sẽ được định danh để nói lên một ý nghĩa nào đó của sự thật. Như thế tức là qui chiếu vào đồng nhất tính: những tự thể dị biệt hợp tác theo tính cách đồng thời và nhất loạt[26]. Từ căn bản này mà đi, tương quan nhân quả là tương thành: những tự thể dị biệt thành tựu ý nghĩa cho nhau; đó là danh phận của mỗi tự thể trong một cộng đồng hợp tác. Nhưng tương thành lại là trùng thành (siddasya sādhanam) (MK. X, 9). Căn cứ trên hình thức suy luận mà nói, vì muốn cho tất cả giả thiết có hiệu lực trong khả năng diễn đạt, do đó, khi định danh và định phận của mỗi tự thể, phải đặt chúng trên một diễn tiến mạch lạc của trật tự nhân quả. Làm như vậy tức là giả thiết được rằng, mỗi tự thể dù xuất hiện trong tính thể dị biệt của nó nhưng lại tác dụng trong một thế giới cộng đồng, vì diễn tiến mạch lạc của trật tự nhân quả là vậy. Tuy nhiên khi từ một giả thiết như thế rồi tiến đến chỗ thiết lập mối quan hệ trong tính cách hỗ tương thành tựu của các tự thể dị biệt, người ta bỗng khám phá ra rằng, từ giả thiết đến thiết lập, phải thay đổi rất nhiều môi trường, người ta chỉ bắt gặp những giả danh và cuối cùng, cái danh phận đạt được – và cho rằng như vậy là thiết lập được thế giới cộng đồng của các tác dụng dị biệt – không vượt qua khỏi giới hạn khép kín của giả danh. Giả thiết, đến đây trở thành vô hiệu, vì đã phạm phải lỗi trùng thành trong hình thức suy luận.
Về lỗi này, Trung luận (MK. X.9) diễn tả như sau: “ yadhīndhanam apekṣyāgnir agneh siddhaya sādhanam ”. Nếu cần phải giả thuyết lửa và nhiên liệu của lửa – như là những tự thể dị biệt, thì lửa là sự thành tựu của sự thành tựu.
Nói tóm lại, căn cứ trên đồng nhất và dị biệt, ta có thể giả thiết được bốn trường hợp của những tương quan giữa chủ từ và thuật từ, tức là giữa những tự thể dị biệt và các tác động của chúng. Tương quan ở đơn cú: I. Atthi paro loko; II. natthi paro loko; tương quan của phức cú: III. Atthi ca paro loko; IV. N’evatthi na natthi paro loko. Nhưng cuối cùng giả thiết trở thành vô hiệu, và như vậy sự phân tích sẽ dẫn đến một căn nguyên hư vô. Thực tế tức là hư vô, vì là giả tưởng của danh ngôn. Tánh Không luận được sử dụng như một thứ tuyệt đối duy danh luận.
3) Nơi đây, khi nói về hiệu lực của phủ định, chúng ta sẽ lập lại thí dụ về tứ cú của Jayatilleke, phân biệt sự phản đối và mâu thuẫn. Trên hình thức của tứ cú, II phản đối I và IV phản đối III. Phản đối không phải là phủ định. Cả bốn trường hợp, căn cứ trên tự thể dị biệt của các chủ từ và thuật từ để xác định các trường hợp tương quan của chúng trong đồng nhất của hợp tác. Trước khi nói đến hiệu lực của phủ định đối với tứ cú, chúng ta thử thiết lập bốn nguyên tắc phê bình. Những nguyên tắc này thường thấy trong Trung luận (Mādhyamaka-kārikā), và một phần trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavarttani).
a)- Nghịch suy vô cùng: đây là một hình thức nhập môn của Tánh Không luận, sơ đẳng nhất nhưng lại quyết định tất cả sự thấu triệt về Tánh Không. Lối phê bình này là nền tảng của tập Hồi tránh luận. Nói một cách giản dị, cách sử dụng được thiết lập như sau: thí dụ, nói rằng bất cứ một mệnh đề có giá trị nào đều phải được chứng thực bằng hiện lượng (pratyakṣa), tức là thẩm quyền của tri giác. Nhưng, giá trị của hiện lượng chứng thực bằng cái gì? Ta sẽ có hiện lượng của hiện lượng. Lý luận bằng cách bước thụt lùi như vậy, ta sẽ đi đến một tình trạng vô cùng. Tức là, không bao giờ đạt đến một cứu cánh hay một căn nguyên nào hết. Những lối nói khác, như căn nguyên của căn nguyên, cứu cánh của cứu cánh, hủy diệt của hủy diệt, Tánh Không của Tánh Không… là những hình thức vừa sơ đẳng vừa quyết định của Tánh Không luận. Bằng lối suy luận như vậy, người ta thấy không thể, hay không cách nào binh vực và thiết lập giá trị cũng như căn nguyên của Tánh Không luận. Nếu thế, chỉ có Tánh Không luận mới binh vực được cho chính nó; mọi luận thuyết về Tánh Không đều thở thành vô nghĩa.
b)- Tương đãi: Từ nghịch suy vô cùng, người ta khám phá ra tính cách mâu thuẫn nội tại của lý tính. Do đó, khi Tánh Không luận được đặt vào các lãnh vực tư biện của triết lý Tây phương, nó được mệnh danh là biện chứng pháp. Bởi vì, bằng cách triển khai sự mâu thuẫn nội tại của lý tính, người ta sẽ có thể đạt đến cứu cánh tâm linh. Chúng ta có thể trích dẫn luận Đại Trí độ 1 để xác nhận ý kiến ấy: ngôn ngữ đã chấm dứt, tâm hành cũng đã xong, không sinh không diệt, Pháp như Niết bàn.
Trong trích dẫn trên, nếu chúng ta giải thích theo đường lối cổ điển của Tam luận tông Trung hoa, thì ở đây có ba lãnh vực của Trí tuệ. Lãnh vực biểu hiện, biểu hiện bằng ngôn ngữ và tâm hành. Lãnh vực tác dụng; Trí tuệ vận chuyển trên con đường giữa: Bất sinh bất diệt. Sau hết, tự thân của Trí tuệ: Pháp như Niết bàn. Với đường hướng ấy, ta sẽ nêu ra ở đây hai giải thích điển hình về cái ý nghĩa gọi là mâu thuẫn nội tại. Tất nhiên, trong này, khái niệm về mâu thuẫn nội tại không chính xác bằng tương đãi.
Giải thích 1: “vì không cho nên có”. Giải thích này được dẫn khởi từ một tụng ngôn của Nāgārjuna, MK. XXIV, mà vì các chữ dịch của Kumārajīva trong bản Hán rất quyết định, do đó giải thích 1 đã quả quyết như vậy. Chúng ta hãy trích dẫn Phạn văn, và đối chiếu các bản dịch điển hình:
Sarvam ca yujyate tasya, śūnyatà yujyate; Sarvam na yujyate tasya śūnyam yasya na yujyate.
(I) Murti (337):
– All is concord indeed for him who to Sūnyatā conforms;All is not concord for him who conforms not to Sūnyatā
(II) J. May (234):
– Si la vacuité est logique, tout est logique; si elle est absurde, tout est absurde.
(III) Kumārajīva:
– Dĩ hữu không nghĩa cố,
nhất thiết pháp đắc thành
Nhược vô không nghĩa giả,
nhất thiết tắc bất thành.
Hiểu theo (I), Tánh Không luận của Mādhyamika như là nền tảng cho một tổng hợp của các hệ thống triết học, và Murti gọi đó là một điều lạ (I): Tất cả đều thích ứng, vì thích ứng với Tánh Không.
Hiểu theo (II), Tánh Không như là căn nguyên hợp lý của tất cả sự hợp lý.
Nếu theo (III) ta phải hiểu “Vì không cho nên có” và lối hiểu này khác hẳn trên. Ở đây, người ta coi thành (yujyate) như là sự thành tựu của các sự thể đã xuất hiện. Nói cách khác, đó là sự thành tựu của Hữu thể – của cái Có. Để đi tới một quyết định như thế, người ta phải nói Hữu không phải là tự hữu. Tuy nhiên, nếu đồng nhất với tất cả cái khác, thì Hữu cũng không thể có sự thành tựu; chỉ trong tác dụng dị biệt mới bộc lộ sự thành tựu của Hữu.
Như vậy, vì tương quan, vì không tự hữu, do đó, Hữu được thành tựu từ Không. Sự đối đãi giữa Không và Hữu ấy sẽ cho thấy một căn nguyên của cả Không và Hữu, vì cả hai là Một, và căn nguyên của cái Một đó cũng là cái Không, tức là cái Không của Không Hữu. Bằng sự triển khai này, người ta thấy ngay có một sự thành tựu trên tất cả mọi sự thành tựu: đó là sự thành tựu của vô ngôn, và cũng là “Pháp như Niết bàn”.
Nói tóm lại, Tánh Không là gì? Là căn nguyên của tất cả sự thành tựu. Cái đã thành tựu là Hữu. Từ đó, người ta tiến tới kết luận rằng Tánh Không luận là Chân Không Diệu Hữu: cái Không thì vắng lặng, vô thanh vô tức, mà cái Có-Hữu thì lạ lùng, thấy như không thấy.
Giải thích 2: “Hữu là Một vì là Tất cả”. Giải thích này được dẫn khởi từ MK. XXIV18: “yah pratītyasamutpādah śūnyatam tam pracakṣamahe; yà prajñaptir upādāya pratipat saiva madhyamà[27]
Kumārajīva: Chúng duyên sở sinh pháp, ngã thuyết tức thị không; diệc vi thị giả danh, diệc vi Trung đạo nghĩa. Tất cả những gì khởi lên do các duyên (pratītyasamutpūda), tôi nói đó là Không (śūnya), cũng gọi là giả danh (prajñapti) và cũng là Trung đạo (madhyama pratipat). Trên một trình tự mạch lạc, đó quả là sự vận chuyển của Biện chứng pháp. Hữu, là sự thành tựu của Một, nhưng không tự hữu, vì là Tất cả. Vậy, khi cái Một khởi lên, thì Tất cả cùng khởi lên; khi cái Một biến mất, Tất cả cùng biến mất. Từ đó, Tánh Không là căn nguyên cho một thế giới cộng đồng của các tác dụng dị biệt.
Cả hai giải thích đều nói đến sự thành tựu. Chúng ta có: sự thành tựu của ngôn ngữ, của tác dụng, của im lặng hay Tịch diệt (tức Niết bàn).
Tuy nhiên, vì tất cả sự thành tựu vừa kể đạt được do triển khai tính cách tương đãi, cho nên đấy chưa phải là cứu cánh của Tánh Không luận.
c)- Trùng thành: Chúng ta xác định lại giá trị cứu cánh của tương đãi bằng hình thức của suy luận. Trước kia, bằng vào tương đãi, hình như tất cả sự thành tựu đều được thành tựu như đã từng mong mỏi. Nhưng các giải thích điển hình chỉ cho thấy là người ta cố gắng để đi đến một kết luận hợp lý cho những gì đã được nêu lên từ trước. Trong các cách thức vận dụng ngôn ngữ, luôn luôn phải vận dụng đồng nhất và dị biệt. Một khi vận dụng đồng nhất, thì phải đi từ cái dị biệt, và ngược lại. Cho đến lúc thiết lập xong đồng nhất và dị biệt thì mới có thể triển khai tương đãi đến chỗ rốt ráo của nó. Bấy giờ, lúc đồng nhất và dị biệt đã được thiết lập, người ta thấy ra rằng đồng nhất trong đồng nhất tức là dị biệt, dị biệt trong dị biệt tức là đồng nhất. Theo đó, chỉ có hai con đường để đi: từ đồng nhất đến đồng nhất và từ dị biệt đến dị biệt. Chúng khác nhau ở hình thức mà không khác ở nội dung. Căn cứ theo đây mà nói, mọi giải thích bằng cách triển khai tương đãi, đối lập và mâu thuẫn, đều vô nghĩa; vì là trùng thành.
d)- Tự chứng: Cuối cùng, có lẽ chỉ còn một cách nói, rất vô lý nhưng cũng rất hợp lý: cái đó như vậy là như vậy. Đối với sự hợp lý hay vô lý của một lập trường chẳng hạn, giải thích là điều vô nghĩa; do đó, người ta phải cố gắng làm thế nào để nó tự trình diện. Như một ngọn đèn tự soi sáng chính nó trong khi vừa có thể soi sáng những cái khác. Điều này gợi lên cái cảm tưởng rằng, với nguyên tắc tự chứng, ta có thể chứng tỏ sự bất lực của tất cả mọi lập trường tư biện. Tuy nhiên, nếu trở lại từ đầu, từ (a) nghịch suy, (b) tương đãi… tự chứng cũng trở thành vô hiệu. Thí dụ, chúng ta thử lặp lại tương đãi. Tác dụng soi sáng của ngọn đèn là hủy diệt bóng tối: “Nếu ngọn đèn soi sáng chính nó, và cũng soi sáng những cái khác; thì bóng tối, cũng vậy, che tối chính nó và che tối những cái khác”. (MK. VII. 12)
Qua bốn nguyên tắc vừa thiết lập, chúng ta muốn thấy, và hình như đã thấy, khả năng phê bình của Tánh Không có hiệu lực rất lớn trong công dụng đối trị sự thật của ngôn ngữ và sự thật của tâm thức; đến cuối cùng, chúng lại tự chứng tỏ khả năng vô hiệu của mình. Thực sự, chúng ta không mong mỏi những gì khác hơn. Bởi vì trong giới hạn thông tục, điều ấy đã cho ta thấy hiệu lực phủ định của Tánh không luận. Nó như một ngọn lửa, sau khi đốt cháy tất cả thì tự tắt mất, không còn lại dấu vết nào: “Chư pháp bất khả đắc, diệt nhất thiết hý luận; vô nhân diệc vô xứ, Phật diệc vô sở thuyết[28]“.
Nói tóm lại, chúng ta đặt giới hạn cuối cùng của các phương tiện vận dụng là nguyên tắc tự chứng. Ở đây, mọi nỗ lực đều qui chiếu vào sự kiện: làm thế nào để cho các phương tiện tự biểu lộ sự thật ngay nơi chúng: hay nói theo một sáo ngữ: đạt được cứu cánh ngay trong các phương tiện vận dụng. Đó là cái khả năng mà Tánh Không luận – như một phủ định luận – có thể thực hiện được.
III.
Bởi vì bản tính của hiện hữu là như vậy: không có tác giả, cũng không có thành giả. Như lai cũng như vậy.[29]
Một hiện hữu chỉ hiện hữu trong thực tế của chính nó. Trong thực tế – hay trong giới hạn của “sự thực như vậy” – hiện hữu không tự tác cũng không được tạo tác: Tánh Không, vô tác cố[30]. Luôn luôn, chúng ta muốn cho tất cả những cái Như vậy được là Như vậy. Nhưng ý muốn đó thường được diễn dịch ngược lại, nhất là trong giới hạn cố định của đời sống cá biệt, biến dịch trong thường hằng, dị biệt trong đồng nhất: bởi vì chúng ta muốn tiến tới bằng cách đi thụt lùi. Cá biệt chống lại cá biệt: bởi vì chúng ta muốn thành tựu một cứu cánh bằng tương đãi. Dù vậy, chúng ta lại biết rằng các phương tiện mà chúng ta vận dụng để thiết lập ấy xuất hiện từ Tánh Không và qui chiếu vào Tánh Không. Nghĩa là chúng ta lấy sự hủy diệt để phát khởi và cũng lấy sự hủy diệt để thành tựu cứu cánh. Diễn tiến trong cái không diễn tiến, để đạt được trật tự trên một căn cơ không trật tự; như thế là cố gắng tìm thấy mọi hợp lý trong sự hủy diệt.
Trong truyền thống cố hữu của Đại thừa – nhất là Trung hoa, sự hủy diệt và thành tựu ấy được biểu tượng bằng nhân cách của Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền. Nhân cách của Bồ tát Văn Thù, biểu tượng cho Đại Trí; vì tác dụng của trí tuệ là hủy diệt, như tác dụng đập phá của viên ngọc kim cương. Nhân cách của Phổ Hiền biểu tượng cho Đại Hạnh hay Đại Bi, mà tác dụng là thành tựu tất cả từ hư vô. Tiếng nói của trí tuệ là tiếng rống của sư tử. Hành động của Đại bi là bước trầm ẩn của con voi chúa. Phật Quốc thiền sư ca ngợi:
Sư tử hống thời phương thảo lục
Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng.
Khi sư tử cất lên tiếng rống của Đại Trí, thì bao nhiêu cộng non chồi non của cỏ đều bị chấn động để nảy mầm; đó là hạt giống xanh tươi của sự giác ngộ đã vươn mình ra khỏi lòng đất.
Trên những đoạn đường trở về của voi chúa, tất cả những cánh hoa đã héo và đã rụng đều khởi sắc trở lại cái màu hồng nguyên thủy.
Thêm một thay đổi cách nói nữa, bỗng nhiên ta được gợi hứng là Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn.
Cũng như chúng ta biết rất rõ là bằng phương tiện nào thì có thể đạt đến sự hủy diệt ngay trong lòng sự sống, nhưng chúng ta không thực hiện để biết rõ sự hủy diệt là gì. Cũng vậy, chúng ta biết rất nhiều về các phương tiện hủy diệt của Tánh Không luận nhưng không bao giờ vận dụng chúng. Chúng ta không hỏi “Tánh Không luận là gì?” không phải vì đó là một cứu cánh bất khả thuyết hay bất khả tư nghị. Nhưng, bởi vì chúng ta cần phân tích và trật tự của Phân tích.
[Bài đăng Tạp chí Tư Tưởng Viện ĐH Vạn Hạnh, số 1/ 1971]
 _______________________________________
[1] The way to Nirvana, trích dẫn của K. N. Jayatilleke, Early Buddhist Theory of Knowledge, George Allen, London, 1963, tr. 333.
[2] The Conception of Buddhist Nirvana, Mouton (tái bản lần 2), 1965; tr. 1.
[3] Early Mādhyamika in India and China, Madison, 1967, tr. 3.
[4] Bởi vì các «Tiền đề triết học» thường bị ám ảnh bởi những khái niệm thuần lý, gọi là những «cái mất máu».
[5] The Central Philosophy of Buddhism, George Allen, 1960, tr. 209.
[6] Prasannapadā, Adrien – Maisonneuve, Paris, 1959, Préface, tr. ii–iii.
[7] Robinson: (…) Murtti’s work shares with Stcherbatsky a Fascination with analoiges between Kant and mādhyamika. Op cit; tr. 4.
[8] Yathā māyā yāthā svapno gandnarva nagaram yathā; tathotpādas tathā sthānam tathā bhanga udāhṛtah. MK. VII, 34 cf. Murti, op. cit.
[9] Yathā māyā yāthāsvapno gandharva nagaram yathā; tathotpādas tathā sthānam tathā bhanga udāhṛtah. MK. VII, 34. Cf. Murti, op. cit., tr. 177.
[10] Ways of Thinking of Eastern Peoples; East- West Center Press, 1964 tr. 192.
[11] Cf. Stcherbatsky, Buddhist Logic, Dover, (tái bản), New York, 1962 vol. I, trang 59. Và vol. II (bản dịch Anh ngữ của Nyàyabindu), tr.1.
[12] op. cit. tr. 12.
[13] Cf. Taisho, No 1564 và 1566. J. May, Prasannapadā, tr. 144.
[14] Cf. L. de la Vallée-Poussin, Kosa II.
[15] Cf. J. May, op. Cit., tr. 229. Murti, 235. SKT. «vinàsa- yatidurdrstā sunyatā mandamedhasam; sarpoyathā durgrhito vidyā và dursprasā phitā.» MK. XXIV, 11.
[16] Taisho, 1564 (Vol. Xxx), tr. 2b và chú 2.
[17] Taisho, 1566. Tr. 52b.
[18] Early Buddhist theory of knowledge, tr. 335.
[19] op. cit., tr. 336-7.
[20] op. Cit., tr. 341.
[21] op. Cit., tr, 343.
[22] Cf. K. N. Jayatilleke, «The Logic of Four Alternatives», Philosophy East and West, vol. XVII, 1-4; 1967.
[23] V. Supra, tr. 63.
[24] M. K. X. 17: Atmanas’ca sattvam ye bhāvānām ca pṛthak pṛthak nirdisaniti na tàm man ye sāsnas yā ‘ arthakovidān.
[25] Tóm tắt chương X của MK. “Agnidhanaparīksà”. Bản Hán văn của Kumārajīva: “Nhiên khả nhiên”.
[26] Do phân tích từ ngữ “đồng nhất” của chữ Hán.
[27] Cf. Murti, 8. J. May, 237.
[28] Trung luận, XXV. 24; Cf. Stcherbatsky. Op. Cit. tr. 78.
[29] Kinh Hoa nghiêm, XXX II, «Như lai Tánh khởi»; Taisho IX, 612c.
[30] Op. Cit., 614c.