Sunday, June 28, 2020

Thích Phước An: Lời Giới Thiệu Tuyển Tập Thơ Thiền Lê-Nguyễn

* Hòa thượng Thích Phước An, Ảnh của Thầy An Trú


Lời Giới Thiệu Tuyển Tập Thơ Thiền Lê-Nguyễn

Thích Phước An



Trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập VI, cố giáo sư Nguyễn Đăng Thục dã phê phán vua Lê Thánh Tông , vị vua dược hầu hết các sử gia xưa nay ca tụng là “ bậc anh quân vĩ đại nhất của Triều Lê” như thế này :“Vua Lê Thánh Tông chỉ tin vào Nho giáo, chê nhà Lý mê tín Phật Giáo , nhưng sau một đời hoạt động tích cực cho quốc gia, khi sắp từ giã cuộc đời đã thốt ra những lời đầy hoang mang”:
Ngũ thập niên lai, thất xích khu
Cương trường như thiết khước thành nhu
Nghĩa là:
Năm mươi năm bảy thước thân trai
Dạ sắt lòng gang chợt yếu rồi
Nhưng phải đợi đến hai câu thơ trong bài Đề Tu Mộng Tự trụ khắc , thì ta thấy không còn là hoang mang hay giao động nữa,mà gần như đau khổ đến cùng cực, khi nhà vua thốt lên với vị sư trụ trì chùa Tu Mộng:
Đại giác hãi trung quân dị độ
Vô cùng môn lý ngã nan hành
Nhà thơ Nguyễn Duy dịch:
Thầy qua biển giác bình yên
Còn ta vất vả triền miên giữa đời
Đây có phải là lời ân hận của nhà vua vì đã đối xử bất công với Phật Giáo, một tôn giáo đã có mặt từ những ngày đầu dựng nước? thật khó để chúng ta khẳng định nhất là đối với những tâm hồn được gọi là vĩ đại, vì càng vĩ đại bao nhiêu thì càng phức tạp và khó lường bấy nhiêu. Nhưng có một điều ta có thể khẳng định được là , một ông vua bài xích Phật Giáo thì cuối cùng cũng phải trở về một ngôi chùa Phật Giáo để tâm sự về những đau khổ, những dằn vặt của chính mình.
Trong ba mươi tác giả của ba mươi bài thơ trong tuyển tập này, ta có thể thấy đủ mọi thành phần trong xã hội vào thời Lê Nguyễn.
Ngoài các Thiền sư ra , thì còn có vua chúa, giới quý tộc, những bậc anh hùng đánh đuổi giặc phương bắc xâm lược như Nguyễn Trãi, Ngô Thời Nhiệm, nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhà Nho vui thú điền viên Nguyễn Khuyến đến cả kẻ nổi loan chống lại triều đình như Cao Bá Quát v.v… nghĩa là tát cả đều lấy cảm hứng từ Phật Giáo hay những ngôi chùa của Phật Giáo.
Nhưng tại sao Phật Giáo lại được giới trí thức, Nho sĩ đón nhận một cách nồng nhiệt như vậy? trong khi hai triều đại này đặc biệt là nhà Lê đã đưa ra những khẩu hiệu đầy cực đoan để bài Phật Giáo như “Tịch Thích Lão” “Tịch Phật Lão” nghĩa là phải bài trừ Phật Giáo và Lão Giáo.đến tận gốc.
Sau khi đoạn tuyệt với ý thức hệ Tam Giáo của Thiền Tông Lý Trần mà người đại diện cuối cùng là Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (19/09/1942) thì nhà Lê đã lấy ý thức hệ Nho giáo để cai trị quốc gia.
Dĩ nhiên, độc quyền thì lúc đầu rất hùng mạnh, vì là con trời “Thiên tử” thì không ai dám động đến, nhưng sau khi vua Lê Thánh Tông qua đời, Lê Uy Mục lên kế vị làm rối loạn triều đình , giết anh em chú bác trong hoàng tộc đến vua Tương Dực thì cũng chẳng có gì khá hơn nghĩa là cũng huynh đệ tương tàn để tranh quyền đoạt vị. Cuối cùng thì nhà Lê cũng mất vào tay Mạc Đăng Dung.
Chắc chắn không phải là ngẫu nhiên khi một nhà Nho chân chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm, được ca tụng là "Cây đại thọ của thế kỷ XVI" đã tìm đến thăm chùa Phổ Minh của vương triều Trần ở làng Tức Mặc phủ Thiên Trường nơi phát tích của nhà Trần oanh liệt với hai câu thơ đầy xúc động, vừa ngậm ngùi cho một triều đại thạnh trị đã qua đồng thời cũng xót xa cho thời đại hôn ám mà mình đang sống:

Bi văn tước lạc hòa yên bích
Phật nhãn thê lương chiếu dạ thanh
Giáo sư Nguyễn Bá Chung dịch:

Bia văn khói biếc bóng mờ
Sầu vương mắt Phật sáng bờ đêm thâu
Đó có lẽ là lý do các nhà Nho trí thức chân chính chỉ còn tin vào Phật Giáo chăng?
Sở dĩ hai triều đại Lý Trần đưa đất nước thạnh trị đến gần năm thế kỷ là vì hai triều đại này không lấy Phật Giáo làm ý thức hệ độc tôn mà biết tôn trọng các hệ tư tưởng đương thờiđể đoàn kết với Phật Giáo mà xây dựng một nước Đại Việt phú cường.
Bao dung, đó chính là tinh thần cốt lõi của Phật Giáo. Lịch sử truyền bá hơn hai nghìn năm của Phật Giáo đã chứng minh cho điều ấy.
Muốn có được tinh thần bao dung thì chúng ta không nên nô lệ vào bất cứ ý thức hệ nào, hệ tư tưởng nào , lý thuyết nào như Đức Phật đã khuyến cáo các đệ tử của Ngài trong Kinh Samyutta Nikaya:

“Này Kaccayana, thế gian phần nhiều lần mò đi tìm những hệ thống, và bị trói buộc bởi những tín điều. Những người nào không đi tìm những hệ thống, không cần những lập trường lý thuyết , không theo những tín điều, không coi các tín điều như pháo đài. Người ấy sẽ không có sự hoài nghi và do dự, vì người ấy không phụ thuộc kẻ khác để hiểu biết, sự hiểu biết của người ấy, phải từ thực chứng của chính mình. Đó mới là quan điểm chân chính”
Và dường như Đức Phật đã tiên đoán được những lý thuyết cực đoan sẽ gây đau khổ cho nhân loại trong những thiên niên kỷ sau khi ngài nói:

“Mỗi quan điểm là một bui rậm, một sa mạc, một mê cung, một sự nô lệ, một sự trói buộc tri thức, chỉ đem lại đau đớn và thống khổ” (Majjhima Nikaya)
Đọc những lời trên của Đức Phật khiến tôi nhớ đến Hương Hải Thiền sư ở đời Lê cũng khuyến cáo chúng ta không nên “đi tìm trí thức trong mộng” mà nên tìm những giá trị tâm linh siêu việt từ chính mình:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tìm tri thức
Tương lai diện thượng đồ sư nhan
Giáo sư Nguyễn bá Chung dịch:

Từng giây phút tự xét mình
Suy đi nghĩ lại tâm hình rõ ra
Chớ tìm trí thức trong mơ
Mặt thầy sẽ hiện trong ta sáng ngời
Bài thơ trên được trích từ tuyển tập thơ thiền Lê Nguyễn do giáo sư Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Nguyễn Duy tuyển chọn và dịch thuật. Giáo sư Nguyễn Bá Chung đã sống và giảng dạy tại Mỹ gần nữa thế kỷ qua. Dù sống xa tổ quốc nhưng lúc nào cũng nặng lòng với tổ quốc. Trong một điện thư gửi cho tôi mới đây, giáo sư tâm sự: “ thơ Thiền là một tinh túy của văn hóa Việt Nam, không có nó Việt Nam đã không thể tồn tại được cả ngàn năm qua. Nhờ nó, Việt Nam đã hóa giải được tất cả những mâu thuẫn, những khổ đau, những ngang trái suốt quá trình tồn tại của mình”
Như vậy, theo quan điểm của Giáo sư thì Thiền không phải chỉ thuần túy là biểu tượng cho cái đẹp trong đời sống tâm linh mà còn dính chặt đến sinh mệnh sống còn của dân tộc Việt Nam chúng ta nữa. Còn nhà thơ Nguyễn Duy thì rất được kính trọng vì những bài thơ của thi sỹ đã chứa chan những yêu thương, âu lo, và cả những xót xa cho quê hương đất nước.
Một nhà nghiên cứu và một nhà thơ cùng hợp tác với nhau để dịch thì nhất định theo thiển ý của tôi, tập thơ đó chẳng những rất nghiêm túc về chữ nghĩa mà còn tràn đầy tinh thần thi ca nữa.
Trong tuyển tập này, ngoài ba mươi bài thơ Thiền, còn có tiểu sử tóm tắt ba mươi tác giả được Sam Hamill người sáng lập nhà xuất bản Copper Canyon danh tiếng dịch sang tiếng Anh, cũng cần nhắc lại là Sam Hamill cũng đã dịch nhiều thơ Trung Quốc và Nhật Bản sang tiếng Anh nữa.
Với thơ Thiền Lý Trần thì chúng ta đã có bộ thơ văn Lý Trần đồ sộ, do viện văn học thuộc Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam xuất bản vào năm 1983 nhưng đây là lần đầu tiên một tuyển tập thơ Thiền Lê Nguyễn với bản dịch tiếng Anh được xuất bản tại Việt Nam. Điều này theo tôi rất quan trọng vì lâu nay chúng ta chỉ biết đến Lý Trần tức là hai triều đại cực thịnh của Phật Giáo, còn Lê Nguyễn là hai triều đại được các sử gia gọi là “độc tôn Nho Giáo”. Nhưng nếu chúng ta đọc ba mươi bài thơ trong tập này thì chúng ta sẽ thấy rằng, nói theo giáo sư Lê Mạnh Thát “Phật Giáo biết bám vào sức sống của Dân Tộc để tồn tại còn triều đại nào không hợp lòng dân thì triều đại đó sẽ bị loại bỏ.”
Bằng tất cả sự xúc động trước tấm lòng của giáo sư Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Nguyễn Duy đối với văn hóa Phật Giáo nói riêng và dân tộc nói chung, tôi xin được trân trọng giới thiệu tuyển tập này đến với Phật tử và bạn đọc trong và ngoài nước.
Nha Trang, cuối năm Mậu Tuất (2018)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Mỹ Sam Hamill dịch sang tiếng Anh

Thích Phước An (Ảnh: Quang Vu)


Introduction 
An Introduction to the Collection of Lê-Nguyễn Zen Poems

In the work Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập VI (History of Vietnamese Ideas, Vol. VI), Nguyễn Đăng Thục has criticized King Lê Thánh Tông, a king whom almost every historian past and present has praised as “the most brilliant king of the Lê dynasty,” in the following manner:
“King Lê Thánh Tông only believed in Confucianism, considered the Lý dynasty as superstitious in Buddhism, but after a life devoted to serve the country, before leaving this world, he uttered the following words full of bewilderment:

Ngũ thập niên lai, thất xích khu
Cương trường như thiết khước thành nhu
which means:

After fifty years unflinching as a seven-meter man
My iron will and stout heart suddenly grow weakened
But we will have to wait until the two lines in the poem Poem carved at the pillar of Tu Mong Temple to see that it’s no longer an issue of bewilderment or agitation, but a matter of utmost agony when he shared the following with the bonze superior of Tu Mong Temple:

Đại giác hải trung quân dị độ
Vô cùng môn lý ngã nan hành
which poet Nguyen Duy translates as:

You pass the sea of enlightenment with ease
While I go about the world with enormous difficulties
Wasn’t it the king’s remorse because he had dealt unjustly with Buddhism, a religion that has been with the country since its very inception? It’s difficult for us to ascertain, esp. with spirits that have been considered great because the greater that spirit is, the more complicated and unmeasurable it becomes. But there is one thing we can be sure of, that a king who once denounced Buddhism, would in the end have to return to a Buddhist temple to unburden his own agonies, his own distresses.
In the thirty authors of the thirty poems in this collection, we will find all the different social members of the Lê-Nguyễn dynasties. Beyond the Zen masters, we find kings and lords, aristocrats, heroes who had driven out the Northern invaders such as Nguyễn Trãi and Ngô Thời Nhiệm, the sage Nguyễn Bỉnh Khiêm, the doctor Hải Thượng Lãn Ông, the great poet Nguyễn Du, the woman poet Hồ Xuân Hương, the scholar who resigned and led a hermit’s life Nguyễn Khuyến, and even a rebel against the Court Cao Bá Quát, etc .. All took their inspirations from Buddhist teaching or Buddhist temples.
Why did the intellectuals and Confucian scholars receive Buddhism with such enthusiasm? Esp. when these two dynasties had put out the most extreme slogans to wipe out Buddhism such as “Tịch Thích Lão,” “Tịch Phật Lão,” that is, to eliminate Buddhism and Taoism at the very root.
After dismantling the Triple Religion weltanschauung of Ly Tran Zen whose final representative Nguyễn Trãi had his three lineages exterminated (Sept 19, 1442), the Le dynasty employed Confucian ideology to rule the country.
Naturally, the monopoly of power was extremely potent in the beginning. As the king was looked upon as being the “Son of Heaven” (Thiên Tử), no one dared to go against him. After the death of King Lê Thánh Tông, Lê Uy Mục succeeded. He roiled the Court, killing his uncles’ sons in the royal family. His successor Lê Tương Dực was no better; he was involved in a fratricidal conflict, contending for authority to win power. In the end, the Lê dynasty was eliminated by Mạc Đăng Dung.
Certainly it wasn’t accidental that a veritable scholar like Nguyễn Bỉnh Khiêm, one who was praised as “The Leading Authority of the XVI century”, had sought out Phổ Minh pagoda of the Tran dynasty at Tức Mặc village, Thiên Trường district, the originating landmark of the glorious Trần dynasty. He composed two especially moving lines, one grieving over the passing of a prosperous dynasty, the other deploring the stupefied period he was living through:

Bi văn tước lạc hòa yên bích
Phật nhãn thê lương chiếu dạ thanh
Nguyễn Bá Chung translates:

Dim steles mingle with blue smoke
The Buddha’s sorrowful eyes pierce the sounds of night
Could it be that this was the true reason why the veritable scholars could only believe in Buddhism?
The reason the Lý-Trần dynasties brought the country to prosperity for nearly five centuries is because these two dynasties did not use Buddhism as a monopolistic ideology, but knew how to respect other contemporary ideologies and to bring them into solidarity with Buddhism, to build up a powerful and prosperous Đại Việt.
Generosity, that’s the essence of Buddhism. The history of propagation of over two thousand years of Buddhism has proved it.
To achieve a spirit of generosity, we should not be enslaved to any ideology, any school of thoughts, any theory as the Buddha has urged his disciples in the Samyutta Nikaya:
“Dear Kaccayana, the world mostly goes about searching for systematic ideas, and is constrained by credos. Those who do not search for systematic ideas, do not need theoretical standpoints, do not follow credos, do not see credos as fortresses, they will not have doubts and hesitation, because they do not depend on others in order to understand. His understanding must come from his own positive knowledge. That’s a genuine starting place.”
And it seems that the Buddha has predicted that the extremist theories would create sufferings for humanity in the following millennia when he said:
“Every standpoint is a thicket, a desert, a labyrinth, an enslavement, an intellectual bondage, which only bring about suffering and misery.” (Majjhima Nikaya)
Reading the above words of the Buddha, I’m reminded of Hương Hải Thiền Sư in the Lê dynasty who advises us not to “search for knowledge in dreams” but to find the transcendental spiritual values within ourselves.
Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
Tương lai diện thượng đồ sư nhan
Nguyễn Bá Chung translates:

Every moment, be ready to watch one’s mind
Observe and ponder real carefully
No need to search for knowledge in dreams
Your Teacher’s face will shine in yours brilliantly
That poem is excerpted from The Collection of Lê-Nguyễn Zen Poems compiled and translated by Nguyễn Bá Chung and Nguyễn Duy. Nguyễn Ba Chung has lived and taught abroad for nearly half a century. Though living far from the homeland, he’s always deeply attached to the homeland. In an email sent to me recently, he wrote: “Zen poem is an essence of Vietnamese culture; without it, Vietnam could not have survived its thousand-years history. Thanks to it, Vietnam has been able to resolve all the contradictions, all the sufferings, all the adverse circumstances throughout its existence.”
Therefore, according Nguyễn Bá Chung’s perspective, Zen isn’t just the symbol of the beauty in our spiritual life, but it’s also deeply attached to the living history of our people. For poet Nguyễn Duy, he’s highly respected for his poems which are overflowing with love, worry, and poignant feelings for the country.
A researcher and a poet collaborate with each other to perform the translation, then, to me, such a collection is not only exacting in term of words used, but also afired with the poetical spirit.
In this collection, thirty Zen poems are turned into English by Sam Hamill, a founder of the famous Copper Canyon publishing house in the U.S.. Sam Hamill is well-known as a great translator of Chinese and Japanese poems.
With the Lý-Trần Zen poems, we have already had the magnificent series Poetry and Prose of the Lý-Trần Dynasties, published in 1978 by Uy Ban khoa hoc xa hoi Viet Nam. Here, for the first time we have a tri-lingual Collection of Lê-Nguyễn Zen Poems published in Việt Nam. This, to me, is very important, because for a long time we only know that Lý-Trần are the two most significant dynasties of Buddhism while Lê-Nguyễn are considered “singularly Confucian.” If we read the thirty poems in this collection, we will find that, as Prof. Lê Mạnh Thát says, “Buddhism knows how to grasp on to the living force of the People in order to endure, while any dynasty that does not fit well with the people’s will would be removed.”
Being greatly moved by the heart of Nguyễn Bá Chung and Nguyễn Duy towards Buddhist culture in particular and the people in general, I respectfully present this collection to my Buddhist friends and readers both here and abroad.
Nha Trang, end of the Year of the Dog (2018)
Thích Phước An

Friday, June 26, 2020

Google và Tuệ Giác của Thiền Sư Nhất Hạnh - Jo Confino/Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữ



Jo Confino/Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữ: Google và Tuệ Giác của Thiền Sư Nhất Hạnh


(Được chuyển ngữ từ bài viết “Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013)
Tại sao nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trong đó có Google, lại dành sự quan tâm đặc biệt đối với một vị Thiền sư Phật giáo người Việt đã 87 tuổi?
Câu trả lời là tất cả các tập đoàn này đều mong muốn tìm hiểu: làm thế nào những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – thường được hàng trăm ngàn đệ tử trên khắp thế giới gọi một cách thương kính là Thầy – có thể giúp cho tổ chức của họ có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn và mang lại nhiều hạnh phúc hơn.
Thầy Nhất Hạnh được mời hướng dẫn một ngày thực tập chánh niệm tại trụ sở chính của Google tại California vào cuối tháng này – đây là một dấu hiệu cho thấy sự thực tập chánh niệm đang bắt đầu trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Thầy – tác giả của hơn 2 triệu cuốn sách được bán ra ở Mỹ – sẽ có một buổi gặp gỡ với hơn 20 Giám đốc điều hành (CEO) của các tập đoàn công nghệ có trụ sở ở Mỹ tại Silicon Valley để chia sẻ tuệ giác của Thầy về nghệ thuật an trú trong hiện tại.
Trong buổi gặp gỡ này, Thầy dự định sẽ thảo luận với các Giám đốc điều hành của các tập đoàn công nghệ về cách thức làm thế nào để họ có được một sự hiểu biết sâu sắc về bản chất gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi người và mọi loài. Với hiểu biết đó, họ có thể hiến tặng những công cụ thực tiễn để đưa sự thực tập chánh niệm trở thành một phần thiết yếu trong công việc hàng ngày của họ, trong những sản phẩm mà họ chế tạo ra cũng như trong chiến lược mà họ vạch định để khoa học công nghệ có thể mang lại sự thay đổi cho thế giới này. Buổi gặp gỡ này sẽ kết thúc bằng sự thực tập thiền hành.
Những nỗ lực của Thầy trong hơn 50 năm qua đã được nhiều nhà lãnh đạo thế giới ghi nhận. Giám đốc Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đã nói rằng phương pháp thực tập của Thầy Nhất Hạnh là phương pháp “giúp cho chúng ta có thể cảm thông và thương yêu một cách sâu sắc đối với những người đang khổ đau”. Thầy cũng đã từng được Mục sư Martin Luther King đề cử cho Giải Nobel Hòa bình vào năm 1967 vì những nỗ lực của Thầy trong việc kêu gọi hòa bình và chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Mục sư Luther King nói rằng việc trao giải Nobel Hòa bình cho Thầy Nhất Hạnh “sẽ một lần nữa làm cho nhân loại thức tỉnh trước bài học lớn về cái đẹp và tình yêu được tìm thấy trong hòa bình. Nó làm sống dậy niềm hy vọng về một trật tự mới mang tính công bằng và hòa hợp cho thế giới này.”
Thầy Nhất Hạnh xuất gia đã được 71 năm. Mặc dù tuổi đã cao, Thầy vẫn liên tục đi hoằng pháp khắp nơi trên thế giới. Thầy hiện đang trong chuyến đi hoằng pháp ba tháng tại Bắc Mỹ với lịch trình khá nặng. Trước đó, Thầy đã có chuyến đi hoằng pháp tại châu Á cũng trong 3 tháng.
Tăng thân xuất sĩ của Thầy Nhất Hạnh được đánh giá là tăng thân có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Vé tham dự những khóa tu do Thầy hướng dẫn trong 1 tuần tại Toronto, Canada hay tại New York, Mississippi và California – mỗi khóa tu đều có hơn 1000 tham dự – đều được bán hết chỉ trong vài ngày.

Nền kinh tế chạy theo ham muốn

Thầy Nhất Hạnh cảnh báo rằng nền văn minh của chúng ta đang có nguy cơ sụp đổ trước những thiệt hại nghiêm trọng về xã hội cũng như môi trường sinh thái do nền kinh tế chạy theo ham muốn gây nên. Thầy cũng đồng thời chỉ ra cho chúng ta một hướng đi mới, đó là xây dựng một nền kinh tế lấy hạnh phúc chân thực làm mục tiêu, thay vì hy sinh hạnh phúc của mình để thờ phụng chủ nghĩa vật chất như bấy lâu nay chúng ta vẫn làm.
Những lời dạy của Thầy tập trung chủ yếu vào sự thực tập chuyển hóa khổ đau bằng cách buông bỏ những ưu sầu của quá khứ cũng như những lo lắng về tương lai, thông qua thiền định và nếp sống chánh niệm.
Thầy đã chỉ ra rằng tình trạng đam mê tiêu thụ hiện nay là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang cố gắng khỏa lấp khổ đau trong chính mình. Và Thầy đề nghị chúng ta nên đi theo hướng ngược lại, đó là trở về để tiếp xúc trực tiếp với nỗi khổ, niềm đau trong ta để có thể vượt thoát những khổ đau đó.
Thầy cho rằng để các doanh nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chận lại con tàu tư bản đang chạy trật đường ray thì trước tiên các nhà lãnh đạo tập đoàn cần phải nhận ra sai lầm căn bản của mình, đó là cách tư duy hạn hẹp, lấy lợi nhuận làm thước đo duy nhất cho sự thành công của tập đoàn.

Cần có sự thay đổi căn bản trong nhận thức của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần phải trải qua một quá trình chuyển đổi căn bản về nhận thức. Họ cần phải nhận ra tầm quan trọng của việc đưa những giá trị tâm linh vào trong đời sống hàng ngày.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian vào cuối khóa tu tuần trước tại Catskill Mountains về nghệ thuật chuyển hóa khổ đau, Thầy chia sẻ rằng: “Chúng ta cần phải xem lại quan niệm của chúng ta về hạnh phúc. Chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có được khi nào chúng ta giành thắng lợi, khi chúng ta giành được vị trí đứng đầu. Tuy nhiên, sự thực thì không cần thiết phải như vậy. Bởi vì ngay cả khi chúng ta kiếm được nhiều tiền hơn, chúng ta vẫn khổ đau như thường. Chúng ta cạnh tranh bởi vì chúng ta không hạnh phúc. Thiền tập có thể giúp cho chúng ta bớt khổ hơn”.
“Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ có thể hạnh phúc khi nào chúng ta vượt lên trên những người khác, khi nào chúng ta trở thành nhân vật số 1. Sự thực là chúng ta không cần phải trở thành “number one” mới có thể hạnh phúc.
“Chúng ta cần phải có một hướng đi tâm linh trong đời sống của mình cũng như trong công việc kinh doanh, nếu không chúng ta không thể nào có thể xử lý những khổ đau do công việc và đời sống hàng ngày tạo ra.”
Các kỹ sư Google trao đổi và thực hành thiền

Những cuộc gặp gỡ với Mục sư Martin Luther King

Nhớ lại những lần gặp gỡ với Mục sư Luther King – những cuộc gặp gỡ này có ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định đấu tranh cho hòa bình và chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam của nhà tranh đấu cho dân quyền nổi tiếng thế giới này, Thầy Nhất Hạnh nói rằng Tổng thống Obama đã bỏ sót một yếu tố quan trọng trong bài phát biểu của mình vào tuần trước, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn bất hủ có tựa đề “Tôi có một giấc mơ” (I have a dream).
“Khi Tổng thống Obama kêu gọi hãy để cho tự do được vang tiếng bay xa (let freedom ring), Tổng thống chỉ nói về tự do đến từ bên ngoài như tự do chính trị, tự do xã hội, nhưng thực tế là ngay cả khi chúng ta có rất nhiều tự do về tổ chức, về ngôn luận, về báo chí, v.v. chúng ta vẫn có thể khổ đau như thường bởi vì chúng ta không có tự do ở bên trong chúng ta, đó là sự tự do khỏi những giận hờn và sợ hãi”, Thầy chia sẻ.
Một trong những điều tâm huyết của Mục sư Luther King là xây dựng những cộng đồng, những đoàn thể sống hạnh phúc mà ông gọi là Beloved Community (tạm dịch là Tăng thân yêu quý). Cũng với mong ước đó, Thầy Nhất Hạnh đã dành hết tâm lực của mình cho việc xây dựng hơn một ngàn tăng thân cư sĩ trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, liệu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra một sự thay đổi tích cực hơn thông qua việc xây dựng tinh thần tăng thân, xây dựng văn hóa tập thể trong doanh nghiệp của mình?

Chánh niệm và thiền tập tại công sở

Thầy Nhất Hạnh cho rằng phương pháp thực tập chánh niệm và thiền tập nếu được áp dụng vào các doanh nghiệp sẽ giúp cho họ thay đổi được cách sống, cách làm việc có tính tiêu cực, đồng thời giúp họ nhận ra được bản chất tương tức và phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi người và mọi loài.
“Thiền tập có thể giúp cho các thành viên trong doanh nghiệp vơi bớt khổ đau,” Thầy nói. “Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ hữu ích rồi, bởi vì nếu nhân viên của một doanh nghiệp có đủ hạnh phúc thì doanh nghiệp đó sẽ làm ăn hiệu quả hơn.”
“Trong trường hợp công ty của anh đang có những hoạt động gây tổn hại môi trường, và bởi vì anh đã thực tập thiền nên anh có thể có được một cái thấy, cái thấy này sẽ giúp anh tìm ra cách thức điều hành công ty của mình theo hướng làm giảm nhẹ những tổn hại đối với môi trường.
“Thiền tập có tác dụng làm lắng dịu nỗi khổ, niềm đau trong ta, đồng thời mang lại cho ta nhiều tuệ giác và một cái thấy chân thực (chánh kiến) về chính bản thân mình và về thế giới. Và nếu ta có được tuệ giác của một tập thể thì chắc chắn là ta sẽ tổ chức và điều hành hoạt động của doanh nghiệp mình theo hướng làm cho thế giới này vơi bớt khổ đau.”
Theo Thầy, đem chánh niệm vào công sở, vào các doanh nghiệp còn có tác dụng giúp cho các nhân viên tránh được tình trạng bị quá tải bởi công việc, tuy nhiên để làm được điều này thì các chủ doanh nghiệp, các giám đốc công ty cần phải làm gương trước.
“Tìm kiếm trong tự thân” (Search Inside Yourself)
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết chăm sóc chính mình trước tiên
Thầy cho rằng nhiều lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn đã bắt đầu đề cập đến tầm quan trọng của sự phát triển bền vững, tuy nhiên rất ít người trong số đó thấy được mối liên hệ giữa sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp với văn hóa bên trong của doanh nghiệp mà họ đang điều hành.
“Nếu người giám đốc doanh nghiệp dành toàn bộ thời gian của mình cho công việc của doanh nghiệp, người đó sẽ không còn thời gian để chăm sóc cho chính mình hay cho gia đình của mình. Người giám đốc đó cần phải nhận ra rằng doanh nghiệp của mình sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu người đó trở nên lắng dịu, tươi mát hơn, có khả năng cảm thông và thương yêu nhiều hơn” Thầy nói.
Trong điều kiện hiện nay khi mà máy tính trở nên quá phổ biến và tiện dụng với tốc độ xử lý ngày càng nhanh thì các giám đốc doanh nghiệp lại càng khó có được thời gian cho riêng mình, thời gian để nhìn lại bản thân và tìm niềm cảm hứng cho cuộc đời mình.

Sức mạnh của Vô tác

Thầy chia sẻ về tầm quan trọng của sự thực tập vô tác (aimlessness), tức là không chờ đợi kết quả, không mong cầu gì hết khi hành động, không có đối tượng gì để chạy theo. Thông thường chúng ta hay có thói quen chạy theo hết dự án này đến dự án khác, không ngừng nghỉ.
“Chúng ta thường cho rằng hạnh phúc nằm ở tương lai, vì vậy sự thực tập vô tác là dừng lại, không đuổi theo một đối tượng nào nữa cả và tìm hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây”, Thầy nói.
“Hạnh phúc chân thực không thể nào có được nếu không có bình an. Nếu ta cứ mãi đuổi theo một đối tượng nào đó thì làm sao ta có thể có bình an. Ta cứ chạy hoài, chạy mãi, ngay cả trong giấc mơ chúng ta vẫn còn chạy. Đó là thực trạng của nền văn minh chúng ta”.
“Chúng ta phải đi ngược lại xu hướng này. Chúng ta phải trở về với chính mình, trở về với những người thân yêu, trở về với thiên nhiên. Lâu nay chúng ta để cho các thiết bị điện tử kéo chúng ta ra khỏi chính mình. Chúng ta đánh mất mình trong Internet, trong các dự án, các kế hoạch kinh doanh, vì vậy mà chúng ta không có thời gian cho chính mình. Chúng ta không có thời gian để chăm sóc những người mà ta thương yêu và cũng đồng thời không để cho Đất Mẹ có cơ hội trị liệu cho chúng ta. Chúng ta luôn có xu hướng trốn chạy khỏi chính mình, khỏi gia đình và khỏi thiên nhiên xung quanh.”.
Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều khó nói ra những áp lực mà họ đang phải gánh chịu. Tuy nhiên gần đây một số giám đốc điều hành của những tập đoàn nổi tiếng đã can đảm chia sẻ với công chúng về những áp lực trong công việc của mình, tương tự như những lo ngại của Thầy Nhất Hạnh.
Từ chức một vài tháng trước khi tập đoàn của mình bị phá sản, Erin Callan, cựu Giám đốc Tài chính của tập đoàn Lehman Brothers, đã can đảm viết lại những trải nghiệm của mình khi bị công việc lôi kéo hoàn toàn và chia sẻ điều đó với công chúng vào đầu năm nay.
“Khi quyết định nghỉ việc ở công ty, tôi cảm thấy suy sụp và buồn khổ vô cùng”, Erin Callan chia sẻ trên tờ New York Times. “Tôi không thể nào lấy lại sức lực và đi tiếp được nữa. Tôi không biết phải dựa vào đâu để khẳng định chính mình nếu không có công việc.”
“Vào ngày nghỉ cuối tuần, nếu không phải làm thêm việc của công ty thì tôi cũng dành thời gian để sạc lại năng lượng cho một tuần làm việc kế tiếp. Nói chung, đối với tôi lúc đó, công việc luôn chiếm vị trí ưu tiên số 1, trên cả gia đình, bạn bè và cả việc hôn nhân – chuyện hôn nhân của tôi cũng chỉ kéo dài được một vài năm.”

Bản chất lưỡng nguyên của công nghệ

Mặc dù lo ngại về những tác dụng tiêu cực của công nghệ, Thầy vẫn nhận thấy bản chất lưỡng nguyên của công nghệ, nghĩa là bên cạnh những tác dụng tiêu cực, công nghệ cũng có tác dụng rất hữu ích. Đó là lý do vì sao trong cuộc gặp gỡ sắp tới, Thầy sẽ kêu gọi các Giám đốc điều hành của các tập đoàn công nghệ tập trung phát triển các phần mềm ứng dụng và những thiết bị công nghệ khác để giúp đưa mọi người trở về với một cuộc sống cân bằng.
“Chúng ta cần phải có sự tỉnh thức. Khi nói chuyện với Google và các tập đoàn công nghệ khác, tôi sẽ đề nghị họ sử dụng trí tuệ và thiện chí của mình để tạo ra những phương tiện, những công cụ có khả năng giúp cho mọi người trở về với chính mình, để trị liệu cho chính mình” Thầy nói. ” Chúng ta không loại trừ hay vứt bỏ tất cả các thiết bị công nghệ này, mà chúng ta có thể hoàn toàn tận dụng được những tiến bộ của công nghệ.”
Thầy gợi ý về việc phát triển những phần mềm ứng dụng có khả năng giúp mọi người lắng dịu cơn giận khi nó phát khởi. Thầy cũng đề cập đến loại đồng hồ Now Watch được Thầy thiết kế với mục đích giúp mọi người trở về với phút giây hiện tại: trên mặt đồng hồ, mỗi giờ được đánh dấu bằng chữ “Now” (nghĩa là Bây giờ) thay vì số giờ như thông thường.
Google đã mời Thầy chia sẻ về những nội dung như: xây dựng mục tiêu trong công việc, sự sáng tạo và tuệ giác. Thầy nói rằng chúng ta đều có thể đạt được những điều này thông qua sự thực tập chánh niệm.
Thầy đã được mời đến thăm tập đoàn Google vào năm 2011 và kể từ đó, sự thực tập chánh niệm đã được áp dụng nhanh chóng tại tập đoàn công nghệ hàng đầu này. Số lượng người tham gia vào chương trình “Tìm kiếm trong tự thân” (Search Inside Yourself) – chương trình thiền tập chính thức của Google – ngày càng tăng. Các phòng dành cho thiền tập cũng đã được thiết kế bên trong nhiều tòa nhà làm việc của Google.
Thầy nói rằng: “Cũng như mọi người, các nhân viên của Google cũng mong muốn học hỏi cách thức chuyển hóa khổ đau của chính mình”.
“Đa số các nhân viên ở đây đều còn rất trẻ và tài năng, vì vậy mà họ có thể hiểu và thực tập những điều Thầy dạy một cách nhanh chóng. Họ còn có đủ phương tiện để đem sự thực tập này đến được với rất nhiều người.”
“Sẽ rất hữu ích nếu họ biết rằng ai trong chúng ta cũng có ước mong làm những điều đẹp và lành, bởi vì mỗi người trong chúng ta đều có tính Bụt. Khi nhìn vào con đường bất thiện, không chân chính, chúng ta có thể tìm thấy trong đó một con đường ngược lại. Cũng như nhìn vào khổ đau, chúng ta sẽ thấy được con đường đưa tới hạnh phúc. Đây là giáo lý Tứ Diệu Đế trong đạo Bụt, nhưng chúng ta không cần phải là một Phật tử mới có thể hiểu được điều đó.
“Xã hội của chúng ta đang cần một sự tỉnh thức tập thể để có thể cứu chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Vì vậy chúng ta cần phải thực tập để chế tác năng lượng tỉnh thức trong từng bước chân và từng hơi thở. Nếu ta có được sự tỉnh thức thì cũng có nghĩa là ta đang đi trên con đường hạnh phúc, ta có thể chuyển hóa được khổ đau trong ta. Và khi đó ta có thể giúp những người khác làm được tương tự.”
(Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữ)

Xin đọc tiếng Anh ở đây. Read English here.
https://www.theguardian.com/sustainable-business/global-technology-ceos-wisdom-zen-master-thich-nhat-hanh

Thursday, June 25, 2020

Vĩnh Hảo: SỰ THẬT VÀ QUAN ĐIỂM


SỰ THẬT VÀ QUAN ĐIỂM
Vĩnh Hảo

Thư tòa soạn Nguyệt san CHÁNH PHÁP số 104 Tháng 07.2020

Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng. Tin học đã đem con người khắp hành tinh gần lại với nhau, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chính nó bị con người lạm dụng để bóp méo, biến dạng sự thực cho những mục tiêu bất chính của cá nhân, bè phái.

Kỹ nghệ thông tin toàn cầu ở thế kỷ 21 đã cung cấp phương tiện nhanh chóng và thuận lợi cho người dùng đến nỗi từ lời nói, hành động, cho đến ý nghĩ... người ta phó mặc hoặc mượn người khác nói giùm, làm giùm, thậm chí suy nghĩ giùm. Nghĩa là khỏi cần phải xét lại xem thông tin trên mạng có đúng không, lời nói của người kia có đáng tin không, hành động của người nọ có thật không. Thông tin nào không thuận với ý kiến, quan điểm của mình thì lập tức bác bỏ, cho rằng tin giả, không cần kiểm tra sự thật; thông tin nào hợp ý nghĩ, lập trường của mình thì tin ngay, khỏi cần biết có hợp lý hay không trên thực tế.

Nói hay viết đã lười, vì nghe/đọc của người khác thấy hay và hợp ý rồi, chỉ cần lặp lại một cách vô thức; làm thì chỉ có mỗi một động tác là nhích con chuột, dùng một ngón tay trỏ, bấm chọn biểu trưng cảm giác của mình, rồi chia sẻ ngay với hàng trăm, hàng ngàn người khác cái thông tin mà thân/bằng hữu của mình vừa đăng lên. Có khi không đọc, không nghe mà vẫn cứ bấm thích và truyền đi, vì tin rằng bạn bè, tổ chức, đảng phái của mình đã đọc và suy nghĩ rồi mới phóng lên mạng. Cứ thế, tạo nên một thứ “hiệu ứng bầy đàn,” và “hành vi của bầy cừu”[1] trên không gian mạng, ảnh hưởng ngược vào đời sống thực tế của gia đình, xã hội.

Xã hội trở nên rối loạn, phân hóa, tách ra thành từng mảng, từng nhóm, tự động kéo nhau theo sự thúc đẩy và mời gọi của những tiếng nói hợp ý, hợp tình. Tính cách và tâm lý bầy đàn đã bị lạm dụng bằng nhiều hình thức từ thô thiển đến tinh tế, để lôi kéo quần chúng cho mục tiêu tôn giáo, chính trị, xã hội và cả kinh tế.

Người có trí thì không để bị dẫn dắt bởi dư luận hay bởi ý kiến đám đông; không vội vàng tin vào những thông tin, lời đồn, dư luận; đánh giá sự việc một cách khoa học, có luận lý; lượng định một vấn đề có tính thời sự, cấp thiết thì phải tìm hiểu nguồn gốc sự thật; phân biệt đâu là sự thực khách quan và đâu là quan điểm, ý kiến chủ quan[2]. Biết cái gì là sự thực rồi thì hãy chấp nhận là sự thực, không cố gắng gán ghép cho nó một tính cách giả dối nào đó để biến nó thành không thực. Còn những gì là quan điểm, ý kiến, ý thức hệ (của cá nhân, tập thể), cũng khó mà kết luận là đúng hay sai. Cho dù một quan điểm nào đó của mình, qua kinh nghiệm thực tế có thể chứng minh được là đúng thì cũng chỉ là cái đúng tương đối, không thể buộc người khác phải chấp nhận tin theo; vì đã là ý kiến thì không phải mọi người (với bối cảnh văn hóa và tri thức sai biệt) đều suy nghĩ và nhận định như nhau. Người ta sẽ bàn cãi, xung đột với nhau về quan kiến suốt cả đời không chắc đã tìm ra mẫu số chung, mà có thể còn truyền cả sự xung đột ấy cho nhiều thế hệ sau.

Trong thế giới điên đảo ngày nay, người con Phật áp dụng Bát Chánh Đạo[3] vào đời sống thường nhật, sẽ nhờ chánh kiến mà không bị rơi vào tà kiến, thiên kiến, ác kiến; nhờ chánh tư duy mà biết chiêm nghiệm, truy tìm sự thật, không bị lôi kéo bởi các tin đồn, tin giả, và những tuyên bố bịa đặt, dối trá; nhờ chánh ngữ mà tránh nói những lời hư dối, lời ác, lời thêu dệt đãi bôi, lời hai chiều chia rẽ.

Sống chân thực, sống với lương tri thì không thể chấp nhận, tán thành những điều ngoa ngụy, điêu trá; và nhất là không thể cổ vũ hay ủng hộ bất kỳ cá nhân hay tập thể bất chánh nào.

Không có nhân xấu/ác nào có thể đưa đến kết quả tốt/lành.

Không có hạt giống hư dối nào có thể nẩy mầm chân thực, an vui.

Sống giữa cõi đời hỗn mang này, đừng vội tin ai, nhưng hãy tin rằng nhân lành mới trổ quả lành. Thế giới ngày mai ra sao là do nơi nhân lành của mỗi người hôm nay gieo xuống: từ ý nghĩ lành, tác động lên lời nói và hành động lành, khởi từ lòng yêu thương, hướng về khắp tất cả.

California, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Vĩnh Hảo


_________________________________
[1] Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý, xã hội và kinh tế học, có một thành phần rất đông trong xã hội dễ bị chăn dắt, hướng dẫn (như đàn cừu) bởi những người khôn ngoan hơn (như sói). Những người này khá thụ động, ít suy nghĩ, không chịu xét đoán, nặng về bản năng, thường a dua theo đám đông (vì nghĩ rằng không lẽ nhiều người làm như vậy mà lại sai lầm!), cứ hành động và hô hoán ồn ào theo đàn nhóm mà không cần biết hậu quả ra sao, tương lai thế nào. Càng nhiều người bị dẫn về một hướng thì hiệu quả càng lớn, càng mạnh hơn, kéo theo hàng chục, hàng trăm lần những người và đàn nhóm khác cùng tin theo, làm theo. Đây gọi là hiệu ứng tâm lý bầy đàn, hành vi bầy đàn, tâm lý đám đông, bản năng bầy đàn (herd effect/herd behavior/psychology of crowd/herd instinct).

[2] Sự thật (fact), là điều thực tế có thể chứng minh được bằng chứng cớ, dù ở quốc gia này hay quốc gia kia, đảng phái này hay đảng phái kia (ví dụ: con người cần phải ăn uống để sinh tồn. – Đây là một sự thật không thể chối cãi). Quan điểm, ý kiến, quan niệm (opinion) là cái người ta tin, nghĩ hoặc cảm giác nhưng không thể chứng minh được là đúng hay sai; hoặc có thể đúng với người này nhưng không đúng với người kia (ví dụ: những người có màu da như vậy là những người thông minh, cao quý nhất. – Đây chỉ là ý kiến, quan điểm của cá nhân hay một tầng lớp người, không phải là sự thật tuyệt đối với tất cả mọi người). Fact vs. Opinion được dạy từ cấp tiểu học ở Mỹ. Không nhớ chương trình giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975 và sau năm 1975 có dạy cho trẻ em phân biệt được giữa fact (sự thực) và opinion (quan điểm) hay không; nhưng nhìn thực tế xã hội hiện nay, có vẻ như những người Việt lớn tuổi ở nước ngoài khi tham gia sinh hoạt liên mạng, đã không biết đâu là thực, đâu là giả — luôn tin hoàn toàn vào những gì nghe, thấy qua thông tin mà phe cánh của mình đưa ra; và hoàn toàn không tin vào những gì do những người thuộc phe cánh khác nói. Gần đây, các nhà giáo dục và xã hội nhận thấy cần thiết phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh, sinh viên, cũng như người dân trong nước tránh những ngộ nhận về các thông tin có thể là bịa đặt (hoax), tuyên truyền (propaganda), báo cáo cẩu thả về một sự kiện hay một tuyên bố gây hiểu lầm (sloppy reporting of an event or statement, causing misunderstanding), trình bày thiên vị về một tình huống phức tạp (a biased presentation of a situation that is not very simple), bằng cách: kiểm tra nguồn (source) từ đâu, có đáng tin cậy không, có thiên vị không, có phải là châm biếm không. Để tìm ra một cách nhanh chóng các thông tin và thông báo lừa bịp, có thể kiểm tra với: www.factcheck.org; kiểm tra tuyên bố chính trị của một nhân vật hay đảng phái: www.politifact.com; kiểm tra một bức ảnh được sử dụng với một câu chuyện gán theo rất đáng nghi ngờ, hãy vào: www.tineye.com; nghi ngờ một ý kiến hay sự kiện được nêu ra trên truyền thông có thiên vị hay không: www.allsides.com (nếu là ý kiến – opinion, thì sự thật hỗ trợ cho nó /facts used to support the opinion/ là gì, từ nguồn nào), hãy kiểm chứng với www.factcheck.com; để kiểm tra các tình huống, quang cảnh và các chủ đề truyền thông thay đổi liên tục, hãy vào www.snopes.com; để biết một sự kiện hay câu nói là nghiêm túc hay chỉ là châm biếm mỉa mai, hãy vào: www.realorsatire.com; để tìm ra câu chuyện tin tức có thật hay không, hãy vào: www.factitious.com. Tất nhiên, trong những cái thật có khi cũng bị sai sót vì lý do nào đó, nhưng nếu kiểm tra kỹ, biết đối chiếu các nguồn vô tư đáng tin cậy ở trên, sẽ giúp tìm ra sự thật một cách nhanh chóng, dễ dàng.

[3] Bát Chánh Đạo, hay Bát Thánh Đạo, là con đường tám nhánh (gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) dẫn đến giải thoát, niết-bàn.

Wednesday, June 24, 2020

Tiểu Sử Những Vị Thầy Lớn Tại Hải Ngoại

HÒA THƯỢNG THÍCH THIÊN ÂN 
(1925 – 1980)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.
Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng.
Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
Năm Mậu Tý 1948, Ngài thọ Cụ túc giới tại giới đàn Hộ Quốc Đàn, tổ chức tại Tổ đình Báo Quốc, do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Đường đầu truyền giới. Đồng khóa với Ngài, còn có các vị Minh Châu; Đức Tâm; Minh Tánh...
Năm Giáp Ngọ 1954, với khả năng Phật học và thế học xuất chúng, Ngài được chư tôn đức cho xuất dương du học tại Nhật Bản. Đến nước Nhật, Ngài vào học ở Đại học đường Waseda, là một trường đại học nổi tiếng. Trải qua 6 năm miệt mài đèn sách, Ngài đậu Tiến sĩ Văn Chương vào năm 1960, sau đó Ngài về nước, trong khi chờ Giáo hội bố trí công tác, Ngài nhận lời thỉnh giảng ở các trường đại học.
Năm Tân Sửu 1961, với mơ ước thành lập một viện đại học riêng của Phật giáo. Ngài được lời khuyên của các vị tôn túc lãnh đạo Giáo hội, cần phải trau giồi thêm kinh nghiệm, phương pháp quản lý một đại học Phật giáo có tầm cỡ quốc tế. Vì thế Ngài lại xuất dương để tu nghiệp. Đến Nhật Bản lần này, Ngài đã tìm học pháp môn Thiền Rinzai (Lâm Tế) chính thống của các thiền sư Nhật Bản và thành tựu được sở nguyện này.
Năm Quý Mão 1963, thời cuộc chính trị trong nước đã không thuận lợi như ý định, do sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn đến cuộc đấu tranh của Phật giáo đồ trên toàn miền Nam Việt Nam. Nặng lòng vì đạo pháp, Ngài bèn trở về nước cùng chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội và Tăng Ni Phật tử tham gia công cuộc đấu tranh. Ngài bị chính quyền Diệm bắt giam chung với chư tôn đức lãnh đạo trong cuộc tổng tấn công các chùa vào ngày 20 tháng 8 năm 1963, đòn cuối cùng báo hiệu trước sự sụp đổ của một chính quyền bạo tàn.
Năm Giáp Thìn 1964, sau pháp nạn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập. Ngài được cử làm Ủy viên Phật học vụ thuộc Tổng vụ Tăng sự. Ngày 13 tháng 3 cùng năm, Viện Cao đẳng Phật học được thành lập do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Viện trưởng, Hòa thượng Thích Minh Châu làm Phó Viện trưởng, Ngài làm Giáo Thọ trưởng. Thời gian đầu tiên, Viện Cao đẳng Phật học đặt tại chùa Pháp Hội ở đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn, có hai lớp học giảng dạy tại chùa Xá Lợi, quận Ba – Sài Gòn.
Năm Bính Ngọ 1966, Ngài được Cơ quan Văn hóa Á Châu của Liên hiệp quốc mời hợp tác giảng dạy trong chương trình trao đổi giáo sư. Mùa hè năm ấy, Ngài lên đường sang Mỹ quốc, giảng dạy tại Đại học đường Nam California ở thành phố Los Angeles, với tư cách là Giáo sư thỉnh giảng về ngôn ngữ và triết học. Tại đây, Ngài được sinh viên yêu cầu dạy phương pháp thực hành thiền định và sau đó lập nên nhóm nghiên cứu Phật học đầu tiên.
Năm Đinh Mùi 1967, sau khi kết thúc chương trình giảng dạy Đại học đường, Ngài dự định sẽ về Việt Nam, nhưng thiền sinh, sinh viên Mỹ thỉnh cầu Ngài ở lại để hướng dẫn tu học. Ngài được xem là vị Tăng sĩ Việt Nam đầu tiên hoằng pháp tại nước Mỹ. Khởi đầu, Ngài thuê một căn hộ ở phía nam đại lộ Vermont – Los Angeles để hướng dẫn sinh viên Mỹ học thiền theo truyền thống Nhật Bản. Do ngày càng đông giới thanh niên Mỹ theo học, Ngài thành lập Trung tâm Thiền học Quốc tế (International Buddhist Meditation Center) tọa lạc tại South New Hampshire – Los Angeles. Ngay từ những ngày đầu thành lập, đã có nhiều sinh viên Mỹ xin xuất gia tu học; nổi bật trong số đó có Sư cô Karuna Dharma, là một Tiến sĩ Phật học, người kế tiếp sự nghiệp của Ngài sau này.
Kế tiếp ba năm sau đó, Ngài xây dựng một ngôi chùa lấy tên là chùa Phật Giáo Việt Nam, ngôi chùa Việt đầu tiên trên đất Mỹ cho cộng đồng người Việt ở California có nơi quy tụ chiêm bái và tu học.
Tháng 10 năm 1973, Ngài kết hợp với các nhà giáo dục Mỹ, Nhật, Triều Tiên, Tây Tạng, Tích Lan để sáng lập trường Đại học Đông Phương (University of Oriental Studies), một nơi thu hút đông đảo sinh viên Mỹ ghi danh học Phật học, ngôn ngữ và triết học phương Đông.
Năm Giáp Dần 1974, Ngài tổ chức Đại giới đàn để truyền giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và Pháp sư (Nhà truyền giáo cư sĩ 25 giới) cho người Mỹ đến tu học với Ngài. Trong quá trình hoằng pháp ở Mỹ, Ngài quan tâm đến việc đào tạo thêm nhiều Pháp sư cư sĩ, người có thể đi vào mọi tầng lớp xã hội phương Tây để truyền dạy chân lý nhà Phật.
Đầu tháng 9 năm 1980, Ngài cảm thấy pháp thể khiếm an, bác sĩ cho biết Ngài mắc phải bệnh nan y do u não và ung thư gan, nhưng Ngài vẫn tiếp tục miệt mài với công tác hoằng pháp. Trong những tháng cuối cùng của cuộc đời, người ta thường nhìn thấy Ngài ngồi một cách thanh thản trên các bậc thang của tháp chuông, họ cảm phục năng lực tinh thần của Ngài kiên định vượt qua sự cam chịu của tật bệnh.
Ngày 23 tháng 11 năm Canh Thân 1980, Ngài đã viên tịch ở tuổi 56, với 32 Hạ lạp. Ngài ra đi trong sự tiếc thương đưa tiễn của hàng trăm ngàn người Việt tại Mỹ và hàng ngàn thiền sinh người Mỹ học trò của Ngài. Một Thiền sinh người Mỹ nói : “Ngài là sức mạnh, là chỗ dựa trong đời sống tu tập của chúng tôi. Ngài đã dạy chúng tôi biết thế nào là sự vô thường, biến loạn của vạn vật, nhưng chúng tôi không nghĩ là mất Ngài sớm như vậy”.
Trong cuộc đời hoằng pháp lợi sanh, Ngài đã để lại dấu ấn cho đời qua các tác phẩm :
- Phật Pháp (viết chung với 3 tác giả) 
- Trao đổi văn hóa Việt – Nhật 
- Buddhism and Zen in Vietnam.
Sự nghiệp hoằng pháp của Hòa thượng Thích Thiên Ân được các đệ tử của Ngài kế thừa và phát triển mạnh mẽ trên đất Mỹ. Ngài xứng đáng là một Tăng sĩ Việt Nam tiêu biểu trong số các nhà Sư châu Á đầu tiên hoằng pháp trên đất Mỹ. 

Source: 
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP II Thích Đồng Bổn Chủ biên Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội 

 


Thich Thien An
Ven. Dr. Thich Thien-An

September 1926 - November 1980


Ven. Dr. Thich Thien-An came to Southern California in the summer of 1966 as an exchange professor at UCLA. Soon his students discovered he was not only a renowned scholar, but a Zen Buddhist monk as well. His students convinced Dr. Thien-An toteach the practice of meditation and start a study group about the other steps on the Buddhist path, in addition to the academic viewpoint.
Several years later, his enthusiastic followers encouraged Ven. Thien-An to apply for permanent residence and start a meditation center that included place for practitioners to live. Twenty-six years later, The International Buddhist Meditation Center continues to thrive.
The IBMC today consists of six houses on a residential street several miles west of downtown Los Angeles. Suto, as his students called him, believed in the importance of being accessible to those who face the dukkha of city living. Two of the houses in the compound are named forVietnamese monks who self-immolated to bring the attention of the world to the horrors of the situation in Vietnam, an act which ultimately led to the downfall of the hated Diem regime. One of those monks, Ven. Tieu-Dieu, was Suto's father.
Suto was born in Hue and grew up in a Buddhist family. Even as a young boy, he would imitate the chanting and ceremony of the monks who came to their house to give blessings and receive dana. He entered the monastery at the age of 14 and continued his education, finally receiving a Doctor of Literature degree at the prestigious Waseda University in Japan. He then returned to Vietnam to found a university there.
Ven. Thien-An's vision of his work in the U.S. was to bring Buddhism into another culture, as always adapting to the national values and understandings. He understood the American mind and culture and had a sense of how the practice needed to differ for Americans to develop. He mentioned often how the West would eventually bring Buddhism back to the East.
When Saigon fell in 1975, Ven. Thien-An saw his responsibility and helped the boat people and other refugees from his homeland. The center became a residence for as many of the displaced as possible. Networking was done to ensure help for the others. The American monks joined with Vietnamese monks to do this Bodhisattva work.
The fleeing Vietnamese, having left all their material belongings as well as family and friends behind, were so relieved to find Buddhists when they got off the ships that many of them cried. Suto opened the first Vietnamese Buddhist temple in the United States. Eventually, he became the First Patriarch of Vietnamese Buddhism in America.
Suto's vision of Buddhism in America included a softening of the lines between different Buddhist traditions, and the Center has always included teachers from Theravada, Mahayana and Vajrayana traditions, as well as monks and students from many different countries. He encouraged interfaith as well as interBuddhist activities, and provided opportunities for students who wished to become dharma teachers and continue to live the householder's life, rather than becoming monastics. Many American monks and nuns were also ordained, and a number of his disciples still continue his work, both at the IBMC and other centers.
Dr. Thien-An died at the age of 54 of cancer which had spread rapidly throughout his body, from his liver to his brain. In his last months, one could often find him sitting peacefully on the steps of the bell tower. It was a gift to be able to sit quietly next to him and feel the energy of his understanding. He had many plans but saw the reality of what was happening. He smiled, as he smiled often, a smile of great compassion and loving-
 
Thich-Thien-An-


Tiểu sử Hòa thượng Thích Huyền Vi

Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Vi (1926-2005)

  • Tăng thống Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Linh Sơn thế giới.
  • Phó Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới.
  • Nguyên thành viên Hội đồng Viện Tăng Thống GHPGVNTN.
  • Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.
  • Nguyên giáo sư Viện Đại Học Vạn Hạnh và Viện Đại Học Sài Gòn.
  • Thành viên Hội Đồng Trưởng lão chứng minh GHPGVNTN tại Hải ngoại.
Ngài thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Đạo, pháp hiệu Huyền Vi, tục danh Lê Văn Huyền, sinh ngày 08/04/1926 (26/02/Bính Dần) tại làng Phước Khánh, tổng Vạn Phước, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Vốn sinh trưởng trong gia đình Nho phong Lễ giáo và là con một. Thân phụ là cụ Chánh Tổng Lê Văn Hiển, một nhà Hán học uyên thâm; Hiền mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Điểm.
Lúc ấu thơ Ngài đã chịu cảnh mồ côi mẹ khi lên 9 tuổi. Cụ Ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con, rõ được quy luật vô thường của kiếp nhân sinh, nên Cụ Ông đưa đứa con duy nhất quy y Tam Bảo, làm đệ tử đại lão Hòa thượng Thích Trí Thắng, Trụ trì Sắc Tứ Thiên Hưng, thuộc làng Vân Sơn, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Được Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp danh Như Kế.
Năm 12 tuổi Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho thế phát xuất gia và ban pháp tự Giải Đạo.
Năm 14 tuổi Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho thọ giới Sa di tại Giới đàn Sắc Tứ Thiên Đức Tự, thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Tại Giới đàn này, sau khi khảo hạch Giới tử, Ngài đậu Thủ chúng Sa di, được phần thưởng danh dự trong số trên 300 giới tử.
Năm 20 tuổi, Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho đăng đàn thọ giới Tỳ kheo giới tại Giới đàn Sắc Tứ Tây Thiên Tự, thuộc làng Bảo An, quận Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Sau khi thọ Cụ túc giới, vừa phụ tá Hòa thượng Bổn sư tại Tổ đình vừa làm Quản sự tại Chùa Sùng Ân, Phan Rang. Nơi đây, Ngài được Hòa thượng Bổn sư tin tưởng giao nhiệm vụ Giám đốc.
Năm 1950, Ngài được Hòa thượng Bổn sư cho nhập học tại Phật học đường Nam Việt Tổ đình Ấn Quang, Sài gòn và được sự quan tâm đặc biệt của nhị vị Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa, Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vốn tư chất thông minh và tài biện thuyết, học đến năm thứ tư, Ngài đã được gia nhập vào Giảng sư đoàn để hướng dẫn các lớp dưới. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Ấn Quang vào năm 1955, Ngài được giao nhiệm vụ Giám đốc kiêm Giám viện.
Cuộc đời của Ngài nổi bật nhất là hai phương diện Hoằng pháp và Giáo dục, trong nhiệm vụ Như Lai sứ giả, Hoằng pháp vi gia vụ, Pháp âm của Ngài vang dội khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam.
Vào ngày 02/02/1961 Ngài lên đường du học tại Viện Đại Học Nalanda, Ấn Độ. Sau khi học xong chương trình Cử nhân Anh văn, Ngài học văn bằng cổ ngữ Acharta. Những năm kế tiếp, Ngài trình Luận án M.A. với đề tài “The four Abhidhammic Reals” (Tứ Chân Thật Pháp). Rồi ba năm sau, Ngài trình Luận án Tiến-sĩ (Ph.D) với đề tài “The life and work of Sariputra Thera” (Cuộc đời và sự nghiệp của Tôn giả Xá Lợi Phất).
Năm 1972, vì nhu cầu Phật sự chung của Giáo hội, tuân chỉ Giáo chỉ của đức đệ Nhất Tăng thống Thích Tịnh Khiết, Ngài trở về quê nhà đảm trách chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Năm 1974, Ngài được Viện Tăng Thống suy cử Thành Viên Hội Đồng Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, lúc bấy giờ đa số thành viên đều là các bậc Tôn túc Trưởng lão.
Sau 1975, Ngài phát nguyện hoằng dương Phật pháp ở hải ngoại. Sau khi định cư tại Pháp quốc, Ngài hoàn thành Sứ mệnh “Thượng hoằng Phật đạo, hạ Hóa chúng sinh”, điểm nổi bật đáng kể qua nhiều phương diện:
  • Sáng lập Giáo hội Phật giáo Linh Sơn thế giới, phát triển các chi nhánh khắp năm châu, làm sống lại tinh thần Linh Sơn Pháp Hội như thời Đức Phật còn tại thế.
  • Liên tục đào tạo tầng lớp Như Lai Sứ giả hoằng truyền Chính pháp.
  • Là thành viên của các tổ chức Phật Giáo trên thế giới và đảm nhiệm những chức vụ quan trọng.
  • “Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”, nơi nào có đủ duyên lành thì Tự viện  hoặc Hội Phật Giáo được tạo dựng nơi đó.
  • 1975 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Pháp Quốc.
  • 30/01/1977 Thành lập Tự Viện Linh-Sơn tại Pháp Quốc.
  • 27/03/1977 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hawaii, Mỹ Quốc.
  • 03/09/1978 Thành lập Giáo Hội Phật giáo Linh Sơn Pháp Quốc.
  • 26/11/1978 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Detroit, Michigan, Mỹ Quốc.
  • 08/05/1979 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Bruxelles, Bỉ Quốc.
  • Tháng 10/1979 và những năm kế tiếp – Thành lập các Giảng Đường Linh Sơn tại Đài Bắc, tại Trung Hiếu, tại Trung Lịch và Viện Nghiên Cứu Phật Học Linh Sơn tại Đài Bắc, Đài Loan. (HT. Thích Tịnh Hạnh)
  • 05/02/1980 Thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học Linh Sơn  tại Pháp.
  • 07/09/1980 Thành lập Hội Phật Giáo và Chùa Linh Phong tại Thụy-Sĩ. (SB. TN. Như Tuấn)
  • 1980 Thành lập Thiền Đường Linh Sơn tại Tây Đức (HT. Pàsàdika)
  • 20/09/1981 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại London, Anh Quốc.
  • 22/11/1982 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Austin, Texas, Mỹ Quốc.
  • 21/05/1983 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Grand Rapids, Michigan, Mỹ Quốc.
  • 17/07/1983 Thành lập Thiền Đường và Hội Sakyamuni tại Montbéon Pháp.
  • 22-24/04/1983 Thành Viên Hội Đồng Lãnh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại.
  • 15/04/1984 Thành lập Niệm Phật Đường Luzeru, Thụy-Sĩ.
  • 27/05/1984 Thành lập Niệm Phật Đường Linh Sơn  và Hội Phật Giáo tại Poitiers, Pháp Quốc.
  • 20/10/1984 Thành lập Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Montebello, California, Mỹ Quốc.
  • 07/11/1984 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Houston, Texas, Mỹ Quốc.
  • Tháng 02/1985 Thành lập Niệm Phật Đường và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Brest, Pháp Quốc.
  • 16/03/1985 Thành lập Niệm Phật Đường và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Reims, Pháp Quốc.
  • 30/05/1985 Thành lập Niệm Phật Đường và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Pontoise, Pháp Quốc.
  • 13/10/1985 Thành lập Hộ Phật Giáo Linh Sơn tại Detroit, Michigan, Mỹ Quốc.
  • 05/12/1985 Nhận lãnh và thành lập Chùa Linh Sơn Song Lâm tại Kushinagar, Ấn-Độ.
  • 27/04/1986 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Toulouse, Pháp Quốc.
  • 02/11/1986 Thành lập Tùng Lâm Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn, Rancon Limoges, Pháp Quốc.
  • 26/09/1987 Thành lập Chùa Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Brisbane, Úc Đại Lợi.
  • 20/11/1987 Thành lập Hội Phật Giáo Linh Sơn tại New Jersey, Mỹ Quốc.
  • 10/03/1988 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Windsor, Gia Nã Đại.
  • 11/09/1988 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Toronto, Gia Nã Đại.
  • 25/09/1988 Thành lập Chùa Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Portland, Mỹ Quốc.
  • 20/10/1988 Thành lập Tự Viện Linh Sơn tại Kinshasa, Zaire, Phi-Châu.
  • 16/07/1989 Thành lập Tự Viện Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Mỹ Quốc.
  • 1990 Thành lập Chùa Linh-Sơn tại Mulhouse, Pháp Quốc.
  • 1990 Thành lập Hội Phật Giáo Linh-Sơn tại Columbus, Ohio Mỹ Quốc.
  • 30/09/91 Thành lập Chùa Linh Sơn Melbourne, Úc Đại Lợi.
  • 09/05/93 Thành lập Chùa Linh-Sơn Worcester, Mỹ Quốc.
  • 30/09/93 Thành lập Linh-Sơn Thiên Các Tự tại Phổ Ninh, Quảng Đông, Trung Quốc.
  • 22/04/94 Thành lập Hội Phật Giáo Bồ Đề tại Montpellier, Pháp Quốc.
  • 07/07/96 Thành lập Linh Sơn Quán Âm Tự tại Mỹ Quốc.
  • 12/10/96 Thành lập Thiền Viện Linh Sơn và Hội Phật Giáo Linh Sơn tại Montréal, Gia Nã Đại.
  • 20/05/97 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Columbus, Ohio Mỹ Quốc.
  • 01/06/97 Thành lập Chùa Linh Sơn tại East Moline, Mỹ Quốc.
  • 01/12/97 Thành lập Chùa Nhơn Vương tại Troyes, Pháp Quốc.
  • 20/01/98 Thành lập Niệm Phật Đường Linh Sơn tại H.D Etten Leur Hòa Lan.
  • 08/02/98 Thành lập Chùa Linh Sơn tại Tottenham, Anh Quốc… Trên 50 đơn vị chùa và Hội Phật Giáo Linh Sơn trực thuộc sự lãnh đạo và chỉ đạo của Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế giới. Số Tăng Ni được đào tạo đủ khả năng thừa hành Phật sự lên đến trên trăm vị.
  • Mặc dù Phật sự đa đoan và tuổi cao sức yếu, Ngài vẫn tròn sứ mệnh: “Tác Như Lai sứ, Hành Như Lai sự”
  • Mùa Hạ năm 2000, Ngài đã ký mua được khu đất và ngôi nhà với diện tích trên 3000 m², mục đích kiến tạo một cơ sở thích nghi cho văn hóa và giáo dục Phật Giáo là tạo dựng một viện Đại Học Phật Giáo Thế Giới tại Vitry cận thủ đô Paris. Viện Đại Học này, không những đào tạo Tăng Ni và cư sĩ người Việt mà còn cho cả người Tây phương.
Hóa duyên ký tất, Ta bà quả mãn, Ngài đã an nhiên thâu thần thị tịch tại Tự Viện Linh Sơn Paris Pháp Quốc lúc 19 giờ 45, ngày 15 tháng 02 năm 2005 (nhằm ngày mùng 7 tháng giêng năm Ất Dậu) Trụ thế 80 tuổi, 59 Hạ lạp và 68 Tăng lạp.
Với ý chí kiên trì và hy sinh cao cả, Ngài đã vượt mọi khó khăn để gánh vác những Phật sự lớn lao. Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh; công hạnh và uy đức của Ngài tỏa rộng khắp nơi. Ngài thật xứng đáng là một bậc long tượng, là một đống lương của ngôi nhà Phật pháp.
Những Tác phẩm của Ngài đã xuất bản:
–  Đường Về Xứ Phật – Viết chung với Minh Châu, Thiện Châu, và Pàsadika
–  Buddhist Doctrine – Dharma Talked by Thich Huyen Vi
–  Thiền Tứ Oai Nghi – La Pratique Du Zen – How to Meditate the Buddha’s Way – PL 2538
–  Phật Nói Kinh Chánh Pháp Đại Bửu Tích Hỏi Ngài Ca Diếp – PL 2539
–  Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám – Trọn bộ 3 tập, PL 2539
–  Kinh Đại Định Thủ Lăng Nghiêm và Các Kinh Khác – 1995
–  Les Bases Fondamentales Du Bouddhisme Mahayana – Tome 1, 2, 1997
–  Kinh Viên Giác –  Thích Huyền Vi dịch Việt, 1997
–  Bốn Kinh Của Phật Tổ – PL. 2542
–  L’Essentiel Du Bouddhisme
–  Những Dòng Sữa Mẹ – 2 tập, 2002

chandunghtmangiac 

Tiểu Sử
Hòa Thượng Thích Mãn Giác
(1929-2006)

Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không,  thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Sau khi học xong chương trình Tiểu Học Yếu Lược và được lên Lớp Nhì Nhứt Niên, tuổi đời mới lên 10, HT Thích Trí Thủ là người anh cô cậu ruột đã có duyên xuất gia từ trước, đã hướng dẫn người em gửi gắm đến với HT Thích Quảng Huệ, Trú trì chùa Thiên Minh Huế cho nhập đạo tu hành.
Năm 16 tuổi, nhằm quý niên Giáp Thân, 1944, Sa Môn Thích Mãn Giác được Thế độ thọ giới Sa Di, pháp danh Nguyên Cao, tự Thích Mãn Giác, đạo hiệu Huyền Không tại Chùa Thiên Minh và sau đó được thọ giới chính thức tại Giới Đàn Thuyền Tôn do Đại Lão HT Thích Giác Nhiên làm Đường Đầu Hòa Thượng, HT Thích Tịnh Khiết làm Yết Ma, HT Thích Đắc Quang (Chùa Quốc Ân) làm Giáo Thọ. Trong Giới đàn này, Thiền sư Thích Mật Thể đỗ Thủ Sa Di, Thích Trí Quả làm Vỹ Sa Di và Sư Bà Thích Nữ Diệu Không cũng được nhận Đại Giới Tỳ Kheo Ni.
Năm Kỷ Sửu, 1948, cùng với học tăng cùng học chương trình Đại Học Phật Giáo tại Phật Học Đường Báo Quốc được tiếp nhận giới bổn Tỳ Kheo trong Đại Giới Đàn do Đại Lão HT Thích Tịnh Khiết làm Đường Đầu, Đại Lão HT Thích Giác Nhiên làm Yết Ma, HT Thích Vĩnh Thừa (Châu lâm) làm Giáo Thọ. Giới đàn này quy tụ các học chúng ưu tú mà sau này trở thành các nhân sự lãnh đạo Phật giáo tăm tiếng _ HT Thích Thiện Siêu làm Thủ Sa Di. HT Thích Thiện Minh làm Vỹ Sa Di _ đã lèo lái con thuyền PGVN vượt qua nhiều cơn giông bão. Cùng thọ giới với Sa Môn Mãn Giác năm này còn có các vị thạc đức tha thiết hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục sau này như HT Thiên Ân, HT Thích Đức Tâm... là những vị đã từng học và đã đồng tốt nghiệp chương trình Đại Học Phật Giáo niên khoá 1951-1952 trên Hàm Long Sơn, Huế.
Năm 1950, Canh Dần,, sau lễ Chung Thất của Ngài Bổn Sư vừa viên tịch, Đại lão HT Thích Giác Nguyên, Trưởng Pháp Phái, đã chiếu tập Chư Sơn Giáo Hội Huế, HT Thích Quảng Nhuận, Trú Trì Tổ Đình Từ Quang, huynh đệ trong cùng môn phái Thiên Minh như Thích Châu Phong (Nguyễn Phương Danh), Thích Châu Ninh, Thích Châu Sơn, Thích Châu Đức, Thích Nữ Diệu Âm... hội họp và truy cử Sa Môn Thích Mãn Giác giữ chức vụ Trú Trì Chùa Thiên Minh để tiếp tục nối dòng Pháp Phái.
Từ năm 1954, Sơn Môn Huế và Hội Phật Học Trung Phần công cử Sa Môn đến làm giảng sư tại Dalat, vài năm sau kiêm nhiệm chức vụ Hội Trưởng Hội Phật Giáo Dalat, Đại Diện Hội Phật Giáo Cao Nguyên Trung Phần. Đây là những năm tháng gắn bó với Phật sự, dấu chân hoằng pháp in đậm trên mọi miền và đem lại rất nhiều an ủi cho quần chúng tin Phật đang bị thử thách nguy cơ đàn áp và lôi cuốn đổi đạo của chính quyền.
Năm 1960, được đi du học Nhựt Bổn, được tiếp xúc miền đất Thiền học hưng thịnh và được thở hương Đạo mặn mà ủ kín nơi những bài thơ Hài Cú tài hoa và dưới những cánh hoa anh đào rực rỡ.
Cuối năm 1965, sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ, Bộ Giáo Dục VNCH chính thức mời về giảng dạy tại ĐH Văn Khoa Sài Gòn và Huế qua bộ môn Triết Học Ấn Độ và Trung Hoa. Đây cũng là thời gian mà Sa Môn Mãn Giác thực sự dấn thân vào các hoạt động văn hóa, giáo dục, nhằm giải tỏa và vô hiệu hóa những xuyên tạc ngộ nhận đối xử bất công đối với văn học và Phật giáo nói chung
Cũng trong năm này, 1965, Sa Môn Mãn Giác bắt đầu cộng tác chặt chẽ với Viện Đại Học Vạn Hạnh. (Viện Đại Học dân lập đầu tiên của Phật giáo) do HT Thích Minh Châu làm Viện trưởng, Sa Môn Thích Mãn Giác đóng vai trò Khoa trưởng Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương. Và trong vài năm sau đó, giữ trong nhiệm Phó Viện Trưởng Điều Hành Viện Đại Học Vạn hạnh cho tới ngày miền Nam sụp đổ (1975) và Viện Đại Học Vạn hạnh bị chiếm dụng làm cơ sở nhà nước.
Từ ngày về lại nước, một mặt, Sa Môn Mãn Giác hoạt động trong môi trường văn hóa giáo dục của Đời lẫn Đạo, mặt khác còn dấn thân tích cực trong các Phật sự của Giáo Hội. Những vai trò mà Sa Môn Mãn Giác từng đảm trách với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như:
- Quyền Tổng Vụ Trưởng Thanh Niên (Tổ Chức Đại Hội Thanh Niên Toàn Quốc)
- Tổng Vụ Trưởng Văn Hóa (Tổ Chức Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc)
- Trưởng Ban Tổ Chức nhiều năm Đại Lễ Phật Đản trọng thể tại Thủ Đô Saigon. 
Từ năm 1977, sau cuộc vượt biên thành công, Sa Môn Mãn Giác chính thức định cư tại Hoa Kỳ, Viện Chủ Chùa Việt Nam Los Angeles và là Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, một tập hợp gồm nhiều Chùa, Hội Phật Giáo Việt Nam trải khắp đất nước Hoa Kỳ. Trong cương vị Hội Chủ, với hơn 25 năm hành đạo trên đất mới, tâm niệm và hành tác như trọn đời vẫn là hướng về chăm lo cho chùa Tổ ở quê nhà, tiếp dẫn hậu lai nơi hải ngoại. Những việc cần làm sẽ và đã làm xong, cuối đời, lòng bình an như thảnh thơi mây trắng.
Sa Môn Mãn Giác, qua đạo hiệu Huyền Không là một hồn thơ Đạo. Tiếng thơ rộn rã trong hơn một ngàn bài gói trọn tâm hồn và gương mặt tác giả thu được gồm 5 tập:
_ Không bến hạn
_ Hương Trần Gian
_ Không Gian Thành Chiếc Áo
_ Kẻ Lữ Hành Cô Độc
_ Mây Trắng Thong Dong

Ngoài ra, về phương diện trước tác, sáng tác, phiên dịch, biên soạn... Sa Môn Mãn Giác còn để lại trên 20 cuốn sách giá trị cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau. Đi vào khu rừng nhận thức trù phú ấy, người ta có thể tha hồ gặt hái những nụ đẹp cành mềm, những hương và những sắc nồng nàn mà lý tưởng một đời của người mài miệt trồng rừng là chỉ làm đẹp đời sống văn hóa, làm đẹp tâm hồn con người.
Sa Môn Thích Mãn Giác thường trú tại Chùa Việt Nam Los Angeles. Thỉnh thoảng, còn làm thơ, viết văn, dịch sách...  như là một dáng đẹp những ngày cuối đời.

Vào đầu tháng 8 năm 2006, Hòa Thượng cảm thấy pháp thể khiếm an, mặc dù được các hàng đệ tử, các y, bác sĩ tận tình chăm sóc chữa trị,  nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài đã không qua khỏi. Ngài đã an tường xả báo thân lúc 07 giờ 55 sáng tại Chùa Việt Nam , Los Angeles, California, ngày 13 tháng 10 năm 2006. Thọ Thế 78 tuổi đời, 58 pháp lạp.
Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiễn dương đạo pháp và văn hóa dân tộc. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng ni và Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở mai sau.

Nam mô Tân Viện Tịch Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tứ Thế, Phật Giáo Việt Nam Tự Viện Chủ, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Hội Chủ, húy thượng Nguyên hạ Cao, tự Thích Mãn Giác, hiệu Huyền Không Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám.


TIỂU SỬ

Cố Đại Lão Hoà Thượng THÍCH HỘ GIÁC

(1928 – 2012)

– Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
– Nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
– Nguyên Thành Viên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo.
– Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sỹ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
– Nguyên Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
– Nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại.
– Nguyên Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ.
– Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ.
– Viện chủ Tổ Đình (PHV) Pháp Quang; chùa Nam Tông; chùa Xá Lợi Phật Đài (Việt Nam).
– Viện chủ Pháp Luân Tự, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
I/ TIỂU SỬ:
Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác, thế danh Ngô Bửu Đạt, sinh ngày 14-1-1928 tại Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam). Thân phụ ngài là cụ ông Ngô Bảo Hộ (Tức cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Luật – vị đệ nhất cao tăng Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, sau nầy trở thành Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất). Thân mẫu là cụ bà Lưu Kim Phùng.
Ngài sinh trưởng trong một gia đình thương nhân, gồm có hai chị em. Bào tỷ là cố tu nữ Diệu Đính (thế danh Lưu Kim Đính). Do phương kế làm ăn sinh sống, cả gia đình ngài qua Cam-pu-chia lập nghiệp tại tỉnh Praey-veng – tức Lò-veng hay làng Hoa Mỹ theo cách gọi của cộng đồng người Việt cư trú tại đó.
II/ XUẤT GIA TU HỌC:
Năm 1934, sau khi thân mẫu qua đời, thân phụ ngài gởi trưởng nữ là Lưu Kim Đính cho người em gái (cụ bà Ngô Thị Dần) nuôi dưỡng và dẫn ngài cùng đến chùa Prek-reng (Cần Ché) xuất gia tu học. Thân phụ ngài xuất gia thọ giới Sa-di, Pháp danh là Thiện Luật; còn ngài xuất gia làm giới tử học tập kinh luật.
Năm 1940 ngài được thọ giới Sa-di tại chùa Sri-Sagor và được Hòa Thượng tế độ ban Pháp danh là Hộ Giác (Buddha Pala).
Ngài vốn có thiên bẩm thông minh xuất chúng, chịu khó, chịu học, lại có dung mạo khôi ngôi tuấn tú nên rất được các bậc Giáo Thọ Sư thương mến, hết lòng truyền thụ sở học và được gởi vào trường Cao Đẳng Phạn Ngữ Pali tại thủ đô Pnom Penh, năm 1948 ngài thọ Giới Đàn (Tỳ khưu) tại trường này, sau đó ngài tốt nghiệp cao đẳng Phạn ngữ – Pali với hạng ưu. Kế đó ngài đi tu nghiệp thêm tại các xứ Miến Điện, Tích Lan để hoàn thành sở học, thành danh là một vị Tăng tài của Phật Giáo.
III/ ĐẠO NGHIỆP – CÔNG HẠNH:
Từ năm 1950 đến năm 1957, ngài thường theo Cố Đại Lão Hòa Thượng Thiện Luật vảng lai về nước trợ giúp chư tôn thạc đức Tăng-già trong Phật sự mở mang Phật Giáo Nguyên Thủy tại miền Nam nước Việt, nhất là tại Sài Gòn.
Năm 1954, ngài cùng phái đoàn Tăng-già Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam tham dự Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ VI tại thủ đô Ngưỡng Quang, Miến Điện (khai mạc vào dịp đại lễ Phật Đản, ngày 17 tháng 5 – Visàkha Day – Thời gian kết tập trải qua 2 năm, đến Phật Đản 1956, Phật lịch 2500 mới hoàn thành – Theo Phật Quang Đại Từ Điển, tr.5189). Nhờ thông tuệ 2 văn hệ Phạn ngữ và Pàli, ngài được tuyển thỉnh là một trong 2.500 thành viên chính thức dự phần nghe tuyên đọc kết tập Tam Tạng.
Năm 1957, sau nhiều năm du học ở xứ người, ngài trở về Việt Nam và khi Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập, ngài được suy cử đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký đầu tiên của Giáo Hội.
Năm 1958, với sự ủng hộ của hãng dầu cù-là hiệu Mac-Phsu và chư tôn đức cao tăng cùng quý nam nữ Phật Tử, ngài cùng Đại Lão Hòa Thượng Thiện Luật kiến tạo ngôi Tam Bảo chùa Pháp Quang, và tại nơi đây, ngôi trường Phật Học đầu tiên của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam được thành lập có tên là Phât Học Viên Pháp Quang do ngài làm Viện Trưởng, chuyên đào tạo Học tăng qua 3 học vị: Sơ đẳng, Trung đẳng và Cao đẳng Phật Học theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Học vị do trường cấp cho Tăng Sinh tốt nghiệp được Hội Phật Giáo Thế Giới (ngành giáo dục) công nhận. Ngôi trường đã đào tạo nhiều bậc Tăng tài phục vụ sự nghiệp phát triển Phật Giáo Nguyên Thủy trong sự nghiệp hoằng dương chánh pháp. Các Hòa Thượng, Thượng Tọa hiện nay như: HT Pãnnõ, HT Tịnh Giác, HT Minh Giác, HT Thiện Nhân, TT Bửu Chánh, TT Giác Trí… đều xuất thân từ ngôi trường này.
Pháp nạn 1963 là một biến cố chấn động toàn thể Phật Giáo Đồ Việt Nam, ngài cùng Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thuỷ Việt Nam tham gia Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, đấu tranh trong tinh thần bất bạo động cho sự bình đẳng, tự do tôn giáo đối với Phật Giáo đến khi thành công và cũng đã bị bắt cầm tù trong thời gian này như bao Tăng Ni dấn thân hộ đạo lúc bấy giờ.
Năm 1964, Phật Giáo được thống nhất tại miền Nam cùng các Hội Phật Giáo miền Bắc di cư lấy danh hiệu là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Bản Hiến Chương đầu tiên của Phât Giáo Việt Nam ra đời. Ngài cùng chư tôn đức cao tăng Phật Giáo là một trong những thành viên sáng lập nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Trong tổ chức Giáo Hội thời bấy giờ, ngài đã liên tiếp đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội; Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ; Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp… và vào thời điểm hình thành Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa, ngài được suy cử vai trò Phó Giám Đốc (Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo lúc ấy là Thượng Tọa Thích Tâm Giác).
Với chí nguyện hoằng pháp độ sanh, với thiên tài sở học Phật pháp, ngài đã hoằng truyền làm tỏ rạng chánh pháp Nguyên Thủy khắp cả miền Nam nước Việt, làm cho mọi người biết nhiều hơn đến Phật Giáo  Nguyên Thuỷ (tức  Phật Giáo Nam Tông như tên gọi hiện tại). Đây là công đức lớn lao với Tăng, Tín đồ Phật Giáo Nam Tông ngày nay. Bên cạnh đó, với sở học xuất sắc Phạn ngữ – Pali, ngài đã trợ duyên cho Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh (nay là Học Viện Phật Giáo TP.HCM) dịch thuật Đại Tạng Kinh Pali – Việt phổ biến đến khắp Tăng Ni, Phật Tử có nhu cầu nghiên cứu Phật học, quan trọng hơn nữa là hòa nhập với Phật Giáo các nước theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ.
Song song với Phật sự đào tạo Tăng tài, hoằng dương chánh pháp, Ngài đã kiến tạo ngôi chùa Nam Tông với ý nguyện thành lập Phân Viện Đại Học Phật Giáo Nam Tông thuộc Viện Đại Học Vạn Hạnh nhằm phát triển Phật Giáo Nam Tông tại nước nhà, sánh vai cùng các nước Phật Giáo Nam Tông trên thế giới.
Tuy đa đoan nhiều Phật sự, nhưng ngài cũng dành được thời gian biên soạn, trước tác với 27 tác phẩm đã sáng tác, dịch thuật; trong đó có 5 tác phẩm lớn chưa ấn hành. Một số kinh sách của ngài thường được nhắc đến là:
– Tình mẹ.
– Trúc Lâm dậy sóng.
– Tính đời ý đạo.
– Tình bạn.
– Thanh Văn sử.
– Cuộc đời và sự nghiệp Đại Đế A Dục Vương.
– v.v…
Năm 1981, nhận thấy tình hình nhiễu nhương của Phật Giáo Việt Nam qua việc bị thúc ép hình thành một Giáo Hội nữa ngoài ý muốn của đại đa số Tăng Ni, Phật Tử và của riêng cá nhân ngài, ngài quyết định rời khỏi Việt Nam bằng cách vượt biên giới qua ngã đường bộ Cam-pu-chia.
Năm 1982, ngài chính thức định cư tại Hoa Kỳ.
Một năm sau đó, ngài cùng với 8 vị nguyên thành viên của Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập Hội Đồng Lãnh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại. Hội Đồng đã thỉnh cử ngài vào cương vị Tổng Thư Ký Hội Đồng.
Năm 1992, khâm tuân lời kêu gọi đức Đệ III Tăng Thống, ngài cùng đông đảo chư tôn đức và quý cư sĩ thành lập Uỷ Ban Vận Động và hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. Không lâu sau đó, cơ cấu nầy được Đại Lão Hòa Thượng Đệ IV Tăng Thống Thích Huyền Quang ủy nhiệm vai trò Văn Phòng II Viện Hóa Đạo mà ngài là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành cho đến khi ngài viên tịch.
Năm 2008, do sự thỉnh cầu của Hội Đồng Lưỡng Viện, đức Đệ IV Tăng Thống ban hành giáo chỉ suy cử ngài lên tôn vị Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Trong những năm định cư ở xứ người, ngài đã lên đường hoằng du nhằm nghiên cứu đồng thời cũng xiển dương chánh pháp tại nhiều nước: Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Đức, Thụy Sĩ v.v… Ngài đã kiến tạo nên ngôi chùa Pháp Luân ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Ngài cũng là Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ngài là Bổn Sư; A-xà-lê; Giáo Thọ Sư biết bao Tăng chúng trong và ngoài nước với thiên tài Phật học xuất chúng và thông thạo ngoại ngữ qua 6 thứ tiếng của ngài.
Là bậc cao tăng thạc đức nhưng với đức hạnh khiêm tốn; hòa nhã; tế nhị và sâu sắc, ngài luôn được Tăng Ni, Phật Tử trong và ngoài nước quý mến; kính trọng. Với tấm lòng cao cả, ngài luôn đùm bọc chở che, nâng đỡ đối với huynh đệ và hàng môn đồ đệ tử. Có thể nói, ngài là tấm gương sáng chói cho hàng hậu học noi bước trên đường đạo.
IV/ VIÊN TỊCH:
Cả cuộc đời của Cố Hòa Thượng Thích Hộ Giác là dành trọn cho sự nghiệp tu học và hoằng dương chánh pháp không mệt mỏi. Đến năm 2007, ngài tròn 80 tuổi, do tuổi cao sức yếu và thọ bệnh, nên ngài dừng bước vân du, dưỡng bệnh tại chùa Pháp Luân. Trong suốt thời gian nghỉ dưỡng, dù được các Y, Bác Sĩ tận tình phục dược và hàng môn đồ đệ tử tại bản tự hết lòng chăm sóc, nhưng sanh – lão – bệnh – tử là định luật mà mọi người ai cũng phải trải qua, định lý vô thường – vô ngã nào phải riêng ai, thế nên Hòa Thượng đã an nhiên thị tịch vào lúc 6 giờ 20 phút, ngày 5 tháng 12 năm 2012 (nhằm ngày 22 tháng 10 năm Nhâm Thìn, Phật lịch 2556).
86 năm trụ thế, 66 hạ lạp, Hòa Thượng đã cống hiến bao tinh hoa cho Phật pháp. Giờ đây công tròn hạnh mãn, ngài xã thân tứ đại ra đi, để lại cho hàng môn đồ đệ tử xuất gia và tại gia cùng Tăng, Tín Đồ khắp nơi bao niềm tiếc thương, kính quý.
Toàn thể môn đồ đệ tử và Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam trên thế giới thành tâm cầu nguyện Giác Linh Hòa Thượng cao đăng thượng phẩm.
QUANG MAI
Nhuận bản theo 3 tài liệu của:
– Tỳ-Kheo Thích Minh Giác (Pháp tử của Cố Hòa Thượng).
– Tỳ-kheo Thích Giác Đẳng (Theo Tạng thư Phật Học).
– Thông cáo báo chí của IBIB (ngày 5.12.2012).