Sunday, June 28, 2020

Thích Phước An: Lời Giới Thiệu Tuyển Tập Thơ Thiền Lê-Nguyễn

* Hòa thượng Thích Phước An, Ảnh của Thầy An Trú


Lời Giới Thiệu Tuyển Tập Thơ Thiền Lê-Nguyễn

Thích Phước An



Trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập VI, cố giáo sư Nguyễn Đăng Thục dã phê phán vua Lê Thánh Tông , vị vua dược hầu hết các sử gia xưa nay ca tụng là “ bậc anh quân vĩ đại nhất của Triều Lê” như thế này :“Vua Lê Thánh Tông chỉ tin vào Nho giáo, chê nhà Lý mê tín Phật Giáo , nhưng sau một đời hoạt động tích cực cho quốc gia, khi sắp từ giã cuộc đời đã thốt ra những lời đầy hoang mang”:
Ngũ thập niên lai, thất xích khu
Cương trường như thiết khước thành nhu
Nghĩa là:
Năm mươi năm bảy thước thân trai
Dạ sắt lòng gang chợt yếu rồi
Nhưng phải đợi đến hai câu thơ trong bài Đề Tu Mộng Tự trụ khắc , thì ta thấy không còn là hoang mang hay giao động nữa,mà gần như đau khổ đến cùng cực, khi nhà vua thốt lên với vị sư trụ trì chùa Tu Mộng:
Đại giác hãi trung quân dị độ
Vô cùng môn lý ngã nan hành
Nhà thơ Nguyễn Duy dịch:
Thầy qua biển giác bình yên
Còn ta vất vả triền miên giữa đời
Đây có phải là lời ân hận của nhà vua vì đã đối xử bất công với Phật Giáo, một tôn giáo đã có mặt từ những ngày đầu dựng nước? thật khó để chúng ta khẳng định nhất là đối với những tâm hồn được gọi là vĩ đại, vì càng vĩ đại bao nhiêu thì càng phức tạp và khó lường bấy nhiêu. Nhưng có một điều ta có thể khẳng định được là , một ông vua bài xích Phật Giáo thì cuối cùng cũng phải trở về một ngôi chùa Phật Giáo để tâm sự về những đau khổ, những dằn vặt của chính mình.
Trong ba mươi tác giả của ba mươi bài thơ trong tuyển tập này, ta có thể thấy đủ mọi thành phần trong xã hội vào thời Lê Nguyễn.
Ngoài các Thiền sư ra , thì còn có vua chúa, giới quý tộc, những bậc anh hùng đánh đuổi giặc phương bắc xâm lược như Nguyễn Trãi, Ngô Thời Nhiệm, nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhà Nho vui thú điền viên Nguyễn Khuyến đến cả kẻ nổi loan chống lại triều đình như Cao Bá Quát v.v… nghĩa là tát cả đều lấy cảm hứng từ Phật Giáo hay những ngôi chùa của Phật Giáo.
Nhưng tại sao Phật Giáo lại được giới trí thức, Nho sĩ đón nhận một cách nồng nhiệt như vậy? trong khi hai triều đại này đặc biệt là nhà Lê đã đưa ra những khẩu hiệu đầy cực đoan để bài Phật Giáo như “Tịch Thích Lão” “Tịch Phật Lão” nghĩa là phải bài trừ Phật Giáo và Lão Giáo.đến tận gốc.
Sau khi đoạn tuyệt với ý thức hệ Tam Giáo của Thiền Tông Lý Trần mà người đại diện cuối cùng là Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (19/09/1942) thì nhà Lê đã lấy ý thức hệ Nho giáo để cai trị quốc gia.
Dĩ nhiên, độc quyền thì lúc đầu rất hùng mạnh, vì là con trời “Thiên tử” thì không ai dám động đến, nhưng sau khi vua Lê Thánh Tông qua đời, Lê Uy Mục lên kế vị làm rối loạn triều đình , giết anh em chú bác trong hoàng tộc đến vua Tương Dực thì cũng chẳng có gì khá hơn nghĩa là cũng huynh đệ tương tàn để tranh quyền đoạt vị. Cuối cùng thì nhà Lê cũng mất vào tay Mạc Đăng Dung.
Chắc chắn không phải là ngẫu nhiên khi một nhà Nho chân chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm, được ca tụng là "Cây đại thọ của thế kỷ XVI" đã tìm đến thăm chùa Phổ Minh của vương triều Trần ở làng Tức Mặc phủ Thiên Trường nơi phát tích của nhà Trần oanh liệt với hai câu thơ đầy xúc động, vừa ngậm ngùi cho một triều đại thạnh trị đã qua đồng thời cũng xót xa cho thời đại hôn ám mà mình đang sống:

Bi văn tước lạc hòa yên bích
Phật nhãn thê lương chiếu dạ thanh
Giáo sư Nguyễn Bá Chung dịch:

Bia văn khói biếc bóng mờ
Sầu vương mắt Phật sáng bờ đêm thâu
Đó có lẽ là lý do các nhà Nho trí thức chân chính chỉ còn tin vào Phật Giáo chăng?
Sở dĩ hai triều đại Lý Trần đưa đất nước thạnh trị đến gần năm thế kỷ là vì hai triều đại này không lấy Phật Giáo làm ý thức hệ độc tôn mà biết tôn trọng các hệ tư tưởng đương thờiđể đoàn kết với Phật Giáo mà xây dựng một nước Đại Việt phú cường.
Bao dung, đó chính là tinh thần cốt lõi của Phật Giáo. Lịch sử truyền bá hơn hai nghìn năm của Phật Giáo đã chứng minh cho điều ấy.
Muốn có được tinh thần bao dung thì chúng ta không nên nô lệ vào bất cứ ý thức hệ nào, hệ tư tưởng nào , lý thuyết nào như Đức Phật đã khuyến cáo các đệ tử của Ngài trong Kinh Samyutta Nikaya:

“Này Kaccayana, thế gian phần nhiều lần mò đi tìm những hệ thống, và bị trói buộc bởi những tín điều. Những người nào không đi tìm những hệ thống, không cần những lập trường lý thuyết , không theo những tín điều, không coi các tín điều như pháo đài. Người ấy sẽ không có sự hoài nghi và do dự, vì người ấy không phụ thuộc kẻ khác để hiểu biết, sự hiểu biết của người ấy, phải từ thực chứng của chính mình. Đó mới là quan điểm chân chính”
Và dường như Đức Phật đã tiên đoán được những lý thuyết cực đoan sẽ gây đau khổ cho nhân loại trong những thiên niên kỷ sau khi ngài nói:

“Mỗi quan điểm là một bui rậm, một sa mạc, một mê cung, một sự nô lệ, một sự trói buộc tri thức, chỉ đem lại đau đớn và thống khổ” (Majjhima Nikaya)
Đọc những lời trên của Đức Phật khiến tôi nhớ đến Hương Hải Thiền sư ở đời Lê cũng khuyến cáo chúng ta không nên “đi tìm trí thức trong mộng” mà nên tìm những giá trị tâm linh siêu việt từ chính mình:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tìm tri thức
Tương lai diện thượng đồ sư nhan
Giáo sư Nguyễn bá Chung dịch:

Từng giây phút tự xét mình
Suy đi nghĩ lại tâm hình rõ ra
Chớ tìm trí thức trong mơ
Mặt thầy sẽ hiện trong ta sáng ngời
Bài thơ trên được trích từ tuyển tập thơ thiền Lê Nguyễn do giáo sư Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Nguyễn Duy tuyển chọn và dịch thuật. Giáo sư Nguyễn Bá Chung đã sống và giảng dạy tại Mỹ gần nữa thế kỷ qua. Dù sống xa tổ quốc nhưng lúc nào cũng nặng lòng với tổ quốc. Trong một điện thư gửi cho tôi mới đây, giáo sư tâm sự: “ thơ Thiền là một tinh túy của văn hóa Việt Nam, không có nó Việt Nam đã không thể tồn tại được cả ngàn năm qua. Nhờ nó, Việt Nam đã hóa giải được tất cả những mâu thuẫn, những khổ đau, những ngang trái suốt quá trình tồn tại của mình”
Như vậy, theo quan điểm của Giáo sư thì Thiền không phải chỉ thuần túy là biểu tượng cho cái đẹp trong đời sống tâm linh mà còn dính chặt đến sinh mệnh sống còn của dân tộc Việt Nam chúng ta nữa. Còn nhà thơ Nguyễn Duy thì rất được kính trọng vì những bài thơ của thi sỹ đã chứa chan những yêu thương, âu lo, và cả những xót xa cho quê hương đất nước.
Một nhà nghiên cứu và một nhà thơ cùng hợp tác với nhau để dịch thì nhất định theo thiển ý của tôi, tập thơ đó chẳng những rất nghiêm túc về chữ nghĩa mà còn tràn đầy tinh thần thi ca nữa.
Trong tuyển tập này, ngoài ba mươi bài thơ Thiền, còn có tiểu sử tóm tắt ba mươi tác giả được Sam Hamill người sáng lập nhà xuất bản Copper Canyon danh tiếng dịch sang tiếng Anh, cũng cần nhắc lại là Sam Hamill cũng đã dịch nhiều thơ Trung Quốc và Nhật Bản sang tiếng Anh nữa.
Với thơ Thiền Lý Trần thì chúng ta đã có bộ thơ văn Lý Trần đồ sộ, do viện văn học thuộc Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam xuất bản vào năm 1983 nhưng đây là lần đầu tiên một tuyển tập thơ Thiền Lê Nguyễn với bản dịch tiếng Anh được xuất bản tại Việt Nam. Điều này theo tôi rất quan trọng vì lâu nay chúng ta chỉ biết đến Lý Trần tức là hai triều đại cực thịnh của Phật Giáo, còn Lê Nguyễn là hai triều đại được các sử gia gọi là “độc tôn Nho Giáo”. Nhưng nếu chúng ta đọc ba mươi bài thơ trong tập này thì chúng ta sẽ thấy rằng, nói theo giáo sư Lê Mạnh Thát “Phật Giáo biết bám vào sức sống của Dân Tộc để tồn tại còn triều đại nào không hợp lòng dân thì triều đại đó sẽ bị loại bỏ.”
Bằng tất cả sự xúc động trước tấm lòng của giáo sư Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Nguyễn Duy đối với văn hóa Phật Giáo nói riêng và dân tộc nói chung, tôi xin được trân trọng giới thiệu tuyển tập này đến với Phật tử và bạn đọc trong và ngoài nước.
Nha Trang, cuối năm Mậu Tuất (2018)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Mỹ Sam Hamill dịch sang tiếng Anh

Thích Phước An (Ảnh: Quang Vu)


Introduction 
An Introduction to the Collection of Lê-Nguyễn Zen Poems

In the work Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập VI (History of Vietnamese Ideas, Vol. VI), Nguyễn Đăng Thục has criticized King Lê Thánh Tông, a king whom almost every historian past and present has praised as “the most brilliant king of the Lê dynasty,” in the following manner:
“King Lê Thánh Tông only believed in Confucianism, considered the Lý dynasty as superstitious in Buddhism, but after a life devoted to serve the country, before leaving this world, he uttered the following words full of bewilderment:

Ngũ thập niên lai, thất xích khu
Cương trường như thiết khước thành nhu
which means:

After fifty years unflinching as a seven-meter man
My iron will and stout heart suddenly grow weakened
But we will have to wait until the two lines in the poem Poem carved at the pillar of Tu Mong Temple to see that it’s no longer an issue of bewilderment or agitation, but a matter of utmost agony when he shared the following with the bonze superior of Tu Mong Temple:

Đại giác hải trung quân dị độ
Vô cùng môn lý ngã nan hành
which poet Nguyen Duy translates as:

You pass the sea of enlightenment with ease
While I go about the world with enormous difficulties
Wasn’t it the king’s remorse because he had dealt unjustly with Buddhism, a religion that has been with the country since its very inception? It’s difficult for us to ascertain, esp. with spirits that have been considered great because the greater that spirit is, the more complicated and unmeasurable it becomes. But there is one thing we can be sure of, that a king who once denounced Buddhism, would in the end have to return to a Buddhist temple to unburden his own agonies, his own distresses.
In the thirty authors of the thirty poems in this collection, we will find all the different social members of the Lê-Nguyễn dynasties. Beyond the Zen masters, we find kings and lords, aristocrats, heroes who had driven out the Northern invaders such as Nguyễn Trãi and Ngô Thời Nhiệm, the sage Nguyễn Bỉnh Khiêm, the doctor Hải Thượng Lãn Ông, the great poet Nguyễn Du, the woman poet Hồ Xuân Hương, the scholar who resigned and led a hermit’s life Nguyễn Khuyến, and even a rebel against the Court Cao Bá Quát, etc .. All took their inspirations from Buddhist teaching or Buddhist temples.
Why did the intellectuals and Confucian scholars receive Buddhism with such enthusiasm? Esp. when these two dynasties had put out the most extreme slogans to wipe out Buddhism such as “Tịch Thích Lão,” “Tịch Phật Lão,” that is, to eliminate Buddhism and Taoism at the very root.
After dismantling the Triple Religion weltanschauung of Ly Tran Zen whose final representative Nguyễn Trãi had his three lineages exterminated (Sept 19, 1442), the Le dynasty employed Confucian ideology to rule the country.
Naturally, the monopoly of power was extremely potent in the beginning. As the king was looked upon as being the “Son of Heaven” (Thiên Tử), no one dared to go against him. After the death of King Lê Thánh Tông, Lê Uy Mục succeeded. He roiled the Court, killing his uncles’ sons in the royal family. His successor Lê Tương Dực was no better; he was involved in a fratricidal conflict, contending for authority to win power. In the end, the Lê dynasty was eliminated by Mạc Đăng Dung.
Certainly it wasn’t accidental that a veritable scholar like Nguyễn Bỉnh Khiêm, one who was praised as “The Leading Authority of the XVI century”, had sought out Phổ Minh pagoda of the Tran dynasty at Tức Mặc village, Thiên Trường district, the originating landmark of the glorious Trần dynasty. He composed two especially moving lines, one grieving over the passing of a prosperous dynasty, the other deploring the stupefied period he was living through:

Bi văn tước lạc hòa yên bích
Phật nhãn thê lương chiếu dạ thanh
Nguyễn Bá Chung translates:

Dim steles mingle with blue smoke
The Buddha’s sorrowful eyes pierce the sounds of night
Could it be that this was the true reason why the veritable scholars could only believe in Buddhism?
The reason the Lý-Trần dynasties brought the country to prosperity for nearly five centuries is because these two dynasties did not use Buddhism as a monopolistic ideology, but knew how to respect other contemporary ideologies and to bring them into solidarity with Buddhism, to build up a powerful and prosperous Đại Việt.
Generosity, that’s the essence of Buddhism. The history of propagation of over two thousand years of Buddhism has proved it.
To achieve a spirit of generosity, we should not be enslaved to any ideology, any school of thoughts, any theory as the Buddha has urged his disciples in the Samyutta Nikaya:
“Dear Kaccayana, the world mostly goes about searching for systematic ideas, and is constrained by credos. Those who do not search for systematic ideas, do not need theoretical standpoints, do not follow credos, do not see credos as fortresses, they will not have doubts and hesitation, because they do not depend on others in order to understand. His understanding must come from his own positive knowledge. That’s a genuine starting place.”
And it seems that the Buddha has predicted that the extremist theories would create sufferings for humanity in the following millennia when he said:
“Every standpoint is a thicket, a desert, a labyrinth, an enslavement, an intellectual bondage, which only bring about suffering and misery.” (Majjhima Nikaya)
Reading the above words of the Buddha, I’m reminded of Hương Hải Thiền Sư in the Lê dynasty who advises us not to “search for knowledge in dreams” but to find the transcendental spiritual values within ourselves.
Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
Tương lai diện thượng đồ sư nhan
Nguyễn Bá Chung translates:

Every moment, be ready to watch one’s mind
Observe and ponder real carefully
No need to search for knowledge in dreams
Your Teacher’s face will shine in yours brilliantly
That poem is excerpted from The Collection of Lê-Nguyễn Zen Poems compiled and translated by Nguyễn Bá Chung and Nguyễn Duy. Nguyễn Ba Chung has lived and taught abroad for nearly half a century. Though living far from the homeland, he’s always deeply attached to the homeland. In an email sent to me recently, he wrote: “Zen poem is an essence of Vietnamese culture; without it, Vietnam could not have survived its thousand-years history. Thanks to it, Vietnam has been able to resolve all the contradictions, all the sufferings, all the adverse circumstances throughout its existence.”
Therefore, according Nguyễn Bá Chung’s perspective, Zen isn’t just the symbol of the beauty in our spiritual life, but it’s also deeply attached to the living history of our people. For poet Nguyễn Duy, he’s highly respected for his poems which are overflowing with love, worry, and poignant feelings for the country.
A researcher and a poet collaborate with each other to perform the translation, then, to me, such a collection is not only exacting in term of words used, but also afired with the poetical spirit.
In this collection, thirty Zen poems are turned into English by Sam Hamill, a founder of the famous Copper Canyon publishing house in the U.S.. Sam Hamill is well-known as a great translator of Chinese and Japanese poems.
With the Lý-Trần Zen poems, we have already had the magnificent series Poetry and Prose of the Lý-Trần Dynasties, published in 1978 by Uy Ban khoa hoc xa hoi Viet Nam. Here, for the first time we have a tri-lingual Collection of Lê-Nguyễn Zen Poems published in Việt Nam. This, to me, is very important, because for a long time we only know that Lý-Trần are the two most significant dynasties of Buddhism while Lê-Nguyễn are considered “singularly Confucian.” If we read the thirty poems in this collection, we will find that, as Prof. Lê Mạnh Thát says, “Buddhism knows how to grasp on to the living force of the People in order to endure, while any dynasty that does not fit well with the people’s will would be removed.”
Being greatly moved by the heart of Nguyễn Bá Chung and Nguyễn Duy towards Buddhist culture in particular and the people in general, I respectfully present this collection to my Buddhist friends and readers both here and abroad.
Nha Trang, end of the Year of the Dog (2018)
Thích Phước An