Sunday, June 7, 2020

Andrew Lâm: Văn hóa gia đình



Văn hóa gia đình


Buổi tiệc sinh nhật cậu tôi nhanh chóng biến thành một ngày chúng tôi cùng trị liệu tâm lý tập thể trong gia đình.
Có lần, đại gia đình tôi tụ tập từ khắp nơi trên nước Mÿ để ăn mừng sinh nhật người cậu tại nhà anh tôi ở Fremont, California. Đó là kỷ niệm tôi sẽ không bao giờ quên. Bởi vì thay quà tặng, cậu đưa ra yêu cầu khác thường: mọi người phải chọn và hát một vài bài trên máy karaoke.
Khi động tới những vấn đề tình cảm, chuyện tình yêu, các thành viên trong gia đình tôi gần như không thể diễn đạt. Một cái gì đó vô hình trong văn hóa của người Việt ngăn cản sự thân mật bằng lời nói. Là một đại gia đình di cư từ Việt Nam tới Mỹ, chúng tôi hiếm khi chia sė với nhau những gì chúng tôi thực sự cảm thấy, những mất mát, những nỗi buồn mỗi người từng ôm ấp riêng trong lòng mình.
Cậu tôi, người đi qua cuộc ly hôn đau buồn, đã không thể kể cho gia đình tổn thương sâu sắc của mình. Vẫn còn yêu vợ, nhưng cậu bị ám ảnh bởi những ký ức chiến tranh, dễ nổi cơn thịnh nộ và hưng cảm làm cô ấy không thể chịu đựng. Cậu che giấu vết thương lòng bằng những trò đùa. Có lần, ông nói trong lúc say, "đàn ông Việt Nam không khóc ra ngoài. Nước mắt nó chảy vào trong, chảy ngược vào tim".
Nhưng trong bữa tiệc hôm ấy, chúng tôi phát hiện ra rằng, những gì không thể nói ra lại có thể hát lên thành lời. Em họ tôi, cũng chất chứa nỗi niềm sau chia tay người vợ, hát bài "Delilah" với giọng đau lòng. Và cả gia đình cùng hát theo như thể chúng tôi chia sẻ nỗi đau của cậu ấy: "Tại sao, tại sao, tại sao Delilah? Delilah của anh!"
Một người cô khác, đang trong tình trạng suy giảm sức khỏe, đã cầm lấy micro hát ca khúc từ phim Bác sĩ Zhivago dành tặng cho tất cả mọi người. "Một nơi nào đó người tình của tôi ơi, sẽ có mùa xuân...", cô hát trong tiếng thì thầm khàn khàn và lạc điệu, "rót thêm tình tôi, cho đến khi người là của tôi một lần nữa". Tôi thấy trên mặt vài người những giọt nước mắt lặng lẽ khi nghe người phụ nữ gầy gò và ốm yếu hát đầy biểu cảm.
Sau một vài "ca sĩ" nữa, đến lượt cậu tôi. Cậu chọn bài hát tiếng Việt nổi tiếng có tựa đề "Niệm khúc cuối". Giọng cậu tuyệt vời. Nhưng nửa chừng, khi nhìn ba đứa con trong số khán giả đang lắng nghe, cậu nghẹn ngào. Người chị thân nhất của cậu nhanh chóng nắm lấy chiếc micro, đặt tay lên vai em mình và hoàn thành bài hát: "Tình ơi, dù sao đi nữa, tôi vẫn yêu em...". Khi đó, nước mắt của cậu tôi không còn chảy ngược vào tim nữa. Cậu đã khóc trước mặt mọi người. 
Chiều hôm đó, lắng nghe những người thân trút bầu tâm sự, tôi mới thực sự hiểu: phải thật can đảm mới dám bày tỏ tâm hồn. Chúng tôi từ lâu đều chất chứa quá nhiều nỗi đau trong những con tim rụt rè, chỉ có đêm hôm đó, lần đầu hé mở với những người thân yêu.
Trong thói quen văn hóa có phần bảo thủ của người Việt, sự thổ lộ tình cảm ít khi được khuyến khích. "Uất ức thì cắn răng mà chịu" là một câu mẹ tôi thường nói. Những uẩn ức đó dù không thể nói, nhưng cuối cùng có thể hát lên được, và thậm chí được hoan nghênh trong gia đình.
Khi tôi chứng kiến người thân thổ lộ cảm xúc, ký ức về những khoảnh khắc xa xưa ùa về. Tôi lại thấy ba rụt rè cố gắng nắm tay mẹ tôi vào một buổi tối nào. Cử chỉ của ông khiến bà bối rối nên rút tay ra khỏi tay ba. Mẹ không kịp thấy vẻ thoáng buồn trên khuôn mặt chồng mình. Tôi lại nhìn thấy bà nội tôi, vào một đêm khuya, bước vào phòng khách để đặt một phong bì vào giữa cuốn sách toán của anh tôi. Anh đã cố gắng tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe cũ lái đi học. Trong phong bì là một nửa khoản an sinh xã hội của bà, với dòng chữ "Nội cho con". 
Và tôi thấy mình nói lắp vào tối hôm nào, một vài năm sau khi học đại học, không thể tạo thành từ tiếng Việt khi mẹ hỏi: "Có chuyện gì vậy con?". Mọi thứ đã hỏng. Tôi đã muốn nói với mẹ, rằng tình yêu của đời con đã rời đi và tim tôi đang chảy máu. Nhưng đó không phải là cách nói giữa mẹ và con. Tôi dường như thành kẻ bướng bỉnh, từ chối bày tỏ lời đau đớn của trái tim. Tôi chỉ có thể đáp lại bà: "Không có, con chỉ mệt thôi".
Nếu sự kiềm chế cảm xúc vẫn được coi là vẻ đẹp trong tư duy Nho giáo và sức chịu đựng mà không kêu ca được coi là một đức tính truyền thống, thì quan niệm đó, khi thực hành như một thói quen sẽ gây hại cho người đang sống trong xã hội phức tạp hiện đại. "Làm thôi, đừng nói" là thói quen được cổ vũ hàng nghìn năm của chúng ta. Nhưng nhiều khi, sự thiếu giao tiếp dịu dàng bằng lời nói khiến tôi cảm thấy như mất mát điều gì.
Tôi cũng hát nhiều bài trong tiệc sinh nhật của cậu. Những bài hát về kẻ thất tình, về sự hồn nhiên đã mất, về trái tim tan vỡ. Nhưng bài hát tôi dành tặng cho tất cả thành viên trong gia đình mình là "Anh có một người bạn" của Carol King. "Khi anh buồn và gặp đầy khó khăn. Khi anh cần một bàn tay nâng đỡ. Khi anh lạc hướng, hãy nhắm mắt lại và kêu tên em. Em sẽ chạy đến bên anh". Đó là cảm xúc thật từ đáy lòng, và trước mặt những người thân yêu, tôi cũng hát lên với một giọng đầy biểu cảm. Và tôi hát thật to.
Chúng ta không thể bắt mọi gia đình Việt, nơi các thành viên vốn sống khép kín về cảm xúc riêng tư, thổ lộ hết mọi điều. Nhưng chúng ta có tình yêu thương, và đừng quên cất lời yêu thương ấy khi có dịp, với những người thân thiết. Bởi chẳng ai đủ mạnh mẽ để một mình chống chọi mãi với những nỗi buồn đã đi qua đời mình.
Andrew Lâm
Nguồn: https://vnexpress.net/van-hoa-gia-dinh-4111640.html

In Celebration of the Karaoke, Vietnamese Style

This post was published on the now-closed HuffPost Contributor platform. Contributors control their own work and posted freely to our site. If you need to flag this entry as abusive, send us an email.
Below is an excerpt from my book, East Eats West: Writing in Two Hemispheres, published in 2010. Sadness and joy and yearnings and stories of broken hearts all found expression through this interactive entertainment contraption, For many Vietnamese it's a godsend.
SAN FRANCISCO--On the recent occasion of my uncle's birthday, my clan gathered from all over the country to celebrate. Instead of gifts, however, he had an unusual birthday wish: Everyone was asked to pick and sing a song on the karaoke.
What began as an amusing exercise in merriment turned quickly into something I can only now describe as our first and only session in family group therapy.
When it comes to matters close to the heart, my family is notoriously inexpressive. Something within our taciturn culture discourages verbal intimacy. Immigrants and refugees from Vietnam, we rarely ever communicate to one another what we really feel, and our losses and sorrows we often digest differently and alone.
My uncle, who was going through a painful divorce, had not been able to convey to the family his profound sadness. He was still in love with his wife, but, haunted by memories of the war in which he took part and prone to bouts of rage and mania, she had had it with him. He masked this with jokes, and once said while drunk, "Vietnamese men don't cry outward. Our tears flow inward, back into the heart."
But at the birthday bash we all discovered that what we could not talk about, some of us could at least sing out loud.
Thus the cousin whose wife took off and left him high and dry sang "Delilah" with a heartbreaking voice. And we managed to tell him that we were sorry for his troubles by signing along with every refrain, "Why, why, why Delilah? My, my, my Delilah!"
Another aunt, who was now in declining health, took the mike to sing the theme song from Doctor Zhivago, dedicating it to the rest of us. "Till then, my sweet, think of me now and then," she sang in a hoarse whisper and out of tune. "God, speed my love, 'til you are mine again." A few of us cried quiet tears as we listened to that thin and frail woman sing gamely on.
2013-01-11-getdata.asp.html.jpeg2013-01-11-getdata1.asp.html.jpeg

The author's family in Vietnam @1965
After a few more singers, it was Uncle's turn. He chose a well-known Vietnamese song titled, "Come What May, I Will Always Love You." His was a beautiful voice, but halfway through, as he looked at his three grown children, he choked. Another aunt, his closest sister and confidante, quickly grabbed his mike, put her hand on his shoulder and finished the song. Meanwhile, my uncle's tears were flowing outward, finally, in front of his entire clan.
That afternoon I watched and listened in amazement as my relatives laid bare their hearts before me. It was as if words when sung or turned poetic become acceptable and even welcomed in an Asian immigrant culture, where love and resentment often flow subterraneously.
As I witnessed their sadness, memories of moments with my own immediate family rushed up before me.
I saw again how timidly my father tried to hold my mother's hand in front of us one evening, and how she, embarrassed, pulled her hand from his grasp and failed to see the subsequent hurt look on his face.
I saw again my long dead grandmother late one night tiptoeing into the living room to put an envelope between the pages of my older brother's math book. He had been trying to save enough money to buy a used car so he could drive to college. On the envelope in which she put half of her social security income, she wrote succinctly: "Noi cho con" (For my grandson).
And I saw myself stuttering that evening long ago, a few years after college, unable to form Vietnamese words when my mother asked, "What's wrong?" Everything was wrong, I had wanted to tell her. The love of my life had left and I was bleeding inside. But that was not our way, and my Vietnamese is unruly, refusing to give lyrics to the murmurs and pangs of the heart. All I managed to say was, "Nothing, mom, I'm just tired."
2014-09-23-377355_10151171920373118_14965930_n.jpg

The author and his mother singing on her 80th birthday.

"Hugging, kissing, some loving words should be simple but in my parents' world they don't exist," complains a Chinese American friend whose parents came from Shanghai. "I don't think my parents ever said 'I love you,'" noted another whose parents come from Taipei. Affection, he observes, comes in strange ways within his family. "They might say vaguely: 'how can parents not love their children?' as an indirect way to express love, but to say 'I love you' is jut too difficult."
If emotional restraint is still considered the utmost beauty in some Confucian mindsets, and endurance without complaints a virtue, these ideals, when practiced blindly, fail many of us who now live in the complex, modern world called the West. "Show, don't tell" is our millennia-old ethos. But despite my mother's subtle way of saying "I love you" in the impeccable dishes she serves whenever I visit, the lack of verbal communication leaves me wanting.
What song did I sing at my Uncle's birthday party? I sang many. Songs about broken hearts, about lost innocence. But the one I dedicated to my entire clan was Carol King's "You've Got a Friend."
You know the lyrics: "When you're down and troubled and you need a helping hand, and nothing, nothing is going right. Close your eyes and think of me. And soon I will be there." It was the sentiment I felt, and in front of my family I, too, sang my heart out.

Andrew Lam is an editor with New America Media and author of "Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora," and "East Eats West: Writing in Two Hemispheres." His latest book is "Birds of Paradise Lost," a short story collection, was published in 2013 and won a Pen/Josephine Miles Literary Award in 2014.

Source: