Saturday, January 22, 2022

Nguyên An: In Memory of My Teacher Sư Ông Thích Nhất Hạnh


Tôi biết và học Phật Pháp từ năm lớp 11 khi lên Chùa Vạn Hạnh phụ giúp cho Cha tôi làm công quả. Quyển sách đầu tiên mà Hoà Thượng Trí Chơn đã tặng cho tôi là quyển “Bát Đại Nhân Giác”.  Từ đó tôi rất thích nghiên cứu và học hỏi thêm về Phật pháp nên bắt đầu làm quen với nhiều tác phẩm khác. Với riêng tôi, để hiểu về Phật Pháp thì nhất định phải đọc sách của Sư Ông Nhất Hạnh. Những đầu sách như “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức”“Trái Tim Mặt Trời,” “Nẻo Về Của Ý”.. v.v. là những tập sách gối đầu của tôi suốt những năm theo học đại học UCSD – “I don’t think i can make ít through college without your help Sư Ông” – Và cũng từ đó tôi ôm một mộng ước sẽ có một lần qua làng Hồng (before change name to Làng Mai) để tham dự một khoá tu học trực tiếp của Sư Ông.

May mắn thay, khoảng những năm 1987 và 1988 tôi được gặp vị Thầy thần tượng của mình trong một khoá tu được tổ chức tại Chùa Việt Nam, Los Angeles. Năm đó Sư Ông sang Mỹ tổ chức khoá tu cho Chư Tăng, Ni song song có Khoá Tu học cho hàng Phật Tử. Khoá Tu chỉ có 2 ngày nhưng thật đầy đủ ý nghĩa và tôi đã học hỏi được rất nhiều từ Sư Ông. Sau đó cứ mỗi hai năm, Sư Ông lại qua Mỹ để để hướng dẫn các Khoá Tu Học cho cộng đồng Phật tử ở đây.

Năm 1990 thì tại camp Redland; 1992 và 1994 thì tổ chức tại Camp Sealy. Năm 1996 Sư Ông không qua được nên có đã thầy Pháp Ẩn thay thế hướng dẫn khoá tu tại gần Rừng O’Neil, El Toro, California.

Nhớ nhất là lần tham dự khoá tu năm 1991 tại một campground của Cộng Đồng Do Thái… một số thiền sinh trẻ cùng GĐPT tham dự nhưng vì các em hơi ồn nên trong bài giáng cuối của Khoá Tu Sư Ông có nhắc nhở các em phải thực tập gìn giữ chánh niệm nhiều hơn. Khi tôi có dịp “give Sư Ông a Hug” ở cuối khóa, tôi đã thay mặt cho các em xin lỗi Sư Ông nhưng Sư Ông đã hiền lành mỉm cười nói “… hãy thở và giữ chánh niệm” rồi Sư Ông đáp lại cũng với một cử chỉ choàng ôm tôi thật ấm áp chân thiết.

Huynh Trưởng Nguyên An Tôn Thất Thái (trái) | Ảnh: FB Thai Ton

Năm 1995 hay 1996 gì đó tôi không còn nhớ rõ, Sư Ông đã về Chùa Vạn Hạnh để tổ chức Khoá Tu Học riêng cho GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thật là một khoá tu với nhiều sự mầu nhiệm và nâ cần. Tham dự lần đó chỉ dành cho những lam viên nên chủ đề tất nhiên Sư Ông, Sư Thầ và các Sư Cô tập trung cho GĐPT, Ấn tượng tôi vẫn nhớ nhiều nhất là trong khoá tu này khi ngồi thiền khuya trong một tối Thứ Bảy, điều này như một bài học ấn tượng mà cho đến bây giờ mỗi khi tâm tôi bất an, tôi thường ngồi xuống, và cảnh tượng của ngày nao đó đã hiện về rõ nét.

Đến năm 1998 thì Sư Ông hướng khoá tu tại Santa Barbara. Những năm sau đó đã có tu viện Lộc Uyển thành lập  ở San Diego thì và Sư Ông vẫn thường ghé về tổ chức nhiều khoá tu mà tôi và các Huynh trưởng GĐPT Hướng Thiện cũng đã khuyến khích và hướng dẫn các đoàn sinh thế hệ thứ hai – như Tyler, con trai tôi – tham dự.

Rồi đời sống mấy bận thay đổi công ăn việc làm, nơi ăn chốn ở, tôi đã không còn được gặp Sư Ông thường như trước nữa…

Sư Ông ơi! Con biết Sư Ông bị bịnh nặng mấy năm qua, và điều phải đến đã đến ngày hôm nay. Con cũng biết Sư Ông đã dạy cuộc đời là vô thương và sự ra đi của Sư Ông chỉ là một tiếp nối. Sư Ông như một án mây trắng, một dòng sông tự tại đến rồi đi, nhưng giờ đây nghĩ đến sẽ không bao giờ nghe được lời dạy trực tiếp của Sư Ông nữa thì làm sao tránh được nỗi buồn, tiếc nuối.

Sư Ông ơi! Những bài học của Sư Ông dạy, qua những bài Pháp Thoại, sách vở đã giúp con rất rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày bây giờ và sau này.

Một bài dạy của Sư Ông mà không khi nào quên được cũng như thường áp dụng vào những lúc rối trí nhất, tưởng như không còn hy vọng, đó là bài dạy “Dục An Tất An” – muốn được yên ổn tức sẽ yên ổn.

Trong cuốn “Trái Tim Mặt Trời”. Sư Ông có kể lại câu chuyện đi giúp Thuyền Nhân Việt Nam trên Vịnh Thái Lan, nhưng bị chánh phủ Singapore cản trở, một lúc mà phải có hàng trăm vấn đề để giải quyết. Bấy giờ Sư Ông đã viết lên cái chụp đèn trong phòng “Dục An Tất An” và Sư Ông đã ngồi quán niệm bốn chữ này để sự an lạc tái lập và sau đó Sư Ông đã tìm ra nhiều phương cách giải quyết cho các vấn đề. Và cũng như vậy, bài học này đã giúp con trãi qua không biết bao nhiêu khó khăn trong đời sống và công việc lâu nay.

Giờ đây Sư Ông đã đi về cõi Phật, nhưng bao hình ảnh, lời dạy sâu sắc của Sư Ông vẫn còn vang vọng trong tâm trí của con, của các anh chị em GĐPT; của quý vị Phật Tử khắp nơi trên thế giới. Chúng con sẽ thực hành những điều dậy của Sư Ông như một cách báo đáp ân sâu, cũng là để Sư Ông luôn sống mãi, luôn nhắc nhớ chánh niệm cho chúng con trong mỗi hành động, lời nói…

I can said this Sư Ông… if not for your teaching, i cannot be a person that i am right now.

Love You So Much

“qua ngõ vắng
lá rụng đầy
tôi theo con đường nhỏ
đất hồng như môi son bé thơ
bỗng nhiên
tôi cẩn trọng
từng bước chân đi”
– Cẩn Trọng – Thơ của Sư Ông

Nguyên An – Tôn Thất Thái
San Diego Airport January 22nd, 2022

Chân Văn Đỗ Quý Toàn | VOA: Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 

Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết một bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tựa đề “Vị sư dậy thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời” (The Monk Who Taught the World Mindfulness Awaits the End of This Life).

Bài báo nhận xét: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức.”

Rất nhiều người góp phần làm cho từ “mindfulness” trở nên một phong trào, nhưng có lẽ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh góp phần nhiều nhất. Nhưng ông không phải chỉ đóng góp vào việc phổ biến phương pháp “Sống Tỉnh Thức.” Ông còn là người đã nối kết các tư tưởng sâu xa trong kinh điển đạo Phật Bắc Tông (thường gọi là Đại Thừa) với những các phương pháp hành trì được Nam Tông chú trọng, như Thiền hành và Thiền Minh Sát, Vipassana, khi viết các cuốn sách và hướng dẫn các khóa tu tập ở các nước Tây phương cũng như khắp thế giới. Điều này là một truyền thống của Phật Giáo Việt Nam, từ thời Khương Tăng Hội, là vị thiền sư sớm nhất ở Việt Nam vào thế kỷ thứ ba, cho tới khi các tông phái quyết định thống nhất trong thế kỷ 20.

Vì vậy, Thích Nhất Hạnh cũng khiến cho thế giới nhìn thấy và công nhận có một nền Phật Giáo Việt Nam mà ông là người tiêu biểu, bên cạnh các truyền thống Phật Giáo Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, vân vân, đã được truyền bá trước đây.

Đối với giới truyền thông Tây phương thì nói đến Thích Nhất Hạnh là họ nghĩ tới “mindfulness,” và ngược lại. Ngày nay, mindfulness đã thành một phong trào, từ sinh hoạt tâm linh, văn hóa, xã hội, đến cả trong kinh doanh và quân sự!

Đầu tháng Tư, nhật báo New York Times mới loan tin người ta cho quân đội Mỹ tập mindfulness. Tướng Walter Piatt, chỉ huy quân Mỹ ở Iraq mỗi buổi sáng ngồi thở chậm và đều, bắp thịt cằm thả lỏng và mắt chăm chú nhìn vào một cây dừa. Ông cho thuộc cấp tập “quán niệm” để cải thiện khả năng chú ý và ngăn ngừa bệnh tâm thần do căng thẳng gây ra vì chiến trận. Ông đã đọc kết quả các cuộc nghiên cứu của bà Amishi Jha, một giáo sư tâm lý học ở Đại học Miami.

Hải quân Hoàng Gia Anh, quân đội các nước Hòa Lan và New Zealand cũng đang áp dụng mindfulness trong chương trình huấn luyện. Trong tuần đầu tháng Tư, khối NATO có một cuộc hội thảo về phương pháp mindfulness ở Berlin.

Nhiều người nói đùa rằng mindfulness đang trở thành một món hàng bán chạy, đặt tên “McMindfulness!” Cứ 10 người Mỹ thì có 6 người đã tập thử. Các công ty Google, Apple, General Mills, Goldman Sachs và Aetna đang cho nhân viên thực tập. Năm 2012 có $260 triệu đô la “đầu tư” vào Mindfulness. “Công nghệ quán niệm” mỗi năm thu nhập $1.2 tỷ đô la.

Từ năm 2006, Công ty General Mills ở Golden Valley, Minnesota, bắt đầu có những buổi ngồi thiền nửa giờ vào buổi sáng, nghe chuông và theo dõi hơi thở. Công ty bán lẻ Target, tại trụ sở ở Minneapolis, có những buổi tập quán niệm hàng tuần. Ông tổng giám đốc trông thấy một nhân viên vừa đi vừa ngó vào Iphone, cũng nói đùa, “Này, đi đứng mindfully nhé!”

Một phần tư trong số 50,000 nhân viên của Aetna đã tập quán niệm ít nhất một lần. Và hãng bảo hiểm y tế này nói họ thấy hiệu quả. Họ tính ra thành các con số và tiền: Những người tu tập thấy giảm bớt trạng thái căng thẳng (stress) được 28 phần trăm, 20% ngủ ngon hơn, và 19% bớt đau nhức. Nhờ thế năng suất làm việc tăng lên, trung bình mỗi người một tuần làm việc thêm 62 phút. Tính ra, mang lại thêm $3,000 đô la một năm!

Tại Thung Lũng Điện Tử, California, Công ty Intel bắt đầu chương trình Awake@Intel từ năm 2012. Google có người đặc biệt phụ trách chương trình dậy quán niệm, tại trụ sở có những phòng cho nhân viên vào ngồi thiền bất cứ giờ nào. Google đã mời Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, cùng hơn 100 tăng ni Làng Mai từ Pháp qua đến giảng và dậy thực tập.

Người sáng lập công ty Salesforce là Marc Russell Benioff (tài sản khoảng $6.4 tỷ mỹ kim năm 2018), đi dự một khóa tu của Thích Nhất Hạnh, và thấy chính mình thay đổi. Ông mời hòa thượng, hoặc các tăng ni Làng Mai đến dậy nhân viên về Hiểu và Thương (Từ Bi, Trí Tuệ) nhiều lần. Năm 2015 ông gửi máy bay riêng đưa hòa thượng từ Pháp qua San Francisco trị bệnh; nhường một ngôi nhà của ông cho các tăng ni tạm trú cả năm trời.

Mindfulness được điện tử hóa với hàng ngàn “apps” để tập quán niệm qua computer. Công ty Headspace sản xuất một app trong số này, đã được cài trên máy bay của tám công ty hàng không, cho hành khách tập thiền. Headspace đang thiết kế những “phòng thư dãn cá nhân,” giống như phòng điện thoại công cộng đời xưa, để ai muốn thì ghé vào đó thiền quán trong chốc lát.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được mời nói chuyện về quán niệm với các nhân viên và một số đại biểu quốc hội Mỹ. Ở Mỹ, ông đã hướng dẫn các khóa tu cho cảnh sát viên, cho nhân viên coi nhà tù, có người sau đó đã tu tập trở thành giáo thọ. Tu viện Làng Mai ở Pháp đã làm mẫu cho các tu viện khác ở Bắc Mỹ và Âu châu. Tại nước Mỹ có các tu viện Bích Nham (New York), Lộc Uyển (California), Mộc Lan (Mississippi).

Nhưng thực ra Đạo Phật và việc hành trì thiền quán đã được truyền sang Mỹ và các nước Tây phương từ nhiều thế kỷ.

Ảnh: Internet

Đại sư Vivekananda đã đi giảng tại Mỹ và Anh trong những năm 1894 đến 1896. Ông nói, “Tôi mang tới Phương Tây bản thông điệp mà Đức Phật đã tặng cho người Phương Đông.” Trong thế kỷ 20, Jiddu Krishnamurti cũng từ Ấn Độ đã qua Mỹ dậy thiền quán mà không cần gọi đó là Phật Giáo. Thiền sư Shunryu Suzuki từ Nhật Bản đem theo truyền thống “Zen” phái Tào Động, lập ra thiền viện lớn đầu tiên trên đất Mỹ. Đức Dạt Lai Lạt Ma đã khai thị đạo Phật Tây Tạng cho hàng triệu người tập sống Từ bi và Trí tuệ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tạo ảnh hưởng rộng vì ông dậy các điều giản dị, cụ thể, ai cũng có thể làm, ngay trong đời sống bình thường. Thiền, Zen, không còn là một bí quyết dành cho các tu viện. Ai cũng có thể thực tập. Nhiều người đã thấy là chính họ chuyển hóa; không những bản thân mình hạnh phúc hơn mà còn sống với người chung quanh hòa hợp hơn. Thích Nhất Hạnh bắt đầu dạy qua những kinh nghiệm của mình từ khi đi tu năm 16 tuổi, tại chùa Từ Hiếu ở Huế mà nay ông trở về sống những ngày cuối cùng.

Trong cuốn sách đầu tiên gây ảnh hưởng trong giới tập thiền Tây Phương, Thích Nhất Hạnh kể lại kinh nghiệm tu tập của mình khi vào chùa Từ Hiếu. Mỗi khi làm bất cứ việc gì, chú tiểu đều đọc mấy câu thơ ngắn. Đó là những bài “kệ” nhắc nhở người sa di ý thức mình đang làm gì và chỉ chú tâm vào cử chỉ, hành động mình đang làm mà thôi. Nhờ thế, tâm an lạc, gọi là có chánh niệm, Thích Nhất Hạnh nói giản dị, là “sống trong giây phút hiện tại.” Cuốn “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức” viết từ thời 1960, nay đã được dịch ra bốn, năm chục thứ tiếng, bản tiếng Anh là Zen Key.

Không cần vào chùa, ai cũng có thể học những phương pháp tu tập đó. Thích Nhất Hạnh đặt thêm những câu kệ mới cho độc giả thực tập khi rửa chén, quét nhà, ăn cơm, uống trà, lái xe, dùng điện thoại hay computer, hoặc đánh răng.

Một điểm khác, theo truyền thống Bắc Tông, là Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh rằng tập sống quán niệm không chỉ nhắm tìm hạnh phúc riêng cho mỗi người. Phải tập sống an lạc với những người chung quanh, từ gia đình tới những người cộng sự, với xã hội và với cả trái đất đang nuôi dưỡng mình.

Thích Nhất Hạnh vốn là một thi sĩ, nhà văn và một thầy giáo. Ông sử dụng thứ ngôn ngữ truyền đạt dễ dàng, nhanh chóng. Ông chia sẻ những rung động, xao xuyến, âu lo của con người bình thường, nên những lời ông nói đi thẳng vào tâm hồn họ. Như khi ông nói, “Đức Phật là một người giác ngộ, yêu thương và tha thứ. Có nhiều lúc các bạn cũng thấy lòng mình như vậy. Thế thì, hãy vui sống lúc mình là Phật đi.”

Nhiều vị thầy đã nêu ý kiến này, vì đó là một căn bản của đạo Phật: Mỗi người đều có Phật tánh. Satya Narayan Goenka một người Miến Điện, từng nói, “Đức Phật Thích Ca không truyền bá Phật giáo. Ngài dậy một cách sống.” Goenka mới mất năm 2013 sau khi đã lập ra hai trăm trăm trung tâm tu tập Vipassana trên thế giới, dù không phải là một tu sĩ.

Nhưng ít người diễn tả ý kiến “Có Phật trong chính mình” theo lối Thích Nhất Hạnh: Các bạn nhiều lúc cũng là Phật, khi biết yêu thương, biết tha thứ! Hãy hường niềm vui sống như vậy!

Những người tập mindfulness không nhất thiết phải theo đạo Phật. Như Vivekananda nói ở Mỹ hơn 100 năm trước, “Tôi tới đây không phải để mời các bạn theo một tín ngưỡng mới. Tôi mong quý bạn giữ tín ngưỡng của mình. Một người theo Methodist sẽ thành một người Methodist tốt hơn; một người Presbyterian thành người Presbyterian tốt hơn …” Thích Nhất Hạnh luôn luôn khuyên người phương Tây không nên bỏ đạo. Cho nên trong các tu viện Làng Mai, có các mục sư, có linh mục, cả người Hồi Giáo và Do Thái Giáo.

Vivekananda và Thích Nhất Hạnh đều theo đúng truyền thống Phật giáo. Đức Phật cống hiến một cách sống, chứ không có ý định lập ra một tôn giáo. Người tu tập theo Đức Phật có thể chia sẻ kinh nghiệm tâm linh với tín đồ các tôn giáo khác. Cuốn Living Buddha, Living Christ của Thích Nhất Hạnh xuất bản trước đây 20 năm đã được hàng triệu người mua trong mấy năm đầu tiên và dịch ra nhiều thứ tiếng ở Âu châu.

Nhưng nếu chỉ chú ý đến hiện tượng phong trào Mindfulness thịnh hành như một di sản chính của Thích Nhất Hạnh thì quá giản lược. Ông đã đóng góp không nhỏ vào việc học hỏi và áp dụng các tư tưởng sâu xa của đạo Phật Bắc Tông.

Những người nghiên cứu Phật Giáo cũng như các người hành trì đều biết các kinh điển Đại Thừa như Bát Nhã, Kim Cương, Hoa Nghiêm, học thuyết Duy Thức đều thâm sâu, nhiều khi khó hiểu. Thực ra người ta không thể hiểu các kinh điển này bắng Trí, mà đạo Phật gọi là “Trí Phân Biệt.” Phải tu tập thiền quán mới có thể “hiểu” bằng Tâm.

Tnh đã đưa các kinh điển trên vào các phương pháp tu tập. Ông đem các tư tưởng, giáo lý và luận thuyết uyên áo trong đó ra giải thích những điều bình thường mà người học Phật nào cũng phải biết, như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên. Nhờ tập quán niệm, người ta có thể hiểu các kinh điển bằng chính sự sống của mình. Người hành trì thấy họ đang áp dụng lý “duyên khởi” của Bát Nhã, đang thể hiện nguyên lý “tương tức” trong Hoa Nghiêm, và quán chiếu thân tâm mình, nhờ ánh sáng của tâm lý học Phật giáo, mà Huyền Trang đặt thành Duy Thức Học, nay Thích Nhất Hạnh đề nghị dịch lại thành Duy Biểu Học.

Như bà Janet Gyatso, giáo sư trường tôn giáo của Đại học Harvard nhận xét, “Thích Nhất Hạnh đưa ra một cách nhìn đạo Phật giản dị, nhưng không làm cho quá sơ lược.” Căn bản tư tưởng của ông, Janet Gyatso nói, cũng giống như của Đức Đạt Lai Lạt Ma, là “Chánh niệm và Từ Bi.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp người phương Tây nhìn ra có một truyền thống “Phật giáo Việt Nam.” Trước đây họ chỉ biết các truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan, vân vân.

Bài báo Time nêu trên đây ghi nhận xét của Paul Marshall, giáo sư tôn giáo Đại học Baylor University ở Texas; ông nói rằng Thích Nhất Hạnh về Việt Nam sống những ngày cuối cùng, ở chùa Từ Hiếu nơi ông đã xuất gia, cho mọi người thấy chính ông và đạo Phật mà ông tiêu biểu, từ căn bản, là Phật Giáo của người Việt Nam.

Thầy Thích Pháp Ấn, người đứng đầu Phật Học Viện Âu châu ở Đức, về chùa Từ Hiếu sống bên cạnh bổn sư một thời gian. Ông nói với báo Time: Chắc Thầy muốn dạy các đệ tử của mình trở về nguồn cội, cho các học trò của thầy nhớ rằng gốc rễ của họ là ở Việt Nam.

Nước Việt Nam là nơi Phật giáo Nam Tông và Bắc tông đều có mặt. Một kinh căn bản được Phật giáo Nam Tông hành trì là Anapana đã được Thiền sư Khương Tăng Hội ở Giao Châu (Miền Bắc Việt Nam bây giờ) dịch thành An Bang Thủ Ý từ thế kỷ thứ ba. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường khuyên mọi người thực tập “thiền hành,” một phương pháp mà các vị tăng sĩ Thái Lan, Miến Điện, Campuchia thực tập mỗi ngày.

Trở về Việt Nam sống những ngày cuối cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh có thể giúp Phật giáo ỏ quê hương mình tìm đường trở về nguồn. Người ta có thể thấy phương pháp tu tập của Làng Mai ai cũng nên tu tập. Cách sống trong Làng Mai đưa người Việt trở về gần với giới luật cổ truyền hơn. Như một ni cô kể, “Tại Làng Mai, chúng tôi cười đùa vui vẻ suốt cả ngày, nhưng không một ai trong chúng tôi có tài khoản ngân hàng thuộc sở hữu cá nhân. Không ai trong chúng tôi có xe hơi hoặc điện thoại riêng…”

Sống như vậy chẳng phải là hạnh phúc sao?

Hoàng Hưng: Với tôi, Làng Mai là một công án

 

Bài này viết ngay sau hai khóa tu Mùa Hè 2012 ở Làng Mai và Học viện Phật giáo Ứng dụng châu Âu, nhưng tôi muốn nghe ngóng lòng mình qua thời gian sau khi những bồng bột tan đi, còn những gì đọng lại. Mãi một năm sau tôi mới công bố trên mạng Bauxite Vietnam. Hôm nay, trong tâm trạng lo âu cùng với hàng triệu người Việt Nam, Phật tử cũng như không tôn giáo, theo dõi từng giờ tình trạng sức khoẻ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh  sau khi Cụ bị xuất huyết não, tôi xin Văn Vit cho đăng li bài này, để bạn đọc có thể hiểu phần nào về Sư ông và tăng đoàn Làng Mai, một thành công lớn trong việc truyền bá văn hoá Vit đích thực ra khắp năm châu.

 Trên chuyến bay từ Paris đến Reykjavik, thủ đô Iceland, tôi không khỏi mỉm cười khi thấy trên màn hình giới thiệu du lịch có những từ “mindfulness” (chánh niệm), “meditation” (thiền), “here and now” (bây giờ và ở đây). Hôm trước cũng nghe một thiền sinh ở Làng Mai (LM) chia sẻ rằng cô thích thú khi nghe một nữ tiếp viên hàng không nói với khách: “Please have mindfulness to bring your luggage down…” (xin chánh niệm khi đưa hành lý xuống…). Thiền tập đã đi vào đời sống ngưi châu Âu đến vậy, có phần ảnh hưởng khá lớn của LM.

Với riêng tôi, Làng Mai (LM) là một “công án” ám ảnh nhiều năm.

Tôi biết từ lâu một thi sĩ với những vần thơ tự do khá mới mẻ chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện bên cạnh những bản dịch tuyệt bích thơ tứ tuyệt Lý Trần. Cũng nghe từ lâu dòng tu “nhập thế” nổi tiếng với Phong trào Thanh niên Phụng sự Xã hội, với những vận động hòa bình cho Việt Nam, với con tàu cứu vớt thuyền nhân… Cũng đọc không ít sách Đạo của vị Thiền sư (TS) được coi là tu sĩ Phật giáo lớn thứ nhì thế giới hiện nay mà người đọc và học trò đã lên tới nhiều triệu trên khắp hành tinh. Tôi ngưỡng mộ ông là chuyện tất nhiên.

Nhưng thú thật, với kinh nghiệm một đời lăn lộn, vỡ mộng cũng nhiều, cộng với “sở tri chướng” của kẻ “đa thư”, luôn e ngại mọi thần tượng, giáo chủ có “charisma” dẫn dụ bày cừu mê mẩn, tôi vẫn giữ thái độ “quan sát” đối với LM.

Ấn tượng đầu tiên của tôi với LM có sự mâu thuẫn. Lần đầu tiên tiếp xúc, vào năm 2005 khi TS đưa tăng đoàn về VN, là trong buổi pháp thoại của TS ở Viện Goethe. Ấn tượng này đã được ghi lại gần như tức thời qua bài thơ Bậc thầy (bài này đã in trong tập Hành trình, NXB Hội Nhà văn, HN 2005, bản tiếng Anh The Master in trong chapbook Hoang Hung, Poetry & Memoirs do International Poetry Library of San Francisco xuất bảnvà đọc trong đêm thơ-văn “Echoes of Vietnam” tháng 3 năm 2012 ở Santa Cruz):
Thầy vào như hơi gió
Tăng đoàn rạng rỡ tuệ quang…

Quả thực hình ảnh khinh khoái hiếm thấy của một ông sư và ánh sáng trên gương mặt các học trò của thầy chinh phục tôi nhiều hơn những lời thuyết giáo.

Nhưng rồi ngay sau đó, tôi bị hẫng khá mạnh khi nghe qua bản thu âm câu hỏi đáp trong một buổi thầy thuyết trình ở Viện Khoa học Xã hội miền Nam. Một “giáo sư” giọng rất gay gắt (nói cho đúng là khiêu khích) nhắc lại hai lần câu hỏi, lần sau gắt hơn lần trước: “Tôi xin hỏi TS, nếu bây giờ tôi quy y thì tôi có còn được quyền yêu Đảng, Đảng do Bác Hồ sáng lập và lãnh đạo, có được quyền yêu nước, nữa hay không?” Có lẽ quá bất ngờ trước câu “truy hỏi”, TS hơi sững một chút, rồi đáp: “Không yêu Đảng không yêu nước thì quy y làm gì!”. Thú thật là tôi bất mãn với câu trả lời. Yêu nước, OK, còn “yêu Đảng”? Sao lại phải yêu cái đảng tuy một thời có công lãnh đạo cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất cho đất nước (tuy là với cái giá quá đắt, vấn đề này mang tính lịch sử rất phức tạp, lúc khác sẽ bàn), nhưng gần đây nó đã biến chất, suy thoái rõ rệt, không còn tính chính đáng?

Hình ảnh sơ phác của LM trong tôi thế là trong cái sáng vẫn còn cái “lăn tăn”.

Tăng Thân Làng Mai | Ảnh: Internet

Ba lần đến với Làng Mai:

Ba năm nay, Trời Phật sắp xếp sao đó để tôi có cơ duyên thực sự đi sâu, đi sát LM, để ngày càng hiểu rõ và hiểu đúng về Làng.

Tôi đã đến gần với LM qua những ngày hoạn nạn của các học trò TS ở Bát Nhã. Tôi đã thấy ánh sáng rạng rỡ trên gương mặt người thân của mình sau mỗi chuyến lên Bát Nhã tu tập đợt hai tuần, đợt ba tuần. Tôi đã thấy ánh sáng rạng rỡ trên gương mặt, đã nghe tiếng cười hồn nhiên của những sư em, những thực tập sinh trẻ măng căng tấm ni lông giữa trời hứng nước mưa khi bị các đệ tử của ông Đức Nghi cúp nước. Tôi đã nghe người thân kể chuyện những người trẻ là con em gia đình “cộm cán”, hay bản thân là trí thức trẻ đầy tương lai, đã dứt bỏ tất cả đi theo con đường LM để thực hiện tâm nguyện Bồ tát trước cứu mình sau giúp người ra khỏi cõi mê.

Tiếp ngay đó, cơ duyên lại đưa tôi đến thẳng LM. Nhân đi làm công việc dịch thuật ở Paris, hai vợ chồng tôi quyết định ghé xuống Làng vài hôm. Không liên lạc được trước, chúng tôi cứ đi, nghĩ có duyên thì gặp. Quả nhiên trong lúc tôi đang nằm thẳng cẳng ngủ giấc trưa “bụi đời” trên ghế băng trước cửa ga xép Sainte Foye La Grande chưa biết cách nào đến được LM, thì xuất hiện một sư cô người Tây trong trang phục màu đà quen thuộc của LM. Tình cờ cô ra đón một khách của Làng từ Paris tới. Thế là cô vui vẻ đưa chúng tôi về Xóm Mới, và cho biết ở đó đang có một khóa tu ngắn ngày. Bước chân vào Xóm, người tiếp đón chúng tôi là một sư cô trẻ măng đồng hương Hà Nội. Sau này tôi biết cô là con gái cưng của một quan chức cao cấp, lại biết cả mẹ cô cũng đã xuất gia theo gót con gái (thật dễ hiểu vì sao những quyền lực thế gian lại “kỵ” Bát Nhã, LM đến vậy!). Ba ngày ngắn ngủi ở LM tóm lại một cảm tưởng: một tiên cảnh giữa trần gian, với cảnh đồng quê đồi rừng thanh bình đẹp đến nao lòng, với những tiên đồng ngọc nữ tươi tắn trong veo và thanh tú, với hàng trăm người trong đại gia đình quốc tế vui vẻ và thành kính thực tập những “pháp môn” rất giản dị để thân tâm an lạc: tập thở vào thở ra, tập bước đi chánh niệm, tập ngừng lại khi nghe tiếng chuông…

Trong lần sơ ngộ này có một chi tiết tình cờ nhưng ít lâu sau thành một yếu tố gắn tôi với LM. Trong màn tự giới thiệu khi chia sẻ trong nhóm “gia đình”, tôi thành thật nói mình là nhà báo, không phải Phật tử (nói cho chính xác là không quy y Thầy nào, không theo tổ chức của chùa nào). Tôi đọc thấy vẻ ngỡ ngàng của quý ni sư và Phật tử. Giờ giải lao, một ông “Tây” to lớn đầu râu tóc bạc xin có vài lời với tôi. Ông bảo: “Tôi xin tự giới thiệu, tôi là cố vấn của Tổng thống Israel, nhưng tôi cũng là đệ tử của Thay (các đệ tử Âu Mỹ của TS đều gọi TS là Thay như một tên riêng) từ chục năm nay. Tôi không hiểu vì sao ông có ý nói ông là nhà báo nên không thể là Phật tử?” Tôi chỉ cười, đáp: “Mỗi nước có một hoàn cảnh khác nhau ông ạ”.

Chỉ vài tuần sau đó, tôi đang ở chơi nhà chị Thụy Khuê dưới Côte d’Azur, một biệt thự màu hồng đẹp như mơ trên đồi nhìn xuống biển Địa Trung Hải mà anh Lê Tất Luyến chồng chị là người tạo dựng và chăm nom, ngôi nhà luôn mở lòng đón tiếp bạn bè tứ xứ… thì dồn dập nghe tin Bát Nhã bị tấn công. Sự xúc động trong lòng tôi nhiều lần trào lên khóe mắt khi xem trên mạng những em thiền sinh ngồi an bình niệm danh Quán Thế Âm trước sự hung hăng dữ dằn của kẻ ác. (Trong dịp ở LM gần đây, mỗi lần nghe màn tụng Avakilotesvara trước khi Thầy pháp thoại, thì hình ảnh các em Bát Nhã niệm Quán Thế Âm lại hiện lên khiến sự xúc động của tôi lại dâng trào). Đến ngày cao điểm, bọn ác nhân xua đuổi 400 em khỏi Bát Nhã giữa trời mưa như trút thì tôi không nén nổi căm giận và xót thương. Tôi nhờ chị Thụy Khuê liên lạc ngay với Radio France International (RFI) – lúc này chị đã về hưu, chỉ còn cộng tác một chuyên mục với Đài – cho biết tôi muốn phát biểu trên Đài về sự kiện Bát Nhã. Tôi cũng không ngờ, như Thầy cho biết trong phút gặp gỡ đầu tiên ở LM, phát biểu của mình về pháp nạn Bát Nhã trên truyền thông quốc tế đã khởi lên cao trào lên tiếng bênh vực con em của LM đang gặp nạn, và cũng không ngờ việc này kéo tôi tiếp tục dấn thân vào vụ Bát Nhã, viết liên tục 9 bài trên các mạng trong ngoài nước, trong đó có Thư ngỏ  Thư thỉnh nguyện gửi ba nhà lãnh đạo cao nhất của Nhà nước VN thu được trên 400 chữ ký bao gồm nhiều trí thức văn nghệ sĩ nổi tiếng trong ngoài nước và đảng viên Cộng sản kỳ cựu. (Đây là một câu chuyện hơi bị “ly kỳ”, dịp khác sẽ kể).

Tăng Thân Làng Mai | Ảnh: Internet

Có một điều là tôi luôn khẳng định: lên tiếng bảo vệ các thiền sinh Bát Nhã không phải vì tôi là Phật tử hay đệ tử của LM (thực ra tôi từng là tín đồ Công giáo, đã chịu lễ rửa tội từ lúc còn nhỏ do các bà cô dẫn dắt, rồi lẳng lặng bỏ đạo khi các bà vào Nam và chính quyền Cụ Hồ về Hà Nội), mà chỉ do lương tâm của một nhà báo “thấy sự bất bằng”. Tôi bảo vệ các thiền sinh Bát Nhã là bảo vệ quyền công dân, quyền con người, quyền chọn đi theo một lý tưởng, một tôn giáo của những người trẻ tuổi – tương lai của dân tộc. Tôi đã trả lời phóng viên hãng AP cũng như các sĩ quan an ninh VN “làm việc” với mình như thế.

Sau khi Bát Nhã tan, tôi biết ngoài hàng trăm thiền sinh được LM bảo lãnh sang Pháp, Đức, Mỹ, còn hàng trăm em ở lại tản mác khắp nước vẫn kiên gan chịu đựng sự truy bức của chính quyền để tu tập theo pháp môn của Thầy. Đôi lúc có dịp gặp, tôi vẫn thấy được vẻ “vững chãi như núi cao, thnh thơi dường mây trắng” (như lời một thiền ca LM) của những con người ấy mặc dù họ không còn được đi với nhau “như một dòng sông”. Tôi hiểu là LM đã gieo được những hạt hướng dương bất diệt trên quê hương đau thương này.

Vậy đến gần đây, “Công án LM” của tôi có thể “diễn nôm” thế này:

1/ LM có “phép” gì đào tạo được những người trẻ tuyệt vời đến thế, những người quyết tâm thực tập ba đức Bi – Trí – Dũng của Bụt để “độ mình và độ đời”, giữa lúc nhan nhản quanh tôi là đám trẻ mất phương hướng, hoặc chỉ biết chạy theo “lý tưởng” làm giàu, tạo vị thế cho riêng mình, nói gọn là “vinh thân phì gia” bằng mọi giá, chấp nhận “đi với ma”, nhắm mắt che tai thậm chí hùa theo cái xấu cái ác, còn việc của dân của nước thì buông xuôi, mackeno, “đã có Đảng, Nhà nước lo”?

2/ LM làm thế nào hòa hợp được triết lý vô ngã, diệt dục của đạo Phật truyền thống với “chủ nghĩa cá nhân” sáng suốt và tính cạnh tranh là động lực phát triển của xã hội hiện đại?

3/ LM làm thế nào thu hút hàng ngàn người, hàng trăm gia đình Tây phương, trong đó không ít trí thức, doanh nhân thành đạt đến sinh hoạt và tu học theo hướng dẫn của các tăng ni người Việt trẻ măng?

Mùa hè vừa rồi, nhân sinh nhật thứ 30 của LM, tôi có cơ hội được cùng người thân của mình tham dự hai khóa tu liền, của người Việt tại LM và của người Hòa Lan tại cơ sở mới rất đồ sộ của Làng vừa khánh thành bên Đức (EIAB: Học viện Phật giáo Ứng dụng châu Âu). Gần một tháng sống trong đại gia đình quốc tế LM, tôi cảm nhận có sự biến chuyển trong mình, kẻ luôn tự nhận “tên học trò mới bướng bỉnh”.

Đi tu vui lắm chứ!

Đây là những gì đọng lại trong tôi sau khi đã rời Làng một tháng:
Bao trùm là cảm nhận về một cuộc sống thư giãn, yên vui.

LM đã khéo chọn những khung cảnh thần tiên cho đại gia đình của mình, những sườn đồi hiền dịu xanh nho, đỏ mận, vàng rực hướng dương, những cuộn rơm nằm im lặng trong nắng chiều, hay đồi cỏ mượt với hàng trăm cây táo đang ửng trái, giữa vùng quê thanh bình êm ấm mà ta khó lòng gặp được ở VN hôm nay. Không có những ngôi chùa thấp bé, tối tăm ẩn mình thời trước hay ngược lại hoành tráng phô trương lố lăng thời mới, “chùa” ở LM chỉ là những thiền đường rộng, thoáng, giản dị, duy nhất một ông Bụt Thích Ca mỉm cười với ta trên bệ thấp trước mặt (ta còn gặp trên đường thiền hành những ông Bụt nho nhỏ ngồi trên cỏ, không có tòa sen uy nghi, mà lũ trẻ Tây rất thích chơi với, có đứa ngồi trên lòng, ôm hôn ông gọi “Buddha! Buddha!” như gọi mẹ, có đứa đội mũ đeo kính cho ông như chơi với bạn…).

Nhưng điều khiến ta thư giãn, yên vui nhất chính là niềm vui tỏa ra từ các tăng ni ở Làng. Không hiểu sao tôi cứ nhớ đến những bà xơ vui tính trong một bộ phim ca nhạc của Mỹ. Từ “sư cô” ngoài 70 mà cứ xuất hiện là có ngay một dàn ca hát hình thành, đến “sư anh” hơn hai mươi tuổi trụ trì một ngôi chùa cả trăm tăng (trong đó có một vị hòa thượng) với cả ngàn thiền sinh Tây, mà gặp đâu cũng thấy cười đùa với đám teen, rồi trong đêm hội Trung thu thì đeo kính đen nhảy và hát “rap” (với lời “Đạo ca”, tất nhiên) khiến mấy cô bé cậubé khoái trá nhảy nhót theo tưng bừng. Xin biết rằng những vị ấy, chỉ mấy phút trước đây vừa lăn lưng khênh vác, dựng rạp, và đêm qua còn thức đến nửa đêm dọn dẹp nhà bếp hay lái xe đưa khách về nhà nghỉ, hay chiều nay vừa dẫn dắt buổi “chia sẻ” của những người lớn tuổi mang nặng tâm tình u ám. Tôi rất thích cách nói của một cô “sư em” khi phân công mọi người tham gia “chấp tác”: “Mời các cô các chú chơi rửa chén (chơi lau nhà, chơi sấy muỗng nĩa…) với con!” Và đúng thật, ai nấy làm mà thấy vui như đang chơi với nhau vậy. Cũng như mỗi lần trông thấy tôi, các “sư chị, sư em” bao giờ cũng hỏi: “Chú ở Làng có vui không ạ?” thay vì hỏi: “chú đã học được gì ở LM?”

LM có một sinh hoạt độc đáo chắc không hề có ở bất kỳ cơ sở tôn giáo nào: “Thiền buông thư” mỗi trưa. Nằm dài trong thiền đường, có sư thầy/ sư cô hát thiền ca cho mà… chìm dần vào giấc ngủ. Tôi đã bắt chợt cảnh ấy trong một khúc thơ:
Em nằm trong thiền đường
Cỏ cây mùa hạ
Áo tràng
Xông hương

“Thiền ca LM” có bài (đặt theo nhạc Phạm Duy): “Ai bảo đi tu là kh, đi tu sướng lắm chứ! Ngồi tụng kinh, cái đầu rung rinh và con mắt lim dim…

Nói “thiền ca”, thì quả thực, hai năm trước, khi nghe trong băng đĩa những bài dạy Đạo bằng lời ca “chế” từ các bài hát quen thuộc (có cả bài lấy từ “Năm anh em trên chiếc xe tăng” nữa chứ), tôi thấy nó… sao sao ấy! Rồi có một ngày, tôi lặng người nhìn cảnh hàng trăm người già, trẻ đủ màu da đứng vòng tròn giơ tay lên múa miệng hát say sưa bài I am free bằng mấy thứ tiếng, và tôi không thể ngăn mình hát theo. Từ lúc nào không biết, bây giờ, thỉnh thoảng lại tự bắt gặp mình lẩm nhẩm: “Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười, hay Muốn ăn thêm nhưng có tiếng chuông, em thở vào thở ra…

Một nữ kỹ sư dầu khí chuẩn bị xuất gia sau khi cả mẹ, chồng và hai con trai đều “theo chân Bụt”, kể với tôi: “Công an làm việc với em cứ thắc mắc tại sao LM thu hút được nhiều người trẻ đi theo thế? Em trả lời đơn giản: Anh không biết hồi trẻ chúng tôi được sinh hoạt Đội, Đoàn vui tươi, lành mạnh như thế nào hay sao? Bây giờ bọn trẻ có còn được thế không? ”.

Xóm Hạ, Làng Mai, Pháp | Internet

Hạnh phúc chính là con đường:

Một chị trí thức sống lâu năm ở Pháp chia sẻ: “Tôi thu nhận nhiều nhất từ lời dạy này của Thầy: Năng lực hạnh phúc là một đức hạnh căn bản”. Tôi nghe chị nói mà thấm thía. Cả thế hệ chúng tôi hầu như đã bị mất đi cái năng lực ấy. Vì hoàn cảnh xã hội ư? Tất nhiên, khi ta là con dân một xứ sở đầy tai ương kéo dài cả thế kỷ. (Ngày đầu tiên ở Làng, một vị hòa thượng bảo tôi: “Bác hãy buông thư trong thời gian hai tuần lễ ở Làng, bỏ hết những áp lực của 70 năm ở lại VN”).

Nhưng còn hàng ngàn con người từ những nước phát triển nhất, bản thân may mắn, thành đạt, vì sao họ kéo tới đây hầu như chỉ mong tìm được con đường thoát ra khỏi tình trạng bất hòa, xung đột trong gia đình, phiền muộn, dằn vặt trong nội tâm? Vậy đâu có thể đổ hết cho hoàn cảnh xã hội?

LM chỉ cách để ta có thể sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Hạnh phúc không phải là đích đến, hạnh phúc chính là con đường, châm ngôn của Thầy trên những bức thư pháp chỉ ra điều mà tôi thấy là căn bản nhất của “pháp môn LM”. Bây giờ, ở đây. Đây là tnh độ, tịnh đ là đây. Hiện pháp lạc trú. Đâu phải đi tìm? Hãy sống hết mình với giây phút này, vì ta chỉ thực sống trong hơi thở này. Có thế thôi, còn gì giản dị hơn?

Nhưng để có được “đức hạnh căn bản” ấy, có khi phải đảo lộn toàn bộ nhận thức và lối sống sai lầm đã thành “tập khí” lâu dần “nội kết” trong ta. Làm sao gỡ những nội kết, từ “duy ngã” thành “vô ngã”, từ “tham đắm”, “chấp thủ” thành “buông xả”, “không ràng buộc”, từ “phân biệt” thành “không phân biệt”, từ “sân hận” thành “hiểu và thương”?

Những bài “pháp thoại” của Thầy rất giản dị, và chỉ nhắc đi nhắc lại vài ý rất căn bản, dễ hiểu, ai đã đọc sách của Thầy chắc đều nhận ra. Riêng tôi, khái niệm “vô ngã” khó “tiêu” nhất đối với con người hiện đại được Thầy làm sáng tỏ một cách thuyết phục bằng thực tế “tiếp nối” (continuation) và “tương tức” (interbeing, interêtre) của sự sống. “Ta” là “ta” mà cũng là “người”. Khi “ta” làm cho “người” đau khổ thì chính “ta” cũng đau khổ, và ngược lại, khi “người” làm ta đau khổ thì “ta” phải biết rằng chính “người” cũng đang đau khổ!

Những nhận thức gốc ấy của Phật giáo nói thì dễ, nhưng thiếu gì người tụng kinh đọc sách một đời mà mặt vẫn nhăn như bị? Vậy vấn đề là tu tập để làm sao thực sự “ngộ”những chân lý ấy. Đọc sách Thiền, ta thích những mẩu chuyện “hoát nhiên đại ngộ” của người xưa. Nhưng với con người tầm thường như tôi, tôi tin ở quá trình “tiệm ngộ” hơn. Pháp môn LM là con đường dẫn dắt ta “ngộ” qua từng ngày.

Thực hành và Chuyển hóa:

Trong các bài giảng ở LM, Thầy hay dùng từ “chuyển hóa”. Với hình tượng hoa sen làm mẫu. Hoa sen có năng lực từ từ chuyển hóa bùn thành hương thơm và vẻ đẹp, không chỉ thụ động “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như ca dao nói. Ở LM, người ta không nói “đổ rác” mà “chuyển hóa rác”!

Và LM “sáng chế” ra những “kỹ thuật” rất hữu hiệu mà đơn giản để ta luyện tập “chuyển hóa” mỗi ngày. Tự chuyển hóa thông qua tập “chánh niệm” trong từng công việc, lúc ăn, lúc đi vệ sinh…, tập “thở vào, thở ra” – quán hơi thở để thân tâm hợp nhất trong giây phút hiện tại, tập “ngừng lại” khi nghe tiếng chuông để nhận biết giây phút hiện tại. Chuyển hóa lẫn nhau thông qua những pháp môn “làm mới”, “tưới hoa”, “ái ngữ”, “lắng nghe”…

Thoạt đầu, thấy cái gì đó như đơn giản, như công thức, như “trại hè thanh thiếu niên”! Rồi, chỉ sau 5, 7 ngày, ta ngỡ ngàng nghe lời tâm sự của những thiền sinh có đời sống thật khó khăn thấy sự thay đổi xảy ra trong lòng họ. Một chị người Pháp gốc Việt hôm mới đến vừa khóc vừa hỏi: “Thầy dạy hãy nghĩ rằng mình không đi một mình, lúc nào cũng có ông bà, cha mẹ mình đang cùng đi trong từng bước… Nhưng con KHÔNG MUỐN họ đi cùng với con, con hận họ!”. Mấy hôm sau, giữa đêm hội Vu Lan, chị đột ngột chạy ra bàn điện thoại, gọi về nhà. Ông bố sững sờ. Đã bao nhiêu năm ông không chờ đợi cú điện thoại của cô con gái bỏ nhà ra đi! Những chuyện “người thực việc thực” như thế ở LM có nhiều lắm. Chỉ cần dẫn một con số: sau khóa tu 5 ngày của 800 người Hòa Lan ở EIAB, có 200 người xin quy y, trong đó có nhiều tín đồ Công giáo, Do Thái giáo. Họ quy y vì thấy đạo Bụt mà Thay dẫn dắt họ vào là con đường hạnh phúc.

Còn riêng tôi, sau một tháng ở LM, tôi thấy mình học được nhiều hơn những gì mình học trong nhiều năm. Học từ đủ thứ xung quanh. Từ bước đi, từ nụ cười của Thầy (nhiều người nói đến sức mạnh “thân giáo” của “ông Thầy LM”), từ câu chuyện xử sự với chính quyền công an của một sư thầy, từ vẻ thành kính trên gương mặt chàng trai Tây phương khi bưng bát cơm lên niệm trước khi ăn… Nhất là từ các tăng ni tuổi con mình có phong thái đầy tình cảm mà thung dung, đĩnh đạc, đầy năng lượng tươi mát của “tâm ban đầu” (Xin cúi chào/ những người thầy rất trẻ/ của tôi… – những câu thơ ấy đã “vụt hiện” trong tôi giữa sân Xóm Trung, LM khi nghe các thiền sinh từ Bát Nhã hát về ngày mai đói nghèo tủi nhục /đang chờ mình dâng hiến bàn tay). Từ những con người bốn phương tụ họp với cùng một ý hướng tự tu, tự hoàn thiện. (Dịp khác tôi sẽ kể về những cái đẹp, cái lớn lao mình phát hiện được trong những anh những chị lặng lẽ, khiêm nhường hy sinh, chịu đựng, cống hiến suốt bao năm cho cộng đồng mà tôi có dịp gặp ở đây). Tôi hiểu thế nào là “sức mạnh tăng thân”, là “đi như một dòng sông”.

Nhưng có lẽ điều “chuyển hóa” quan trọng nhất là tôi đi đến xác quyết này: Ở tuổi 70, mình vẫn phải “tự chuyển hóa” để có được năng lực hạnh phúc. Vì tôi cũng như không ít người già thường biện minh cho sự bảo thủ của mình bằng câu “ngũ thập tri thiên mệnh”, hàm ý đến tuổi 50 là chẳng còn thể thay đổi gì nữa. Không, ở tuổi 70, mình vẫn có thể “tự chuyển hóa”, và có thể “tự chuyển hóa” từ những thực hành tu tập cụ thể nhất, đơn giản nhất mỗi ngày trong cả ba lĩnh vực thân – khẩu – ý.

Bụt – Chúa – Đng và Thơ:

Khi mới đến LM, vào chào Thầy, tôi hồn nhiên thưa: “Thưa Thầy, tôi không quy y, không là Phật tử”. Thầy mỉm cười: “Phật tử đâu ở cái tướng?”. Tôi lại nói: “Thưa Thầy, tôi tiếc là mình không được gặp Thầy sớm hơn, nếu không chắc tôi đã đi theo Thầy. Bây giờ thì muộn rồi, thôi chắc xin hẹn Thầy kiếp sau!” (trong một bài thơ viết trên sông Hằng, tôi chả có lời nguyện cho tôi chết giữa dòng đ hóa thân thành nhà thơ hay thin sư lang bạt đó sao?). Thầy mỉm cười, bảo: “Làm Thơ cũng Tu được mà!”.

Ở LM tôi được nghe rằng: Sau một khóa tu, một thiền sinh đang là bà xơ băn khoăn có nên cởi áo chùng đen con Chúa khoác áo tràng nâu con Bụt? Thay nói: “Chúa hay Bụt cũng là một, con vẫn làm bà xơ nhưng tu tập theo pháp môn LM”. Tôi cũng thấy ở LM, các sư cô được gọi trong tiếng Pháp tiếng Anh là “soeur”, “sister” không khác gì bên nhà thờ Công giáo. Trong nhà ăn Xóm Mới, trên kệ thờ giản dị có hình Chúa sát bên hình Bụt. Tôi bỗng ngộ ra ý nghĩa câu trả lời của Thầy 7 năm trước: “Không yêu Đảng không yêu nước thì quy y làm gì?”. Liên kết với ý niệm “tâm ban đầu” của Thầy khi nhắc nhở những người Cộng sản VN về một thời tuổi trẻ họ sống có lý tưởng cứu nước, tôi hiểu Thầy muốn siêu việt ý niệm “Đảng” lên khỏi tầm của một tổ chức chính trị cai trị hay thống trị.

Như thế, với tôi LM có lẽ không phải chuyện Tôn giáo, mà là chuyện Lý tưởng sống, chuyện Lối sống. Con người hiện đại quá kiêu hãnh đang tự hủy hoại chính mình và hủy hoại đồng loại, hủy hoại trái đất. Từ đó mà khổ đau chồng chất. LM cống hiến một lối sống dựa trên minh triết của Bụt để con người có được hạnh phúc ngay trong hiện tại.

Câu cuối cùng Thầy cầm tay tôi nói lúc chia tay: “Hưng nhớ nhé, Thơ đi bằng hai chân: chánh niệm và hơi thở”. Lại một công án! Tôi sẽ phải giải công án này trong phần còn lại của đời mình.

Thich Nhat Hanh, Buddhist monk and peace activist, dies at 95

January 21, 2022 

Updated January 21, 2022 at 8:42 PM ET

HANOI, Vietnam — Thich Nhat Hanh, the revered Zen Buddhist monk who helped pioneer the concept of mindfulness in the West and socially engaged Buddhism in the East, has died. He was 95.

A post on the monk's verified Twitter page attributed to The International Plum Village Community of Engaged Buddhism said that Nhat Hanh, known as Thay to his followers, died at Tu Hieu Temple in Hue, Vietnam.

"We invite our beloved global spiritual family to take a few moments to be still, to come back to our mindful breathing, as we together hold Thay in our hearts," a follow-up post read.

Born as Nguyen Xuan Bao in 1926 and ordained at age 16, Nhat Hanh distilled Buddhist teachings on compassion and suffering into easily grasped guidance over a lifetime dedicated to working for peace. In 1961 he went to the United States to study, teaching comparative religion for a time at Princeton and Columbia universities.

For most of the remainder of his life, he lived in exile at Plum Village, a retreat center he founded in southern France.

There and in talks and retreats around the world, he introduced Zen Buddhism, at its essence, as peace through compassionate listening. Still and steadfast in his brown robes, he exuded an air of watchful, amused calm, sometimes sharing a stage with the somewhat livelier Tibetan Buddhist leader Dalai Lama.

"The peace we seek cannot be our personal possession. We need to find an inner peace which makes it possible for us to become one with those who suffer, and to do something to help our brothers and sisters, which is to say, ourselves," Nhat Hanh wrote in one of his dozens of books, "The Sun My Heart."

Surviving a stroke in 2014 that left him unable to speak, he returned to Vietnam in October 2018, spending his final years at the Tu Hieu Pagoda, the monastery where he was ordained nearly 80 years earlier.

Nhat Hanh plunged into anti-war activism after his return to his homeland in 1964 as the Vietnam War was escalating. There, he founded the Order of Inter-being, which espouses "engaged Buddhism" dedicated to nonviolence, mindfulness and social service.

In 1966, he met the U.S. civil rights leader Martin Luther King Jr. in what was a remarkable encounter for both. Nhat Hanh told King he was a "Bodhisattva," or enlightened being, for his efforts to promote social justice.

The monk's efforts to promote reconciliation between the U.S.-backed South and communist North Vietnam so impressed King that a year later he nominated Nhat Hanh for the Nobel Peace Prize.

In his exchanges with King, Nhat Hanh explained one of the rare controversies in his long life of advocating for peace — over the immolations of some Vietnamese monks and nuns to protest the war.

"I said this was not suicide, because in a difficult situation like Vietnam, to make your voice heard is difficult. So sometimes we have to burn ourselves alive in order for our voice to be heard so that is an act of compassion that you do that, the act of love and not of despair," he said in an interview with U.S. talk show host Oprah Winfrey. "Jesus Christ died in the same spirit."

Sulak Sivaraksa, a Thai academic who embraced Nhat Hanh's idea of socially engaged Buddhism, said the Zen master had "suffered more than most monks and had been involved more for social justice."

"In Vietnam in the 1950s and 1960s, he was very exposed to young people, and his society was in turmoil, in crisis. He was really in a difficult position, between the devil and the deep blue sea — the Communists on the one hand, the CIA on the other hand. In such a situation, he has been very honest — as an activist, as a contemplative monk, as a poet, and as a clear writer," Sivaraksa was quoted as saying.

According to Nhat Hanh, "Buddhism means to be awake — mindful of what is happening in one's body, feelings, mind and in the world. If you are awake, you cannot do otherwise than act compassionately to help relieve suffering you see around you. So Buddhism must be engaged in the world. If it is not engaged, it is not Buddhism."

Both North and South Vietnam barred Nhat Hanh from returning home after he went abroad in 1966 to campaign against the war, leaving him, he said, "like a bee without a beehive."

He was only allowed back into the country in 2005, when the communist-ruled government welcomed him back in the first of several visits. Nhat Hanh remained based in southern France.

The dramatic homecoming seemed to signal an easing of controls on religion. Nhat Hanh's followers were invited by the abbot of Bat Nha to settle at his mountain monastery, where they remained for several years until relations with the authorities began to sour over Nhat Hanh's calls for an end to government control over religion.

By late 2009 to early 2010, Nhat Hanh's followers were evicted from the monastery and from another temple where they had taken refuge.

Over nearly eight decades, Nhat Hanh's teachings were refined into concepts accessible to all.

To weather the storms of life and realize happiness, he counseled always a mindful "return to the breath," even while doing routine chores like sweeping and washing dishes.

"I try to live every moment like that, relaxed, dwelling peacefully in the present moment and respond to events with compassion," he told Winfrey.

Nhat Hanh moved to Thailand in late 2016 and then returned to Vietnam in late 2018, where he was receiving traditional medicine treatments for the after-effects of his stroke and enjoyed "strolls" around the temple grounds in his wheelchair, according to the Buddhist online newsletter LionsRoar.com.

It was a quiet, simple end to an extraordinary life, one entirely in keeping with his love for taking joy from the humblest aspects of life. "No mud, no lotus," says one of his many brief sayings.

Copyright 2022 NPR. To see more, visit https://www.npr.org.

Source: https://www.wgbh.org/news/international-news/2022/01/22/thich-nhat-hanh-buddhist-monk-and-peace-activist-dies-at-95