I had known Tuệ Sỹ for a long time and met him face to face four times in Vietnam. I heard about his health condition over a year ago, and my hope went up and down with the condition of his treatment. When he told me that he didn’t know whether he would survive to see the book in print, I immediately informed Milkweed and asked if that could be speeded up. I am thankful that Milkweed did adjust the editing process, and we were able to send Tue Sy several early printings of the book. When the final release came in June of this year, Tue Sy expressed his great happiness in seeing it.
Tuệ Sỹ occupies a unique position in Vietnamese history and literature at the present time. More than just a poet, he was a Zen poet, not “Buddhist” in the external, doctrinaire sense, but Buddhist in its ultimate significance, to be true to his compassion and love of his people and his country. He had suffered to the depths of his being and risen to a height rarely seen in modern times.
He had a command not only of Eastern thoughts and disciplines, but also had a great knowledge of Western philosophy and ideas. He was the first to introduce the works of Michael Foucault to the Vietnamese audience. The author of over 50 works in the translation of Buddhist sutras plus other works on philosophy and literature, he is recognized as one of the most important Buddhist scholars in Vietnam. He was also the teacher in many Dharma talks available on YouTube.
Tuệ Sỹ’s poetry has been received with great acclaim by Vietnamese intellectuals and writers, not only inside the country but also abroad. It has been reviewed by the most notable critics, poets, and writers of Vietnam, all with high praises. His poems speak directly to the spiritual poverty of the country and his own difficulties in changing it. There is undoubtedly a certain sadness in it, but it’s a heroic sadness with a deep flavor of Zen.
When Tuệ Sỹ published “Su Dongpo, Field of Distant Dreams'' (Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng) in 1970, a great reconstruction of Su Dongpo’s dramatic life and his many Zen-filled poems, he wrote: “That’s a risky and dangerous section of the road. On that section, his poems resonate like a strange echo. Extremely heart-breaking, blended with a soaring spirit yet imbued with a sincere longing for a distant hope.” It is an apt description of Tue Sy’s own life and poetry.
Once I decided, as mountain stars decided
Once again, I fell headlong into misfortune
The same afternoon clouds, wind, same sky
The same life, still listening to troubling stories
Still living and dying with pretense and devastation
(A Recollection)
Thích Phước An recounted the story of his many trips around 1976 to Vạn Giã forest to visit Tuệ Sỹ who was living there alone, working on a piece of freshly cleared land the way often done by the ethnic minority. Tuệ Sỹ built a small hut himself, and with only an oil lamp as companionship, he struggled to cultivate that piece of freely captured land surrounded by an immense forest. The road that led there was a dirt path, muddy and slippery in the rainy season.
In those years, Tuệ Sỹ carried with him a great deal of suffering and indignation that he could not share with anyone. He found himself surrounded in a society that had been driven to the ground, and most of his co-religionists unable to freely carry out their mission. The U.S. embargo certainly played a major role, but the new government made mistakes. The suppression of an independent Buddhist church wasn’t new; it had been a government policy in North Vietnam and continued, with reduced intensity, to be applied in the South.
Ten years later you crossed streams and forests
Saw your country as bloody abandoned fields
Evening smoke fades like wounded souls
Each river, each stream of blood and tears overflows
………………..
The day you came back to the ancient city
The roads were still shadowed with sorrow’s smoke
Eyes still glint with timeless indignation
As fresh as rain in the borderlands, as true
(The Years Away)
Perhaps what most demonstrates Tuệ Sỹ’s quiet courage and indomitable spirit was the time he was finally released in September 1998. That was when after two years in the re-education camp, and then 14 years in prison, the government wanted to set him free. But before doing that, they asked him to sign a letter requesting leniency to be submitted to the President of the country. He refused, saying We haven’t recognized the validity of the court, the legality of the charge. If you have no right to imprison us, how do you have the right to be lenient or to pardon us?” The release was withdrawn. He went on a 10-day fast and was released.
In a letter sent to the young monks and nun at Hue in November 2003, Tuệ Sỹ wrote:
“A person who has taken the order at the time starts out, he has to orientate towards the great sky, his character and body cannot follow the worldly. He cannot let himself please the false values of the world; he cannot bow to tyrannical power and violence.... In the past, when the King and lord demanded that the Buddhist monks bowed their heads to receive the Court’s titles and emoluments, our Patriarchs were ready to put their heads under sharp swords to maintain the honor of those who had taken the order, to follow the fearlessness and stainlessness of the Buddha’s Noble Disciples, as revealed in the rule “Sramanas (Monks) do not revere Kings and princes.”
In those words, we can find Tuệ Sỹ himself, who had stood his ground against powerful forces arrayed against him, who had maintained his composure and fidelity to his ideals, and who had continued to advocate for a path that he believed would bring about genuine peace and happiness for his people. He is, as demonstrated by his actions, a Bodhisattva of our time.
How did Tuệ Sỹ train himself to be such a colossal pillar of Buddhism, vast in his command of the doctrines, and eminent in his ardent practice? Tuệ Sỹ paid tribute to the generation of teachers who had molded him:
“Who could say anything about those ancient roots, in the shadow of the stream that can be now clear, now muddy? Students of our generation have grown up under the protection of such ancient roots; some recognize that, and some do not. Not so few students were uprooted by the flood, got pulled along in life. For those who have matured in the shadow of Hue’s mountain pagodas, no one fails to note at least one of those ancient roots in the Zen forest, who had, for a time, by his sternness, maintained the strict principles of the Buddhist forest.”
That Buddhist tradition has been passed along over two thousand years. It is this tradition, this way of living, this ideal of life, and this master-student relationship that Tuệ Sỹ wanted to preserve for all posterity. Upon his shoulders are not just his personal idiosyncrasies, but the shadows of thousands of Zen masters whose self-sacrificial lives stretch far into Vietnam history.
Tuệ Sỹ once wrote to his students:
“You should be proud, proud with the innocent pride and fair-mindedness of youth, from this landmark period, that you have once and forever stood up on your own two feet, and with the eyes of wisdom and great courage looking fearlessly at the inane power of the world, you will find your own path to do things for yourselves and for others.”
Tuệ Sỹ’s poetry is the soaring flight of a new eagle in the history of Vietnamese literature and culture. Vietnam has had a history of Zen poems, stretching back all the way to the 10th century, but there exists no poems the like of Tuệ Sỹ. His poems function both as a plaintive song of someone deeply hurt by the going-ons in the world and a compassionate envelopment of all the sufferings around him. This shows his Great Compassion (Mahakaruna), encompassing all sentient beings.
This is dedicated to the unbounded zeal and spiritual fortitude of a Bodhisattva of our time. Tuệ Sỹ may have left us, but his life and his work remain a model for all of us for decades to come.
Nguyễn Bá Chung
Tuệ Sỹ, một vị Bồ Tát, hay một trí giả của thời đại chúng ta
Tôi biết Thầy Tuệ Sỹ đã lâu và đã gặp mặt Thầy bốn lần ở Việt Nam. Tôi đã nghe về tình trạng sức khỏe của Thầy hơn một năm trước và niềm hy vọng của tôi ngày càng giảm với tình trạng điều trị của người. Khi Thầy nói với tôi rằng không biết liệu mình có sống sót để xem cuốn sách (Dreaming the Mountain - Giấc Mơ của Núi) được in hay không, tôi ngay lập tức thông báo cho Nhà xuất bản Milkweed và hỏi liệu tốc độ xuất bản có được đẩy nhanh hay không. Tôi rất biết ơn vì nxb Milkweed đã điều chỉnh quá trình biên tập và chúng tôi đã có thể gửi cho Thầy Tuệ Sỹ một số bản in đầu tiên của cuốn sách. Khi cuốn sách cuối cùng ra mắt vào tháng 6 năm 2023, Thầy Tuệ Sỹ bày tỏ niềm vui lớn khi được xem nó.
Thầy Tuệ Sỹ chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử và văn học Việt Nam ở thời điểm cận đại. Thầy không chỉ là một nhà thơ, ông còn là một nhà thơ Thiền, không phải là “Một người con Phật” theo nghĩa bề ngoài, giáo điều, mà là Phật giáo theo ý nghĩa tối thượng, trung thực với lòng từ bi và tình yêu thương dân tộc, quốc gia của mình. Thầy Tuệ Sỹ đã phải chịu đựng đến tận cùng bản thể mình và đã vươn lên đến một tầm cao hiếm thấy ở thời hiện đại.
Thầy không chỉ uyên thâm các tư tưởng và nguyên tắc phương Đông mà còn có kiến thức sâu rộng về triết học và tư tưởng phương Tây. Thầy Tuệ Sỹ là người đầu tiên giới thiệu tác phẩm của Michael Foucault tới độc giả Việt Nam. Là tác giả của hơn 50 tác phẩm dịch kinh Phật cùng các tác phẩm khác về triết học và văn học, Thầy được công nhận là một trong những học giả Phật giáo quan trọng nhất ở Việt Nam. Thầy Tuệ Sỹ cũng là người giảng dạy nhiều bài pháp thoại còn lưu lại trên YouTube.
Thơ Tuệ Sỹ được giới trí thức, nhà văn Việt Nam không chỉ trong nước mà cả hải ngoại đón nhận nồng nhiệt. Thơ người đã được các nhà phê bình, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng nhất của Việt Nam đánh giá cao. Bởi những bài thơ của Thầy nói trực tiếp đến sự nghèo nàn tâm linh của đất nước và những khó khăn của chính người trong việc thay đổi nó. Chắc chắn trong đó có một nỗi buồn nào đó, nhưng đó là một nỗi buồn man mác của một người hùng tâm mang đậm hương vị Thiền.
Khi Tuệ Sỹ xuất bản tác phẩm “Tô Đông Pha, Những Phương Thiên Viễn Mộng” vào thập niên 1970, một sự tái hiện vĩ đại về cuộc đời đầy kịch tính của Tô Đông Pha và nhiều bài thơ đậm chất Thiền của ông, Thầy viết: “Đó là đoạn đường gian nan hiểm trở. Trên đoạn đường đó, thơ ông vang lên những tiếng dội lạ lùng. Khổ đau cùng cực, trộn lẫn với hào khí ngất trời; nhưng lại đượm những chân tình hoài vọng xa xôi.” Đó là sự mô tả thích hợp về cuộc đời và thơ ca của Thầy Tuệ Sỹ.
Một lần định như sao ngàn đã định
Lại một lần nông nổi vết sa cơ
Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tĩnh
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như
Vẫn sống chết với điêu tàn vờ vĩnh
(Hồi Niệm)
Thầy Thích Phước An kể lại nhiều chuyến đi vào rừng Vạn Giã vào năm 1976 để thăm Thầy Tuệ Sỹ, khi một mình Thầy sống trên mảnh đất mới khai hoang như cách của đồng bào dân tộc thiểu số. Thầy Tuệ Sỹ tự mình xây một túp lều nhỏ, chỉ với chiếc đèn dầu làm bạn đồng hành, ông đã cật lực cày cấy mảnh đất tự chọn được bao quanh bởi rừng bạt ngàn. Con đường dẫn tới đó là một con đường đất đỏ, lầy lội và trơn trượt vào mùa mưa.
Những năm tháng ấy Thầy Tuệ Sỹ mang theo mình biết bao đau khổ, phẫn nộ mà không thể chia sẻ cùng ai. Ông thấy mình bị bao vây trong một xã hội đã bị đẩy xuống đất đen và hầu hết những người đồng đạo với ông không thể tự do thực hiện sứ mệnh của hàng trưởng tử Như Lai của mình. Lệnh cấm vận của Mỹ chắc chắn đóng một vai trò quan trọng nhưng chính phủ mới đã phạm sai lầm. Việc đàn áp một giáo hội Phật giáo độc lập không phải là điều mới mẻ; đó đã là một chính sách của chính phủ ở miền Bắc Việt Nam và tiếp tục được áp dụng ở miền Nam với cường độ thấp hơn.
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn
...
Và ngày ấy anh trở về phố cũ
Giữa con đường còn rợp khói tang thương
Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương
(Những Năm Anh Đi)
Có lẽ điều thể hiện rõ nhất lòng dũng cảm thầm lặng và tinh thần bất khuất của Thầy Tuệ Sỹ là thời điểm cuối cùng ông được trả tự do vào tháng 9 năm 1998. Đó là khi sau hai năm ở trại cải tạo và sau đó là 14 năm tù, chính quyền muốn trả tự do cho Thầy. Nhưng trước khi làm việc đó, họ yêu cầu ông ký đơn xin khoan hồng gửi Chủ tịch nước. Thầy Tuệ Sỹ từ chối, nói rằng, “ “Chúng tôi đã không công nhận giá trị của phiên tòa này, tính pháp lý của bản án này, các ông không có quyền giam giữ chúng tôi thì sao lại có quyền khoan hồng hay ân xá chúng tôi.” Lệnh ân xá bị thu hồi. Thầy Tuệ Sỹ tuyệt thực 10 ngày và sau đó được thả.
Trong thư gửi tăng ni trẻ ở Huế vào tháng 11 năm 2003, Thầy Tuệ Sỹ viết:
“Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng, tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chiều theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực…. Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu, của các Thánh Đệ tử, được gói gọn trong thanh quy: Sa Môn bất kỉnh Vương giả.”
Trong những lời đó, chúng ta có thể tìm thấy chính Thầy Tuệ Sỹ, người đã đứng vững trước các thế lực bạo quyền đang dàn trận chống lại mình, người đã giữ bình tĩnh và trung thành với lý tưởng của mình, người đã tiếp tục ủng hộ con đường mà ông tin rằng sẽ mang lại hòa bình và hòa bình thực sự, và hạnh phúc cho mọi người dân Việt. Thầy Tuệ Sỹ, thể hiện qua hành động của mình, là một vị Bồ Tát của thời đại chúng ta.
Thầy Tuệ Sỹ đã rèn luyện mình như thế nào để trở thành một trụ cột vĩ đại của Phật giáo, hiểu sâu rộng trong giảng diễn giáo nghĩa, và xuất sắc trong hành trì miên mật của mình? Thầy Tuệ Sỹ tri ân nhiều thế hệ Chư Tôn tiền bối đã hun đúc giáo dưỡng nên mình:
“Ai có thể nói gì về những gốc cổ thụ ấy, trong bóng soi của dòng nước khi trong, khi đục? Thế hệ học tăng chúng tôi trưởng thành trong bóng che chở của những gốc cổ thụ như vậy ; có người nhận thức được điều đó và cũng có người không hề nhận thức được; cũng không ít người bị nước lũ làm bật gốc, bị cuốn trôi theo dòng đời. Riêng những học tăng trưởng thành dưới bóng sơn môn Huế không ai lại không biết đến một trong những gốc cổ thụ như vậy của rừng Thiền, một thời bằng sự nghiêm khắc đã giữ gìn vững giềng mối của Tòng lâm”
Truyền thống Phật giáo đó đã được truyền qua hơn hai nghìn năm. Chính truyền thống đó, lối sống này, lý tưởng sống này, tình thầy trò pháp hữu này mà Thầy Tuệ Sỹ muốn gìn giữ cho muôn đời sau. Trên vai Thầy không chỉ là những cá tính riêng của ông mà còn là bóng dáng của hàng ngàn thiền sư có cuộc đời hy sinh quên mình trải dài trong lịch sử Việt Nam.
Thầy Tuệ Sỹ từng viết cho học trò của mình:
“Các con hãy tự hào, với niềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã một lần và mãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự xác định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.”
Thơ Tuệ Sỹ là chuyến bay vút cao của con đại bàng mới trong lịch sử văn học, văn hóa Việt Nam. Việt Nam có lịch sử thơ Thiền, trải dài đến tận thế kỷ thứ 10, nhưng chưa có thơ nào giống như thơ Tuệ Sỹ. Những bài thơ của ông vừa có chức năng như một bài hát ai oán của một người bị tổn thương sâu sắc trước những gì đang diễn ra trên thế giới, vừa là một tấm lòng từ bi nhân ái bao bọc tất cả những đau khổ xung quanh nói riêng và của nhân loại nói chung. Điều này thể hiện lòng Đại Bi (Mahakaruna) của Ngài, bao trùm hết tất cả chúng sinh.
Bài viết nhằm ghi nhận lòng nhiệt thành vô biên và sức mạnh tinh thần dũng mãnh của một vị Bồ Tát trong thời đại chúng ta. Thầy Tuệ Sỹ có thể đã rời bỏ chúng ta, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Thầy vẫn là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta trong nhiều thập kỷ sắp tới.
Nguyễn Bá Chung
Tâm Quảng Nhuận | Bodhi Media lượt dịch
Chú thích:
1. Tuệ Sỹ: Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng
https://thuvienhoasen.org/a18688/to-dong-pha-nhung-phuong-troi-vien-mong
2. Thư Gửi Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế
https://phatan.org/a3835/tuoi-tre-va-tam-tinh-cua-mot-nguoi-thay
https://hoavouu.com/p47a22309/4/thu-gui-tang-sinh-thua-thien-hue
3. Thích Tuệ Sỹ: Cổ thụ trong rừng thiền
https://thuvienphatviet.com/thich-tue-sy-co-thu-trong-rung-thien/