LỜI GIỚI THIỆU
Thi phẩm Hương Lòng của Bạch Xuân Phẻ
Nhận được tập thơ Hương Lòng của tác giả từ mấy tháng trước, đến nay, mùa Vu Lan cận kề, tôi mới có dịp đọc hết tập thơ của nhà thơ Bạch Xuân Phẻ; qua đó, tôi cũng được đọc bài “Điểm Thơ’ của nhà văn Trần Kiêm Đoàn. Theo tôi, những gì nhà văn Trần Kiêm Đoàn nhận xét về Bạch Xuân Phẻ và Hương Lòng đã khá đầy đủ để giới thiệu đến độc giả; mà Trần Kiêm Đoàn là một nhà văn, cũng là một nhà thơ có đủ tầm vóc để xác định giá trị của tác phẩm ấy. Do vậy, tôi nghĩ là tôi không cần phải nói thêm cho những gì đã được nói; chỉ có thể chia sẻ đôi cảm nghĩ đối với tác giả mà thôi.
Cũng như nhà văn Trần Kiêm Đoàn, tôi cho rằng thi tứ và thi phong của Bạch Xuân Phẻ so với tác phẩm đầu tay (Cảm Xúc, Mẹ và Em) đã nhanh chóng vượt lên một bậc. Ý tưởng sâu sắc và trầm lắng hơn, ngôn ngữ sắc gọn và hàm súc hơn. Sự vượt lên, tiến bộ của một người trong bất cứ ngành học thuật nào là điều tất nhiên, nhưng ở đây, là dấu hiệu đáng mừng cho một nhà thơ trẻ trưởng thành ở ngoài nước trong khi phải sử dụng cả hai ngôn ngữ để cất mình bay bổng trên những bềnh bồng của thi hứng và cảm xúc. Tôi mừng cho Bạch Xuân Phẻ đã có được đôi cánh ngôn ngữ khỏe mạnh và vững vàng như thế.
Một cách riêng tư, tôi muốn nói thêm nơi đây điều mà tôi đã trao đổi với vài thân hữu khi họ bắt gặp tác phẩm của Bạch Xuân Phẻ trên kệ sách của tôi, cũng như đọc qua những bài thơ của anh đăng trên tạp chí Phương Trời Cao Rộng. Ai cũng khen thơ Phẻ hay nhưng đồng thời cũng thắc mắc sao một nhà thơ lại không dùng một bút hiệu có vẻ thơ mộng, thích hợp với thơ, mà lại dùng tên thật một cách thật thà, chất phác như thế. Tôi trả lời, “tại vì tác giả vốn chân phương, trung hậu, không màu mè kiểu cách, muốn giữ cái tên cha sinh mẹ đẻ của mình để nhớ, để thương, để kính dâng cha mẹ tất cả những thành tựu của mình trên cuộc đời; có gì mà phải thắc mắc.” Tôi ghi điều ấy ra đây là để chia sẻ với nhà thơ Bạch Xuân Phẻ, cũng như để một lần nữa, nhấn mạnh rằng, một tác giả như thế, một con người như thế, phải là một con người trung thực, chí hiếu, gắn bó với những tình cảm thiêng liêng của gia đình, bằng hữu, và quê hương, dù là quê hương chôn nhau cắt rốn hay quê hương thứ hai. Chân phương, trung thực là cá tính, là bản tính của Bạch Xuân Phẻ. Bản tính ấy, đặt trong nghệ thuật là Chân-Thiện-Mỹ, đặt ở gia đình là Hiếu, đặt ở xã hội là Tín, đặt trong nẻo đạo là Trực Tâm. Ngần ấy nơi một tác giả và tác phẩm, rất xứng đáng để làm một món quà thật đẹp cho Mùa Vu Lan, không chỉ riêng năm nay, mà của mọi thời gian.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc khắp nơi.
Nam California, July 22, 2007.
Vĩnh Hảo
Thi phẩm Hương Lòng của Bạch Xuân Phẻ
Nhận được tập thơ Hương Lòng của tác giả từ mấy tháng trước, đến nay, mùa Vu Lan cận kề, tôi mới có dịp đọc hết tập thơ của nhà thơ Bạch Xuân Phẻ; qua đó, tôi cũng được đọc bài “Điểm Thơ’ của nhà văn Trần Kiêm Đoàn. Theo tôi, những gì nhà văn Trần Kiêm Đoàn nhận xét về Bạch Xuân Phẻ và Hương Lòng đã khá đầy đủ để giới thiệu đến độc giả; mà Trần Kiêm Đoàn là một nhà văn, cũng là một nhà thơ có đủ tầm vóc để xác định giá trị của tác phẩm ấy. Do vậy, tôi nghĩ là tôi không cần phải nói thêm cho những gì đã được nói; chỉ có thể chia sẻ đôi cảm nghĩ đối với tác giả mà thôi.
Cũng như nhà văn Trần Kiêm Đoàn, tôi cho rằng thi tứ và thi phong của Bạch Xuân Phẻ so với tác phẩm đầu tay (Cảm Xúc, Mẹ và Em) đã nhanh chóng vượt lên một bậc. Ý tưởng sâu sắc và trầm lắng hơn, ngôn ngữ sắc gọn và hàm súc hơn. Sự vượt lên, tiến bộ của một người trong bất cứ ngành học thuật nào là điều tất nhiên, nhưng ở đây, là dấu hiệu đáng mừng cho một nhà thơ trẻ trưởng thành ở ngoài nước trong khi phải sử dụng cả hai ngôn ngữ để cất mình bay bổng trên những bềnh bồng của thi hứng và cảm xúc. Tôi mừng cho Bạch Xuân Phẻ đã có được đôi cánh ngôn ngữ khỏe mạnh và vững vàng như thế.
Một cách riêng tư, tôi muốn nói thêm nơi đây điều mà tôi đã trao đổi với vài thân hữu khi họ bắt gặp tác phẩm của Bạch Xuân Phẻ trên kệ sách của tôi, cũng như đọc qua những bài thơ của anh đăng trên tạp chí Phương Trời Cao Rộng. Ai cũng khen thơ Phẻ hay nhưng đồng thời cũng thắc mắc sao một nhà thơ lại không dùng một bút hiệu có vẻ thơ mộng, thích hợp với thơ, mà lại dùng tên thật một cách thật thà, chất phác như thế. Tôi trả lời, “tại vì tác giả vốn chân phương, trung hậu, không màu mè kiểu cách, muốn giữ cái tên cha sinh mẹ đẻ của mình để nhớ, để thương, để kính dâng cha mẹ tất cả những thành tựu của mình trên cuộc đời; có gì mà phải thắc mắc.” Tôi ghi điều ấy ra đây là để chia sẻ với nhà thơ Bạch Xuân Phẻ, cũng như để một lần nữa, nhấn mạnh rằng, một tác giả như thế, một con người như thế, phải là một con người trung thực, chí hiếu, gắn bó với những tình cảm thiêng liêng của gia đình, bằng hữu, và quê hương, dù là quê hương chôn nhau cắt rốn hay quê hương thứ hai. Chân phương, trung thực là cá tính, là bản tính của Bạch Xuân Phẻ. Bản tính ấy, đặt trong nghệ thuật là Chân-Thiện-Mỹ, đặt ở gia đình là Hiếu, đặt ở xã hội là Tín, đặt trong nẻo đạo là Trực Tâm. Ngần ấy nơi một tác giả và tác phẩm, rất xứng đáng để làm một món quà thật đẹp cho Mùa Vu Lan, không chỉ riêng năm nay, mà của mọi thời gian.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc khắp nơi.
Nam California, July 22, 2007.
Vĩnh Hảo
No comments:
Post a Comment