Tĩnh Thất
______________________
Vài Cảm Nghĩ Của Dịch Giả LƯƠNG DINH:
Về "Tĩnh Thất" (“Giấc Mơ Trường Sơn” Của Thiền Sư Tuệ Sỹ)
Tôi muốn phác họa một số cảnh điêu tàn và hình ảnh thống khổ dưới chế độ cộng sản Việt Nam qua lời thơ tượng trưng của Thiền Sư Tuệ Sỹ. Một xã hội trong đó mọi người đều bị tước đoạt hết quyền công dân: Người già chỉ mơ chút mộng bình thường là nhìn thấy sợi tóc bạc của mình và cô gái thanh xuân chỉ mong giữ lại nét môi hồng ngày trước:
1.
Cho tôi một hạt muối tiêu
Bờ môi em nhạt nắng chiều lân la
1.
Please give me a grain of salt and pepper.
In the lingering golden sunset, your young lips turn paler.
Nhà thơ chia sẻ nỗi khổ đau của toàn dân và xót xa vì vận mệnh hẩm hiu của đất nước. Mọi người đều thầm mơ một vị cứu tinh dân tộc hướng dẫn toàn dân vùng lên để sông núi có dịp chuyển mình:
4.
Ta không buồn,
có ai buồn hơn nữa?
Người không đi,
sông núi có buồn đi?
4.
If the iron is not entering this soul of mine,
Who else is more deeply plunged into sorrow than I?
Man is not leaving at all.
Then, why the mountains and rivers have to answer the go away call?
Tâm trạng chờ đợi vị anh hùng dân tộc được thể hiện rõ nét nhất qua những đêm trằn trọc không ngủ và mừng thầm lắng nghe tiếng nhạc ngựa mơ hồ của chàng dũng sĩ không hiểu là ngựa đến nước kiệu hay vó ngựa phi nhanh:
2.
Đến đi vó ngựa mơ hồ
Dấu rêu còn đọng trên bờ mi xanh
2.
Is it a horse at an amble coming up?
Or a horse at a gallop going away?
On your eyelashes, a light layer of green moss still stays.
Quả thật nhiều vị anh hùng đã trở về rồi lại ra đi và chứng cớ vẫn còn rành rành ra đó:
Dấu rêu còn đọng trên bờ mi xanh
On your eyelashes, a light layer of green moss still stays.
Cũng có thể đã có một số người đã gia nhập đoàn quân anh dũng và bây giờ vẫn còn lai vãng bên cạnh toàn dân mang về những dấu vết của Núi Rừng Phục Quốc hay một số Chiến Sĩ Phục Quốc bị sa cơ rơi vào tay quân thù và giờ đây Thiền Sư Tuệ Sỹ đốt lên nén hương lòng tưởng nhớ.
Hai câu trên đây còn là một bản nhạc gợi lên được tiếng ngựa phi lóc cóc đều đặn qua những nhịp 2 chữ của hai câu lục bát:
Đến đi / vó ngựa / mơ hồ
Dấu rêu / còn đọng / trên bờ / mi xanh
Cảnh nghèo đói trùm khắp quê hương, nơi nào cũng chỉ là những con đường mòn heo hút dẫn đến những cồn cát quạnh hiu hoang vắng:
23.
Hoang vu
Cồn cát cháy
Trăng mù
23.
Deserted.
Sand dune burns.
Murky moon.
Nhà cửa thì ẩn hiện lờ mờ trong bóng đêm qua những ngọn đèn leo lét, tạo cơ hội cho kẻ trộm có thể lẽn vào nhà lấy cắp các đồ đạc đem bán ve chai trong các ngõ hẻm mịt mờ, kể cả:
Đồng hồ điện!
Cầu dao!
Công tắc!
Power meter!
Circuit breaker!
Light switch!
Một quốc gia trong đó không có chút nhân quyền, những người có lương tri bị xem như là kẻ thù của nhà nước và bị giết chóc kềm kẹp:
28.
Ơ kìa, nắng đỏ hiên chùa.
Trăng non rỏ máu qua mùa mãn tang.
28.
Look at that Red light falling on the pagoda lawn.
The sickle moon drips blood throughout the time to mourn.
Ba trăm năm trước vào thời Nguyễn Du, chúng ta chỉ có một mả Đạm Tiên hoang phế:
“Sè sè nấm đất bên đàng
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 57, 58)
Ngày nay vào thời Tuệ Sỹ, chúng ta có hàng ngàn, hàng vạn nấm mồ hoang:
Ráng chiều xa, ai thấy mộ sương dầm?
O Twilight! You are so far away beyond the land,
How can we see the soggy graves soaked in the dew so dense?
Khi dịch hai câu này, tôi cố gắng vận dụng thuật alliteration, lặp đi, lặp lại điệp âm S, X [S, s] để gợi lên tiếng chân sột soạt bên những ngôi mộ sình lầy trong bóng tối.
Về phần nhịp điệu, tôi chia câu thơ làm 5 vế:
1 2 3 4 / 1 2 3 4 / 1 / 1 2 3 / 1 2
How can we see / the soggy graves / soaked / in the dew / so dense?
Vế đầu 4 chữ / Vế thứ hai 4 chữ / Vế thứ ba 1 chữ / Vế thứ tư 3 chữ / Vế thứ năm 2 chữ
Vế đầu 4 chữ là bước chân đều đặn bình thường
Vế thứ hai 4 chữ cũng còn là bước chân đều đặn bình thường
Vế thứ ba 1 chữ tả bước chân bất chợt sụp xuống sình
Vế thứ tư 3 chữ tả bước chân cố sức rút ra khỏi vũng sình
Vế thứ năm 2 chữ tả bước chân bị sụp xuống sình lần nữa
Những ngôi mộ trong thơ Tuệ Sỹ cũng âm u như những ngôi mộ trong thơ của Gérard De Nerval:
“Ma seule étoile est morte, - et mon luth constellé
Porte le soleil noir de la Mélancolie.
Dans la nuit du tombeau, toi qui m'as consolé” - Gérard De Nerval (El Desdichado: Déshérité)
11.
Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ;
Không trăng không sao mộng vẩn vơ.
Tại sao người chết, tình không chết?
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.
11.
Silently lying at the bottom of the graveyard.
No moon, no star, I just find it hard
to understand why people die, but love does not?
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot.
Súc vật và tạo vật cũng được lồng trong cảnh âm u tranh tối tranh sáng của chết chóc và bệnh hoạn:
Đàn cò đứng gập ghềnh không ngủ
Ngóng chân trời con mắt u linh
A flock of storks stand off balanced but not dormitive,
Looking down the horizon with the eerie eyes of the deceased.
Thú vật trong thơ Tĩnh Thất đã được nhân cách hóa như thú vật của La Fontaine biết vui, biết buồn, biết yêu, biết khổ:
Con trâu trắng thẩn thờ góc phố
Nỗi hoài hương nhơi mãi nhúm trăng mòn
A white buffalo wandering about the streets,
Nostalgically chewing the eroded moon now becoming a tiny bit.
Trong gông cùm cộng sản, Thiền Sư vẫn đưa mắt về chốn xa xôi nhìn theo những chú trâu trắng mến yêu ở các góc phố Paris , Luân Đôn, Cali , Melbourne .
Ngoài công cuộc chiến đấu chống lại cái búa dùng để đập đầu ăn thịt mình, con trâu trắng còn phải kiên trì nhơi, nhơi mãi:
“Voi uống nước, nước sông phải cạn” - Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại Cáo)
“Mảnh lưỡi liềm nhơi mãi phải tan.” - Lương Dinh
Thiền Sư Tuệ Sỹ không đề cập đến mấy con trâu đen bên quê nhà, hãy để yên cho mấy chú trâu đen cứ tiếp tục làm thân trâu ngựa, để rồi một ngày đẹp trời nào đó sẽ cùng với mấy chú trâu trắng dự tiệc ăn mừng, hè nhau nhơi hết mảnh trăng lưỡi liềm còn lại. Mấy chú trâu trắng tuy nhớ nhà nhớ nước nhưng vẫn giữ thái độ hiền hòa, chỉ có chú rắn luôn luôn thủ võ, nằm mai phục sẵn để chờ dịp đớp mồi:
Một chuỗi rắn rình mò trong hẻm nhỏ;
A snake lurks in the alley;
Nhưng than ôi!
Không bụi đường đâu có chỗ đi hoang?
No street dirt, it will be meandering into a no through way?
Không có tài nguyên, không có phương tiện thì chàng dũng sĩ biết phải làm sao đây?
Và nhỡ có sa cơ thất thế lọt vào tay quân thù thì:
11.
Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ;
Không trăng không sao mộng vẩn vơ.
Tại sao người chết, tình không chết?
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.
11.
Silently lying at the bottom of the graveyard.
No moon, no star, I just find it hard
to understand why people die, but love does not?
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot.
Làm sao tình yêu quê hương chết được, tim của Thiền Sư đã hóa đá, đã được crystallized để trở thành trạng thái crystallization of love của Trương Chi:
“Nợ tình chưa trả cho ai?
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 709-710)
Hay là:
“Chị dầu thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 733-734)
Hết một kiếp người mà chưa trả được nợ tình, thì dù qua bao nhiêu kiếp nữa, tình ta vẫn còn, môi ta vẫn khô:
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot.
Nhưng chúng ta may mắn có Thiền Sư Tuệ Sỹ là nhân vật có khả năng
... đi xuống quậy trần hoàn nổi sóng;
Đốt mặt trời vô hạn cô liêu.
I go down and stir up the waves on earth;
and set fire to the sun to destroy the endless loneliness of the world.
để chống lại kẻ thù chung tàn bạo.
Còn về cảnh vật, lời thơ của Tuệ Sỹ đôi khi tạo cho người đọc một thứ cảm giác rờn rợn của gió mưa u buồn ma quái:
Gió qua ngõ phố mập mờ;
Mưa rơi đâu đó mấy bờ cỏ lau.
The wind blows through the gloomy streets;
The rain falls somewhere on the banks of the reeds.
Chẳng khác nào hồn ma hiện về như hồn ma trong thơ của cụ Nguyễn Du:
“Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 743, 744)
Phải chăng đây là những oan hồn đã chết tức tưởi ở các trại học tập cải tạo hoặc ở các trại tị nạn rải rác khắp vùng biển đông như Galang, Mã Lai, Phi Luật Tân, Hồng Kông ... hay tiếp tục chết trong bàn tay bạo lực rồi được chôn lấp sơ sài bởi anh em đồng đội hay bạn đồng thuyền.
Đường lịch sử
Bốn nghìn năm dợn sóng
The Path of History
over four thousand years now looks wavy.
Đất nước như thế đó, toàn dân có nghe chăng?
31.
Ơi người cắt cỏ ở bên sông,
Nước cuộn ngoài khơi có bận lòng?
Phấn liễu một thời run khóe mọng;
Hương rừng mờ nhạt rải tầng không.
31.
Hey, mower on the riverbank, are you listening?
Don’t you find the billowing current on the horizon disturbing?
The willow tree has been trembling.
The forest is no longer filled with its familiar sweet smelling.
Bốn câu thơ trên đây chẳng khác gì lời kêu gọi của vua Lê Lợi trong bài "Bình Ngô Đại Cáo"
“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.” - Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại Cáo)
Cũng có lúc Thiền Sư thét lên những tiếng thét kinh hoàng hãi hùng như King Lear của Shakespeare:
“The terrors of the earth. You think I'll weep
No, I'll not weep:
I have full cause of weeping; but this heart
Shall break into a hundred thousand flaws,
Or ere I'll weep. O fool, I shall go mad!” - Shakespeare, William (King Lear, II, 3)
Ta đi xuống quậy trần hoàn nổi sóng;
Đốt mặt trời vô hạn cô liêu.
I go down and stir up the waves on earth;
and set fire to the sun to destroy the endless loneliness of the world.
“Blow, winds, and crack your cheeks! rage! blow!
You cataracts and hurricanes, spout
Till you have drench'd our steeples, drown'd the cocks!” - Shakespeare, William (King Lear, III, 1)
Rồi cũng có lúc, lời thơ lại trở nên tha thiết nói lên nỗi nhớ thương não nùng hoặc tình yêu âm thầm dịu ngọt:
32.
Khói ơi bay thấp xuống đi
Cho ta nắm lại chút gì thanh xuân
Ta đi trong cõi Vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần rụng hoa
32.
Smoke! Please glide lower down!
Let me catch something from my youth that has gone by now.
I am walking in the Eternity
Feeling the miss of the little thicket that shed, time and again, flowers from the trees.
Thơ của Tuệ Sỹ chạy từ Đông sang Tây, từ Anh sang Pháp, bao gồm các giọng thơ của Shakespeare, Lamartine hay Anatole France khi nhớ lại thuở thiếu thời hằng ngày đi ngang vườn Lục Xâm Bảo:
“Je vais vous dire / ce que je vois / quand je traverse / le Luxembourg / dans les premiers jours d'octobre / alors qu'il est un peu triste / et plus beau que jamais / car c'est le temps / où les feuilles tombent / une à une / sur les blanches épaules / des statues.” - Anatole France (Le Livre de mon Ami)
Cái thời xa xưa cho dầu có hơi buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là thời gian mà lá cây trong vườn Lục Xâm Bảo rơi từng chiếc, / từng chiếc, / trên bờ vai trắng của những pho tượng.
Ta đi trong cõi Vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần rụng hoa
I am walking in the Eternity
Feeling the miss of the little thicket that shed, time and again, flowers from the trees.
Trong hai câu dịch ra Anh ngữ trên đây, túc từ của động từ SHED bị cắt đứt bởi 3 chữ "time and again" chen vào giữa câu thơ để nói lên những đóa hoa rơi ngập ngừng, / từng cánh, / từng cánh, / từ những tàn cây nhỏ của thuở ấu thơ không bao giờ trở lại.
Dinh Luong (BA. DipEd)
Melbourne
Australia
October 2006
Về "Tĩnh Thất" (“Giấc Mơ Trường Sơn” Của Thiền Sư Tuệ Sỹ)
Tôi muốn phác họa một số cảnh điêu tàn và hình ảnh thống khổ dưới chế độ cộng sản Việt Nam qua lời thơ tượng trưng của Thiền Sư Tuệ Sỹ. Một xã hội trong đó mọi người đều bị tước đoạt hết quyền công dân: Người già chỉ mơ chút mộng bình thường là nhìn thấy sợi tóc bạc của mình và cô gái thanh xuân chỉ mong giữ lại nét môi hồng ngày trước:
1.
Cho tôi một hạt muối tiêu
Bờ môi em nhạt nắng chiều lân la
1.
Please give me a grain of salt and pepper.
In the lingering golden sunset, your young lips turn paler.
Nhà thơ chia sẻ nỗi khổ đau của toàn dân và xót xa vì vận mệnh hẩm hiu của đất nước. Mọi người đều thầm mơ một vị cứu tinh dân tộc hướng dẫn toàn dân vùng lên để sông núi có dịp chuyển mình:
4.
Ta không buồn,
có ai buồn hơn nữa?
Người không đi,
sông núi có buồn đi?
4.
If the iron is not entering this soul of mine,
Who else is more deeply plunged into sorrow than I?
Man is not leaving at all.
Then, why the mountains and rivers have to answer the go away call?
Tâm trạng chờ đợi vị anh hùng dân tộc được thể hiện rõ nét nhất qua những đêm trằn trọc không ngủ và mừng thầm lắng nghe tiếng nhạc ngựa mơ hồ của chàng dũng sĩ không hiểu là ngựa đến nước kiệu hay vó ngựa phi nhanh:
2.
Đến đi vó ngựa mơ hồ
Dấu rêu còn đọng trên bờ mi xanh
2.
Is it a horse at an amble coming up?
Or a horse at a gallop going away?
On your eyelashes, a light layer of green moss still stays.
Quả thật nhiều vị anh hùng đã trở về rồi lại ra đi và chứng cớ vẫn còn rành rành ra đó:
Dấu rêu còn đọng trên bờ mi xanh
On your eyelashes, a light layer of green moss still stays.
Cũng có thể đã có một số người đã gia nhập đoàn quân anh dũng và bây giờ vẫn còn lai vãng bên cạnh toàn dân mang về những dấu vết của Núi Rừng Phục Quốc hay một số Chiến Sĩ Phục Quốc bị sa cơ rơi vào tay quân thù và giờ đây Thiền Sư Tuệ Sỹ đốt lên nén hương lòng tưởng nhớ.
Hai câu trên đây còn là một bản nhạc gợi lên được tiếng ngựa phi lóc cóc đều đặn qua những nhịp 2 chữ của hai câu lục bát:
Đến đi / vó ngựa / mơ hồ
Dấu rêu / còn đọng / trên bờ / mi xanh
Cảnh nghèo đói trùm khắp quê hương, nơi nào cũng chỉ là những con đường mòn heo hút dẫn đến những cồn cát quạnh hiu hoang vắng:
23.
Hoang vu
Cồn cát cháy
Trăng mù
23.
Deserted.
Sand dune burns.
Murky moon.
Nhà cửa thì ẩn hiện lờ mờ trong bóng đêm qua những ngọn đèn leo lét, tạo cơ hội cho kẻ trộm có thể lẽn vào nhà lấy cắp các đồ đạc đem bán ve chai trong các ngõ hẻm mịt mờ, kể cả:
Đồng hồ điện!
Cầu dao!
Công tắc!
Power meter!
Circuit breaker!
Light switch!
Một quốc gia trong đó không có chút nhân quyền, những người có lương tri bị xem như là kẻ thù của nhà nước và bị giết chóc kềm kẹp:
28.
Ơ kìa, nắng đỏ hiên chùa.
Trăng non rỏ máu qua mùa mãn tang.
28.
Look at that Red light falling on the pagoda lawn.
The sickle moon drips blood throughout the time to mourn.
Ba trăm năm trước vào thời Nguyễn Du, chúng ta chỉ có một mả Đạm Tiên hoang phế:
“Sè sè nấm đất bên đàng
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 57, 58)
Ngày nay vào thời Tuệ Sỹ, chúng ta có hàng ngàn, hàng vạn nấm mồ hoang:
Ráng chiều xa, ai thấy mộ sương dầm?
O Twilight! You are so far away beyond the land,
How can we see the soggy graves soaked in the dew so dense?
Khi dịch hai câu này, tôi cố gắng vận dụng thuật alliteration, lặp đi, lặp lại điệp âm S, X [S, s] để gợi lên tiếng chân sột soạt bên những ngôi mộ sình lầy trong bóng tối.
Về phần nhịp điệu, tôi chia câu thơ làm 5 vế:
1 2 3 4 / 1 2 3 4 / 1 / 1 2 3 / 1 2
How can we see / the soggy graves / soaked / in the dew / so dense?
Vế đầu 4 chữ / Vế thứ hai 4 chữ / Vế thứ ba 1 chữ / Vế thứ tư 3 chữ / Vế thứ năm 2 chữ
Vế đầu 4 chữ là bước chân đều đặn bình thường
Vế thứ hai 4 chữ cũng còn là bước chân đều đặn bình thường
Vế thứ ba 1 chữ tả bước chân bất chợt sụp xuống sình
Vế thứ tư 3 chữ tả bước chân cố sức rút ra khỏi vũng sình
Vế thứ năm 2 chữ tả bước chân bị sụp xuống sình lần nữa
Những ngôi mộ trong thơ Tuệ Sỹ cũng âm u như những ngôi mộ trong thơ của Gérard De Nerval:
“Ma seule étoile est morte, - et mon luth constellé
Porte le soleil noir de la Mélancolie.
Dans la nuit du tombeau, toi qui m'as consolé” - Gérard De Nerval (El Desdichado: Déshérité)
11.
Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ;
Không trăng không sao mộng vẩn vơ.
Tại sao người chết, tình không chết?
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.
11.
Silently lying at the bottom of the graveyard.
No moon, no star, I just find it hard
to understand why people die, but love does not?
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot.
Súc vật và tạo vật cũng được lồng trong cảnh âm u tranh tối tranh sáng của chết chóc và bệnh hoạn:
Đàn cò đứng gập ghềnh không ngủ
Ngóng chân trời con mắt u linh
A flock of storks stand off balanced but not dormitive,
Looking down the horizon with the eerie eyes of the deceased.
Thú vật trong thơ Tĩnh Thất đã được nhân cách hóa như thú vật của La Fontaine biết vui, biết buồn, biết yêu, biết khổ:
Con trâu trắng thẩn thờ góc phố
Nỗi hoài hương nhơi mãi nhúm trăng mòn
A white buffalo wandering about the streets,
Nostalgically chewing the eroded moon now becoming a tiny bit.
Trong gông cùm cộng sản, Thiền Sư vẫn đưa mắt về chốn xa xôi nhìn theo những chú trâu trắng mến yêu ở các góc phố Paris , Luân Đôn, Cali , Melbourne .
Ngoài công cuộc chiến đấu chống lại cái búa dùng để đập đầu ăn thịt mình, con trâu trắng còn phải kiên trì nhơi, nhơi mãi:
“Voi uống nước, nước sông phải cạn” - Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại Cáo)
“Mảnh lưỡi liềm nhơi mãi phải tan.” - Lương Dinh
Thiền Sư Tuệ Sỹ không đề cập đến mấy con trâu đen bên quê nhà, hãy để yên cho mấy chú trâu đen cứ tiếp tục làm thân trâu ngựa, để rồi một ngày đẹp trời nào đó sẽ cùng với mấy chú trâu trắng dự tiệc ăn mừng, hè nhau nhơi hết mảnh trăng lưỡi liềm còn lại. Mấy chú trâu trắng tuy nhớ nhà nhớ nước nhưng vẫn giữ thái độ hiền hòa, chỉ có chú rắn luôn luôn thủ võ, nằm mai phục sẵn để chờ dịp đớp mồi:
Một chuỗi rắn rình mò trong hẻm nhỏ;
A snake lurks in the alley;
Nhưng than ôi!
Không bụi đường đâu có chỗ đi hoang?
No street dirt, it will be meandering into a no through way?
Không có tài nguyên, không có phương tiện thì chàng dũng sĩ biết phải làm sao đây?
Và nhỡ có sa cơ thất thế lọt vào tay quân thù thì:
11.
Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ;
Không trăng không sao mộng vẩn vơ.
Tại sao người chết, tình không chết?
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.
11.
Silently lying at the bottom of the graveyard.
No moon, no star, I just find it hard
to understand why people die, but love does not?
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot.
Làm sao tình yêu quê hương chết được, tim của Thiền Sư đã hóa đá, đã được crystallized để trở thành trạng thái crystallization of love của Trương Chi:
“Nợ tình chưa trả cho ai?
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 709-710)
Hay là:
“Chị dầu thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 733-734)
Hết một kiếp người mà chưa trả được nợ tình, thì dù qua bao nhiêu kiếp nữa, tình ta vẫn còn, môi ta vẫn khô:
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot.
Nhưng chúng ta may mắn có Thiền Sư Tuệ Sỹ là nhân vật có khả năng
... đi xuống quậy trần hoàn nổi sóng;
Đốt mặt trời vô hạn cô liêu.
I go down and stir up the waves on earth;
and set fire to the sun to destroy the endless loneliness of the world.
để chống lại kẻ thù chung tàn bạo.
Còn về cảnh vật, lời thơ của Tuệ Sỹ đôi khi tạo cho người đọc một thứ cảm giác rờn rợn của gió mưa u buồn ma quái:
Gió qua ngõ phố mập mờ;
Mưa rơi đâu đó mấy bờ cỏ lau.
The wind blows through the gloomy streets;
The rain falls somewhere on the banks of the reeds.
Chẳng khác nào hồn ma hiện về như hồn ma trong thơ của cụ Nguyễn Du:
“Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 743, 744)
Phải chăng đây là những oan hồn đã chết tức tưởi ở các trại học tập cải tạo hoặc ở các trại tị nạn rải rác khắp vùng biển đông như Galang, Mã Lai, Phi Luật Tân, Hồng Kông ... hay tiếp tục chết trong bàn tay bạo lực rồi được chôn lấp sơ sài bởi anh em đồng đội hay bạn đồng thuyền.
Đường lịch sử
Bốn nghìn năm dợn sóng
The Path of History
over four thousand years now looks wavy.
Đất nước như thế đó, toàn dân có nghe chăng?
31.
Ơi người cắt cỏ ở bên sông,
Nước cuộn ngoài khơi có bận lòng?
Phấn liễu một thời run khóe mọng;
Hương rừng mờ nhạt rải tầng không.
31.
Hey, mower on the riverbank, are you listening?
Don’t you find the billowing current on the horizon disturbing?
The willow tree has been trembling.
The forest is no longer filled with its familiar sweet smelling.
Bốn câu thơ trên đây chẳng khác gì lời kêu gọi của vua Lê Lợi trong bài "Bình Ngô Đại Cáo"
“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.” - Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại Cáo)
Cũng có lúc Thiền Sư thét lên những tiếng thét kinh hoàng hãi hùng như King Lear của Shakespeare:
“The terrors of the earth. You think I'll weep
No, I'll not weep:
I have full cause of weeping; but this heart
Shall break into a hundred thousand flaws,
Or ere I'll weep. O fool, I shall go mad!” - Shakespeare, William (King Lear, II, 3)
Ta đi xuống quậy trần hoàn nổi sóng;
Đốt mặt trời vô hạn cô liêu.
I go down and stir up the waves on earth;
and set fire to the sun to destroy the endless loneliness of the world.
“Blow, winds, and crack your cheeks! rage! blow!
You cataracts and hurricanes, spout
Till you have drench'd our steeples, drown'd the cocks!” - Shakespeare, William (King Lear, III, 1)
Rồi cũng có lúc, lời thơ lại trở nên tha thiết nói lên nỗi nhớ thương não nùng hoặc tình yêu âm thầm dịu ngọt:
32.
Khói ơi bay thấp xuống đi
Cho ta nắm lại chút gì thanh xuân
Ta đi trong cõi Vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần rụng hoa
32.
Smoke! Please glide lower down!
Let me catch something from my youth that has gone by now.
I am walking in the Eternity
Feeling the miss of the little thicket that shed, time and again, flowers from the trees.
Thơ của Tuệ Sỹ chạy từ Đông sang Tây, từ Anh sang Pháp, bao gồm các giọng thơ của Shakespeare, Lamartine hay Anatole France khi nhớ lại thuở thiếu thời hằng ngày đi ngang vườn Lục Xâm Bảo:
“Je vais vous dire / ce que je vois / quand je traverse / le Luxembourg / dans les premiers jours d'octobre / alors qu'il est un peu triste / et plus beau que jamais / car c'est le temps / où les feuilles tombent / une à une / sur les blanches épaules / des statues.” - Anatole France (Le Livre de mon Ami)
Cái thời xa xưa cho dầu có hơi buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là thời gian mà lá cây trong vườn Lục Xâm Bảo rơi từng chiếc, / từng chiếc, / trên bờ vai trắng của những pho tượng.
Ta đi trong cõi Vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần rụng hoa
I am walking in the Eternity
Feeling the miss of the little thicket that shed, time and again, flowers from the trees.
Trong hai câu dịch ra Anh ngữ trên đây, túc từ của động từ SHED bị cắt đứt bởi 3 chữ "time and again" chen vào giữa câu thơ để nói lên những đóa hoa rơi ngập ngừng, / từng cánh, / từng cánh, / từ những tàn cây nhỏ của thuở ấu thơ không bao giờ trở lại.
Dinh Luong (BA. DipEd)
Melbourne
Australia
October 2006
Nguồn: http://nhacsingheo.com/TueSy/Tinhthat_LD.html
No comments:
Post a Comment