Wednesday, November 16, 2022

Quang Ngộ: Đây, mùa Hóa giải. Mùa của Tình Thương, Trí Tuệ và Vượt Thắng…

Chúng ta không vì thiên vị “Tình Lam” mà né tránh một thực trạng của môi trường sinh hoạt đoàn thể – cũng như bất kỳ đoàn thể hay tổ chức nào – GĐPT chúng ta thường đối diện với nhiều thử thách. Một trong những thử thách đó là sự xung đột, bởi nhiều nguyên do.

Cuối năm nay, nhìn những hoạt động của GĐPT trên toàn quốc, có thể thấy đây là thời điểm của Đại hội toàn quốc và Hội nghị thường niên, thời điểm mà tất cả lam viên dốc hết tâm tư để giải bày mối ưu tư và khát vọng xây dựng tổ chức.

Đó là Mùa của Tình Thương lan tỏa, mùa của Trí Tuệ sáng tỏ và mùa của Vượt Khó sẽ được vun đắp kiên định hơn.

Tất ai trong chúng ta cũng có thể diễn ngôn về sự Hiểu biết và Tình thương, nhưng để Hiểu và Thương, trước hết cần xây dựng một nền tảng nhận thức chung, ở đó chúng ta thấy rõ mọi mối tương quan mật thiết giữa mình và người mà không còn có sự đối đãi phân biệt. Chẳng vì thế mà một trong những Lời Tâm Nguyện của Huynh Trưởng, được nhắc ở mỗi lần đại hội nơi trang đầu Cẩm Nang – Đó là Lời Quán Nguyện Bốn Vị Đại Bồ Tát, đã thành.

Riêng chúng ta là những vị Sơ Tâm Bồ Tát chưa thành, nơi thập địa có vô số dư vị và đang nương vào đại chúng lam viên hôm nay làm môi trường tu tập, giũ bỏ chấp ngã và ngã sở để mong thành tựu giác ngộ. Xung đột vì vậy chỉ như những nghịch hạnh. Đó là nói một cách khái quát trong lãnh vực tu tập và thực hành giáo lý.

Riêng, song song trong lãnh vực kỹ năng lãnh đạo, phương pháp nào giúp ta khắc phục, hóa giải mọi xung khắc phát sinh từ dị kiến, từ nhận thức không đồng?

Cầu mong các Đại Hội, Hội Nghị ở bất kỳ quốc độ nào của một tổ chức có danh xưng Gia Đình-Phật Tử luôn được mở ra như những Đạo Tràng, nơi đó chỉ lan toả một loại hương thơm Từ Bi và Giải Thoát.

Xung đột có thể tốt cho một tổ chức như thế nào?

Quang Ngộ lược dịch, theo Luke Arthur

Xung đột, mặc dù nên tránh, nhưng không nhất thiết đó là tiêu cực. Trên thực tế, xung đột có thể tốt cho các tổ chức vì nó khuyến khích tư duy cởi mở và giúp tránh xu hướng suy nghĩ theo bè nhóm mà nhiều tổ chức mắc phải. Điều quan trọng là học cách hóa giải xung đột một cách hiệu quả để nó có thể đóng vai trò là chất xúc tác chứ không phải là trở ngại đối với sự cải tiến của tổ chức.

Về cơ bản, xung đột có lợi khi nó làm nổi bật một vấn đề cụ thể của tổ chức và dọn đường cho sự thay đổi.

Xung đột khuyến khích tư duy mới

Mặc dù người ta thường cho rằng mọi người tránh xung đột, nhưng nhiều người thực sự thích xung đột ở một mức độ nhất định vì nó có thể kích thích tư duy mới. Xem xét một quan điểm khác – mà trong một số trường hợp nhất định thể hiện xung đột – có thể mở ra những khả năng mới và giúp tạo ra những ý tưởng mới mà có thể chưa được xem xét.

Xung đột đặt ra những nghi vấn

Xung đột tổ chức thường dẫn đến một loạt câu hỏi cho những người ở cả hai phía trong bất kỳ vấn đề nào. Những tra vấn đó có thể dẫn đến những ý tưởng mới và đột phá trong suy nghĩ có thể mang lại lợi ích cho các cá nhân, Ban và Tổ chức. Khi không có xung đột, không có gì thay đổi. Không cần phải đặt câu hỏi hoặc thách thức hiện trạng. Xung đột tác động cho một cơ hội để xem xét lại, có thể dẫn đến tư duy đột phá.

Xung đột xây dựng mối quan hệ

Dễ chịu là tốt, nhưng khuyến khích xung đột thực sự có thể củng cố các mối quan hệ. Xung đột tổ chức giữa các cá nhân, phòng ban và thậm chí cả đối thủ cạnh tranh có thể giúp xây dựng mối quan hệ thông qua sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Học cách lắng nghe và lắng nghe để học hỏi sẽ dẫn đến những hiểu biết sâu sắc được cả hai bên đánh giá cao trong bất kỳ tình huống xung đột nào. Những nhà lãnh đạo chân thành coi trọng ý kiến ​​và ý tưởng của cấp dưới không chỉ là những nhà lãnh đạo hiệu quả hơn mà còn được các thành viên của họ coi là có giá trị hơn. Nếu một thành viên cảm thấy rằng người lãnh đạo coi trọng ý kiến ​​của mình, thì thành viên đó sẽ coi trọng công việc của mình hơn và tinh thần chung sẽ tăng lên.

Xung đột mở mang đầu óc

Các tổ chức dạy các thành viên cách quản lý xung đột một cách hiệu quả sẽ tạo ra môi trường đổi mới khuyến khích tư duy sáng tạo và mở mang đầu óc cho những khả năng mới, chưa được khám phá trước đây. Xem xét khả năng có những cách thức mới để tiếp cận những thách thức và đáp ứng nhu cầu có thể dẫn đến những cải tiến có lợi cho tất cả các thành viên cũng như tổ chức.

Mâu thuẫn đánh bại sự trì trệ

Các tổ chức tránh xung đột sẽ tránh thay đổi. Tránh thay đổi là vô ích và có thể dẫn đến sự sụp đổ của các tổ chức thành công. Các tổ chức khuyến khích các thành viên tiếp cận xung đột theo những cách tích cực và hiệu quả, có thể đánh bại sự trì trệ và mở ra cơ hội tiếp tục các giải pháp mới và sáng tạo để đáp ứng mọi nhu cầu của tổ chức chúng ta.

Source:

How Can Conflict Be Good for an Organization?

Conflict, while often avoided, is not necessarily bad. In fact, conflict can be good for organizations because it encourages open-mindedness and helps avoid the tendency toward groupthink that many organizations fall prey to. The key is learning how to manage conflict effectively so that it can serve as a catalyst, rather than a hindrance, to organizational improvement.

Basically, conflict is beneficial when it highlights a specific problem area for the organization and clears a path for change.

Conflict Encourages New Thinking

Although it is often assumed that people avoid conflict, many people actually enjoy conflict to a certain degree because it can be a stimulus for new thinking. Considering a different point of view – which in certain cases represents conflict – can open up new possibilities and help to generate new ideas that might otherwise have not been considered.

Conflict Raises Questions

Organizational conflict usually leads to a series of questions for those on both sides of any issue. Those questions can lead to new ideas and breakthroughs in thinking that can benefit individuals, departments, and organizations. When there is no conflict, nothing changes. There is no need to question or challenge the status quo. Conflict represents an opportunity to reconsider, which can lead to breakthrough thinking.

Conflict Builds Relationships

Being agreeable is nice, but encouraging conflict can actually strengthen relationships. The organizational conflict between individuals, departments, and even competitors can help to build relationships through mutual understanding and respect. Learning to listen and listening to learn leads to insights valued by both sides in any conflict situation. Leaders who sincerely value the opinions and ideas of their subordinates are not only more effective leaders but they are also considered more valuable by their members. If a member feels that the leader values his opinion, that member will value his work more and overall morale will increase.

Conflict Opens Minds

Organizations that teach members how to manage conflict effectively create a climate of innovation that encourages creative thinking and opens minds to new, previously unexplored, possibilities. Considering the possibility of new ways of approaching challenges and meeting the demands can result in improvements that benefit all members as well as the organization.

Conflicts Beat Stagnation

Organizations that avoid conflict avoid change. Avoiding change is futile and can lead to the demise of even successful organizations. Organizations that encourage members to approach conflict in positive and productive ways, can beat stagnation and opens the doors to the ability to continue new and innovative solutions to meet our organization all needs.

No comments:

Post a Comment