Showing posts with label Bilingual. Show all posts
Showing posts with label Bilingual. Show all posts

Wednesday, January 24, 2018

Four Poems by Tue Sy (Thích Tuệ Sỹ)

'Ai biết mình tóc trắng...'' Thơ Tuệ Sỹ; Ảnh - Thầy Hạnh Viên 

Four Poems by Tue Sy - Translated by Phe X. Bach and Edited by Professor Thai V. Nguyen


MỘT THOÁNG CHIÊM BAO

Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
(Rừng Vạn Giã 1976)


FLEETING GLIMPSE OF A DREAM

Your deep, innocent eyes on that day of gala
And your graceful, smiling lips dim the dazzling rays of the sun
Incarnating the virginal heron in the midst of the endless verdant prairie
In the fleeting glimpse of a dream, I’m in love with thee.
(Vạn Giã Forest, 1976)

QUÁN TRỌ CỦA NGÀN SAO


Mắt em quán trọ của ngàn sao
Ngọt ngất hoang sơ ánh rượu đào
Pha loãng nắng tà dâng cát bụi
Ấm lòng khách lữ bước lao đao.

Mắt huyền thăm thẳm mượt đêm nhung
Mưa hạt long lanh rọi nến hồng
Sương lạnh đưa người xanh khói biển
Bình minh quán trọ nắng rưng rưng.
Trại giam Phan Đăng Lưu, 
Sài gòn 79


HOLDER OF THOUSANDS OF STARS

Your deep, innocent eyes are the holder of thousands of stars
So sweet it dissolves in the wild peach wine
Diluting in the sun’s ray, blending in the dust
It is heartwarming for travelers with tottering steps.

Those legendary eyes are deep in the dark, silky night
The glittering raindrops shine like golden candles
Cold mist escorted frontier, saddened ocean mist
In the dawn of this realm of life, the sun shed its tears.

Phan Dang Luu Prison, 
Saigon 79


BÌNH MINH

Tiếng trẻ khóc ngân vang lời vĩnh cửu
Từ nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là cỏ trôi theo dòng thiên cổ
Nghe lời ru nhớ mãi buổi bình minh.

Buổi vô thủy hồn tôi từ đáy mộ
Uống sương khuya tìm sinh lộ viễn trình
Khi nắng sớm hôn nồng lên nụ nhỏ
Tôi yêu ai, trời rực ánh bình minh.

Đôi cò trắng yêu nhau còn bỡ ngỡ
Sao mặt trời thù ghét tóc nàng xinh?
Tôi lên núi tìm nỗi buồn đâu đó
Sao tuổi thơ không khóc buổi bình minh?



DAWN

The sound of a crying baby resounds words of eternity
In primal times, rivers of blood bathe the green fields
I am the grass swept along the current of antiquity
Listening to the lullaby that reminds always the time of dawn.

At the un-beginning my soul arises from the depths of the grave
Imbibing the wee hours' dew in search for a long-journeyed life path
When the aurora sun places its kiss onto the budding petals
No matter whomever I love, dawn breaks out blazingly.

A pair of virginal herons in love still crestfallen 
Why must the sun displace hatred to the innocent, beautiful-haired?
Up the mountain, I go find the sadness here and there
Why don’t the youth cry for the morning dawn?


TÔI VẪN ĐỢI

Tôi vẫn đợi những đêm dài khắc khoải 
Màu xanh xao trong tiếng khóc ven rừng 
Trong bóng tối hận thù, tha thiết mãi 
Một vì sao bên khóe miệng rưng rưng. 

Tôi vẫn đợi những đêm đen lặng gió 
Màu đen tuyền ánh mắt tự ngàn xưa 
Nhìn hun hút cho dài thêm lịch sử 
Dài con sông tràn máu lệ quê cha. 

Tôi vẫn đợi suốt đời quên sóng vỗ 
Quên những người xuôi ngược Thái Bình Dương 
Người ở lại giữa lòng tay bạo chúa 
Cọng lau gầy trĩu nặng ánh tà dương .

Rồi trước mắt ngục tù thân bé bỏng 
Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu 
Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng 
Như sương mai, như ánh chớp, mây chiều. 

Sài gòn 78


I AM STILL WAITING

In the deep, long silent nights with agony, I am still waiting
The pale color, crying on the edge of the forest
In the darkness of hatred, forever earnest 
A star shedding salty tears on the mouth’s corner
In the dark night with calm wind, I am still waiting
The mystical, black eyes—
the soul of eyes from the ancient past
Looking deeply for history to prolong its course
Endless rivers of blood spilled on the fatherland
In this lifetime, forgetting the wave’s crashes, I am still waiting
Forgetting those palindromic motions of the Pacific Ocean
Those who stay behind are in the hands of the tyrant 
The thin reeds are heavier—the sunset ray
And immediately, the little body resides in the prison
Whose fingers are tapping into the mossed wall
Then, closing his eyes---into the realm of dreams
As morning dew, as lightning, as afternoon clouds.

Saigon 78



Poem by Thích Tuệ Sỹ / Thơ Tuệ Sỹ 
Translated by / Bạch X. Phẻ dịch
Edited by Professor Nguyễn Văn Thái hiệu đính

Wednesday, January 3, 2018

Three poems by Tue Sy - Translated by Nguyen Ba Chung and Martha Collins


Three poems by Tue Sy, 
translated by Nguyen Ba Chung and Martha Collins

The Years Away

The wind gave you ten long years of wandering
Seeing your country only in its ruin
The Eastern Sea still whispers to white sand
Tales of compassion, the breath of the Truong Son

Ten more years you were silent in the city
Love for the forest brought you close to tears
Arms reached for the sky, the birds’ late chirping
Life adrift, small wings closing up by the road

Ten years later you crossed streams and forests 
Saw your country as bloody abandoned fields
Evening smoke fades like wounded souls
Each river, each stream of blood and tears overflows

For ten years you forgot your reed-thin weakness
On slender shoulders a new country rose 
You bent your head to hear mountain and forest
Chanting the endless love-song of the East

The day you came back to the ancient city
The roads were still shadowed with sorrow’s smoke
Eyes still glint with timeless indignation
As fresh as rain in the borderlands, as true


NHỮNG NĂM ANH ĐI

Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn
Triều Đông hải vẫn thì thầm cát trắng
Truyện tình người và nhịp thở Trường sơn

Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
Yêu rừng sâu nên khóe mắt rưng rưng
Tay anh với trời cao chim chiều rủ rỉ
Đời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.

Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Đôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông phương

Và ngày ấy anh trở về phố cũ
Giữa con đường còn rợp khói tang thương
Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.


A  Piece of Old Sky

Damp young eyes, sky over old gatherings
A deserted hill, a blue dress no longer blue
Rushing, we suddenly see ourselves wandering
By lamplight telling stories, a fading moon

From cold mountain to sea, forever silent
This stony crest, those salt grains have not dissolved
Smile in the sunlight: how quickly a day passes
Today winter, tomorrow summer—how sad

We count our silver hairs, but we’re not yet grown
On the dusty road, tired feet walk back and forth 
Looking back, we see four sullen walls
A distant stream runs up then down through the forest


KHUNG TRỜI CŨ

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rủ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.


Nightmares in the Forest

Nightmares again in the brutal forest nights
Human bones scattered along my path
But there was no burning hate deep in my eyes
Because I love you like morning dew-soaked grass

Weary, I struggle hard like the wild grass
Then glimpse your thin shoulder, your slim dress
Oh happiness, I see myself as small
And write down my love on innocent blank pages

A traveler doesn’t know when rest will come
In the late-night forest I wait for the morning star
In a moment, at the end of a frightening dream
Your figure, sad under clouds, by a small stream


Ác mộng rừng khuya

Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy,
Thịt xương người vung vãi lối anh đi.
Nhưng đáy mắt không căm thù đỏ cháy, 
Vì yêu em trên cây là đọng sương mai.

Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại,
Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy,
Ôi hạnh phúc, anh thấy mình nhỏ bé, 
Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây.

Đời khách lữ biết bao giờ yên nghỉ,
Giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao mai.
Để một thoáng giấc mơ tàn kinh dị,
Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay…

Source: http://www.meadmagazine.org/Sy.html

About the Authors:

Born Pham Van Thuong on Feb 15, 1943 in Pakse, Laos, Thich Tue Sy became a monk at a very early age. He was editor in chief of Tu Tuong Journal of Van Hanh University, and has published, in addition to his poetry, books on Zen, the philosophy of Sunyata, and Du Fu, as well a translation of Daisetz T. Suzuki's Essays in Zen Buddhism. A well-known dissident in Vietnam, he remains one of the foremost scholars of Buddhism in the country. English translations of his poems by Nguyen Ba Chung and Martha Collins have appeared in Gulf Coast and the St. Petersburg Review
.
Nguyen Ba Chung is a writer, poet and translator. He is the co-translator of Thoi Xa Vang (A Time Far Past); Mountain River: Vietnamese Poetry from The Wars 1948-1993; Distant Road ‑ Selected Poems of Nguyen Duy; Six Vietnamese Poets; Zen Poems from Early Vietnam, and others.  He’s currently a Research Associate at the William Joiner Center at the University of Massachusetts Boston.

Martha Collins is the author of White Papers (Pittsburgh, 2012) and Blue Front (Graywolf, 2006), as well as four earlier collections of poems and three volumes of co-translated Vietnamese poetry, most recently Black Stars: Poems by Ngo Tu Lap (Milkweed, 2013, with the author). She is editor-at-large for FIELD magazine and an editor of the Oberlin College Press.

On Libations:
“Tiger Beer!”
(Martha Collins)

Sunday, December 17, 2017

CHÁY RỪNG - WILDFIRES


Cháy, cháy, cháy ở Cali - Photos: Internet

California on fire - A view from the air near LA. Photo: BXK

CHÁY RỪNG

Tháng 12 dương lịch!
Cali rừng cháy
Núi cháy,
Cỏ cây cũng cháy  
ngút trời như khói lửa đao binh
Sáng trời sương, trưa gió dịu, cháy vẫn cháy.
Cháy sáng, cháy trưa, cháy tối cháy chiều
Cháy luôn sự ám ảnh quạnh hiu
Cháy sang cả rừng công đức 
Cháy những ngôi nhà tối mực
Cháy luôn những ngọn cỏ cỏn con
Cháy như nắng hạn đợi mưa yêu dấu mỏn mòn
Cháy, cháy.... cháy hết đồi cao, 
Cháy hết vực sâu
Cháy gần thành phố
Cháy luôn nhà cửa giàu nghèo
Cháy, cháy... cháy trong hơi thở
Cháy trong giấc ngủ
Cháy trong hiện tại
Cháy cả tương lai
...và có một số người vẫn khước từ và khư khư!
KHÔNG có Biến đổi khí hậu.

Xin đừng làm nóng địa cầu và hãy yêu thương Trái đất Mẹ.


WILDFIRES

In the month of December

California forests and mountains are on fire
So much smoke and fire, as if it is in a war zone
Despite the morning mist and calm wind, the wildfires are still burning.
Fires in the morning, fires in the afternoon, and all day long
Fires burn all the hopes; burn in isolation
Fires burn the whole forest of merits
Fires burn houses and terrets
Fires burn trees, grasses, and countless structures
Fires as if the droughts forever waited for the beloved rain
Fires, fires... burn all over many hillsides,
Fires burn in the deep canyons
Fires burn near the cities
Fires burn without discriminating the rich and poor
Fires, fires... burn while we're breathing
Fires burn while we're sleeping
Fires burn at this present moment
Fires will continue to burn in the future
... and there are some people still denying and moaning:
'There is absolutely NO climate change or global warming!'




Please take care of our global warming
Protect and cherish our Mother Earth.


Saturday, December 16, 2017

TÌNH MẸ - MATERNAL LOVE




TÌNH MẸ

Mây trắng bềnh bồng
An nhiên thanh thản

Tình Mẹ mênh mông!

MATERNAL LOVE

Like a white cloud
Absolutely serene and free
Mother's love--immensely!

Sunday, August 13, 2017

Ruộng Mẹ - The Mother's Field

Ruộng - Photo: BXK

Ruộng Mẹ

Nhìn ruộng đồng
Nhớ về Mẹ
Cõi sắc không!

The Mother's Field


Looking at the rice field
Remembering our beloved Mother

The realm of formed and formless.

Saturday, July 29, 2017

Tiểu sử HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN TRÌ - THE BIOGRAPHY OF THE MOST VENERABLE THICH THIEN TRI

Lời dẫn: Nhân ngày Giỗ lần thứ 14, để tưởng nhớ công đức sâu dày của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì (Đệ nhất Trụ trì Chùa Kim Quang - Sacramento California), xin được đăng lại Tiểu sử của Ngài trích trong Kỷ Yếu Tượng Niệm Hoà Thượng Thích Thiện Trì mà Chùa Kim Quang đã làm 14 năm về trước. Thầy Thích Thiện Duyên, đương kim Trụ trì Chùa Kim Quang quyết định lấy ngày Chủ Nhật cuối cùng của Tháng Bảy làm Lễ Tưởng Niệm của Hoà Thượng và GĐPT Kim Quang làm Lễ Tưởng Niệm trước đó một ngày vào cuối thứ Bảy của tháng 7 để tưởng nhớ Hoà thượng Ân Sư.



Tiểu sử HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN TRÌ
(Feb. 19, 1934 to July 31, 2003)


Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Duy Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Đạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Đà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái. Trong đó có 3 người con trai đã xuất gia đầu Phật, là bản thân Ngài, Thượng Tọa Thích Thiện Hữu, và Đại Đức Thích Viên Mãn.

Nhờ túc duyên thù thắng nên khi vừa tròn 17 tuổi, ý thức được lẽ vô thường sinh diệt và thực trạng khổ đau của cuộc đời, Ngài đã phát tâm thế phát xuất gia để noi theo hạnh xuất trần thượng sĩ. Khởi đầu, Ngài xuất gia với Cố Hòa Thượng thượng Huệ hạ Chiếu trụ trì Tổ Đình Thập Tháp, Bình Định. Sau thời gian tu học tại Tổ Đình Thập Tháp, nhận thấy Ngài là bậc thông minh dĩnh duệ, nên Hòa Thượng bổn sư đã gởi Ngài đến tu học tại Tổ Đình Sơn Long, Tuy Phước. Sau khi Hòa Thượng Bổn Sư viên tịch năm 1965, Ngài cầu pháp y chỉ với Hòa Thượng thượng Kế hạ Châu là sư thúc của Ngài và được ban cho Pháp hiệu Thích Ấn Đạo. Hòa Thượng thọ Đại Giới năm 1968 tại Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức, Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp ưu hạng chương trình Phật Học Chuyên Khoa Liễu Quán tại Tổ Đình Linh Quang, Huế, năm 1971, Ngài được Giáo Hội bổ nhiệm làm Giảng Sư và Giáo Thọ cho nhiều Phật Học Viện tại các tỉnh miền Trung và miền Nam như Giám Thị và Giáo Thọ Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức, Nha Trang; Giáo Thọ Phật Học Ni Trường Diệu Quang, Nha Trang; Giám Học Phật Học Viện Nguyên Hương tại Phan Thiết; Giảng Sư tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam Sài Gòn v.v.... Do đạo hạnh khả kính, Ngài được cung thỉnh làm Trụ Trì chùa Kim Quang tại Phan Thiết. Dù Phật sự đa đoan, Hòa Thượng vẫn cố gắng đầu tư thì giờ và tâm lực để phiên dịch và trước tác.
Những kinh điển mà Ngài đã dịch gồm có:
·        Kinh Kim Quang Minh
·        Kinh Dược Sư
·        Kinh A-Di-Đà
·        Kinh Di-Lặc
·        Kinh Bát Đại Nhân Giác
·        Phật Thuyết Phân Biệt Kinh
·        Bát Nhã Tâm Kinh

Ngoài những dịch phẩm trên, Hòa Thượng còn biên soạn nhiều bài nghiên cứu lịch sử Phật Giáo hết sức giá trị. Đã từng là Chủ Nhiệm Tạp Chí Nguồn Sống và còn là một nhà thơ với những bài thơ đầy thiền vị.

Sau thời gian gặp khó khăn dưới chế độ Cộng Sản và vì chí nguyện hoằng pháp lợi sanh, Hòa Thượng đã vượt biển tìm tự do năm 1980 để tiếp tục lý tưởng phụng sự chánh pháp và dân tộc. Suốt thời gian tạm cư tại trại tỵ nạn Galang, Nam Dương, Ngài đã thành lập chùa Kim Quang, chùa Quan Âm và tận lực hướng dẫn đồ chúng tu học và đã trở thành một biểu tượng ngời sáng làm nơi quy hướng của những người con Phật đang bơ vơ lạc lõng tại xứ người. Sau khi định cư tại Hoa Kỳ năm 1981 Hòa Thượng càng nổ lực hơn nữa trong vai trò của một Trưởng Tử Như Lai, tác Như Lai sứ, thừa Như Lai sự. Những chức vụ mà Ngài đã đảm nhiệm theo thời gian là:

·        Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Sacramento và Trụ Trì Chùa Kim Quang
·        Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ
·        Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ
·        Thành Viên Hội Đồng Đại Diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
·        Chủ Tịch Hội Đồng Giám Luật Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
·        Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự của Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đồng thời lãnh đạo tinh thần các Hội và Chùa:
·        Chùa Vạn Hạnh, Rochester, NY.
·        Chùa Từ Hiếu, Buffalo, NY.
·        Chùa Quan Âm, Binghamton, NY.
·        Chùa Phổ Quang, Salt Lake City, UT.

Năm 1985, Hòa Thường cùng với chư tôn Thiền Đức trong Giáo Hội đã tổ chức Đại Giới Đàn Đại Nguyện tại chùa Kim Quang, Sacramento. Hòa Thượng là trưởng ban Kiến Đàn trong Giới Đàn đó.

Ngoài việc xiển dương Chánh Pháp cứu độ quần sanh, Ngài còn sát cánh với Giáo Hội tích cực vận động cho sự tự do, bình đẳng, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Ngài là bậc Thầy đặc biệt thương yêu, hết lòng quan tâm nâng đỡ, giáo dưỡng và xây dựng tổ chức Màu Lam của Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Cuộc đời của Ngài là một tấm gương ngời sáng, một bài học sống vô giá qua nhiều khía cạnh nhất là thời gian Hòa Thượng thị bệnh để độ chúng. Dù trải qua thời gian dài với bệnh duyên đầy thử thách nhưng Hòa Thượng vẫn giữ được đạo phong tự tại, uy nguy, thanh thoát của mình và chứng tỏ được đạo hạnh khả kính của một bậc Tôn túc giáo phẩm thạc đức. Đây là thời gian mà đại chúng học ở Hòa Thượng những bài Pháp không lời đầy khế cơ, khế lý.

Thuận thế vô thường Hòa Thượng đã an tường xả bỏ báo thân lúc 8 giờ 20 tối ngày 31 tháng 7 năm 2003, nhằm ngày mồng 3 tháng 7 năm Quý Mùi tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Thế thọ 69, Đạo lạp 52, Hạ lạp 36. Dù xác thân tứ đại huyễn hóa của Hòa Thượng không còn nữa nhưng những lời dạy cao quý nhất là những hành hoạt đầy vị tha vô ngã của Ngài đối với Dân Tộc và hình ảnh dấn thân tận tụy hy hiến cho Đạo của Hòa Thượng vẫn còn mãi trong trái tim của hàng triệu người con Phật.

Vô thường thị thường, tịch diệt phi diệt, nhất tâm cầu nguyện giác linh Hòa Thượng thượng phẩm thượng sanh, bất vi bổn thệ, hồi nhập ta bà để Hòan thành hạnh nguyện độ sanh cao cả.

Nam Mô Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế húy thượng Như hạ Phụng, tự Thiện Trì, hiệu Ấn Đạo giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám.


Chùa Kim Quang - Photo: BXK


THE BIOGRAPHY OF THE MOST VENERABLE 
THICH THIEN TRI

The Most Venerable Thich Thien Tri, named Nguyen Duy Hien, belonged to the Lam Te Chanh Tong lineage of the forty-second generation. He was born on February 19, 1934 in Nhon Khanh commune, An Nhon District, Binh Dinh Province.

He came from a purely Buddhist family. His father was Mr. Nguyen Han and his mother was Mrs. Bui Thi Thiep. He has 10 siblings, 5 brothers and 5 sisters. Of which, there were 3 sons who have dedicated their life as Buddhist monks, Himself, Venerable Thich Thien Huu, and Venerable Thich Vien Man.


When he was just 17 years old, awared of the impermanence of death and the reality of suffering in his life, he began his journey to pursue ‘enlightenment’.  In the beginning, he practiced at Thap Thap Temple in Binh Dinh, and then at Son Long Temple, Tuy Phuoc. After his Venerable Master passed away in 1965, he studied at Hai Duc Buddhist Institute in Nha Trang. He graduated at a Buddhist School in Hue in 1971, after which he was appointed as Dharma Teachers for many Buddhist Schools in the Central and Southern Provinces. He taught widely in the southern part of Vietnam and because of his virtuous conduct, he was also invited to be the abbot of Kim Quang Pagoda in Phan Thiet. Even with his busy schedule, he still invested his time and energy in translating and composing.
He translated quite a few Buddhist texts in his lifetime that included:
-           Kim Quang Minh Sutra
-           Medicine Sutra
-           Amitabha Sutra
-           Maitreya Sutra
-           The Sutra of Eight Awakenings of Great Beings 
-           Prajna Heart Sutra


He was also a writer and a poet.

In 1980, after a difficult time under the Communist regime and for the sake of spreading Buddhism, the Venerable escaped Vietnam as a Boat person, to find freedom and to continue the ideal of serving the Dharma and the nation. During his stay at the Galang Refugee Camp, Indonesia, he founded Kim Quang Temple, Quan Am Pagoda and devoted himself to the cultivation of the monastic discipline and became a symbol of brightness as the direction of the people. After resettling in the United States in 1981, he was the first Abbot of our Kim Quang Temple and he held many great leadership positions. To name a few:

· President of Vietnamese Buddhist Association in Sacramento and Abbot of Kim Quang Pagoda
· Vice President of United Vietnamese Buddhist Association in the United States
· Director of the General Department of Sangha of the Unified  Buddhist Church of Vietnam in the United States.

He also found the following centers:
· Van Hanh Pagoda, Rochester, NY.
· Tu Hieu Temple, Buffalo, NY.
· Quan Âm Temple, Binghamton, NY.
· Pho Quang Pagoda, Salt Lake City, UT.

In addition to promoting the Dharma as the salvation of sentient beings, he stood side by side with the Unified  Buddhist Church and actively advocated for freedom, equality, democracy and human rights in Vietnam.

He was a special teacher in love who was devoted to supporting, educating and building the Blueprint of the Vietnamese Buddhist Youth Association in America.

His life is a shining example and a lesson that is invaluable in many respects. For example, the time the Venerable Master was ill. Despite the long period of challenging conditions, the Venerable Master retained his self-esteem, prestige and serenity, and he demonstrated the respectable virtue of a devout Buddhist monk. This was the time when the students studied in the Venerable Master's teachings which were not full of words, but experience and actions.

Venerable Thich Thien Tri passed away at 8:20 pm on July 31, 2003. He was 70 years old. Although he is no longer illuminated, his most noble teachings are his selfless acts towards the Nation and to leading by example. His devotions still live on in the hearts of many Buddhists who met him.

The lesson of impermanence is real but yet we share our sorrow and pray for his return to this earthly realm to continue his vows of spreading the Dharma.


Translated by Tâm Thường Định