Showing posts with label Tưởng Niệm. Show all posts
Showing posts with label Tưởng Niệm. Show all posts

Tuesday, October 25, 2022

Những bài nhạc của Đức Quảng, phổ thơ Bạch Xuân Phẻ


1a. Nhạc phẩm ĐÔI CHÂN MẸ - Thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Đức Quảng - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Hiếu Ngọc.

https://www.youtube.com/watch?v=jIvcLSikA7M


1b. Nhạc phẩm ĐÔI CHÂN MẸ - Thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Đức Quảng - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Hiếu Ngọc. (Karaoke version)

https://www.youtube.com/watch?v=_soa0x7CCVU


2a. Nụ Cười Của Mẹ
Nhạc phẩm NỤ CƯỜI CỦA MẸ - Ý thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Đức Quảng - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh
https://www.youtube.com/watch?v=mbpQVvz2XC0

2b. Nụ Cười Của Mẹ (Karaoke version)
Nhạc phẩm NỤ CƯỜI CỦA MẸ - Ý thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Đức Quảng - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh
https://www.youtube.com/watch?v=h_5bne7ckWg&t=196s

3. Nhạc phẩm HOA LAM – Thơ Tâm Thường Định
Nhạc: Đức Quảng – Hòa âm: Hưng Việt – Ca sĩ Quốc Thắng.
https://www.youtube.com/watch?v=IRvvCiVPazo

3a. HOA LAM  
Thơ Tâm Thường Định – Nhạc: Đức Quảng 
Hòa âm: Hưng Việt – Ca sĩ Quốc Thắng.

3b. HOA LAM  Karaoke
Thơ Tâm Thường Định – Nhạc: Đức Quảng 
Hòa âm: Hưng Việt – Ca sĩ Quốc Thắng.

Thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Phiêu Bồng - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Quốc Thắng.

Thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Phiêu Bồng - Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Quốc Thắng.


5. Nhìn Trăng Rằm Nhớ Mẹ (thơ) Thơ: Bạch Xuân Phẻ
https://www.youtube.com/watch?v=YHb71XRAMYA

5a. ĐÊM TRĂNG NHỚ MẸ 
Thơ: Phe X. Bach - Nhạc: Đức Quảng 
Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh.

5b. ĐÊM TRĂNG NHỚ MẸ karaoke
Thơ: Phe X. Bach - Nhạc: Đức Quảng 
Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh.

6a. ĐÔI MẮT THẦN TIÊN (Kính tặng thầy Tuệ Sỹ) 
Thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Phiêu Bồng 
Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh.

6b. ĐÔI MẮT THẦN TIÊN Karaoke 
Thơ: Bạch Xuân Phẻ - Nhạc: Phiêu Bồng 
Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Nguyễn Duyên Quỳnh.

7a. Nhạc phẩm VẺ ĐẸP KỲ CO (thắng cảnh biển Quy Nhơn)
Thơ Phe X. Bach - Nhạc Đức Quảng
Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Quốc Thắng.
https://www.youtube.com/watch?v=VrzQXlErWgo

7b. Nhạc phẩm VẺ ĐẸP KỲ CO (thắng cảnh biển Quy Nhơn) -
Thơ Phe X. Bach - Nhạc Đức Quảng
Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Quốc Thắng. (Karaoke version)
https://www.youtube.com/watch?v=JcSE-3n9vwU

8. Nợ Nhau. Thơ: Bạch X. Phẻ - Nhạc Nguyễn Hoàng (Đức Quảng)
Lúc sanh tiền anh không dám lấy tên thiệt; cả Ca sỹ và người Hoà âm cũng không dám ghi tên vì "sợ".
https://www.youtube.com/watch?v=vHPVRTWTU_g&t=28s

9a. Nhạc phẩm VƯỜN MAI TRẮNG NỞ 

Tưởng niệm cố huynh trưởng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai 

Lời: Tâm Thường Định - Nhạc: Đức Quảng 

Hòa âm: Hưng Việt - Ca sĩ: Lâm minh Ngọc

https://www.youtube.com/watch?v=iSM_19u3Mwo


9b. Nhạc phẩm VƯỜN MAI TRẮNG NỞ Karaoke

https://www.youtube.com/watch?v=fFpYvBslwl8


9. CÁI DUYÊN CỦA MỘT BÀI HÁT - Có Bao Giờ Cha Biết

9a. CÓ BAO GIỜ CHA BIẾT?
Thơ: Bạch X. Phẻ; Nhạc: Phiêu Bồng
Hoà Âm: Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Tân; Ca sỹ: Vivian Nhã Trang

10. Áo Trắng Phiêu Bồng
Thơ: Bạch Xuân Phẻ
Nhạc và trình bày: Nguyễn Văn Quang


Thursday, March 24, 2022

Tâm Thường Định | CHIẾC ÁO NHẬT BÌNH LAM CỦA THẦY

CHIẾC ÁO NHẬT BÌNH LAM CỦA THẦY 


Gần hai thập niên trước, lần đầu gặp Thầy, hình ảnh của Thầy sao mà ‘thư sinh’ và ‘dễ yêu’ đến thế. Thầy là sự biểu tượng của một hình ảnh dễ thương, dễ mến của Tăng sĩ Việt Nam với chiếc áo Nhật bình màu Lam. Một màu hiền hoà mà Thầy chọn vì màu ấy, là “màu từ bi, màu hỷ xả thơ ngày; màu thanh tịnh, màu đong đầy huyền diệu!”


Với nụ cười hiền hòa, vui tươi, vi tiếu, và duyên dáng, Thầy đã chuyển hoá và đem giáo lý Phật Đà đến gần đến mọi người từ đoàn sinh GĐPT đến với quý cụ già, từ các chú tiểu Sa-di đến hàng Giáo phẩm cao cấp.


Với từ tâm rộng lớn và trí tuệ uyên thâm, Thầy đã truyền trao tinh hoa của Đạo Phật và hạnh làm người đến với tứ chúng. Với Chư Tăng Ni, Thầy luôn thương yêu, bảo bọc, che chở và dạy dỗ; có lần con chia sẻ một hoàn cảnh về việc học của một vị thầy trẻ ở Việt Nam, Thầy móc túi gửi tiền tặng liền và còn hứa khả sẽ bảo lãnh qua Hoa Kỳ nếu thầy ấy muốn đi. Với hàng cư sỹ hay tổ chức Gia Đình Phật Tử cũng vậy, Thầy lúc nào cũng vui vẻ, nhẫn nại, dạy bảo, yêu thương, bao dung và tha thứ. Vào những dịp Tết, khi tham dự Lễ Bố Tát của Chư Tôn Đức trong miền Bắc California, Thầy là người luôn tặng quà lì xì cho tất cả các thính chúng.  Vừa được lộc, vừa được tiền, nên ai cũng vui vẻ và thấy gần gũi với chư Tăng Ni và cảm thấy được yêu thương. 


Tuổi đã già mà Thầy cho việc họ là ưu tiên hàng đầu. Tuổi đã ngoài 50, mà Thầy không quảng ngại khó ngăn đi du học bên Ấn Độ, lấy được văn bằng tiến sỹ và nhiều giấy chứng chỉ. Có lần Thầy khoe và nhờ đưa lên các Trang nhà Phật giáo dùm Thầy. Chúng tôi được biết, vào năm 2003, lúc Thầy khoảng 57 tuổi, Thầy đỗ văn bằng Tiến Sĩ, Luận án ấy có tên, “A Comparative Study Of The Bhikkhu Pātimokkha Of The Principal Buddhist Schools (So sánh Tỷ kheo Giới bổn trong các trường phái chính của Phật Giáo).”  


Gần 2 thập niên quen biết, học hỏi và làm việc cùng Thầy. Mới thấy sự tận tụy, miệt mài của Thầy, nhất là những khi dịch kinh điển. Tuổi cao mắt mờ và không rành máy tính, Thầy viết bằng tay, dò từ chữ với kính rọi phóng đại. Rồi nhờ người đánh máy, rồi Thầy dò lại, v.v… Nghiệp làm sách, trong đó có những tập kinh của Thầy dịch, có lần Thầy gởi tiền lì xì tặng "người thiết kế sách" và nhắc anh chàng tội nghiệp, bảo rằng "dẫu có hư, nhưng không hỏng", hãy thương yêu đùm bọc nhau và làm việc cho Phật giáo. Thầy là một số ít vị Tăng lữ xem việc ấn bản những kinh kệ, sách vở văn hoá Phật giáo là quan trọng và thường khuyến tấn. Thầy, một con người khiêm cung, hiền hoà và mẫu mực.

Khi Thầy dịch kinh: Ảnh Chúc Tiến

Thầy mang theo hạnh nguyện, nụ cười và chiếc áo đó hoằng dương Chánh pháp khắp nơi, nhất là trên đất nước Hoa Kỳ. Thầy không bận tâm đến cơ sở vật chất hay chùa to Phật lớn. Hạnh nguyện của Thầy là hoằng pháp và giáo dục. Nơi nào cần đến, Thầy đến. Chỗ nào mời Thầy đi, mà theo tiếng gọi thân thương của Thầy là “đi đánh bắt xa bờ" vì Thầy không có kêu gọi Phật tử địa phương cúng tịnh tài. Chỗ nào cúng dường cơ sở, Thầy nhận, hết duyên thì Thầy rũ nhẹ mà đi. Nhưng đâu đâu, việc giảng dạy cho chư Tăng ni và Phật tử là ưu tiên hành đầu.


Với trọng trách là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Thầy liên tiếp tổ chức các khóa tu học, khóa an cư kiết hạ, truyền dạy giáo lý Phật pháp cho Tăng ni, Phật tử và huynh trưởng GĐPT. Trong đại dịch COVID-19, Thầy cũng đã tận tuỵ giảng dạy qua hệ thống Zoom, Google Meet, và qua Conference calls, cũng với năng lượng thanh lương và lòng từ bi lân mẫn của Thầy, Thầy đã nuôi dưỡng đạo tâm của chúng con.


Viết đến đây, con cũng vẫn còn ngạc nhiên, thương xót trước sự chuyển tiếp nghiệp duyên của Thầy vì chỉ tuần trước, Thầy về Chùa Kim Quang, Thầy trò đã trao đổi một vài Phật sự của Hội Đồng Hoằng Pháp. Nay Thầy đã khuất, con xin nguyện làm một vài Phật sự Thầy trò đã thảo luận.


 Thầy đi hóa độ nghiệp duyên

Hạnh Hưng, Thị Đạt, Đỗng Tuyên Phật đài


Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42, huý thượng Thị hạ Đạt, tự Hạnh Hưng, hiệu Đỗng Tuyên giác linh Hoà thượng tuỳ từ chứng giám.


Sacramento, ngày 24 tháng 03 năm 2022

Tâm Thường Định kinh bái


Thursday, February 17, 2022

Phe Bach: Gratefulness and homage to the two masters: Zen Master Thích Nhất Hạnh and the Most Venerable Thích Thanh Từ

Gratefulness and homage to the two masters: 

Zen Master Thích Nhất Hạnh and the Most Venerable Thích Thanh Từ 


1.

Let’s come home; this journey is getting shorter each day

Come home and embrace the existence in impermanence

 

2.

The masters sit still in Peaceful Mindfulness

Wherefrom joy and happiness emanate throughout the meditation halls

Via multitudinous Dharma wordless lessons

 

3.

The silver-headed mountain stands towering

Patches of sunlight dipping from the firmament

The double rainbows hanging majestically 

Gently, let’s take three deep breaths!

 

4.

The masters sit quietly

The sanghas are united peacefully

In infinite gratitude bestowed upon them 

For eternal remembrance!


5.

We've come here since the beginning of time

To learn to understand, to love, and to smile

Suddenly I hear the emptiness of the wanderer's soul

In a flicker of light, this ephemeral life is rounded out!

 

6.

Worn out by more than ninety years of life

Waiting for their students to grow up

Still, many haven't wakened,

In a motion of wordless good-bye, the masters wave their hands 

 

7.

Entangled in this worldly swamp on our way home

The masters still stay quiet, silently smiling

Immersion in seas of suffering, everybody should know

Do you remember, they said? Just a dream! This life!

 

8.

Promising to come back to Motherland and visit Grand Masters

We’ve been wearily roaming East and West

Home yet? Oh, young naive wanderers' souls?

Back to our ancestor’s land, we are initiated to knowledge!

 

9. 

Leaving the West, an illusory piano

cavorting the love songs of the yesteryears’ love dream age,

For the East, the feel of the monochord zither,

Of primeval landscapes: lands, seas, mountains, forests

 

10.

Coming home alongside the shadows of the sun setting

The grass trampled by the crepuscule ivory sunlight 


 

11.

The golden sun covers my way back home

This lonely country road is what I’ve been longing for

And the rolling pine hills umbrellaed with clouds yonder

Inner peace nurtured - an ecstasy of the heart

The burden of being and nonbeing is wearing out many suns and moons

Nonchalantly ambling along, I jovially embrace nothingness.

 

12.

The span of suffering has been shortened

Going and returning are not two

Come and go together, forever exists!

 

 

13.

The Masters still sit quietly

Looking at their young students, smiling 

I lower my head, bowing in homage

 

14.

Letting my heart go

Crossing the river of anguish and suffering

Body and mind fixated on Tathagata

 

15.

The masters sit solidly - the four gates of life are at peace

The galaxy is still and at ease 

The temple gate, immaculate 

Existence and nihility

Knowing-the-here-and-now-as-is, nothingness is immense!


Poetry by Phe Bach

Translated by Thai V. Nguyen, PhD.




TRI ÂN VÀ ĐẢNH LỄ NHỊ VỊ TÔN SƯ

     Kính dâng nhị vị Tôn Túc PGVN hiện đại

      Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Thiền Sư Thích Thanh Từ

1.

Về thôi, cuộc lữ ngắn dần

Về đây hiện hữu trong ngần hư vô


2.

Thầy ngồi một cõi Tâm An

Niềm vui hạnh phúc ngập tràn thiền môn

Bao bài pháp giảng vô ngôn


3.

Núi bạc đầu sừng sững

Lưng trời vạt nắng rơi

Hai cầu vồng lơ lửng

Nhẹ nhàng thở ba hơi!


4.

Thầy ngồi yên

Tứ chúng đồng an

Ơn Thầy bát ngát vô vàn

Khắc ghi!


5.

Từ thuở ban sơ ta đến đây

Học hiểu và thương, học mỉm cười

Chợt nghe trống vắng hồn lữ khách

Thấp thoáng cũng tròn cõi mộng du


6.

Chín mươi hơn mòn mỏi

Chờ học trò lớn khôn

Con vẫn chưa tỉnh ngộ

Đưa tay chào vô ngôn


7.

Bụi đường còn vướng chưa về được

Thầy cũng lặng thinh chỉ mỉm cười

Trầm luân khổ ải ai tự biết

Thầy bảo nhớ không? Mộng! Kiếp này!


8.

Hứa với lòng về thăm Thầy tổ

Mòn mỏi rong chơi khắp Đông Tây

Về chưa lữ khách hồn non dại

Quy tổ nhập môn trí tuệ đầy!


9.

Gởi lại trời Tây, huyễn Dương cầm

Tình ca thuở mộng mối tình chung

Tìm về Đông độ, đàn Bầu cảm

Ôi cõi ban sơ, biển, núi, rừng


10.

Đi về bóng ngả  chiều tà

Cỏ cây giẫm mãi nắng ngà hoàng hôn


11.

Nắng vàng phủ lối con về

Đường quê cô quạnh hẹn thề là đây

Đồi thông bát ngát bóng mây

Nội tâm bồi dưỡng ngất ngây cõi lòng

Đôi vai nhật nguyệt sắc không

Ung dung thong thả bến không nhẹ hìu


12.

Cõi trầm luân ngắn lại

Đi và về không hai

Đến đi hằng tự tại


13.

Thầy vẫn ngồi yên lặng

Nhìn con thơ mỉm cười

Con cúi đầu đảnh lễ


14.

Lòng buông

Vượt bến sông mê

Thân tâm thường định đề huề Như Lai


15.

Thầy ngồi bốn cửa bình an

Thiên hà đại định khinh an cõi trần­

Bản môn

Bất nhiễm

Sắc không

Rõ ràng thường biết tánh Không bạt ngàn!


Tâm Thường Định


Wednesday, January 26, 2022

C. Mindfulness: CONDOLENCE ON THE PASSING OF ZEN MASTER THÍCH NHẤT HẠNH

Lời dẫn: Ban tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Việt Nam vào năm 2019 gởi thư mời chúng tôi, những người được mời thuyết trình tại Việt Nam, viết Thư chia sẻ trước sự ra đi của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Vì thế, chúng tôi xin mạn phép hạ bút ở đây.




Sacramento, Jan. 25th,  2022.


CONDOLENCE ON THE PASSING OF

ZEN MASTER THÍCH NHẤT HẠNH


Namo Shakyamuni Buddha!

Dear Venerable Sanghas

Dear Sisters and Brothers in Dharma, 

Though we may feel sad with Thay’s passing to the other shore, in our hearts we feel him continuing in each and all of us.  We understand and live his teaching: “This body of mine will disintegrate, but my actions will continue me.  If you think I am only this body, then you have not truly seen me. When you look at my friends, you see my continuation. When you see someone walking with mindfulness and compassion, you know he is my continuation. I don’t see why we have to say ‘I will die’ because I can already see myself in you, in other people, and in future generations.

Even when the cloud is not there, it continues as snow or rain. It is impossible for the cloud to die. It can become rain or ice, but it cannot become nothing. The cloud does not need to have a soul in order to continue. There’s no beginning and no end. I will never die. There will be a dissolution of this body, but that does not mean my death. I will continue, always.”

Thay's spirit and legacy live on in us. Our thoughts, speech and actions are his continuation. In our mindful moments, Thay is in the sunburst at dawn, the water of the ocean wave, the teacup in our hands, or a quiet meal together.  In our very breathing, Thay enriches our humanity and love for each other.  

May all of us be safe, well, at ease and happy.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, 

Ba la Tăng Yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha.

Ði qua, đi qua. Ði qua bờ bên kia,

Ðã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!

Gone, gone. Gone beyond, gone far beyond. Awaken, Rejoice


In peace and compassion,

W. Edward Bureau and Phe Bach


      

Sacramento, Jan. 25th,  2022.

 

Nam Mô đức Bổn sư Bụt Thích Ca Mâu Ni

Kính thưa Tăng Thân Làng Mai và Môn đồ pháp quyến

Kính thưa quý Sư Anh, Sư chị

Mặc dù chúng ta có cảm thấy đau buồn khi Thầy qua bờ bên kia, nhưng trong thâm tâm, chúng ta cảm thấy Thầy vẫn đang tiếp trong người và trong tất cả chúng ta. Chúng ta cần hiểu và sống theo lời dạy của Người, “Cơ thể này của tôi sẽ tan rã, nhưng hành động của tôi sẽ tiếp tục tôi… Nếu bạn nghĩ rằng tôi chỉ là cơ thể này, thì bạn đã không thực sự nhìn thấy tôi.  Khi bạn nhìn vào những người bạn của tôi, bạn sẽ thấy sự tiếp tục của tôi.  Khi bạn nhìn thấy ai đó bước đi với chánh niệm và lòng từ bi, bạn biết người đó là sự tiếp nối của tôi.  Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải nói "Tôi sẽ chết", bởi vì tôi đã có thể nhìn thấy chính mình trong bạn, trong những người khác và trong các thế hệ tương lai.

  Ngay cả khi không có mây ở đó, nó vẫn tiếp tục như tuyết hoặc mưa.  Không thể để đám mây chết.  Nó có thể trở thành mưa hoặc băng, nhưng nó không thể trở thành hư không.  Đám mây không cần phải có linh hồn để tiếp tục.  Không có bắt đầu và không có kết thúc.  Tôi sẽ không bao giờ chết.  Sẽ có một sự tan rã của cơ thể này, nhưng điều đó không có nghĩa là cái chết của tôi. Tôi sẽ tiếp tục, luôn luôn”.

Hạnh nguyện và di sản tâm linh của Thầy sống mãi trong chúng ta. Những suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng tôi là sự tiếp nối của Thầy. Chính trong những giây phút chánh niệm mà ta đang thực tập, ta thấy Thầy đang ở trong ánh nắng lúc rạng đông, trong làn nước sóng sánh, tách trà trên tay, trong từng hơi thở hay bữa cơm yên tĩnh bên nhau. Trong chính hơi thở của chúng ta, Thầy làm giàu cho nhân loại và tình yêu thương của nhau.

Cầu mong tất cả chúng ta được an toàn, tốt lành, thoải mái và hạnh phúc.


Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.

Gate, Gate, Paragate, Para Sam gate Bodhi Svaha.


Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, 

Ba la Tăng Yết đế, Bồ Đề Tát Bà Ha.


Ði qua, đi qua. Ði qua bờ bên kia,

Ðã đi qua đến bờ bên kia, reo vui!


Gone, gone. Gone beyond, gone far beyond. Awaken, Rejoice


Với lòng an bình và từ bi.

Đệ tử Tâm Thường Định (Phe X. Bach)

W. Edward Bureau.