Thursday, April 4, 2024

HOA ĐÀM: MỘT NHÀ THƠ VIỆT NAM TRÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VỀ HÀNH TRẠNG CỦA CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI TẠI ĐẠI HỌC DREXEL

Về thăm Ôn khoảng 10 năm trước. 

MỘT NHÀ THƠ VIỆT NAM TRÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ

VỀ HÀNH TRẠNG CỦA CÁC TU SĨ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI TẠI ĐẠI HỌC DREXEL

Hôm thứ Sáu 4 tháng 4, 2014 vừa qua, nhà thơ Bạch Xuân Phẻ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với chủ đề nghiên cứu rất đặc biệt: Mindful Leadership - A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society” (Lãnh đạo bằng chánh niệm -- Một cuộc nghiên cứu có tính hiện tượng về các tăng sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo tâm linh và đóng góp cho xã hội).

Nhà thơ Bạch Xuân Phẻ sinh ngày 7 tháng Sáu, 1976 tại Vũng Nồm, Phước Lý, Quy Nhơn, Bình Định nhưng lớn lên ở Hoa Kỳ từ 1991.

Sau khi tốt nghiệp trung học tại thành phố Lincoln, Nebraska , Bạch Xuân Phẻ theo học nhiều trường đại học tại Mỹ và tốt nghiệp nhiều bằng cấp trong đó có Cử Nhân Khoa Học Sinh Học (Bachelor of Science in Biology with minor in Chemistry/Psychology) tại University of Nebraska, 1998; Cao Học Hóa Học (Master’s Degree Program in Chemistry) tại University of California, Davis, 2001;  Cao Học Giáo Dục về Lãnh Đạo và Nghiên Cứu Chính Sách (Master’s Degree in Education in Leadership and Policy Studies)  tại California State University, Sacramento 2005.

Ngoài ra, Bạch Xuân Phẻ đã hoàn thành rất nhiều nghiên cứu giá trị về khoa học, giáo dục, quản trị và lãnh đạo. Anh đã được thưởng nhiều học bổng giá trị như  Sacramento Leadership Fellowship của thành phố Sacramento, Ronald E. McNair Project Scholarship, Papadakis Public Service Fellowship, UC Davis fellowship. Nhà thơ cũng là tác giả của các thi phẩm Mẹ, Cảm Xúc và Em (2004), Hương Lòng - Perfume of the Heart (2007). Bạch Xuân Phẻ cũng là tác giả của nhiều tâm bút, tiểu luận hướng về tuổi trẻ bằng tiếng Việt và tiếng Anh đăng trên nhiều tạp chí.

Bạch Xuân Phẻ hiện là giáo viên giảng dạy môn hóa học tại trung học Mira Loma High School tại Sacramento từ 2002 và đồng thời là một Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Kim Quang Sacramento. Ngoài ra, Bạch Xuân Phẻ còn là thành viên tích cực của đề án từ thiện Buddhist Pathways Prison Project,  một tổ chức thiện nguyện nhằm chuyển tải tinh thần từ bi của Phật Giáo đến đời sống đầy bạo động của tù nhân tại các nhà tù California.

Mỗi năm, hàng trăm sinh viên gốc Việt tốt nghiệp tiến sĩ tại các trường đại học danh tiếng Mỹ nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên một luận án tập trung nghiên cứu về hành trạng của các tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam trên đường hoằng dương Phật Pháp đầy khó khăn và nhiều vấn nạn tại hải ngoại sau 1975. Dù sao, theo nhà thơ Bạch Xuân Phẻ “Sự có mặt và phát triển của Phật Giáo, trong đó có Phật Giáo Việt Nam, đã góp phần quan trọng cho sự hòa bình, hưng thịnh, nhân cách con người và trái đất mẹ”.

Hoa Đàm xin chúc mừng Huynh trưởng Tâm Thường Định và kính chúc anh sớm hoàn thành tâm nguyện mang tinh thần Phật Giáo vào đời sống “bằng Chánh niệm, lãnh đạo bằng thân giáo, bằng hành động, sự dấn thân”.

HOA ĐÀM

Wednesday, April 3, 2024

Tâm Quảng Nhuận | Trước thềm Đại hội: Bàn về Lãnh Đạo bằng ảnh hưởng, không phải bằng quyền lực

 

Ảnh hưởng chứ không phải quyền lực, thể hiện khả năng lãnh đạo vững chắc

“Chìa khóa để lãnh đạo thành công ngày nay là sức ảnh hưởng chứ không phải quyền lực.” – Ken Blanchard.

Những nhà lãnh đạo đích thực không lạm dụng quyền hạn (quyền lực) áp đặt lên tập thể hay mọi thành viên của mình. Thay vào đó, sử dụng ảnh hưởng để tập trung phát triển người khác.

Lãnh đạo không chỉ là có quyền đối với các thành viên khác; sự lãnh đạo tốt đẹp diễn bày ở mọi cấp độ trong một tổ chức. Khả năng lãnh đạo hiệu quả sẽ ảnh hưởng tích cực đến tập thể và những người xung quanh. Là một người có ảnh hưởng, chúng ta sẽ đưa mọi người đến thành công một cách tự nhiên bằng cách thể hiện bản thân, sự tín cẩn và cách bạn giao tiếp. Những người có ảnh hưởng thể hiện những hành vi mà mọi người đánh giá cao và muốn noi theo.

Trong một tổ chức, ảnh hưởng thường bị nhầm lẫn với quyền hạn. Để phân biệt cả hai, hãy xem ảnh hưởng như một kỹ năng mà một người áp dụng bất kể vị trí và quyền hạn nào. Những người có thẩm quyền có thể không phải là người có ảnh hưởng bẩm sinh nhưng họ phải đưa ra phương hướng. Khi các quyết định và hướng dẫn của cơ chế có thẩm quyền không được chấp nhận, thành viên có thể không cam kết đầy đủ với dự án. Tệ nhất, họ thậm chí có thể phản đối nhiệm vụ. Điều này có thể dẫn đến xói mòn lòng tin, sự xa lánh và gây tổn hại đến thanh danh của cá nhân lẫn tổ chức.

Đối với nhiều người, ảnh hưởng là một kỹ năng được phát triển theo thời gian. Những người có ảnh hưởng thường phát huy khả năng của mình bằng cách đảm nhận những nhiệm vụ đầy thử thách đòi hỏi họ phải lãnh đạo, đưa ra quyết định và thuyết phục mọi người. Ngay cả những nhân tố không có quyền hạn, chức danh cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo bằng cách tiếp nhận và điều hành các nhiệm vụ khó khăn.

Khả năng lãnh đạo vững chắc là áp dụng sự khuyến khích và thuyết phục để thành công. Chia sẻ tầm nhìn của bạn, tạo kết nối, xây dựng niềm tin cũng như trò chuyện và lắng nghe cởi mở, là những bước đầu tiên để tạo nên một tập thể, một tổ chức vững mạnh và phát triển.

___________________

Tham khảo: Lãnh đạo và quyền hạn không đồng nghĩa, Tiến sĩ David Pennington

Influence, not power, demonstrates strong leadership capabilities.

“The key to successful leadership today is influence, not power.” – Ken Blanchard.

Genuine leaders do not abuse authority (power) to impose on their team or its members. Instead, they utilize influence to focus on developing others.

Leadership isn’t just about having authority over others; effective leadership is demonstrated at all levels within an organization. Effective leadership abilities positively impact both the team and individuals around them. As influential individuals, we naturally lead others to success by demonstrating ourselves, earning trust, and communicating effectively. Influential individuals exhibit behaviors that others admire and want to emulate.

In an organization, influence is often mistaken for power. To distinguish between the two, consider influence as a skill that someone applies regardless of their position or authority. Those with authority may not inherently possess influence, but they must provide direction. When decisions and guidance from those in authority are not accepted, members may not fully commit to the project. At worst, they may even oppose the task, leading to erosion of trust, alienation, and damage to both personal and organizational reputation.

For many, influence is a skill developed over time. Influential individuals often leverage their abilities by taking on challenging tasks that require them to lead, make decisions, and persuade others. Even those without formal authority or titles can become leaders by assuming and executing difficult tasks.

Solid leadership involves encouragement and persuasion for success. Sharing your vision, building connections, fostering trust, engaging in open conversations, and actively listening are the first steps in creating a cohesive, strong, and growing team or organization.


Tuesday, March 26, 2024

Tâm Quảng Nhuận: Bàn về cơ cấu lãnh đạo hiệu quả của một tổ chức mang tầm Quốc Tế

 

Bất luận là một tổ chức đa quốc giatổ chức thế giới hay một tổ chức liên quốc gia, hoạt động của GĐPTVN ngày nay đang trải rộng khắp các Châu Lục. Giờ đây đi tìm một mô hình lãnh đạo dù đóng vai trò điều hành hay là điều hợp, cơ bản tính chất lãnh đạo vẫn tập trung chỉ một số yếu tố chính.

Lãnh đạo tốt trong các tổ chức có phạm vi quốc tế tuy cần nhưng chưa đủ để cho đó là thành công. Các cấu trúc hỗ trợ lãnh đạo rất khác nhau giữa các thành phần trên toàn cầu. Vì vậy những gợi ý sau đây nêu bật một số khái niệm khả tín và khả thi được rút ra từ kinh nghiệm của nhiều tổ chức trên thế giới đã và đang hoạt động, thông qua khả năng lãnh đạo hiệu quả. Nó nêu bật các yếu tố mà những tổ chức quốc tế có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Nhìn lại trong hai thập kỷ qua, thế giới phải trải qua những cuộc khủng hoảng khi không xây dựng được một cơ chế thích hợp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế; không tìm ra được một cơ chế thỏa đáng để dự đoán và giải quyết cú sốc kinh tế toàn cầu; không có một hệ thống, một phương tiện hiệu quả nào để đảm bảo cho công chúng toàn cầu về sức khỏe cộng đồng và trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu…v.v.

Ngay từ những năm đầu thập niên 2000, người ta đã dự định bắt tay vào một nỗ lực toàn diện để đại tu hệ thống đa phương, với các tổ chức và quy tắc được đổi mới nhằm giải quyết những thách thức được đặt ra cho nhu cầu phát triển, và rất nhiều nỗ lực đã và đang diễn ra tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc…v.v.

Tuy nhiên, lịch sử gần đây cho thấy việc đại tu toàn diện sẽ không xảy ra sớm. Hầu hết mọi nỗ lực nhằm chuyển đổi đáng kể các cơ chế hợp tác và phối hợp quốc tế đều đã thất bại, đáng thất vọng nhất là vì thiếu sự cam kết, cho thấy các chính phủ chưa sẵn sàng, hoặc không sẵn lòng. Thái độ thu hẹp ngày càng tăngNói cách khác, không có sự thay đổi lớn nào giữa các thể chế, tổ chức. Hầu như họ không từ bỏ những gì hiện có; đúng hơnsự thay thế thực tế duy nhất dường như chỉ là sự cải cách từng bước, được áp dụng để cải thiện hiệu quả hoạt động của các cơ chế đa phương, như những biến đổi căn bản cho tổng thể.

Bấy giờ, trong xu hướng toàn cầu hóa, sự lãnh đạo hiệu quả của các tổ chức có tầm vóc quốc tế càng chứng tỏ rất quan trọng, thế giới dựa vào các cơ chế này để dễ dàng cộng tác. Muốn có hiệu quả, các tổ chức cần xây dựng những cơ chế và người lãnh đạo có thể xác định và thực hiện mục tiêu của tổ chức mà không bị ràng buộc, bị ảnh hưởng quá mức với nhau. Tuy nhiên, một số trong chúng ta thậm chí còn chưa xác định được vai trò của người lãnh đạo chứ đừng nói đến việc đào tạo hoặc quản trị trên cơ sở kiến thức, năng lực và kinh nghiệm cần thiết để lãnh đạo tổ chức một cách hiệu quả, ở tầm vóc quốc tế.

Không xác định được vai trò lãnh đạo trong bối cảnh mới, đồng nghĩa không hình dung ra được toàn cảnh cơ cấu tổ chức và định hướng hoạt động như thế nào.

Thực tế rất khó tìm được thước đo để đo lường mức độ của  một “Cơ cấu và lãnh đạo hiệu quả”. Vì không phải tất cả các yếu tố quan trọng đều có thể đo lường được và đảm bảo, dẫu một số tiêu chuẩn của nhân sự lãnh đạo được phản ánh qua vấn đề tiêu chuẩn đạo đức. Song, một yếu tố quan trọng khác của khả năng lãnh đạo là “tốc độ đổi mới” và khả năng thích ứng với những thay đổi bên ngoài môi trường. Điều này rất khó đo lường hoặc so sánh giữa những tổ chức, cơ cấu khác nhau, dựa trên sự đa dạng của không gian và các lĩnh vực.

Khi một tổ chức mở rộng ra phạm vi quốc tế, chúng ta phải đối mặt với một số thách thức đặc biệt, bao gồm:

  • Cân bằng nhu cầu của cơ chế thượng tầng và hoạt động khu vực
  • Đảm bảo giao tiếp và hợp tác hiệu quả xuyên biên giới và văn hóa
  • Điều hướng các khung pháp lý và quy định khác nhau ở mỗi quốc gia
  • Xây dựng và duy trì hàng ngũ lãnh đạo địa phương vững mạnh ở mỗi quốc gia
  • Giải quyết rủi ro liên quan đến hoạt động ở nhiều quốc gia và nền văn hóa
  • Khi hàng ngũ lãnh đạo có được cơ cấu phù hợp, họ có thể vượt xa.

Nhưng khi các cấp lãnh đạo toàn cầu không tổ chức và vận hành một cách có định hướng rõ rệt, có thể tạo ra những rạn nứt lớn gây ảnh hưởng toàn cầu và làm chậm quá trình phát triển.

Bấy giờ, khi khảo sát mô hình hoạt động hiện nay thông qua cơ cấu thượng tầng, chúng ta thử xác định nền tảng hoạt động của GĐPTVN trong môi trường quốc tế là gì? Từ đó nghiệm xem, hướng phát triển như thế nào để mang lại hiệu quả mà mình mong muốn.

Một tổ chức có đặc điểm của sự kiểm soát tập trung, với các quyết định được đưa ra tại cơ sở chính và được thực hiện trên nhiều quốc gia. Mô hình này thường có cơ cấu tổ chức lớn và phức tạp, với các hoạt động khu vực được báo cáo về cơ sở chính. Mô hình này, người ta gọi là tổ chức đa quốc gia.

Trong khi đó, một tổ chức toàn cầu, có đặc điểm là cơ cấu phi tập trung, với các hoạt động tại khu vực có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc đưa ra quyết định và thúc đẩy phát triển tại khu vực. Các tổ chức toàn cầu thường có cơ cấu tổ chức phẳng hơn, với sự hợp tác đa chức năng và xuyên khu vực được đề cao.

Riêng các tổ chức liên quốc gia, đặc điểm là có cấu trúc toàn cầu, tích hợp cao, với các chức năng và hoạt động được liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa những quốc gia. Những tổ chức này thường có cơ cấu tổ chức phức tạp, tập trung mạnh vào sự cộng tác và làm việc nhóm giữa các chức năng và quốc gia.

Mặc dù định dạng như vậy, tuy nhiên một tổ chức khi mở rộng ra môi trường quốc tế, không có sự phát triển nhất định nào thông qua các cấu trúc được nêu. Con đường mà một tổ chức hành hoạt sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm mục tiêu, nguồn lực, môi trường và quốc gia mà tổ chức đó đang thâm nhập.

Một số có thể bắt đầu với tư cách là các tổ chức quốc tế và sau đó phát triển thành các tổ chức đa quốc gia, trong khi những tổ chức khác có thể ngược lại, từ tính cách đa quốc gia, sau đó áp dụng cấu trúc toàn cầu, phi tập trung hơn. Một số khác chỉ tập trung là những tổ chức hoạt động xuyên quốc gia, vẫn hiện diện toàn cầu với tính tích hợp cao.

Cuối cùng, việc lựa chọn cơ cấu sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực của tổ chức cũng như những thách thức và cơ hội mà mỗi khu vực và quốc gia đưa ra. Các tổ chức sẽ cần phải linh hoạt và có khả năng thích ứng, đồng thời sẵn sàng điều chỉnh cơ cấu của mình khi phát triển và thay đổi theo thời gian.

Từ đó có những cân nhắc để xây dựng một hàng ngũ lãnh đạo toàn cầu thành công, vì các cơ cấu khác nhau đi kèm với nhu cầu lãnh đạo khác nhau. Điều này căn bản phản ảnh rất rõ nét qua sự khác biệt của các văn bản Nội Quy hiện hành của GĐPTVN khắp các Châu Lục và Quốc Gia.

Các tổ chức đa quốc gia thường yêu cầu một cơ cấu lãnh đạo trung ương mạnh mẽ, với một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng chạy từ trụ sở chính đến các hoạt động khu vực và địa phương. Cơ chế điều hành và các nhân sự điều hành cao cấp thường làm việc tại trung tâm, với các nhân sự điều hành khu vực và địa phương báo cáo theo thể thức hàng dọc.

Các tổ chức toàn cầu có thể yêu cầu một cơ cấu lãnh đạo phi tập trung hơn, với các nhân sự điều hành khu vực hoặc địa phương có mức độ tự chủ và quyền ra quyết định cao hơn. Cơ cấu này có thể giúp đảm bảo rằng hoạt động của mỗi quốc gia được điều chỉnh phù hợp với điều kiện hoạt động của địa phương.

Các tổ chức liên quốc gia thường yêu cầu một cơ cấu lãnh đạo có tính tích hợp cao, với các nhân sự quản trị và điều hành từ các quốc gia khác nhau làm việc cùng nhau để đưa ra quyết định và thúc đẩy chiến lược toàn cầu của tổ chức. Điều này có thể liên quan đến việc giao tiếp và cộng tác thường xuyên giữa các bộ phận khác nhau của tổ chức cũng như mức độ nhận thức và độ nhạy cảm đa văn hóa cao.

Gút lại, xây dựng một tổ chức quốc tế thành công đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các cấu trúc và thách thức khác nhau của việc mở rộng ra phạm vi thế giới, cũng như phát triển khả năng lãnh đạo vững vàng hay các hệ thống và chương trình hoạt động hiệu quả hầu đảm bảo thành công trên phạm vi toàn cầu.

Song, để bắt đầu những bước mở rộng hoạt động quốc tế hay đang tìm cách đưa tổ chức chúng ta lên một tầm cao mới, việc xác định mình đang đứng ở đâu để xây dựng một hàng ngũ lãnh đạo hiệu quả với tầm nhìn thế giới, là tiền đề và luôn là điều cần thiết để thành công.

 

__________________

Tham khảo:
– Lãnh đạo hiệu quả trong các tổ chức quốc tế | Chương trình nghị sự Toàn cầu về Hệ thống Quản trị Thể chế| Đại học Oxford
– Cách xây dựng đội ngũ lãnh đạo toàn cầu thành công, Sal Silvester

Discussing the effective leadership structure
of an internationally oriented organization

Regardless of being a multinational organization, a global organization, or an intergovernmental organization, the activities of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVN) today are spreading across continents. Now, in search of a leadership model, whether it plays a directive or coordinating role, the fundamental nature of leadership still focuses on only a few key factors.

Effective leadership in international organizations, while necessary, is not sufficient for trully success. The supportive structures for leadership vary greatly among global components. Therefore, the following suggestions highlight some credible and feasible concepts drawn from the experiences of many organizations worldwide that are currently and have been operating, through effective leadership capabilities. It emphasizes the factors that international organizations can learn from each other’s experiences.

Looking back over the past two decades, the world has had to endure crises due to the failure to establish suitable mechanisms to address issues related to international peace and security; the inability to find a satisfactory mechanism to predict and resolve global economic shocks; the absence of an effective system or means to ensure global public health and address the threat of climate change, and so forth.

From the early years of the 2000s, there has been a comprehensive effort to revitalize the multilateral system, with organizations and rules being innovated to address the challenges posed by development needs, and many efforts have been made at the United Nations Security Council, and so on.

However, recent history has shown that comprehensive revitalization will not occur soon. Most efforts to significantly transform international cooperation and coordination mechanisms have failed, most disappointingly due to a lack of commitment, indicating that governments are not ready or willing. The trend of narrowing attitudes is increasing. In other words, there is no significant change among structures, organizations. They hardly give up what they have; rather, the only practical replacement seems to be incremental reform, applied to improve the effectiveness of multilateral mechanisms, as fundamental changes for the whole.

At that time, in the trend of globalization, the effective leadership of organizations with an international scope proves to be crucial, as the world relies on these mechanisms for easy collaboration. To be effective, organizations need to build mechanisms and leaders who can identify and implement the organization’s goals without being overly constrained or influenced by each other. However, some of us have not even determined the role of leadership, let alone training or managing based on the knowledge, skills, and experience necessary to lead organizations effectively on an international scale.

Failure to define leadership roles in the new context means an inability to envision the organizational structure and operational direction.

In reality, it is very difficult to find a measure to assess the level of “Effective Structure and Leadership.” Not all important factors can be measured and ensured, although some leadership personnel standards are reflected through ethical standards. However, another important factor of leadership capability is “innovation speed” and the ability to adapt to external changes in the environment. This is very difficult to measure or compare between different organizations, structures, based on the diversity of space and fields.

When an organization expands internationally, we face some specific challenges, including:

  • Balancing the needs of the upper-tier mechanism and regional operations
  • Ensuring effective cross-border and cross-cultural communication and collaboration
  • Navigating different legal frameworks and regulations in each country
  • Building and maintaining strong local leadership teams in each country
  • Addressing risks related to operations in multiple countries and cultural backgrounds
  • When leadership teams have appropriate structures, they can go far beyond.

However, when global leadership levels are not organized and operated clearly, they can create significant global cracks and slow down the development process.

Now, when surveying current operational models through the upper-tier structure, we try to identify the operational foundation of the Vietnamese Buddhist Youth Association in the international environment? From there, we will experience, how to develop in a way that brings the desired effectiveness.

An organization with the characteristics of centralized control, with decisions made at the core and implemented across multiple countries. This model often has a large and complex organizational structure, with regional activities reported to the core. This model is called a multinational organization.

Meanwhile, a global organization, characterized by a decentralized structure, with activities in regions having more autonomy in decision-making and promoting regional development. Global organizations often have flatter organizational structures, with multi-functional and cross-regional cooperation emphasized.

As for intergovernmental organizations, the characteristic is a highly integrated global structure, with functions and activities linked and closely coordinated between countries. These organizations often have complex organizational structures, focusing heavily on collaboration and teamwork between functions and countries.

Although formatted as such, however, when an organization expands into the international environment, no specific development occurs through the outlined structures. The path an organization operates will depend on several factors including goals, resources, environment, and the country the organization is penetrating.

Some may start as international organizations and then evolve into multinational organizations, while others may do the opposite, starting from a multinational nature, then applying global, more decentralized structures. Some may simply focus on cross-border operational organizations, still present globally with high integration.

Ultimately, the choice of structure will depend on the goals, resources of the organization, as well as the challenges and opportunities presented by each region and country. Organizations will need to be flexible and adaptable, willing to adjust their structures as they develop and change over time.

From there, there are considerations to build a successful global leadership team, as different structures come with different leadership needs. This fundamentally reflects very clearly through the differences in the current Statutes of the Vietnamese Buddhist Youth Association across continents and countries.

Multinational organizations often require a strong central leadership structure, with a clear chain of command running from headquarters to regional and local activities. The operating mechanisms and senior management personnel often work at the center, with regional and local management personnel reporting vertically.

Global organizations may require a more decentralized leadership structure, with regional or local management personnel having more autonomy and decision-making power. This structure can help ensure that each country’s activities are adjusted according to local operating conditions.

Intergovernmental organizations often require a highly integrated leadership structure, with management and operational personnel from different countries working together to make decisions and promote the organization’s global strategy. This may involve frequent communication and collaboration between different parts of the organization as well as a high level of cross-cultural awareness and sensitivity.

In conclusion, building a successful international organization requires careful consideration of the different structures and challenges of expanding into the global arena, as well as developing strong leadership capabilities or effective systems and programs to ensure success on a global scale.

However, to embark on expanding international operations or strive to elevate our organization to new heights, identifying where we currently stand to construct an effective leadership lineup with a global perspective is both foundational and imperative for success.

Thursday, March 21, 2024

ANH SẼ VỀ THĂM PHỐ CŨ

ANH SẼ VỀ THĂM PHỐ CŨ

Mười năm sau anh sẽ về thăm phố cũ
Màu Trường Sơn pha nắng rực trưa hè
Anh vẫn nhớ những con đường bụi đỏ
tình yêu trong ánh mắt rã rời.
Tuệ Sỹ- Rừng Vạn Giã 77

Ước Hẹn

Mười năm sau anh phải về thăm phố cũ

Vì Trường sơn không có những trưa hè

Những con đường nắng cháy

Những con đường bụi đỏ

Và tình yêu trong ánh mắt rã rời.

Tuệ Sỹ- Rừng Vạn Giã 77

Saturday, March 16, 2024

Nguyên Giác: Chuyện Hoằng Pháp Nơi Hải Ngoại


Chuyện Hoằng Pháp Nơi Hải Ngoại

Nguyên Giác

 

Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
 

Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới. Và nhiều Phật sự khác.
 

Tôi suy nghĩ, những người có tâm, có trình độ, đa tài, và đa năng như thế rất hiếm. Môi trường để hình thành các nhân tài Phật giáo như thế có khi là cơ may, như trường hợp bạn trẻ này, trưởng thành từ một gia đình có giáo dục truyền thống (con của nhà văn Doãn Quốc Sỹ), có cơ duyên gặp với nhiều vị Tăng và Ni xuất sắc từ trong nước ra tới hải ngoại (khi còn trong VN nhiều thập niên trước, bạn này từng hỗ trợ Thầy Giác Thanh, khi thầy này còn sinh tiền, trong các hoạt động từ thiện và hoằng pháp theo tông phong Thầy Nhất Hạnh), cơ duyên gặp nhiều thiện tri thức (như gặp Cư sĩ Tâm Thường Định, Cư sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang, và nhiều bạn khác), và nhiều cơ duyên khác. Câu hỏi nên nêu ra là: Làm sao các giáo hội có thể đào tạo thật nhiều những người  trẻ như thế được? Bởi vì, hiển nhiên cần thấy rằng nhiều chỗ các Tăng Ni không nên bước vào, hoặc không thể bước vào, nhưng chỉ cư sĩ mới vào được. Phải chi tất cả các chùa trong và ngoài VN đều có các cư sĩ thuần thành và đa năng như thế.
 

Khi tôi nói rằng tôi dự định sẽ viết bản tin trên báo về buổi Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Ni Kiều Đàm Di tổ chức ở Chùa Hương Sen, tại thành phố Perris, quận Riverside, California, bạn Tâm Nhuận Phúc nói là bạn sẽ viết thay cho tôi. Vậy thì tốt lắm, bạn viết giùm nhen, tôi nói, mình mừng lắm. Có anh bạn trẻ này hỗ trợ các Phật sự hiển nhiên là tuyệt vời. Tôi nói rằng viết là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Tôi từng ước mơ rằng tất cả các tăng ni cư sĩ trong và ngoài nước giỏi nghề viết, và giỏi Anh văn.
 

Cuộc nói chuyện giữa anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc và tôi tự nhiên chuyển sang Thầy Pháp Hòa, một vị Thầy nổi tiếng trên YouTube về thuyết pháp. Tôi nói, tôi kinh ngạc về hai vị thầy nổi tiếng về hoằng pháp là Thầy Nhất Hạnh và Thầy Pháp Hòa, một người viết và một người nói. Thầy Nhất Hạnh uyên bác và viết tuyệt vời, trong khi Thầy Pháp Hòa thuyết pháp thu phục số lượng người nghe lúc nào cũng kỷ lục. Môi trường đào tạo và cơ duyên để họ xuất hiện phải là nhiều đời, nhiều kiếp. Không thể nào đào tạo một kiếp mà có những vị hy hữu như thế. Nói theo kiểu Tây phương, cả hai nhà sư siêu xuất này là thiên tài. Dĩ nhiên, hai vị này cũng phải tự rèn luyện, tự học, tự mài giũa, chứ không phải tự nhiên.
 

Cuộc nói chuyện trên xe rồi cũng tự nhiên tới chỗ phân ly bộ phái. Chuyện phân ly bộ phái hiện nay đã hiển lộ ra trên các email, các egroup, Facebook, và cả trên truyền hình. Nghĩa là, khắp mọi nơi. Một số vị Nam Tông thì nói rằng kinh điển Bắc Tông là không phải lời Phật dạy. Một số vị Bắc Tông thì nói rằng tâm của các vị Nam Tông chưa tương ưng, vì còn ngồi ở hóa thành.
 

Tôi nói với bạn Tâm Nhuận Phúc rằng nếu tất cả các vị sư trong và ngoài nước đều giỏi tiếng Anh để theo dõi các cuộc thảo luận trên nhiều mạng quốc tế về bộ phái thì các vị sư trong và ngoài VN sẽ không bận tâm chuyện bộ phái nữa, và sẽ tự biết cách chọn lọc những gì có ích cho đường tu của bản thân. Nhiều người Theravada tự nhận là “Phật giáo nguyên thủy” là sai lầm, vì Theravada chỉ xuất hiện sau Đức Phật hai thế kỷ, sau thời kỳ khoảng 20 bộ phái xuất hiện và tranh luận. Đúng ra, phải dịch Theravada là Trưởng Lão Bộ.


 

Trong ngôn ngữ quốc tế hiện nay, chữ “Phật giáo nguyên thủy” là một phẩm tính, mà không phải là bộ phái, vì không có bộ phái nào như thế. Thí dụ, các Kinh Nikaya và các Kinh A Hàm được các học giả dịch là “Early Buddhism” – tức là, Phật giáo sơ thời, hay Phật giáo sơ kỳ. Tuy nhiên, ngay cả trong hai tạng Kinh này, vẫn có một số kinh đời sau chen vào. Có hai nhóm Kinh trong nhóm xưa nhất, được Đức Phật chọn cho các tăng ni cư sĩ dùng làm Kinh Nhật Tụng khi Đức Phật còn sinh tiền là hai phẩm cuối của Kinh Tập, trong Tiểu Bộ. Chúng ta sẽ thấy rằng hai nhóm kinh nhật tụng (tức là tụng đọc lớn tiếng hàng ngày) đều y hệt như ngôn ngữ Thiền Tông Trung Hoa. Độc giả thắc mắc có thể vào Google và gõ nhóm chữ “Kinh Nhật Tụng Sơ Thời” tức là, bản dịch của nhóm Kinh Atthakavagga (Phẩm Tám, Kinh Tập) và nhóm Kinh Parayanavagga (Phẩm Qua Bờ Bên Kia, Kinh Tập). Và trong hai phẩm nhật tụng này, Đức Phật không nói chuyện ngồi, không nói chuyện thở, mà chỉ nói về an tâm, nói về nhận ra sự thật của pháp giới. Vì chuyện ngồi, chuyện thở chỉ là cây gậy dò đường khi cần thiết thôi. Và đọc cho kỹ, người ta sẽ thấy phẩm chất “Phật Giáo nguyên thủy” đó nằm sẵn trong Bát Nhã Tâm Kinh, trong Kinh Kim Cang, trong Pháp Bảo Đàn Kinh.
 

Tôi nói với bạn Tâm Nhuận Phúc rằng, nếu bạn gặp ai thắc mắc chuyện bộ phái, thì bạn nên nói rằng Đức Phật không bàn chuyện bộ phái. Thí dụ, nếu có ai hỏi tôi, thì tôi sẽ nói với người thắc mắc rằng, bây giờ bạn hãy lắng tâm, nhìn vào tâm bạn xem, ngay giây phút này, đừng nghĩ ngợi gì, nhìn vào tâm xem. Rằng, có phải khoảnh khắc này là "không nghĩ thiện, không nghĩ ác" như lời Lục Tổ Huệ Năng dạy Thượng Tọa Minh, đúng không. Tương tự, Kinh Kim Cương cũng nói "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (chớ để tâm trụ vào bất kỳ pháp nào, thì đó là tâm giải thoát). Có thấy Nam hay Bắc gì không?
 

Trong nhiều Kinh Nikaya và A Hàm, Đức Phật cũng dạy "đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác"  khi Ngài nói rằng đừng nuối tiếc quá khứ, đừng mơ tưởng tương lai, và cũng đừng nắm giữ hiện tại.
 

Tương tự Kinh Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta trong Kinh Tập, viết rằng, "Thiện và ác không còn dính mắc gì nữa với người đã buông bỏ hết, không còn tạo tác gì." Và nhiều bài kệ trong Kinh Pháp Cú cũng nói phải buông bỏ cả tâm thiện và tâm ác. Thế là đủ rồi, không cần tu gì khác.Nếu không được như thế thì mới nên tu.
 

Tôi nói với bạn Tâm Nhuận Phúc, bạn hãy hỏi những người thắc mắc đó: "Lúc này, ngay khi bạn đang thấy bông hoa, đang nghe chim hót... không khởi niệm tham sân si nào hết, thì có thấy bộ phái, nam hay bắc gì chen vào trong cái thấy, cái nghe của bạn lúc này không? Hễ có cái gì chen vào là bệnh.”
 

Trường hợp ngộ đạo của ngài Xá Lợi Phất, tức là Ngài Sariputta, cũng không Nam hay Bắc gì. Khi còn là một ngoại đạo, ngài gặp một môn đệ của Đức Phật là Trưởng lão A-thuyết-thị (Assaji). Ngài Xá Lợi Phất hỏi về pháp, thì được ngài A-thuyết-thị nói "Duyên khởi kệ":
 

Các pháp nhân duyên sinh

Cũng theo nhân duyên diệt

Nhân duyên sinh diệt này

Phật Đại sa-môn thuyết.
 

Nghe xong, ngài Xá-lợi-phất liền ngộ được Đạo Lý Duyên Khởi, chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, một trong Tứ Thánh Quả. Theo sách "The Life of Sariputta" (ấn bản 1994) của ngài Nyanaponika Thera thì nghe 4 câu xong, Ngài Xá Lợi Phất chứng quả Dự Lưu (tức Tu Đà Hoàn).
 

Thấy như thế, thì không có yếu tố Nam Tông hay Bắc Tông gì. Hễ khởi tâm Nam hay Bắc là chệch đường liền.
 

Tương tự, ngài Long Thọ đời sau viết trong Trung Luận:

Chư pháp bất tự sinh/ Diệc bất tùng tha sinh / Bất cộng bất vô nhân/ Thị cố tri vô sinh/

(Các pháp không tự sinh / Cũng không từ tha sinh / Không cộng, không vô nhân / Cho nên mới biết là vô sinh)
 

Đây là cội nguồn Phật giáo nguyên thủy thực tế đang chan hòa trong Kinh luận của Bắc Tông. Người thường trực thấy như thế, chính là Thấy Tánh, thấy được pháp vô sinh, pháp vô vi… và không cần tu gì nữa, chỉ là giữ gìn cái thấy này thôi. Cả hai nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời đều nói về cái nhìn này. Đó là Thiền Tông, là cái thấy tròn đầy. Thấy Như Thật là thấy như thế, chớ không phải chuyện ngó xanh, đỏ, tím, vàng mà thấy xanh, đỏ, tím, vàng… sẽ là lạc đường.
 

Những lời ghi trên chỉ là tản mạn, nhân một chuyến đi Phật sự, hoàn toàn không có ý ám chỉ tới bất cứ ai hay bất cứ chuyện gì. Ghi lại những ý này chỉ là muốn đưa ra cái nhìn chân chính để Thấy Phật, để Thấy Pháp. Cái thấy này cũng là trong Bát Nhã Tâm Kinh. Tận thâm sâu cốt tủy kinh điển là như thế. Hễ thấy chuyện Nam hay Bắc gì đều là sai.


Nguồn: https://vietbao.com/a318514/chuyen-hoang-phap-noi-hai-ngoai

Thursday, March 7, 2024

Tâm Quảng Nhuận giới thiệu: Nhận định về Vai trò Lãnh đạo Tổ chức trong kỷ nguyên Số hóa | The Role of Leadership in a Digitalized World

 

Công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi các tổ chức một cách không thể đảo ngược. Số hóa đang định hình các tổ chức, môi trường làm việc và quy trình, tạo ra những thách thức mới mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt. Các học giả khoa học xã hội đang cố gắng tìm hiểu hiện tượng nhiều mặt này, tuy nhiên, các phát hiện đã tích lũy một cách rời rạc và phân tán trên các lĩnh vực khác nhau và dường như không hội tụ trong một bức tranh rõ ràng. Để khắc phục thiếu sót này thúc đẩy sự rõ ràng và liên kết trong cuộc tranh luận học thuật, bài viết này cung cấp một phân tích toàn diện về đóng góp của các nghiên cứu về lãnh đạo và số hóa, xác định các mô hình suy nghĩ và phát hiện trong các ngành khoa học xã hội khác nhau, như quản lý và tâm lý học. . Nó làm rõ các định nghĩa và ý tưởng chính, nêu bật các lý thuyết và phát hiện chính được các học giả rút ra. Hơn nữa, nó xác định các danh mục để tập họp các bài viết theo cấp độ phân tích vĩ mô (lãnh đạo và tổ chức điện tử, công cụ kỹ thuật số, các vấn đề đạo đức và phong trào xã hội) và cấp độ phân tích vi mô (vai trò của các nhà quản trị điều hành, kỹ năng của người lãnh đạo trong thời đại kỹ thuật số, thực hành để lãnh đạo các nhóm ảo). Những phát hiện chính cho thấy các nhà lãnh đạo là những tác nhân chính trong sự phát triển của văn hóa kỹ thuật số: họ cần tạo mối quan hệ với nhiều bên liên quan ở rải rác và tập trung vào việc hỗ trợ các quy trình hợp tác trong các bối cảnh phức tạp, đồng thời giải quyết các vấn đề đạo đức cấp bách. Với nghiên cứu này, chúng tôi góp phần thúc đẩy cuộc thảo luận trên mặt lý thuyết về chuyển đổi kỹ thuật số và lãnh đạo, đưa ra đánh giá sâu rộng và có hệ thống, đồng thời xác định các cơ hội nghiên cứu quan trọng trong tương lai để nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này.

*

Kết quả của cuộc khảo sát Eurobarometer mới nhất cho thấy phần lớn những người được hỏi cho rằng số hóa có tác động tích cực đến nền kinh tế (75%), chất lượng cuộc sống (67%) và xã hội (64%) (Ủy ban Châu Âu, 2017). Quả thực, cuộc sống hàng ngày của người dân và hoạt động kinh doanh đã bị biến đổi mạnh mẽ bởi công nghệ kỹ thuật số trong những năm qua. Số hóa cho phép kết nối hơn 8 tỷ thiết bị trên toàn thế giới (Diễn đàn kinh tế thế giới, 2018), sửa đổi giá trị và quản lý thông tin, đồng thời bắt đầu thay đổi bản chất của các tổ chức, ranh giới, tiến trình làm việc và mối quan hệ của nó (Davenport và Harris, 2007; Lorenz et cộng sự, 2015; Vidgen và cộng sự, 2017).

Chuyển đổi kỹ thuật số đề cập đến việc áp dụng danh mục công nghệ, ở các mức độ khác nhau, đã được phần lớn các công ty sử dụng: Internet (IoT), nền tảng kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội, Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học tập (ML) và Dữ liệu lớn (Dịch vụ phân tích đánh giá doanh nghiệp Harvard, 2017). Những công cụ và dụng cụ này “nhanh chóng trở thành cơ sở hạ tầng giống như điện” (Cascio và Montealegre, 2016, trang 350). Ở cấp độ vĩ mô, sự chuyển đổi sang các công nghệ khác nhau đang đặt ra chương trình nghị sự cho các cơ chế cạnh tranh, cơ cấu ngành, hệ thống làm việc và các mối quan hệ mới xuất hiện. Ở cấp độ vi mô, số hóa đã tác động đến động lực kinh doanh, tiến trình, thói quen và kỹ năng (Cascio và Montealegre, 2016).

Trên khắp các lĩnh vực khác nhau và bất kể quy mô tổ chức, các công ty đang chuyển đổi nơi làm việc của họ thành nơi làm việc kỹ thuật số. Theo quan sát của Haddud và McAllen (2018), nhiều công việc hiện nay liên quan đến việc sử dụng rộng rãi công nghệ và yêu cầu khả năng khai thác nó với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, số hóa đang được coi là kẻ phá hủy và tạo ra việc làm trên toàn cầu, thúc đẩy sự chuyển đổi sâu sắc về yêu cầu công việc. Do đó, các nhà lãnh đạo cần đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng của nhân viên, nhằm nỗ lực hỗ trợ và động viên họ khi đối mặt với những khó khăn trong học tập và những thách thức đòi hỏi cao về mặt nhận thứcHơn nữa, việc tăng cường kết nối và chia sẻ thông tin đang góp phần phá vỡ hệ thống phân cấp, chức năng và ranh giới tổ chức, cuối cùng dẫn đến việc chuyển đổi hoạt động dựa trên nhiệm vụ thành nhiều hoạt động dựa trên dự án hơn, trong đó thành viên được yêu cầu trực tiếp tham gia vào việc tạo ra giá trị gia tăng mới. Do đó, vai trò lãnh đạo đã trở nên quan trọng để nắm bắt được giá trị thực sự của số hóa, đặc biệt là bằng cách quản trị điều hành và giữ chân nhân tài thông qua việc tiếp cận, kết nối và gắn kết tốt hơn với thành viên (Harvard Business Review Analytic Services, 2017; Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 2018)Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cần phải chịu trách nhiệm giải quyết những mối lo ngại mới về tính nhân văn phát sinh từ mặt tối của chuyển đổi kỹ thuật số. Ví dụ, liên quan đến việc khai thác các quy trình số hóa để gây ra tình trạng quá tải thông tin cho thành viên hoặc làm mờ đi ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân của một người.

Trong vài thập kỷ qua, các học giả về lãnh đạo đã cố gắng theo dõi tác động của quá trình số hóa. Một phần của cuộc thảo luận học thuật tập trung vào vai trò của khả năng của các nhà lãnh đạo trong việc tích hợp chuyển đổi kỹ thuật số vào tổ chức của họ, đồng thời truyền cảm hứng cho thành viên đón nhận sự thay đổi, điều này thường được coi là mối đe dọa đối với hiện trạng (Gardner và cộng sự, 2010; Kirkland, 2014). Để làm rõ cuộc thảo luận này, khái niệm lãnh đạo điện tử đã được đưa ra để mô tả một hình mẫu mới về các nhà lãnh đạo thường xuyên tương tác với công nghệ (Avolio và cộng sự, 2000; xem thêm Avolio và cộng sự, 2014 để đánh giá). Theo đó, lãnh đạo điện tử được định nghĩa là “quá trình ảnh hưởng xã hội được trung gian bởi Công nghệ thông tin tiến bộ (AIT) nhằm tạo ra sự thay đổi về thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và/hoặc hiệu suất với các cá nhân, nhóm và/hoặc tổ chức” (Avolio và cộng sự, 2000, trang 617).

Bất chấp sự quan tâm ngày càng tăng trong việc thảo luận về mối quan hệ giữa công nghệ kỹ thuật số và khả năng lãnh đạo, các đóng góp vẫn được tích lũy một cách rời rạc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự phân mảnh này đã khiến các học giả gặp khó khăn “để phát hiện các mô hình thay đổi lớn hơn do chuyển đổi kỹ thuật số” (Schwarzmüller và cộng sự, 2018, trang 114). Nó cũng gợi ý rằng các học giả đã dựa vào nhiều mô hình lý thuyết để giải thích hiện tượng này. Thật vậy, nếu một mặt rõ ràng là các tổ chức đang thay đổi do cải tiến công nghệ thì mặt khác, cách thức diễn ra sự chuyển đổi vẫn còn đang được tranh luận. Hơn nữa, do sự phát triển và triển khai công nghệ số thay đổi nhanh chóng nên cần phải liên tục cập nhật và xem xét những đóng góp mới nhất cho chủ đề này.

Bài tham luận này giải quyết các vấn đề nêu trên bằng cách hệ thống hóa các tài liệu về số hóa và lãnh đạo đã được tích lũy trên các lĩnh vực khác nhau, đồng thời áp dụng cách tiếp cận liên ngành và hệ thống hóa các bài nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau phân tích số hóa và lãnh đạo. Cụ thể, tham luận này xem xét các tài liệu về sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi các nhà lãnh đạo và vai trò lãnh đạo như thế nào. Hơn nữa, nó biên tập và tóm tắt tài liệu, xem xét cả khuôn khổ lý thuyết và kết quả thực nghiệm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về cả nội dung của cuộc tranh luận và nền tảng thực tế của nó. Cuối cùng, dựa trên những phát hiện tổng quan này, chúng tôi đưa ra những gợi ý về hướng nghiên cứu trong tương lai.

Việc xem xét hiện tại dựa trên các điều kiện sau đây. Đầu tiên, chúng tôi dựa vào một định nghĩa rộng về lãnh đạo, trong đó người lãnh đạo được hiểu là người hướng dẫn một nhóm người, một tổ chức hoặc trao quyền cho các quá trình chuyển đổi của họ. Thứ hai, xem xét các nghiên cứu đề cập rõ ràng đến sự chuyển đổi kỹ thuật số hoặc công nghệ. Qua đó, đánh giá của chúng tôi được hướng dẫn bởi các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Các khung lý thuyết chính hướng dẫn thảo luận học thuật về chuyển đổi kỹ thuật số và lãnh đạo là gì? (ii) Các hạng mục chính nổi lên từ những đóng góp đề cập đến mối quan hệ giữa chuyển đổi kỹ thuật số và khả năng lãnh đạo là gì? Và (iii) Đâu là những hướng nghiên cứu chính trong tương lai mà các học giả nên xem xét?

Bài tham luận này có cấu trúc như sau: Đầu tiên, nó mô tả phương pháp được sử dụng; Thứ hai, nó đề xuất phân loại các phát hiện dựa trên khuôn khổ và nội dung lý thuyết. Cuối cùng, nó mô tả ý nghĩa của những phát hiện của chúng tôi đối với cả nghiên cứu và thực hành, đồng thời đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai.

____________________

* Lược dịch theo tài liệu: The Role of Leadership in a Digitalized World: A Review Laura Cortellazzo, Elena Bruni & Rita Zampieri | Frontiers Media S.A.

Monday, March 4, 2024

KIM QUANG BUDDHIST YOUTH SCHOLARSHIP 2024 - HỌC BỔNG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ KIM QUANG 2024

 Dear all,

With graduation looming, our Kim Quang scholarships for 2024 are now open with minimum three awards, worths $750 each! Applications are open until June 30, 2023 by 11:59PM PST. GĐPT Kim Quang sẽ phát 3 học bổng trị giá ít nhất $750 USD cho ba em có những điều kiện  tốt nhất được nêu trên.  Applications with all attachments must be submit online by June 30, 2024 11:59PM:  Xin nộp đơn trên mạng trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 11:59PM:  

Direct link to the scholarship application:


KIM QUANG BUDDHIST YOUTH SCHOLARSHIP

HỌC BỔNG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ KIM QUANG

Purpose:  

The purpose of the Kim Quang Buddhist Youth Scholarship is designed to provide a small financial reward  and encouragement to students who demonstrate commitment to GÐPT, academic excellence, and a  willingness to contribute to the betterment of their families, schools, and community. One of our goals at  GÐPT is to instill the principle that happiness and social well-being of each individual, our families, and  communities will depend upon the daily practice and application of the basic teaching of Buddha –  compassion and wisdom; commitment to excellence; and service to others. Thus, we believe this scholarship  will be served as an encouragement to continue these efforts and a small reward for the diligent practice of  the Buddha’s teaching.  

Mục Đích:  

Học Bổng GĐPT Kim Quang nhằm khích lệ tinh thần và một chút tài chánh để khuyến khích những đoàn  sinh hiểu biết những căn bản của GĐPT, và có lý tưởng phục vụ cho gia đình, học đường, và xã hội. Ở  GĐPT, chúng tôi hiểu là hạnh phúc và an lạc của mỗi cá nhân, gia đình, và xã hội sẽ tùy thuộc vào nền tảng  giáo lý căn bản của Đạo Phật - Từ bi, Trí tuệ - và cũng tùy thuộc vào những người có tinh thần phục vụ cho  lợi ích nhân sinh. Những nguyên tắc trên là kim chỉ nam của tổ chức GĐPT; đã được hướng dẫn và dạy dỗ  cho đoàn sinh ở mọi lứa tuổi. Vì vậy cho nên chúng tôi tin là học bổng này sẽ hỗ trợ các em tiếp tục lý  tưởng phục vụ trên.  


Eligibility Requirements:  

- Current high school senior graduating in June 2024  

- Vietnamese heritage or at least 50% Asian heritage  

- Currently an active member of GÐPT in the United States of America with a minimum of 2 years  membership.  

- Plan to attend a community college or university in Fall 2024  

Điều Kiện:  

- Đang là học sinh lớp 12 niên khóa 2023-2024 và sẽ tốt nghiệp Trung Học vào tháng 6/2024  - Tối thiểu là 50% gốc Việt Nam hoặc Á Châu  

- Đang thường xuyên sinh hoạt với GĐPT ở Hoa Kỳ với ít nhất 2 năm thâm niên  - Sẽ ghi danh học cao đẳng hoặc đại học vào mùa thu 2024  

A Completed Application Includes:  

- Completed application form (google form-see attached link)  

- 1-2 page personal statement or 500 words essay - approximately (see application for questions)  - Current high school grade transcript with minimum GPA 3.3 weighted  

- At least one letter of recommendation  


Hồ Sơ Gồm Có:  

- Điền đơn đính kèm đầy đủ  

- Viết bài luận ngắn về mình, hoặc bài tiểu luận khoảng 500 từ (xem câu hỏi trong đơn kèm)  - Phiếm điểm của trường trung học với GPA tối thiểu là 3.3  

- Ít nhất là một lá thư giới thiệu  


Selection Criteria & Process:  

The criteria for selecting scholarship recipients are: personal strengths, (such as maturity,  motivation and potential to succeed), knowledge of GÐPT’s philosophy and Buddhism, community  contribution, and academic achievement.  

The Kim Quang Buddhist Youth Organization will award 3 scholarships, worth a minimum of  $750 each, to the three most qualified students.  

Điều Kiện Tuyển Chọn:  

Những khả năng cá nhân, (v.d. sự trưởng thành, động cơ, khả năng thành đạt), thông hiểu mục đích  và đường hướng của tổ chức GĐPT và Phật giáo, đóng góp cho cộng đồng, và có khả năng học lực cao.  

GĐPT Kim Quang sẽ phát 3 học bổng trị giá ít nhất $750 USD cho ba em có những điều kiện  tốt nhất được nêu trên.  

Applications with all attachments must be submit online by June 30, 2024 11:59PM:  Xin nộp đơn trên mạng trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 11:59PM:  

https://forms.gle/GbxWvcSwbzF8ZKfz8  


For More Information:  

This application can be downloaded from GÐPT Kim Quang website at  

http://www.gdptkimquang.org . For additional information, please email: Kim Quang Buddhist Youth  Scholarship Committee at kimquangscholarship@gmail.com  

Chi Tiết:  

Đơn Xin Học Bổng có thể lấy xuống từ trang nhà GÐPT Kim Quang tại  

http://www.gdptkimquang.org . Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc điện thư: Học Bổng GĐPT Kim  Quang tại kimquangscholarship@gmail.com