Tuesday, March 26, 2024

Tâm Quảng Nhuận: Bàn về cơ cấu lãnh đạo hiệu quả của một tổ chức mang tầm Quốc Tế

 

Bất luận là một tổ chức đa quốc giatổ chức thế giới hay một tổ chức liên quốc gia, hoạt động của GĐPTVN ngày nay đang trải rộng khắp các Châu Lục. Giờ đây đi tìm một mô hình lãnh đạo dù đóng vai trò điều hành hay là điều hợp, cơ bản tính chất lãnh đạo vẫn tập trung chỉ một số yếu tố chính.

Lãnh đạo tốt trong các tổ chức có phạm vi quốc tế tuy cần nhưng chưa đủ để cho đó là thành công. Các cấu trúc hỗ trợ lãnh đạo rất khác nhau giữa các thành phần trên toàn cầu. Vì vậy những gợi ý sau đây nêu bật một số khái niệm khả tín và khả thi được rút ra từ kinh nghiệm của nhiều tổ chức trên thế giới đã và đang hoạt động, thông qua khả năng lãnh đạo hiệu quả. Nó nêu bật các yếu tố mà những tổ chức quốc tế có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Nhìn lại trong hai thập kỷ qua, thế giới phải trải qua những cuộc khủng hoảng khi không xây dựng được một cơ chế thích hợp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế; không tìm ra được một cơ chế thỏa đáng để dự đoán và giải quyết cú sốc kinh tế toàn cầu; không có một hệ thống, một phương tiện hiệu quả nào để đảm bảo cho công chúng toàn cầu về sức khỏe cộng đồng và trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu…v.v.

Ngay từ những năm đầu thập niên 2000, người ta đã dự định bắt tay vào một nỗ lực toàn diện để đại tu hệ thống đa phương, với các tổ chức và quy tắc được đổi mới nhằm giải quyết những thách thức được đặt ra cho nhu cầu phát triển, và rất nhiều nỗ lực đã và đang diễn ra tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc…v.v.

Tuy nhiên, lịch sử gần đây cho thấy việc đại tu toàn diện sẽ không xảy ra sớm. Hầu hết mọi nỗ lực nhằm chuyển đổi đáng kể các cơ chế hợp tác và phối hợp quốc tế đều đã thất bại, đáng thất vọng nhất là vì thiếu sự cam kết, cho thấy các chính phủ chưa sẵn sàng, hoặc không sẵn lòng. Thái độ thu hẹp ngày càng tăngNói cách khác, không có sự thay đổi lớn nào giữa các thể chế, tổ chức. Hầu như họ không từ bỏ những gì hiện có; đúng hơnsự thay thế thực tế duy nhất dường như chỉ là sự cải cách từng bước, được áp dụng để cải thiện hiệu quả hoạt động của các cơ chế đa phương, như những biến đổi căn bản cho tổng thể.

Bấy giờ, trong xu hướng toàn cầu hóa, sự lãnh đạo hiệu quả của các tổ chức có tầm vóc quốc tế càng chứng tỏ rất quan trọng, thế giới dựa vào các cơ chế này để dễ dàng cộng tác. Muốn có hiệu quả, các tổ chức cần xây dựng những cơ chế và người lãnh đạo có thể xác định và thực hiện mục tiêu của tổ chức mà không bị ràng buộc, bị ảnh hưởng quá mức với nhau. Tuy nhiên, một số trong chúng ta thậm chí còn chưa xác định được vai trò của người lãnh đạo chứ đừng nói đến việc đào tạo hoặc quản trị trên cơ sở kiến thức, năng lực và kinh nghiệm cần thiết để lãnh đạo tổ chức một cách hiệu quả, ở tầm vóc quốc tế.

Không xác định được vai trò lãnh đạo trong bối cảnh mới, đồng nghĩa không hình dung ra được toàn cảnh cơ cấu tổ chức và định hướng hoạt động như thế nào.

Thực tế rất khó tìm được thước đo để đo lường mức độ của  một “Cơ cấu và lãnh đạo hiệu quả”. Vì không phải tất cả các yếu tố quan trọng đều có thể đo lường được và đảm bảo, dẫu một số tiêu chuẩn của nhân sự lãnh đạo được phản ánh qua vấn đề tiêu chuẩn đạo đức. Song, một yếu tố quan trọng khác của khả năng lãnh đạo là “tốc độ đổi mới” và khả năng thích ứng với những thay đổi bên ngoài môi trường. Điều này rất khó đo lường hoặc so sánh giữa những tổ chức, cơ cấu khác nhau, dựa trên sự đa dạng của không gian và các lĩnh vực.

Khi một tổ chức mở rộng ra phạm vi quốc tế, chúng ta phải đối mặt với một số thách thức đặc biệt, bao gồm:

  • Cân bằng nhu cầu của cơ chế thượng tầng và hoạt động khu vực
  • Đảm bảo giao tiếp và hợp tác hiệu quả xuyên biên giới và văn hóa
  • Điều hướng các khung pháp lý và quy định khác nhau ở mỗi quốc gia
  • Xây dựng và duy trì hàng ngũ lãnh đạo địa phương vững mạnh ở mỗi quốc gia
  • Giải quyết rủi ro liên quan đến hoạt động ở nhiều quốc gia và nền văn hóa
  • Khi hàng ngũ lãnh đạo có được cơ cấu phù hợp, họ có thể vượt xa.

Nhưng khi các cấp lãnh đạo toàn cầu không tổ chức và vận hành một cách có định hướng rõ rệt, có thể tạo ra những rạn nứt lớn gây ảnh hưởng toàn cầu và làm chậm quá trình phát triển.

Bấy giờ, khi khảo sát mô hình hoạt động hiện nay thông qua cơ cấu thượng tầng, chúng ta thử xác định nền tảng hoạt động của GĐPTVN trong môi trường quốc tế là gì? Từ đó nghiệm xem, hướng phát triển như thế nào để mang lại hiệu quả mà mình mong muốn.

Một tổ chức có đặc điểm của sự kiểm soát tập trung, với các quyết định được đưa ra tại cơ sở chính và được thực hiện trên nhiều quốc gia. Mô hình này thường có cơ cấu tổ chức lớn và phức tạp, với các hoạt động khu vực được báo cáo về cơ sở chính. Mô hình này, người ta gọi là tổ chức đa quốc gia.

Trong khi đó, một tổ chức toàn cầu, có đặc điểm là cơ cấu phi tập trung, với các hoạt động tại khu vực có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc đưa ra quyết định và thúc đẩy phát triển tại khu vực. Các tổ chức toàn cầu thường có cơ cấu tổ chức phẳng hơn, với sự hợp tác đa chức năng và xuyên khu vực được đề cao.

Riêng các tổ chức liên quốc gia, đặc điểm là có cấu trúc toàn cầu, tích hợp cao, với các chức năng và hoạt động được liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa những quốc gia. Những tổ chức này thường có cơ cấu tổ chức phức tạp, tập trung mạnh vào sự cộng tác và làm việc nhóm giữa các chức năng và quốc gia.

Mặc dù định dạng như vậy, tuy nhiên một tổ chức khi mở rộng ra môi trường quốc tế, không có sự phát triển nhất định nào thông qua các cấu trúc được nêu. Con đường mà một tổ chức hành hoạt sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm mục tiêu, nguồn lực, môi trường và quốc gia mà tổ chức đó đang thâm nhập.

Một số có thể bắt đầu với tư cách là các tổ chức quốc tế và sau đó phát triển thành các tổ chức đa quốc gia, trong khi những tổ chức khác có thể ngược lại, từ tính cách đa quốc gia, sau đó áp dụng cấu trúc toàn cầu, phi tập trung hơn. Một số khác chỉ tập trung là những tổ chức hoạt động xuyên quốc gia, vẫn hiện diện toàn cầu với tính tích hợp cao.

Cuối cùng, việc lựa chọn cơ cấu sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực của tổ chức cũng như những thách thức và cơ hội mà mỗi khu vực và quốc gia đưa ra. Các tổ chức sẽ cần phải linh hoạt và có khả năng thích ứng, đồng thời sẵn sàng điều chỉnh cơ cấu của mình khi phát triển và thay đổi theo thời gian.

Từ đó có những cân nhắc để xây dựng một hàng ngũ lãnh đạo toàn cầu thành công, vì các cơ cấu khác nhau đi kèm với nhu cầu lãnh đạo khác nhau. Điều này căn bản phản ảnh rất rõ nét qua sự khác biệt của các văn bản Nội Quy hiện hành của GĐPTVN khắp các Châu Lục và Quốc Gia.

Các tổ chức đa quốc gia thường yêu cầu một cơ cấu lãnh đạo trung ương mạnh mẽ, với một chuỗi mệnh lệnh rõ ràng chạy từ trụ sở chính đến các hoạt động khu vực và địa phương. Cơ chế điều hành và các nhân sự điều hành cao cấp thường làm việc tại trung tâm, với các nhân sự điều hành khu vực và địa phương báo cáo theo thể thức hàng dọc.

Các tổ chức toàn cầu có thể yêu cầu một cơ cấu lãnh đạo phi tập trung hơn, với các nhân sự điều hành khu vực hoặc địa phương có mức độ tự chủ và quyền ra quyết định cao hơn. Cơ cấu này có thể giúp đảm bảo rằng hoạt động của mỗi quốc gia được điều chỉnh phù hợp với điều kiện hoạt động của địa phương.

Các tổ chức liên quốc gia thường yêu cầu một cơ cấu lãnh đạo có tính tích hợp cao, với các nhân sự quản trị và điều hành từ các quốc gia khác nhau làm việc cùng nhau để đưa ra quyết định và thúc đẩy chiến lược toàn cầu của tổ chức. Điều này có thể liên quan đến việc giao tiếp và cộng tác thường xuyên giữa các bộ phận khác nhau của tổ chức cũng như mức độ nhận thức và độ nhạy cảm đa văn hóa cao.

Gút lại, xây dựng một tổ chức quốc tế thành công đòi hỏi phải xem xét cẩn thận các cấu trúc và thách thức khác nhau của việc mở rộng ra phạm vi thế giới, cũng như phát triển khả năng lãnh đạo vững vàng hay các hệ thống và chương trình hoạt động hiệu quả hầu đảm bảo thành công trên phạm vi toàn cầu.

Song, để bắt đầu những bước mở rộng hoạt động quốc tế hay đang tìm cách đưa tổ chức chúng ta lên một tầm cao mới, việc xác định mình đang đứng ở đâu để xây dựng một hàng ngũ lãnh đạo hiệu quả với tầm nhìn thế giới, là tiền đề và luôn là điều cần thiết để thành công.

 

__________________

Tham khảo:
– Lãnh đạo hiệu quả trong các tổ chức quốc tế | Chương trình nghị sự Toàn cầu về Hệ thống Quản trị Thể chế| Đại học Oxford
– Cách xây dựng đội ngũ lãnh đạo toàn cầu thành công, Sal Silvester

Discussing the effective leadership structure
of an internationally oriented organization

Regardless of being a multinational organization, a global organization, or an intergovernmental organization, the activities of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVN) today are spreading across continents. Now, in search of a leadership model, whether it plays a directive or coordinating role, the fundamental nature of leadership still focuses on only a few key factors.

Effective leadership in international organizations, while necessary, is not sufficient for trully success. The supportive structures for leadership vary greatly among global components. Therefore, the following suggestions highlight some credible and feasible concepts drawn from the experiences of many organizations worldwide that are currently and have been operating, through effective leadership capabilities. It emphasizes the factors that international organizations can learn from each other’s experiences.

Looking back over the past two decades, the world has had to endure crises due to the failure to establish suitable mechanisms to address issues related to international peace and security; the inability to find a satisfactory mechanism to predict and resolve global economic shocks; the absence of an effective system or means to ensure global public health and address the threat of climate change, and so forth.

From the early years of the 2000s, there has been a comprehensive effort to revitalize the multilateral system, with organizations and rules being innovated to address the challenges posed by development needs, and many efforts have been made at the United Nations Security Council, and so on.

However, recent history has shown that comprehensive revitalization will not occur soon. Most efforts to significantly transform international cooperation and coordination mechanisms have failed, most disappointingly due to a lack of commitment, indicating that governments are not ready or willing. The trend of narrowing attitudes is increasing. In other words, there is no significant change among structures, organizations. They hardly give up what they have; rather, the only practical replacement seems to be incremental reform, applied to improve the effectiveness of multilateral mechanisms, as fundamental changes for the whole.

At that time, in the trend of globalization, the effective leadership of organizations with an international scope proves to be crucial, as the world relies on these mechanisms for easy collaboration. To be effective, organizations need to build mechanisms and leaders who can identify and implement the organization’s goals without being overly constrained or influenced by each other. However, some of us have not even determined the role of leadership, let alone training or managing based on the knowledge, skills, and experience necessary to lead organizations effectively on an international scale.

Failure to define leadership roles in the new context means an inability to envision the organizational structure and operational direction.

In reality, it is very difficult to find a measure to assess the level of “Effective Structure and Leadership.” Not all important factors can be measured and ensured, although some leadership personnel standards are reflected through ethical standards. However, another important factor of leadership capability is “innovation speed” and the ability to adapt to external changes in the environment. This is very difficult to measure or compare between different organizations, structures, based on the diversity of space and fields.

When an organization expands internationally, we face some specific challenges, including:

  • Balancing the needs of the upper-tier mechanism and regional operations
  • Ensuring effective cross-border and cross-cultural communication and collaboration
  • Navigating different legal frameworks and regulations in each country
  • Building and maintaining strong local leadership teams in each country
  • Addressing risks related to operations in multiple countries and cultural backgrounds
  • When leadership teams have appropriate structures, they can go far beyond.

However, when global leadership levels are not organized and operated clearly, they can create significant global cracks and slow down the development process.

Now, when surveying current operational models through the upper-tier structure, we try to identify the operational foundation of the Vietnamese Buddhist Youth Association in the international environment? From there, we will experience, how to develop in a way that brings the desired effectiveness.

An organization with the characteristics of centralized control, with decisions made at the core and implemented across multiple countries. This model often has a large and complex organizational structure, with regional activities reported to the core. This model is called a multinational organization.

Meanwhile, a global organization, characterized by a decentralized structure, with activities in regions having more autonomy in decision-making and promoting regional development. Global organizations often have flatter organizational structures, with multi-functional and cross-regional cooperation emphasized.

As for intergovernmental organizations, the characteristic is a highly integrated global structure, with functions and activities linked and closely coordinated between countries. These organizations often have complex organizational structures, focusing heavily on collaboration and teamwork between functions and countries.

Although formatted as such, however, when an organization expands into the international environment, no specific development occurs through the outlined structures. The path an organization operates will depend on several factors including goals, resources, environment, and the country the organization is penetrating.

Some may start as international organizations and then evolve into multinational organizations, while others may do the opposite, starting from a multinational nature, then applying global, more decentralized structures. Some may simply focus on cross-border operational organizations, still present globally with high integration.

Ultimately, the choice of structure will depend on the goals, resources of the organization, as well as the challenges and opportunities presented by each region and country. Organizations will need to be flexible and adaptable, willing to adjust their structures as they develop and change over time.

From there, there are considerations to build a successful global leadership team, as different structures come with different leadership needs. This fundamentally reflects very clearly through the differences in the current Statutes of the Vietnamese Buddhist Youth Association across continents and countries.

Multinational organizations often require a strong central leadership structure, with a clear chain of command running from headquarters to regional and local activities. The operating mechanisms and senior management personnel often work at the center, with regional and local management personnel reporting vertically.

Global organizations may require a more decentralized leadership structure, with regional or local management personnel having more autonomy and decision-making power. This structure can help ensure that each country’s activities are adjusted according to local operating conditions.

Intergovernmental organizations often require a highly integrated leadership structure, with management and operational personnel from different countries working together to make decisions and promote the organization’s global strategy. This may involve frequent communication and collaboration between different parts of the organization as well as a high level of cross-cultural awareness and sensitivity.

In conclusion, building a successful international organization requires careful consideration of the different structures and challenges of expanding into the global arena, as well as developing strong leadership capabilities or effective systems and programs to ensure success on a global scale.

However, to embark on expanding international operations or strive to elevate our organization to new heights, identifying where we currently stand to construct an effective leadership lineup with a global perspective is both foundational and imperative for success.

No comments:

Post a Comment