Tuyển Tập Thơ “TÂM TRONG”: Khi 10 Nhà Thơ Hội Ngộ
Nguyên Giác
Xin mời đọc
hai dòng thơ lục bát sau:
Khom lưng nhặt
hạt bồ đề
Hỏi tâm mới
thấy tỉnh mê kiếp người…
Đó là thơ của
thi sĩ Nguyễn Thanh Huy ở trang 152, trong tập “Tâm Trong” – một tuyển tập thơ
đầy đạo vị, và cũng là một cuộc hội ngộ hy hữu, của 10 nhà thơ.
Trong những
ngày Xuân, không gì vui hơn là đóng vai độc giả để lắng nghe cuộc hội ngộ của
10 nhà thơ (và hiển nhiên, may mắn là, ngồi đọc sẽ đỡ mệt nhọc hơn là “khom
lưng nhặt hạt bồ đề”)…
Và do vậy,
chữ nghĩa của họ rất là phiêu bồng.
*
Tuyển tập
thơ “Tâm Trong” xuất bản bởi NXB Trung Đạo cuối năm 2015, ngay trong Lời Nói Đầu
đã giải thích cơ duyên hội ngộ 10 thi sĩ với những hình ảnh rất Thiền vị, rằng
đây là một thuận duyên, rằng cái đẹp là quay về chính mình, rằng đây chỉ là
bóng nhạn lướt qua sông, hay tựa tơ trời bãng lãng…
Trích Lời
Nói Đầu do Bạch Xuân Phẻ viết, như sau:
“Xin cảm ơn!
Cuốn sách nằm trong tay của quý vị là một thuận duyên cho tất cả chúng ta đang
có mặt với nhau, giữa người đọc và người viết. Nơi đây là sự gặp gỡ giữa những
tấm lòng vị tha đang cùng hướng gần đến Chân-Thiện-Mỹ. Ai trong chúng ta đều có
những nỗi niềm, kỷ niệm, hoài vọng, ước mơ và hy vọng. Chúng ta đều biết thổn
thức, trăn trở, rung động hay cảm nhận trước những gì xảy ra xung quanh chúng
ta. Nhưng cái khó hơn là nhận chân những gì đang xảy ra ở trong ta. Cái hay,
cái đẹp, phải chăng là sự quay về với chính mình. Cho và nhận tuy hai là một.
Nhận và cho tuy một nhưng hai. Vì thế giữa người đọc và người viết không có một
khoảng cách, có chăng chỉ là bóng nhạn lướt qua sông hay tựa tơ trời bãng
lãng.
Cuốn sách
này là một nỗ lực chung để làm văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam ngày càng phong phú
hơn và được phát hành qua hệ thống Amazon, và nếu có lợi nhuận (sau khi ấn
loát), số tiền lời sẽ được nhà xuất bản làm việc văn hoá xã hội. Tuyển tập này
sắp đặt theo thứ tự của họ tên người viết, bao gồm: Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn,
Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng-Du, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Phúc Sông
Hương, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn và Tuệ Lạc. Rất mong sự hoan hỷ và biết
ơn của tất cả quý vị, người đọc và người viết…” (trang 5)
*
Khi 10 thi
sĩ gặp nhau -- trong đó có một nhà sư (và là nhà thư pháp nổi tiếng ở San Jose)
và hầu hết là các cư sĩ đã gần trọn đời gánh vác Phật sự -- ai cũng sẽ hình
dung được rằng, vị cư sĩ thứ 11 sẽ từ mặt đất hiện lên (xin hiểu, đất Tâm) để
hoan hỷ, tán thán về hạnh phòng hộ Tâm Trong: đó là khi nhà bình luận Huỳnh Kim
Quang bước tới, đọc thơ và giới thiệu qua bài “Vào Cõi Tâm Trong” trên Việt Báo
ngày 25-12-2015 – trích như sau:
"...Tâm
Trong là lòng sạch như băng tuyết trên đỉnh cao chót vót, là lòng trong sáng rạng
ngời như nhật nguyệt trên tầng không bao la vô tận. Như mặt hồ trong và lặng có
thể phản chiếu ánh trăng trong sáng tròn đầy, tâm trong lắng xuống những ô trược
để phản chiếu tự tánh thanh tịnh hồn nhiên.
“Hồ tâm phẳng
lặng lung linh trăng vàng.”
(Dưới Nhành
Liễu Xanh, Huyền)
Nhà Phật gọi
tâm đó là tâm chúng sinh, gồm có chân và vọng, thật và giả, Phật và chúng sinh.
Cái tâm trong đó bao trùm tất cả các pháp, lớn thì như cõi thái hư mười phương
pháp giới, nhỏ thì như một hạt bụi vi trần mắt phàm không thấy nổi. Từ tâm đó
mà các pháp sinh. Từ tâm đó mà thơ ra đời. Tâm càng trong cảnh hiện càng rõ,
càng nguyên sơ. Khi tâm cảnh hòa quyện lấy nhau, thơ sẽ là âm ba, là giai điệu
oà vỡ trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Tâm càng trong, thơ càng vi diệu,
mượt mà, sâu lắng, rung động lòng người..."(hết trích)
*
Trước tiên
là thơ Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định).
Trong loạt Những Bài Thơ Haiku về Trăng, nơi Bài số 5, trang 9, trích:
Trăng thuỷ
tinh lấp lánh
Lung linh mặt
nước động chân nguyên
Tỉnh - quay
về Phật tánh.
Hay trong
bài Lời Nhắn Tình Yêu, trang 11, họ Bạch viết:
…Có ai về bến
đó
Cho tôi gởi
đôi lời
Phù du cười
cát bụi
Ngậm ngùi miền
tử sinh.
Hay là bài
Vô Ngôn, trang 17, họ Bạch viết:
Kính tặng Thầy
Minh Đạt
Điện Phật trầm
hương tỏa
Trăng khuya
soi dáng gầy
Thầy trầm tư
tĩnh tọa
Vô ngôn thay
cảnh này.
*
Nhà thơ thứ nhì trong tuyển tập là thi sĩ Hàn Long Ẩn,
cũng là nhà thư pháp.
Trong bài Vết
Cháy Thời Gian, thi sĩ HLA nơi trang 32 viết:
Ta cắn vỡ thời
gian tìm kỷ niệm
Nghe đời
mình loang lỗ vết máu xanh
Mắt đã ráo
khô đôi dòng lệ
Mùa thu ơi,
chiếc lá mục trên cành… (hết trích)
Hay là trong
bài “Ở Hai Đầu Sanh Tử” thi sĩ Hàn Long Ẩn viết:
…Ở hai đầu
sanh tử
Là cuộc mộng
bắt đầu
Ta làm người
lữ khách
Gánh mãi một
niềm đau… (hết trích)
*
Nhà thơ thứ
ba trong tuyển tập là Huyền.
Trong bài
thơ tựa đề “Sư đi Sư lại về” nơi trang 65-66, được ghi là “Thay lẵng hoa tang
kính dâng Giác linh Hòa Thượng Thích Huyền Quang,” nhà thơ Huyển viết, trích:
“...Cuộc đời
là tạm bợ
Sư thị hiện
ta-bà
Hoá thân là
khách trọ
Sư gieo mầm
liên hoa
.
Nơi ao tù nước
đọng
Sư gạn đục lắng
trong
Từ khô cằn sỏi
đá
Từng bước Sư
thong dong
.
Huyễn mộng
bào ảnh thôi!
Sư hóa cánh
chim trời
Băng ngang
vùng bão nổi
Mưa sầu
giăng muôn nơi
.
Sư đứng bên
bờ Giác
Dõi mắt về bờ
Mê
Thương chúng
sanh lầm lạc
Sư đi Sư lại
về
.
Sư bước xuống
dòng sông
Bùn nhơ hoá
nước trong
Liên hoa toà
nở rộng
Đưa Sư ngược
bến Không
.
Không đến
cũng không đi
Không tụ
không phân ly
Cùng pháp giới
vô vi
Sư đi Sư lại
về...(hết trích)
*
Kế tiếp là
nhà thơ Nguyên Lương.
Trong bài
Nói Một Lần Thôi, trang 75-76, thi sĩ Nguyên Lương viết, trích:
...Nói gì
không biết nói
Người đi ta
hết lời
Ngày xưa
chưa dám nói
Ngày nay
cũng vậy thôi
.
Viết gì
không dám viết
Mực chảy từ
trái tim
Ghi xuống một
vài chữ
Thật lòng ta
yêu em
.
Phải rồi: ta
yêu em
Cỏ cây có biết
không?
Đất trời nay
chứng kiến
Ta nói rồi
nghe không!
.
Ta nói một lần
thôi
Úp mặt lòng
bàn tay
Nhớ người
sao nhớ quá
Trái tim cuồng
vỡ đôi
.
Yêu người
sao khó quá!
Tháng tám trời
đổ mưa
Mực khô nhỏ
nước mắt
Tình khô
thêm nước mưa…(hết trích)
*
Trong khi
đó, nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng-Du bay bổng
hơn.
Trong bài
nơi trang 116, NHLD viết, trích:
Tái Sinh
Ừ, ta gió
núi mây ngàn;
Đồi trăng suối
chảy, tơ đàn mưa bay.
Lối xưa vang
tiếng hạc gầy,
Có con bướm
lạ chờ ngày hóa thân. (hết trích)
Hay là bài
nơi trang 120, NHLD viết, trích:
Trăng Hạnh-Phúc
Mở trang
sách đọng trầm hương,
Cái tình hư-ảo
như sương khói mờ.
Tìm trăng thấy
cõi bơ-vơ,
Ai ngờ trăng
ngủ trên bờ vai em. (hết trích)
*
Trong khi
đó, nhà thơ Nguyễn-Phúc Sông Hương qua bài Buổi Chiều Đàn Trâu Nhớ Con, nơi
trang 130 đã viết, trích:
Không phải
chim gõ kiến
Gõ gỗ trong
rừng sâu,
Là tiếng mõ
bản Thượng
Chiều về gõ
gọi trâu.
.
Trại tù vang
tiếng kẻng,
Thằng chăn
thúc bước mau.
Đoàn tù đi
bước chậm
Bầy trâu gầy
chờ nhau.
.
Đàn trâu về
bản Thượng,
Tiếng nghé
kêu lạc bầy.
Tim người tù
đau đớn
Tưởng con
mình đâu đây!
.
Không phải
chim gõ kiến
Gõ gỗ trong
rừng sâu,
Tiếng mõ và
tiếng kẻng
Chiều về gõ
gọi trâu. (hết trích)
*
Trong khi
đó, nhà thơ Nguyễn Thanh Huy (Cổ Ngưu) luôn luôn quan tâm về những cõi bờ sinh
tử. Trong bài Xác Thân Rồi Cũng Xa, nơi trang 153, NTH viết:
Người qua rồi
một thuở,
Ta mất đi
hình hài
Cõi lòng ta
tan vở
Đêm buồn giữa
trần ai.
.
Từ khi ta thấy
có,
Là không
đang đợi chờ
Vốn chẳng dừng
lại đó,
Nên đời mãi
ước mơ.
.
Thời gian
thì vẫn thế,
Chỉ có ta thấy
già,
Đêm buồn ngồi
kể lể,
Một mình ta
với ta.. .
.
Lửa tàn theo
điếu thuốc,
Khói buồn chẳng
bay xa,
Có không rồi
cũng vậy,
Nghĩ chi cho
mau già.
.
Lời xưa thầy
đã dạy
Đây là cõi
ta bà,
Hơn thua gì
cho mệt,
Xác thân rồi
cũng xa... (hết trích)
*
Kế tiếp là
nhà thơ Phan Thanh Cương, trong bài Lời Ru Xanh, trang 168, ghi nhận:
Ngoài kia ngọn cỏ lay
Giữa trời
cao đất rộng
Viết câu thơ
về mẹ
Ngọn cỏ về
trên tay
Mẹ để màu
cho cây
Mẹ để lời
cho gió
Mẹ ơi! cây
và gió
Lời ru xanh
nơi này
Để con làm nắng
ấm
Mẹ qua hết
đêm đen
Để con làm
hoa nở
Mẹ qua hết
đông dài
Có con chim
ngây thơ
Tưởng đo được
trời rộng
Có áng mây
vu vơ
Vẽ lên hình
hài mẹ
Thơ bằng lời
ru xanh
Tình mẹ mênh
mông quá
Suốt ngàn
năm qua đi
Mà sao thơ
không thành. (hết trích)
*
Trong khi
đó, nhà thơ Trần Kiêm Đoàn rất mực lãng mạn, qua bài tựa đề “40 – Valentine” nơi
trang 194-195, với ghi chú rằng, “Viết tặng Lê, 40 năm ngày cưới của chúng ta.” Bài thơ
trích như sau:
Nhổ vài cọng râu bạc
Anh ngỡ mình
bớt già
Nhuộm đường
ngôi tóc trắng
Em nghe mình
trẻ ra
.
Nhấm cốc rượu
sương pha
Ta nhen hồng
cảm xúc
Chân chim từng
khóe mắt
Tuổi xuân gần
hay xa
.
Gọi bình
minh thịt da
Chút phấn hồng
tươi mới
Nhớ giọng
nói tiếng cười
Nếp nhăn đời
xa lạ
.
Ngày Tình
Yêu hôm nay
Bốn mươi năm
Ngày đó
Sông xuôi về
nỗi nhớ...
Những mùa
Valentine… (hết trích)
*
Cuối cùng là
nhà thơ Tuệ Lạc (Nguyễn Điều).
Trong bài tựa
đề Say Trăng, thi sĩ Tuệ Lạc viết, trích:
“...Lắm lúc
ta nhìn trăng dưới ao.
Lung
linh…không biết ấy trăng nào?
Bấy nhiêu
đáy nước, bao gương nguyệt…
Trăng cũng
nhiều như những ánh sao?
.
Trăng ở quê
nhà, trăng chứa thơ.
Ngày xưa ta
vẫn khóc trăng mờ.
Chừ trăng đất
khách, trăng hoang lạnh.
Ta vẫn nhìn
trăng, dạ ngẩn ngơ….”
Có thể nói
thêm gì về tuyển tập thơ “Tâm Trong”?
Nơi đây xin mượn lời nhà phê binh Huỳnh Kim Quang:
“Đọc từng
trang của tuyển tập thơ Tâm Trong, tôi thấy như mình đang bước vào một vườn hoa
văn học với vô số những kỳ hoa dị thảo đang khoe sắc thắm tươi và tỏa hương
ngào ngạt. Đọc từng câu thơ của Tâm Trong lòng tôi cũng nhẹ bớt đi phiền não
lao xao của cuộc sống đời thường, và thấy tâm mình cũng trong theo với những vần
thơ trong vắt của mười tác giả. Điều may mắn của tôi là có thể đọc được những
bài thơ hay của mười tác giả trong một tuyển tập mà không cần phải mất công tìm
tòi ở đâu xa để đọc và thưởng thức. Quả tình, nếu không đọc được Tâm Trong thì
chưa chắc tôi đã có duyên để đọc thơ của tất cả những nhà thơ có mặt trong tuyển
tập thơ này.”
Lời bình
trên là đầy đủ vậy. Không dễ có cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ với tâm hồn trong vắt
như thế.
Độc giả có
thể đọc một số trang và đặt mua tuyển tập này ở mạng Amazon.com.
PHOTO:
Bìa tuyển tập
thơ “Tâm Trong”