Friday, November 18, 2016

MỘNG TRƯỜNG SINH - The Dream of Everlasting Life


MỘNG TRƯỜNG SINH

Đá mòn phơi nẻo tà dương
Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi
Ngàn năm vang một nỗi đời
Gió đưa cuộc lữ lên lời viễn phương
Đan sa rã mộng phi thường
Đào tiên trụi lá bên đường tử sinh
Đồng hoang mục tử chung tình
Đăm chiêu dư ảnh nóc đình hạc khô.
Thơ Tuệ Sỹ


The Dream of Everlasting Life
Eroded stones bring forth their sunset rays-covered pathways
Listening supine to overflowing water crying over human comedies
Across millennia resounds the echo of the anxious living beings
The wind is sending human existence onto an aimless journey
As cinnabar melts away, the dream of everlasting life vanishes
The denuded divine peach trees lay bare on the roadside of birth and death
On to the desert of existence still hangs the loyalty of the Taoists
Meditating on the remnant of an illusionary image on the pinnacle of the Shrine of a dead swan*.

Dịch: Bạch X. Phẻ
Hiệu đính: GS Nguyễn V. Thái


* swan is also a symbol of longevity

Tuesday, November 15, 2016

Nguyên Giác - Nói Gì Với Giới Trẻ Về Phật Giáo?

Nhà báo/nhà thơ Phan Tấn Hải, Hoà thượng Thích Tịnh Từ, Htr. Tâm Thường Định, LS. Tâm Nguyễn trong buổi ra Mắt CD Thiền Hoa Bay Khắp Trời, thơ của Cư sỹ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, nhạc Trần Chí Phúc tại San Jose.



Nói Gì Với Giới Trẻ Về Phật Giáo?
Nguyên Giác

(Bài nói chuyện soạn cho ngày hội luận 13/11/2016 do Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức tại Sangha Center, Huntington Beach, Calif. Thực tế sẽ nói ngắn hơn, vì không đủ thời lượng.)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn đứcKính thưa đại chúng,

Tôi rất hân hạnh có mặt nơi đây, và xin gửi lời trân trọng cảm ơn Hội Đuốc Tuệ đã mời góp ý cho vấn đề quan trọng này. Tự thân mình không có đủ trí tuệ và phước đức, nên những lời này chỉ xem như một viên gạch nhỏ trong tòa nhà đang xây của Phật giáo hải ngoại.
Tôi tin rằng tất cả quý vị nơi đây đều là những người có vô lượng công đức, và thực sự quý vị có nhiều công đức hơn những người đã từng xây tự viện, hơn những người đã từng cúng dường trực tiếp tới Đức Thế Tôn, tới 100 vị Bích Chi Phật, tới 100 vị A La Hán, vân vân… Bởi vì tất cả quý vị nơi đây, tất cả đều từng quy y và thọ giới, và do vậy quý vị có công đức nhiều hơn vô số công đức dâng cúng vừa nói. Tôi sẽ dẫn một kinh ra, ghi lời Đức Phật dạy như thế. Và nên mời gọi giới trẻ đọc kỹ về kinh này.
oOo
Chúng ta nên nói gì với giới trẻ về Phật giáo? Tôi xin tìm cách trả lời trong cương vị người cư sĩ hải ngoại. Đây là vị trí riêng, từ suy nghĩ cá nhân, không đại diện cho bất kỳ giáo hội nào.
Thực tế, sách vở, tài liệu, bài viết về Phật giáo có rất nhiều trên mạng – cả tiếng Anh và tiếng Việt -- nhưng không chắc gì giới trẻ đã tiếp cận được. Cũng như chúng ta cư ngụ ở Quận Cam, nhưng không bao nhiêu con phố chúng ta đã từng bước tới, hay được nghe tên.  Và trong khi các em sử dụng Internet thành thạo hơn rất nhiều người chúng ta, những gì các em đọc hàng ngày không phải là những bài viết về Phật giáo mà chúng ta muốn các em đọc.
Tại hải ngoại, và cả trong nước VN cũng thế, rất nhiều thiếu niên chỉ bước vào chùa khi gia đình có tang sự. Trong các buổi lễ này, thường các em chẳng hiểu bao nhiêu, cũng không thấy quý thầy trao giấy tờ hay sách vở giải thích. Và quý vị biết rằng nơi đây, các em nghe tiếng Việt tiếng được, tiếng mất. Thực tế, nghi lễ đó, với người lớn cũng thấy nhiều chữ khó hiểu, có muốn diễn tả lại cho con mình cũng không đủ tiếng Anh để nói. Và như thế, qua 49 ngày, là 7 lần các em theo thân nhân tới chùa, ngồi cho qua lễ rồi về.
Trong khi đó, các em tiếp cận với các tôn giáo khác, gần như hàng ngày, hàng giờ. Mở máy truyền hình, có nhiều băng tần 24 giờ của các nhà thờ, các hội thánh khác nhau. Các làn sóng đó nói bằng tiếng Anh, và con em chúng ta nghe dễ dàng hơn nghe tiếng Việt. Hoàn cảnh tổng quát là như thế.
Bây giờ, nói chuyện hoằng pháp. Chúng ta dạy gì cho các em. Giả sử, một thiếu niên 12 tuổi, hay 15 tuổi… Trong cơ duyên gặp gỡ nào đó, như ở chùa, hay ở một lễ hội, chúng ta nên nói gì với các  em?
Nếu biết rằng, cơ duyên gặp này chỉ kéo dài 5 phút, và rồi thiếu niên kia sẽ bay đi tiểu bang xa, vĩnh viễn không có cơ duyên về lại ngôi chùa Việt Nam nào khác nữa, chúng ta nên nói gì với các em?
Và nếu may mắn hơn, nếu cơ duyên gặp gỡ, nói chuyện kéo dài một giờ đồng hồ, chúng ta sẽ nói gì với các em?
Một số vị thường khuyên là nên tập chánh niệm (mindfulness)… Đây là pháp phổ biến, và có lợi trăm đường. Tuy nhiên, nếu thuần túy tập pháp này, mà không quy y, không thọ giới cũng sẽ cơ nguy chệch hướng. Bởi vì pháp này được các thiện xạ thế giới tập để trở thành sát thủ giỏi hơn, được các chuyên gia ngân hàng tập để sẽ giỏi bày mưu tính kế hơn, và được các bác sĩ dạy cho bệnh nhân để thấy thân xác khoái lạc. Do vậy, tôi tin rằng, dạy về Giới, hay SILA nên là ưu tiên.
Thứ nhất, tôi xin đề nghị rằng nên dạy cho trẻ em hãy tin sâu nhân quả. Đã tin nhân quả, tất nhiên giữ giới sẽ rất mực nghiêm túc.
Thứ nhì, nếu có thì giờ giải thích thêm, nên giải thích về lý vô thường. Đây là cốt tủy. Vô thường, trong kinh về giáo pháp ngắn gọn “Saṃyuktāgama 79. Discourse on a Brief Teaching” và ba kinh kế tiếp đã cho thấy chữ vô thường đương đương các chữ “bất như ý” (hiểu là khổ), chữ “rỗng rang không gì có thực” (hiểu là không) và chữ “không có cái tôi, cái của tôi nào” (hiểu là vô ngã).
Về phương tiện giảng dạy, trước tiên nên là lời ba mẹ dạy con trực tiếp, thứ nhì nên dạy qua truyện cổ, truyện ngắn.
Tôi sẽ kể một kinh nghiệm riêng. Khoảng năm lớp tư và lớp năm, tôi và một tên bạn cùng lớp ưa đi xe đạp lên Chùa Xá Lợi đọc sách. Chùa lúc đó có thư viện nhỏ nơi tháp. Những câu chuyện tôi đọc, không thể nhớ chính xác là chuyện gì. Chỉ mê đọc là đọc thôi. Nhỏ mà muốn đọc đủ thứ, dù chẳng hiểu bao nhiêu. Lúc nào cũng cho một nhà sư trung niên, hay một vị cư sĩ tóc trắng ngồi chung trong thư viện. Đó là phiên trực của vị đó. Những hôm thư viện Chùa Xá Lợi đóng cửa, tôi và tên bạn lại phóng xe đạp tới Thư Viện Lincoln để đọc. Sách ở thư viện Mỹ đẹp, nhiều hình màu, giấy khổ lớn.  Khỏi cần hỏi mượn, trên bàn lúc nào cũng bày sẵn ít nhất 4 cuốn Kinh Thánh Ky Tô loại đã soạn thành truyện cho trẻ em đọc. Đó là những ngày rất thơ mộng của đời tôi.
Và sau này, tôi may mắn có cơ duyên gần như ngày đêm đọc, viết, nghiên cứu, tu học Phật pháp.
Tôi nghiệm ra như thế này: trẻ em bao giờ cũng thích đọc truyện. Như thời xa xưa, chúng ta có truyện Con Rồng, Cháu Tiên, rồi truyện cổ về 18 đời vua Hùng Vương để giải thích về cội nguồn dân tộc. Hễ vô trường học là được thầy, cô dạy.  Bản thân tôi thời trung học đã  mê các truyện như “Con thằn lằn chọn nghiệp” của cụ Hồ Hữu Tường, “Cửa tùng đôi cánh khép” của Thầy Nhất Hạnh.
Kinh điển Phật giáo cũng có những truyện cực kỳ tuyệt vời như truyện về cuộc đời Đức Phật, hay Tích Truyện Pháp Cú, hay là truyện cuộc đời các thánh tăng… Do vậy, tôi đề nghị tất cả các chùa nên lập thư viện và nên tập thói quen cho các em Gia Đình Phật Tử đọc sách, em nào không giỏi tiếng Việt thì đọc tiếng Anh. Trong khi nhiều tủ sách hải ngoại, cứ thấy khóa chặt, thiệt sự là vô ích. Nếu không đọc sách, có thể lên mạng Internet hạ tải xuống, in ra giấy để đọc. Nếu các vị huynh trưởng Gia Đình Phật Tử hướng dẫn cách đọc, cách học, cách nghiền ngẫm ý nghĩa… sẽ giúp cho rất nhiều thiếu niên có hành trang lên đường tốt.
Trong khi giải thích về truyện nhà Phật, nên ưu tiên nhấn mạnh về tin sâu nhân quả. Và do vậy, cần quy y, thọ giới.
Đó là điểm thứ nhất. Thứ nhì là lý vô thường.
Trang bị 2 niềm tin chắc thật này cho các em, chúng ta không sợ sau này các em chạy theo các tôn giáo khác. Khi đã tin sâu nhân quả, các em sẽ không tin chuyện “hồng ân cứu rỗi” từ một đấng nào đó, vì như thế, là phi nhân quả.
Khi đã tin rằng tất các các pháp đều biến đổi từng khoảnh khắc, các em sẽ biết cách chất vấn về khái niệm gọi là “Thượng Đế”…
Lý vô thường là tuyệt vời của Phật Giáo. Nhưng đa số chúng ta không thâm cảm như chư tăng  ngày xưa. Chúng ta tụng đọc, nhưng không nghiền ngẫm ý nghĩa, và khi nghiềm ngẫm ý nghĩa, chúng ta không hít thở cho trọn cái lẽ vô thường đó.
Tích Truyện Pháp Cú, bản dịch của Thiền Viện Viên Chiếu, về Kệ 170, có kể rằng có 500   tỳ kheo nhận đề mục thiền định từ đức Bổn Sư, trở về rừng và nỗ lực thiền định. Nhưng mặc dù gắng sức chiến đấu hết mình, họ không thể nào phát triển tuệ giác.
Các thầy nghĩ thầm: "Chúng ta sẽ đổi đề mục khác thích hợp với chúng ta hơn". Các thầy lại chỗ Phật, trên đường đi các thầy thấy một ảo ảnh, tập trung mọi ý niệm về ảo ảnh ấy, các thầy khai mở tuệ giác. Khi bước vào sân tu viện, trời đổ mưa, các thầy đứng đấy nhìn những bọt nước nổi bập bềnh và tan nhanh chóng. Một tư tưởng trỗi dậy: "Tự ngã của chúng ta như bọt nước nổi tan". Lập tức các thầy tập trung tư tưởng vào ý nghĩ này. Đức Bổn Sư đang ngồi trong hương thất, bèn hóa thân đến trước các thầy, nói kệ:

(170) Hãy nhìn như bọt nước,Hãy nhìn như cảnh huyễn!Quán nhìn đời như vậy,Thần chết không bắt gặp.

Nghe xong, các thầy chứng quả A-la-hán ngay tại chỗ.
Hiển nhiên, Đức Phật đọc kệ như thế vì đang nhìn thấy trời đổ mưa, bọt nước nổi và tan.
Tại sao 500 tỳ kheo chứng quả tức khắc như thế? Chỉ vì không còn vướng mắc gì với bất kỳ một pháp nào nữa, dù là sắc thanh hương vị xúc pháp.
Tại sao hàng ngày chúng ta cũng đọc tụng về vô thường, mà không thấy ảnh hưởng gì hết? Bởi vì, chúng ta chưa thực sự Văn, Tư, Tu.
  
ĐỀ NGHỊ VĂN TƯ TU
Phương pháp nghiền ngẫm kinh điển bằng suy nghĩ, bằng lý luận được chư Tăng Tây Tạng gọi là Thiền phân tích. Nếu chúng ta xem phim về Phật giáo Tây Tạng, sẽ thấy có những cuộc tranh luận giữa các học tăng chia phe. Khi đọc sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma, dòng lý luận rất minh bạch, giúp chúng ta gạn lọc mọi nghi ngờ.
Như với lời dạy của Đức Thế Tôn vừa nêu, “Hãy nhìn như bọt nước, Hãy nhìn như cảnh huyễn…”  Chúng ta có thể tự đọc và suy nghĩ, hay hướng dẫn người chung quanh cùng suy nghĩ, thí dụ:
“Thế nào là nhìn như bọt nước? Bọt nước hiện ra, rồi tan. Thân mình cũng hệt như đám bụi sa mạc bùng lên, rồi sẽ lung linh tan đi theo gió nghiệp. Có muốn giữ muôn năm cũng không được. Thân này của mình cũng thế, tâm này của mình cũng thế, tất cả biến đổi từng khoảnh khắc, sức khỏe rồi cũng suy tàn, nhan sắc cũng thay đổi, ngày hôm nay còn ngồi nghe tiếng chim kêu, từng âm vang hiện lên rồi biến mất, còn ngồi nhìn hoa trong vườn, nhưng từng khoảnh khắc hoa cũng biến đổi, và bởi vì vô thường, nên là vô ngã, nghĩa là không có pháp nào có cái gì gọi là cái tôi, cái ta, cái người… và vì là vô thường, là vô ngã, nên là rỗng rang vô tự tánh….”
Cứ suy nghĩ và lý luận như thế chính là Thiền phân tích. Phương pháp này ứng dụng được với bất kỳ kinh nào. Đừng sợ suy nghĩ là loạn tâm. Đây là cách đối trị để tâm mình không dính vào bất kỳ pháp nào. Thiền Tây Tạng cũng gọi cách lý luận như thế là Thiền của bậc pandita (Thiền của học giả). Khi nào thấy tâm mình không còn bị vướng lý luận gì nữa, nên tập pháp Thiền của kusulu (Thiền của kẻ nhà quê, thiền của người rất mực ngây thơ, để tâm an nghỉ bình thường, tỉnh giác, lặng lẽ, trong trẻo, rỗng rang).
Trong khi tập Văn Tư Tu, nên tự nghĩ thầm, hoặc tự mình nói, và nếu đông người nên nói chậm cho đại chúng nghe.
Tới vấn đề mới, câu hỏi là, làm sao để thấy các pháp vốn thực là vô sinh? Bởi vì các pháp sinh diệt liên tục, làm sao thấy pháp không hề sinh diệt? Vì vô sinh là Niết bàn. Vì vô sinh diệt là Niết bàn. Câu hỏi nơi đây là, làm sao thấy các pháp đương thể tức không, rằng không có thực sinh thực diệt? Chỉ có pháp Như là tối thắng. Như thế, cũng có nghĩa rằng phiền não và Niết bàn không khác. Nhiều Kinh Phật đã dạy như thế.
Chúng ta có thể Văn Tư Tu nơi đây. Làm cách nào lý luận để tâm mình bặt hết mọi đường lý luận? Cách đơn giản, là nghiền ngẫm các bài kệ Trung Quán Luận của  Ngài Long Thọ. Nghiền ngẫm được bài kệ này, tâm sẽ không còn khởi chấp gì nữa. Và khi tâm không khởi chấp, tự nhiên pháp Như hiện ra, rằng các pháp như thị là như thị, không còn tâm nào hiện ra kéo chúng ta đi vào đâu nữa.
Thí dụ, bài kệ đầu về Nhân duyên như sau:
Chư pháp bất tự sinh,
diệc bất tùng tha sinh.
Bất cộng bất vô nhân,
thị cố tri vô sinh.

(Triết Học Long Thọ, GS Vũ Thế Ngọc, trang 65)
Có nhiều bản tiếng Anh, nơi đây dẫn ra bản dịch này cho tiện:
Not from self, not from other,
Not from both, nor without cause
Things do not arise
At any place, at any time.

(The Sun of Wisdom, Khenpo Tsultrim Gyamtso, trang 5)
Chúng ta lý luận thế này. Rằng bài kệ này phá tất cả các dị thuyết. Khi chúng ta suy ngẫm bài kệ tới tận cùng lý luận, sẽ thấy tâm tự động ở vị trí trung đạo, sẽ không chấp rằng có hay không có, sẽ không chấp vào một hay nhiều. Tại sao như thế. Hãy hình dung như một cô ca sĩ đứng trên sân khấu. Cô luyện giọng hát cả đòi. Chung quanh cô có các nhạc sĩ đàn guitar, đàn piano, trống… Tất cả chỉ có thể hiểu được bằng pháp duyên khởi. Và cô ca sĩ hát, thí dụ: “Mưa đã mưa bay trên tầng tháp cổ…” Nếu có một pháp nào chệch đi, sẽ không có ca khúc này được hát lên.
Làm sao để thấy pháp vô sinh nơi đây? Làm sao thấy đương thể tức không? Ngài Long Thọ lý luận qua bài kệ trên rằng, thí dụ:
-- âm thanh chữ “tháp” trong dòng nhạc nêu trên không tự nó sinh khởi (hiển nhiên);
-- âm thanh chữ “tháp” không sinh từ pháp khác, vì nó không thể sinh từ cái khác chính nó (làm sao chữ nào khác, hay pháp nào khác có thể sinh ra âm vang chữ “tháp”?);
-- âm thanh chữ “tháp” không từ cả 2 cách trên mà ra, và cũng không phải là không có nhân duyên;
-- Do vậy, trong cách nhìn này, biết rằng các pháp không hề sinh ra (tức là vô sinh, tức là Niết bàn).
Nguyên một toàn cảnh cô ca sĩ hát trên sân khấu đó, với âm vang bên tai chúng ta và hình ảnh hiện trước mắt ta, thực sự là vô tướng, nghĩa là toàn cảnh là duyên khởi. Thấy ngay cô ca sĩ cũng hệt như một đám bụi sa mạc lung linh trước mắt chúng ta, và sân khấu là những đám bụi lung linh vô thường như thế, không từ đâu tới, và không đi tới đâu, tức là bất khứ, bất lai. Và nhận ra lý duyên khởi là thấy tức khắc các pháp đều là không, đều là vô tướng, đều là vô tác, đều là vô ngã.
Với Văn Tư Tu như thế, người học giả tự nhiên nghiệm ra lý duyên khởi, sẽ thấy tâm lặng lẽ dần. Lúc đó mới tu pháp của Kusulu, tiếng Tây Tạng gọi là “tu như kẻ khờ, kẻ hồn nhiên ngây thơ.”
Nhưng tới đây là chuyện khác. Tất cả các bạn có thể tới các chùa quanh đây, xin học Thiền từ nhiều ngôi chùa, nhiều truyền thống, rồi dần dà tự chọn pháp thích nghi, tự biết cách an tâm. Nơi đây, tôi chỉ cung ứng phương pháp mà tôi biết nhiều chùa không sử dụng.
 
LÀM THƠ
Có một cách để an tâm khác. Đó là sáng tạo. Tức là sống với cái chưa từng biết. Còn gọi là sống với tâm khi hạt bụi chưa dấy lên. Cái chưa từng được biết, tiếng Anh gọi là “the unknown.”
Ngài Đạo Nguyên, sáng tổ Tào Động Nhật Bản,  dạy pháp “tư lường cái bất khả tư lường”… Nhưng cách này lại khác với cách  chúng ta vừa lý luận theo Ngài Long Thọ. Cách này về sau được Ngài Thánh Nghiêm ở Đài Loan gọi là “Pháp tu không-pháp tu” (The Method of No-Method). Nghĩa là, “chỉ ngồi thôi, buông bỏ hết thân tâm, buông bỏ hết sắc thanh hương vị xúc pháp và vân vân…”
Sống cái chưa biết? Đức Phật dạy như thế nào? Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, kệ 348, rằng hãy quăng bỏ hết quá khứ, hiện tại, vị lai… là sẽ tới bờ bên kia. Lập tức, chàng nghệ sĩ gánh xiệc nghe xong là đắc quả A La Hán. Đó là sống với cái chưa biết. Bài kệ này viết:
(348) Bỏ quá, hiện, vị lai,
Đến bờ kia cuộc đời,
Ý giải thoát tất cả,
Chớ vướng lại sanh già.

Chúng ta thường nghe nói là hãy sống cái “bây giờ và ở đây.” Nhưng trong bài kệ này, Đức Phật dạy quăng bỏ hết tất cả, quăng bỏ cả “bây giờ và ở đây,” và như thế, sẽ không dính vào bất kỳ cái gì hết. Có nghĩa là gì? Có nghĩa là, Đức Phật yêu cầu chúng ta sống với cái tâm chưa biết, nhìn vào thế giới những điều chưa biết. Nghĩa là sáng tạo, là từng khoảnh khắc đều mới tinh khôi.
Vậy thì, tại sao làm thơ sẽ giúp chúng ta tiếp cận Cái Chưa Biết?
Tôi nghĩ là các bạn trẻ nên có tờ giấy, cây bút chì trong túi… để những lúc ngồi ở bến xe, tiệm nước, có thể nghĩ tới những câu thơ. Miễn đừng copy người khác. Đây là cách an tâm tuyệt vời. Ai cũng có thể làm được. Bạn sẽ thấy có những lúc bạn loạn tâm, không biết làm sao lắng tâm được, dù là ngồi hít thở, dù là tụng đọc Bát Nhã Tâm Kinh, dù là tụng đọc Đại Bi… Lúc đó, tôi đề nghị, hãy làm thơ. Khi bạn làm thơ thực sự, tất cả loạn tâm sẽ biến mất, chỉ còn một cái nhìn vào cõi chưa biết của tâm, sẽ rất gần với pháp tham thoại đầu, hay tham công án của Thiền. Cảnh giới này sẽ là một cái gì rất là mới. Nếu bạn sống với cõi chưa biết của tâm, tất cả loạn tâm sẽ biến mất dần dần. Ai cũng có thể thử.
Hãy nghĩ rằng bạn đang viết những câu thơ chưa ai từng viết. Thí dụ, thơ nhớ mẹ, thơ biết ơn cha, thơ về mùa xuân năm ngoái bên Hồ Tây (xin ghi chú: khi chúng ta làm thơ và nghĩ về mùa xuân năm ngoái, sẽ không có nghĩa là chúng ta rơi vào pháp quá khứ, vì lập tức pháp này hiện ra trong khi chúng ta làm thơ như “cái chưa từng được biết” và bạn chớ khởi tâm tham luyến hay sân hận gì), và vân vân. Tuy nhiên, nếu mê làm thơ, lại là bệnh, xin nhớ như thế; lúc đó nên tạm bỏ làm thơ.
Kinh nghiệm này dễ thấy: tất cả chữ hiện lên trong tâm chúng ta khi làm thơ sẽ làm lắng đọng loạn tâm. Vì chúng ta đang sống với những dòng thơ rất mới. Và đó là sống với cái chưa từng được biết. Đó là một phương pháp tôi nghĩ là hữu dụng.

KINH TRÍ TUỆ LÀ TỐI THẮNG
Sau đây là một bài Kinh tôi nghĩ rằng giới trẻ nên Văn Tư Tu. Bài Kinh này các bạn muốn Tư làm sao, xin tự suy nghĩ, tự chiêm nghiệm, trên từng câu một. Nơi đây sẽ là bản dịch trung thành từ Anh sang Việt.
Kinh này trong cuốn “In the Buddha's Words” – bản Anh dịch của Ngài Bhikkhu Bodhi, trang 178-179, nhan đề là “Insight Surpasses All” – Trí Tuệ Là Tối Thắng. Cuối bài, sẽ có link vào bản PDF. Kinh này dễ hiểu, nhưng cực kỳ quan trọng:
[Đức Phật nói với ngài Anathapindika:] “Này cư sĩ, trong thời quá khứ có một vị bà la môn tên là Velama. Người này đã cúng dường nhiều như thế này: 84 ngàn tô vàng chất đầy bạc; 84 ngàn tô bạc chất đầy vàng; 84 ngàn tô đồng chất đầy thỏi vàng; 84 ngàn con voi, xe ngựa, bò đang cho sữa, tớ gái, và ghế nệm ngồi, nhiều triệu tấm vải mịn, và vô số thức ăn, nước uống, dầu và tấm vải giường.
Cúng dường nhiều như Velama như thế, cũng không có công đức bằng người cung dưỡng một người có chánh kiến.
Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 người có chánh kiến, cũng không có công đức bằng cung dưỡng một vị Nhất lai (Tư Đà Hàm).
Cúng dường nhiều như Velama như thế, và bất kể có cung dưỡng 100 vị Nhất lai, cũng không có công đức bằng cung dưỡng một vị Bất lai (A Na Hàm).
Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 vị Bất lai, cũng không công đức bằng cung dưỡng một vị A La Hán.
Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 vị A La Hán, cũng không công đức bằng cung dưỡng một vị Bích Chi Phật.
Cúng dường nhiều như Velama như thế và bất kể có cung dưỡng 100 vị Bích Chi Phật, cũng không công đức bằng cung dưỡng một Đức Thế Tôn Chánh Đẳng Chánh Giác…
Sẽ còn có công đức nhiều hơn nữa nếu vị này cung dưỡng Tăng Già lãnh đạo bởi Đức Phật và xây một tu viện cho tứ chúng…
Sẽ còn công đức nhiều hơn nữa, nếu với một tâm thành tín, người này quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, và thọ 5 giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng rượu/thuốc gây nghiện.
Công đức nhiều như thế, nhưng sẽ còn công đức nhiều hơn nữa nếu người này tu tâm từ bi dù là trong thời gian ngắn như vắt sữa bò.
Công đức nhiều vô số như thế, nhưng công đức sẽ còn nhiều hơn nữa, nếu người này nhận ra lý vô thường chỉ trong một khảy ngón tay.” (AN 9:20, abridged; IV 393-96)

Như thế, để đúc kết, tôi trình bày ước mơ rằng, mỗi chùa đều nên có một thư viện, mở cửa và hướng dẫn các em đọc truyện cổ Phật giáo.
Thứ nhì, nên dạy đầu tiên là: tin sâu nhân quả.
Thứ ba, nên dạy các em lý vô thường. Vì vô thường, nên bất như ý, nên rỗng rang không tự tánh, nên thực sự các pháp vô ngã, như những cành lau nương gá nhau nên gọi là lý duyên khởi. Đức Phật nói chỉ cần rút đi một cọng tranh, là cả chùm chấp ngã sụp đổ. Vô thường là cọng tranh mà các em có thể kinh nghiệm được.
Thứ tư, nên dạy pháp Văn Tư Tu. Đừng sợ suy nghĩ nhiều sẽ loạn tâm. Hãy dùng suy nghĩ để làm ngưng đọng các khởi chấp của tâm. Không cần tụng kinh, chỉ cần nghiền ngẫm ý nghĩa. Nếu dùng các bài kệ Trung Quán của Ngài Long Thọ là tâm sẽ không chấp vào bất kỳ bên nào nữa.
Thứ năm, nên làm thơ, từ từ sẽ lắng tâm xuống. Vì làm thơ cũng là sống với cái chưa biết, cái chưa được tư lường.
Thứ sáu, và cũng là quan trọng, hãy dẫn tất cả ba mẹ, anh em, làng xóm rủ nhau quy y thọ giới.
Hy vọng rằng những giải thích này rất minh bạch.

Nguyên Giác
GHI CHÚ: Sau đây là bản tiếng Anh bài kinh vừa dịch.

Insight Surpasses All
[The Buddha said to Anathapindika:] "In the past, householder, there was a brahmin named Velama. He gave such a great alms offering as this: eighty-four thousand bowls of gold filled with silver; eighty-four thousand bowls of silver filled with gold; eighty-four thousand bronze bowls filled with bullion; eighty-four thousand elephants, chariots, milch cows, maidens, and couches, many millions of fine cloths, and indescribable amounts of food, drink, ointment, and bedding.
"As great as was the alms offering that the brahmin Velama gave, it would be even more fruitful if one would feed a single person possessed of right view.
As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred persons possessed of right view, it would be even more fruitful if one would feed a single once-returner.
As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred once-returners, it would be even more fruitful if one would feed a single nonreturner.
As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred nonreturners, it would be even more fruitful if one would feed a single arahant.
As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred arahants, it would be even more fruitful if one would feed a single paccekabuddha.
As great as the brahmin Velama's alms offering was, and though one would feed a hundred paccekabuddhas, it would be even more fruitful if one would feed a single Perfectly Enlightened Buddha...
it would be even more fruitful if one would feed the Sangha of monks headed by the Buddha and build a monastery for the sake of the Sangha of the four quarters ...
it would be even more fruitful if, with a trusting mind, one would go for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and would undertake the five precepts: abstaining from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from the use of intoxicants.
As great as all this might be, it would be even more fruitful if one would develop a mind of lovingkindness even for the time it takes to pull a cow's udder.
And as great as all this might be, it would be even more fruitful still if one would develop the perception of impermanence just for the time it takes to snap one's fingers."
(AN 9:20, abridged; IV 393-96)

Monday, November 14, 2016

Tuệ Sỹ - Tĩnh Thất

Tĩnh Thất


______________________

Vài Cảm Nghĩ Của Dịch Giả LƯƠNG DINH:
Về "Tĩnh Thất" (“Giấc Mơ Trường Sơn” Của Thiền Sư Tuệ Sỹ) 


Tôi muốn phác họa một số cảnh điêu tàn và hình ảnh thống khổ dưới chế độ cộng sản Việt Nam qua lời thơ tượng trưng của Thiền Sư Tuệ Sỹ. Một xã hội trong đó mọi người đều bị tước đoạt hết quyền công dân: Người già chỉ mơ chút mộng bình thường là nhìn thấy sợi tóc bạc của mình và cô gái thanh xuân chỉ mong giữ lại nét môi hồng ngày trước:

1.
Cho tôi một hạt muối tiêu
Bờ môi em nhạt nắng chiều lân la

1.
Please give me a grain of salt and pepper.
In the lingering golden sunset, your young lips turn paler. 

Nhà thơ chia sẻ nỗi khổ đau của toàn dân và xót xa vì vận mệnh hẩm hiu của đất nước. Mọi người đều thầm mơ một vị cứu tinh dân tộc hướng dẫn toàn dân vùng lên để sông núi có dịp chuyển mình:

4.
Ta không buồn,
có ai buồn hơn nữa?
Người không đi,
sông núi có buồn đi?

4.
If the iron is not entering this soul of mine,
Who else is more deeply plunged into sorrow than I?
Man is not leaving at all.
Then, why the mountains and rivers have to answer the go away call? 

Tâm trạng chờ đợi vị anh hùng dân tộc được thể hiện rõ nét nhất qua những đêm trằn trọc không ngủ và mừng thầm lắng nghe tiếng nhạc ngựa mơ hồ của chàng dũng sĩ không hiểu là ngựa đến nước kiệu hay vó ngựa phi nhanh:

2.
Đến đi vó ngựa mơ hồ
Dấu rêu còn đọng trên bờ mi xanh

2.
Is it a horse at an amble coming up?
Or a horse at a gallop going away?
On your eyelashes, a light layer of green moss still stays. 

Quả thật nhiều vị anh hùng đã trở về rồi lại ra đi và chứng cớ vẫn còn rành rành ra đó:

Dấu rêu còn đọng trên bờ mi xanh

On your eyelashes, a light layer of green moss still stays. 

Cũng có thể đã có một số người đã gia nhập đoàn quân anh dũng và bây giờ vẫn còn lai vãng bên cạnh toàn dân mang về những dấu vết của Núi Rừng Phục Quốc hay một số Chiến Sĩ Phục Quốc bị sa cơ rơi vào tay quân thù và giờ đây Thiền Sư Tuệ Sỹ đốt lên nén hương lòng tưởng nhớ.
Hai câu trên đây còn là một bản nhạc gợi lên được tiếng ngựa phi lóc cóc đều đặn qua những nhịp 2 chữ của hai câu lục bát:

Đến đi / vó ngựa / mơ hồ
Dấu rêu / còn đọng / trên bờ / mi xanh

Cảnh nghèo đói trùm khắp quê hương, nơi nào cũng chỉ là những con đường mòn heo hút dẫn đến những cồn cát quạnh hiu hoang vắng:

23.
Hoang vu
Cồn cát cháy
Trăng mù

23.
Deserted.
Sand dune burns.
Murky moon. 

Nhà cửa thì ẩn hiện lờ mờ trong bóng đêm qua những ngọn đèn leo lét, tạo cơ hội cho kẻ trộm có thể lẽn vào nhà lấy cắp các đồ đạc đem bán ve chai trong các ngõ hẻm mịt mờ, kể cả:

Đồng hồ điện!
Cầu dao!
Công tắc!

Power meter!
Circuit breaker!
Light switch! 

Một quốc gia trong đó không có chút nhân quyền, những người có lương tri bị xem như là kẻ thù của nhà nước và bị giết chóc kềm kẹp:

28.
Ơ kìa, nắng đỏ hiên chùa.
Trăng non rỏ máu qua mùa mãn tang.

28.
Look at that Red light falling on the pagoda lawn.
The sickle moon drips blood throughout the time to mourn. 

Ba trăm năm trước vào thời Nguyễn Du, chúng ta chỉ có một mả Đạm Tiên hoang phế:

“Sè sè nấm đất bên đàng
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 57, 58) 

Ngày nay vào thời Tuệ Sỹ, chúng ta có hàng ngàn, hàng vạn nấm mồ hoang:

Ráng chiều xa, ai thấy mộ sương dầm?

O Twilight! You are so far away beyond the land,
How can we see the soggy graves soaked in the dew so dense? 

Khi dịch hai câu này, tôi cố gắng vận dụng thuật alliteration, lặp đi, lặp lại điệp âm S, X [S, s] để gợi lên tiếng chân sột soạt bên những ngôi mộ sình lầy trong bóng tối.
Về phần nhịp điệu, tôi chia câu thơ làm 5 vế:

1      2     3     4    / 1    2    3   4          / 1                         / 1  2     3              / 1   2 
How can we see / the soggy graves / soaked                / in the dew          / so dense? 
Vế đầu 4 chữ      / Vế thứ hai 4 chữ  / Vế thứ ba 1 chữ / Vế thứ tư 3 chữ / Vế thứ năm 2 chữ 

Vế đầu 4 chữ là bước chân đều đặn bình thường 
Vế thứ hai 4 chữ cũng còn là bước chân đều đặn bình thường
Vế thứ ba 1 chữ tả bước chân bất chợt sụp xuống sình
Vế thứ tư 3 chữ tả bước chân cố sức rút ra khỏi vũng sình
Vế thứ năm 2 chữ tả bước chân bị sụp xuống sình lần nữa

Những ngôi mộ trong thơ Tuệ Sỹ cũng âm u như những ngôi mộ trong thơ của Gérard De Nerval:

“Ma seule étoile est morte, - et mon luth constellé
Porte le soleil noir de la Mélancolie.
Dans la nuit du tombeau, toi qui m'as consolé” - Gérard De Nerval (El Desdichado: Déshérité) 

11.
Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ;
Không trăng không sao mộng vẩn vơ.
Tại sao người chết, tình không chết?
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.

11.
Silently lying at the bottom of the graveyard.
No moon, no star, I just find it hard
to understand why people die, but love does not?
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot. 

Súc vật và tạo vật cũng được lồng trong cảnh âm u tranh tối tranh sáng của chết chóc và bệnh hoạn:

Đàn cò đứng gập ghềnh không ngủ
Ngóng chân trời con mắt u linh

A flock of storks stand off balanced but not dormitive,
Looking down the horizon with the eerie eyes of the deceased. 

Thú vật trong thơ Tĩnh Thất đã được nhân cách hóa như thú vật của La Fontaine biết vui, biết buồn, biết yêu, biết khổ:

Con trâu trắng thẩn thờ góc phố
Nỗi hoài hương nhơi mãi nhúm trăng mòn

A white buffalo wandering about the streets,
Nostalgically chewing the eroded moon now becoming a tiny bit. 

Trong gông cùm cộng sản, Thiền Sư vẫn đưa mắt về chốn xa xôi nhìn theo những chú trâu trắng mến yêu ở các góc phố Paris , Luân Đôn, Cali , Melbourne .
Ngoài công cuộc chiến đấu chống lại cái búa dùng để đập đầu ăn thịt mình, con trâu trắng còn phải kiên trì nhơi, nhơi mãi:

“Voi uống nước, nước sông phải cạn” - Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại Cáo) 

“Mảnh lưỡi liềm nhơi mãi phải tan.” - Lương Dinh 

Thiền Sư Tuệ Sỹ không đề cập đến mấy con trâu đen bên quê nhà, hãy để yên cho mấy chú trâu đen cứ tiếp tục làm thân trâu ngựa, để rồi một ngày đẹp trời nào đó sẽ cùng với mấy chú trâu trắng dự tiệc ăn mừng, hè nhau nhơi hết mảnh trăng lưỡi liềm còn lại. Mấy chú trâu trắng tuy nhớ nhà nhớ nước nhưng vẫn giữ thái độ hiền hòa, chỉ có chú rắn luôn luôn thủ võ, nằm mai phục sẵn để chờ dịp đớp mồi:

Một chuỗi rắn rình mò trong hẻm nhỏ;

A snake lurks in the alley; 

Nhưng than ôi!

Không bụi đường đâu có chỗ đi hoang?

No street dirt, it will be meandering into a no through way? 

Không có tài nguyên, không có phương tiện thì chàng dũng sĩ biết phải làm sao đây?
Và nhỡ có sa cơ thất thế lọt vào tay quân thù thì:

11.
Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ;
Không trăng không sao mộng vẩn vơ.
Tại sao người chết, tình không chết?
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.

11.
Silently lying at the bottom of the graveyard.
No moon, no star, I just find it hard
to understand why people die, but love does not?
Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot. 

Làm sao tình yêu quê hương chết được, tim của Thiền Sư đã hóa đá, đã được crystallized để trở thành trạng thái crystallization of love của Trương Chi:

“Nợ tình chưa trả cho ai?
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 709-710) 

Hay là:

“Chị dầu thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 733-734) 

Hết một kiếp người mà chưa trả được nợ tình, thì dù qua bao nhiêu kiếp nữa, tình ta vẫn còn, môi ta vẫn khô:

Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô.

Human lives keep transforming but their dry lips cannot stop the rot. 

Nhưng chúng ta may mắn có Thiền Sư Tuệ Sỹ là nhân vật có khả năng

... đi xuống quậy trần hoàn nổi sóng;
Đốt mặt trời vô hạn cô liêu.

I go down and stir up the waves on earth;
and set fire to the sun to destroy the endless loneliness of the world. 

để chống lại kẻ thù chung tàn bạo.

Còn về cảnh vật, lời thơ của Tuệ Sỹ đôi khi tạo cho người đọc một thứ cảm giác rờn rợn của gió mưa u buồn ma quái:

Gió qua ngõ phố mập mờ;
Mưa rơi đâu đó mấy bờ cỏ lau.

The wind blows through the gloomy streets;
The rain falls somewhere on the banks of the reeds. 

Chẳng khác nào hồn ma hiện về như hồn ma trong thơ của cụ Nguyễn Du:

“Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về” - Nguyễn Du (Kim Vân Kiều, câu thơ 743, 744) 

Phải chăng đây là những oan hồn đã chết tức tưởi ở các trại học tập cải tạo hoặc ở các trại tị nạn rải rác khắp vùng biển đông như Galang, Mã Lai, Phi Luật Tân, Hồng Kông ... hay tiếp tục chết trong bàn tay bạo lực rồi được chôn lấp sơ sài bởi anh em đồng đội hay bạn đồng thuyền.

Đường lịch sử
Bốn nghìn năm dợn sóng

The Path of History
over four thousand years now looks wavy. 

Đất nước như thế đó, toàn dân có nghe chăng?

31.
Ơi người cắt cỏ ở bên sông,
Nước cuộn ngoài khơi có bận lòng?
Phấn liễu một thời run khóe mọng;
Hương rừng mờ nhạt rải tầng không.

31.
Hey, mower on the riverbank, are you listening?
Don’t you find the billowing current on the horizon disturbing?
The willow tree has been trembling.
The forest is no longer filled with its familiar sweet smelling. 

Bốn câu thơ trên đây chẳng khác gì lời kêu gọi của vua Lê Lợi trong bài "Bình Ngô Đại Cáo"

“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.” - Nguyễn Trãi (Bình Ngô Đại Cáo) 

Cũng có lúc Thiền Sư thét lên những tiếng thét kinh hoàng hãi hùng như King Lear của Shakespeare:

“The terrors of the earth. You think I'll weep
No, I'll not weep:
I have full cause of weeping; but this heart
Shall break into a hundred thousand flaws,
Or ere I'll weep. O fool, I shall go mad!” - Shakespeare, William (King Lear, II, 3) 

Ta đi xuống quậy trần hoàn nổi sóng;
Đốt mặt trời vô hạn cô liêu.

I go down and stir up the waves on earth;
and set fire to the sun to destroy the endless loneliness of the world. 

“Blow, winds, and crack your cheeks! rage! blow!
You cataracts and hurricanes, spout
Till you have drench'd our steeples, drown'd the cocks!” - Shakespeare, William (King Lear, III, 1) 

Rồi cũng có lúc, lời thơ lại trở nên tha thiết nói lên nỗi nhớ thương não nùng hoặc tình yêu âm thầm dịu ngọt:

32.
Khói ơi bay thấp xuống đi
Cho ta nắm lại chút gì thanh xuân
Ta đi trong cõi Vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần rụng hoa

32.
Smoke! Please glide lower down!
Let me catch something from my youth that has gone by now.
I am walking in the Eternity
Feeling the miss of the little thicket that shed, time and again, flowers from the trees. 

Thơ của Tuệ Sỹ chạy từ Đông sang Tây, từ Anh sang Pháp, bao gồm các giọng thơ của Shakespeare, Lamartine hay Anatole France khi nhớ lại thuở thiếu thời hằng ngày đi ngang vườn Lục Xâm Bảo:

“Je vais vous dire / ce que je vois / quand je traverse / le Luxembourg / dans les premiers jours d'octobre / alors qu'il est un peu triste / et plus beau que jamais / car c'est le temps / où les feuilles tombent / une à une / sur les blanches épaules / des statues.” - Anatole France (Le Livre de mon Ami) 

Cái thời xa xưa cho dầu có hơi buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết vì đó là thời gian mà lá cây trong vườn Lục Xâm Bảo rơi từng chiếc, / từng chiếc, / trên bờ vai trắng của những pho tượng.

Ta đi trong cõi Vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần rụng hoa

I am walking in the Eternity
Feeling the miss of the little thicket that shed, time and again, flowers from the trees. 

Trong hai câu dịch ra Anh ngữ trên đây, túc từ của động từ SHED bị cắt đứt bởi 3 chữ "time and again" chen vào giữa câu thơ để nói lên những đóa hoa rơi ngập ngừng, / từng cánh, / từng cánh, / từ những tàn cây nhỏ của thuở ấu thơ không bao giờ trở lại.

Dinh Luong (BA. DipEd)
Melbourne
Australia
October 2006
Nguồn: http://nhacsingheo.com/TueSy/Tinhthat_LD.html

Monday, November 7, 2016

THE BEAUTY OF THE DEAD TRUNKS - VẺ ĐẸP CỦA NHỮNG GỐC CÂY KHÔ




THE BEAUTY OF THE DEAD TRUNKS

The branches

reaching out or
shooting straight up
from the old and decayed trunk,
reaching for sunlight,
for life and for relative beauty.
And so are we…

VẺ ĐẸP CỦA NHỮNG GỐC CÂY KHÔ


Những nhánh cây

vươn ra hoặc bắn thẳng lên
từ thân cây già mục nát
để tiếp cận với ánh sáng mặt trời
cho sự sống và vẻ đẹp tương đối hảo huyền.
Và ta cũng thế…

Sunday, November 6, 2016

Lụt - Flooded


Mưa.
Ngập.
Cộng.
Xả.
Chết.
Dân.
Tôi.


Friday, November 4, 2016

LIFE - CUỘC SỐNG


LIFE
The course of life is like a wave’s foam—forming and breaking.
Chasing fame and power is delusional with tears flowing
The calm sea and a reflective moon—
Just paddled.


CUỘC SỐNG
Cảnh đời bọt sóng vỡ tan
Lợi danh hư ảo hai hàng lệ rơi
Biển trăng
chèo quẫy vỡ rồi!