Thursday, May 14, 2020

NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI


Tiết 1. MƯỜI HAI CHI DUYÊN KHỞI


Chuỗi tương tục của uẩn được thuyết minh như thế phân thành ba giai đoạn của đời sống.
Pháp duyên khởi như thế,
Mười hai chi, ba tiết.
Trước sau, mỗi tiết hai.
Giữa tám, số trọn đủ. [1]
Ở đây, mười hai chi duyên khởi[2] : 1- vô minh. 2- hành. 3- thức. 4- danh sắc. 5- lục nhập xứ. 6- xúc. 7- thọ. 8- ái. 9- thủ. 10- hữu. 11- sinh. 12- lão tử.

I. NHÂN QUẢ BA THỜI

Nói ba tiết [3] , chỉ ba biên tế: biên tế đầu, biên tế cuối, và biên tế khoảng giữa[4] ; tức ba giai đoạn đời sống: quá khứ, vị lai, hiện tại.
Mười hai chi được thiết lập như thế nào trong ba tiết? Trong hai biên tế đầu và cuối, mỗi tế lập hai chi. Trung tế tám chi. Do đó, thành mười hai chi.
Vô minh, hành thuộc tiền tế. Sinh, lão tử thuộc hậu tế. Tám chi còn lại thuộc trung tế. [5]
Có phải tất cả hữu tình có đủ tám chi trung tế này trong một đời sống này?
Không.
Vậy thì, ai có đủ?
Nói có đủ, là ý nói, hạng bổ-đặc-già-la nào mà trải qua tất cả các phần vị, chứ không phải nửa chừng chết yểu,[6] sắc và vô sắc giới. Vì kinh Đại Duyên phương tiện chỉ đề cập đến bổ-đặc-già-la trong dục giới.[7] Trong Kinh ấy, Phật hỏi A-nan-đà: “Nếu thức không nhập thai thì danh sắc[8] có thể phát triển không?” A-nan-đà trả lời: “Không, bạch Thế Tôn...”
Có khi chỉ nói duyên khởi có hai phần: một thuộc tiền tế; và hai, thuộc hậu tế. Bảy chi đầu, từ vô minh đến thọ, thuộc tiền tế. Năm chi sau, từ ái đến lão tử, thuộc hậu tế, vì nó bao trùm toàn bộ nhân quả tiền tế và hậu tế.[9]

II. THỂ CỦA MƯỜI HAI CHI

Thể của 12 chi, từ vô minh, v.v., là gì?[10]
Vô minh: hoặc quá khứ.
Hành: các nghiệp đời trước.
Thức: uẩn khi kết sinh.
Danh sắc: trước sáu xứ.
Từ đó sinh các căn.
Sáu xứ trước ba hòa.
Xúc: năng lực chưa biết
Nhân dị biệt ba thọ.
Trước dâm ái là thọ.
Ái: tham của, tham dâm.
Thủ: tham cầu thọ dụng,
Nên dong ruổi khắp nơi.
Hữu: nó tạo tác nghiệp,
Dẫn quả hữu tương lai.
Sinh: kết sinh đương lai.
Lão tử: cho đến thọ.[11]
1. Phần vị phiền não[12] trong đời sống quá khứ, ở đây[13] chúng được gọi là vô minh. Vì chúng đồng hành với vô minh. Và vì do ảnh hưởng của vô minh mà chúng hiện hành. Như nói “vua đến”, thì hiểu luôn cả hộ giá cùng đến.
2. Phần vị nghiệp - phước v.v.[14] trong đời trước, mà có quả dị thục trong đời này, ở đây chúng được gọi là hành.
Từ “vị[15] trong câu đầu là xuyên suốt luôn cho đến lão tử.
3. Năm uẩn, trong sát-na kết sinh đầu tiên trong bụng mẹ, gọi là thức.
4. Các giai đoạn trung gian[16] sau khi thức kết sinh, trước khi hình thành sáu xứ, gọi là danh sắc.
Ở đây đáng lẽ nói trước khi bốn xứ[17] hình thành; nhưng nói trước sáu xứ, là căn cứ trên sự đầy đủ vậy.
5. Mắt v.v. đã hình thành, cho đến trước khi có sự xuất hiện tổ hợp ba[18] của căn, cảnh, thức; đây gọi là sáu xứ.
6. Tổ hợp ba, trước khi có khả năng nhận biết các nguyên nhân khác nhau của ba thọ, đây gọi là xúc. Xúc là tổ hợp của ba thành phần[19] .
7. Đã có khả năng nhận biết[20] đặc tính khác biệt về nhân ba thọ nhưng chưa hiện hành dâm tham, đây gọi là thọ.
8. Hiện hành của tham nơi thọ dụng[21] và tham nơi dâm nhưng chưa phát sinh sự truy cầu các đối tượng của chúng, đây gọi là ái.[22]
9. Vì để đạt được các đối tượng hưởng thụ mà dong ruổi tầm cầu khắp nơi, đây gọi là thủ.[23]
10. Do dong ruổi tầm cầu mà tích chứa nghiệp dẫn khởi quả hậu hữu,[24] đây gọi là hữu.[25]
11. Mạng sống đời hiện tại chấm dứt, do lực của nghiệp này khiến dẫn đến kết sinh[26] trong tương lai, đây gọi là sinh.
Chi kết sinh này, trong đời hiện tại chính là chi thức vậy.
12. Sau sát-na sinh, tiến dần đến phần vị thọ trong tương lai, đây gọi là lão tử. Như vậy, chi lão tử chính là bốn chi: danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ đời hiện tại vậy.[27]
Như vậy là thể của mười hai chi.

Tiết 2. Ý CHỈ DUYÊN KHỞI

I. BỐN BIỂU THỨC DUYÊN KHỞI

Lại nữa, biểu thức duyên khởi được nói là có bốn: 1- sát-na, 2- liên phược, 3- phần vị, 4- viễn tục.
1. Sát-na duyên khởi.- Thế nào gọi là sát-na[28] ? Chỉ trong một sát-na mà đủ cả mười hai chi.[29] Thí dụ như một người do bị chi phối bởi tham mà gây việc sát sinh, bấy giờ (1) si là vô minh, (2) tư[30] là hành, (3) nhận thức từng sự thể cá biệt là thức, (4) bốn uẩn [31] câu hữu với thức là danh sắc, (5) các căn được định vị trong danh sắc gọi là sắc xứ[32] , (6) sự tiếp cận[33] của sáu xứ là xúc, (7) cảm nghiệm do bởi xúc[34] là thọ, (8) tham[35] ấy chính là ái, (9) các triền cấu[36] [37] là hữu, (11) sự xuất sinh của các pháp này là sinh, (12) trạng thái chín rục của chúng [38] là suy lão, sự hoại diệt của chúng gọi là tử vong.
2-4.-Lại nói, sát-na và liên phược [39] , như được nói trong Phẩm loại túc luận. Luận ấy nói: “Pháp duyên khởi là gì? Tất cả các pháp hữu vi.”[40] Căn cứ tính chất phần vị[41] , mười hai phần vị, mà thể tính là đủ cả năm uẩn, nối kết nhau trong ba đời[42] xuất sinh liên tục không gián đoạn. Phần vị như vậy cũng được nói là có tính viễn tục[43] .

II. THÂM Ý CỦA PHẬT

Trong bốn loại duyên khởi, thâm ý của Thế Tôn muốn nói đến loại duyên khởi nào?
Truyền thuyết ước phần vị,
Gọi chi theo trổi vượt.[44]
Truyền thuyết[45] cho rằng Thế Tôn chỉ căn cứ vào phần vị nói duyên khởi có mười hai chi.
Nếu trong mỗi chi đều có đủ năm uẩn, vì sao chỉ lập tên vô minh v.v.?[46]
Trong các phần vị, nếu vô minh vượt trội nhất, thì phần vị này được gọi là vô minh. [47] Nếu các hành vượt trội, gọi tên chi là hành. Cho đến già chết cũng vậy.[48] Điều này không có gì sai lầm.
Vì sao duyên khởi mười hai chi được nói trong Kinh khác với Phẩm loại túc luận? Luận ấy nói: “Duyên khởi là những gì? Tất cả hữu vi...”[49]
Khế kinh nói thế là do có thâm ý. A-tỳ-đạt-ma y pháp tướng mà nói như vậy; căn cứ sai biệt về phần vị, sát-na, viễn tục, liên phược, hữu tình số, tình phi tình v.v. [50]

III. DUYÊN KHỞI HẠN ĐỊNH

Vì sao Khế kinh nói chỉ hạn định duyên khởi trong hữu tình?
Vì đoạn trừ ngu hoặc
Ba tế tiền, hậu, trung. [51]
[Phật] vì đoạn trừ ngu hoặc trong ba tế [52] của hữu tình vậy. [53]
Hữu tình ngu hoặc về tiền tế như thế nào? Khởi nghi thế này về tiền tế rằng: [54] “Trong quá khứ, ta đã tồn tại hay không tồn tại? Ta đã là cái gì? [55] Ta đã tồn tại như thế nào? [56]
Hữu tình ngu hoặc hậu tế như thế nào? Khởi nghi thế này về hậu tế rằng: [57] “Vị lai, ta sẽ tồn tại ở vị lai hay không tồn tại? Ta sẽ tồn tại thế nào?”
Hữu tình ngu hoặc trung tế như thế nào? Khởi nghi thế này về trung tế rằng [58] : “Cái này là gì? [59] Cái ta này như thế nào Ta đang là ai?[60] Ta sẽ là gì?[61]
Vì để đoạn trừ ba thứ ngu hoặc như thế nên Kinh chỉ nói duyên khởi trong hạn định hữu tình, theo thứ tự: vô minh và hành; sinh và lão tử; và thức đến hữu.
Vì sao biết? Vì Khế kinh nói: “Này các Bí-sô, hãy lắng nghe! Nếu bí-sô, bằng chánh trí, quán sát một cách như thực pháp duyên khởi và duyên dĩ sinh,[62] bí-sô đó không còn nghi hoặc tiền tế rằng ‘Trong quá khứ, ta đã tồn tại, hay đã không tồn tại?’...”[63]
Có luận sư khác nói: Ba chi ái, thủ, hữu cũng nhắm đoạn trừ ngu hoặc vị lai. Vì ba chi này đều là nhân đưa đến quả ở vị lai.
dịch và chú: Tuệ Sỹ
Hương Tích ấn hành 2014.


[1] sa pratītyasamupādo dvādaśāṅgas trikāṇḍakaḥ/ pūrvāparāntayor dve dve madhye’ṣṭau paripūriṇaḥ//20// Ht. 如是諸緣起 十二支三際 前後際各二 中八據圓滿. Cđ. 如此緣生法 十二分三節前後際二二 於中八具生.
[2] pratītyasamutpāda; Ht. 緣起 duyên khởi; Cđ. 緣生法 duyên sinh pháp.
[3] trīṇi kāṇḍāni, ba mắt, ba đốt (như đốt tre); Ht. 三際 tam tế; Cđ. 三節 tam tiết.
[4] pūrvāparāntamadhyāny, 前際, 後際, 中際 tiền tế, hậu tế, trung tế.
[5] Thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ và hữu.
[6] antarala eva mriyate, chết khi tuổi thọ của dị thục chưa dứt. Cđ. hiểu là中陰死 trung ấm tử, chết trong giai đoạn trung ấm.
[7] Ht.: “Chỉ căn cứ bổ-đặc-già-la trong dục giới; vì kinh Đại nhân duyên nói có đủ.” Quang ký: dẫn chứng kinh dục giới có đủ 8 chi. Tì-bà-sa 23, tr. 120a25: “Kinh này nói, do duyên là danh sắc, có sáu xứ; thế thì, hệ thức không thể phổ biến cho cả bốn sinh đạo. Vì trong thai, noãn và thấp sinh các căn phát triển lần lượt ở đó mới có thể nói danh sắc duyên, sáu xứ. Các căn của hữu tình hóa sinh xuất hiện đồng loạt, làm sao có thể nói danh sắc duyên sáu xứ? Chỉ có thể nói thức duyên, sinh sáu xứ. Có thuyết nói, Kinh này chỉ đề cập ba sinh đạo thuộc dục giới; không nói đến hóa sinh của thượng giới.” Dẫn Trường 10, Đại duyên phương tiện kinh, tr. 61b9. Pāli, Mahānidānasuttam, D. ii. 63: viññāṇañca hi, ānanda, mātukucchismiṃ na okkamissatha, api nu kho nāmarūpaṃ mātukucchismiṃ samuccissathā ’’ ti? Ht. 大緣起經 Đại duyên khởi kinh; Cđ. 大因緣經 Đại nhân duyên kinh.
[8] Cđ.: “Nếu thức không gá vào chất đỏ trắng trong thai mẹ, thì chất này có biến dị thành kha-la-la không?” Vyākhyā đọc: vijñānaṃ ced ānanda mātuḥ kukṣiṃ nāvāmed api tu tan nāmarūpaṃ kalalatvāyābhisaṃmārchet, “nếu thức không nhập thai mẹ, danh sắc này có ngưng kết thành kha-la-la không?”
[9] Vyākhyā: ở đây, ở đời trước có nhân là vô minh và hành, quả của nó gồm 5 chi phần từ thức cho đến thọ; quả của đời sau là sanh và lão tử, nhân của nó gồm có 3 chi phần là: ái, thủ và hữu. Đây là nói: đời trước có 7 chi phần, đời sau gồm 5 chi phần.
[10] Tì-bà-sa 23, tr. 117c21: Trong dục giới và sắc giới, tự tánh (thể) của các chi duyên khởi là năm uẩn; trong vô sắc giới, bốn uẩn.
[11] pūrvakleśā daśā`vidyā saṃskārāḥ pūrvakarmaṇaḥ/ saṃdhiskandhās tu vijñānaṃ nāmarūpam ataḥ param//21/ prāk ṣaḍāyatanotpādāt tat pūrvaṃ trikasaṃgamāt/ sparśaḥ prāk sukhaduḥkhādikāraṇa-jñānaśaktitaḥ//22/ vittiḥ prāṅ maithunāt tṛṣṇā bhogamaithunarāgiṇaḥ/ sa bhaviṣyad-bhavaphalaṃ kurute karma tat bhavaḥ/ pratisaṃdhiḥ punar jātiḥ jarāmaraṇamāvidaḥ//23// Ht. 宿惑位無明 宿諸業名行 識 正結生蘊 六處前名色 從生眼等根 三和前六處 於三受因異 未了知名觸 在婬愛前受 貪資具婬愛 為得諸資具 遍馳求名取 有謂正能造 牽當有果業 結當有名生 至當受老死. Cđ. 宿惑位無明 及宿業名行 託生陰名識 此後稱名色 先於六入生 此先三和合 觸先樂苦捨 能分別因智 受先婬欲愛 求婬樂具愛 四取謂生具 為得故遍尋 當來有果報 能造業名有 更接有名生 老死乃至受.
[12] Phần vị: avasthā; trong tụng văn: daśā, viền áo, hay mép áo; nghĩa bóng chỉ một thời kỳ trong đời sống. Do dó, cả hai từ đều được dịch Hán là位 vị.
[13] Ht.: diễn dịch: “Phần vị phiền não từ quá khứ cho đến kết quả dị thục hiện tại, gọi chung là vô minh”. Quang ký: “Năm uẩn trong giai đoạn mà phiền não phát khởi nghiệp, trong những đời kể từ vô thủy, cho đến năm uẩn quả dị thục trong đời này, toàn bộ giai đoạn đó gọi chung là vô minh.”
[14] Phước, phi phước của dục giới, và bất động nghiệp của sắc và vô sắc giới. Pháp uẩn 11, tr. 506a18: hành = nghiệp; ba hành: phước hành, phi phước hành, bất động hành. Pāli, Saṅgīti, D. iii. 219: tayo saṅkhārā – puññābhisaṅkhāro, apuññābhisaṅkhāro, āneñjābhisaṅkhāro. Trong đây, Vyākhyā chỉ kê phước nghiệp và phi phước nghiệp (puṇya-apuṇya-karma).
[15] daśā, trong tụng 21a: pūrvakleśadaśā’vidyeti; xem cht. 641 trên.
[16] Tì-bà-sa 23, tr. 119a5: “Danh sắc là gì? Sau khi kết sanh đã khởi, và trước khi bốn sắc căn trong sáu xứ đầy đủ, trung gian đó gồm năm giai đoạn: kiết-lạt-lam, át-bộ-đàm, bế-thi, kiện-nam, bát-la-xa-khư - được gọi là giai đoạn danh sắc.”
[17] Vyākhyā: vì hai xứ là ý và thân đã xuất hiện trong sinh hữu, tức trong thức chi trước đó rồi.
[18] trikasaṅgama; xem cht. 648 dưới.
[19] trayānāṃ sannipātāt sparśaḥ, sự tập hợp của ba cái này là xúc. Phát biểu phổ quát về xúc, Hán (Tạp 3, tr. 18a10): 緣眼及色眼識生 三事和合生觸. 緣觸生受. Pāli (M.i.112): cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, “duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh; sự tụ hội của ba cái này là xúc; do duyên là xúc mà có thọ. Vì thọ hàm nghĩa “nhận biết” (cảm giác), do đó, trước khi thọ khởi, chỉ có cảm xúc mà chưa có cảm giác. Vyākhyā: Trường hợp hài nhi chưa có khả năng phân biệt rằng: “Cái này gây nên cảm thọ lạc, gây nên cảm thọ khổ và không khổ không lạc”; trạng thái này cũng gọi là xúc. Chẳng hạn như đứa bé khi chạm vào lửa chưa phân biệt được chính lửa gây nên khổ.
[20] Thọ, trong tụng văn: vitti: sự nhận biết. Vyākhyā: vittir vedanety arthaḥ: thọ là khả năng lý giải. Do động từ căn vid.
[21] bhoga-rāga, tham hưởng thụ ngũ dục . Ht. 貪資具 tham tư cụ, Cđ. 求樂具 cầu lạc cụ.
[22] Từ ái phát sinh chín pháp, Trường A-hàm 9, kinh Thập thượng, tr. 56b9: chín ái bản: nhân ái có cầu, nhân cầu có lợi ... dụng ... dục ... trước ... tật ... thủ ... hộ. Cf. Trường A-hàm 10, kinh Đại nhân phương tiện, tr. 60c18.Pāli, D.iii. 289 (Dasuttara): nava taṇhāmūlakā dhammā – taṇhaṃ paṭicca pariyesanā, pariyesanaṃ paṭicca lābho, ... vinicchayo, ... chandarāgo, ... ajjhosānaṃ, ...pariggaho, ... macchariyaṃ, ... ārakkho, ārakkhādhikaraṇaṃ daṇḍādānasatthādānakalahaviggaha-vivādatuvaṃtuvaṃpesuññamusāvādā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti.
[23] Vyākhyā: paryeṣṭim āpanna iti eṣa ity etasya dhātor etad rūpaṃ, upādīyate viṣaya ātmabhāvo’nenety upādānaṃ caturvidhaḥ kleśaḥ, “biến tầm cầu” là hình thái của động từ căn ā-iṣ. Nó chấp thủ cảnh giới và tự thân, nên được gọi là thủ. Có bốn phiền não gọi là thủ.
[24] bhaviṣyadbhavaphala, Ht. 當有果 đương hữu quả; Cđ. 未來有報 vị lai hữu báo. Cđ: 能造業名有.
[25] Vyākhyā: bhavaḥ karmaparyāyaḥ, hữu, đồng nghĩa với nghiệp.
[26] pratisandhi, kết sanh thức; Ht. 結當有 kết đương hữu: nối kết đương lai hữu; Cđ. 託生 thác sanh.
[27] Vyākhyā: già-chết có (bao hàm) tính chất của bốn chi phần - khởi đầu là danh sắc. Vì muốn khiến cho đệ tử nhàm chán (kinh sợ) mà Thế Tôn dùng từ “già-chết” để thuyết minh bốn chi phần rằng: ‘Này Tỳ-kheo, sự sinh khởi của sắc chính là sự sinh khởi của già chết; cũng vậy, cho đến, cũng là sự sanh khởi của thức.’
[28] kṣaṇika, Vyākhyā: kṣaṇe bhavaḥ, tồn tại trong một sát-na, hay nó có tính sát-na. Quang ký: đồng một sát-na.
[29] Tì-bà-sa 23 tr. 118c07: Tôn giả Thiết-ma-đạt-đa (Kṣemadatta) nói, trong khoảnh khắc một sát-na đủ cả 12 chi... (ibid. tr. 118c15) Căn cứ 12 phần vị mà lập 12 chi. Mỗi một chi đủ cả năm uẩn, chứ không phải trong một sát-na đủ cả 12 chi.
[30] cetanā: tư, cố ý, động lực gây nghiệp; iv. 1b: cetanā tatkṛtaṃ ca tat, nghiệp là tư và sở tác bởi tư. Cđ: 作殺意 tác sát ý.
[31] vijñānasahabhuvaś catvāraḥ skandhā; Ht. ba uẩn; Quang ký: trong năm uẩn, trừ thức và thọ, vì được lập làm những chi riêng biệt. Trong sắc uẩn, trừ năm căn cùng với biểu và vô biểu của ngữ, vì chúng được liệt trong chi sáu xứ. Trong hành uẩn, trừ vô minh, tư, xúc, tham... vì chúng được kể trong các chi vô minh, hành, xúc, ái v.v.. Vyākhyā: danh sắc - sắc (rūpa) ở đây là biểu và vô biểu câu hữu với thức; danh (nāma), ba uẩn còn lại trừ thức. Cđ: 與識俱起四陰色 bốn uẩn cùng khởi với thức.
[32] Vyākhyā: nói là định vị (vyavasthāpita) vì sự hoạt động của chúng lệ thuộc danh sắc (tatpratibaddhavṛttitvād), hoăc y chỉ danh sắc (āśrayatvena). Ht. 住 trú = an trú; Quang ký: nói an trụ trong danh sắc, theo đó, ý an trụ trong danh; năm căn còn lại an trụ trong sắc.
[33] abhinipāta; Ht. 對餘和合 đối dư hòa hiệp; Cđ. 相對和合 tương đối hòa hiệp. Vyākhyā: nói là tiếp cận (abhinipāta), theo đó, căn hoạt động trong phạm vi đối tượng tương ứng.
[34] i.14c: vedanānubhavaḥ, thọ lãnh nạp tùy xúc.
[35] Tham (lobha), động lực của nghiệp (karma-samutthāna); sát sanh do động lực tham (lobhaja-prāṇātipāto... iv. 68d)
[36] paryavasthāna, Ht. triền; Cđ. 上心惑 thượng tâm hoặc. Có 10 triền, hoặc 8 triền: vô tàm, vô quý, tật, xan... (āhrīkyam anapatrāpyam īrṣyāmātsaryam... v.48).
[37] Vyākhyā: tatsamutthitaṃ iti tṛṣṇā-samutthitam, cetanā-samuttham ity apare, phát động bởi nó, tức ái đẳng khởi; các vị khác nói là tư đẳng khởi - động lực là tư.
[38] paripāka, Ht. 熟變 thục biến; Cđ. 變異 biến dị. Vyākhyā: sự tổn hại đối với công năng dẫn sinh quả, hoặc do quan hệ với sát-na đi trước.
[39] Vyākhyā: duyên khởi có tính chất phần vị (āvasthika: hệ thuộc giai đoạn), các chi liên tục nối kết nhau (sāmbandhika) trong ba đời quá khứ, vị lai, hiện tại. Thuận chính lý 27, tr. 494b06: nhân quả đồng loại và dị loại hệ thuộc nhau phát sinh một cách liên tiếp không gián đoạn.
[40] Phẩm loại 6, tr.715c4; xem đoạn sau, cht. 678. Đoạn dẫn không có trong Cđ. Ht. gián tiếp dẫn: “ [duyên khởi có tính] sát-na và liên phược, như trong Phẩm loại túc luận, theo đó cả hai [tính chất này] phổ biến trong tất cả hữu vi.” Vyākhyā: do vì các pháp hữu vi lệ thuộc sự hoại diệt trong từng sát-na, do đó nói duyên khởi có tính sát-na. Do sự liên kết của nhân quả trong hai sát-na liên tục (hetuphalabhūtobhaya-kṣaṇa-sambandhāt), do đó nói duyên khởi có tính liên phược. Quang ký: liên tiếp nhau, nói là liên. Hệ thuộc lẫn nhau, nói là phược.
[41] āvasthika, phần vị duyên khởi.
[42] trayasambaddha; Ht.: “Nối tiếp nhau từ xa xôi vô thủy.”
[43] prākarṣika, có tính chất kéo dài từ lâu xa; Cđ.:多時 đa thời. Vyākhyā: chính tính chất phần vị (āvasthika) cũng là tính chất đa thời (prākarṣika: Ht. 遠續 viễn tục), vì hệ thuộc thời gian lâu xa (prakarṣa), hoặc do bởi hệ thuộc nhiều sát-na (anekakṣaṇikatvād), hoặc hệ thuộc nhiều đời (anekajanmikatvād).
[44] āvasthikaḥ kileṣṭo’yaṃ prādhānyāt tv aṅgakīrtanam//25ab// Ht. 傳許約位說 從勝立支名. Cđ. 此今約位說 由勝說為分.
[45] Thuận chánh lý 27 (tr.494b14): Các luận sư A-tì-đạt-ma 對法諸師 đều nói Phật y phần vị mà nói duyên khởi; Thế Thân không tin như vậy nên nói là “truyền thuyết” (kila).
[46] Như vô minh thuộc hành uẩn; vậy thể của chi này duy chỉ là hành uẩn?
[47] Ht. diễn dịch thêm: “Trong phần vị nào mà vô minh trổi vượt, cả năm uẩn trong phần vị đó được gọi chung là vô minh.”
[48] Ht. diễn thêm: “Cho nên, thể tuy là chung mà tên gọi thì riêng.” Cđ. Thuận chính lý 27 tr. 494b19.
[49] Phẩm loại 6, tr. 715c04: 緣起法云何。謂有為法.
[50] āvasthikaḥ, kṣaṇikaḥ, prākarṣikaḥ, sāmbandhikaḥ, sattvākhyaḥ, asattvākhyaḥ. Vyākhyā: A-tì-đạt-ma y pháp tướng mà nói, là phát xuất từ yếu tính bản hữu của pháp (lakṣaṇapradhānatvāt). Pháp uẩn nói duyên khởi thuộc cả hữu tình và phi hữu tình, vì nó bao hàm tất cả hữu vi (sarvasaṃskṛtagrahaṇāt). Bởi vì duyên khởi liên hệ nguyên lý nhân quả của tất cả hữu vi (sarvasaṃskṛtahetutvayogāt).
[51] purvāparāntamadhyeṣu saṃmohavinivṛttyo//25cd// Ht. 於前後中際 為遣他愚惑. Cđ. 於前後中際 為除他無明.
[52] trikāṇḍaḥ, ba tiết, đốt; ba phân đoạn. Vyākhyā: kāṇḍa it bhāgaḥ.
[53] Ht. diễn dịch: “Sự sai biệt của ba tế chỉ hệ thuộc nơi hữu tình.”
[54] Pāli, M.i.8 (Sabbāsavasutta), S.ii. 26 (Paccayasuttam): so vata pubbantaṃ vā paṭidhāvissati – ‘ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhānaṃ, nanu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kathaṃ nu kho ahosiṃ atītamaddhānaṃ, kiṃ hutvā kiṃ ahosiṃ nu kho ahaṃ atītamaddhāna ’ nti. Hán, Tạp 12, tr. 84b27: ... 求前際言我過去世若有若無?我過去 世何 等類? 我過去世何如?
[55] Vyākhyā: “Ta là cái gì, là ai? Thiên thần, hay con người?” (ko nv aham abhūvam iti devo manuṣya iti vā). 
[56] Vyākhyā: “Ta đã tồn tại với phẩm loại gì? Với phương tiện gì? (kena prākareṇa kayā yuktyā).
[57] Pāli, op.cit.: aparantaṃ vā upadhāvissati ‘ bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhānaṃ, nanu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ, kiṃ nu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ, kathaṃ nu kho bhavissāmi anāgatamaddhānaṃ, kiṃ hutvā kiṃ bhavissāmi nu kho ahaṃ anāgatamaddhāna ’ nti. Hán, op.cit.: ... 求後際我於當來世為有為無?云何類?何如?
[58] Pāli, op.cit.: etarahi vā paccuppannaṃ addhānaṃ ajjhattaṃ kathaṃkathī bhavissati – ‘ ahaṃ nu khosmi, no nu khosmi, kiṃ nu khosmi, kathaṃ nu khosmi, ayaṃ nu kho satto kuto āgato, so kuhiṃ gamissatī ’ ti. Hán, op.cit.: 內... 猶豫此是何等?云何有此為前? 誰終 當云何之?此眾生從何來?於此沒當何之?
[59] kiṃ svid idam, Ht. 何等是我 “Ta là cái gì?” Vyākhyā: ātmabhavadravyam anveṣate, tra vấn vật thể tự thân.
[60] ke santaḥ, Vyākhyā: ke vayam idānīṃ vidyamānaḥ, chúng ta đang là những ai/ những cái gì”? Ht. 我誰所有 ngã thùy sở hữu? Cđ. 今何我 kim hà ngã?
[61] ke bhaviṣyāmaḥ. Ht. 我當有誰 ngã đương hữu thùy? Cđ. 當來何我 đương lai hà ngã?
[62] pratītyasamutpāda, pháp duyên khởi, thuộc lý pháp, nguyên lý hay quy luật chi phối tất cả pháp; pratīyasamutpanna, phân từ quá khứ, chỉ bất cứ cái gì, thuộc hiện tượng giới, đã phát sinh do bởi quan hệ các duyên. Ht. 緣已生法 duyên dĩ sinh pháp, Cđ. 緣生所生法 duyên sinh sở sinh pháp.
[63] Pāli, op.cit.: yato kho, bhikkhave, ariyasāvakassa ayañca paṭiccasamuppādo, ime ca paṭiccasamuppannā dhammā yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti, so vata pubbantaṃ vā paṭidhāvissati – ‘ ahosiṃ nu kho ahaṃ... .’ Hán, op.cit. tr. 84b26: 多聞聖弟於此因緣法 緣生法 正知善見不求前際言我過去世若有若無 ...

Tiết 3. SINH TỬ LUÂN CHUYỂN

I. BA LỚP NHÂN QUẢ

Lại nữa, nên biết, tự thể của mười hai chi duyên khởi này thuộc ba lớp: phiền não, nghiệp, và sự quả. [1]
Nghĩa như thế nào?
Ba, phiền não; hai, nghiệp.
Bảy, sự cũng gọi quả.
Lược quả và lược nhân.
Hiện tại suy quá, vị.[2]
1. Tự thể của vô minh, ái, thủ là phiền não; của hành, hữu là nghiệp. Thể của bảy chi còn lại: thức, v.v., là sự [3] .
Thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ, và sinh, lão tử, được nói là sự, vì chúng là sở y của nghiệp và phiền não. Bảy chi có tính chất là sự này cũng gọi là quả[4] .
Chuẩn theo nghĩa này, năm chi còn lại gọi là nhân, vì thể của chúng là phiền não và nghiệp [5] .
2. Vì sao nhân quả (1) trong trung tế được diễn rộng: (a) “sự” sai biệt thành năm; (b) phiền não sai biệt thành hai[6] ? (2) Trong vị lai quả được giản lược nên sự chỉ có hai[7] ? (3) Trong quá khứ, nhân giản lược, nên phiền não chỉ kể một[8] ?
Do trung tế rộng nên có thể loại suy chi tiết nhân quả của tiền tế và hậu tế, do đó không nói rộng tiền tế và hậu tế. Vả lại, không cần thiết phải nói thêm.

II. LUÂN CHUYỂN VÔ CÙNG

Nếu duyên khởi chỉ có mười hai chi mà không nói quả của lão tử, thì sinh tử sẽ có điểm kết thúc; không nói nhân của vô minh thì sinh tử hẳn sẽ có điểm bắt đầu. Giả sử lập thêm các chi duyên khởi khác; từ các chi duyên khởi này lại lập thêm các chi khác nữa, như vậy phạm lỗi vô cùng.[9]
Không cần lập thêm. Vì ở đây ý nghĩa đã được Đức Phật chỉ rõ.
Chỉ rõ như thế nào?
Từ hoặc sinh hoặc, nghiệp.
Từ nghiệp sinh ra sự.
Từ sự sinh sự, hoặc.
Lý chi hữu là vậy.[10]
1. Từ phiền não sinh phiền não, tức từ ái sinh thủ. Từ phiền não sinh nghiệp tức từ thủ sinh hữu, vô minh sinh hành. Từ nghiệp sinh sự tức từ hành sinh thức và hữu sinh sinh. Từ sự sinh sự tức từ thức sinh danh sắc, cho đến từ xúc sinh thọ và từ sinh sinh lão tử. Từ sự sinh là từ thọ sinh ái. Bởi vì chi hữu được lập, theo nguyên lí như thế.
Do đó biết rằng thể của vô minh là phiền não, và từ phiền não sinh sự. Cho nên, lão tử đã được chỉ rõ là nhân của sự, và phiền não; và cũng chỉ rõ vô minh là quả của sự, phiền não. Vì thể của vô minh và lão tử là sự và phiền não.[11] Thế thì đâu cần giả lập các chi duyên khởi khác nữa.
Cho nên, Kinh nói, “Như vậy là sự tập khởi của khối lớn thuần khổ.”[12] Nếu không như vậy,[13] lời này[14] có công dụng gì?
2. Có giải thích khác nói[15] , Khế kinh khác[16] nói: “Phi lý tác ý làm nhân cho vô minh, vô minh lại sinh phi lý tác ý”. [17] Phi lý tác ý cũng được bao hàm trong chi thủ, nên cũng được nói trong Khế kinh này.[18]
Vì sao phi lý tác ý này được bao hàm trong chi thủ?[19]
Nếu nói do bởi nó tương ưng với thủ, thì ái và vô minh lẽ ra cũng được bao hàm trong chi thủ.[20]
Nếu chấp nhận rằng nó được bao hàm trong chi thủ, làm thế nào có thể chứng minh phi lý tác ý làm nhân cho vô minh?
Nếu nói nó bao hàm trong chi thủ tức chứng minh được tính nhân quả, ái và vô minh cũng bao hàm trong chi thủ, lẽ ra không nên lập chúng làm chi duyên khởi riêng.[21]
3. Các Luận sư khác[22] lại giải thích, Khế kinh nói: “Phi lí tác ý làm nhân cho vô minh, vô minh lại sinh phi lý tác ý.” Phi lí tác ý được nói trong giai đoạn xúc.[23] Như Kinh[24] nói: “Mắt và các sắc làm duyên sinh khởi tác ý vẩn đục vốn được sinh bởi si.” Vì trong giai đoạn thọ, pháp này tất yếu dẫn đến vô minh.
Kinh khác nói: “Các thọ được sinh bởi vô minh xúc làm duyên sinh ái.”[25] Vì vậy phi lí tác ý có mặt khi có xúc làm duyên cho vô minh câu khởi với thọ. Do đó, không có sai lầm rằng vô minh không có nhân, cũng không cần lập chi duyên khởi khác.
Và chi duyên khởi cũng không có lỗi diễn dịch vô cùng[26] , vì phi lí tác ý từ si sinh, như Khế kinh nói: “Mắt và các sắc làm duyên sinh khởi tác ý vẩn đục được sinh bởi si.”[27]
4. Các Kinh khác tuy có nói như vậy, nhưng trong kinh Đại duyên khởi này có cần nên nói thêm không?[28]
Không cần nói thêm.[29]
Làm thế nào chứng biết được?
Do lí chứng biết được.
Lý gì?[30]
Thọ không có vô minh sẽ không thể làm duyên cho ái, bởi thọ của A-la-hán không phát sinh ái. Lại nữa, xúc không điên đảo cũng không thể làm duyên cho thọ nhiễm ô, và xúc không vô minh cũng không thể thành điên đảo, vì xúc của A-la-hán không điên đảo. Do bởi lí này mà chứng biết được.[31]
5. Nên biết, nếu như vậy thì phạm lỗi thái quá.[32] Nếu cứ theo nguyên lý mà suy biết, thế thì tất cả các chi đều không cần thiết phải nói đến. Cho nên điều các vị ấy nói không giải thích được nạn vấn.[33]
Nhưng, như được nêu trên, rằng vì Kinh không lập thêm quả cho lão tử, nhân cho vô minh, thành ra sinh tử có khởi đầu có kết thúc; nạn vấn này phi lí. Vì Kinh có thâm ý, không phải lí được thuyết minh không đầy đủ.[34]
Vì sao?
Vì đối tượng giáo hóa phát sinh mê hoặc rằng, “Làm sao đời này tiếp nối đời trước; đời sau tiếp nối đời này?”
Như Lai chỉ vì muốn diệt trừ nghi hoặc ấy, nên nói mười hai chi duyên khởi như đã được nói trong tụng trên (iii.25).

Tiết 4. DUYÊN KHỞI VÀ DUYÊN DĨ SINH

Như Thế Tôn bảo các tỳ-kheo rằng: “Ta sẽ nói cho các ông nghe pháp duyên khởi và các pháp được sinh bởi duyên.[35] ” Hai pháp này có gì khác nhau?
Theo văn của Bản luận[36] thì hai pháp này không có gì khác biệt, vì cả hai đều được kể là tất cả pháp hữu vi.

I. DUYÊN DĨ SINH

Làm thế nào các pháp vị lai chưa sinh khởi [37] lại được nói là pháp đã sinh do duyên, giống như nói về quá khứ và hiện tại? [38]
Làm thế nào các pháp vị lai chưa được tác thành [39] lại được nói là hữu vi?[40] Ấy là do tính cách đã được tư duy bởi tư duy là cái tác thành.[41]
Nếu vậy, pháp vô lậu thì thế nào?[42]
Chúng cũng được tư duy bằng tư duy thiện mà hướng đến đắc[43] .
Nếu vậy, đối với niết-bàn cũng phạm sai lầm.[44]
Thật ra nên nói, y cứ trên chủng loại mà nói. Như cái chưa biến hoại cũng được gọi là sắc[45] , bởi nó đồng chủng loại, nên không có gì sai lầm.[46]
Vậy nay giải thích ý Kinh.

II. DUYÊN SINH NHÂN QUẢ

Ở đây ý Kinh nói,
Nhân khởi, quả đã sinh[47] .
1. Các chi nhân gọi là duyên khởi, bởi từ đó mà quả sinh khởi. Các chi thuộc quả gọi là pháp duyên dĩ sinh.[48] Như vậy tất cả các chi đều thành tựu hai nghĩa, vì các chi đều có tính nhân hoặc quả.
Tuy vậy, không phải là không có sự xác định, vì sự khác nhau chính do quan hệ đối đãi[49] . Cái nào do đối đãi mà gọi là duyên sinh thì chính cái đó cũng do đối đãi mà không gọi là duyên dĩ sinh; giống như nói nhân và quả [50] , cha và con [51] .
2. Theo truyền thuyết, Tôn giả Vọng Mãn [52] cho rằng, có trường hợp là duyên sinh nhưng không phải là các pháp duyên dĩ sinh; tác thành bốn phạm trù: (1). Các pháp vị lai [53] ; (2). các pháp trong giai đoạn tối hậu tâm của vị A-la-hán [54] ; (3). các pháp quá khứ và hiện tại còn lại; (4). các pháp vô vi.
3. Các luận sư Kinh bộ nêu vấn đề như vầy: Những điều được nói ở đây là thuyết minh theo ý cá nhân hay ý nghĩa của Kinh? Nếu nói là nghĩa của Kinh, thì nghĩa của Kinh không phải vậy.
Thế nào là không phải?
a. Nói rằng, “Căn cứ tính chất phần vị, duyên khởi ấy gồm mười hai chi cũng là mười hai phần vị mà thể tính là năm uẩn” [55] , điều này trái với Khế kinh [56] , vì kinh nói khác. Như Khế kinh nói, “Vô minh là gì? Là sự vô trí đối với tiền tế...” [57] Đây là ý nghĩa minh nhiên [58] không thể khiến trở thành không minh nhiên, nên duyên khởi theo phần vị được nói ở trên trái với nghĩa kinh.
b. Không phải tất cả mọi điều Kinh nói đều hàm nghĩa minh nhiên, cũng có lúc nói theo nghĩa trọng yếu. Như kinh Tượng tích dụ nói: “Địa giới [59] là gì? Đó là tóc, lông, móng các thứ....”[60] Tuy trong đây cũng có các pháp khác như sắc các thứ,[61] nhưng đây nói theo nghĩa trọng yếu. Trong Kinh này cũng nên được hiểu như vậy.
Dẫn chứng này không phù hợp. Kinh Tượng tích dụ không có ý thuyết minh tóc, lông, móng các thứ bằng địa giới, cho nên sự thuyết minh có thể không đầy đủ. Nhưng trong Kinh này lại thuyết minh địa giới bằng chính tóc, lông các thứ, và bỏ ngoài tóc, lông các thứ thì không có địa giới. Cho nên sự thuyết minh như vậy chính là đầy đủ. [62]
Trong Kinh này[63] cũng vậy, sự thuyết minh các chi, vô minh v.v., thật sự là đầy đủ, không còn gì để kể thêm.
Há không phải rằng ngoài tóc lông các thứ, trong nước mũi, nước mắt v.v… có địa giới?
Điều đó cũng được đề cập trong Kinh ấy. Như Kinh có nói, “Trong thân còn có các thứ khác.”[64] Giả sử cũng đồng với Kinh ấy, thế thì ở đây cũng nên chỉ ra rằng ngoài vô minh ra còn chi khác nữa.
c. Thế nhưng, đưa chủng loại dị biệt vào trong vô minh, điều đó có ý nghĩa gì?[65]
Tuy trong các phần vị đều có năm uẩn, nhưng tùy theo pháp này tồn tại hay không tồn tại mà pháp kia tất yếu tồn tại hay không tồn tại, có thể lập pháp này làm chi cho pháp kia[66] . Vả lại, trong khi [A-la-hán] [67] vẫn tồn tại năm uẩn, nhưng không có các hành [mà có nhân là năm uẩn. Nghĩa là thế nào? Nghĩa là có nhân là vô minh].[68] Cũng như không có thức lệ thuộc phước hành, phi phước hành, bất động hành; cho đến ái, thủ, hữu v.v…[69]
Vậy nên, nghĩa Kinh đã được nói là như vậy.
[ ...][70]
4. Tứ cú của Tôn giả Vọng Mãn đã dẫn trên, trong đó nói,[71] “các pháp vị lai không phải là duyên dĩ sinh”, thế thì mâu thuẫn với Kinh. Kinh nói: “Duyên dĩ sinh là gì? Vô minh, hành, cho đến sinh, lão tử.” Nếu như không chấp nhận hai chi sinh và lão tử thuộc vị lai, tức là bác bỏ sự thành lập ba tế ở trên.
5. Các bộ khác[72] nói, duyên khởi là pháp vô vi, vì Khế kinh nói: “Dù chư Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, pháp tánh này[73] thường trụ.”[74]
Do ý thú như vậy nên lý được chấp nhận, nếu do ý thú khác thì lý không được chấp nhận.
Thế nào là ý thú như vậy, thế nào là ý thú khác mà nói được chấp nhận và không được chấp nhận ?
Ý thú nói, “Dù chư Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, lý thường nhiên là do duyên đến vô minh mà các hành phát sinh; chứ không bao giờ không có duyên hay duyên đến pháp nào khác, đó là lý thường nhiên. Đây là nói ‘ý thú như vậy nên lý được chấp nhận’”.
Nếu ý thú nói có một hữu thể khác, thường hằng như nhiên[75] , gọi là duyên khởi; đây là nói ‘ý thú khác nên lý không được chấp nhận.’ Vì sao? Vì sự sinh khởi có đặc tính là hữu vi; không thể có nguyên lý nào nói rằng có một hữu thể thường trụ khác mà là đặc tính của pháp vô thường[76] .
Lại nữa, nói sinh, chính là sinh của cái năng sinh.[77] Sinh vô vi này có tương quan gì với các chi vô minh v.v. để nói chúng có sinh, vì duyên sinh (= duyên khởi)[78] ? Đã gọi duyên khởi còn cho là thường trụ, cú nghĩa này vô lý.

Tiết 5. PHÂN TÍCH NGỮ NGUYÊN

I. KINH BỘ THÍCH NGHĨA

Ở đây duyên khởi nghĩa là gì?[79]
1. Bát-lạt-để[80] là nghĩa “đạt đến”; động từ căn y-để[81] hàm nghĩa “đi”. Do bởi sự chi phối của tiếp đầu ngữ[82] mà động từ căn chuyển đổi nghĩa, nên ‘đi’ do sự ‘đạt đến’ mà chuyển đổi thành ‘duyên’[83] .
Sâm là nghĩa “hòa hợp” [84] ; ốt là nghĩa “hướng lên”[85] ; động từ căn bát-địa hàm nghĩa “hiện hữu”[86] . ‘Hiện hữu’ do ‘hòa hợp’ và ‘đi lên’ mà chuyển đổi thành ‘khởi’.[87] Do bởi pháp hiện hữu này sau khi đi đến duyên đã hòa hợp đi lên gọi là khởi, đó là nghĩa duyên khởi[88] .
Cú nghĩa này không hợp lý.[89] Vì sao? Căn cứ trên một tác giả mà có hai hành động, hành động trước cần được diễn tả bằng phân từ độc lập.[90] Như nói, “sau khi tắm, nó ăn.”[91] Không có bất cứ pháp nào tồn tại trước khi sinh khởi[92] , theo đó nó đi đến duyên trước, sau đó mới sinh khởi. Không có tác giả thì không thể có tác dụng, nên nói bài tụng:
Đến duyên trước khi khởi:
Vô lý, vì chưa có.
Đồng thời: mất nghĩa “đã”[93]
Bởi hành vi đi trước.[94]
Không có lỗi như vậy. Vả lại, cần hỏi lại các sư Thanh luận[95] : Pháp sinh khởi giai đoạn nào, a. hiện tại, hay b. vị lai?[96]
Nếu vậy, có lỗi gì?
a. Nếu nói pháp sinh khởi hiện tại; nó đã không sinh làm thế nào trở thành hiện tại? Hiện tại nó đã sinh làm sao còn khởi nữa? Đã sinh rồi mà còn khởi nữa thì phạm lỗi diễn dịch vô cùng.
b. Nếu nói pháp sinh khởi vị lai; khi ấy nó chưa có, làm thế nào trở thành tác giả? Tác giả đã không có, làm sao có tác dụng? Cho nên giai đoạn pháp sinh khởi cũng chính là giai đoạn pháp đi đến duyên.
Giai đoạn nào pháp sinh khởi ?
Các hành thời vị lai đang hướng đến sinh khởi, chính giai đoạn này cũng nói là nó đi đến duyên. Lại nữa, quy định của các Thanh luận sư về tác giả và tác dụng là không hoàn chỉnh, theo đó, nó đang tồn tại, gọi nó là tác giả, sự kiện tồn tại được gọi là tác dụng.[97] Trong đây chúng tôi không thấy có tác dụng tồn tại nào khác với ý nghĩa chủ thể tồn tại. Cho nên, nghĩa này nói theo thế tục thì không có gì sai.
Ý nghĩa được nói trong mệnh đề này, rằng “trong khi cái này tồn tại, cái kia tồn tại; do cái này sinh khởi, cái kia sinh khởi”; ý nghĩa này chính là ý nghĩa duyên khởi.[98]
Ở đây, tụng nói[99] :
Như phi hữu[100] mà khởi
Không[101] mà duyên cũng vậy.[102]
Sinh, rồi sinh: vô cùng!
Hoặc trước có, cũng vậy.[103]
Câu hữu: vẫn “sau khi”;[104]
Đến đèn, bóng tối mất[105]
Hoặc há miệng rồi ngủ;
Ngủ sau, sao không ngậm? [106]

II. THẤT-LỊ-LA-ĐA

Luận sư khác[107] lại giải thích nạn vấn theo nghĩa khác.
Bát-lạt-để hàm nghĩa “phân bố” [108] , căn y-để có nghĩa là bất trụ phân từ itya hàm nghĩa “thích hợp để đi” [109] , tức “không đình trú”[110] . Trợ ngữ sâm hàm nghĩa “tụ tập”[112] ; ốt hàm nghĩa “hướng lên”[112] Tự giới bát-địa có nghĩa là “đi”. Do ốt làm tiền tố mà “đi” biến thành “khởi”.[113] Ở đây nói, sự xuất hiện bằng cách tập hợp những cái sẵn sàng đi đến tụ hội này, tụ hội kia của các nhân duyên,[114] đó là nghĩa duyên khởi.
Giải thích này mặc dù phù hợp trong đây[115] , nhưng ở đây[116] làm sao phù hợp, khi Kinh nói. “… Sau khi duyên đến mắt và các sắc, thức phát sinh?[117]
(còn tiếp)
huongtichbooks


[1] kleśakarmavastūni; Ht. 惑業事 hoặc nghiệp sự. Cđ. 惑業類 hoặc nghiệp loại. Ht. thêm: “hoặc có hai: quả và nhân.” Chi tiết này không có trong Phạn bản và Cđ. Vyākhyā cũng không đề cập. Cf. Thuận chính lý 28 tr. 496c12.
[2] kleśāstrīṇi dvayaṃ karma saptavastu phalaṃ tathā/ phalahetvabhisaṃkṣepo dvāyormadhyānumānataḥ//26// Ht. 三煩惱二業 七事亦名果 略果及略因 由中可比二. Cđ. 三惑二分業 七分類為果 略果及略因 由中可比二.
[3] vastu, 事sự, được hiểu là cứ sự, tức điểm lập cước (adhiṣṭhāna), hay sở y (āśraya).
[4] Vyākhyā: thức, danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ là quả của vô minh và các hành; sanh và lão tử là quả của ái, thủ, hữu.
[5] Vyākhyā: 5 chi gồm: vô minh, hành, ái, thủ và hữu. Tự thể của vô minh, ái và thủ có bản chất là phiền não; của các hành và hữu có bản chất là nghiệp.
[6] Ái và thủ.
[7] Sanh và lão tử.
[8] Vô minh.
[9] anavasthāprasaṅgaḥ, lỗi nghịch suy vô cùng - reductio ad infinitum.
[10] kleśāt kleśaḥ kriyā caiva tato vastu tataḥ punaḥ/ vastu kleśāśca jāyante bhavāḍgānāmayaṃ nayaḥ//27// Ht. 從惑生惑業 從業生於事 從事事惑生 有支理唯 此. Cđ. 從惑惑業生 從業更果類 從類類惑生 有分 理如此.
[11] Vyākhyā: phiền não được thấy là hiện tại phát sinh từ sự (vastu), tức là ái sinh từ thọ. Phiền não cũng được thấy là phát sinh từ phiền não, tức thủ sinh từ ái. Tự thể của vô minh được kể là tất cả phiền não tiền tế. Nếu vô minh là thủ, nó được hiểu là phát sinh từ ái. Vả lại, ái được hiểu là phát sinh từ sự (vastu) ấy. Cho nên, tự thể của vô minh là phiền não, thế thì điều được biết rõ là nó phát sinh từ sự hay từ phiền não. Lão tử được giải thích là sự mà tự thể là bốn chi (danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ). Và ở đây phiền não được thấy là hiện tại phát sinh từ sự, tức do duyên là thọ mà có ái. Cho nên, từ lão tử ấy mà phát sinh phiền não; tức chỉ rõ rằng nó sẽ phát sinh. Như vậy cho thấy rõ rằng không phải thêm chi nào nữa.
Quang ký: Nếu danh sắc sinh sáu xứ, sáu xứ sinh xúc, xúc sinh thọ; điều này chỉ rõ rằng lão tử làm nhân cho sự. Nếu thọ sinh ái, điều này chỉ rõ lão tử làm nhân cho hoặc. Nếu thọ sinh ái, chỉ rõ vô minh là quả của sự. Nếu ái sinh thủ, như vậy đã chỉ rõ vô minh là quả của hoặc. Vì quá khứ vô minh, thì hiện tại thể của nó là hai hoặc ái và thủ. Vì lão tử, thì hiện tại thể của nó là sự gồm bốn chi (danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ). Vì rằng ở đây đã chỉ rõ lão tử là nhân, vô minh là quả, vậy đâu cần thêm các chi duyên khởi khác nữa.
[12] Pāli, D.ii. 57: evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti . Trung 24, tr. 578c5; Tạp 3, tr. 18a12; ~ 4, tr. 83c9.
[13] Vyākhyā: Nếu nguyên lý không được phát biểu như vậy: ‘Từ hoặc sinh hoặc nghiệp - tụng 27a...’ Cho đến nói rằng: ‘do duyên là vô minh mà có hành...’
[14] evam asya kevalasya...samudayo bhavatī’ti... Lời Phật nói: ‘Như vậy là sự tập khởi của khối lớn thuần khổ.’
[15] Vyākhyā: apara iti sthaviro Vasubandhur ācārya-Manorathopādghyāya evam āha. “những vị khác”, chỉ Thượng tọa Vasubandhu, hòa thượng của A-xà-lê Manoratha. Quang ký: Cổ Thế Thân. Vị này là Sư tổ của Thế Thân đời sau.
[16] Tạp 13 tr. 92b21 , “Hữu nhân hữu duyên hữu phược pháp kinh.” Vyākhyā, Sahetusapratyayasanidānasūtre.
[17] Nguyên văn kinh sẽ được dẫn ở đoạn sau.
[18] Vyākhyā: theo giải thích này, thủ là phần vị hiện hành của phiền não nhắm chiếm hữu thọ dụng (bhogānāṃ prāptaye); phi lý tác ý ở đây là sự thọ dụng bởi tâm điên đảo (ayoniśomanaskāro viparītacetasa ābhogo), do đó nó được kể trong thủ.
[19] Vyākhyā: đặt vấn đề, vì thể của phi lý tác ý không phải là thủ (na hy ayoniśomanaskāra upādānasvabhāvaḥ). Quang ký: “Nếu phi lý tác ý là nhân của vô minh, sao trong kinh Duyên khởi không lập thêm một chi nữa?”
[20] Quang ký (tr. 168a02): Nếu nói do bởi phi lý tác ý này tương ưng với bốn thủ phiền não tức là được bao hàm trong chi thủ; ái và vô minh cũng tương ưng với bốn thủ lẽ ra cũng được bao hàm trong bốn thủ và không nên lập ái, thủ làm chi duyên khởi riêng.
[21] Quang ký: Luận chủ phá.
[22] Vyākhyā: đây chỉ Đại đức Śrīlāta. Quang ký: Thất-lị-la-đa 室利羅多, luận sư của Kinh bộ.
[23] sparśakāle, Vyākhyā: “đây chỉ giai đoạn thức phát sanh (cakṣurvijñānotpattikālaḥ).” Tức như Kinh nói, “duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh; tổ hợp căn-cảnh-thức chính là xúc.”
[24] Kinh đã dẫn trên: 何等不正思惟因不正思惟緣不正思惟縛謂緣眼色生不正思惟生於癡. “Những gì là nhân của bất chánh tư duy, duyên của bất chánh tư duy, phược của bất chánh tư duy? Đó là, duyên đến mắt và các sắc, sinh bất chánh tư duy, sinh nơi si.”
[25] Tạp 2, tr. 14a15: 無明觸生愛緣愛起彼行。彼愛何因何集何何集何生何轉?彼受觸因觸集觸生觸轉。Cf. Pāli, Pālileyyasuttam, S.iii.96: avijjāsamphassajena, bhikkhave, vedayitena phuṭṭhassa assutavato puthujjanassa uppannā taṇhā; tatojo so saṅkhāro, “Phàm phu vô văn, do xúc được cảm thọ bởi vô minh xúc, phát sinh ái; từ ái phát sinh hành.”
[26] anavasthāprasaṅgaḥ.
[27] Vyākhyā: chuỗi lý luận vòng tròn kín (tad etac cakrakam uktam bhavati), vô minh từ phi lý tác ý, rồi phi lý tác ý lại từ vô minh.
[28] Quang ký: Luận chủ phá.
[29] Vyākhyā: trả lời của Srīlāta. Quang ký: trả lời bởi Thượng tọa (Thất-lị-la-đa).
[30] Quang ký: Luận chủ lại nạn vấn.
[31] Thượng tọa đáp.
[32] atiprasaṅga. Cf. Nyāyabiṇḍuṭīka, 89.2 Stcherbatsky, Buddhist Logic II, 239, n.1: atiprasaṅgāt: “because of an over-deduction ad absurdum; the term is used when the deduction implies giving up of every uniformity and the possibility of everything.”
[33] Vyākhyā: đây là lời của Luận chủ. Lỗi thái quá (atiprasaga) là như vầy: Như trong Kinh khác nói, duyên đến thọ sinh bởi xúc mà ái phát sinh. Thọ của vị A-la-hán, cảm thọ không do vô minh, không phải là duyên cho ái. Và rồi, xúc không điên đảo cũng không phải là duyên cho thọ nhiễm ô. A-la-hán không có vô minh, nên không có xúc điên đảo. Trong kinh Đại duyên khởi, mặc dù hai chi gọi là xúc-thọ này không được nói đến, nhưng được nói trong kinh khác, nên có thể do đó mà lý giải. Cũng như Kinh nói, nó tạo tác các phước hành, thức của nó sinh vào giới hệ phước. Tái sinh phi phước hệ, bất động hệ, cũng vậy. A-la-hán không có hành vô minh, do đó không có thức tái sinh phước hệ, cho đến bất động hệ. Chi hành cũng được chứng minh bằng nguyên lý như vậy. Như vậy ở đây không cần phải nói thêm. Cũng bằng nguyên lý như vậy mà hiểu rằng, nếu không có sinh thì không có lão tử. Như vậy, chi sinh không cần được nói đến. Đây là lỗi thái quá.
[34] Vyākhyā: quan điểm riêng của Luận chủ.
[35] pratītyasamutpādaṃ, pháp duyên khởi (danh từ), pratītyasamutpanna, duyên dĩ sinh (phân từ quá khứ dùng như danh từ). Cf. S.ii. 25: paṭiccasamuppādaṃ vo bhikkhave desāṃi paṭiccasamuppanne ca dhamme. Cf. Tạp 12, tr. 85a12: 我今當說緣起法法說; không đề cập duyên dĩ sinh.
[36] Pháp uẩn 11, tr. 505b14: 此中緣起緣已生法。其體雖一。而義有異。
[37] anutpanna, Ht. 未已起vị dĩ khởi; từ dịch này nhấn mạnh nội hàm của phân từ quá khứ (utpanna, phần tử thứ hai trong hợp từ), được cấu trúc với phủ định ngữ (an~) để chỉ cái chưa được tác thành, thuộc vị lai.
[38] Ht. thêm chi tiết 同過現đồng quá hiện, để nêu rõ mâu thuẫn nội tại trong khái niệm “duyên sinh”. Nhưng từ Phạn ngữ utpanna và đã hàm ngụ ý tưởng quá khứ, do đó khi dùng với phủ định ngữ để chỉ pháp vị lai, anutpanna, tự nó đã cho thấy rõ ý tưởng mâu thuẫn, nên trong Phạn bản không cần thêm chi tiết “quá hiện” như Ht.
[39] akṛta, Ht. 未已作 vị dĩ tác.
[40] Duyên dĩ sinh: pratītyasamutpanna, và hữu vi: saṃskṛta, cả hai danh từ đều được cấu tạo như nhau chung một quy tắc ngữ pháp; cả hai đều là phân từ quá khứ được dùng làm danh từ chỉ cho sự thể tồn tại trong cả ba thời. Xem cht. 72, Câu-xá, Thiên thứ nhất, phẩm “Phân biệt giới.” Vyākhyā: “akṛta (cái chưa được tác thành)- bằng ý tưởng về đương thể sẽ hiện hữu (bhāviniyā) mà các hữu vi vị lai được nói đến; cũng vậy, những pháp duyên dĩ sinh.”
[41] ābhisaṃskārikā cetanā, là cái tác thành, sai khiến; Ht. 能作思 năng tác tư; tư - cetanā, tâm sở chủ động tác hành, tác nghiệp. Vì từ cetita (cái đã được tư duy) và saṃskṛta (hữu) đều có cùng ngữ nguyên nên được dẫn để giải thích quy tắc cấu tạo từ trên cơ sở tâm lý học. Vyākhyā: đặc điểm yếu tính của tất cả hoạt động của tư là tác hành, sai khiến. Vì nó tác thành quả báo dị thục (vipākābhisaṃskaraṇād). Điều đã được tư duy (cetita) tức đã được mong cầu (praṇihita) bởi tư; như mong rằng “tôi sẽ trở thành chư thiên, tôi sẽ trở thành loài người.” (devo bhaviṣyāṃi manuṣyo bhaviṣyāmi). Do đó pháp thuộc vị lai được cho là hữu vi. Tuy nhiên, bằng ý tưởng về đương thể sẽ hiện hữu mà hàm ngụ ý tưởng đã sinh, điều này không làm hại ý nghĩa nội hàm của từ hữu vi.
[42] Luận chủ lại phản nạn: Vậy là sao có hữu vi vô lậu? Tư duy tức mong cầu tác thành dị thục trong vị lai, những pháp này là hữu vi hữu lậu. Nhưng pháp vô lậu không phải là dị thục, làm sao tư duy để tác thành hữu vi vô lậu?
[43] te’pi cetitā kuśalayā cetanayā prāptiṃ prati nirvāṇe’pi prasaṅgaḥ? Vyākhyā: đọc prāptiṃ prati (hướng đến đắc) thông lên đoạn trên và giải thích: anāsravā dharmāḥ prāpyerann iti, đắc các pháp vô lậu; và cũng đọc luôn xuống đoạn dưới, và giải thích: nirvāṇam api saṃskṛtatvaṃ prasajyate, prāptiṃ prati cetitatvān nirvāṇaṃ prāpyeteti, phạm lỗi là Niết-bàn cũng thuộc hữu vi, vì Niết-bàn được chứng đắc cũng do được tư duy hướng đến đắc. Ht. & Cđ. đọc prāptiṃ prati chỉ thông xuống đoạn dưới chứ không thông lên trên. Niết-bàn là đối tượng của đắc (nirvāṇaṃ prāpya), mà được tư hướng đến đắc (prāptīm prati cetita) là hướng đến hữu vi. Như vậy sẽ phạm lỗi niết-bàn cũng là hữu vi, nếu dẫn chứng cetita (đã được tư) để giải thích saṃskṛta (đã được tác thành).
[44] Vyākhyā: Niết-bàn cũng được xác nhận là hữu vi. Nghĩa là do tư duy đối với đắc mà Niết-bàn đạt được. Do nghĩa như vậy mà Niết-bàn mắc lỗi về việc thiết lập tính tạo tác nơi các pháp vị lai, nghĩa là quy tắc khác được thiết lập. Xem cht. trên. tad evam anenārthenānāgatānam saṃskṛtatva-vyavasthāpane doṣa iti vidhy-antaram upanyasyate.
[45] Định nghĩa về sắc, xem thiên i.13 & cht. 265: rūpyate rūpyata iti bhikṣavas tasmād rūpodānaskandha ity ucyate, nó bị biến hoại, vì vậy gọi nó là sắc. Nhưng sắc vị lai chưa hiện hữu nên chưa bị biến hoại, nhưng vẫn có thể nói đến sắc vị lai.
[46] rūpyamāṇa, cái đang bị biến hoại, và rūpa, sắc, vì đồng loại (jātiyatvāt): về mặt ngữ pháp, cả hai từ đều cùng chung ngữ tộc (dhātu: tự giới) nên được nói là đồng loại. Về mặt nhận thức, khái niệm đồng loại - jāti - là khái niệm về lớp (class), như lớp bò chỉ chung tất cả trong mọi thời gian và phương xứ.
[47] Skt: hetur atra samutpādaḥ samutpannaṃ phalaṃ matam //28ab// Trong đây, ý Kinh nói, duyên khởi là nhân, duyên dĩ sinh là quả. Ht. 此中意正說 因起果已生. Cđ. 此中緣生因。所生已名果.
[48] Tì-bà-sa 23, tr. 118b1: 復次因名緣起法 果名緣已生法. ibid. tr.118b11: “Hiếp Tôn giả nói, vô minh duy chỉ gọi là duyên sinh pháp, lão tử duy chỉ gọi là duyên dĩ sinh pháp, trung gian 10 chi gọi là duyên sinh và cũng gọi là duyên dĩ sinh. Tôn giả Diệu Âm nói, hai chi quá khứ chỉ gọi là duyên sinh pháp, hai chi vị lai chỉ gọi là duyên dĩ sinh pháp; trung gian tám chi, vừa duyên sinh vừa duyên dĩ sinh...”
[49] Quang ký: Nạn vấn, ‘Nếu nhân và quả mà không có sự sai biệt về thể tính, thì sự xác định duyên khởi và duyên dĩ sinh bất thành.’
[50] Vyākhyā: Không phải rằng duyên sinh và duyên dĩ sinh không được xác định; vì khác nhau chỉ do quan hệ đối đãi, cũng như nhân [khác] với quả, tức cũng như bờ bên này [khác] với bờ bên kia (pārāpāravat, hetuphalavad iti),
[51] Vyākhyā: Quan hệ nhân quả ở đây cũng giống như quan hệ hạt giống với mầm non. Do quan hệ với cái gì mà nó được gọi là nhân thì cũng do quan hệ bởi chính cái ấy mà nó không được gọi là quả. Cũng như do quan hệ với A mà B được gọi là cha, thì cũng chính do quan hệ với A mà B không được gọi là cha nữa.
[52] Sthavira-Pūrṇāśa, Ht. 尊者望滿 Tôn giả Vọng Mãn; Cđ. 大德富婁那捨Đại đức Phú-lũ-na-xả. Tì-bà-sa 23 tr. 118b15 dẫn chứng như là quan điểm chính thống của Hữu bộ. Thế Thân không thừa nhận quan điểm này nên nói là “truyền thuyết” (kilety asambhāvanāyām).
[53] Duyên khởi chứ không phải duyên dĩ sinh, vì chỉ có thể là nhân cho pháp khác (anyadharmahetutvāt) chứ không thể là quả vì chưa sinh (anutpannatvāt).
[54] Năm uẩn tối hậu, là những pháp duyên dĩ sinh, vì là quả đã sinh (utpannatvā), nhưng không phải là duyên khởi, vì sau sát-na tâm tối hậu A-la-hán nhập niết-bàn, chúng không làm nhân cho pháp nào nữa (tataḥ phalānutpatteśca).
[55] Dẫn lại nguyên văn đoạn trên, xem mục “Bốn biểu thức duyên khởi”.
[56] Skt: Etad utsūtram.
[57] Tạp 12, tr. 85a17: 彼云何無明?若不知前際 不知後際 不知前後際... Pāli tương đương, S.ii.4 (Vibhaṅga): katamā ca... avijjà? yam kho.. dukkhe ... dukkhasamudaye ... dukkhanirodhe ... dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ; vô minh là gì? Là không biết rõ khổ, tập, diệt, đạo.
[58] nītārtham. Vyākhyā: vibhaktārtham, ý nghĩa đã được tách biệt. Hán: 了義liễu nghĩa.
[59] Nguyên Phạn pṛthivīdhātu, nhưng nên hiểu là ādhyāṭmikā pṛthivīdhātuḥ: nội địa giới.
[60] Hastipadopamā-Sūtram. Trung 7, tr. 464c6: 諸賢!云何內地界?謂內身中在內所攝堅堅性住內之所受。此為云何?謂髮毛爪齒麤細皮膚肌肉筋... Pāli, Mahāhatthipadopamasuttaṃ, M.i.185: katamā cāvuso, ajjhattikā pathavīdhātu? yaṃ ajjhattaṃ paccattaṃ kakkhaḷaṃ kharigataṃ upādinnaṃ, seyyathidaṃ – kesā lomā nakhā dantā taco...
[61] Vyākhyā: không phải trong tóc, lông các thứ duy chỉ có địa giới. Quang ký: Trong tóc, lông các thứ không phải chỉ có sắc, mà còn có thanh, hương... Nhưng địa giới trội hơn hết.
[62] Vyākhyā: Nếu nói, “Tóc các thứ là gì? Địa giới”. Sự thuyết minh như vậy là không đầy đủ. Bản thân của tóc không chỉ là địa giới, mà còn là các thứ khác như sắc các thứ. Nhưng nếu nói, “(Nội) địa giới là gì? Tóc các thứ.” Sự thuyết minh như vậy là đầy đủ. Vì ngoài tóc các thứ ra không có gì là nội địa giới.
[63] iha, “trong đây”, trong Kinh Đại duyên khởi, hay Đại nhân duyên đã dẫn trên.
[64] Pāli, dẫn trên: yaṃ vā panaññampi kiñci ajjhattaṃ paccattaṃ kakkhaḷaṃ kharigataṃṃ upādinnaṃ, và còn những thứ khác nữa, được chấp thủ trong nội thân, cứng rắn... Tạp, đã dẫn: 如是比此身中餘在內所攝堅性住內之所受諸賢是謂內地界. Quang ký: “các thứ khác” được nói ở đây như đàm, dãi các thứ.
[65] Kinh bộ chất vấn. Vyākhyā: Vô minh, nghĩa là vô tri đối với tiền tế, hậu tế, trung tế; vô tri đối với Phật, Pháp Tăng, v.v… Thọ các thứ là dị loại (jātyantara), chúng có ý nghĩa gì trong vô minh, khi nói rằng phần vị năm uẩn là vô minh?
[66] Vyākhyā: trong sự tồn tại hay không tồn tại của cái này, tùy theo đó mà cái kia nhất định tồn tại hay không tồn tại, chính cái này là chi (aṅga).Trong khi vô minh tồn tại thì các hành tồn tại, vô minh không tồn tại thì hành không tồn tại; vậy chính vô minh là chi, chứ không phải thọ các thứ.
[67] Pradhan: arhataḥ; Ht.&Cđ. đều không có chi tiết này.
[68] Pradhan: (...) pañcaskandhahetukāḥ. kiṃ tarhi. avidyāhetukā eva . Ht. & Cđ. đều không có chi tiết này.Cũng không có trong chính văn được dẫn bởi Vyākhyā.
[69] Vyākhyā: Trong khi vẫn tồn tại năm uẩn trong phần vị A-la-hán (arhattvāvasthāyām), nhưng không tồn tại thức, tức kết sinh thức (pratisandhai-vijñāna) lệ thuộc phước hành, phi phước hành, bất động hành; cũng như không tồn tại các chi ái, thủ,..., mặc dù vẫn tồn tại năm uẩn trong giai đoạn vô minh diệt (niravidyāvasthānam).
[70] Toàn đoạn trong Pradhan, không có trong các bản dịch Hán; Vyākhyā cũng không dẫn: yad apy uktam- “hetur atra samutpādaḥ samutpannaṃ phalaṃ yāvac catuṣkoṭikaḥ” iti|etad apy utsūtram? sūtre’nyathā nirdeśāt|“pratītyasamutpādaḥ katamaḥ? yadutāsmin satīdaṃ bhavati” iti vistareṅoktvā “iti yā’tra dharmatā dharmasthititā yāvad aviparyastatā ayam ucyate pratītyasamutpādaḥ” iti| dharmatā ca nāma dharmajātiḥ dharmāṇāṃ śailiḥ|ato yeyaṃ dharmatā ya eṣa niyamaḥ|
avidyāyām eva satyāṃ saṃskārā bhavanti, , nānyathā|eṣa pratītyasamutpādo na hetur eva | “Điều nói rằng, “Sinh khởi là nhân; cái đã sinh là quả”, điều này há không vượt ngoài Kinh? Vì Kinh nói khác. Kinh nói, “Duyên khởi là gì? Trong khi cái này tồn tại, cái kia tồn tại...” Sau đó lại nói, “Pháp tính này là pháp trụ, không điên đảo, pháp này được gọi là duyên khởi.” Pháp chủng loại gọi là pháp tính, là giới loại của các pháp. Cho nên pháp tính cũng chính là pháp vị (pháp tất yếu). Nghĩa là, trong khi vô minh tồn tại, thì hành tồn tại, chứ không phải khác. Vậy thì, duyên khởi này không phải là nhân.”
[71] Kinh bộ chỉ trích phạm trù thứ nhất trong tứ cú của Tôn giả Vọng-mãn.
[72] nikāyāntarīyā. Vyākhyā: ārya-mahīśāsakāḥ: các luận sư Thánh Hóa địa bộ. Quang ký: chuẩn theo Tông luân luận, đây là quan điểm của Đại chúng bộ. Tì-bà-sa 23, tr. 116c5: 或復有執緣起是無為如分別論者。Các vị phân biệt luận giả cho rằng duyên khởi là pháp vô vi.
[73] iyam dharmatā; Ht. 緣起法性 duyên khởi pháp tánh.
[74] Vyākhyā dẫn Kinh, Sālistambasūtra (cf. Mahāyāna-sūtra-saṃgraha, part I, Ed. by P.L. Vaidya, Darbhanga, 1961; tr. 100-103); Hán, Phật thuyết Đại thừa Đạo can kinh 佛說大乘稻芉經, T16 n712. Cf. Pāli, S. 12. 20 Paccaya: uppādā vā tathāgatānaṃ anuppādā vā tathāgatānaṃ, ṭhitāva sā dhātu dhammaṭṭhitatā dhammaniyāmatā idappaccayatā. Tạp 12, tr 84b16.
[75] nityam, Ht. 湛然常住 trạm nhiên thường trụ.
[76] Vyākhyā: Các bộ pháp khác quan niệm rằng duyên khởi (= duyên sinh) là pháp thường hằng. Bất cứ sự sinh (utpāda) nào cũng là duyên sinh (pratītya-sam-utpāda, duyên khởi). Sự sinh này được nói là đặc tính của hữu vi. Kinh nói, “Đây là ba đặc tính hữu vi của hữu vi. Sinh của hữu vi cũng được nhận biết; sự hoại diệt, sự đình trụ và sự biến dị của nó cũng được nhận biết.” (xem thiên thứ nhất, phẩm Phân biệt Căn, pháp bất tương ưng hành, bốn hữu vi tướng). Vì đặc tính hữu vi nên không thường hằng, nhưng các bộ ấy lại cho rằng đặc tính (lakṣaṇa, tướng) cũng thường hằng, vì vậy luận chủ nói, một hữu thể khác nào đó vốn thường hằng mà lại là đặc tính của pháp không thường hằng, thế thì không hợp lý. Thực vậy, niết-bàn hay hư không, vốn là những pháp vô vi, không phải là đặc tính (tướng) của bất cứ pháp không thường hằng nào. Nó là đặc tính (lakṣaṇa: năng tướng) tồn tại trước khi cái được định tính tướng (lakṣya: sở tướng) sinh, vậy nó là đặc tính của pháp gì? và trong khi cái được định tính hoại diệt, nó vẫn tồn tại, bấy giờ nó là đặc tính của pháp gì?
[77] utpādaś ca nāmotpattur bhavatīti, Vyākhyā đọc: utpādaś ca nāmābhūtvā-bhāva-lakṣaṇaḥ, sinh là đặc tính của cái chưa hiện hữu thì hiện hữu. Cđ. 生者是未有向有法相 sinh là đặc tính của pháp chưa tồn tại hướng đến tồn tại. Ht. 起必應依起者立 khởi tất phải y trên khởi giả mà lập.
[78] Vyākhyā: Theo nguyên lý của Kinh bộ, pháp sinh khởi (utpatti) duy chỉ thực hữu trong hiện tại. Sự sinh này, mà các vị ấy cho là vô vi, có liên hệ gì với vô minh? Như sự quan hệ giữa việc đun nấu với cơm, là đặc tính của đun nấu mới quan hệ người làm và việc làm nên gọi là nấu cơm. Không có liên hệ của sắc với hư không (vô vi), như là đặc tính quan hệ của sự sinh (utpatti) và kẻ sinh (utpattṛ), để có thể nói sắc có (yếu tính là) hư không (rūpasy’ ākāsam).
[79] Quang ký: Đại chúng bộ nêu câu hỏi; giải đáp trong đây là của Kinh bộ, hoặc của Hữu bộ. Tuy nhiên, trong kết luận, giải đáp được đề ra theo quan điểm “quá, vị vô thể, hiện tại thực hữu” của Kinh bộ.
[80] prati; Ht. 鉢刺底 bát-lạt-để. Phân tích ngữ nguyên của từ pratītya-samutpāda - duyên khởi.
[81] Öi, eti; Ht, 醫底界 y-để giới.
[82] Hán: 由先助力. upasargavaśena.
[83] pratītya: sau khi đi đến, sau khi duyên đến.
[84] Skt: sam. Ht. 參是和合義, đọc sâm hoặc tham.
[85] samutpūrvaḥ pradurbhāvārthaḥ, tiền tố sam-ut hàm nghĩa “xuất hiện”. Ht. phân tích thành sam: hòa hiệp參是和合義, và ut: hướng lên嗢是上升義. Xem định nghĩa từ saṃskṛta (hữu vi) trong phẩm I Phân biệt giới, i.7ab: sam = sametya (tụ hội).
[86] padi sattārthaḥ, động từ căn pad: hàm nghĩa “hiện hữu”. Ht. 鉢地界是有義bát-địa giới thị hữu nghĩa.
[87] Câu này không thấy trong Phạn bản & Cđ., do Ht. thêm vào để diễn giải ý nghĩa cấu tạo từ theo quy tắc ngữ pháp.
[88] pratyayaṃ prāpya samudbhavaḥ pratītyasamutpādaḥ, “duyên khởi, nghĩa là xuất hiện (hiện khởi) sau khi đạt đến duyên (hội đủ duyên).”
[89] Chỉ bất bởi các nhà ngữ pháp (Vaiyākaraṇa).
[90] ktvā-vidhi, phân từ độc lập (absolutive), hàm nghĩa “sau khi đã làm”, lập thành do nối đuôi ~tvā vào động từ căn; thí dụ: snā-tvā: sau khi tắm. Hán dịch tương đương: trợ từ 已.
[91] snātvā bhuṅkta iti.
[92] Vyākhyā: theo quan điểm các nhà Kinh bộ. Chủ trương Kinh bộ là pháp thuộc vị lai không thực hữu.
[93] saha cet ktvā na siddho’tra: “Nếu đồng thời, mất ý nghĩa “sau khi đã”; nếu duyên (pratītya) và khởi (utpāda), hai hành động (kriyām) cùng thời, phân từ ktvā mất ý nghĩa (ktvā na siddhaḥ), vì chức năng của nó là chỉ điểm hành vi diễn ra trước.
[94] Vyākhyā: Luận chủ dẫn chỉ trích của các nhà ngữ pháp (vaiyākaraṇa) bằng bài tụng này.
[95] śābdika, phái ngôn ngữ học, bao gồm các nhà ngữ pháp và ngữ nghĩa. Cđ.學聲論人 Ht. 聲論諸師.
[96] Kinh bộ sư hay Thuyết nhất thiết hữu bộ thích nạn.
[97] bhavati karttā, bhūtiḥ kriyā.
[98] Ht. diễn thêm: “Do đó, cần dẫn [đoạn văn] này để giải thích ý nghĩa duyên khởi.”
[99] Vyākhyā: tatsiddhāntena prakriyām darśayati, dẫn tông nghĩa để chỉ rõ cấu tạo ngữ nguyên.
[100] asan, Vyākhyā: abhāvaḥ alabdhātmakaḥ, phi hữu, tức vô thể, chưa đắc tự thể, chưa hình thành tự thể.
[101] Từ này không có trong nguyên văn Phạn; Vyākhyā đọc từ asann (phi hữu) trong câu trên xuống luôn đây (asann ity arthaḥ). Các bản Hán, Ht. & Cđ. cũng đọc như vậy.
[102] Quang ký: Hai câu tụng này chứng minh cái phi hữu nhưng vẫn có nghĩa đi đến duyên. Theo Kinh bộ, pháp trong vị lai tuy không có thực thể tồn tại nhưng nó hướng đến hiện tại nên giả danh gọi là hữu. Nghĩa là nó khởi ngay khi nó đến duyên. Hai câu tụng sau, bác bỏ Thanh luận.
[103] [aniṣthā]san purāpi vā; Vyākhyā: từ (hoặc), chỉ quan điểm khác. Câu tụng này có hai cách đọc, do liên âm hoặc không liên âm với từ đi trước: (a) Không liên âm aniṣṭhā san purāpi vā, “[vô cùng] hoặc trước đó đã tồn tại.” Theo quan điểm của các nhà Thanh luận và cùng Số luận, cái tồn tại mới sinh khởi (sann utpadyate). Các Luận sư Phật giáo cũng nói, cái tồn tại mới sinh khởi (asmākam api sann utpadyate). Theo tông nghĩa của Tì-bà-sa, pháp thực sự tồn tại trong vị lai (anāgatānām astitvāt). Theo nguyên lý của Kinh bộ cũng vậy, vì chủng tử là pháp năng sinh (janakadharmabījasadbhāvāt) tồn tại trong vị lai. Nhưng với Kinh bộ pháp thể không tồn tại trong vị lai; nó thực hữu ngay khi nó khởi. (b) Liên âm aniṣṭhāsan = aniṣṭhā asann, “ [vô cùng] hoặc trước đó không tồn tại.” Giải thích theo cách đọc này: Các nhà Thanh luận nói, “Không có bất cứ pháp nào tồn tại trước khi sinh khởi, cái mà nó đi đến duyên trước, sau đó mới sinh khởi”; phát biểu này muốn nói gì? Hoặc giả nói, chính cái đã hiện hữu mới sinh khởi (sann evotpadyate); thế thì cái bình được thừa nhận tự nó có trước rồi không cần quan hệ đến khối đất. Để tránh lỗi diễn dịch vô cùng nên giải thích “cái không tồn tại mới khởi” (asann utpadyate). Cđ. đọc theo (a), nhưng thông lên vế trên: “Đã sinh rồi sinh nữa, phạm lỗi vô cùng, vì đã tồn tại.” Ht. 或先有非有hoặc tiên hữu phi hữu; có lẽ cũng đọc theo cách (a), nhưng trong đó từ api (cũng) được hiểu là asann api. Quang ký: Câu tụng ba, bác bỏ ý tưởng khởi trong hiện tại, vì phạm lỗi vô cùng câu tụng 4, bác ý tưởng khởi trong vị lai, vì phạm hai sai lầm: a. Tiên hữu, thể đã tồn tại trong vị lai, vì có thể mới có dụng. b. Phi hữu, không tồn tại thể để khởi dụng, vì thể không tồn tại trong vị lai. Hoặc giải thích cách khác: tiên hữu, ý nói đã có khởi dụng trong vị lai; phi hữu, ý nói không có tác giả.
[104] Hai hành động xảy ra cùng lúc, vẫn phải dùng phân từ đuôi ktvā: “sau khi”.
[105] dīpaṃ prāpya tamo gatam, bóng tối sau khi đi đến đèn thì mất; Ht.: 闇至已燈滅ám chí dĩ đăng diệt, “sau khi bóng tối đi đến thì đèn tắt.” Quang ký đọc là 闇至已/ 燈滅 do đó hiểu, “sau khi bóng tối đến, đèn tắt”; hai chủ thể với hai hành động khác nhau. Cách đọc và hiểu này sai ngữ pháp trong tụng văn Phạn. Trong đó, một chủ thể, tamo (bóng tối), cùng lúc có hai hành động: dīpaṃ prāpya: sau khi đi đến đèn; và ngay lúc nó diệt: gatam. Hán dịch Ht. nên đọc là 闇至燈已/ 滅. Vyākhyā: chính ngay trong thời điểm bóng tối đang đến ngọn đèn thì nó (bóng tối) biến mất; hai hành động trực tiếp không gián cách chứ không phải song song (samanataraṃ eva tan na yugad).
[106] Vyākhyā: câu nói, vyādāya śete, “sau khi há miệng, nó ngủ”, mặc dù hành vi “há miệng” được nói với phân từ độc lập (ktvā = lyap), nhưng không hàm ngụ hai hành động liên tiếp, nghĩa là, không phải “sau khi há miệng”, ngay sau đó nó ngậm lại (anantaraṃ saṃvṛtya), rồi mới ngủ. Cho nên, câu văn nói “sau khi há miệng, nó ngủ”, cần được hiểu rằng, “nó vừa há miệng vừa ngủ.”
[107] Vyākhyā: bhadanta-Śrīlātaḥ. Quang ký: vị Thượng tọa trong Kinh bộ.
[108] pratir vīpsārthaḥ, tiền tố prati hàm nghĩa “phân bố”. Ht. 鉢刺底是種種義 bát-lạt-để, có nghĩa là “chủng chủng”. Cđ. 波羅底以重為義 ba-la-để, có nghĩa là “trùng” (lặp lại). Skt. vīpsā, chuỗi phân bố hay phân phối, rải khắp, với sự lặp lại nhiều lần: vṛkṣaṃ vṛkṣaṃ siñcati, nói tưới cây này, đến cây khác; mandaṃ mandaṃ nudati pavanaḥ, gió thôi hiu từng đợt liên tục (Cf. Pāṇini i.4.90). Vyākhyā: nānāvācinām adhikaraṇānāṃ sarveṣāṃ kriyāguṇabhyāṃ vyāptum icchā vīpsā: ước muốn (icchā) đạt đến khắp tính năng và tác dụng trong tất cả mọi bối cảnh, sự ước muốn này gọi là vīpsā. Danh từ được lập từ thể hi cầu của động từ căn āp: đạt đến (vy-āp < vi-īp).
[109] itau sādhava ityāḥ, Cf. Pāṇ. iv, 4. 98: tatra sādhuḥ. Vyākhyā: tatra sādhur iti yat-pratyayaḥ itau vinaṣṭau sādhavaḥ, danh từ phái sinh (taddhita) có đuôi ya sau ngữ cán của danh từ tận cùng bằng sở y cách (locative) hàm nghĩa “thích hợp, có khả năng”. Theo đó, phân từ itya hàm nghĩa “thích hợp (: sẵn sàng) để đi”, tức “đi mất”, biến mất, diệt.
[110] Vyākhyā: itau vinaṣṭau sādhavaḥ, anavasthāyin ity arthaḥ, “đi, là đi mất, nghĩa là không đình trú.” Ht. 醫底界是不住義 tự giới y-để có nghĩa là “không đình trú”. Và diễn thêm: “bất trụ” (-itya) do trợ ngữ “chủng chủng” (prati-) biến thành nghĩa “duyên” (pratītya). Cđ. 一底也是不住法謂無常nhất-để-dã chỉ pháp không đình trú, tức vô thường. Quang ký(171a21): “Nói bất trụ, ý nêu rõ niệm trước làm duyên cho các pháp; pháp theo đó mà rơi rụng nên nói là bất trụ. Từng pháp bất trụ như vậy riêng biệt thì không thể làm duyên, vì không có tác dụng; cần phải tụ hội với số nhiều mới có thế dụng, cho nên người cấu tạo từ thêm trợ từ “chủng chủng” vào tự giới “bất trụ”.
[111] Đã định nghĩa ở trên, xem cht. 776, ở đây Phạn bản không lặp lại.
[112] Định nghĩa này không có trong Pradhan; ở đây thêm vào theo Vyākhyā: sam-upasargaḥ samavāyārtham. Ht. 參是聚集義 sâm thị tụ tập nghĩa. Cđ. 三以聚集為義 tam dĩ tụ tập vi nghĩa.
[113] utpūrvaḥ padiḥ prādurbhāvārthaḥ, động từ căn pad, với tiền tố ut, hàm nghĩa “xuất hiện”.
[114] tāṃ tāṃ kāraṇasāmagrīṃ prati.
[115] atra, Vyākhyā: phù hợp với kinh Duyên khởi (Pratītyasamutpāda-sūtra), dẫn trên. Cđ. 於此經中 “ở trong Kinh này”, đại ý như Vyākhyā. Ht. 於此 “ở đây” không chỉ rõ nơi nào.
[116] iha, Cđ. hiểu là 於餘處 ư dư xứ, trong các Kinh khác. Ht. hiểu là此中種種聚集豈成trong ý nghĩa chủng chủng tụ tập. Quang ký(17b14): Mắt và sắc, mỗi cái là một duyên, ở đây làm sao trở thành các duyên tụ hội? Lại nữa, mắt và sắc đã thành duyên riêng biệt, tức không phải các duyên hòa hợp và thức con mắt là thể duy nhất, lại càng không thể là tụ hội. Vậy làm sao thành các duyên tụ hội?
[117] Đoạn văn được Phật nói tản mạn trong nhiều Kinh. Văn chuẩn Skt.: cakṣuḥ pratītya rūpāṇi cotpadyate cakṣurvijñānam; chuẩn Pāli: cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññānaṃ. Vyākhyā: thích nghĩa từ pratītyasamutpāda như vậy có thể phù hợp với kinh Đại Duyên khởi, vì không một pháp nào khởi đơn độc, mà cùng khởi. Nhưng trong đoạn Kinh vừa dẫn này, theo đó không có hợp từ pratītyacakṣūṃsi để diễn thành pratītyānāṃ cakṣūṃsi (những mắt của những pháp sẵn sàng để diệt vong), như phân tích hợp từ pratītyasamutpāda thành tāṃ tāṃ kāraṇasāmagrīṃ prati ityānāṃ samavāyenotpādaḥ. Cho nên, trong đoạn Kinh vừa dẫn, nói “sau khi duyên đến mắt và các sắc...”, cần phải hiểu là “sau khi đi đến mắt và các sắc...” (cakṣus hi pratītya prāpya rūpāni...). Nạn vấn của Thanh luận sư nêu trên cũng được áp dụng trong trường hợp này: “Nhãn thức không tồn tại trước khi khởi, tức là nhãn thức mà trước tiên nó duyên đến mắt và các sắc, sau đó mới khởi.” Ở đây có thể tham khảo thêm Candrakīrti (Prasannapāda, tr.6-7): “Kinh nói: Duyên đến mắt và các sắc, thức của mắt xuất hiện... Theo ngữ cảnh, từ duyên - pratītya, nói rằng duyên đến mắt khi mà đối tượng cá biệt được thừa nhận hiển nhiên; điều đó muốn nói rằng một thức khi xuất hiện lấy một mắt làm nhân, vậy thì ý nghĩa phân bố ở chỗ nào?”


Tuệ Sỹ

Wednesday, May 13, 2020

KHỞI NGUYÊN THIỀN PHẬT GIÁO

 

KHỞI NGUYÊN THIỀN PHẬT GIÁO

1. Tư duy thiền Phật giáo
Hình ảnh khắc trên con dấu phát hiện tại Mohenjo-daro cho biết hình thái tư duy trong tư thế liên hoa tọa đã xuất hiện trước Phật rất lâu. Những hiện vật phát hiện tại Mohenjo-daro được đánh giá là chứng cứ cho giai đoạn chín muồi, trong khoảng 2600-2450 năm, của một nền văn minh phát triển liên tục ghi dấu từ 7000 năm trước công nguyên. Nhưng hình khắc họa vẫn chỉ là hình khắc họa, nhân vật được khắc suy nghĩ gì, tư duy như thế nào trong trạng thái nhập định như thế nào, lại là tự do luận giải theo sở kiến cá biệt của người nghiên cứu. Nói như Trang Tử, khi được Huệ Thi hỏi, “Ông không phải là cá, sao biết cá vui?”, và trả lời: “Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết?” Hoặc nói như Alison Brooks, nhà khảo cổ học tại Viện Đại học George Washington: “Khó mà nói khả năng tư duy của ai đó đứng trước mặt ta là gì. Lại càng khó hơn để nói về một người đã chết cách đây nửa triệu năm…”
Kinh Phật cũng xác nhận hình thái tư duy trong trạng thái nhập định đã có trước khi Phật xuất hiện, thời gian bao lâu thì không được rõ. Như trong Kinh Pāthika , Phật nói về nguồn gốc thuyết Brahman sáng tạo rằng, “Trường hợp này xảy ra. Có một chúng sinh chết nơi kia sinh vào đây; sau một thời gian, người ấy lìa bỏ gia đình, xuất gia học đạo, do nhiệt hành, tinh tấn… tu tập đạt đến trạng thái tâm định; với tâm định như vậy, người ấy hồi tưởng quá khứ, nhận thấy đã tồn tại một chúng sanh tối sơ, bèn nói rằng: Tôn giả ấy là Brahman, Đại Brahman, Toàn trí, Toàn năng, là vị Chúa tể, đấng Sáng tạo, là Tổ phụ của mọi sinh loại…” Kinh Phạm võng cũng nói: “Một số sa-môn, bà-la-môn do nhiệt hành… tâm nhập định. Trong khi tâm nhập định như thế, họ nhớ lại quá khứ một đời… cho đến vô số trăm nghìn đời…” Trong trạng thái nhập định với ký ức lui về quá khứ cho đến giới hạn có thể nhớ, được cảm nhận như là biên giới tận cùng của thế gian, trong giới hạn ấy họ thấy thế giới đã tồn tại, và tồn tại như vậy cho đến hiện tại. Từ đó, họ lập thuyết “thế giới tồn tại vĩnh hằng.” Và rồi Kinh kết luận về cơ cấu tâm lý của các thuyết được tuyên bố này: “Như Lai biết rõ các y xứ của những quan điểm này; chúng được kinh nghiệm như vậy, được chấp thủ như vậy… Như Lai biết rõ thọ sinh, thọ diệt, vị ngọt, sự tai hại và sự xuất ly của thọ.” Ý nghĩa muốn nói, trong khi nhập định, trạng thái hỷ lạc, mà ta có thể gọi là trạng thái xuất thần, khởi lên cùng với xúc cảm từ ảnh tượng nào đó. Không có hỷ lạc, ảnh tượng ấy không được lưu giữ để được phán đoán và lập thành lý thuyết. Trên cơ sở tâm lý học Phật giáo, do điều kiện là xúc mà có thọ. Xúc là một tổ hợp gồm ba yếu tố: đối tượng nhận thức (cảnh), quan năng nhận thức (căn) và công cụ nhận thức được hiểu như là chủ thể (thức). Nó là bộ ba trong 18 giới (6 căn, 6 cảnh và 6 thức), những yếu tố cấu thành phạm trù tồn tại và nhận thức. Chúng là kết quả (dị thục) của nghiệp cảm quá khứ được kết hợp với di truyền sinh học. Như vậy, tùy theo bản chất của các giới bởi dị thục và di truyền mà nhận thức hạn chế trong một phạm vi rộng hay hẹp nhất định: hữu thủy hay vô thủy trong thời gian, hoặc hữu hạn hay vô hạn trong không gian. Quá trình tu tập có thể làm biến chuyển và thăng hoa bản chất của dị thục và di truyền, do đó có khả năng khuếch trương giới hạn thời gian và không gian.
Trên cơ sở tâm lý luận như vậy, không thể nói tư duy nhập định chỉ có từ Phật, và chỉ được thực hành bởi những người theo Phật.
Các Veda được tôn sùng là Thánh kinh của Ấn-độ giáo. Những người Ấn giáo tin rằng các thi tụng Veda không do ai sáng tác, không do con người mà cũng không do Thần linh; đó là ngôn ngữ tự nhiên, tự hữu, ẩn tàng trong tự tính huyền vi của vạn vật, của thiên nhiên. Vì là không có tác giả, mà do tự nhiên tự hữu, ngôn ngữ của Veda được hiểu là thường trụ vĩnh hằng, vô thủy vô chung. Các thi tụng Veda được truyền tụng do bởi các Rishi, mà trong Kinh Phật Hán dịch được đồng hóa với Tiên nhân của Đạo giáo. Các Rishi cổ đại, trong trạng thái xuất thần, đã nghe được tiếng nói thần bí linh thiêng. Danh từ Rishi được ức đoán xuất hiện đầu tiên trong Bṛhad-āraṇyaka Upanishad, khoảng trên dưới 700 năm trước công nguyên. Các Rishi được nhắc nhở khá nhiều trong Kinh Phật (Pāli: Isi) với thái độ kính trọng. Chính Đức Thích Tôn cũng được tôn xưng là vị Rishi thứ bảy (Pāli: Isi-sattama) trong số 7 vị Phật đã xuất hiện. Tuy vậy, không phải vì thế mà các Veda được tin là ngôn ngữ thần linh được mặc khải cho các Rishi. Do đó cũng không dứt khoát nói rằng họ nghe được những phán truyền Veda trong trạng thái tư duy nhập định.
Nhìn từ phương diện thế tục phi thần thánh, tác giả của các Veda có thể là những thi sĩ trong cảm hứng xuất thần đã xướng tụng những vần thơ ca tụng vẻ đẹp của các hiện tượng thiên nhiên, cũng như những quyền năng siêu việt, được thần thánh hóa thành các thần linh có quyền năng ban phúc, giáng họa cho loài người. Thán phục, và kinh sợ: Tin và Sợ là hai yếu tố tâm lý khởi nguyên cho các loại tín ngưỡng tôn giáo. Đó là loại cảm hứng mang tính huyền vi, thần bí đặc trưng trong cảm hứng thi ca. Như nhà phê bình văn học cổ Trung Hoa, tác giả Văn tâm điêu long, nói về cảm hứng thi như sau: “Lắng đọng, ngưng tụ tư duy để cho tứ thi nối tiếp trên dưới nghìn năm; âm thầm rung động dung nhan mà con mắt có thể thấy suốt muôn dặm.” Đấy là ông nói về những cảm hứng tạo nên các vần thơ được Khổng Tử tập thành Thi kinh. Trong lịch sử văn học cổ đại Trung quốc, Kinh Thi và Kinh Thư được tôn sùng như người Ấn giáo đối với các Veda, hay người Do-thái đối với Tanakh (Hebrew Bible) của họ, nhưng thủy chung vẫn chỉ được tôn sùng như là sản phẩm của con người, phát xuất từ những sinh hoạt chính trị xã hội của con người. Thế thì, các thi sĩ hay các tác giả được tôn sùng như là Thánh nhân này không nhất thiết phải tư duy lắng đọng để có cảm hứng trong tư thế nhập định. Hoặc chúng ta có thể nói, tác giả soạn truyền kỳ “trăm trứng” để giải thích nguồn gốc các dân tộc anh em trong đất Việt không cần thiết phải tư duy trong tư thế nhập định.
Những điều vừa nói cũng chỉ là suy luận theo kinh nghiệm cá biệt. Các Rishi cổ đại, hay các tác giả Thi, Thư, đã cảm hứng xuất thần như thế nào; tâm tư của những người đã chết trên mấy nghìn năm không phải là điều dễ dàng cho người đời nay phán đoán; nói như Trang Tử hay như nhà khảo cổ Alison Brooks đã dẫn trên.
Niên đại xuất hiện sớm nhất của Veda, cho đến nay chưa có ý kiến thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Sử gia triết học Ấn-độ S. Dasgupta dẫn ba thuyết: Max Müller ước định khoảng 1200 năm, Haug 2400 năm và Bāl Gaṅgādhar Tilak 4000 năm trước công nguyên, nhưng không dứt khoát nói niên đại nào. Gần đây, một số nhà nghiên cứu như Anthony (2007) phỏng đoán 1500-1200 năm trước công nguyên, hoặc Johnston và Bauman (2014) phỏng định lùi hơn: 1700-1100 năm trước công nguyên. Các Veda được nói là Thánh điển của người Aryan, một nhánh trong chủng tộc ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European). Do sự tương đồng của tiếng Sanskrit với các thứ tiếng phổ biến ở châu Âu như Hy-lạp, La-tinh, Ba-tư, Celtic, Đức, người ta phỏng đoán tộc người Aryan nguyên thủy ở đâu đó từ Caucasus, chia làm hai nhánh nhập cư, một hướng về phía tây để thành người châu Âu, và nhánh khác đi về phía đông, nhập cư thành tổ tiên người Ấn ngày nay. Đây chỉ dẫn thuyết nhập cư của Max Müller mà không nói đến các thuyết khác vì không thuộc phạm vi nghiên cứu. Điều muốn nói ở đây là niên đại mà người Aryan nhập cư từ các thảo nguyên Trung Á đi vào định cư trong khu vực Ngũ hà (Punjab) phỏng định khoảng 1500 năm trước công nguyên. Đây là thời gian phát triển cực thịnh của văn minh Happara, cũng gọi là văn minh Thung lũng Tín-độ. Khoảng thời gian đó, như phổ thông được biết, cũng là niên đại các Veda bắt đầu lưu truyền. Các thần linh trong các thi tụng Veda có thể được biết đến sớm hơn trước khi người Aryan nhập cư, vì nhiều danh hiệu các Thần được phát âm gần tương tự với ngôn ngữ Avesta trong Ba-tư giáo. Nếu theo giả thuyết này thì các Rishi tác giả của Veda ít có, hoặc hoàn toàn không có, liên hệ gì đến hình khắc trên con dấu tại Mohenjo-daro. Theo thuyết khác, nêu bởi Hall , người Sumerian với những văn bản và di tích được phát hiện trong vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia), phía nam Iraq ngày nay, vốn là người Dravidian đã dựng nên văn minh của họ trong khu vực Thung lũng Tín-độ, rồi sau đó truyền nhập văn minh này đến các tộc người Semitic/Semite, trong đó kể cả người Do-thái. Người Aryan, cùng chủng tộc với người Hy-lạp, sau khi xâm nhập, đã chịu ảnh hưởng, được cải hóa thành văn minh của người Dravidian. Theo thuyết này, ta có thể phỏng đoán các Rishi, Tiên nhân, Đạo sỹ hay Thi sỹ, những tác giả của các thi tụng Veda, hẳn đã có học tập tư duy trong tư thế liên hoa tọa để có những cảm hứng huyền vi, thần bí. Tuy thuyết này không hoàn toàn được tán đồng, nhưng một phần của nó cũng khiến liên tưởng đến tư thế tĩnh tọa được thực hành trong Thiền định Phật giáo, cùng với việc thừa nhận sự tồn tại của lớp Đạo sĩ Rishi và các sa-môn, bà-la-môn tu định và chứng định trong trình độ nhất định. Nói thế có nghĩa rằng, Thiền định thực hành trong Phật giáo với tư thế liên hoa tọa nếu có chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, thì ảnh hưởng này cũng không tìm thấy trong các Veda.
Tổng kết mà nói, những điều liên hệ đến Thiền định Phật giáo có thể tìm thấy ảnh hưởng của nó thuộc tiền Phật giáo được biết với chứng cứ hiện vật khảo cổ như tư thế tĩnh tọa khắc trên con dấu phát hiện ở Mohenjo-daro; và những chứng cứ văn bản là nhiều đoạn trong Kinh Phật thừa nhận trước Phật có thể đã có một số sa-môn, bà-la-môn, đạt đến mức nhập định rất cao như Vô tưởng định hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ định để chủ trương các thuyết liên hệ. Vấn đề sẽ được nói rõ thêm một chút trong đoạn sau.
2. Bồ-tát học Thiền
Như được thấy trong một số Kinh dẫn trên, trước thời Phật đã có những thực hành tư duy nhập định mà trình độ đạt được có thể so với các trình độ thiền (dhyāna) và định (samādhi) trong Phật giáo. Tuy vậy, sự phân chia các cấp bậc thiền – định không tìm thấy ở đâu ngoài Phật giáo. Mặc dù Mahābhārata có đề cập đến 4 thiền (caturvidhaṃ dhyānam) nhưng nó không chứng tỏ các loại hành thiền này đã được tu tập trong các truyền thống Veda. Bởi vì tuy nói đến 4 thiền như con số được giảng giải trong các Kinh Phật, Mahābhārata cũng chỉ thuyết minh cấp thiền tương đương với Sơ thiền Phật giáo. Trong cấp này, các thiền chi được kể trong Mahābhārata: vitarka (tầm), vicāra (tứ), viveka (viễn ly/ huệ phân biệt) , tương đương với Yogasūtra I.17: vitarka (tầm), vicāra (tứ), ānanda (khánh hỷ), asmitā (ngã hữu tính). Các thiền chi được kể trong Phật giáo: tầm (vitarka), tứ (vicāra), hỷ (prīti), lạc (sukha), và cuối cùng tâm nhất cảnh tánh (cittasya ekāgratā) là thiền chi có mặt trong tất cả các cấp nên không cần được nêu. Mục đích hành thiền của Yogasūtra là nhắm đạt đến bản tính tự ngã -ātman, đồng tính với Brahman. Trong thiền Phật giáo, đạt đến tự tính của Brahman, hành giả chỉ cần đạt đến Sơ thiền; hành giả nào đạt đến trình độ cao nhất của Sơ thiền sẽ được đồng nhất tự tính với Brahman. Ý niệm về Brahman ở đây không phải là đấng Thượng đế Sáng tạo, mà là nhân cách hóa, hay thần hóa, của bốn đức tính gọi là “bốn Phạm trụ” (brahmavihārā), cũng gọi là “bốn vô lượng” (Pāli: catasso appamaññā): từ (mettā), bi (karuṇā), hỷ (muditā) và xả (upekkhā).
Đoạn trên có nhắc đến hai loại tu định: Vô tưởng (asaṃjñi-samāpatti) và Phi tưởng phi phi tưởng xứ (naiva-saṃjñānāsaṃjñāyatana) mà Kinh thường nói một số sa-môn, bà-la-môn thực hành nhắm đến cảnh giới Vô tưởng hữu tình (asaṃjñika) và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, xem đó là cảnh giới của giải thoát để được an lạc cứu cánh. Tưởng (saṃjñā) là tri giác về tồn tại của đối tượng. Trong Vô tưởng định, loại tri giác này hoàn toàn bị chận đứng không hoạt động, và như thế không thể quán sát đối tượng để đạt được nhận thức về chân lý cứu cánh (satya-jñāna: đế trí), do đó tuyệt đối không hề được thực hành trong Phật giáo. Phi tưởng phi phi tưởng xứ là cảnh giới cuối cùng, cao nhất của mọi tồn tại (bhavāgra: Hữu đảnh), trong đó tri giác về đối tượng cực kì vi tế, tuồng như có mà như không có. Đây cũng không phải là cảnh giới tu định trong đó có thể quán sát để có nhận thức về chân lý cứu cánh. Vì tri giác về đối tượng cực kỳ vi tế, nên hữu ái (bhava-tṛṣṇā), tức khát vọng tồn tại, cũng rất vi tế, do đó được nhận định là cảnh giới an lạc cao nhất trong các trạng thái hữu, và cũng vì vậy rất khó vượt qua nó để đạt đến giải thoát cứu cánh.
Ý nghĩa vừa nói giúp chúng ta hiểu được truyền thuyết nói đức Bồ-tát sau khi rời khỏi vương cung đã đến học đạo với hai bậc thầy là Ārāḍa Kālāma và Udraka Rāmaputra. Với vị trước, Bồ-tát học và đã đạt Vô sở hữu xứ (ākiṃcanyāyatana/ ākiñcaññāyatana); với vị sau, Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Pāli: nevasaññānāsaññāyatana).
Nói là truyền thuyết, vì một số học giả nghi ngờ tính tồn tại thực tế của hai vị này. Người đầu tiên nghi ngờ phải kể là André Bareau trong công trình nghiên cứu về lịch sử đức Phật qua Kinh tạng và Luật tạng. Chứng cứ của ông là Ngũ phần luật trong khi nhắc đến Ārāḍa Kālāma và Udraka Rāmaputra là hai nhân vật được Phật nghĩ đến đầu tiên khi quan sát những ai có thể nghe và hiểu Pháp mà Phật vừa chứng ngộ; nhưng luật này lại không đề cập gì đến việc Bồ-tát học môn Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Alexander Wynne, trong tập sách về “Nguồn gốc Thiền định Phật giáo” bác bỏ quan điểm hoài nghi ấy, chứng minh rằng sự kiện này được tường thuật trong nhiều Kinh và Luật. Rāmaputta cũng được nhắc đến vài nơi khác trong Kinh với quan điểm và trình độ nhập định của ông cho thấy có thể là nhân vật lịch sử có thật.
Trạng thái nhập định Vô tưởng hay Phi phi tưởng thật ra không phải chỉ tìm thấy trong Kinh Phật, hoặc chỉ trong truyền thống tư duy tôn giáo và triết học Ấn-độ. Từ một phương diện khác, trong một bối cảnh văn minh khác, như Trung quốc vốn là nền văn minh không bắt nguồn và xây dựng trên các tư duy siêu hình, tôn giáo, người ta vẫn có thể tìm thấy ý tưởng tương tự. Như trong Nam hoa kinh, thiên Tề Vật luận chép: “Nam Quách Tử Kỳ dựa ghế mà ngồi, ngửa mặt lên trời mà thở, y như chôn mất bạn lứa. Nhan Thành Tử Du đứng hầu phía trước, nói: Như vậy mà còn ở đó được sao? Hình hài há có thể khiến cho như cây khô, mà tâm thì có thể khiến cho như tro tàn nguội lạnh sao? Tử Kỳ nói: …”
Trang Tử sinh sau Phật và Lão gần 300 năm; ông chịu ảnh hưởng từ Đạo đức kinh của Lão, chứ không hề chứng tỏ có biết gì về một nền văn minh nặng màu sắc tôn giáo Veda của Ấn-độ. Nhưng ý tưởng của ông có thể so sánh với ý tưởng về Vô tưởng xứ hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hai nguồn tư tưởng hoàn toàn dị biệt, một hướng lên trời, một hướng xuống đất, nhưng cùng chung một ý tưởng về một cảnh giới an lạc trong đó con người thoát khỏi mọi ràng buộc của ngoại giới mà thường là chống lại ta, nghịch lại ý muốn của ta. Nó cho thấy tự trong tâm tư sâu thẳm của con người một khát vọng tồn tại không bị ràng buộc bởi bất cứ cái gì, từ trong tâm cho đến ngoài thân.
Nam Quách Tử Kỳ “dựa ghế mà ngồi, ngửa mặt lên trời mà thở”, ngồi yên trong tư thế thích hợp, và thở theo phương pháp nào đó, đây là những điều cần thực hiện để có thể đạt đến mức tư duy lắng đọng, sâu thẳm, ta thấy Ấn-độ hay Trung quốc đều có điểm chung, và điều đó là điểm chung của loài người, có thể nói như vậy.
Thêm nữa, chúng ta có thể đọc thêm đoạn văn sau đây từ Đạo đức kinh: “Đạo khả đạo phi thường đạo…” Đây là những lời đọc thấy đầu tiên, được bình giải khá nhiều với nhiều ý kiến khác nhau.
Chúng ta thử so sánh đoạn văn Đạo đức kinh với một thi tụng trong Rig Veda X.129: “Bấy giờ không có hữu, không có phi hữu, không có thiên không, không có quãng không ngoài đó. Cái gì bao trùm? Ở đâu cái gì có chỗ trú ẩn? Khối nước sâu thẳm này là gì? Bấy giờ không có cái chết, và ở đây không có cái không chết; không có ngày và đêm hiển hiện...” Hai đoạn văn nhìn từ hai hướng hình nhi hạ và hình nhi thượng khác nhau. Cảnh giới được nói đến có thể là Vô tưởng thiên, cũng có thể là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Bồ-tát đã học và đã đạt đến, bằng khái niệm, cảnh giới cao nhất mà ý thức con người có thể tưởng tượng. Nhưng đó vẫn chưa phải cảnh giới cứu cánh giải thoát. Những nhà tu thần bí trong các tôn giáo, như Meister Eckhart trong Thiên chúa giáo, các Sufi trong Hồi giáo, đều ý thức về một thế giới hữu hạn và tự thể bất toàn, muốn cho tất cả đều tan biến để tự thân chứng nghiệm bản thể huyền vi của Thượng đế Sáng tạo, vô hình vô tướng, siêu việt danh ngôn, khái niệm, tâm tưởng. Cảnh giới của cứu cánh hy cầu ấy ẩn sâu kín trong tâm thức của con người, hiếm hoi xuất hiện nơi một số nhân vật đặc biệt trong những không gian và thời gian khác nhau.
Cảnh giới ấy, tâm định ấy, có thể so sánh tương đồng với định Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà Phật chỉ dạy cho các đệ tử; do đó truyền thuyết về sau cho rằng Bồ-tát đã học được hai loại Vô sắc định cao nhất từ Kālāma và Rāmaputta. Sự gán ghép này không vững.
Trong kinh Tát-già Ni-kiền Tử, đức Phật tự thuật, sau khi từ giã Āḷāra Kālāma và Udaka Rāmaputta, Bồ-tát một mình tu khổ hành, luyện tập nín thở, tuyệt thực, cho đến khi kiệt sức. Sau đó chợt nhớ một thời lúc còn niên thiếu theo phụ vương dự lễ tịch điền, Ngài ngồi dưới bóng cây diêm-phù trầm tư và chứng đắc sơ thiền, và liên tục lần lượt cho đến chứng đắc thiền thứ tư. Y chỉ thiền thứ tư, với tâm định tĩnh, không cấu nhiễm, Bồ-tát lần lượt chứng đắc Ba Minh và cuối cùng chứng đắc Đại Bồ-đề. Các tự thuật này cho thấy trước đó chưa có đạo sỹ nào biết đến bốn cấp thiền như vậy. Trong các tự thuật này không thấy nói đến bốn vô sắc định.
Trong nhiều Kinh Luận, bốn vô sắc định được nói là y chỉ thiền thứ tư với hai thiền chi xả và niệm thanh tịnh. Trong đệ tứ thiền, dù là trạng thái bất động, không hơi thở, nhưng ý thức vẫn hướng đến đối tượng là sắc pháp, với đặc tính cực kỳ vi tế, cực lân cận hư không; do đó muốn làm cho ý thức trống rỗng, vị ấy loại trừ tất cả ý tưởng và khái niệm về tất cả mọi hình thái của sắc cho đến đối tượng của ý thức thuần là hư không vô biên. Khi đối tượng thành trống không, ý thức tương ưng cũng trở thành trống không. Như vậy, lần lượt cho đến lúc ý thức tồn tại trong trạng thái cực kỳ vi tế: trạng thái không có tưởng mà như có tưởng. Cho đến khi chứng nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trong đây vẫn tồn tại thức như là tự ngã an trú trên một thọ là xả, và trên một tưởng là niệm, hai yếu tố tâm lý cực kỳ vi tế. Bốn trạng thái này là định (samādhi) chứ không phải thiền (dhyāna). Trong thiền, chỉ (śamatha) và quán (vipaśyanā) quân bình; trong định, thiên trọng chỉ mà ít quán.
3. Cứu cánh thần bí
Bốn vô sắc định như thế là cứu cánh mà các nhà thần bí trong nhiều tôn giáo mong muốn đạt đến, xem đó là cảnh giới của giải thoát. Kinh Phật không xem đó là những cứu cánh an lạc, một thứ an lạc “siêu nghiệm” nhưng hữu hạn. Điểm khác biệt là trong các tôn giáo, cứu cánh giải thoát hay an lạc là sự chứng nhập hay chứng nghiệm bản thể huyền vi của Thượng đế hay Brahman, nhưng Phật giáo vì không thừa nhận Thượng đế tồn tại; thêm nữa, bốn vô sắc định được phân cấp thành một hệ thống hoàn chỉnh cùng với phương pháp tu tập để đạt đến, điều này không có trong các tôn giáo khác, mà ở đó chỉ có khái niệm chung về kinh nghiệm thần bí, và phương pháp tu tập thuộc loại kỹ thuật không được nghĩ đến. Nói một cách tổng quát, bốn thiền và bốn vô sắc định là hệ thống thiền–định đặc hữu trong Kinh Phật. Nói vậy không có nghĩa rằng trong các tôn giáo khác không có các trình độ nhập định hay xuất thần tương tự. Các vị A-tì-đạt-ma thừa nhận các hành giả ngoài Phật giáo vẫn có kinh nghiệm nhập định tương xứng, và phân biệt có ba loại định: (a) vị định (āsvādanā-samprayukta-samādhi), định tương ưng vị ngọt của ái (tṛṣṇā) với mong cầu hữu tương lai; đại phần mong cầu sinh vào thiên đường Phạm thế (Brahmaloka) trong trình độ Sơ thiền. Do vị ngọt của hữu ái (bhava-tṛṣṇā) mà hành giả không tiến lên các cấp thiền cao hơn. (b) Tịnh định (śuddhaka), không nhiễm ô bởi cảm thọ hỷ lạc của định được chứng, do đó có khả năng tiến lên cấp cao hơn. Đây thuộc định thế gian, vì không dẫn đến xuất ly tam giới. (c) Vô lậu định (anāsrava-samāpatti), trạng thái định với tâm quán chiếu và chứng nghiệm các Thánh đế. Trong ba loại, hai loại đầu nội đạo hay ngoại đạo đều có thể chứng đắc, duy chỉ khác nhau là ngoại đạo không phân cấp như Kinh Phật. Loại cuối, chỉ có trong nội đạo. Trong Kinh tạng không có sự phân loại như vậy, nhưng trong nhiều Kinh cũng thừa nhận ngoại đạo tu tập vẫn có thể đạt được các trạng thái định tương đương. Abhidhamma–Pāḷi do phát triển tại Tích-lan, nơi không có sự phát triển đáng kể của Ni-kiền tử, các sa-môn, bà-la-môn, cho nên không có phân loại như Abhidharma trong văn hệ Sanskrit. Như vậy, các vị A-tì-đạt-ma đã phân biệt khá rõ về những điểm đồng và dị giữa các thiền định trong và ngoài Phật giáo, do đó không sẵn sàng gợi lên ý tưởng đức Bồ-tát trước khi thành Phật đã học hay chịu ảnh hưởng các phương pháp tu định đương thời như thế nào. Tuy vậy, giữa các nhà nghiên cứu hiện đại có khá nhiều ý kiến khác nhau, phân vân không dứt khoát đức Bồ-tát đã học định với ai, ở đâu? Các vị này do tin tưởng phương pháp khảo cứu của mình được xem là khoa học chính xác; không tin tưởng các luận chứng A-tì-đạt-ma, tất nhiên vì không thể hiểu rõ các vị ấy đã đạt đến trình độ thiền định nào để có thể hiểu bằng trực giác những điều được truyền tụng trong Kinh.
Nói tóm lại, thiền và định như là hình thái đặc biệt của tư duy. Tư duy trong trạng thái tập trung, và trong những tư thế ngồi thích hợp, là một trong những hoạt động tâm lý của con người, kể từ khi con ngưới có ý thức về cộng đồng cho đến khi có ý thức về trật tự trong cộng đồng với những quy ước điều hòa các mâu thuẫn cạnh tranh giữa các thành viên trong cộng đồng, cùng lúc phát sinh ý thức về trật tự thiên nhiên, với tâm thức kinh sợ và sùng kính. Đấy có thể là hình thái tư duy chất phác, đơn giản, tối sơ của loài người. Rồi khi ý thức tôn giáo phát sinh, với những hoài nghi về các thế lực huyền vi ẩn áo đằng sau các hiện tượng thiên nhiên, cùng với ý thức về sự tồn tại của một đấng Sáng tạo Chí tôn Toàn tri Toàn năng với quyền năng vô hạn để thưởng phạt; đây là giai đoạn phát triển nhất định của các tư duy tôn giáo.
Tùy theo quan hệ giữa con người và bối cảnh sinh hoạt của nó, trong những điều kiện thiên nhiên đặc biệt, mà phát sinh các hình thái tư duy mang tính xã hội hiện thực hay tôn giáo thần bí. Trung Hoa và Ấn-độ là hai điển hình đặc biệt.
Thiền định Phật giáo là một giai đoạn phát triển nhất định trong các hình thái tư duy ấy, trong đó có những tương đồng căn bản mà cũng có khá nhiều sai biệt đặc thù. Thật khó phân biệt ranh giới giữa thiền định Phật giáo và các hình thái tư duy tôn giáo triết học. Tuy vậy, do ý thức sai biệt về bản thể tồn tại của ta và thế giới mà phát sinh ý thức về an lạc hay giải thoát cứu cánh, từ đó dẫn đến những phương pháp thực hành sai biệt để đạt đến cứu cánh ấy; chính đây là điểm mà thiền định Phật giáo không mang dấu vết ảnh hưởng của ngoại giáo. Điều này đã được xác định trong Kinh: “Này các Tỳ-kheo, đây là con đường độc đạo dẫn đến thanh tịnh hóa của chúng sinh, siêu việt sầu bi, dứt trừ ưu khổ, đạt đến chính lý, chứng đắc Niết-bàn...”
Có nhiều con đường có thể dẫn đến tồn tại an lạc trên các thiên giới, có Thiên đạo (devayāna), có Phạm đạo (brahmayāna), nhưng chỉ có một con đường duy nhất, con đường độc đạo với một lối đi duy nhất (ekāyano maggo).

T.S.
(tiếp theo: Thiền PG và Yoga.

Trích "Khái thuyết về Thiền - Định Phật giáo", A-tì-đạt-ma câu-xá tập 5, phát hành tháng 7/2018)