Tuesday, June 7, 2016

Việt Nam và Hành trình bảo vệ Mẹ Trái đất

Một góc Eo Gió, Nhơn Lý, Bình Định Việt Nam. Photo - Loan Tran Kim's fb.

Việt Nam và Hành trình bảo vệ Mẹ Trái đất
"Chúng ta không phải kế thừa hành tinh này từ tổ tiên của mình, mà chỉ mượn nó từ con em của chúng ta." ~ David Brower

Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.

Trong số những nơi trên thế giới được đề cập đến về thảm nạn ô nhiễm môi trường gần đây, Việt Nam hay được nhắc đến là nơi có nhiều thảm họa môi trường, thường gây ra bởi những nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Thảm nạn Cá Chết ở Vũng Áng là một điển hình—có nguồn gốc hoàn toàn do con người tạo nên và chưa có sự can thiệp có ý nghĩa nào để làm thiên giảm vấn nạn môi sinh ở Việt Nam. Hiện nay tại bờ biển miền Trung Việt Nam, nơi kế mưu sinh của người dân phụ thuộc vào biển, từ việc sanh nhai đến du lịch đều bị ảnh hưởng xấu. Chúng ta cần phải bảo vệ, phục hồi và gìn giữ. Như người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào dòng sông Nile, không có sông Nile, không có Ai Cập. Biển Đông của Việt Nam cũng vậy. Không có Biển Đông, sẽ không còn Việt Nam.

Đối với ngư dân, biển là di sản, là cuộc sống, là tất cả những gì họ đang có. Người dân sẵn sàng bảo vệ nó. Khi biển bị ô nhiễm độc hại và quyền con người bị chà đạp, thì người dân không chỉ bảo vệ lẽ sống và nhân bản, mà họ còn gìn giữ nhân phẩm và ý chí anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, khi những gì liên quan đến chính trị những con người bé cổ thấp họng bỗng trở nên bất lực. Họ đang nhìn thấy biển trù phú của mình đầy ắp với những rạn san hô và cá mực, nay trở thành ô nhiễm từ chất độc, chất thải hóa học chưa được xử lý đổ thẳng ra biển từ các công nghệ sắt thép của hãng Formosa ở Vũng Áng. Sự cay đắng, oái oăm, uất hận hay nước mắt không có bút mực nào diễn tả hết sức tưởng tượng và giải thích của chúng ta. Tôi đã tìm kiếm những từ ngữ thích hợp để mô tả nỗi đau của người dân Việt Nam, nhất là những người Ngư phủ như cha tôi, mà không thể tìm thấy bất kỳ từ ngữ nào thích hợp bởi vì tất cả chỉ là sự hụt hẫng. Đau. Buồn. Làm sao ta có thể trải nghiệm được sự thống khổ của họ. Vì vậy, xin đừng lãng phí thời gian còn lại của đời mình mà tìm ra giải pháp để cứu vãng người dân Việt Nam và trái đất Mẹ.

Đây là những việc chúng ta có thể làm.
1. Kêu gọi và thúc ép chính phủ phải ngăn chặn sự tàn phá gây ra bởi nhà máy thép Formosa.
2. Buộc hãng thép Formosa phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn đã được quy định, cam kết và chấp thuận.
3. Yêu cầu nhà nước Việt Nam và hãng thép Formosa thực hiện để làm sạch bờ biển và bồi thường cho những người dân bị ảnh hưởng.
4. Xin đừng tiếp tục sợ hãi. Hãy đòi hỏi và đấu tranh cho các quyền căn bản của người dân ghi trong Hiến pháp Việt Nam cần được tôn trọng và thực thi.
5. Tự mình phấn đấu, ý thức và hành động cho lối sống và cách sống riêng biệt của chính mình, của người dân và của cả nước Việt Nam

Hơn ai hết, chúng ta đều biết rằng cuộc sống này, quyền được sống, hay sự sống còn không dựa trên sự đàn áp và khủng bố, mà là trên ý chí tự do, bình đẳng, nhân bản và trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân và tập thể.

Nói tóm lại, thảm hoạ môi sinh toàn cõi Việt Nam hay bất kỳ ở nơi nào trên trái đất, đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an nguy, và đời sống của con người. Vì thế chúng ta phải nên ý thức để bảo vệ và gìn giữ Trái đất Mẹ.

So với dải ngân hà rộng lớn, Trái đất này là một không gian nhỏ bé, nhưng nó là nơi duy nhất có được sự sống của con người, vì vậy khi chúng ta sống, hãy để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Việt Nam phải hành động! Người Việt Nam phải hành động nhanh chóng—làm tới, làm ngay để cứu vãng vấn nạn ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần Mẹ thiên nhiên, nhưng Mẹ thiên nhiên có cần đến chúng ta không? Hãy suy nghĩ và hành động.

Tâm Thường Định
Mùa Cá Chết

Viết cho Hoa Đàm số 3 – Phật Giáo và Môi Sinh

Tin liên quan:

Friday, June 3, 2016

TUYỂN TẬP THẦY TÔI - MY MASTER

You can buy this book here on Amazon; Bạn có thể mua ở đây.

Thay Lời Nói Đầu

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni
Kính thưa quý Pháp hữu

C
húng con/em là Tâm Thường Định hôm nay có một Phật sự, kính trình và thỉnh nguyện quý Ngài và quý anh để tiếp tâm lực và bút lực. Trong khi nghiên cứu luận án của mình, chúng con/em nhận thấy có nhiều bài rất hay và sâu sắc rải rác về “Thầy Tôi”. Đây là những hành trạng “độc nhất vô nhị” của Ân sư quý Thầy/Cô, quý anh/chị. Chúng con/em nhận thấy rằng đây không phải là Ân sư riêng của quý Thầy/Cô, quý anh/chị mà là Ân sư của tất cả chúng ta. Quý bậc Tiền nhân là những bài học vô giá từ thân giáo đến tâm giáo và là tấm gương sáng cho nhiều người.

Những bài viết về “Thầy Tôi” luôn viết với tấm lòng và trái tim chân thành của chính mình. Những vị Cao Tăng Thạc Đức với công hạnh và hành trạng và những gì quý giá nhất cần phải được ghi lại thành sử liệu để cho hàng hậu học biết về cội nguồn của mình và học hỏi noi theo. Vì thế, nay con phát nguyện làm một Tuyển tập “Thầy Tôi”. Chúng con nhận thấy rằng đây là những truyền thống tốt đẹp, đặc thù, siêu việt và là tinh hoa Phật giáo nói chung, và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Chúng con/em xin thành kính tri ân tất cả quý tác giả đã gởi bài trong tuyển tập này:

Ôn Thích Thắng Hoan, Ôn Thích Tín Nghĩa, Ôn Thích Thái Hoà, Ôn Thích Như Điển, Ôn Thích Phước An, Ôn Thích Nguyên Siêu, Venerable Thích Ân Giáo, Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, Thượng tọa Thích Minh Dung, Thượng tọa Thích Từ Lực, Chúng đệ tử Sư Ông Làng Mai, Ni sư Thích Nữ Thuần Tuệ, Sư Cô Thích Nữ Hạnh Chi, Huệ Trân, Diệu Trân, Tâm Huy – Huỳnh Kim Quang, Tâm Quang – Vĩnh Hảo, Nguyên Giác – Phan Tấn Hải, Nguyên Thọ – Trần Kiêm Đoàn, Thị Nghĩa – Trần Trung Đạo.

Nguyện hồi hướng công đức này đến với mọi người và mọi loài đều được an lạc.

Tâm Thường Định – Bạch Xuân Khoẻ cẩn bút.

Thủ phủ Sacramento, mùa Xuân 2015.

Lời Giới Thiệu (Tác phẩm Thầy Tôi)


Hai chữ “Thầy tôi” mang nhiều ý nghĩa: Tình tự đời sống của hai Thầy trò; dạy người nhớ ơn và đền ơn; biết gìn giữ lễ nghĩa của sự dạy bảo; ý thức trưởng thành trên lãnh vực tinh thần và mẫn cảm trên chiều hướng suy tư của tâm thức. Do vậy, người chủ trương tập thành quyển “Thầy Tôi” là những cảm nghĩ vô cùng quý báu trên giá trị tình người, thâm trầm, sâu xa trên nếp sống đạo.

Những bài được ghi lại nơi đây, đều nói lên được tấm lòng của người đệ tử, người học trò một thời đã sống gần Thầy, được Thầy chỉ dạy, khuyến tấn tu tập cho đến hôm nay được trưởng thành, ấy là nhờ cái ân cái đức, cái tâm huyết mà Thầy đã hy sinh cho đệ tử. Chúng ta hãy chiêm nghiệm lời nói: “Đệ tử tầm Sư dị. Sư tầm đệ tử nan.” Thầy muốn tìm người học trò cho xứng đáng quả thật là khó. Khó ở chỗ là người học trò có cố công học hỏi? Có hiến dâng đời mình cho lý tưởng? Có đầy đủ phẩm hạnh để hướng thượng? Có đạt được những gì Thầy hoài vọng? Chừng ấy không thôi là đủ thấy khó rồi. Nhưng, trong tập “Thầy Tôi” dường như người học trò nào cũng dễ thương, cũng thành tựu một phần nào một thời Thầy dạy bảo mà không phụ lòng Thầy, không uổng phí sự nuôi dưỡng của Thầy.

Chúng ta thử tưởng tượng, “Thầy Tôi” trong đêm xách đèn đi thăm đàn con có ngủ ngon không? Giờ ăn nhà bếp có cho ăn đầy đủ không? Dù cảnh đời có cơ cực, có thiếu thốn, nhưng không lúc nào mà chẳng đầy những tô rau muống, những bát bí đỏ, những chén tương hột, bằng tình thương nuôi lớn đời con. Sáng “Thầy Tôi” vun luống rau muống, chiều đánh vồng khoai, bón phân, tưới nước; cần cù nhọc nhằn cũng vì đàn con, hàng đệ tử. Hình ảnh ấy đã in sâu trong lòng những người đệ tử trong tập “Thầy Tôi” mà chẳng thể phai nhòa, lãng quên theo năm tháng. Cho nên, chúng ta đọc “Thầy Tôi” là đọc lại những hành trạng mà một thời “Thầy Tôi” đã thể hiện qua nếp sống đạo đơn giản, dung dị, bình thường, nhưng phi thường, dị thường. Đó là bài học sống động, dẫu cho người đệ tử có học suốt đời, suốt kiếp cũng không học hết, học không thuộc, học không xong.

Đọc “Thầy Tôi” như đọc quyển Kinh Nhật Tụng, tụng hằng ngày, tụng hằng đêm, tụng suốt thời gian từ thời làm điệu cho đến hôm nay và luôn cả ngày mai. Một việc nhỏ của “Thầy Tôi” làm hằng ngày, ấy vậy mà chúng ta làm hoài mà vẫn chưa đạt được, vì chúng ta chẳng sống với nó thì làm sao thành tựu được. Chỉ một việc trông ra đơn giản, dễ dàng: “Thầy Tôi” mỗi buổi sáng, tay cầm ổ bánh mì, tay cầm gói đường nhỏ đi tìm ổ kiến cho chúng ăn, chỉ chừng ấy không thôi mà mình làm không được, và nếu có làm thì được đôi ba bữa rồi quên bẵng, làm đàn kiến đói meo. Hoặc mỗi sáng, nấu xoong cháo để nơi nhà Thiền, ai đi ngang, ghé ăn chén cháo, uống ly trà nóng rồi đi làm, đơn giản chỉ có thế mà “Thầy Tôi” làm suốt từ thập niên này sang thập niên khác không hề mệt mỏi, không hề bỏ lửng, bỏ mặc, vô tâm… còn chúng ta thì sao? Hãy tập làm theo “Thầy Tôi” để được thành tựu như “Thầy Tôi”. Người tập thành quyển “Thầy Tôi” mà cũng là người đặt tên cho quyển sách thật là có ý, để hiến dâng cho đời cảm nghĩ đẹp, tấm lòng đẹp, ý niệm đẹp… muôn thủa.

Đọc “Thầy Tôi” để thấy dung nghi “Thầy Tôi” khi ngồi nơi nhà Thiền, lúc tiếp bổn đạo Phật tử, hay làm Phật sự, bất cứ lúc nào cũng giữ được vẻ trang nghiêm, oai nghi tề chỉnh. Từng lời nói “Thầy Tôi” dạy người tu tập. Từng cử chỉ “Thầy Tôi” biểu hiện lòng Từ. Từng cái nhìn “Thầy Tôi” khoan dung, tha thứ. Ấy là tánh đức giáo hóa qua thân giáo, khẩu giáo, ý giáo của “Thầy Tôi”.

Những bài viết được kết tập trong quyển “Thầy Tôi” quả thật là những bài học vàng mà chúng ta phải học để có được tánh đức như “Thầy Tôi”, có được hành trạng như “Thầy Tôi” để sống với đời qua cuộc hành trình dài của kiếp người, nhiều sự bình an và hạnh phúc.

Đôi lời giới thiệu, kính mong các bậc Thiện trí thức miễn thứ cho những lời thô thiển mà đón đọc “Thầy Tôi” để cùng chia sẻ với những tấm lòng thuần hậu của người học trò đối với “Thầy Tôi” đây là ân đức vô cùng, thành kính đảnh lễ tri ân.
San Diego, ngày 21 tháng 04, 2015


Nguyên Siêu


Tuesday, May 31, 2016

Lời Dạy của Thầy Giáo Làng - The Teaching of a Village Teacher



Don't worry about who you want to become; worry about what will you be doing!

Lời Dạy của Thầy Giáo Làng
             
Nhược đixã hi          
Đổi thay gc r                  
Phát trin kinh tế             
Tự lc t cường                 

The Teaching of a Village Teacher

Pointed out many social disadvantages and injustice
The radical change must starts from the roots
From social, political, and economic development 
Vietnamese must be self-reliance. 

Sunday, May 29, 2016

Three sample letters to Formosa's CEO/leadership

Miền Liễu Quán lên tiếng - Photo: BXK
Những lá thư mẫu gởi cho chức sắc hãng Formosa để yêu cầu làm sáng tỏ sự ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.

USA office:
Formosa Plastics Corporation USA
C. T. Lee, President
9 Peach Tree Hill Rd, Livingston, NJ 07039

International Office:
Lin Chien-Nan "Jason" Chairman/President
201, Tung Hwa North Road
Taipei, Taiwan

Three sample letters:

1)

Dear Sir:

The world grows increasingly aware of the massive fish kill blighting Vietnam’s central coast—a crisis Formosa has caused. It is time for you to acknowledge that your steel plant at Ha Tinh is responsible; issue an apology to the Vietnamese people; and begin a clean up at once.

The world is watching.

Name

Address

2)

Dear Sir:

Formosa’s negligence has destroyed hundreds of tons of sea life, sickened people and robbed them of their livelihood. 

In the past, you might have had the option to ignore a letter like mine. No longer. The companies you do business with cannot afford the negative publicity of associating with you. Through social networks and global media, consumers and stakeholders will spread images of the damage Formosa has done and demand justice.

I urge you to take responsibility. Publicly acknowledge that your steel plant at Ha Tinh has caused the damage. Issue an apology to the Vietnamese people, and immediately begin a clean up of the affected beaches and water.

Sincerely,

Name 
Address


3)

Dear Sir:

BP. Union Carbide. Chisso. Each of these corporations was supremely confident of its financial security…until it caused an environmental disaster. 

Formosa cannot afford to ignore the damage it has done to Vietnam. The world now knows about the untreated wastewater dumped into the ocean by your steel factory at Ha Tinh. People everywhere are demanding justice for the thousands of tourist workers and fishermen out of work, and the many patients hospitalized for eating tainted fish. The images of the beaches and waters swarming with dead, bloated sea life should sicken anyone with a conscience.

The pressure upon Formosa will only continue to grow, as consumers and stakeholders unite and speak out, bound by their common humanity.

Please do the right thing, and do it now. Acknowledge responsibility. Apologize to the people of Vietnam. Begin the clean up immediately.

Sincerely,

Name 
Address


Saturday, May 28, 2016

FOR IMMEDIATE RELEASE

FOR IMMEDIATE RELEASE

TORRANCE, CA-May 22, 2016-A mass fish kill has devastated over 200 miles of Vietnam’s coastline. International observers agree the responsible party is Taiwanese-owned Formosa Ha Tinh Steel, a unit of Formosa Plastics Group. Since early April, Formosa has released toxic wastewater into the ocean off Ha Tinh province. The Vietnamese government has covered up for Formosa and violently suppressed public protest. The U.S.-based Vietnamese Buddhist Youth Association urges the world’s nations to demand transparency from the Vietnamese government and support the right of Vietnamese people to peacefully protest this threat to their health and livelihood.

Hundreds of thousands of tons of dead marine creatures choke the waters off the central coast of Vietnam, from Ha Tinh to Da Nang. The kill includes rare species typically found miles offshore in deep waters. Many Vietnamese have been sickened by eating toxic fish. Thousands of fishermen and tourist industry workers are out of work. Citizens from Hanoi to Saigon have attempted to peacefully protest Formosa’s negligence. The Vietnamese government has responded by harassing and abusing protestors, including woman and children. Violent attacks on demonstrators have been documented.
We, the Vietnamese Buddhist Youth Association of America, issue the following four statements and demands:

1)  The Formosa company has committed an egregious crime of environmental ruin. It has destroyed not just sea life but also the lives of Vietnamese citizens who rely on the sea for their subsistence. Formosa should immediately halt the release of untreated wastewater. If the pollution cannot be stopped at once, the plant should shut down permanently. Formosa should issue the Vietnamese people a formal apology.

2) The Vietnamese government has been complicit with Formosa and has failed to safeguard the health of its people and environment. We demand transparency, including expedited testing of the seawater to determine the contaminants and extent of the damage. The government should promptly initiate legal proceedings against Formosa.

3) The Vietnamese government has repressed citizens holding peaceful protests. Such protests are legal and protected by the Vietnamese constitution. The people should be neither oppressed nor ignored, but listened to and respected.

4) We believe that public attention, both within and outside Vietnam, can help persuade the Vietnamese government to address the pollution crisis and treat its citizens justly. We encourage intellectuals, artists and journalists in Vietnam and abroad to support each other and speak out. We especially encourage our counterparts in Vietnam—students and young Buddhists—to speak out against persecution and government-sanctioned terrorism. Young people are the power and future of Vietnam.

TORRANCE, California, U.S. May 22, 2016
Vietnamese Buddhist Youth Association of America

Thursday, May 26, 2016

Help Them Reunite - Giúp Họ Đoàn tụ!

Ảnh minh hoạ. Photo - internet
Help Them Reunite!
 
In the fall of 1965, a Marine helicopter pilot rescued a fishing family off Van Tuong Peninsula. The pilot seeks the survivors, if any. There will be no money or publicity involved; simply an opportunity to acknowledge the joy that lives were saved that day. Survivors will be expected to provide details about the event to prove authenticity. Please email any leads/responses to phamtrluu@yahoo.com.

Giúp Họ Đoàn tụ!
 

Vào mùa thu năm 1965, một máy bay trực thăng Marine của Mỹ đã giải cứu một gia đình đánh bắt xa bán đảo Vạn Tường. Người phi công đang tìm kiếm những người sống sót, nếu có. Sẽ không có tiền hoặc công khai liên quan đến vụ này; chỉ đơn thuần là một cơ hội để ghi nhận những niềm vui mà cuộc sống đã được cứu rõi ngày hôm đó. Những người sống sót sẽ phải cung cấp chi tiết về các sự kiện nói trên để chứng minh tính xác thực của nó. Nếu quý vị có biết về vụ này, xin vui lòng gửi email đến phamtrluu@yahoo.com. Xin thành thật cảm ơn.

Tuesday, May 24, 2016

RỪNG MẮM - THE FRONTIER FOREST

                                          
Cây Tràm
Cây Mắm - Photos: internet

                                         RỪNG MẮM 

            Đất nước Việt-nam cứ mỗi năm dài thêm ra được độ chừng 20 thước vì được bồi bởi đất phù sa của giòng sông Cửu-Long tại vùng Năm Căn, Cà Mau...
            Vùng đất mới được bồi thêm vì quá gần Biển Đông nên đất còn chứa nhiều "nước mặn phèn chua" vì vậy không một loại cây nào có thể sống được ngoại trừ cây Mắm.
            Cây Mắm làm nhiệm vụ hút hết "nước mặn phèn chua" rồi gục chết và làm phân bón cho một loài cây khác là cây Tràm.
            Cây Tràm làm tiếp nhiệm vụ được giao là hút sạch "nước-mặn + phèn-chua còn sót lại" và giữ nước do những cơn mưa mùa và nước ngọt từ giòng sông Cửu-long + biển-hồ Tonlésap chảy ngang qua trước khi xuôi giòng ra biển.
            Vài trăm năm sau những người di dân đã đến vùng đất này, thấy đất đã thuần có thể trồng trọt được nên kéo nhau đến định cư và bắt đầu khai-hoang chặt bỏ cây Tràm để trồng trọt sinh sống.
            Dân khai hoang lúc đầu lưa thưa, năm ba người, nhưng càng về sau càng đông và những Ruộng Lúa + Vườn Cây ăn trái đã thành Trù-phú như hôm nay chúng ta đã thấy...
            Trước năm 1975, khi đi hành quân ngang qua cánh đồng mênh mông lúa chín và xa xa là những vườn cây ăn quả, tôi lặng người sửng sờ trước một cái trũng nước rộng đường kính độ chừng vài chục thước, và thấy còn sót lại năm ba cây Mắm bên cạnh  gần chục cây Tràm dưới đáy trũng nước u buồn, xa xa là vườn cây xanh mát, xung quanh là cánh đồng lúa chín reo vui và tôi ngậm ngùi cất bước ... ./.

Tâm Nghĩa - Lê Hữu Đàng
 
THE FRONTIER FOREST
Viet Nam, our beloved homeland, gets a bit longer every year, about 20 meters or so because of alluvial deposits from the Mekong River in Ca Mau- the Southern most part of the country.
            Due to its close proximity to the East Sea, the new land contains high level of "alum salt water" or salinity level and thus is unable to sustain plant life, except for Cây Mắm.
            Cây Mắm extracts the “alum salt” or salinity from the water and then dies to become fertilizer for other crops – Cây Tràm.
            Cây Tràm then does the remaining task of cleaning up the leftover salty water.  It also holds rain water and stores fresh water from the Mekong River. This fresh water originates from Tibet and runs through Biển Hồ - Tonlesap in Cambodia before flowing out to the sea in Vietnam.
            For hundreds of years afterwards, immigrants encountering this land saw that it was tillable, settled there and began chopping down the CâyTràm for more profitable farming.
            The settlers were few at first being four or five persons but many went later to plant prosperous rice fields and orchards seen today.
            Before 1975, when marching through the vast fields of grains and viewing the orchards from a distance, I was stunned to see a still pond that had a few CâyMắm with a dozen or so CâyTràm side by side- standing endless in time.  Nowadays, the land is as green as a mat, surrounded by orchards and dancing rice fields. I mournfully walk by- such is the way of life.

Translated by Phe Bach