Tuesday, March 18, 2014

BÍ ẨN ĐƯỜNG BAY - A MYSTERIOUS DISAPPEARANCE


A MYSTERIOUS DISAPPEARANCE

A discernment route 
Unsettled and fading into silence 
There are many cries and screams in the midst of suffering 
Looking up to the sky -
It disappeared and is nowhere to be found 
Looking down at sea -
and it is traceless 

The whole world 
is still searching
hustle and urgent, 
Though fragile silence,
hope remains
Several billion people 
Still waiting, minute by minute
Oh, it is cruel 
on this mysterious flight

Many unknowns, assumptions, theories 
and discussions 
Stay vicious 
With modern equipments and facilities, 
Searching for the missing airplane
From East to West, across oceans and continents
Day by day 
Still the unknown route 
The loving family's cries have dried up their tears 

We can simply pray together 
And do everything we humanly can 
and hope for a miracle bestowed upon the human realm. 
For hundreds of lives to be safe and sound
and to be reunited with their families!

Translated by Phe Bach

BÍ ẨN ĐƯỜNG BAY

Biền biệt đường bay
Mịt mờ dấu lặng
Tiếng ai gào thống thiết giữa đau thương
Ngước lên trời cao
Mất hút dặm trường
Nhìn xuống biển
Bóng chim tăm cá

Cả thế giới
Kiếm tìm
Hối hả
Dù mong manh
Dấu tích im lìm
Mấy tỉ người
Vẫn từng phút chờ tin
Ôi, nghiệt ngã
Chuyến bay đầy bí ẩn

Bao giả thiết
Luận bàn
Loanh quanh, luẩn quẩn
Phương tiện tối tân
Quần thảo khắp đông tây
Ngày qua ngày
Chẳng thấy bóng đường bay
Những đôi mắt đã khóc khô dòng lệ


Xin hãy bên nhau nguyện cầu
Và làm những gì mình có thể
Để phép màu ban xuống cõi nhân gian
Cho mấy trăm mạng người thoát cảnh bẽ bàng
Về đoàn tụ cùng gia đình hạnh phúc!


Chùa Thiên Trúc, California
Ngày 16/3/2014

Hàn Long Ẩn

Tuesday, March 11, 2014

MINDFULNESS PRACTICE SESSION!

Are you 18-38 and would live to cultivate the art of mindfulness? Get new friend or to have balanced life?, then this retreat is for you! Check it out at Wake Up Movement 




Wednesday, March 5, 2014

THUỞ ẤY HOANG SƠ

A beautiful morning in San Diego - Photo BXK

THUỞ ẤY HOANG SƠ

Yêu nhau từ thuở hoang sơ
Từ trong bụi bặm trăng thơ bạc ngàn
O hay, đời bỗng mênh mang!
Mưa rơi tuyết đổ nắng tàn cuộc vui
Bình nguyên một giấc ngủ vùi...

Sunday, March 2, 2014

Những Cuộc Biểu Tình Vì Shugden Tại California Làm Tổn Thương Cảm Xúc Người Tây Tạng - Tibetan Feelings Hurt by Shugden Protests in California

Những Cuộc Biểu Tình Vì Shugden* Tại California Làm Tổn Thương Cảm Xúc Người Tây Tạng

(LTS: Sau đây là bản dịch của Việt Báo lá thư của hai viên chức đại diện cho cộng đồng người Tây Tạng lưu vong tại Bắc và Nam California -- ông Kunjo Tashi, Chủ tịch Hội Người Tây Tạng ở Bắc Calif. (Tibetan Association of Northern California) và ông Tenzin Dorjee, Chủ tịch Hội Người Tây Tạng ở Nam Calif. (Tibetan Association of Southern California). Lá thư có tựa đề "Tibetan Feelings Hurt by Shugden Protests in California" sẽ được dịch toàn văn như sau.)
Những Cuộc Biểu Tình Vì Shugden Tại California Làm Tổn Thương Cảm Xúc Người Tây Tạng
Chúng tôi, các thành viên của các Hội đoàn Cộng đồng Tây tạng ở Bắc California và Los Angeles, bất mãn vì hành vi của một nhóm nhỏ đã hò hét các lời xúc phạm Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến viếng thăm của Ngài mới đây ở California. Nhiều người trong nhóm đó có vẻ ngoài như tu sĩ hô khẩu hiệu xúc phạm như "Đạt Lai Lạt Ma, hãy ngưng nói dối" bên ngoài các nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện.


Họ đã phân phát các truyền đơn có các cáo buộc phẫn nộ rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là "nhà độc tài tệ hại nhất của thời đại hiện nay." Rất khó để mô tả những cảm xúc người Tây Tạng bị xúc phạm sâu thẳm dường nào trước các vu khống như thế đối với vị lãnh đạo tôn kính. Điều đó đặc biệt đối với chúng tôi, những người Mỹ gốc Tây Tạng, bởi vì chúng tôi nhận thức thâm sâu rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là nguồn hy vọng duy nhất cho nhiều triệu đồng bào chúng tôi trong lãnh thổ Tây Tạng.  Danh dự của họ và tự do của họ liên tục bị đe dọa dưới cai trị áp bức của người Trung Quốc.

Mặt khác, bản chất vô lý và xúc phạm trong cáo buộc của họ -- "Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà độc tài tệ hại nhất của thời đại chúng ta" -- khó làm cho người khác nghĩ khác hơn rằng người biểu tình là những kẻ điên khùng. Về mặt khác, cách mà họ vận động làm chúng tôi thắc mắc hẳn là có dàn dựng nhiều hơn đối với một cuộc biểu tình đơng iản. Thí dụ, ai chi tiền cho nhóm này vận chuyển nhiều nơi như thế, chi tiền cho nhóm này cư trú... mà nhiều người trong nhóm này nghe không có vẻ gì là người Mỹ? 

Bề ngoài, nhóm này tự mô tả họ là thành viên của tổ chức Cộng Đồng Shugden Quốc Tế (International Shugden Community). Tuy nhiên, pháp danh mà các người phát ngôn của họ đưa ra cho thấy rằng đa số họ thuộc về Truyền Thống Kadampa Mới (New Kadampa Tradition, NKT) một hệ phái có bản doanh ở Anh quốc trong quá khứ đã từng lên tiếng chống đối Đức Đạt Lai Lạt Ma. 

Trong cương vị là người lãnh đạo tối cao của Phật Giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyến khích tín đồ Phật Giáo Tây Tạng của Ngài hãy sống theo   lời Đức Phật dạy với tinh thần hiểu biết và thẩm xét tư lường, chứ đừng theo niềm tin mù quáng. Trong tinh thần đó, Ngài đã chỉ trích các phương diện tiêu cực của việc thờ phượng vị Shugden – một hình thức của thờ phượng hồn linh -- điều này trong lịch sử cũng đã là nguyên do gây ra bất hòa bộ phái, kể cả bạo lực, giữa Phật Tử Tây Tạng. Và trong cương vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy đây là trách nhiệm đạo đức của Ngài để giải thích cho tín đồ của Ngài về những gì mà Ngài hiểu là lợi ích tốt nhất của truyền thống.

Hệ phái NKT, vì bất kỳ lý do nào, đã tự chọn đồng hóa việc thờ phượng Shugden đầy chia rẽ, và đã từng vu khống cá nhân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ nói rằng lời khuyên của Ngài vi phạm quyền tự do tôn giáo của họ. Vì họ không tự xem là tín đồ của Ngài, sẽ rất khó để hiểu rằng làm cách nào mà lời khuyên của Ngài lại vi phạm tới quyền tự do thờ phượng bất cứ những gì họ muốn.

Họ còn nói rằng những người Tây Tạng thờ phượng Shugden bị cấm làm như thế. Một lần nữa, cáo buộc này hoàn toàn sai sự thật, bởi vì các các tăng ni cư sĩ trong tự viện Tây Tạng có lựa chọn thờ phượng Shugden vẫn tiếp tục thờ phượng như thế. Họ đã có thể thành lập các cộng đoàn riêng ở các khu định cư Tây Tạng ở vùng Mundgod và Bylakuppe tại Karnataka, hai nơi có tên là Tu viện Shar Ganden và Tu viện Pompora. Họ vẫn hoàn toàn tự do tự do thờ phượng hồn linh Shugden và bất cứ những gì họ muốn.

Chúng tôi biết có sự kiện rằng không có người Tây Tạng lưu vong nào bị trấn áp các quyền làm người của họ, cho dù đó là nhân quyền về giáo dục, y tế, việc làm trong chính phủ lưu vong, hay là trong các chương trình về hưu của họ, chỉ vì cớ là liên hệ việc thờ phượng Shugden. 

Chúng tôi thấy không có động cơ nào cho các cuộc biểu tình này khác hơn là để xúc phạm lãnh tụ tnh thần của chúng tôi là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi mạnh mẽ bày tỏ phản đối và thúc giục bất kỳ ai đang dàn dựng chúng, cho dù họ là lãnh đạo của NKT hay các thế lực khác, hãy ngưng các hoạt động hung hăng này tức khắc.

Vì lòng tôn kính sự lãnh đạo từ bi của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi đã ghìm giữ các thành viên trong cộng đồng của chúng tôi để không trực diện đối phó những người biểu tình khiêu khích nêu trên. Để tiếp cận các vấn đề một cách hợp lý hơn, nếu các thành viên của NKT hay những người liên hệ của họ có than phiền cụ thể nào đối với cộng đồng và người lãnh đạo cộng đồng Tây Tạng, chúng tôi thúc giục họ hãy nêu lên với các đại diện của chúng tôi trong cách thích hợp, chớ đừng chọn cách xúc phạm một trong những những người được ca ngợi nhất trong thời đại chúng ta.
Ký tên,
Kunjo Tashi
Chủ tịch Hội Người Tây Tạng ở Bắc Calif.  
Tenzin Dorjee
Chủ tịch Hội Người Tây Tạng ở Nam Calif.

Theo Phan Tấn Hải - Việt Báo

* Dorje Shugden là một vị Hộ pháp trong Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt là đối với Tông phái Gelug. Ngài Dorje Shugden được xem là tái sinh của nhà sư Dragpa Gyaltsen ở Tu viện Drepung thuôc dòng Gelugpa, một nhà sư cùng thời đại với Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5. Tuy nhiên, khi khảo sát lại một số hồ sơ quá khứ, và kể cả kinh nghiệm tu tập bản thân, Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu từ bỏ việc thờ Ngài Shugden vì cho đây là một vị "ác linh" -- đặc biệt, hồn linh này trong khi bảo vệ phái Gelug [trong cõi vô hình] đã kình chống các tông pháp Phật giáo khác. Từ đó, một số tín đồ phản đối Đức Đạt Lai Lạt Ma.
xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Dorje_Shugden#cite_ref-8 và:http://en.wikipedia.org/wiki/Dorje_Shugden_controversy

Tibetan Feelings Hurt by Shugden Protests in California

We, the members of Tibetan Community Associations of Northern California and Los Angeles, have been dismayed by the behavior of a small group of people shouting insults at His Holiness the Dalai Lama during his recent visit to California. Many of them appear to have been monastics shouting insulting slogans like “Dalai Lama, stop lying” outside venues where His Holiness was speaking. They have distributed pamphlets containing the outrageous accusation that His Holiness is “the worst dictator of modern time.” It is hard to describe the deep hurt Tibetans feel in the face of such slander of their respected leader. It is particularly painful for us Tibetan Americans since we are acutely aware that His Holiness represents the only source of hope for millions of our compatriots inside Tibet. Their dignity and freedom are under constant threat under repressive communist Chinese rule.

On the one hand, given the preposterous and offensive nature of their allegations – “His Holiness being the worst dictator of our modern time” – it is tempting to dismiss these protestors as crazy people. On the other, the way they conducted their campaign makes us wonder if there is not more to their operation than meets the eye. Who, for example, is meeting the expenses for the transport, accommodation etc of this group, many of whom do not sound like Americans?

Ostensibly, the group describe themselves as members of the International Shugden Community. However, monastic names given by their spokespersons suggest that the majority belong to the New Kadampa Tradition (NKT) a sect headquartered in the United Kingdom that has voiced an animosity towards His Holiness the Dalai Lama in the past. In his capacity as the pre-eminent Tibetan Buddhist leader, His Holiness the Dalai Lama encourages his Tibetan Buddhist followers to engage with the Buddha’s teachings in a spirit of critical enquiry and understanding, rather than blind faith. In this context, he has spoken of the negative aspects of the worship of Shugden – a form of spirit worship – that has also historically been a source of sectarian disharmony, including violence, among Tibetan Buddhists.  And as the spiritual leader of Tibetan Buddhism His Holiness feels that it is his moral responsibility to explain to his followers what he understands to be in the best interest of the tradition.

The NKT sect has, for whatever reason, chosen to identify with the already highly divisive worship of Shugden and have for some time sought to slander His Holiness personally. They claim his advice violates their religious freedom. Since they do not consider themselves his followers, it is hard to understand how his advice has any bearing on their freedom to worship whatever they want. They further claim that Tibetans who worship Shugden have been banned from conducting such practice. This, again, is completely untrue, since Tibetan monastics who choose to worship the spirit Shugden continue to do so. They have been able to establish their own communities in the Tibetan settlements of Mundgod and Bylakuppe in Karnataka, known respectively as Shar Ganden and Pompora monasteries. They remain completely free to pursue their worship of the spirit Shugden and whatever else they choose.

We know for a fact that no Tibetans in the exile community have been deprived of their rights, whether these relate to education, health, jobs in the administration or their retirement plans, on account of their attachment to the worship of Shugden. We see no motive for these protests other than to cast insults on our spiritual leader His Holiness the Dalai Lama. We register our strong objections and urge whoever is orchestrating them, be they the leadership of the NKT or other forces, to cease this belligerent activity immediately.

Out of respect for the compassionate leadership of His Holiness the Dalai Lama, we have restrained the members of our community from confronting these provocative protestors on this occasion. To approach these issues more rationally, if members of NKT or their affiliates have any specific complaints against the Tibetan community and its leaders, we urge them to bring them to the attention of our representatives in the appropriate way rather than resorting to insulting one of the most acclaimed men of our time.


Tenzin Dorjee                                                                             Kunjo Tashi
President                                                                                        President
Tibetan Association of Southern California                           Tibetan Association of Northern California


February 27, 2014

 BÀI ĐỌC THÊM: 

Thursday, February 27, 2014

MẸ XẢ TÓC--TRỌN ĐỜI THƯƠNG MẸ ! - MOTHER LETTING GO OF HER HAIR -- LOVING HER FOREVER


Thơ Bạch Xuân Phẻ, Nhạc Nguyên Quang

No more clinging on... The beauty of letting go! Photo: NguyenQuang.

MẸ XẢ TÓC--TRỌN ĐỜI THƯƠNG MẸ !


Mẹ mãi sống cuộc đời như thị
Bao yêu thương tận tụy với khoan dung
Mẹ đẹp tựa tranh, thơ, ruộng, biển, muôn trùng
Cuộc đời Mẹ từ bi, tâm hoàn hảo

Nay xả tóc Mẹ xả luôn phiền não
Hạt Bồ Đề tỉnh giác niệm Nam mô
Nguyện Mẹ sống đời chúng con bớt khổ
Liễu vô thường, bến Mẹ lắm yêu thương

Ôi nhân gian mộng mị khôn lường
Con còn Mẹ dù xác thân gầy guộc
Con còn Mẹ, cõi ba ngàn thông thuộc
Xả tóc này, như xả cõi xa xăm!

For English of this poem, please click here






Saturday, February 22, 2014

NGƯỜI TRUYỀN LỬA

                          "Ngày  Hội" - Oil Color By Xuân Thi.

NGƯỜI TRUYỀN LỬA
        Thân tặng BBT Hương Xưa  

Hương Xưa
Người truyền lửa
đang truyền nhân ái
truyền niềm tin hy vọng yêu thương
truyền từ bi tha thứ khôn lường
truyền luôn cả hạt Bồ Đề, tỉnh thức.
Người truyền lửa
tấm lòng gió thoảng
cửu lý hương
bàng bạc
vô tranh

Monday, February 17, 2014

TỈNH - THƠ GIỮA ĐỜI

Thư pháp Võ Việt Tuấn
TỈNH
THƠ GIỮA ĐỜI

Thoạt cầm thi phẩm thứ 3 của Bạch Xuân Phẻ trên tay với nhan đề Tỉnh, người đọc bỗng tự hỏi rằng: “Đây là một trạng thái Tỉnh thức hay Tĩnh lặng?”
Sau khi đọc trên 100 bài thơ đủ thể loại trong bản thảo của tập thơ Tỉnh, người đọc sẽ thấy được sự hiện hữu của cả hai khái niệm Tỉnh táoTĩnh tâm trong tập thơ nầy.
Tập thơ mở đầu bằng một đoản văn viết về Mẹ và một bài thơ về Mẹ. Tiếp theo là một đoản văn viết về Cha và một bài thơ về Cha:
     Trà Sớm
Sáng tinh mơ
Sương mờ đang phủ
Ngoài kia tơ trời ủ rũ
Cùng Ba lặng lẽ
Thảnh thơi nâng nhẹ trách trà.

Tình cảm chân phương, nồng đượm như nguồn tình lãng đãng trong ca dao.
Khó hình dung được tác giả là một nhà giáo, chuyên nghiệp dạy môn khoa học cho nhà trường Mỹ; lớn lên và thành đạt trên đất Mỹ mà lại mang cảm xúc thi ca dạt dào và khuynh hướng sống thực, ngôn từ diễn cảm phong phú trong tiếng nói Việt Nam đến như thế.
  Mỗi bài thơ của Bạch Xuân Phẻ là một sự hòa quyện giữa nguồn tình sâu đậm về con người, quê hương, gia đình và tâm đạo.  Đối tượng thi ca trong Tỉnh không mơ hồ, bàng bạc mà thể hiện cụ thể và rõ ràng như khi anh viết về phụ mẫu, thầy tổ, thân nhân, bằng hữu…
Viết về quê hương Nhơn Lý, anh viết bằng cảm xúc và hoài niệm sâu lắng:

Trong ký ức từ khi bập bẹ
Quê hương tôi đẹp những trưa hè
Tiếng Mẹ già ầu ơ trong gió
Con lớn dần trong những vần thơ

Khi đứng trước một vườn thơ – dẫu là vườn đại chúng hay vườn nhà – thì nét đẹp của thơ vẫn có dáng vẻ và thế giới riêng của nó. Thơ của Bạch Xuân Phẻ mang dấu tích và lai lịch của chính anh vì thi sĩ là người sáng tác những vần thơ, chứ không phải là người “chế tác” thơ theo những khuôn mẩu nhất định nào cả.  Thơ có trước con người. Sự im lặng thâm viễn và miên trường ẩn dấu của vũ trụ là thơ không lời trước khi con người sinh ra.  Ánh sáng, bóng tối, núi xanh và mây trắng là ấn tượng thi ca trước khi con người có mặt.  Thi ca là sản phẩm hồn nhiên và tinh túy nhất của sinh vật địa cầu có tư tưởng.  Cho nên, thơ chẳng từ đâu tới hay về đâu cả.  Thơ là sự cảm nhận Tỉnh từ trong Tĩnh lặng, nên thể tánh của thơ là như như vắng lặng.  Bạch Xuân Phẻ đã có thiện duyên khi tìm được cảm xúc cho những dòng thơ trôi chảy từ suối khe tĩnh lặng của nhà Phật.
Ai có duyên với thơ thì nắm bắt và cảm nhận được thơ ngay trong lòng mình.  Kẻ không duyên với thơ thì thơ vắng bóng trong toàn vũ trụ.  Ngôn từ thi ca đích thật nhất là một loại mật ngữ cảm nhận chứ chẳng bao giờ hiện hữu để ca ngâm.
Với cái “duyên” cảm nhận về thơ như thế, người yêu thơ đi vào thế giới thơ của Bạch Xuân Phẻ bằng những bước chân rất Tỉnh, để từ đó tiếp cận với con người và tác phẩm của anh.  Có thể nói đời sống tâm linh và tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật là nguồn suối cảm xúc và tư duy đầy ắp trong thơ anh.
Trong vòng “hệ lụy hạnh phúc” là đà giữa cuộc đời thường, rõ ràng ảnh hưởng dòng tư tưởng Phật giáo sẽ đưa ý và tình trong thơ Bạch Xuân Phẻ đi sâu và xa hơn trong những vần thơ hôm nay và đang tới.
Cầm tập thơ “Tỉnh” trên tay, người đọc dẫu có khắt khe hay hỷ xả cũng sẽ hoan hỷ.  Đó là niềm vui tinh thần khi nhận ra món quà ngôn ngữ của một người bạn trẻ làm văn nghệ đang chăm chút cho cây hoa tiếng Việt vẫn còn hiện hữu và đang có khả năng vươn lên trong khu vườn bạt ngàn tiếng Mỹ và giữa trùng trùng ngôn ngữ thế giới.
 Với người có cơ duyên gần với triết lý nhà Phật, thơ là biểu tượng của những cơ duyên, có điều kiện tự phát khởi, níu kéo, hòa quyện, kết hợp nhau mà thành.  Không thời, không hạn; chẳng từ vô trước, chẳng tới vô sau.
        Và sứ mệnh cao viễn nhất của thơ cũng chỉ là 
“thơ thẩn” vì kẻ tạo ra thơ coi nghìn thế giới 
như hạt cát và hạt cát như nghìn thế giới; 
một sát na tâm có khi là vĩnh cửu:
               To see a world in a grain of sand,
               And a heaven in a wild flower,
               Hold infinity in the palm of your hand,
               And eternity in an hour.
                                    William Blake
               Thấy thế giới từ trong lòng hạt cát
               Và thiên cung trong một nụ hoa đồng 
               Nắm vô hạn trong lòng tay của bạn
               Và vĩnh hằng trong một thoáng hư không
        Đến với thế giới thơ của Bạch Xuân Phẻ 
bằng một tâm hồn thoáng rộng như thế mới 
thấy được Tỉnh trong MêTĩnh trong Động.
 
                                Trần Kiêm Đoàn

                    Sacramento, đầu Xuân Canh Dần 2010