Friday, November 2, 2018

Mr. BACH'S FIVE STUDYING AND LIVING PRINCIPLES - NĂM NGUYÊN TẮC SỐNG VÀ HỌC HÀNH

Mindful eating at GĐPT Kim Quang - Photo: BXK


 Mr. BACH'S FIVE STUDYING AND LIVING PRINCIPLES - NĂM NGUYÊN TẮC SỐNG VÀ HỌC HÀNH
or CODE OF CONDUCT

            Classroom policies, policies on attendance, tardiness, dress code, electronic devices and behavior are addressed in the student handbook. They will be implemented along with district policies.  Students cannot use electronic devices at any given time in the classroom. Exceptions will be allowed during class activities such as Kahoot, Google classroom, researching, and so on.


FIVE STUDYING AND LIVING PRINCIPLES

            Mr. Bach will also implement these Five Studying/Living Principles in our classroom. It is a mindful way of living and we will practice reflective and mindfulness, as it is the key to peace and harmony with oneself in the classroom, in the family and ultimately in the world.

1. Do no harm. (Non-harming) – Abstain from intentionally hurting or killing any animate life.  Do not harass or bully anyone or other beings physically, mentally or emotionally. For example, if you see spiders or other insects in the classroom please take them outside or let me know and I will do it. In Mr. Bach’s classroom remember this wise saying: think no evil; speak no evil; act no evil, text no evil, post no evil and comment no evil.

2. Have integrity. (Honesty) – Don’t take anything that does not belong to you without permission, including intellectual property. This means that you should avoid plagiarism, copying, or taking materials such as chemicals from the lab. Only take what is offered. Practice self-discipline and show self-esteem.

3. Respect yourself and others. (Respect) – Respect all others, including different living organisms, fellow classmates, other teachers, substitute teachers, and so on. Show courtesy and politeness. Being respectful starts with the Golden Rules. Be considerate of other people's feelings. Show manners, etiquette and sincere intention as it is a way to keep society in harmony. Respect the classroom space and property. Being respectful also means don't discriminate and being open-minded.

4. Communicate responsibly. (Communication) – Let’s put ourselves in each other’s shoes. Be mindful of your communication, including what you think, say and do. Please be responsive rather than reactive- think of a win-win situation. Please listen attentively; use deep listening skills and loving speech.

5. Show kindness and compassion. (Compassion)  Show empathy and sympathy. Be kind, warm-hearted and caring to yourself and others around you. However, before you can show kindness, love or compassion for others, you must first practice self-kindness, self-love and self-compassion for yourself and family. In order to make our surroundings more kind, loving and compassionate, we have to be an agent of change. Happiness, love, kindness, and compassion start from the within.



Mr. Phe Bach


NĂM NGUYÊN TẮC SỐNG VÀ HỌC HÀNH

            Chúng ta sẽ thực hiện năm Nguyên tắc Sống và Thực hành này trong lớp học. Đây là lối sống tỉnh giác và chúng ta sẽ thực hành quán chiếu và chánh niệm, vì nó là chìa khóa của hòa bình và sự hòa hợp với bản thân chúng ta trong lớp học, trong gia đình và nhất là trên thế giới.


Quy Tắc Ứng Xử
            Các nội quy trong lớp học, các chính sách của học đường như vắng học, trễ lớp, trang phục, thiết bị điện tử và hành vi v.v… được đề cập trong sổ tay học sinh. Tất cả sẽ được thực hiện cùng với các chính sách của học khu. Về các thiết bị điện tử, tại bất kỳ thời điểm nào, học sinh đều không được sử dụng chúng trong lớp học. Ngoại lệ sẽ được phép trong phạm vi hoạt động của các lớp như Kahoot, lớp Google, dành cho nghiên cứu, v.v... Ngoài ra, học sinh nên thực tập những điều sau đây:

1. Đừng làm hại. (Không gây hại) - Không được cố tình gây tổn thương hoặc giết chết bất kỳ sự sống nào. Không quấy rối hoặc bắt nạt bất cứ ai hay về mặt thể chất, tinh thần hay tình cảm. Ví dụ: nếu bạn nhìn thấy con nhện hoặc côn trùng khác trong lớp học, xin vui lòng đưa chúng ra ngoài hoặc cho thầy biết và thầy sẽ làm điều đó. Trong lớp học này, chúng ta nhớ và hành câu nói thâm thúy này:  Không nghĩ ác, không nói xấu, không hành động xấu xa, không chuyển tin ác, không đăng tải lời xấu ác và không bình luận xấu ác.

2. Hãy Chính trực. (Trung thực) - Không lấy bất cứ thứ gì không thuộc về mình nếu không được phép, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Điều này có nghĩa là các em nên tránh việc trích dẫn trái phép, sao chép, hoặc lấy các vật liệu như hóa chất từ phòng thí nghiệm. Chỉ lấy những gì được cung cấp. Hãy thực hành tự kỷ luật và thể hiện lòng tự trọng.

3. Tôn trọng bản thân mình và người khác. (Tôn trọng) - Tôn trọng tất cả những người khác, bao gồm những nhóm khác nhau như bạn cùng lớp, giáo viên ở trường, giáo viên dạy thế, v.v… Hãy thể hiện cung cách nhã nhặn và lịch sự. Bắt đầu sự tôn trọng với Quy tắc Vàng: Hãy tôn trọng cảm xúc của người khác. Hãy thể hiện hành vi tốt đẹp, đàng hoàng và đầy thiện ý, vì đó là một cách để giữ cho xã hội hòa hợp. Hãy tôn trọng không gian và tài sản của lớp học. Tôn trọng cũng có nghĩa là không phân biệt và hãy cởi mở.

4. Giao tiếp có trách nhiệm. (Truyền thông) - Hãy đặt mình vào hoàn cảnh và vị thế của nhau. Hãy chú ý đến cách giao tiếp của chính mình, bao gồm những gì mình suy nghĩ, nói năng và hành động. Hãy hồi đáp thay vì phản kháng – theo tinh thần cả hai đều có lợi. Hãy chăm chú lắng nghe; Hãy sử dụng khả năng lắng nghe sâu sắc và dùng ái ngữ.


5. Hiển thị tấm lòng tử tế và từ bi. (Từ bi) – Thể hiện sự đồng cảm và thông cảm. Hãy tử tế, thân tình và chu đáo với bản thân mình và với người. Tuy nhiên, trước khi bạn có thể bày tỏ lòng từ bi hoặc bác ái đối với người khác, trước hết bạn phải thực hành lòng từ bi và bác ái đối với bản thân và gia đình mình. Để làm cho môi trường xung quanh của chúng ta tử tế, thương yêu và từ mẫn hơn, chúng ta phải là một tác nhân của sự thay đổi. Hạnh phúc, tình yêu, lòng tốt, từ bi và tử tế bắt đầu từ bên trong của mỗi chúng ta.


Bạch X. Phẻ

Thursday, November 1, 2018

TIẾN SĨ BẠCH XUÂN PHẺ HƯỚNG DẪN CÁCH THỰC TẬP TỈNH THỨC TẠI HỌC KHU SAN JUAN – SACRAMENTO: Đoàn Hưng | SBTN

TIẾN SĨ BẠCH XUÂN PHẺ HƯỚNG DẪN 

CÁCH THỰC TẬP TỈNH THỨC TẠI HỌC KHU SAN JUAN – SACRAMENTO

Đoàn Hưng | SBTN


seminar sac 2
Vào chiều Thứ Tư 24/10, trong buổi huấn luyện nâng cao kỹ năng cho giáo viên thuộc học khu San Juan – Sacramento, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã hướng dẫn các tham dự viên những phương pháp thực tập sự tỉnh thức một cách đơn giản, dễ áp dụng cho cả giáo viên lẫn học sinh.
Đa số những giáo viên tham dự khóa huấn luyện nâng cao này đã được làm quen với khái niệm về sự tỉnh thức, ích lợi của nó đem lại cho các học sinh trong đời sống cũng như trong học tập, vốn đầy dẫy những lo âu, căng thẳng. Trong phần mở đầu khóa huấn luyện, một số giáo viên đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc áp dụng sự tỉnh thức trong lớp học của mình. Một số người cho biết chính họ cũng thực tập sự tỉnh thức cho cá nhân, và thấy vô cùng lợi lạc. Thí dụ như khi bị căng thẳng, họ tự động ra công viên, đi bộ chậm rãi, hít thở nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Một giáo viên dạy preschool cho biết các em rất ồn ào trước giờ học. Vị này đã cho các em ổn định để bắt đầu vào giờ học bằng cách tắt đèn, cho các em ngồi im, và tưởng tượng mình đang ở trong một khu rừng im lặng. Kết quả là các em trở lại sự im lặng để bắt đầu học rất nhanh. Một giáo viên trung học cho biết họ đã cho các em trong lớp học thực tập ngồi im lặng trong 7 phút, chỉ để thư giãn và theo dõi hơi thở, giúp các em tập trung hơn trong giờ học.
Theo tiến sĩ Phẻ, cốt lõi của sự tỉnh thức là trở về với sự nhận biết rõ ràng giây phút hiện tại. Và “cái neo” của sự nhận biết hiện tiền này chính là hơi thở, là biểu hiện của sự sống ngay trong giây phút hiện tại, là cầu nối giữa thân và tâm. Bắt đầu thực hành sự tỉnh thức dễ dàng nhất chính là thực tập theo dõi hơi thở. Đơn giản nhất là ngồi, nhận biết và đếm hơi thở. Ngồi với lưng thẳng, theo tư thế nào thật thoải mái để buông lỏng toàn thân. Sau đó bắt đầu chú tâm theo dõi hơi thở một cách tự nhiên. Khi hít vào, chỉ cần nhận biết là mình đang hít vào. Khi thở ra, nhận biết là mình đang thở ra. Sẽ có khi tâm trí của mình chạy mông lung theo những nỗi lo toan trong đời sống. Không sao cả! Khi nhận ra là mình mất tập trung, chỉ cần quay lại với hơi thở, không cần phải bực mình, lo lắng. Thực tập một thời gian, sẽ thấy tự nhiên khả năng tập trung vào hơi thở, tập trung vào giây phút hiện tại lâu hơn, và tâm mình trở nên an bình với hơi thở dễ dàng hơn. Để dễ nhớ cho việc thực tập thở trong tư thế ngồi (Sit), hãy nhớ 5 chữ S: Straight (ngồi thẳng lưng); Still (ngồi vững vàng); Smile (nở một nụ cười); Shut Eye (khép mắt); Soft Breath (thở nhẹ). 
Nếu ngồi lâu cảm thấy chán, có thể đổi thành tư thế đi, vừa đi vừa theo dõi hơi thở. Như kinh nghiệm của vị giáo viên đi bộ trong công viên là một phương pháp dễ thực hành. Chọn công viên, hay một con đường yên tĩnh ít xe cộ, hay vườn sau của nhà đều được. Chậm rãi khoan thai chú ý đến từng bước chân. Hãy để ý bước một bước đi rõ ràng qua ba giai đoạn: nhấc bàn chân- đưa bàn chân về phía trước- đặt gót bàn chân xuống trước rồi đến cả bàn chân, là hoàn thành một bước tới. Sau khi đã quen với bước chân, bắt đầu kết hợp nhịp nhàng với hơi thở. Một bước là hít vào. Một bước là thở ra. Bước và thở một cách tự nhiên theo nhịp thở của chính mình. Thực tập quen sẽ thấy sự tĩnh lặng đến với tâm thức ngay trong từng bước chân mỗi lúc một dài hơn.
seminar sac 1
Tiến sĩ Phẻ nhắc lại nhiều lần rằng thực tập tỉnh thức cũng giống như việc tập thể dục, hay đánh răng mỗi sáng, nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, dù với thời gian không cần dài. Thí dụ khi đi làm, trong giờ nghỉ trưa, có thể dành vài phút để ngồi, hoặc đi bộ để trở về với hơi thở. Cơ hội thức hành sự tỉnh thức là rất nhiều trong một ngày. Mỗi sáng thức dậy, nhiều người có thói quen chụp lấy chiếc điện thoại cầm tay để xem thông tin. Thay vì làm vậy, hãy bắt đầu một ngày mới với bằng cách theo dõi vài hơi thở, để đem tâm mình trở về với giây phút hiện tại. Cũng có thể thực tập mỗi khi nghe chuông điện thoại. Thói quen của chúng ta là mỗi khi nghe điện thoại reo đều vội vàng chụp lấy để trả lời. Hầu hết các cuộc gọi không có tính khẩn cấp như vậy. Hãy thử mỗi khi nghe chuông điện thoại, tập nhận diện hơi thở, và hít thở một hơi trong tỉnh thức trước khi trả lời. Cứ mỗi cơ hội thực tập như vậy đều khiến cho chúng ta làm quen hơn với sự sống trong giây phút hiện tại.

Khi đã quen với sự nhận biết hơi thở trong giây phút hiện tại, ta có thể áp dụng nó để làm chủ được mọi hành động, cảm xúc của chính ta. Nhà khoa học Áo Viktor Frankl chuyên ngành thần kinh học và tâm lý học là người đã sống sót từ các trại tập trung Do Thái. Ông có một câu nói rất hay về sự tỉnh thức trong giây phút hiện tại như là một giây phút giúp chúng ta làm chủ cuộc đời của mình: “Chính giữa tác nhân kích thích và hành động có một khoảng cách. Trong khoảng cách này hiện hữu một sự tự do và quyền lực của chính chung ta trong việc lựa chọn hành động của mình. Trong hành động lại hiện hữu sự trưởng thành và sự tự do của chính chúng ta”. Tiến sĩ Phẻ đã  giải thích khái niệm này thật dễ hiểu: cảm xúc chỉ là những người khách trong tâm trí của chúng ta. Nó xuất hiện rồi sẽ biến mất. Nó đến rồi đi như một người khách đến chơi nhà, chứ nó không hề là chủ nhân của ngôi nhà. Chính chúng ta mới là chủ nhân của “ngôi nhà tâm” của chính mình, và hoàn toàn có thể kiểm soát được mọi ngôn ngữ hành động. Thực hành sự tỉnh thức là chìa khóa để thực hành công việc “làm chủ” này. Tiến sĩ Phẻ cho những cụm chữ viết tắt từ những từ tiếng Anh dễ nhớ cho việc thực hành này. Thí dụ như PBS, đại diện cho những từ Pause = ngừng lại; Breath = thở; Smile: Cười. Mỗi khi có điều gì xảy ra từ bên ngoài làm cho ta trở nên nổi nóng, dự định có phản ứng (reaction) ngay lập tức. Ngay lúc này, hãy nhớ và thực tập sự tỉnh thức. Hãy ngừng mọi suy nghĩ và hành động trong lúc nóng giận lại. Thay vào đó, hãy hít thở vài ba hơi để cho tâm trí tĩnh lặng trở lại. Sau đó, hãy nở nụ cười, rồi bắt đầu suy nghĩ để có hành động đáp ứng thích hợp (response). Chỉ cần vài giây thực tập như vậy thôi, có khi cứu được cả một mối quan hệ thân tình lâu năm, hay cứu cả một mạng người! Tương tự như vậy, đối với giới trẻ, tiến sĩ Phẻ đề nghị họ thực tập BCOOL. B đại diện cho Breath; C đại diện cho Calm (bình tĩnh trở lại); O đại diện cho Observe (quan sát cảm xúc); O đại diện O.K (mọi chuyện sẽ ổn) và L đại diện cho LOVE (tình thương). Hoặc là thực tập với cụm chữ PEACE: P = Pause (ngừng lại); E = Exhale (thở); A = Accept (chấp nhận); C = Choose (lựa chọn hành động); E = engage (kiểm soát, đặt tâm trí vào). Có bao nhiêu người trong chúng ta đã từng ân hận vì đã hành động những điều đáng tiếc khi nóng giận trong quá khứ, mà hậu quả là không thể cứu vãn được? Hãy thực tập công việc đơn giản như trên, để thấy được sự mầu nhiệm khi làm chủ được thân tâm.

Rồi còn nhiều cách thực tập sự tỉnh thức hằng ngày lắm. Gặp kẹt xe khi lái xe trên đường đi làm về, thay vì nổi nóng, chạy xe vượt ẩu cho nhanh, ta hãy thong thả đi theo đoàn xe. Trở về với hơi thở cho tâm tĩnh lại. Nghe một bài nhạc mà ta ưa thích, có khi về đến nhà ta không có cơ hội để nghe vì bận việc nhà. Hãy tự nhủ rằng nếu chạy nhanh vượt ẩu, gây tai nạn thì có khi sẽ không bao giờ về đến nhà. Người Việt mình hay nói “thà chậm một giây còn hơn gây tai nạn”. Hay là thay vì uống một ly nước vội vàng để làm việc khác,  hãy thử dành trọn sự tỉnh thức của mình trong vài giây khi uống nước. Uống chậm rãi, sẽ nhận thấy rằng những ngụm nước của mình uống mới trong lành, tươi mát ra sao. Hãy tưởng tượng, có hàng trăm triệu người trên hành tinh này không có được những ngụm nước trong sạch như vậy để uống. Uống nước như vậy không chỉ làm dịu cơn khát, mà còn làm mát cả tâm hồn, nuôi dưỡng lòng từ bi bác ái.

Tiến sĩ Phẻ khuyến khích các giáo viên hãy thực tập sự tỉnh thức đều đặn, và chia sẻ với đồng nghiệp của mình. Chúng ta không thể cho ai điều gì mà mình không có. Tương tự như vậy, người giáo viên không thể hướng dẫn các em học sinh thực hành sự tỉnh thức, nếu  bản thân mình chưa có được sự an bình do sự tỉnh thức mang lại.

Mỗi giáo viên tham dự buổi huấn luyện được tặng một cuốn mang tựa đề “Happy Teachers Change The World”. Những người giáo viên có niềm vui, có sự hạnh phúc trong giảng dạy có thể thay đổi cả thế giới.  Thực tập sự tỉnh thức cũng có thể làm thay đổi cả thế giới…

Monday, October 29, 2018

POVERTY AND WEALTH - Giàu Nghèo



We can be poor but never be poor in love.
Live mindfully, in a way that we can share 
                              our time, energy, and love.
Be giving and generous of what you have, 
                             even if it’s just a little bit,
and whether it is a smile, loving speech, 
                             deep listening, understanding, or noble silence.


We can be poor but never be poor in love, integrity, and character.
There is no distinction between giving and receiving.


We can be poor but never be poor in love!
Keep your thoughts, speech, and actions 
                          pure with sincere intentions.
Cultivate your good deeds and avoid the bad ones.
Everything is interconnected;
We inter-are
just like we depend on our bodies and our breath.


We can be poor but never be poor in love!

Phe Bach


GIÀU NGHÈO


Ta còn nghèo nhưng không nghèo tình nghĩa
Sống xẻ chia thời lượng, chút tình
Hãy san sẻ những gì bạn có
Dù nụ cười hay lời nói trung trinh

Ta còn nghèo nhưng đừng nghèo phẩm chất
Sạch và thơm từ lời nói đến việc làm
Xin hãy cho vì khi cần thì nhận
Đời tương quan như hơi thở thân tâm

Ta còn nghèo xin đừng nghèo tình nghĩa!

Bạch X. Phẻ

Wednesday, October 24, 2018

NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN AN NHIÊN

Meditation in the sunset - Ngồi thiền với hoàng hôn. Photo: TienZombie

NHỮNG CON ĐƯỜNG
ĐƯA ĐẾN AN NHIÊN

01.
Tinh mơ bóng hạc lẻ loi
Sương mềm cánh mỏng trăng soi giữa đồng
Nắng vàng giữa cõi phù không


02.
Thu vàng hồ vắng mênh mông
Còn không dòng nước bến sông đợi chờ


03.
Gần nhau mà vẫn xa nhau
Mộng gì ảo ảnh ngàn sau lệ tràn
Ai ôm bao nỗi ngổn ngang


04.
Lá xanh rơi vội về đâu
Con chim đang hót giọt sầu nhân gian
Lệ tuôn ghềnh thác hai hàng





05.
Nhìn hồ sâu tĩnh lặng
Bóng trăng gầy thanh tao
Ôm trăng mà chẳng đặng
Mộng nào càng hư hao


06.
Lòng đêm sâu và kín
Bóng vô thường đang loang
Đêm dài bao nhiêu mói
Nợ tình còn sắt son


07.
Ôm cái bóng vô thường
Hờn để biết còn thương
Nước, mây, sóng hay gió
Yêu chi đến đoạn trường


08.
Hướng dương lay nhẹ ru tình
Nhân duyên mầu nhiệm bóng hình nhân gian
Gió lay hương toả nhẹ lan


09.
Thân này tinh thể chẻ đôi
Trần gian mộng mị nước trôi theo dòng
Giác chơn bản thể mênh mông


10.
Mưa tuôn nước đọng khắp lối đi
Hồng tím trong ta tuổi dậy thì
Bụi trần còn vướng thêm sầu mộng
Thành cát ngai vàng cũng thịnh suy


11.
Áo cũ thơm mùi sữa
Ngập tràn mối tình xưa
Thương nhau cho lắm sao vừa
Em ơi, xin lỗi --
Dạ thưa mộng dài…
Ta còn có những ngày mai !


12.
Bàn tay lạnh
Thân nóng rang
Chạm nhau sinh tử
Muôn ngàn hợp tan.


13.
Nắng lên trên cõi mênh mông
Tiếng như thác đỗ sông dài ngân xa
Bạch hạc nhẹ cánh bay qua


14.
Thiên nhiên là khúc ái ân
Tĩnh tâm lặng chiếu trong ngần tình ta


15.
Lá vàng phủ kín Thu sa
Vạt sương óng ả quanh ta phút này
Ở đây
hiện tại
lành thay

16. Thu ngàn vàng lá nắng loang
Hạt sương lóng lánh vỡ toang vô thường


17.
Gần Thầy, gần Phật tĩnh tâm
Trần gian thường định trúc lâm thanh bình.
Giác nghiêm trăng sáng lung linh.

Tâm Thường Định