Tuesday, July 11, 2023

Cõi Em Áo Lam - A Realm of Áo Lam

 

Cõi Em Áo Lam


Áo chồng em vá đêm qua

Áo con khâu sửa thiết tha đời mình

Yêu thương em lại lặng thinh

Tiếng cười Oanh Vũ nặng tình sắc son


Em ơi, yêu đến mỏi mòn

Yêu đời thương đạo vẫn còn yêu thêm

Yêu nhau vạt nắng bên thềm

Lung linh huyền thoại êm đềm cõi Lam!


Bạch X. Phẻ


A Realm of Áo Lam

You've carefully patched my shirts
and sewn our sons' shirts as if you were sewing our lives together.
While your love is quiet and unassuming,
Oanh Vu's laughter is bursting with affection.

My sweetheart, for all of eternity, I will love you.
Our appreciation for life, for our culture are further enhanced,
and for each other to love more as time goes by
The realm of Ao Lam is known for its compassion and noble cause.


Poetry @PheBach

Saturday, July 8, 2023

Đào Tạo Huấn Luyện Viên | Phú Lâu Na | Đề tài 13: Những Ðiều Cơ Bản Xây Dựng Tổ Chức GÐPT Việt Nam

img_0435

(Tài liệu nghiên cứu tu học đào tạo Huấn luyện viên Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.
Khối Nghiên Cứu Huấn Luyện GÐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ sưu lục)

DẪN NHẬP:

Cách đây hơn 80 năm, Phật giáo Việt nam đang chìm đắm trong không khí mơ hồ lẩn lộn giữa chánh tín và mê tín, việc thờ cúng hành đạo bị pha tạp, quần chúng tín đồ không am tường giáo lý. Ðứng trước nguy cơ đó cùng với công cuộc vận động phục hưng Phật giáo do Ngài Thái Hư Ðại Sư đề xướng tại Trung Hoa. Các bậc tăng sĩ, cư sĩ nhiệt tâm với tiền đồ đạo pháp đã tìm mọi cách khôi phục lại tín ngưỡng của dân tộc, để duy trì truyền bá chánh pháp, gìn giữ đạo lý luân thường, phong tục tập quán, văn minh cổ truyền của đất nước đã chịu ảnh hưởng Phật giáo bao đời nay.

Một số cao Tăng tại miền Trung và bác Lê Ðình Thám khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo tạo một sức sống mới cho Phật giáo Việt nam theo tinh thầnh chánh tín.

Kết quả của nửa thế kỷ hoạt động chông gai trước muôn ngàn áp lực trong sự khủng bố chèn ép nặng nề, các cơ sở Phật giáo đã lan tràn đến hạ tầng thôn xóm, giáo lý nhà Phật không còn phổ biến quanh quẩn trong các tu việc mà đã quảng bá sâu rộng vào tầng lớp dân chúng, phạm vi giáo dục Phật giáo không còn đóng khung ở bậc lão thành mà đi sâu vào tầng lớp thanh thiếu niên.

Năm 1938, trong kỳ họp Ðại hội đồng của Tổng Trị Sự Hội An Nam Phật Học, Bác Tâm Minh Lê Ðình Thám đã dỏng dạc tuyên bố: “Không có thành tựu nào miên trường mà không nhắm đến hàng ngũ Thanh Thiếu niên, họ là những người tiếp nối sự nghiệp của chúng ta trong mai hậu”. Lời tuyên bố hùng hồn ấy còn vang vọng cho tới ngày nay.

Năm 1940 do sáng kiến của Bác Tâm Minh Lê Ðình Thám, đoàn Phật học Ðức dục ra đời với mục đích đào tạo những Thanh niên ưu tú để nghiên cứu và thực hành giáo lý nhà Phật. Dần dần những tổ chức sau đây lần lượt ra đời: Thanh niên Phật tử – Hướng đạo Phật tử – Ðồng ấu Phật tử – Gia đình Phật Hóa phổ được thành lập khắp ba miền Nam – Trung – Bắc.

Tiếp nối tâm nguyện của bác Tâm Minh – Vị sáng lập Gia đình Phật tử Việt nam – “Chánh pháp cần phải truyền, chúng sanh cần phải độ”, hàng hàng lớp lớp Huynh trưởng đã phát nguyện nhận lãnh trách nhiệm truyền trao chánh pháp cho các thế hệ trẻ mà dấn thân.

Với đoạn đường lịch sử hơn nửa thế kỷ dù trải qua bao nhiêu biến chuyển của thời cuộc, qua bao nhiêu sóng gió dập dồn của đạo pháp trước những thế lực vô minh, Gia đình Phật tử vẫn giữ được tinh thần duy nhất, vẫn giữ được sự tinh khiết của màu cờ sắc áo.

Phong trào Gia đình Phật tử phát triển nhanh chóng từ thành thị đến thôn quê, từ núi rừng đến duyên hải (và nay đã lan rộng khắp bốn bể năm châu), trở thành một tổ chức giáo dục Thanh thiếu niên có quy mô, có lý tưởng, có phương pháp riêng biệt.

1. Bản chất của Gia đình Phật tử:

Về tổng thể của tổ chức, dựa vào lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa để tìm những hình ảnh, những thí dụ biểu lộ được Tánh, Tướng, Dụng của Gia đình Phật tử.

Tánh là tự tánh thanh tịnh, là tính chất bất biến, là Phật tánh, là chân tâm, là Phật tri kiến, là pháp môn bất nhị… tùy theo mỗi bộ kinh mà mang những từ ngữ khác nhau, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm mà ai cũng có.

Gia đình Phật tử là cái Dụng xuất ly từ tự tánh thanh tịnh – Dụng của Gia đình Phật tử là đưa các em trở về với tự tánh thanh tịnh ấy.

Tùy nơi cái Dụng mà ta có cái tướng là hình thức bên ngoài ta có thể thấy được, chiếm một vị trí trong không gian. Chiếc áo Lam chính là cái Tướng của Gia đình Phật tử, đó là giới tướng. Khi khoác chiếc áo lam người đoàn viên Gia đình Phật tử phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, cử chỉ. Như vậy chiếc áo lam biến thành giới, thành kỷ luật để phòng việc phi pháp, đình chỉ những việc ác trái với đạo đức.

Thấy như thế để có quan niệm chính xác về sự có mặt của Gia đình Phật tử Việt nam, chúng ta phải tâm niệm rằng: Tướng – và Dụng phải ly xuất từ tự tánh Thanh tịnh. Nói cách khác: tùy duyên là ở nơi cái bất biến trường tồn mới đúng pháp.

2. Về tinh thần Gia đình Phật tử:

Thể hiện tinh thần “”tứ chúng đồng tu” Gia đình Phật tử là một trong hai Chúng tại gia tôn kính hai Chúng xuất gia. Ðoàn viên Gia đình Phật tử trở về nuơng tựa Tam bảo là 3 điều quý báu bậc nhất.

Gia đình Phật tử dung nhiếp mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội: Từ một em bé 7 tuổi, đến ông già 70, 80 tuổi, từ anh thanh niên trí thức, em học sinh sinh viên đứng cạnh người công nhân, người nông dân chân lấm tay bùn.

Ðiều đặc biệt là mọi thành phần, mọi giai cấp dưới lá cờ Sen trắng và khi đã khoác vào mình chiếc áo lam rồi thì trọn vẹn sống trong tinh thần bình đẳng của chư Phật: “Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong dòng máu cùng đỏ”.

3. Về tổ chức:

Gia đình Phật tử là một chi phần của 2 Chúng tại gia Ưu Bà Tắc, Ưu Bà di.

Xin trích dẫn lời phát biểu của chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc đại diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương trong lễ Hiệp Kỵ GÐPT Gia Ðịnh năm 1980 để khẳng định vị trí của GÐPT Việt Nam: ” … Dân tộc còn thì đạo pháp còn, đạo pháp còn thì Gia đình Phật tử còn, vì Gia đình Phật tử là một tổ chức sinh ra trong lòng đạo pháp và dân tộc, lớn lên do sự nuôi dưỡng của đạo pháp và dân tộc, với mục đích là phụng sự cho đạo pháp, cho dân tộc, không vì địa vị vật chất trong xã hội, lại không phải là sản phẩm của ngoại lai du nhập. Ðoàn sinh và Huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt nam được đào tạo trong nhiều thế hệ, phát nguyện trước Tam Bảo vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, hoằng dương chánh pháp mà dấn thân, vì lý tưởng cao cả mà hy sinh. Do vậy chúng sanh còn, đạo Phật còn, Phật giáo Việt nam còn thì Gia đình Phật tử Việt nam còn tồn tại hợp pháp…”

Gia đình Phật tử có một hệ thống tổ chức ngành dọc từ Trung Ương đến địa phương Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện. Ðơn vị hạ tầng là Gia đình Phật tử. Ðây là một gia đình tin Phật kiểu mẫu vì mọi thành viên đều đã quy y. Cơ quan lãnh đạo tối cao của Gia đình Phật tử Việt nam là Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Cơ quan này đặt dưới sự chỉ đạo của Giáo hội, sinh hoạt hợp pháp trong cơ chế pháp nhân của Giáo hội Phật giáo.

4. Huy hiệu – Cấp hiệu:

Huy hiệu Hoa Sen: Là biểu tượng cuả tuổi trẻ vươn lên Tuệ giác Phật Ðà.

Trong kinh Pháp Hoa, hoa sen được dùng làm ảnh dụ để chỉ tính chất đặc biệt cao quý của Tuệ giác Phật đà. Với 3 đặc tính: Sống trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn – biến bùn thành bông hoa thơm đẹp – hoa và gương sen có cùng một lúc. 3 tính chất này dụ cho 3 tính chất của Tuệ giác Phật Ðà: Vô nhiễm (vì ở giữa đời ô trược mà không bị vấy bẩn bởi phiền não cuộc đời) – Siêu việt (vì có năng lực biến phiền não thành an vui, ta bà thành tịnh độ) – Bình đẳng (vì chúng sanh và Phật đều có Phật tính như nhau). Tuệ giác Phật Ðà là tuệ giác siêu việt có khả năng chuyển hóa tâm xấu xa của chúng sanh thành tâm trong sáng của chư Phật, có khả năng biến đổi cảnh giới nhơ nhớp đầy đau khổ của chúng sanh thành cảnh giới an vui đẹp đẽ của chư Phật. Ví như bông sen đã biến bùn dơ thành đóa hoa tinh khiết, làm chốn ao lầy hiện thành một cảnh trí hương sắc. Lý tưởng tối thượng của người Phật tử là thể nhập tuệ giác. Nơi trái tim mỗi đoàn viên Gia đình Phật tử có một đóa sen trắng. Trái tim tượng trưng cho sự sống, cho nên huy hiệu hoa sen nằm trên quả tim là sức sống của mình. Trái tim là bầu nhiệt huyết, phải có lòng nhiệt huyết thúc đẩy chúng ta tiến tới con đường giải thoát giác ngộ.

Hãy luôn nhớ mình là đóa sen trắng để khi phải bươn chải giữa chợ đời ngũ dục, người Phật tử không đánh mất niềm tin sắt son của mình nơi chánh pháp. Có như vậy đóa sen lòng kia mới vươn lên tỏa ngát hương thơm trên mặt nước.

Cấp hiệu: Lá và hột Bồ Ðề ý nghĩa gieo rắc giống Bồ đề, giống giác ngộ. Lá Bồ đề có hạt là nhân duyên thù thắng với Phật pháp, không quên cội nguồn và bản lai diện mục của chính mình.

Châm ngôn: Châm ngôn Gia đình Phật tử là Bi – Trí – Dũng. Ðến với Gia đình Phật tử là bước lên con đường giải thoát, thì trước tiên phải có lòng thương chân chính (Bi), phải hiểu biết lẻ phải (Trí) và phải uốn mình theo lẻ phải ấy (Dũng). Nếu không có từ bi thì dễ sa vào đường ác, không có trí tuệ thì không thể giác ngộ, mọi hoạt động trở thành manh động, phản chân lý, không có dũng lực thì dễ thành hèn nhát, thiếu nghị lực và không đủ sức mạnh tinh thần để đưa đạo vào đời.

Khẩu hiệu: Là hiệu lệnh tung hô để biểu dương ý chí. Khẩu hiệu Gia đình Phật tử là Tinh Tấn. Tấn là tiến tới. Người Phật tử luôn luôn hướng đời mình đến chỗ tinh thuần. Tinh tấn là tiến tới sự cao đẹp.

Tinh tấn theo kinh Duy Ma Cật đây là hạnh Tinh tấn của Bồ Tát. Người Huynh trưởng mọi cấp cần phải tinh chuyên học hỏi giáo lý và phát tâm lập nguyện hành trì.

Nội quy: Là một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu niên suốt nửa thế kỷ qua, Gia đình Phật tử đã đáp ứng nhu cầu lý tưởng và hành động cho một số đông đảo đoàn viên đang sinh hoạt từ thành thị đến nông thôn. Ðược như thế là nhờ ở một đường lối chính đáng, một hệ thống tổ chức có cương lĩnh, một cơ quan lãnh đạo sáng suốt. Từng ấy nguyên lý hành động được đúc kết vào bản Nội Quy, đây là một công trình cân não và xương máu của toàn thể Ðoàn viên Gia đình Phật tử Việt nam.

Vận mệnh và uy tín của một đoàn thể quan yếu ở tổ chức và hành động. Nội quy đề ra một quy mô tổ chức nhất quán từ Trung Ương cho đến đơn vị gia đình, dựa trên những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ, Nội quy quy định những nguyên tắc phân quyền rất khúc chiếc và bình đẳng. Những nguyên tắc ấy bảo đảm cho đường lối chỉ đạo chặt chẽ phân minh và thắt chặt tình tương thân của toàn thể đoàn viên. Huynh trưởng xem Nội quy như kim chỉ nam và bảo vệ Nội quy như bảo vệ chính thân mạng mình.

Quy chế Huynh trưởng: Trong một đoàn thể cán bộ điều khiển đóng một vai trò chủ yếu, ảnh hưởng đến sự thịnh suy của tổ chức. Ðể duy trì và phát huy tổ chức Gia đình Phật tử Việt nam, người Huynh trưởng cần phải được huấn luyện, phải ép mình sống trong kỷ cương. Do đó quy chế Huynh trưởng được thiết lập để thăng tiến tổ chức, để san định bổn phận, trách nhiệm và quyền hạn Huynh trưởng, để thống nhất tư tưởng, ý chí, hành động và để liên kết Huynh trưởng lại thành một khối. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, dù gặp bao nhiêu gian khổ, dù bị áp lực nặng nề, Huynh trưởng Gia đình Phật tử đã cương quyết giữ vững lập trường, tôn chỉ và mục đích.

Giữ vững được tinh thần đó là công phu huân tập tập tiềm tàng của nhiều năm tháng trong mọi lãnh vực sinh hoạt từ đoàn sinh đến Huynh trưởng mà Nội quy và quy chế Huynh trưởng là thành tích của sự tiến triển ấy.

Với niềm tin tuyệt đối vào tổ chức, với lòng trung kiên được un đúc suốt 50 năm qua, chúng ta nguyện phát huy tinh thần Gia đình Phật tử, gìn giữ bảo vệ Nội quy và Quy chế Huynh trưởng trong giai đoạn lịch sử mới của dân tộc.

Quan hệ: Trong Gia đình Phật tử quan hệ đồng hàng. Tất cả đều là Anh Chị Em nên dù bao nhiêu tuổi cũng chỉ gọi là Anh, Chị – Cơ sở giáo dục là hướng dẫn thúc đẩy nhau thăng tiến đồng bộ. Quan hệ này khác với quan hệ thầy trò trong giáo dục thế tục lẫn thiền môn.

Một đơn vị phân ngành theo giới tính nam nữ – Phân Ðoàn theo hạng tuổi gồm có Oanh Vũ – Thiếu và Thanh.

Ngành Oanh tuổi từ 8 đến 12. Ðoàn gồm 4 đàn mỗi đàn có 6 em là lục thức và đứng đầu là ý thức (đầu đàn).

Ngành Thiếu tuổi từ 13 đến 17 và Thanh từ 18 trở lên. Ðoàn gồm có 4 Ðội (Chúng). Mỗi Ðội (Chúng) có 8 em chỉ cho bát thức.

Ðoàn nào cũng có 4 đàn hay 4 Ðội (Chúng) là đặt nền tảng trên cơ sở Tứ Chánh Cần mà ở đó đạo lý Nhân Quả – Luân Hồi – Duyên sanh là cơ sở tự độ và độ tha mà Ðoàn sinh và Huynh trưởng luôn luôn ghi nhớ.

Ðứng trên phương diện thế gian phải phân ngành để có các phương pháp giáo dục cho phù hợp với tuổi tác, khả năng và thể chất. Nhưng trên phương diện giác ngộ chân lý thì nam nữ, trẻ già đều bình đẳng trước đức Phật. Có thể dùng hình ảnh 3 loại hoa sen: Loại còn dưới mặt nước – loại đã ngoi lên khỏi mặt nước – loại đã vươn thẳng đứng trên mặt nước dụ cho 3 ngành theo 3 lứa tuổi nói lên khả năng tròn đầy của Phật tánh trong mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt căn cơ, nhưng có khác chăng là sự phát triển tới đâu mà thôi.

Ðiều hành: Chân giá trị của một người lãnh đạo không phải ở chức vụ hay quyền hạn nào. Chính là ở ý hướng của cá nhân và thành quả của đoàn thể. “Tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách” là phương châm thực hiện tinh thần bình đẳng của Gia đình Phật tử. Phương châm này đặt trên nền tảng yết ma chỉ nam và lục hòa cộng trụ.

Học tập: Phương pháp học tập trong Gia đình Phật tử đều dựa trên tinh thần Văn – Tư – Tu. Văn là nghe, Tư là suy gẫm, tư duy, quán chiếu những điều đã được nghe, Tu là thực hành, áp dụng vào đời sống hàng ngày. Bất cứ bài giảng nào cũng có đầy đủ quá trình Văn – Tư – Tu hoặc ẩn hoặc thấy được rõ ràng.

Vấn đề tu học của Gia đình Phật Tử: Lúc khởi đầu rất đơn giản rồi từng năm tháng, qua từng Ðại hội tu chỉnh để trở thành chương trình tu học của ngày hôm nay. Ðó là kết tinh trí tuệ của tập thể áo lam suốt trên lộ trình 50 năm qua. Chương trình tu học đó được xây dựng trên căn bản là Ngũ Minh Pháp. Ðó là chương trình đức Phật dạy cho người thực hành Bồ Tát hạnh, là người đem tinh thần Bồ tát để cứu người, giúp đời.

Các bậc đàn anh những người đi trước đã từng bước xây dựng chương trình tu học trên căn bản lời Phật dạy: trở về với tự tánh thanh tịnh đi trên quảng đường quá dài nên Phật tạo ra những hóa thành để vào nghỉ mệt rồi đi đến hóa thành kế tiếp: Thanh văn, Duyên giác – Bồ tát… Ðều là hóa thành. Ðối với Gia đình Phật tử các bậc học: Hướng – Sơ – Trung – Chánh; Mở mắt – Cánh mềm – Chân cứng – Tung bay; Hòa – Trực, Huynh trưởng thì Kiên – Trì – Ðịnh – Lực cũng đều là những hóa thành để cuối cùng đến Bảo sở. Mục đích tối hậu là trở về với tự tánh thanh tịnh, thể nhập Tuệ giác Phật đà.

Phương pháp giáo dục: Chủ yếu trong Gia đình Phật tử là phương pháp huân tập: Chủng tử sinh hiện hành, hiện hành huân chủng tử, chủng tử sinh ra chủng tử. Người Huynh trưởng làm sao khơi dậy những chủng tử nằm ẩn trong A Lại Da Thức của các em cho nó hiện hành ra. Nếu là chủng tử thiện thì tăng trưởng nó lên, nếu là chủng tử ác thì lấy chủng tử thiện thay thế. Công việc giáo dục của người Huynh trưởng là làm thế nào hướng dẫn cho chủng tử thiện phát triển ra hiện hành để triệt tiêu dần những chủng tử bất thiện ở trong các em đoàn sinh.

Tu trì: Ðặt trên cơ sở Giới – Ðịnh – Tuệ.

  • Giới: Giữ gìn sự hòa hợp và đoàn kết trong một tập thể, sức mạnh gắn bó lại thành một khối thống nhất thật sự không phải là quyền lực thế tục do danh lợi mà chính là Chánh giới, giúp Huynh trưởng sống chung với nhau, hỗ trợ, khuyến hóa nhau trên đường tu học.
  • Ðịnh: Do tác dụng phòng hộ giới, tâm dần dần được an tịnh, thân tâm trở nên nhẹ nhàng thoải mái, được an trú trong trạng thái an lạc, tự chủ, ý chí kiên cường không vì trở ngại chướng duyên mà thối chuyển.
  • Tuệ: Chánh niệm tĩnh giác có được từ Giới và Ðịnh là nhiên liệu thắp sáng ngọn đèn Tuệ Giác để diệt trừ bóng tối vô minh.

Giới Ðịnh Tuệ là cơ sở hành trì và tu tập của người Huynh trưởng.

Huấn luyện và đào tạo: Gia đình Phật tử là một tổ chức giáo dục thế hệ trẻ theo một mục đích, một lý tưởng thì việc Huấn luyện Huynh trưởng là việc phải đặt lên hàng đầu.

Huynh trưởng Gia đình Phật tử giáo dục Ðoàn sinh bằng cả 3 phương diện: Thân – Khẩu – Ý giáo. Cá nhân và tư cách lãnh đạo phải là một, thấm biến vào đời sống. Huynh trưởng phải là một tấm gương sáng, phải “dĩ thân tác chúng” mỗi cử chỉ, mỗi hành động phải là những phương tiện giáo dục không lời. Trong đó Thân giáo là yếu tố chính có sức thuyết phục cao nhất đối với Ðoàn sinh của chúng ta.

Vấn đề huấn luyện là vấn đề quant rọng vào bậc nhất của sinh hoạt Huynh trưởng. Huấn luyện có nhiều mặt:
Tự huấn: bằng cách học hỏi sách vở, tài liệu và học hỏi các bậc đàn anh, với bạn bè….

Tự luyện: bằng chính kinh nghiệm hàng ngày của mình, bằng chính sáng kiến của mình.

Mục đích chính của một trại huấn luyện là:

  • Thống nhất phương pháp điều khiển
  • Thống nhất hình thức tổ chức và quản trị hành chánh
  • Gây ý thức trách nhiệm và tinh thần trung kiên với tổ chức
  • Kiểm soát khả năng Huynh trưởng.

Những điều này chỉ có ở các trại huấn luyện mà thôi. Ðời sống tập thể, tinh thần chịu đựng, sự tuân hành kỷ luật của trại cộng thêm sự giao cảm giữa trại sinh, những cảm xúc trong các lễ lược ở trại là những món ăn tinh thần vô cùng quý báu để gắn liền đời sống huynh trưởng với Gia đình Phật tử.

Mỗi trại huấn luyện có một lề lối tổ chức riêng, có một tinh thần riêng mà nếu Huynh trưởng không dự trại cấp dưới sẽ không thông suốt được toàn bộ hệ thống huấn luyện. Từ trại Lộc Uyển đến trại Vạn Hạnh có một sự liên tục, một đường dây xuyên suốt không thể đứt đoạn. Trại sinh phải trải qua các giai đoạn trại cấp dưới, phải nếm các mùi vị của các trại dưới mới thấy được sự thăng tiến, mà nếu đốt giai đoạn, trại sinh sẽ thấy lạc lõng bơ vơ hay tinh thần lệch lạc ngay.

Người Huynh Trưởng Gia đình Phật tử cần được huấn luyện và đào tạo một cách đồng bộ và nhất quán từ thấp lên cao để gánh vác sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, thăng tiến tổ chức.

KẾT LUẬN:

Những điều cơ bản để xây dựng tổ chức Gia đình Phật tử, người Huynh trưởng cần phải nắm vững để hoàn thành sự nghiệp giáo dục của một đời sống có ý nghĩa.

Sự nghiệp này đòi hỏi chúng ta phải:

Thâu thập một nền tảng lý thuyết vững chắc tức là tự huấn luyện mình về Trí: Nghiên cứu giáo lý, kinh điển, tìm hiểu và trau dồi về chuyên môn.

Sống đúng theo lý tưởng, phải thể hiện lý tưởng vào hành động. Mỗi Huynh trưởng phải là một nhà hoằng pháp. Ðiều kiện tất yếu của một nhà hoằng pháp theo kinh Pháp Hoa dạy: Vào nhà Như Lai, mặc ái Như Lai, ngồi toà Như Lai. Hiểu rõ như thế để rèn luyện phong cách của mình, phong cách mà một Huynh trưởng cần phải có.

Nhận chân đúng đắn trách nhiệm của mình, trách nhiệm giáo dục Ðoàn sinh tức là đào tạo một thế hệ tương lai. Ðứng trước các em, nhìn thẳng vào các em, hiểu rõ các em. Một nguồn động lực nổi dậy trong ta: lòng thương các em. Lòng thương ấy là lòng thương của người trưởng giả trước cảnh nhà cháy (tam giới bất an, do như hỏa trạch). Lòng thương ấy không phải là lòng thương thường tình mà phải là Ðại Bi Tâm. Phải có lòng Ðại Bi, sự phục vụ của chúng ta mới không bị giao động, sự quyết tâm của ta không bị lung lay trước bất cứ trở lực nào. Ðại Bi Tâm là điều kiện đầu tiên cũng là điều kiện tất yếu để phát khởi công đức và hạnh nguyện.

Ðể kết thúc đề tài, xin được ghi lại lời phát biểu của Anh trại trưởng Trại Vạn Hạnh: “Bằng cửa ngỏ đại Bi, chúng ta đến với Gia đình Phật tử, bằng Trí tuệ Bát nhã chúng ta xây dựng và phát triển Gia đình Phật tử Việt Nam, với tinh thần vô úy dũng mãnh chúng ta giữ gìn Gia đình Phật tử Việt Nam”.

Ðại Bi – Ðại Trí – Ðại Dũng phải thấm biến vào trong từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động. Ðó là mục đích Huynh trưởng người hướng đến để hoàn thiện nhân cách và hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình trên 2 phương diện tự lợi và lợi tha.

Thực hiện một đời sống có ý nghĩa ấy thì dù thời gian, vạn vật có biến chuyển, thế cuộc có đổi thay ta vẫn mỉm cười vì được tắm gội trong ánh hào quang của chư Phật. 

Nguồn: https://sentrangusa.com/category/tu-hoc-huan-luyen/trai-phu-lau-na/

BHDTƯGĐPTVN | Trại Đào Tạo Huấn Luyện Viên | Phú Lâu Na | Đề tài 3: Con Người “Huấn Luyện Viên”


Ảnh minh họa | Nhuận Pháp

MỞ ĐẦU:

Khái quát về Huấn luyện của Gia Đình Phật tử

Lịch sử tổ chức còn ghi rõ, GĐPT có mặt và hoạt động trên mảnh đất quê hương này cho đến nay đã trải qua hơn nửa thế kỷ.

Trong dòng dài tồn tại của mình, GĐPT đã có những thời kỳ thịnh suy của nó, tựu trung lúc thịnh cũng như lúc suy bao giờ GĐPT cũng là GĐPT. Dù trải qua bao cuộc thăng trầm cho đến nay GĐPT vẫn mang đậm nét nguyên sơ mà không lạc hậu,không rộn ràng khoa trương mà đầy đủ văn minh văn hóa đặt biệt và xứng đáng là thế hệ kế thừa không chỉ duy trì mà còn phát huy những tinh ba của tổ chức, sẵn sàng và tích cực phản tỉnh để thấy rõ những cái được cũng như cái mất mà bất cứ một tổ chức xã hội nào cũng không tránh khỏi

Đã là một tổ chức, cũng như mọi tổ chức xã hội khác, GĐPT chúng ta thường được đánh giá là một trong những tổ chức giáo dục thanh niên Phật giáo không những có bề dày đóng góp công tích của mình trong sự nghiệp hoằng hóa lợi sanh của Phật giáo góp phần xây dựng một xã hội an bình, tiến bộ hạnh phúc, giữ gìn giềng mối đạo đức cho nhiều thế hệ trẻ.

GĐPT có được và còn được như ngày nay là nhờ vào nhiều yếu tố trong đó công tác đào tạo và huấn luyện là một. Từ năm 1975 trở về trước, bao giờ và ở đâu công tác đào tạo huấn luyện tùy theo từng cấp, từng địa phương, nơi nào, cấp nào cũng xem trọng mà còn xem lãnh vực huấn luyện là then chốt và thường xuyên để đào tạo các thế hệ Huynh trưởng có lý thuyết lý luận vững vàng, có đầy đủ kinh nghiệm và những kiến thức cần thiết để nắm vững giềng mối ở cơ sở và không ngừng được nâng cao để thích ứng với mọi chuyển dịch trong cuộc đời sinh hoạt của một Huynh trưởng bên cạnh cuộc sống riêng tư, đời thường của mỗi người. Chính vì hai cuộc sống trong một con người nên công tác đào tạo huấn luyện vốn đã quan trọng lại càng quan trọng hơn; vốn đã thường xuyên lại càng thường xuyên hơn, thế mà ở đâu cũng đều xảy ra hiện tượng hụt hẫng không thể bù đắp kịp thời.

Trong dòng dài tồn tại của GĐPT đã un đúc nên những truyền thống hết sức tốt đẹp mà bất cứ một Huynh trưởng nào đã xác định lý tưởng, lấy lý tưởng của GĐPT làm lý tưởng phụng sự của mình đều thấy rõ và tất cả đều được tắm gội những truyền thống tốt đẹp ấy và bất cứ ai ai cũng đều trân trọng. Những truyền thống tốt đẹp đã trở thành linh hồn của tổ chức, phi vật chất nhưng lại cụ thể, vỗ về, an ủi giúp cho mỗi chúng ta có thêm sức chịu đựng và tạo dựng một sức mạnh mới để có thể vượt qua mọi khó khăn, nhiêu khê. Nhiêu khê từ cuộc sống hiện thực của bản thân, nhiêu khê từ nhiều dan díu bởi cuộc sống gia đình và nhiêu khê bởi hoàn cảnh và bối cảnh chung quanh hai cuộc sống đó. Nói như vậy để chúng ta thấy được cái lớn của mỗi thành viên trong GĐPT đặc biệt là những nhân tố lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương.

Nói đến công tác huấn luyện và đào tạo trong giai đoạn này là nói đến công tác huấn luyện thường trực và quy mô, nhuần nhuyễn và liên tục chẳng những đúng nghĩa huấn luyện mà còn đạt đến mục tiêu huấn luyện do các Đại hội huynh trưởng đề ra.

Một trong những thành quả huấn luyện trước đây vừa có lượng lại vừa có chất. Một trong những cái chất quý là đào tạo nên những Huynh trưởng không chỉ biết kế thừa truyền thống mà còn ngày càng phát huy truyền thống tốt đẹp trong GĐPT. Mục đích huấn luyện là đào tạo những con người kế thừa. Trong mọi kế thừa , kế thừa truyền thống có thể nói là cao cả nhất, bởi đánh mất truyền thống đồng nghĩa với đánh mất tổ chức. Ngược lại truyền thống còn thì dù ở trong hoàn cảnh nào thuận cũng như nghịch tổ chức vẫn còn, chúng ta có thể khẳng định rằng GĐPT nhờ vào mục đích tôn chỉ, bằng vào những truyền thống tốt đẹp của nó, tổ chức GĐPT đã đẹp trong quá khứ, đang đẹp ở hiện tại và sẽ đẹp mãi trong tương lai dù nắng mưa bão táp của cuộc đời có xói mòn là xói mòn cái thân thể vật chất chứ không thể xói mòn cái phần tinh anh của GĐPT. Như vậy chúng ta đều đã thấy rõ tầm mức quan trọng của vai trò công tác đào tạo và huấn luyện.

Kể từ sau Đại hội Huynh trưởng toàn quốc năm 1973 tại Đà Nẵng cho đến nay, dù gặp phải nhiều khó khăn trở ngại nhưng nơi nào cũng cố gắng vượt qua để tiếp tục thực hiện công tác huấn luyện đào tạo bởi nhân tố lãnh đạo nào cũng thấy rõ tầm vóc quan trọng của lãnh vực này. Nếu nó đã quan trọng trước đó thì nay nó lại càng quan trọng hơn bởi thời gian qua đã cuốn mất của chúng ta nhiều nhân tố đáng kể, những nhân tố đã một thời un đúc bởi hồn thiêng sông núi, được un đúc nồng thắm bởi truyền thống tốt đẹp của GĐPT. Công tác huấn luyện trong vòng 10 năm trở lại đây tuy vẫn được tổ chức bằng tinh thần nguyên sơ của nó, nhưng liệu nó có được thường xuyên và quy mô, nhuần nhuyễn và liên tục như trong quá khứ. Đó là chưa nói đến thành phần đối tượng tiếp thu huấn luyện khi bước chân đầu tiên của mỗi trại sinh đạp lên mảnh đất trại, hành trang của một trại sinh hôm nay có trang bị đầy đủ như một trại sinh trước kia hay không? Thực tiễn hoàn cảnh trước mắt của GĐPT chúng ta là thế đó. Nhưng vấn đề là trong mỗi chúng ta những con người có trách nhiệm truyền thụ cũng như các anh chị trại sinh tiếp nhận sự truyền thụ không thể vì cái thực tiễn đó mà bi quan chán nản để đánh mất ý chí và quyết tâm bởi chúng ta đều ý thức được rằng khổ đau là liều thuốc hay nhất để hồi sinh và trưởng thành. Hạnh phúc không ở một nơi nào khác mà là ở chính trong khổ đau.

Xác định đây là một trong những công việc mới mẻ để đáp ứng yêu cầu của GĐPT trong thời đại mới:

Quả thật, suốt dòng dài lịch sử của GĐPT đây là trại chuyên năng đầu tiên được nghiên cứu kỹ lưởng, thấu đáo trước khi đặt vấn đề tổ chức. Gạt ra ngoài một vài thiếu sót nhất định trong từng phần chuyên năng của danh xưng đào tạo cùng một số ít ngôn ngữ nếu được bổ sung và thay thế thì bản đề cương, đề án trại chuyên năng này trở nên hoàn chỉnh hơn. Những sai sót này là hiển nhiên, tổ chức nào lại chẳng có. Tất cả những gì của bản đề án là một công trình khá quy mô đồng thời hội tụ hầu hết các nhân tố là gạch nối giữa hai thế hệ có khả năng và tâm hồn tương đối để giữ vai trò truyền thụ các đề tài chuyên môn và hiện diện như là những chứng nhân lịch sử của GĐPT. Bên cạnh đó các đề tài giáo lý được chư vị Giáo phẩm cho đến nay vẫn tiếp tục quan tâm đến chúng ta. Tất cả chẳng khác nào một bức tranh hòa hợp đánh dấu một thời quá khứ đã qua và mở ra một thời kỳ mới. Thời kỳ cách tân mọi mặt từ đường hướng đến nội dung tu học, từ phương pháp đến mục tiêu hầu cập nhật hóa và bắt kịp với tiến trình tiến hoá của cuộc sống và con người trong thời đại mới.

Trên đây là những nét chính về đề án và mục tiêu của trại, về hai thành phần giảng viên. Song song và đồng thời là thành phần trại sinh. Phải nói rằng lần đầu tiên tổ chức huấn luyện chuyên năng là một trong những nỗ lực của Nghiên huấn Trung ương nhưng đã được sự đồng tình hưởng ứng nhất là đối tượng trại sinh. Do chủ trương rải đều và cùng khắp để tạo nhân tố mới cho mỗi địa phương nên số lượng trại sinh đã bị hạn chế. Dẫu vậy trên mảnh đất trại này đã tụ hội các anh chị Huynh trưởng cấp Tấn và hầu hết các anh chị Huynh trưởng cấp Tín đã có nhiều công tích đóng góp cho GĐPT, đặc biệt là trong giai đoạn từ sau 1975 cho đến nay.

Công tác đào tạo huấn luyện luôn luôn là mối quan tâm đặc biệt của Ban Hướng Dẫn các cấp bởi đầu tư cho thấy công tác huấn luyện là đầu tư không những cho hiện tại mà cả cho tương lai của GĐPT. Nhận thức được như vậy là gián tiếp thấy rõ vai trò trách nhiệm của cả hai thành phần trên đất trại.

CÁI NHÌN:

Chỉ hai tư ønày không thôi vốn nó đã có nhiều điều muốn nói. Không phải người nào có mắt là có cái nhìn chính xác, như thật. Trên thực tế có vô số cái nhìn khác nhau đối với một pháp (sự vật, hiện tượng). Nếu mỗi chúng ta bình tĩnh tìm tòi, nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy rõ. Có người quan niệm vấn đề một cách đơn giản, hễ có con mắt thì mới có cái thấy. Nếu như vậy thì kinh Lăng Nghiêm không bàn đến “cái tính thấy” làm gì? Chính vì cái nhìn vốn nội hàm nhiều ý nghĩa và mỗi người đều có cái nhìn theo cái thấy của họ.

Đối với GĐPT chúng ta, từ lâu nay chỉ một danh xưng, chỉ một tổ chức (pháp) chỉ một quá khứ nhưng chúng ta phải nhìn như thế nào để cái thấy của mình như thật với chính nó.

Nhìn về quá khứ của GĐPT:

Cái nhìn hoàn toàn khách quan như thật, đúng chánh pháp không gia cộng bất cứ nhận thức riêng tư nào qua các phạm trù yêu ghét, đúng sai của từng cá nhân và cái nhìn ấy có thể trở thành cái nhìn chung nhất không bị lay động bởi những tác động, dao động ở chung quanh? Hiện nay, đối với GĐPT chúng ta, chúng ta hoàn toàn mong mỏi một cái nhìn vừa trung thực, khách quan đúng như sự vật hiện tượng (pháp). Chỉ có một cái nhìn đúng đắn như vậy mới có thể thấy hết, thấy đủ sự vật thì mới có khả năng tái tạo, cách tân làm cho sự vật từ chính nó mà phát huy hơn nữa không xúc phạm, vi phạm cái vốn có (truyền thống) mà làm phong phú hơn, sinh động hơn và phù hợp với những gì trong hiện tại và có thể đáp ứng, cung cấp những gì cho tương lai.

Trong phạm vi khóa này và tại đây không cần phải nhắc lại lịch sử GĐPT mà chỉ cần nhìn một cách khách quan, đúng đắn về mục tiêu và phương pháp huấn luyện của GĐPT. Bên cạnh đó chúng ta cần nhìn cho rõ đối tượng tiếp thu huấn luyện trong quá khứ. Trên cơ sở đó, gián tiếp giúp cho chúng ta thấy được hôm nay chúng ta phải làm gì? Làm như thế nào? Làm cho ai? Đồng thờiø chúng ta cũng dễ dàng thấy được hiệu năng, hiệu quả của việc làm của chúng ta. Chúng ta không cần bàn đến mục tiêu huấn luyện bởi đến hôm nay mục tiêu ấy vẫn còn tiếp tục xuyên qua chúng ta.

Ở đây chúng ta bàn đến con người, nội dung và phương pháp huấn luyện.

– Vấn đề con người: Trên đất trại có hai thành phần, thành phần huấn luyện trước đây tuy có rất nhiều nhưng khẳng định cho được số lượng con người huấn luyện đúng nghĩa, có tác phong huấn luyện, mô phạm thì rất ít. Từ số lượng hiếm hoi này nên đã xảy ra vô số điều đáng tiếc ở trên đất trại. Đây là những hiện tượng tự nhiên bởi vì nhân như thế nào hay nói một cách khác bản chất của con người huấn luyện như thế nào thì hiện tượng diễn ra cũng như thế đó.

Huấn luyện cũng đồng nghĩa với giáo dục khi chưa hội đủ và đúng nghĩa huấn luyện dĩ nhiên nó kéo theo phương pháp cũng không đúng đắn. Từ đó, nó kéo theo nhiều các sai.

– Về nội dung: Thực ra vấn đề nội dung cũng chưa đến nỗi lạc hậu. Từ nội dung huấn luyện cơ bản này chúng ta có thể san định lại rồi cách tân nó theo yêu cầu của con người hiện đại. Chỉ có một điều tập quán và huấn luyện trong GĐPT chúng ta cùng với thái độ tương giao, ngôn ngữ, có một bộ phận Huynh trưởng không thấy rõ hoặc không phân biệt rõ ràng về “khát ái”. Vì vậy, lãnh vực tình cảm tôn giáo, tình cảm giữa những người cùng chung lý tưởng thường diễn ra rất sâu đậm. Nhưng trên thực tế dù bạn thương mến tổ chức hay tình cảm thương mến nhau, những hiện tượng này thực ra không hại đến ai cả, nó cũng không phải là sai trái nhưng nó cũng không thoát ra khỏi “khát ái”. Khi đã khát ái và đã sống với ái dĩ nhiên là phát sinh “chấp thủ”, nắm chặt cái mà mình ái. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đẩy cái nhìn của mình không chính xác, không như thật cái nhìn mà bạn đang nhìn. Thương mến đạo, thương mến đời, thương mến GĐPT cũng đều nằm trong phạm trù ái. Nhưng không phải vì vậy và cũng không ai cấm chúng ta yêu thích cái mà chúng ta yêu thích. Nhưng yêu thích như thế nào là vấn đề của mỗi chúng ta để không xa vời với hiện thực. Mới nhìn qua, có thể bạn cho nó chỉ là đơn giản nhưng thực tế thì không hoàn toàn đơn giản như vậy. Bởi vì mọi ngôn ngữ, mọi thái độ thường diễn ra tiếp theo sau cái nhìn. Cái nhìn có chân xác thì ngôn ngữ thái độ mới chân xác vừa phù hợp với đối tượng lại vừa không xa rời với giáo lý của đức Phật. Ngược lại, cái nhìn không chân xác hay nói một cách khác là cái nhìn không khách quan, không như thật đối với đối tượng nhìn thì rõ ràng sau đó ngôn ngữ, thái độ đã không chân xác mà cũng không ích lợi cho ai cả, thậm chí còn kéo theo nhiều cái lầm lẫn ngộ nhận, thay vì không diễn ra thì lại khác hơn nhiều. Trong GĐPT chúng ta không phải tất cả nhưng thực tế đã có một bộ phận có cái nhìn như thế. Rốt lại đây cũng là một cái nhìn, cái nhìn này không mới mẻ gì cả. Do không mới mẻ gì cả nên nó cũng không bao giờ cũ, lạc hậu. Vả lại chúng ta trang bị cho nhau một cái nhìn khách qua như thật đối tượng, không gia cộng nhận thức cá nhân riêng biệt nó sẽ giúp cho mọi người chúng ta trên bước đường tu học, hành trì rồi đem cái sở tu, sở học, sở hành mà phụng sự cho Đạo, cho Đời và cho GĐPT đặc biệt là đối với nhiều đối tượng huấn luyện thông qua các anh chị trong những tháng ngày sắp tới. Là một Huấn luyện viên đôi khi tưởng chừng như bài học cái nhìn này không quan hệ gì đến một Huấn luyện viên nhưng thực tế lại rất cần thiết, rất quan trọng bởi đó là một trong những nhân tố làm lệch đi những gì xảy ra ngay sau đó.

Xác định hiện tại và hướng đến tương lai:

Khi chúng ta đã trang bị một cái nhìn đúng đắn, khách quan, như thật về quá khứ thì vấn đề này trở nên đơn giản và dễ dàng khẳng định cái gí còn cái gì mất; điều nào đẹp, điều nào không đẹp; cái gì cần phải giữ lại, cái gì cần phát huy nó diễn ra trước mắt chúng ta thật rỏ ràng chẳng khác nào tấm kiến sạch không bụi bặm, mà mọi hình ảnh phản chiếu qua đều như chính nó. Đây là thời điểm để chúng ta khẳng định. Lấy khẳng định này làm khởi điểm cho hiện tại. Có nghĩa là chúng ta biết rõ mình là ai? Đang đứng ở chỗ nào? Và khi ấy những gì cần cho ngày mai nó cũng hiện ra trong đầu óc, có thể chưa chính xác nhưng chí ít cũng là cơ sở, nền tảng từ đó trải qua nhiều lần tư duy, soi rọi, nghiền ngẫm, chúng ta có thể đi đến kết luận sơ bộ những gì cần phải làm, cần phải cung cấp cho các đối tượng chịu sự huấn luyện của chúng ta. Làm được như vậy vừa đúng đắn vừa chín chắn lại vừa có kết quả thực tiễn.

THÔNG SUỐT QUY CHẾ
VÀ NỘI QUY HUẤN LUYỆN
NẮM VỮNG TÍNH CHẤT
TRẠI HUẤN LUYỆN

Một Huynh trưởng chưa dự trại huấn luyện nào khác hơn một Huynh trưởng Huấn luyện viên. Bởi lẻ Huynh trưởng chưa dự trại Lộc Uyển họ chị cần tìm hiểu nội dung, quy chế huấn luyện trại này mà thôi.Nếu hiểu nhiều hơn thì càng tốt nhưng không cần thiết. Ngược lại, là một Huấn luyện viên anh chị cần phải thông suốt quy chế của các trại và nắm vững các nội dung, nhuần nhuyễn các nội dung. Ngoài ra, anh chị cũng cần nắm vững tính chất của mỗi trại. Có nắm vững tính chất thì công tác truyền đạt, huấn luyện mới có kết quả thiết thực. Có người cho rằng một Huấn luyện viên chỉ có thể thích ứng một vài trại huấn luyện, thậm chí mỗi Huấn luyện viên chỉ thích ứng một loại trại mà thôi. Trên thực tế cũng có, bơiû lẽ nguyên nhân chính là do Huấn luyện viên ấy không sung mãn kiến thức, không nắm vững tính chất, không nắm vững từng loại đối tượng huấn luyện. Do vậy một HLV sung mãn mọi mặt, có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Mặt khác HLV cần thấy rõ mỗi thành phần đối tượng huấn luyện cần gì. Có những hiểu biết như vậy thì bất cứ trại huấn luyện nào họ cũng dễ dàng hoàn thành trách nhiệm, mà còn giúp cho BQT giải quyết được nhiều vấn đề, đặc biệt là giúp cho trại sinh có những điều bổ ích, trang bị cho trại sinh nhiều cái mới mẻ, linh hoạt để họ có thể vận dụng ở Đoàn,ở Đơn vị.

Vì vậy, thông suốt quy chế và nội dung huấn luyện đã là quan trong. Nắm vững tính chất của mỗi trại huấn luyện lại càng quan trọng hơn. Bởi vì thông suốt nội quy và quy chế huấn luyện là để truyền đạt, truyền thụ cho đối tượng huấn luyện nếu không nắm vững tính chất, không thấy rõ đối tượng thì công việc truyền thụ sẽ không đi đến đâu. Cuối cùng những lý thuyết trên đất trại chỉ là lý thuyết xơ cứng, không sinh động, thiếu thực tiễn.

Tính chất của mỗi trại huấn luyện là cơ sở cho những hiểu biết tâm lý, tình cảm và những yêu cầu của trại sinh (khái quát). Cũng như đời sống trại, người Huấn luyện viên ai không mong mỏi mình hoàn thành trách nhiệm mà tập thể đã giao phó. Muốn được như vậy thì bất cứ một HLV nào khi chưa thông suốt quy chế và nội dung huấn luyện, chưa nắm vững tính chất tâm lý, tình cảm cùng những yêu cầu của trại sinh thì chưa nên đóng vai trò là một HLV. Trong các trại huấn luyện của GĐPT chúng ta đã có vô số trường hợp như vậy. Do đó, mỗi trại có khá nhiều HLV nhưng sau khi mãn trại trong ký ức hầu hết trại sinh chỉ còn ghi lại hình ảnh của một vài HLV có tầm cỡ đúng nghĩa, xứng đáng gánh vác trách nhiệm trao truyền.

 Có lẽ, ngang đây chúng ta đều thấy rõ đối với một HLV vì sao lại cần thông suốt quy chế nội dung huấn luyện. Vì sao lại cần nắm vững tính chất, tâm lý, tình cảm cùng những yêu cầu của trại sinh mỗi trại.

ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN:

Thấy rõ đối tượng là việc làm cần thiết của một HLV nhưng đối tượng là đối tượng đang có mặt trên đất trại chúng ta sẽ trao truyền cho họ những gì. Nếu vậy , chúng ta có thể tìm hiểu, phân tích về sự khác nhau của trại sinh cùng một trại nhưng lại khác thời điểm. Lấy trại Lộc Uyển làm thí dụ, cùng là trại sinh LU, nhưng trai sinh LU từ 1975 trở về trước khi mà cấp đại học chưa mở rộng, trình độ văn hóa của trại sinh đại bộ phận chỉ từ cấp 3 phổ thông trở xuống, rải rác có một số ít trại sinh đang học đại học. Xã hội hồi bấy giờ chưa phát triển toàn diện, lượng thông tin chưa phong phú và đầy đủ, sự cách biệt giàu nghèo, kiến thức học hành còn rỏ nét, đặc biệt là thành phần trại sinh tại các vùng nông thôn còn chiếm một số lượng không nhỏ trong GĐPT bởi tổ chức chúng ta mang tính quần chúng, phổ cập. Con người sống trong một xã hội còn hạn chế nhiều mặt thì chắc chắn họ không có nhiều đòi hỏi yêu cầu. Dù có yêu cầu thì cũng đơn giản mà thôi. Nếu có sự tác động của xã hội thì sự tác động ấy không mấy ảnh hưởng sâu sắc đến đối tượng. Ngược lại cũng là trại sinh LU, nhưng trại sinh hiện nay thì khác nhiều. Khác về trình độ văn hóa bởi lứa tuổi này ngày nay nếu còn đi học đều là sinh viên, thậm chí có thành phần trại sinh đã có đại học. Về mặt xã hội thì tiến bộ, văn minh hiện đại và có khá nhiều loại hình sinh hoạt giải trí, lượng thông tin vừa kịp thời, vừa phong phú, sinh hoạt xã hội ngày mỗi tác động mạnh mẽ đến đối tượng. Đồng thời những yêu cầu của trại sinh cũng nhiều hơn, phức tạp hơn, sâu sắc hơn. Do vậy, việc thấy rõ yêu cầu của đối tượng là công việc cần thiết của một HLV. Ở đây chỉ trình bày khái quát. Trên thực tế người HLV cũng như người ĐST còn cần phải đi sâu và chia chẻ thành phần trại sinh ở trong một trại và nếu cần nữa thì hãy tìm hiểu những trại sinh cá biệt.

Nắm bắt những ưu tư của trại sinh:

Sau khi thấy rõ yêu cầu của trại sinh về mặt huấn luyện, người HLV dễ dàng trang bị nội dung truyền đạt một cách chính xác thực tiễn, đáp ứng được khá trọn vẹn mong mỏi của trại sinh. Ngoài ra người HLV cũng cần thấy rõ những ưu tư thắc mắc, băn khoăn của trại sinh để hướng dẫn họ vượt qua những ưu tư lo lắng ấy. Những ưu tư, băn khoăn về GĐPT, về con đường mà họ đang đi, những ưu tư băn khoăn của trại liên hệ đến Ban quản trại, giảng huấn v.v… chúng ta cần giải tỏa cho họ đã đành, nhưng những ưu tư, băn khoăn lo lắng của nam nữ trại sinh LU ngày nay hầu hết là sinh viên là những lo lắng gì., phải chăng đó là những lo lắng vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính thời đại, có liên hệ đến đời sống cũng như bối cảnh kinh tế hiện nay: sau khi ra trường không có việc làm. Và đây chính là những băn khoăn lo lắng khá thực tiễn. Thế thì, một HLV phải góp ý như thế nào? Để có tình, có lý mà đối tượng có thể chấp nhận được mà không rời khỏi giáo lý đức Phật? Mới nhìn qua, có thể chúng ta cho là đơn giản, nhưng thực ra không đơn giản như vậy. Bở vấn đề đã trở nên phổ biến, mang tính thời đại. Về phần người HLV trước hết phải có kiến thức phật học, biết vấn dụng giáo lý vào đời sống cá nhân và xã hội. Bên cạnh đó, còn cần phải có những hiểu biết, thấy rõ nền kinh tế của xã hội phát triển như thế nào trước mắt cũng như trong tương lai (hướng phát triển). Nghĩa là chỉ mới một băn khoăn lo lắng như trình bày trên mà đã đòi hỏi người HLV phải hội đủ đến nhiều hiểu biết như vậy thì vấn đề đâu phải đơn giản mà trở nên rối rắm, phức tạp và không phải HLV nào cũng có khả năng giải quyết. Sự thực thì những vấn đề này không liên quan mật thiết gì với trại, nhưng nếu biết quan tâm thì niềm tin của đối tượng đối với chúng ta sẽ được tăng cấp số nhân. Khi đó bản thân người HLV đã trở thành cái chỗ tựa cho đối tượng. Và khi đã có niềm tin thì mọi trao đổi hướng dẫn sau đó sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn.

CHÂN DUNG CỦA MỘT HUẤN LUYỆN VIÊ N

Người HLV trước hết là một Huynh trưởng. Vậy thì chân dung của một HLV cũng là chân dung của một Huynh trưởng được nâng cao bởi tầm vóc của nó. Cứ thế mà được nâng cao theo tầm vóc của Trại và Trại sinh. Có khá nhiều đức tính cần bàn đến, nhưng ở đây chỉ bàn gọn:

  1. Kiến thức
  2. Kiến thức Phật học

GĐPT là một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu Nhi có tín ngưỡng Phật giáo. Hơn nữa, GĐPT lấy giáo lý Phật đà làm nền tảng giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ. Từ nền tảng này giúp cho tuổi trẻ có thêm hành trang cần thiết trong cuộc sống và khi vào đời. Vì vậy kiến thức Phật học đối với một HT quá cần thiết. Chẳng những cần thiết cho một phật tử tại gia trên lộ trình tu học mà còn đem kiến thức Phật học (chánh kiến) hướng dẫn nhiều người nói chung, Trại sinh các trại huấn luyện nói riêng. Làm sao mỗi chúng ta có khả năng tiếp thu và am hiểu toàn bộ những lời dạy của đức Phật, nhưng chúng ta có thể tìm tòi, nghiên cứu và nắm vững những giáo lý cốt lõi, nền tảng, để từ đó mà bồi bổ phát huy càng nhiều, càng sâu càng tốt. Có kiến thức Phật học mới có thể vận dụng giáo lý cho cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội. Những lời dạy của đức Phật sẽ giúp chúng ta soi rọi, giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề diễn ra trong cuộc sống. Người Phật tử đúng nghĩa luôn thể hiện trong đời sống giữa tu và hành hay tri hành hợp nhất, hay Phật học và học Phật. Trong GĐPT chúng ta đã một thời xuất hiện nhiều Huynh trưởng biết khá nhiều kinh điển, giáo lý nhưng lại thiếu tu nên đã trở thành những con người tự ngã, kiêu mạn. Giáo lý của đức Phật là để tu chứ không phải hoàn toàn để nói. Trong kinh đức Phật có đưa ra thí dụ rất hợp với hạng người này. Am hiểu giáo lý nhưng không tùy pháp hành thì cũng như người đếm tiền của ngân hàng, tiền bạc qua tay thì rất nhiều nhưng hết giờ làm việc, trong túi họ không có lấy một cắc. Ở đây hạng người này cũng như vậy. Có hiểu nhiều giáo lý nhưng không hành thì tự mình đánh mất mục đích của giáo lý, đánh mất những phương pháp hành trì khả dĩ đưa hành giả thoát khỏi khổ đau, đạt tới an vui, hạnh phúc, giải thoát. Và như thế thì chưa đúng nghĩa là một Phật tử, chưa nói đến là một Huynh trưởng, một Huấn luyện viên.

Kiến thức chuyên môn:

Mỗi chúng ta đang tự nguyện đóng vai trò một nhà giáo trong GĐPT. Hành trang của một Huynh trưởng thiết thực nhất là đầy đủ kiến thức của 4 bộ môn tu học hiện nay. Còn hiểu biết ở mức độ nào thì còn tùy thuộc vào mỗi người. Một trong 4 bộ môn là chuyên môn bao gồm các bộ môn ở trong lãnh vực này, chẳng những hiểu biết khái quát còn hiểu biết thấu đáo, thiện xảo trong các bộ môn.

Kiến thức tổng quát (bao gồm một số lý thuyết, lý luận xã hội ):

Có một số HLV cho rằng chỉ cần có đủ kiến thức Phật học và kiến thức chuyên môn, và kiến thức tổng quát không liên hệ gì đến vai trò vị trí của người HLV, thực ra cũng có những lúc như thế, nhưng liệu gặp phải những trường hợp băn khoăn, lo lắng vượt ra ngoài phạm trù của trại thì người HLV lấy gì để phân tích, lý giải hầu góp ý cho trại sinh.

Ngoài những kiến thức Phật học và chuyên môn, người Huynh trưởng nói chung, HLV nói riêng còn phải tìm hiểu một số giáo lý của một vài tôn giáo khác, có khả năng tỷ giảo giữa giáo lý Phật giáo và giáo lý các tôn giáo ấy cùng với những lý thuyết, lý luận xã hội hầu bổ sung thêm kiến thức chung.

Mối liên hệ giữa các kiến thức:

Theo giáo lý duyên khởi thì các pháp đều có liên hệ với nhau, không có pháp nào tồn tại độc lập, từ cơ sở này chúng ta có thể khẳng định giữa 3 loại kiến thức trên đây đều có mối liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau và tác động lẫn nhau, có am hiểu Phật pháp thì mới vận dụng Phật pháp vào đời sống sinh hoạt, Phật hóa các trò chơi làm tăng thêm ý nghĩa trong việc hướng dẫn đoàn sinh, trại sinh…

Huấn luyện hai chiều:

Huấn luyện bao giờ cũng huấn luyện hai chiều. Trước hết nhờ tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu đề tài trước khi truyền thụ cho đối tượng huấn luyện nên người HLV như được học lại những gì mình đã được trang bị. Đã hiểu biết rồi nay lại hiểu biết hơn, nhuần nhuyễn nội dung của đề tài hơn. Ngoài ra, kiến thức của một HLV chưa hẳn đã bao trùm mà rải rác trong các đối tượng tiếp thu huấn luyện, đặc biệt là lãnh vực chuyên môn có những nhân tố được trang bị phong phú hơn cả người truyền thụ. Hiện nay nội dung giáo dục của GĐPT chúng ta một phần là Ngũ minh pháp. Thật khó mà có được một HLV đầy đủ , thiện xảo cả 5 minh. Vì vậy qua trao đổi, thảo luận những kiến thức chuyên môn của trại sinh sẽ là những kiến thức cho người HLV bổ sung thêm cho kho kiến thức cá nhân. Muốn được như vậy thì người HLV phải:

Biết lắng nghe:

Biết lắng nghe cũng không dễ dàng. Lắng nghe những người cùng thế hệ hay thế hệ đi trước đã đành mà còn biết lắng nghe thế hệ đi sau. Trong kinh Tăng chi, chương 4 pháp có đề cập đến 4 sợ hãi của đức Phật: Một là con rắn độc trẻ; Hai là ngọn lửa trẻ; Ba là một hoàng tử trẻ – Bốn là một tỳ kheo trẻ.

Đức Phật là một vị Chánh đẳng Chánh giác mà vẫn sợ một vị tỳ kheo trẻ. Huống gì chúng ta những kẻ phàm phu đệ tử của Ngài sao lại không biết lắng nghe trong thái độ tôn trọng, nghiêm túc. Có biết lắng nghe mới phát hiện được những điều mới lạ đến diệu kỳ. Biết lắng nghe cũng là thái độ khích lệ, chân thành, hiếu học của người HLV. Người HLV chỉ nên khơi nguồn, gợi ý và lắng nghe chứ không nên làm tắc nghẽn nguồn cảm hứng và những gì trại sinh muốn nói ra cho dù là những lời phê phán . Sẵn sàng bao dung khi họ lỡ quá ngôn hay thất thố. Thái độ hẹp hòi cố chấp của HLV không thể nào che dấu trước tập thể đối tượng và trở thành buồn cười, xem nhẹ, đặc biệt là các trại huấn luyện từ Huyền trang trở lên.

Do GĐPT xây dựng nên những truyền thống quá tốt đẹp, trong đó có truyền thống tôn ti thượng hạ. Chính có những truyền thống này nên có những trường hợp trại sinh bên ngoài không dám công khai phê bình, phê phán bất cứ một HLV nào, nhưng trong tâm họ vẫn khởi lên cái tâm so sánh khả năng, tài năng. Phong cách của Huấn luyện này với Huấn luyện viên khác. Một trong thiện xảo của HLV là làm sao để những đối tượng này không những chịu nói ra mà còn nói ra với thái độ tự nhiên, thoải mái. Khi đó, vấn đề trở nên khác hơn, nhẹ nhàng hơn, có khi vấn đề không còn là vấn đề nữa và nó trở thành một bài học chung rất bổ ích cho cả hai thành phần trên đất trại.

Cổ Đức từng nói: “Con hơn cha, nhà có phúc”. Với một tổ chức GĐPT chúng ta từ lúc mới sinh ra đã là một nhân tố mới của nền Phật giáo Việt nam. Hơn 50 năm sau, cho đến nay nó vẫn là một nhân tố mới so với các quốc gia có tín ngưỡng Phật giáo trên toàn thế giới. Nếu nói đến niềm tự hào thì niềm tự hào này không riêng gì đối với chúng ta, với nền Phật giáo Việt nam mà nó cũng là niềm tự hào cho tất cả mọi người Việt nam, hay ít nhất là đối với những ai có cái nhìn khách quan, không thành kiến, không tị hiềm. Chúng ta luôn luôn khẳng định rằng GĐPT chúng ta có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu; mặt tiêu cực và tích cực; mặt hay và mặt dở. Đã là tổ chức xã hội thì tổ chức xã hội nào lại không có, nhưng vấn đề ở đây là biết phân biệt đâu là hiện tượng đâu là bản chất. Hiện tượng cũng có hiện tượng chung nhất và hiện tượng riêng lẻ. GĐPT cũng như các pháp hữu vi khác, đã là pháp hữu vi thì duyên sanh, vô thường biến dị đưa đến khổ đau. Cho nên cái chuyện tử và chuyện sanh của bản thân cũng như của nhất thiết pháp là chuyện tự nhiên, khi một pháp còn đủ nhân, đủ duyên thì tồn tại, khi hết nhân, hết duyên thì pháp ấy đoạn diệt.

Người HLV nào biết lắng nghe một cách nhẹ nhàng, thoải mái, trân trọng là một biểu hiện sự trưởng thành trong tu học của người HLV đó. Nếu ca ngợi tinh thần dân chủ thì GĐPT đáng ca ngợi bởi trong GĐPT xưa nay và ở đâu vẫn không thiếu dân chủ và thật sự dân chủ. Cho đến nay, khái niệm dân chủ vẫn chưa có khái niệm nào gọi là chung nhất. Ai cũng cho mình mới là dân chủ còn kẻ khác không dân chủ. Buộc kẻ khác nghe theo khái niệm của mình là một trong những sai lầm. Cùng diễn đạt tinh thần dân chủ nhưng về mặt hiện tượng mỗi lúc mỗi khác, mỗi đối tượng thể hiện một cách khác nhau. Ở đây và bây giờ như vậy là dân chủ, nhưng ở chỗ khác, con người khác như vậy cũng có người cho là không dân chủ.

Một HLV cũng nên quan tâm đến vấn đề này để có thể vận dụng vào đối tượng trại sinh tùy theo tuổi tác, tùy theo mỗi trại huấn luyện.

Rốt lại người HLV biết lắng nghe tiếng nói của đàn em là biểu hiện một bước trưởng thành mới.

Thái độ trầm tĩnh:

Người HLV không biết lắng nghe đồng nghĩa với không trầm tĩnh. Cái nguy hiểm của một người “LỚN” không biết lắng nghe người “NHỎ” nói, có thể lo sợ rằng những gì xảy ra ngay sau đó, hầu hết là những chuyện đáng tiếc. Cũng có thể kéo theo một vài thái độ sân si làm che khuất và đốt cháy tất cả vốn là rất đẹp, rất quý. Vì vậy, thái độ trầm tĩnh chính nó đã ẩn chứa trong lắng nghe. Một HLV lúc nào, ở bất cứ đâu, trong trường hợp nào cũng trầm tĩnh là người đáng cho chúng ta bái phục, không kể anh chị ấy ở cấp nào, thậm chí chưa có cấp nào. Bởi thái độ trầm tĩnh biểu hiện rõ ràng trước hết là người có TU, có HÀNH. Giá trị này được Phật dạy trong kinh Tăng chi, phẩm Trưởng lão. Đức Phật định nghĩa: “Không phải vị ấy là người đang tuổi 80, 90, thậm chí 100 tuổi, xứng danh Trưởng lão là vị ấy có GIỚI, có ĐỊNH và có TUỆ dù là một vị tân tỳ kheo”. Lời dạy của đức Thế tôn nếu chúng ta xem lời dạy ấy như ngọn đèn pha thì hãy soi rọi vào chúng ta. Các anh chị cũng như chúng tôi sẽ nhìn thấy những gì hiện ra trong ánh sáng của ngọn đèn pha ấy. Ngay tại đây, đứng trước các anh chị, lục lại trong tâm tư mình, đọc lại đề án của trại thì tôi là một trong những Huynh trưởng cao niên, thâm niên. Cao niên, thâm niên thì có nhưng chẳng bao giờ tôi tự nhủ: mình là mẫu mực, hoặc những anh chị đồng đời với mình là mẫu mực. Mẫu mực hay không là trong cuộc sống, trong ngôn ngữ và trong cách hành xử với mọi người. Nếu không nhìn với cái nhìn như vậy thì tất cả đều bao phủ bởi lớp sương mù không khác gì sương mù của 5 triền cái, của 10 kiết sử. Một hành giả muốn đặt chân mình trên lộ trình giải thoát thì phải đập nát, thiêu trụi triền cái và kiết sử.

Người HLV biết trầm tĩnh là đáng kính. Đáng kính hơn nữa là trầm tĩnh trước khen chê. Được khen, không vì thế mà khởi lên cái tâm tự ngã, tự đắc, kiêu mạn. Khi bị chê, không vì thế mà nhụt chí, chán nản, sa đọa và thù hận, thành kiến. Như vậy, có nghĩa là vượt lên trên cả khen và chê, đồng thời tự phản tỉnh tự thân bởi không ai nhìn rõ mình bằng chính hai con mắt và cái tâm của chính mình.

Phương pháp truyền đạt:

Khi đức Phật còn tại thế. Ngài đã từng xác chứng trước hội chúng của Ngài một số vị tỳ kheo đệ nhất. Trong đó có Ngài PHÚ LÂU NA được xác chứng là vị THUYẾT PHÁP ĐỆ NHẤT. Có nghĩa là Ngài Phú Lâu Na đã quán triệt được:
– Tứ tất đàn (trong tứ tất đàn đã tổng nhiếp hết thảy 12 bộ kinh ,84.000 pháp tạng, đều là thật. Có pháp tạng thật vì theo Thế giới tất đàn, có pháp thật vì theo Các các vị nhân tất đàn, có pháp thật vì theo Đối trị tất đàn và có pháp thật vì theo Đệ nhất nghĩa tất đàn).(y theo luận Đại trí độ cuốn 1 của HT Thiện Siêu)
– Tứ vô ngại giải: Lý vô ngại (nắm vững vấn đề); Nghĩa vô ngại (Nội dung vấn đề); Ngôn từ vô ngại (lời nói êm dịu, lưu loát dễ nghe); Biện tài vô ngại (khả năng diễn đạt lý giải khúc chiếc mạch lạc).
– Tứ pháp số: 8 nạn, 3 độc, 2 cầu và ứng hiện 33 thân của Bồ tát Quan thế âm vị được tôn xưng là người cho sự không sợ, là vị toàn diện (theo Pháp Hoa lược giải của HT Trí Quang)

Với người HLV dù diễn đạt dưới mọi hình thức nào đi chăng nữa cũng không thể nào thoát ra khỏi các yếu tố nêu trên. Và đây chính là chiếc chìa khóa vạn năng giúp cho người HLV vượt qua được mọi cửa ải để đưa nội dung đề tài mà mình phụ trách thấm sâu vào tâm trí đối tượng được truyền đạt.

KẾT LUẬN:

Nghĩ rằng trong môït trại huấn luyện, Đời sống trại được xem như sợi chỉ xuyên suốt kết nối tất cả các thành phần của Trại từ Ban Quản trại – Ban Giảng huấn – Trại sinh. Thì Huấn luyện viên lại chính là chất dẫn đi theo sợi chỉ đó để mang sức sống nuôi dưỡng trại. Vì lẽ đó người Huấn luyện viên phải có tầm nhìn bao quát để khẳng định thế đứng của mình trong thời điểm triển khai đề tài mà mình phụ trách. Có được như vậy chắc chắn người Huấn luyện viên ắt hẳn sẽ hoàn thành được chức năng của chính mình một cách rốt ráo và góp phần đưa trại đến thành công tốt đẹp.

Nguồn: https://sentrangusa.com/category/tu-hoc-huan-luyen/trai-phu-lau-na/

BHDTƯGĐPTVN: Tài liệu Huấn Luyện Trại Huấn Luyện viên, Phú Lâu Na: Đề tài 2: Pháp Môn Chuyển Hóa Phiền Não Thành An Vui (Con Đường Ra Khỏi Phiền Não)

 


DẪN NHẬP

Suốt 45 năm thuyết pháp độ sanh, đức Thế Tôn đã nhiều lần xác định: Như Lai chỉ nói kh và con đường dit kh, đấy là nội dung của T Thánh đế mà bài pháp đầu tiên giới thiệu. Như thế, toàn thể giáo lý Gii, Định, Tu của Phật giáo đều là phương pháp trị liệu khổ đau, phiền não của chúng sanh. Trong bài này, chỉ một số điểm giáo lý cương yếu nhất được đề cập đi theo với một số kinh nghiệm sống áp dụng giáo lý vào đời sống đương đại, để đối trị những căn bệnh của thời đại.

Phương pháp trình bày ở đây là phương pháp Tứ đế: sự thật của phiền não, sự thật về nguyên nhân dẫn đến phiền não, sự thật về chấm dứt phiền não và sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt phiền não. Nội dung được trình bày ở đây thì giới hạn về phần tinh yếu và tổng quát nhất dành cho cấp Huynh trưởng cao nhất (hay dành cho những ai đã có một thời gian dài gần gũi với giáo lý Phật đà).

NỘI DUNG

Giải đáp sự tận trừ phiền não, khổ đau đã được đức Phật tìm thấy ở cội Bồ Đề sau 7 tuần lễ thiền định (từ 3 tuần đến 7 tuần); đó là sự thật duyên khởi nói lên rằng vô minh chính là chánh nhân của dòng vận hành của Duyên khởi dẫn đến khổ đau và Minh (hay Chánh kiến, Trí tuệ) là chánh nhân dập tắt vô minh dẫn đến sự dập tắt phiền não khổ đau. Khảo sát vô minh là khảo sát trọn 12 chi phần nhân duyên của giáo lý Duyên khởi.

1. Sầu, bi, ưu, khổ, não:

Tương tự nội dung của giáo lý Kh đế trong giáo lý T đế.

Có nhiều cấp độ cảm nhận khổ đau khác nhau trong các cảnh giới tâm lý khác nhau (người nông dân khác với cấp trí thức, quý tộc; người trẻ khác với người già; con người khác với chư Thiên…).  Tựu trung thì nguyên nhân của mọi cấp độ khổ đau, mọi thể cách đón nhận khổ đau đều phát xuất từ Vô minh hay HànhThc, Danh sc, Lc nhp, hoc Xúc, Th, Ái, Th, Hu

2. Nguyên nhân của sầu, bi, ưu, khổ, não:

Đấy là từng chi phần của 12 chi phần nhân duyên của Duyên khi, hay nói đủ là cả 12 chi phần.

Đức Phật thường dạy về chi phần Ái hay Th (chi phần nổi bật dễ cảm nhận nhất).

Về Vô minh, vô minh có mặt trong cả 12 chi phần; tương tự, các chi phần còn lại đều có mặt đủ 12 chi phần.

Bàn về chi phần vô minh, chấp thủ, chấp ngã thì có các kinh điển Bắc tạng (Đại thừa) đề cập nhiều như giáo lý Kim Cương Bát Nhã tâm kinh là tiêu biểu.

Bàn về chi phần Hành thì giáo lý cả Bắc lẫn Nam tạng (Đại và Tiểu thừa) đều nhấn mạnh đến Ái và các giáo lý về Nghip (Karma, kamma).

Bàn về Thức thì có Pháp tướng Duy thức tông.

Đối trị với các cảm thọ (Thọ uẩn hay Ngũ uẩn) thì có giáo lý Ngũ th un và con đường thực hành Thiền định (Định uẩn)… (có thể thành lập thêm luận mới như Duy thức luận, Trung luận… nếu muốn).

3. Sự dập tắc phiền não, khổ đau:

Đó là Diệđế – Niết bàn.

Đó là Vô minh diệt, hay Hành diệt, hoặc Thức diệt, danh sắc (ngủ thủ uẩn) diệt, Aùi diệt, Thủ diệt… Khổ diệt.

4. Con đường dập tắc phiền não, khổ đau:

Đó là Đạđế hay 37 phm tr đạo.

Hoặc thường giới thiệu Bát Thánh đạhoặc T Nim x.

5. Trình bày tổng quát, nêu bật điểm giáo lý tinh yếu (dành cho cấp Vạn Hạnh).

Thực sự đối với con người thì chỉ có hai hướng vận hành của tâm lý: một hướng vận hành dẫn tới sinh tử khổ đau, và hướng kia vận hành dẫn đến giải thoát, hạnh phúc (hay chấm dứt phiền não, khổ đau). Bàn về hai hướng vận hành nầy thì có nhiều, rất nhiều kinh Bắc tạng và Nam tạng. Tại đây chỉ giới thiệu ít kinh tiêu biểu:

Chánh tri kiến (kinh số 9, Trung bộ I, Nikàya – có kinh tương đương ở A hàm).

Kim Cang Bát Nhã

Thất giác chi (Tương Ưng bộ kinh V, Nikàya)

Kinh Chánh tri kiến nên đọc lại và phân tích kỷ bộ kinh nầy.

Theo kinh Chánh tri kiến, do vì con người thường tác ý về các ngã tướng của mọi sự vật, xem các ngã tướng là có thật nên các tâm tham, tâm sân, tâm si hiện khởi dẫn đến hệ quả tâm lý dao động, tác động lên các hành động của thân, lời và ý mà biểu hiện ra mười nghiệp bất thiện đưa đến khổ đau. Tâm lý ấy vận hành ra một thế giới của Tam giới (Tibhava) sinh diệt, của ngã tướng sinh diệt.

Nếu con người tác ý Vô ngã hay như lý tác ý (Yoniso manasikàro) thì tâm lý không tham, không sân, không si hiện khởi (vô sân = từ tâm) và điều động các hành động của thân, lời và ý mà biểu hiện ra mười nghiệp thiện. Tâm lý nầy, do trí tuệ điều động, vận hành thế giới tâm lý của sự vắng mặt các ngã tướng, ngã tướng – thế giới nầy gọi là thế giới vô minh. Con đường dập tắc phiền não, khổ đau chỉ giản dị có thế và gọi là con đường tuệ quán.

Kinh Kim Cang Bát Nhã: Nếu các hành giả để tâm chìm vào các ngã tướng thì tham, sân, si, sẽ dấy khởi, tâm lý sẽ dao động, không an trụ. Các ngã tướng ấy được kinh Kim Cang xếp vào tám phạm trù:

Ngã tướng (perception of self): Tưởng Cái nầy là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi.

Nhân tưởng (perception of personality): Tưởng rằng có một cá thể thường hằng luân hồi, tái sinh từ đời này sang sang đời khác.

Chúng sinh tưởng (perception of being): Tưởng rằng có một ngã thể biệt lập của các hiện hữu, đồng nhất với chính nó qua các thời điểm khác nhau.

Thọ giả tưởng (perception of soul): Tưởng rằng bên trong con người có một ngã thể thường hằng tồn tại từ khi sinh cho đến khi chết.

Pháp tưởng: Tưởng rằng các pháp thực sự hiện hữu.

Phi pháp tưởng: Tưởng rằng có một hiện hữu chân thật ở ngoài các pháp.

Tưởng: Tin tưởng cái tưởng tạo ra tính chất của các hiện hữu là có thực trong thực tế.

Phi tưởng: Tin rằng thế giới chân thật thì ở ngoài tưởng.

Nếu tâm lý không rơi vào tám phạm trù ngã tướng ấy thì sẽ đi ra khỏi các nhân tố gây ra tâm lý dao động và sẽ được an trụ. Đấy là những gì mà một Bồ tát hành Lđộ Ba La Mt phải làm, qua kinh Kim Cương. Đấy là công phu  như lý tác ý, hay tác ý vô ngã tướng, gọi là Thiền quán.

Pháp Thất giác chi (Tương Ưng V): Con đường thực hiện trí tuệ của Thất Giác Chi, qua Tương

Ưng V, tựu trung là: Liên tục tác ý vô tướng, hay như lý tác ý thì sẽ đi đến kết quả: ngũ triền cái được đoạn trừ.

Ngũ cái là thức ăn của vô minh nên khi Ngũ cái bị đoạn trừ thì vô minh đi đến bị đoạn trừ, minh khởi.

Nếu thực hành liên tục như thế thì Nim giác chi sinh khởi, theo công phu ấy, Trch pháp, H, Khinh an, Định và X giác chi hiện khởi. Xả giác chi hiện khởi sẽ dẫn đến kết quả Minh và Giải thoát hiện khởi, Vô minh và khổ đau diệt.

Con đường thực hiện trí tuệ của Phật giáo giản dị là thế. Nhưng bởi con người có các nhận thức, lòng dục, ý chí, từ tâm và thiên hướng khác nhau mà lòng trăn trở khác nhau về ngõ đường thực hiện khiến có ra các hệ phái, pháp môn tu khác nhau.

Nếu thấy rõ công phu chính của mỗi cá nhân để hàng phục tâm lý dao động của chính mình là như lý tác ý (yoniso manasikàro) thì các cá nhân sẽ đi ra khỏi các thắc mắc về bộ phái, về pháp lớn, nhỏ, về sự hư thật của các hiện hữu. Bấy giờ vai trò triết lý sẽ chấm dứt cùng lúc với các quan điểm di biệt, mùa xuân của tâm thức sẽ có mặt mãi với cuộc đời như là sự kiện Mc v xuân tàn hoa lc tn. Đình tiền tc d nht chi mai.

6. Áp dụng các giáo lý vào đời sống hằng ngày để nhiếp phục các phiền não tức thời:

Áp dụng theo các phương các tâm lý giáo dục (Guidance & Counseling).

Đừng tác ý đến các đối tượng gây ra phin não bng cách chú tâm vào cac đối tượng khác.

Khởi lên từ tâm (Bi hạnh của Bi – Trí – Dũng).

Quán niệm, tác ý đến vô thườngkh đau và vô ngã để xả tâm chp ngã.

Hành thiền ch cho đến khi tâm khá tĩnh lặng thì phiền não sẽ tan đi, chìm lắng đi.

Tưởng niđến Pht, T.

V.v…

III. KẾT LUẬN

Giáo lý Phật giáo tuy nhiều, nhưng tựu trung chỉ nói đến khổ và con đường diệt khổ. Nguyên nhân của khổ, bao gồm cả phiền não hằng ngày, đều do chấp ngã, tham dục mà ra. Chế ngự lòng tham dục chấp thủ là chế ngự phiền não. Người Phật tử cần tự mình nhận thức rõ và tự mình thực hiện con đường, không nên chờ đợi một phép lạ nào khác ngoài việc khởi niệm, tác ý của mình. Nếu muốn là được thì nếu muốn không phiền não sẽ không có phiền não.

Tất cả là do mình, mỗi cá nhân chủ động về tâm lý của mình. Thấy rõ dục vọng và chấp ngã là khổ – chưa thấy sâu sắc thời cần phải quan sát, suy nghĩ cho đến khi thấy sâu sắc – thì liền khỏi dục vọng, chấp ngã. Rời khỏi dục vọng thì liền rời khỏi phiền não.

Nếu còn điều gì thắc mắc thì vấn đề đó thuộc về cá nhân của mình, tự mình phải thấy rõ và tự giải quyết vấn đề.

Nguồn: https://sentrangusa.com/category/tu-hoc-huan-luyen/trai-phu-lau-na/