Saturday, October 28, 2023

Tuệ Sỹ | Ba Thừa Bồ Đề | Translated and annotated by Đạo Sinh: The Three Discrete Kind Of Bodhi

 

     Ở đây, có một người lạc lối trong rừng hoang đầy nguy hiểm, chợt cảm thấy an ổn. Do bởi đâu? Điều chắc chắn là khi nhận biết ra ta đang ở đâu, chung quanh này, gần đây hay xa hơn, có những gì. Vậy thì, sự thực quá hiển nhiên, cái làm cho người ấy cảm thấy an toàn, và tất nhiên cùng lúc với cảm giác sung sướng, đó chính là sự hiểu biết. Nhận rõ được sự thực, nhận biết thực tế ta đang ở đâu, ta đang làm gì, và nếu đó là nhận thức cứu cánh, nghĩa là biết rõ sự sống và sự chết, biết rõ sau đời này, sau khi thân thể này mục rã, ta sẽ là gì, ở đâu, biết một cách chắc chắn, tự mình biết, tự mình thấy, chứ không do ai khác; nhận thức ấy được gọi là giác ngộ, hay bồ-đề. Tuy vậy, nhận thức và giác ngộ là hai giai đoạn diễn ra trước sau như một quá trình nhân quả. Do nhận thức chính xác mà đạt được giác ngộ.
     Nếu nói theo ngôn ngữ kinh điển, giác ngộ hay bồ-đề xuất hiện do bởi sự phát sinh của hai loại trí, tận trí và vô sinh trí. Tận trí, là nhận thức khởi lên, biết rằng ta đã dứt sạch các phiền não ô nhiễm; và cũng biết rõ rằng chúng vĩnh viễn không bao giờ sinh khởi trở lại, đây là vô sinh trí của A-la-hán. Bằng tận trí và vô sinh trí, A-la-hán tự tuyên bố: “Sự sinh của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, sau đời này không còn đời nào nữa.” Đó là cứu cánh của Thanh văn. Cứu cánh đó được gọi là bồ-đề của Thanh văn.
     Cứu cánh của Thanh văn, mục đích tối thượng của các Thánh đệ tử, là đạt đến mức trí tuệ trong sáng, không bị che mờ bởi các phiền não khuấy động, do đó nhìn rõ sự thực của sống và chết. Mục đích này được mô tả sinh động trong kinh Tiễn Dụ. Một người bị trúng tên độc, việc cấp bách là nhổ mũi tên ra, và chữa trị vết thương, chứ không phải tìm hiểu mũi tên từ đâu bắn tới, làm bằng loại cây cỏ gì. Trong tình trạng như vậy, rõ ràng những vấn đề thế giới này hữu hạn hay vô hạn, thường hằng hay không thường hằng, những vấn đề như vậy hãy gác qua một bên. Tất nhiên vấn đề không phải chỉ dừng lại ở đó. Đức Phật đã từng nói, những điều ta biết nhiều như lá trong rừng cây mà những điều ta giảng dạy cho các đệ tử chỉ như nắm lá trong lòng tay. Cho nên, nhu cầu giải thoát thực trạng khổ đau là một thực tế nhân sinh, nhưng nhu cầu hiểu biết tiền tế hậu tế, hiểu cái vô thủy và vô chung của vũ trụ, cũng là một thực tế không thể chối bỏ của nhân sinh. Có những chúng sinh chỉ mong nhanh chóng đạt được giải thoát, sạch hết phiền não, thân tâm trong sáng như hư không, để sau khi trút bỏ sắc thân bèo bọt này, không còn tiếp tục thọ thân nào khác nữa. Nhưng cũng có chúng sinh ước nguyện hơn thế dù phải kéo thêm nhiều đời nhiều kiếp nữa với những thọ thân đầy khổ lụy này, mà cứu cánh là thành Phật.
     Nếu khi ta nghe các luận sư Đại thừa nói rằng mỗi chúng sinh sinh ra đều được mã hóa với ba chủng tánh bồ-đề: chúng tánh bồ-đề Thanh văn, chủng tánh bồ-đề Độc giác, và chủng tánh bồ-đề Phật Chánh giác, mà điều này lại không tìm thấy trong các kinh điển được cho là nguyên thủy, đừng vội kết luận là những thêm thắt ngụy tạo. Lý luận của các luận sư này cũng chỉ đơn giản thôi: Tất nhiên phải có chúng sinh ước nguyện thành Phật; nếu không, thế gian này làm sao có Phật xuất hiện? Vả lại, thế giới không chỉ tồn tại với một quả đất này là duy nhất, mà trong vô tận không gian, hiện hữu vô số đại thiên thế giới; trong những thế giới đó há không có Phật? Thế giới vô tận, chư Phật Như Lai cũng vô lượng, và vì vậy chúng sinh phát nguyện thành Phật cũng vô số. Thêm nữa, trong các đệ tử của Phật, há không ai có ý tưởng mai sau sẽ đạt đến cứu cánh như vị Tôn Sư Chí Tôn của mình hiện tại, là Phật? Kinh điển nguyên thủy không bao giờ nói ngài Xá-lợi-phất muốn thành Phật, mà chỉ bằng lòng với sở đắc hiện tại, dù chính ngài cũng nhận thức rõ ràng rằng, như kinh điển cho thấy, trí tuệ của mình còn cách bậc Đại giác rất xa, quá xa vô lượng thế giới. Những vị Bồ-tát kết tập kinh Pháp Hoa cho rằng, há những bậc đệ tử thượng tôn như Xá-lợi-phất mà không ước nguyện thành, thì ai là người đủ tầm vóc để ước nguyện thừa kế di sản của Như Lai? Vì Phật cũng thường bảo các đệ tử: “Các ngươi hãy là người thừa kế trí tuệ của Ta, chứ đừng là những kẻ thừa kế tài vật của Ta.” Kế thừa trí tuệ của Như Lai, tất nhiên là thành Phật. Trong một hoàng triều mà các hoàng tử, những người có khả năng nhất, tài ba lỗi lạc nhất, lại không muốn thừa kế di sản, thì cơ nghiệp của hoàng đế sẽ ra sao? Vì vậy, các vị kết tập Pháp Hoa khẳng định, ngài Xá-lợi-phất nhất định có ước nguyện thành Phật để kế thừa sự nghiệp Như Lai, và nhất định sẽ thành Phật.

THE THREE DISCRETE KINDS OF BODHI

By Tuệ Sỹ | An excerpt from Du-già Bồ-tát Giới, pp. 70-72translated and annotated by Đạo Sinh
Why would a man who has been lost in a dangerous jungle suddenly feel unworried? It is certain that he might find out where he is and what is around him, near and far. Thus, all that can make him feel safe and, at the same time, pleased is his own knowledge of the situation in which he is caught up. Similarly, if we can, on our own, know exactly where we are, and what we are doing, and where we are destined to go in the next life, and what we would become after our bodies are destroyed, we have attained a kind of knowledge called bodhi or enlightenment in Buddhism. Nevertheless, knowledge and enlightenment are considered to be two consecutive stages of a causal process; and the latter may be achieved thanks to the former alone.
     In Buddhist texts, bodhi is said to manifest itself on the basis of two types of knowledge: kṣayajñāna and anutpādajñāna(1). It is by means of them that an arhat(2) proclaims that his rebirth comes to an end, his holy life has been carried out, what needs to be done has been fulfilled, and there is no more life after this life. It is the aim of śrāvakas(3), or rather, śrāvaka-bodhi.
     The goal of śrāvakas or the ultimate aim of the noble immediate disciples of the Buddha is to achieve pure wisdom, which is not clouded by all kinds of afflictions, and thus to gain a deep insight into the reality of birth and death. The goal is picturesquely described in the Arrow Sūtra: For a person who is injured with a poisoned arrow, what should be done on the spot is not to investigate where the arrow is shot from or what it is made of, but to pull it out and treat the wound immediately. In such a situation, it is obvious that the questions as to whether the world is finite or infinite, permanent or impermanent, must be neglected.
     In reality, the matter should not be considered so simple. The Buddha ever said that what he knew was as much as the leaves in a forest, and what he taught was like a handful of them. Therefore, the need for liberation from suffering is a fact in human life; but the need for understanding the no-beginning and the no-ending of the universe, which has become an undeniable fact in human life, too, is not less indispensable. Some people want to eliminate all the afflictions and liberate themselves from suffering as soon as possible so that they would no longer get any more bodies after abandoning their current ones. Otherwise, some want to achieve Buddhahood even though they have to suffer innumerable lives in their unpleasant bodies. If the doctrine that every sentient being is endowed with three kinds of bodhi, viz., Śrāvakabodhi, Pratyekabodhi, and Samyaksaṃbodhi, is said not to be found in the so-called original texts, it should not be interpreted as being falsely invented by Mahāyāna exegetists. Their grounds are not too difficult to understand: there are really some sentient beings who have taken a vow to attain the consummate enlightenment of a buddha; for, without them, who is the buddha who would come into existence in the world?
     Cosmologically, the universe consists of not only our earth, but a countless number of worlds in which, who may say that there would not be any Buddha found. The universe is infinite, the buddhas are innumerable; and so are sentient beings who take a vow to achieve Buddhahood. In addition, is it true that not any immediate disciple among the Buddha’s did generate the aspiration to the supreme enlightenment that he achieved? In the early Buddhist texts, Śāriputra is said not to have made any decision of achieving Buddhahood. He was, instead, allegedly satisfied with his own achievements even though he realized that he had not yet been so perfectly enlightened as the Buddha. Those who compiled the Lotus Sūtra, however, set forth the question as to who would have enough qualifications to inherit the Tathāgata’s career apart from his most qualified disciples like Śāriputra. For the Buddha ever told his disciples that they should have inherited his wisdom, but not his material heritage. To inherit his wisdom has connotations of achieving supreme knowledge and becoming a buddha. Just as a king whose sons refuse to follow his career will eventually lose all of his achievements, how could the Buddha’s teaching as a whole be experienced and realized and spread at its utmost if his followers refuse to attain the perfect enlightenment he ever did? So, the compilers of the Lotus Sūtra come to the conclusion that Śāriputra did take a vow to achieve Buddhahood for preserving the Tathāgata’s spiritual career, and that he must have been successful.
______________
Notes:
(1) kṣayajñāna: knowledge of cessation; a practitioner’s understanding that the afflictions, viz., greed, hatred, and delusion, have been eradicated and that no more of religious training is needed.
anutpādajñāna: knowledge of non-production; the understanding that the afflictions, once eradicated, can never again recur.
(2) arhat : one who has destroyed all the afflictions and all causes for future rebirth.
(3) śrāvakas : lit. “listener”; one who seeks his own liberation from suffering as an arhat.

Thông báo: Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ

 

THÔNG BÁO

Về việc phát hành Kỷ Yếu Tri Ân HT Thích Tuệ Sỹ

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,
Kính thưa chư vị thức giả, văn thi hữu, cùng Phật tử trong nước và hải ngoại,

Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.

Nhân đây, chúng tôi xin cáo lỗi cùng một số tác giả đã gửi bài đóng góp nhưng vì trễ hạn hoặc nội dung không phù hợp nên không được đăng tải vào Kỷ Yếu.

Chúng tôi ước mong những bài vở được tuyển đăng nơi Kỷ Yếu này có thể thay mặt quý vị, nói lên cảm xúc và niềm tri ân vô hạn đối với Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Tập Kỷ Yếu đang được tiến hành in ấn một số ít tại Việt Nam và phần lớn được in tại California, Hoa Kỳ. Số lượng in giới hạn, một phần vì thời gian cấp bách, phần khác vì ấn phí và cước phí không nhỏ (với tập sách khổ lớn, in offset 4 màu, dày hơn 500 trang), chúng tôi chủ yếu hoàn thành tập Kỷ Yếu với tất cả tấm lòng để cúng dường dâng lên Hòa thượng Tuệ Sỹ tường lãm, chứ không có nhu cầu thương mại, và cũng không có khả năng tặng sách miễn phí cho đại chúng khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, quý vị nào có nhu cầu muốn có một tập Kỷ Yếu để tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời và hành trạng của HT Tuệ Sỹ, để chia sẻ xúc cảm và ân tình của mình đối với bậc Ân sư, xin vui lòng đặt sách trên hệ thống Amazon Books (chỉ trả ấn phí và cước phí):

https://www.amazon.com/K%E1%BB%B7-y%E1%BA%BFu-tri-Th%C3%ADch-Tu%E1%BB%87/dp/B0CLZ5BLGG/ref=sr_1_1

hoặc đặt từ hiệu sách Barnes & Noble:

https://www.barnesandnoble.com/w/book/1144290440?ean=9798886660654

hoặc tùy hỷ ủng hộ và liên lạc với các tự viện sau đây khi có thông báo chính thức sách in đã hoàn tất:

a) Chùa Phật Đà, 4333 30th Street, San Diego, CA 92104 – U.S.A. Tel. (619) 283-7655

b) Chùa Phổ Từ, 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541 – U.S.A. Tel.: (510) 481-1577

c) Trung Tâm Văn Hóa Pháp Vân, 420 Traders Blvd E, Mississauga, Ontario, L4Z 1W7, Canada. Tel.: (905) 712-8809

d) Chùa Viên Giác, Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Germany. Tel.: +49 511 879 630

e) Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia | Tel.: +61 481 169 631

Nguyện cầu hồng ân chư Phật từ bi gia hộ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được tiêu tai diên thọ để tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và dẫn đạo công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Ban Phát Hành Kỷ Yếu kính ghi.

Nguồn: https://hoangphap.org/thong-bao-ve-viec-phat-hanh-ky-yeu-tri-an-ht-thich-tue-sy/

Thursday, October 26, 2023

Đỗ Hồng Ngọc: Chén trà lão Triệu mà chưng hoa ngàn

 

Thị giả của Thầy Tuệ Sỹ nhắn tin tôi: Thầy Tuệ Sỹ đang ở Sài Gòn. Mời Bác đến Hương Tích chơi. Tôi đến. Tuệ Sỹ gầy ốm, xanh xao lắm. Nhưng vui vẻ, hoạt bát, thông tuệ như bao giờ! Thầy viết tặng tôi tập Thơ song ngữ: Dreaming the Mountain do Nguyễn Bá Chung và Martha Collins dịch (2023), cùng với cuốn Phạm Công Thiện của Nohira Munehiro (Võ Thị Vân Anh dịch) và Phật Học Luận Tập, số mới nhất.

Phần tôi, gởi tặng Thầy bản thảo “Một ngày kia… đến bờ” vừa mới viết xong. Trong đó tôi viết: Phật cũng già, cũng bệnh và… cũng chết; viết về Phật là Như Lai nhưng… Như Lai không phải Phật; về Thiền và những hormones hạnh phúc; về “Chất lượng cuộc chết” v.v…

Thầy đưa tôi coi mấy phiếu xét nghiệm và cười, nói’ “Chỉ còn một nửa”. Đúng. Chỉ còn một nửa. Hematocrite chỉ còn 17%, Hemoglobine còn 7g/dL…

Mấy ngày sau tôi nghe sức khoẻ thầy đang rất yếu. Đã phải vào bệnh viện và được truyền 3 đơn vị hồng cầu lắng.

Trong bản thảo “Một ngày kia… đến bờ”, tôi có nhắc Je pense donc je suis của Descartes: Tôi tư duy, vậy có tôi. Vậy không tư duy là không… có tôi! Ta cũng có thể nói như một thầy thuốc: “Tôi thở, vậy có tôi”. Nghĩa là tôi không thở thì không có tôi. Nhưng cái thời tôi còn ở trong bụng mẹ, tôi cũng không thở mà vẫn có tôi đó thôi. Vậy phải chăng cái thời tôi… hết thở, tôi ngừng thở, thì tôi không còn nữa? Còn chứ! Tôi lúc đó lại trở về bào thai Mẹ, bào thai Như Lai (Tathata-garbha) đó chứ!

Tuệ Sỹ viết trong Tổng quan về Nghiệp (2021), Thời kinh nói: “Thời gian đến, chúng sinh chín muồi; thời gian đi, chúng sinh bị hối thúc. Thời gian thức tỉnh chúng sinh…” Đây là tri giác về thời gian theo chu kỳ sống chết của sinh loại. Tri giác về thời gian cũng là tri giác về sự chết. Thời gian được biết đến từ tri giác về sự sinh thành và hủy diệt của một đời người.

Rồi khép lại hàng mi về cõi mộng
Như sương mai, như bóng chớp, mây chiều.

Thì ra là lời của kinh Kim Cang đó:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện.
Ưng tác như thị quán!

Thành ngữ kālaṃ karoti, “nó tạo tác thời gian”, nghĩa là nó chết. Đây không phải là tri giác mà là ám ảnh về thời gian như một thứ định mệnh không thể tránh, rồi ai cũng phải chết. Cho nên, về mặt ngữ nguyên, kāla, nghĩa là thời gian mà cũng có nghĩa là màu đen tối, màu của đêm tối, của sự chết. Kāla cũng được hiểu là do gốc động từ kal (kalayati) thúc giục, hối thúc, sự chết đang hối thúc ta (Tuệ Sỹ).

Lửa đã tắt từ buổi đầu sáng thế
Một kiếp người ray rứt bụi tro bay
(Ngồi giữa bãi tha ma)

Trong bài “Phương nào cõi tịnh” Tuệ Sỹ viết từ cảm hứng khi đọc cuốn “Cõi Phật Đâu Xa” của tôi về Kinh Duy Ma Cật (2017), ông dẫn 4 câu thơ, trích từ Giấc Mơ Trường Sơn:

Ta hỏi kiến nơi nào Cõi Tịnh,
Ngoài hư không có dấu chim bay?
Từ tiếng gọi màu đen đất khổ,
Thắp tâm tư thay ánh mặt trời.
(Giấc Mơ Trường Sơn)

Phải, chỉ có Trí Tuệ (thắp tâm tư thay ánh mặt trời) mới có thể Từ Bi giúp ta vượt thoát màu đen đất khổ đó vậy!

Tác giả và HT Thích Tuệ Sỹ

Tuệ Sỹ cho rằng “vì trình độ ngôn ngữ và năng lực tư duy của chúng ta vốn hữu hạn, cho nên bằng con đường nghệ thuật mà đi vào ngõ đạo có thể tương đối dễ hơn” (Phương nào cõi tịnh), ông chủ trương thơ, nhạc, kịch, vũ… có thể là “ngõ đạo”.

Ông thường nói về vở nhạc vũ kịch Duy Ma Cật ở đó có hình tượng một Thiên nữ rải hoa trời tán thưởng một lời không nói (của Duy Ma…) và cõi của một lời không nói đó chính là cõi thơ.

Giữa thế giới Ta-bà và cõi Phật Chúng Hương, tòa sư tử và thành Tì-la-da, cái vô cùng lớn đến trong cái vô cùng nhỏ, và cái nhỏ đi vào trong cái lớn: đây cũng là cặp phản diện bối cảnh làm lộ rõ thể tính tồn tại của thế gian, vũ trụ. Bằng hình ảnh đó mà tập luyện cho tư duy vượt ngoài khuôn sáo ước lệ, vượt qua thế giới thường nghiệm để vươn lên cảnh giới siêu nghiệm, bất khả tư nghị. 

Như thế, đọc Duy-ma-cật sở thuyết như đang xem một kịch bản, với những nhân vật và bối cảnh phản diện, với những biến cố mang đầy kịch tính, đó là cách tự huấn luyện và tự trang bị cho mình một công cụ định hướng tự duy để vươn lên chiều cao của giác ngộ.

Da mồi tóc trắng, chính là cảnh giới của Duy Ma. Cảnh giới đó là cõi đối biện thượng thừa; cõi im lặng vô ngôn bát ngát của cư sĩ Duy Ma Cật. Và cũng là cõi tịch mặc nhưng tráng lệ của thi ca.

Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh

Tâm Thiền thì không có ngôn ngữ gì khác biệt với ngôn ngữ thường tình. Nhưng còn ngại rằng khi đã cạo tóc mà tình thơ vẫn còn. Thôi thì, thiền đạo và thi ca là đồng hay là khác, cũng chớ nên nghi ngờ mà tra hỏi. Có lẽ “Những phím dương cầm” là bài thơ rất tình của ông tay em run trên những phím lụa ngà, anh trĩu nặng núi rừng trong đáy mắt, nhưng ông đã dặn “chớ nên nghi ngờ mà tra hỏi” rồi đó!

Tự hôm nào suối tóc ngọt lời ca
Tay em run trên những phím lụa ngà
Lời em ca phong kín nhuỵ hoa hờn
Anh trĩu nặng núi rừng trong đáy mắt
Mờ phố thị những chiều hôn mái tóc
Sóng ai ngồi so phím lụa đàn xưa
(Những phím dương cầm)

Bởi theo ông, đạt tới cõi thượng thừa của Thơ, như người học Thiền chứng chỗ Không tịch của Đạo; cái đó vừa khó vừa dễ. Học Thiền ba mươi năm, ba mươi năm đày đọa thân tâm, mà không thành. Phẫn chí, bỏ đi; bất chợt thấy một cánh hoa rơi, cõi Không tịch cũng hoát nhiên, đột ngột mở ra. Chỗ ảo diệu đó, khó giảng cho thông! Muốn cho lời thơ tuyệt diệu, thì phải là đừng gò ép, vừa Không và vừa Tĩnh. Tĩnh cho nên thâu tóm hết mọi vọng động. Không cho nên bao hàm vạn cảnh. Ngắm nhìn sự đời, bôn ba giữa đời, mà thấy mình như nằm trên chóp đỉnh mây cao. Đủ hết các thứ mặn nồng, chua chát; trong đó có cái hương vị tuyệt vời. Thơ và Pháp (Đạo) không chống trái nhau, không hại nhau. (Tô Đông Pha, những khung trời viễn mộng, Tuệ Sỹ)

Đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi thường ngẫm ngợi tại sao thơ ông thường nhắc đến ngày hội lớn, cung trời hội cũ?

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
(Khung trời cũ).

Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
(Một thoáng chiêm bao)

Ngày hội lớn đó ở đâu? Cung trời hội cũ ở chỗ nào đó vậy? Sao nghe thấy quen quen!

A, có phải buổi hôm đó, dưới cội Bồ đề nơi Đức Phật thành đạo, Ngài nói đó là “quả an vui”, ở Hội thứ nhất của Avatamsaka, một thế giới hoa tạng mở ra bát ngát, Như Lai đã hiện tướng thành một vị Phật mắc biếc, ngây thơ, tủm tỉm cười… như hồi còn là chú bé 7,8 tuổi ngồi xem Lễ Hạ Điền mà nhập định không hay? Còn cung trời hội cũ kia phải chăng là Hội thứ chín, nơi rừng Thệ Đa, khi người ta nhập pháp giới, đi vào cuộc Lữ, để thấy được pháp giới thể tính mà thõng tay vào chợ?

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan

Trên đỉnh Hy mã lạp sơn kia là những vỏ sò và dưới đáy biển sâu thẳm nọ là những hạt muối lâu đài thành quách…

Cõi thơ, có đến và có đi, nhưng không hề có dấu vết. Một cánh chim Nhạn, một cánh chim Hồng ngoài ven trời vạn dặm.

Tôi vẫn nghĩ, chính cõi thơ “không hề có dấu vết” kia đã “cứu rỗi” Tuệ Sỹ, một cánh chim Nhạn, một cánh chim Hồng ngoài ven trời vạn dặm, để ông được trở về với mái nhà tranh quen thuộc của mình mà “nâng chén trà lão Triệu”. (Phương nào cõi tịnh, Tuệ Sỹ).

Đỗ Hồng Ngọc
(Saigon, tháng 9.2023)

Trích: Kỷ yếu tri ân HT Thích Tuệ Sỹ | Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành tháng 10/2023

Tuesday, October 24, 2023

Lời ngỏ | Kỷ Yếu Tri Ân Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ

KỶ YẾU TRI ÂN

HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành 2023

LỜI NGỎ

Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp.

Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”

Chúng tôi, những giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ, những pháp hữu và học trò Tăng, Ni, Phật tử nhiều thế hệ, từng được tiếp cận, đàm đạo, nghe giảng từ các trường lớp Trung, Cao đẳng và Đại học Phật giáo, hoặc chỉ được đọc và nghiên cứu qua hàng nghìn trang kinh, sách, tiểu luận, thơ, văn… của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, rất tâm đắc với lời xưng tán của Triết gia Phạm Công Thiện. Nhưng nơi đây, trong tình Thầy-Trò thâm thiết, trong niềm cảm kích vô hạn đối với di sản tinh thần kỳ vĩ mà Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ để lại cho cuộc đời, chúng tôi chỉ muốn gọi Người bằng ngôn ngữ bình dân và gần gũi nhất: Thầy Tuệ Sỹ.

Cuộc đời Thầy tập trung toàn thời gian vào sự nghiệp Hoằng Pháp; nói theo ngôn ngữ thế gian thì đó là lãnh vực Văn hóa và Giáo dục.

Văn hóa và Giáo dục Phật giáo được biểu hiện qua việc học hỏi, tụng đọc, truyền dạy và thực hành Kinh – Luật – Luận mà Thầy đã tận tụy suốt hơn 60 năm phiên dịch, chú giải, sáng tác, giảng dạy trong nhiều trường lớp Phật học tại Việt Nam và ngoài nước qua Paltalk, Zoom Meeting Online, v.v…

Văn hóa và Giáo dục Dân tộc cũng được Thầy phổ hiện qua những sáng tác thơ văn, tiểu phẩm, tiểu luận… về tình tự dân tộc, nhân sinh quan, xã hội dân sự; và trong một góc nhìn nào đó, ngay chính bản án tử hình và những năm trong tù ngục của Thầy cũng là hệ quả của sự biểu hiện nền Văn hóa, Giáo dục nhân bản và khai phóng của dân tộc trong một giai kỳ lịch sử đen tối trên quê hương.

Trong chiều hướng đó, nội dung tập Kỷ Yếu này dựa theo hành trạng của Thầy Tuệ Sỹ, chia làm 3 phần chính:

Phần I – Phật học: Gồm những sáng tác văn, thơ, biên khảo, tiểu luận của chư vị thức giả, học giả, Tăng Ni, cư sĩ, văn nghệ sĩ nói về Thầy Tuệ Sỹ và ảnh hưởng của Thầy trong tư cách một nhà tư tưởng Phật học, một hành giả Tăng sĩ Phật giáo uyên thâm, trác việt;

Phần II – Văn học: Gồm các sáng tác văn chương, thi phú, mỹ thuật của giới văn học nghệ thuật minh họa về Thầy Tuệ Sỹ như một nhà văn, nhà thơ trứ danh, hàng đầu trong nền văn học Việt Nam; và

Phần III – Đạo Pháp và Dân Tộc: Gồm những sáng tác, nhận định, xã luận, tiểu luận của chư vị học giả, thức giả, đời cũng như đạo, Phật giáo hay tôn giáo bạn, về vai trò của Thầy Tuệ Sỹ trong cương vị lãnh đạo Giáo Hội, cũng như những đóng góp của Thầy bằng hành động hay bằng tâm thức, nhằm xây dựng nền tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

Những năm gần đây, với thân bệnh, ngoài trọng trách phục dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thầy Tuệ Sỹ vẫn tiếp tục ngày đêm cặm cụi trên những trang kinh giá sách, phiên dịch chú giải Tam tạng Thánh điển, thành lập một hội đồng phiên dịch quy tụ những nhà Phật học có trình độ cổ ngữ và ngoại ngữ vững chắc, soạn thảo đề án và cẩm nang phiên dịch tỉ mỉ chi tiết cho người đi sau. Vào tháng 7 năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Thầy, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đã giới thiệu thành tựu sơ bộ với bộ Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I, gồm 24 tập và 5 cuốn Tổng lục. Dù chỉ mới thành tựu một phần nhỏ của công trình, tư duy và viễn kiến của Thầy Tuệ Sỹ cùng với cẩm nang để lại, cũng cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của Đại Tạng Kinh Việt Nam: là đề án có một không hai của nền Phật Việt. Đây có thể nói là công trình Văn hóa Giáo dục cốt lõi trong sự nghiệp hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam mà khởi nguyên là từ lần chuyển pháp đầu tiên của Đức Phật nơi Vườn Nai hơn 25 thế kỷ trước. Chính vì thế, sự nghiệp trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ là một sự nghiệp đồ sộ mà ngàn lời của Kỷ Yếu cũng khó bàn nói hết được. Dù vậy, chúng tôi, mỗi người xin góp một tiếng nói, trước hết là biểu tỏ niềm tri ân và kính trọng vô biên đối với Thầy; thứ đến, muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn đọc về một bậc Long Tượng kỳ vĩ của Phật giáo Việt Nam — một bậc Thầy của những vị Thầy, một bậc Thầy hiếm hoi trong lịch sử gần hai nghìn năm Phật giáo trên quê hương yêu dấu.

Thực hiện tập Kỷ Yếu này, chúng con/chúng tôi muốn tri ân những đóng góp của Thầy Tuệ Sỹ trong mọi lãnh vực; và vì sức khỏe của Thầy, cần phải hoàn tất trong vòng một tháng, trong đó thời gian để các tác giả viết chỉ có mười ngày. Với những hạn chế đó, Kỷ Yếu không thể là một tác phẩm hoàn toàn chuyên chở các nhận định, biên khảo, phân tích về những đóng góp của Thầy hay các tác phẩm của Thầy mà chỉ là một tuyển tập ghi lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những lời tri ân của người viết đối với Thầy. Vì vậy, Kỷ Yếu sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót, hoặc những trình bày có khi chủ quan, cảm tính của những người ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ; rất mong sự rộng lượng bỏ qua của chư vị độc giả. Hy vọng những khiếm khuyết của Kỷ Yếu sẽ được bổ túc cho được hoàn mỹ hơn trong dịp tái bản, hoặc trong một tuyển tập nghiêm túc, có rộng thời gian hơn.

Chúng con/chúng tôi cũng xin thành kính tri ân tất cả chư tôn đức Tăng Ni, quý vị Cư sĩ, quý văn nghệ sĩ và Phật tử đã dành tâm cảm và thời gian, đóng góp bài vở và hình ảnh để thực hiện tập kỷ yếu này.

Lời sau cùng, nhìn lại hành trạng một đời của Thầy Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Thầy luôn là người tiên phong đầu ngọn sóng, trong cả nẻo đạo hay đường đời: vận dụng từ bi và trí tuệ để khai mở, xây dựng và phát triển, từ việc giáo hội đến việc Tăng đoàn mà không màng chút lợi-danh, quyền thế. Sự có mặt của Thầy trong đời này dường như là để dựng lại những gì bị gãy vỡ, đổ nát. Thầy, có khi như con tê giác[1] cô độc giữa núi rừng, có khi hòa mình đồng trú trong biển lớn thanh tịnh tăng-già, có khi thăng trầm theo vận nước nổi trôi, có khi độc hành trên từng dặm ngàn mây bay[2]… nhưng bước chân của Thầy đã được xác định từ ban đầu với con đường tuệ giác, và chỉ một hướng một nguyện: trải thân cát bụi để thực hiện Bồ-đề hạnh trong lũy kiếp hằng sa quốc độ.

Trong sự ngưỡng phục và đồng cảm sâu sắc với hạnh nguyện vô biên của Thầy, chúng con/chúng tôi xin kính dâng Thầy những dòng văn thơ mộc mạc này, và cùng một lời, xin thưa với Thầy rằng, Thầy sẽ không cô độc, vì khi nhìn xuống, Thầy sẽ thấy chúng con/chúng tôi với ước nguyện “thiên lý đồng hành” trên lộ trình giác ngộ thênh thang.

Ban Biên Tập Kỷ Yếu kính ghi


[1] Hình ảnh từ Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, Kinh Tập (Sutta Nipata) – HT Thích Minh Châu dịch.

[2] Thiên Lý Độc Hành, thi phẩm của HT Thích Tuệ Sỹ.


BAN THỰC HIỆN KỶ YẾU TRI ÂN 
HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
Cố vấn: Hòa thượng Thích Như Điển 
| Hòa thượng Thích Nguyên Siêu | Hòa thượng Thích Bổn Đạt
Chủ biên: Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng 
Thượng Tọa Thích Hạnh Viên
Biên tập: Thị Nghĩa Trần Trung Đạo | Nguyên Đạo Văn Công Tuấn  Tâm Huy Huỳnh Kim Quang | Tâm Quang Vĩnh Hảo  
Quảng Diệu Trần Bảo Toàn | Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ

Kỹ thuật và Thiết kế: Nguyên Túc Nguyễn Sung 
Quảng Pháp Trần Minh Triết 
Nhuận Pháp Trần Nguyễn Nhị Lâm

Bảo trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp

Nguồn: https://hoangphap.org/loi-ngo-ky-yeu-tri-an-hoa-thuong-thich-tue-sy/

Monday, October 23, 2023

Tâm Nhãn: Giáo Lý Không Phải Công Thức Toán Học Có Sẵn

 

“Bạn phải luôn ý thức về cảm xúc của mình – nếu bạn sợ hãi thì đó là điều tự nhiên nhưng đừng bao giờ để sự hoảng sợ xâm chiếm, nếu không bạn sẽ bị tê liệt.” Đó là lời phát biểu của bà Beatriz Flamini, 50 tuổi, vận động viên thể thao mạo hiểm của Tây Ban Nha đã trải qua 500 ngày sống một mình dưới hang sâu (Granada) 70 mét, hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Theo hãng tin Tây Ban Nha EFE, trải nghiệm của bà đang được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại các trường đại học ở Granada và Almeria, cùng một bệnh viện chuyên về giấc ngủ có trụ sở tại Madrid. Mục đích của nghiên cứu là xác định tác động của sự cô lập xã hội và tình trạng mất phương hướng cực độ tạm thời đối với nhận thức của con người về thời gian, những thay đổi về tâm thần và nhận thức có thể xảy ra khi con người ở dưới lòng đất, cũng như tác động đến nhịp sinh học và giấc ngủ (bbc. com).

Thời gian đầu, khi mới đến đất khách quê người, tâm trạng của tôi bắt đầu nao núng, nhiều lúc muốn đầu hàng số phận, bởi ngôn ngữ bất đồng, nhiều thứ tự lực… Nỗi sợ của tôi lúc này là không sợ chết mà sợ tiếp xúc với người lạ, cảm giác như bị lạc vào một một hành tinh khác. Tôi nghĩ, đây cũng một phần tai hại của những tu sĩ sống quá lâu trong vành đai an toàn của nhà chùa bao bọc, mọi thứ xung quanh luôn được đàn-na thí chủ lo liệu, chưa bao giờ học pháp khổ, kiến thức giáo lý chỉ trên sách vở. Vấn đề tu học cần được thực chứng hay trải nghiệm, như trong luận Câu-xá có một thuật ngữ gọi là “khổ pháp trí” (duḥkhe dharmajñāna), tức trí tuệ phát sinh do quán chiếu, nhận thức, suy luận từ nỗi khổ của Dục giới. Đây là trí tuệ vô lậu (anāsrava-jñāna), đi từ tối sơ nhận thức tính chân thật của hiện thực khổ.

Nếu bạn chưa từng bị ai hại mình thì làm sao biết được thật sự mình có lòng từ bi tha thứ cho họ. Nếu bạn chưa đối diện với tử thần thì làm sao biết được mình xem cái chết nhẹ như lông hồng. Nếu bạn chưa từng cầm bạc vàng trong tay, rồi tập buông bỏ, thì làm sao học pháp: xem của cải là phù vân…

Như một độc giả nào đó, thưởng lãm trong tập thơ “Thiên lý độc hành” của thầy Tuệ Sỹ, đôi khi suy đoán, chắc thầy tâm hồn lai láng chữ nghĩa, đặt bút là thành thơ. Đâu biết rằng, suốt chặng đường thầy đi, trải qua đèo Bảo Lộc, đèo Prenn, đèo Khánh Lê, gặp lúc mưa như thác đổ, nước tuôn mạnh theo hướng đổ đèo, thân già gầy guộc, thầy phải ngồi xuống, đi theo thế ngồi, tránh thế nước xô mình… Từ trải nghiệm pháp khổ, mới có chất liệu để phơi bày ra văn tự:
“Bóng tối sập, mưa rừng tuôn thác đổ
Đường chênh vênh vách đá dọa nghiêng trời
Ta lầm lũi bóng ma tròn thế kỷ
Rủ nhau đi cùng tận cõi luân hồi
Khắp phố thị ngày xưa ta ruổi ngựa
Ngang qua đây ma quỷ khóc thành bầy
Lên hay xuống mắt mù theo nước lũ
Dẫm bàn chân lên cát sỏi cùng trôi
Rồi ngã xuống nghe suối tràn ngập máu
Thân là thân cỏ lá gập ghềnh xuôi
Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu
Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi”

“Chiêm ngưỡng thế giới, đối mặt với hiểm nguy, nhìn ra phía trước; tiến lại gần hơn, tìm thấy nhau và cảm nhận chúng. Đó chính là ý nghĩa của cuộc sống”. Đây là lời thoại trong bộ phim “The Secret Life of Walter Mitty”, Ben Stiller đạo diễn, Steve Conrad viết kịch bản, bộ phim ra mắt công chúng vào năm 2013. Tôi không bình gì về bộ phim này, chỉ thấy câu nói có ý nghĩa, tạm vay mượn làm kết luận và khâm phục những con người luôn tìm hiểm nguy đối thoại.

Mùng 8 tháng 9 năm Quý mão.
Tâm Nhãn

Saturday, October 21, 2023

Rev. Dr. Kenneth Tanaka | Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Tại sao Phật giáo phát triển ở Mỹ? | Why Is Buddhism Growing in America?

 

Chúng ta có thể hiểu sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo Mỹ bằng cách mượn khái niệm cung cầu từ kinh tế học.

“Cầu” ám chỉ những yếu tố “kéo” hay “chào đón” Phật giáo. Một số điểm nổi bật: Thứ nhất, người Mỹ coi trọng tôn giáo ở mức độ cao hơn nhiều so với người dân ở hầu hết các nước phát triển khác. Tôn giáo có xu hướng được coi là “điều tốt”, cung cấp nền tảng tinh thần và đạo đức cho cuộc sống. Điều này đặc biệt rõ ràng trong việc nuôi dạy trẻ em. Ngoài ra, người Mỹ có xu hướng đánh giá cao các mục sư, linh mục, giáo sĩ Do Thái và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo khác. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thường đóng vai trò là nhà lãnh đạo trong cộng đồng nói chung ngoài các nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo, đền thờ hoặc giáo đường Do Thái cụ thể của họ. Giá trị mà chúng ta đặt vào tôn giáo là một phần của xã hội Mỹ đến mức chúng ta thường xem đó là điều hiển nhiên nên hiếm khi nhận thấy điều đó.

Yếu tố “nhu cầu” thứ hai là sự cởi mở của xã hội. Vào những năm 1960, thái độ của xã hội Mỹ bắt đầu chuyển sang hướng cởi mở hơn đối với các tôn giáo khác ngoài đạo Tin Lành. Ví dụ, khi John F. Kennedy vận động tranh cử tổng thống vào năm 1960, sự nghi ngờ về việc ông theo đạo Công giáo là nguyên nhân gây ra sự phản đối đáng kể. Nhưng vào năm 2020, đạo Công giáo của Tổng thống Joe Biden thường được coi là một thế mạnh vì nó báo hiệu rằng ông là một người có niềm tin tôn giáo chân thành, bất kể giáo phái nào.

Những thay đổi trong luật nhập cư năm 1965 đã thúc đẩy hơn nữa sự đa dạng tôn giáo và do đó là sự cởi mở vì có nhiều người đến từ các quốc gia ngoài phương Tây, bao gồm cả những người nhập cư theo đạo Phật từ châu Á.

Trong bầu không khí cởi mở này, Phật giáo đã ít bị xem là một giáo phái “Đông phương” kỳ lạ như thời mới du nhập. Trên thực tế, khi số người quan tâm đến các vấn đề tâm linh tăng lên, người ta thường nghĩ một cách ngây thơ rằng “Châu Á tâm linh” vượt trội hơn “phương Tây duy vật”. Nhiều người như vậy bị Phật giáo thu hút vì họ tìm thấy ở đó sự đáp ứng nhu cầu tâm linh của một nền văn hóa công nghiệp hóa.

Yếu tố thứ ba tiếp theo sau điều này, và nó liên quan đến sự thay đổi về bản chất tôn giáo ở Mỹ. Các cuộc khảo sát cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ bị thu hút bởi tâm linh hơn là cái thường được gọi là “tôn giáo có tổ chức”, nghĩa là tôn giáo tập trung vào tư cách thành viên trong các tổ chức như giáo đường Do Thái, đền thờ và nhà thờ Hồi giáo. Cụm từ “tâm linh nhưng không tôn giáo” thường được dùng để mô tả những người như vậy.

Chuyển sang khía cạnh cung cấp của Phật giáo, chúng ta có thể xác định những phẩm chất nhất định đã thu hút nhu cầu tâm linh và tôn giáo của người Mỹ. Đặc biệt, Phật giáo phù hợp với xu hướng coi trọng tâm linh nhấn mạnh vào trải nghiệm cá nhân. Đó là, bạn có thể nói, giáo lý Phật giáo cho chúng ta thấy rằng chúng ta luôn mang theo một viên ngọc quý.

Một phẩm chất mà Phật giáo mang lại là thái độ đối với nỗi đau khổ mà tất cả chúng ta phải đối mặt khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Phật giáo coi những khó khăn như bệnh tật, mất mát, thất vọng và cái chết là một phần tự nhiên của cuộc sống và không phải là điều gì đó có thể phủ nhận. Đau khổ là thứ cần được thấu hiểu, chấp nhận và biến thành bàn đạp để sống một cuộc sống trọn vẹn và có ý nghĩa hơn.

Thứ hai, Phật giáo tìm cách nói lên kinh nghiệm độc đáo của mỗi cá nhân. (Xét cho cùng, không có hai viên ngọc nào giống nhau.) Vì điều này, nó có thể là một con đường có giá trị để hiểu rõ bản thân. Nhiều người Mỹ thích cảm thấy rằng họ được tự do đặt câu hỏi về giáo lý tôn giáo và tự quyết định về chúng, và Phật giáo không chỉ cho phép điều này mà thậm chí còn khuyến khích điều đó.

Đây là lý do cho sự phổ biến của Kinh Kalama, trong đó Đức Phật nói:

Đừng đi theo những báo cáo, truyền thuyết, truyền thống, kinh điển, phỏng đoán logic, suy luận, so sánh, thỏa thuận qua quan điểm cân nhắc, xác suất, hay theo ý nghĩ, Người chiêm niệm này là thầy của chúng ta. Khi bạn tự mình biết rằng: “Những phẩm chất này là thiện xảo; những phẩm chất này là hoàn hảo; những phẩm chất này được người trí ca ngợi; những phẩm chất này, khi được áp dụng và thực hiện, sẽ dẫn đến phúc lợi và hạnh phúc” – thì bạn nên nhận và duy trì chúng.– Tăng Chi Bộ Kinh 3.66, dịch. Tỳ kheo Thanissaro

Có lẽ nguyên nhân đầu tiên cho sự phát triển của Phật giáo Hoa Kỳ là do sự phổ biến của thiền định. Khía cạnh thứ ba này do Phật giáo đưa ra bao gồm các phương pháp thực hành mà nhiều người thấy dễ tiếp cận, trị liệu tinh thần, tăng cường và giải phóng tinh thần. Ngồi thiền được dạy trong các trường phái Thiền tông, Nguyên thủy và Tây Tạng đặc biệt hấp dẫn những người cải đạo.

Nhà xã hội học tôn giáo người Mỹ Wade Clark Roof mô tả tâm linh là “trải nghiệm cá nhân phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi cá nhân”. Ông viết, tâm linh gắn liền với năm thuật ngữ chính: kết nối, thống nhất, hòa bình, hòa hợp và tập trung. Phật giáo được giới thiệu ở Mỹ thu hút những người mong muốn trải nghiệm những phẩm chất này trong cuộc sống của họ. Để giải quyết nhu cầu tâm linh của rất nhiều người, Phật giáo đã trở thành một phần đa dạng về mặt nhân khẩu học và đa diện trong bối cảnh tôn giáo của Hoa Kỳ. Điều này rất thú vị!

Giống như những viên ngọc quý trong mạng lưới của Indra (ẩn dụ cho sự tương tức), mỗi cộng đồng, mỗi tông hệ phái đều soi sáng cho những cộng đồng còn lại, mỗi cộng đồng đều giúp đỡ và được những người khác giúp đỡ để tỏa sáng rực rỡ hơn.

Source:

Why Is Buddhism Growing in America?

Rev. Dr. Kenneth Tanaka

We might understand the rapid growth of American Buddhism by borrowing the concept of supply and demand from economics.

“Demand” refers to those factors that “pulled” or “welcomed” Buddhism. Several stand out: First, Americans value religion to a much greater degree than do people in most other developed countries. Religion tends to be seen as a “good thing,” providing a spiritual and ethical foundation for living. This is especially apparent in the raising of children. Also, Americans tend to hold pastors, priests, rabbis, and other religious professionals in high regard. Religious leaders often serve as leaders in the general community beyond their particular churches, mosques, temples, or synagogues. The value we place on religion is so much a part of American society that we often take it for granted and scarcely notice it.

A second “demand” factor is societal openness. In the 1960s, American society’s attitude began to shift toward greater openness toward religions other than Protestantism. For example, when John F. Kennedy campaigned for president in 1960, suspicion about his being Catholic was the cause of significant opposition. But in 2020, President Joe Biden’s Catholicism was most often seen as a strength because it signaled that he is a person of sincere religious conviction, regardless of sect.

Changes in immigration laws in 1965 further fostered religious diversity, and thus openness, because of the arrival of more people from non-Western countries, including Buddhist immigrants from Asia.

Within this atmosphere of openness, Buddhism has come to be seen less as a weird “Oriental” cult, as it was when I was growing up. In fact, as the number of people interested in spiritual matters increased, it was often thought, however naively, that “spiritual Asia” was superior to the “materialistic West.” Many such people were attracted to Buddhism because they found it a response to the spiritual needs of an industrialized culture.

The third factor follows on this, and it has to do with change in the very nature of religion in America. Surveys have shown that Americans have in increasing numbers become more attracted to spirituality than to what is often called “organized religion,” meaning religion is centered on membership in institutions such as synagogues, temples, and mosques. The phrase “spiritual but not religious” is often used to describe such people.

Turning to the supply side of Buddhism, we can identify certain qualities that have appealed to the spiritual and religious needs of Americans. In particular, Buddhism fits in with the trend of valuing a spirituality that stresses personal experience. That is, you could say, Buddhist teachings show us that we have been carrying around a precious jewel all along.

One such quality that Buddhism offers is its attitude toward the suffering we all deal with in facing life’s difficulties. Buddhism sees difficulties such as sickness, loss, disappointment, and death as a natural part of life and not something to try to deny. Suffering is something that needs to be understood, accepted, and turned into a springboard for living a fuller and more meaningful life.

Second, Buddhism seeks to speak to the unique experience of each individual. (After all, no two jewels are the same.) Because of this, it can be a valuable path to self-understanding. Many Americans like to feel that they are free to question religious teachings and to make up their minds about them, and Buddhism not only allows for this but even encourages it.

This is the reason for the popularity of the Kalama Sutta, in which the Buddha says:

Don’t go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by logical conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, This contemplative is our teacher.” When you know for yourselves that, “These qualities are skillful; these qualities are blameless; these qualities are praised by the wise; these qualities, when adopted and carried out, lead to welfare and happiness” — then you should enter and remain in them. – Anguttara Nikaya 3.66, trans. Thanissaro Bhikkhu.

Probably the No. 1 reason for the growth of American Buddhism is found in the popularity of meditation. This third aspect offered by Buddhism includes practices that many find easy to learn, mentally therapeutic, and spiritually empowering and liberating. Sitting meditation as taught in the Zen, Theravada, and Tibetan schools has been especially attractive to converts.

The American sociologist of religion Wade Clark Roof describes spirituality as “personal experience tailored to the individual’s quests.” Spirituality, he writes, is associated with five key terms: connectedness, unity, peace, harmony, and centeredness. Buddhism as presented in America attracts people looking to experience these qualities in their lives. In addressing the spiritual needs of so many, Buddhism has become a demographically diverse and multifaceted part of the American religious landscape. To me, this is very exciting.

Like the jewels in Indra’s net, each community, and each lineage shines a light on the rest, each helping and being helped by the others to glow brighter.