Friday, January 26, 2024

HOÀNG NGỌC: Rong ruổi kiếp thơ (Khổng Vĩnh Nguyên )


Dù đã 65 tuổi, thi sĩ Khổng Vĩnh Nguyên vẫn miệt mài “cày cuốc” trên cánh đồng thơ ca.
Dù đã 65 tuổi, thi sĩ Khổng Vĩnh Nguyên vẫn miệt mài “cày cuốc” trên cánh đồng thơ ca.

Rong ruổi kiếp thơ

“Khổng Vĩnh Nguyên là một nhà thơ nông dân thứ thiệt. Không chỉ vì anh sinh ra và lớn lên ở nông thôn (hầu hết các nhà thơ Việt Nam đều sinh ra và lớn lên ở nông thôn) mà vì anh đã từng là một trai cày. Người như thế mà làm thơ, mà làm thơ hay thì quý lắm!”. Xin trích vài dòng của nhà thơ Thanh Thảo khi ông nhắc đến người thợ cày làm thơ Khổng Vĩnh Nguyên. 

Nhà thơ đi…

Cứ hết ý tưởng và chất liệu làm thơ là ông lại khăn gói ra đi. Ông đi bất cứ nơi nào, cả tháng trời. Nhiều khi trong túi “khô xu” cũng đánh liều để đi. Có lúc bạn bè gặp ông ăn vận rách mướp, râu tóc rối mù như người rừng bộ hành giữa phố. Cứ đi là ra thơ, thơ ông tuôn chảy như dòng thác, như hơi thở cần cho người đang sống. Bài thơ nào cũng thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, ruộng đồng, cây cỏ... “Con gà trống thiến đã già/Cất lên tiếng gáy sao mà trẻ thơ” hay “Bẻ lau phất một ngọn cờ/Chạy theo mây trắng làm thơ thuộc lòng”… Cái tiếng “khất thực”, điền dã của ông đã khiến cho giới thi nhân ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả Nam Bộ kiêng nể. Thi sĩ họ Khổng quan niệm, làm thơ thì dễ nhưng để làm một nhà thơ “tử vì đạo” thì rất khó vô cùng. “Để thơ hay, chuyển tải được tình yêu của người thi sĩ vào cuộc sống buộc anh ta len lỏi giữa đời thường, lắng nghe hơi thở đất trời, vạn vật để cảm thán về nó”, ông nói.

Trong “túi thơ” của thi sĩ họ Khổng hiện đã in được 9 tập thơ với hàng trăm bài thơ. Do ông nghèo nên đa phần thơ làm ra đều do bạn bè, bằng hữu giúp đỡ để xuất bản, hỗ trợ tiền in. Từ những năm 15 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, đến năm lên 17 thì đã cho ra hai tập thơ đầu tay. Quen biết với Khổng Vĩnh Nguyên từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng (đang sinh sống tại Bình Định) có duyên giúp tập thơ “Cỏ đầu truông” và nhiều tập thơ của thi sĩ họ Khổng về giấy phép xuất bản. “Nhớ hồi năm 1997, chúng tôi ra thăm nhà Khổng Vĩnh Nguyên. Lúc này, mẹ của anh vẫn chưa mất, bà bị mù. Cậu con trai của Nguyên khi ấy còn nhỏ đang hái sim và trái rừng để bán kiếm tiền đi học. Thấy hoàn cảnh của Nguyên quá khó khăn, tôi mang các bản thảo thơ của anh về rồi thi thoảng chọn lọc cho đăng trên tạp chí Văn nghệ Bình Định, lấy tiền nhuận bút gửi ra cho cha con anh”, ông Mừng kể lại.

Quê của thi sĩ họ Khổng là ngôi làng “cõng lên lưng ba đèo gió cát” Tân Thanh, thuộc xã Cát Hải, huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định). Tân Thanh là ngôi làng gần biển, nhưng cư dân lại sống bám lấy ruộng đồng, nương rẫy. Trong thơ ông, hình ảnh làng quê, đồng ruộng hiện lên thường nhật, như: “Nắng nung rẫy cát khoai sùng/Con ăn lót dạ một vùng quê hương”, “Từ đèo Tó Mọ gió hú về Cát Hải/Gió già nua gầm bới cát đòi chồng/Làng cõng trên lưng ba đèo gió cát…” hay “Em về Chánh Thắng rừng sương xuống/Đồng ruộng Tân Thanh buổi chiều tà/Đá Tượng nằm thương đèo Tó Mọ/Mây khói rừng già lạc hướng bay”…

Tìm trường ca anh hùng

Một đêm mùa thu năm 2003, Khổng Vĩnh Nguyên đang nghe đài, tình cờ biết được mẩu tin về gia thế, xuất thân của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ. Họ Khổng ấn tượng khi nghe về gia thế của Nguyễn Trung Trực quê gốc ở xóm Lưới (thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải), một xóm vạn nằm sát bên làng Tân Thanh của ông. Trằn trọc nhiều đêm, thi sĩ quyết định khăn gói điền dã về miền Tây.

Ngày ấy ông Văn Trọng Hùng còn làm Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Bình Định nghe ý tưởng của thi sĩ họ Khổng liền rút tiền túi 200 nghìn đồng cho ông đò xe. Cầm tiền, họ Khổng đón xe đò, quá giang bằng các phương tiện, như: đò, xe thồ, xe ôm, đi bộ… lần đường vào huyện Bến Lức (tỉnh Long An) rồi ghé qua Kiên Giang, Cà Mau để lần tìm gia phả, hậu duệ và những câu chuyện, tư liệu điền dã lưu truyền trong dân gian về Nguyễn Trung Trực. Đi đến đâu ông liên hệ, ghé nhà các bằng hữu cùng làm thi ca để xin tá túc, ở nhờ. Bằng hữu cho ông ăn, chỗ ngủ, còn ông thì chẳng có gì ngoài tặng thơ…

Khổng Vĩnh Nguyên lang bạt kỳ hồ, bám trụ ở đất miền Tây trong nhiều tháng trời, đợi đến ngày giỗ của thống soái Nguyễn Trung Trực (các ngày 26, 27, 28 tháng 8 Âm lịch). “Đến ngày giỗ, Phật giáo Hòa Hảo đứng ra chủ trì, tổ chức tại các tỉnh Long An, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ… Tôi mua cây võng, bám theo các tu sĩ để được tham gia các lễ cúng, vừa được nghe kể chuyện về cụ Nguyễn Trung Trực. Khắp nơi người dân dựng rạp, đắp lò, ăn chay để giỗ vị nguyên soái lẫy lừng. Bông điên điển chất cao như núi hòa vào khói sương cung kính, tưởng nhớ”, Khổng Vĩnh Nguyên kể lại. 

Trong nhiều năm lang thang ở miền Tây, Khổng Vĩnh Nguyên viết lên một trường ca về người Anh hùng Nguyễn Trung Trực. Đến cuối năm 2011, ông gom lại thành tập trường ca  hai phần “Đêm phượng hoàng trở dạ” và “Lửa gầm Nhật Tảo”, với các bài thơ ca ngợi người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ và Anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực. Trường ca liên hệ đến quê chài, những chiến công hiển hách và sự gan hùm của nguyên soái Nguyễn Trung Trực - “Nguyên soái chúng tôi là người dân chài/Lời Hịch lướt qua ngàn sông nước”. Lúc ông bị nhốt, đưa ra hành quyết: “Kê đầu trên đá êm như nước/Quê nghèo tô điểm máu dân đen… Hồn quê mở nắp vại cà/Nhớ bông điên điển quê nhà nước lên”.

Năm 2018, “Đêm phượng hoàng trở dạ” và “Lửa gầm Nhật Tảo” đoạt Giải Văn học nghệ thuật Đào Tấn - Xuân Diệu của tỉnh Bình Định. Cũng từ tập trường ca này, tỉnh Bình Định bắt đầu quan tâm nhiều đến quê xứ, gốc gác của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Nguồn: https://nhandan.vn/rong-ruoi-kiep-tho-post638625.html

HÃY TƯỞNG NHỚ NHAU

 HÃY TƯỞNG NHỚ NHAU 

Một buổi tối lướt sóng trên mạng xã hội, Facebook, thấy chú Hân chia sẻ, “Anh Hai Thụ (Nguyễn Đình Thụ) vừa ra đi khỏi cuộc đời cách đây 3 tiếng ở Nhơn Lý. Cầu nguyện anh bình yên về cõi vĩnh hằng", rồi chúng tôi lướt sóng qua group Nhơn Lý Quê Hương Tôi mà Chú đã quản lý bao lâu nay, lại tâm sự: Một thời lẫy lừng rời quê hương từ thời trai trẻ, phiêu bạt, tạo sự nghiệp đem niềm tự hào đến người quê Nhơn Lý, mỗi khi nhắc đến anh. Cuối cùng, nhắm mắt xui tay an nghỉ nơi chôn nhau cắt rốn.” Rồi chú tiếp, “Anh Nguyễn Đình Thụ, trước 75, vắng mặt cha, mẹ một mình đã nuôi anh và 2 đứa em thơ. Cuộc sống vô vàng thiếu thốn khó khăn, anh lăn lộn ra đời sớm. Sống xa quê, xa gia đình từ thời trai trẻ, dễ bị đi vào con đường hư đốn, nhưng anh đã làm nên kỳ tích không ai ngờ được. Học xong trung học, được du học qua Mỹ và trở thành một chàng sĩ quan phi công hào hoa của không quân miền nam, lái A37 phản lực cơ chiến đấu tại sân bay Phù Cát. Được biết bao người ngưỡng mộ lúc bấy giờ! Sau 75, anh đã qua Mỹ sống ở San Jose, là chỗ dựa tinh thần gần gũi với nhiều anh em Nhơn Lý tị nạn chúng ta vào những ngày đầu sớm đặt chân chơ vơ ít người Việt ở đất Mỹ.
Những năm tháng cuối đời, bệnh hoạn, anh trở về quê hương sống, và vừa từ giã chúng ta vào lúc 9 giờ sáng ngày 25 tháng 4 năm 2023 trong sự chăm sóc đầy yêu thương nuối tiếc của gia đình anh em dòng họ.
Thôi, cuộc đời như một giấc mơ, cát bụi đất đá quê hương tạo nên hình hài anh, rồi anh cũng phải trở về với nó. Cầu mong linh hồn anh thanh thản về cõi vĩnh hằng. Ly biệt anh.” Chú Hân có vẻ nghẹn ngào và chúng tôi cũng trong tâm trạng đó. Thôi thì vẽ lại vài nét về chú mà chúng cháu biết như một nén hương lòng cho nhau.

Trời hôm đó, nắng dịu thổi qua cành lá xôn xao, và thêm một chiếc lá rơi về cội. Thế là Chú Nguyễn Đình Thu vừa mới qua đời vào ngày 25 tháng 04, 2023. Chú là cựu sĩ quan Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Chú hai Thụ cùng thời bác Họ của tôi, Bạch Xuân Đài (Bác Tám Đài còn sống) và chú Bảy ruột của tôi, Bạch Xuân Dũng (Chú Bảy đã mất). Quý chú là những người ai cũng có cách yêu nước của riêng mình, đi theo tiếng gọi con tim bảo vệ sự tự do dân chủ của Miền Nam Việt Nam. Xin kể lại đây như là một hình thức tưởng niệm Chú Hai Thụ và nghĩ về chú Bảy, Bạch Xuân Dũng vậy.

Chú Bảy đã mất ở Quảng Trị cuối thập niên 60, Bác Tám thì ở tù một thời gian ngắn sau 1975, nhưng gia đình lại có công với cách mạng, nên được về sớm và chưa ở tù lâu năm nên không qua Mỹ được theo diện H.O. Bác Tám ở lại Việt Nam sinh sống cho đến tuổi già. Quý anh chị đều thành công ở xứ Việt thân yêu. Chú Hai và gia đình quyết định rời Việt Nam, gia đình chú là một trong số nhiều thuyền nhân chạy khỏi Việt Nam sau chiến tranh tìm đến bến bờ tự do. Họ đã mất tất cả trong sự hỗn loạn và tàn phá sau khi Sài Gòn sụp đổ, và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc liều mạng ra biển khơi. Trên một chiếc thuyền đánh cá ọp ẹp, với hy vọng thoát khỏi bạo lực và đàn áp, họ vượt biển. Nhưng cuộc hành trình thật nguy hiểm, và họ phải đối mặt với vô số thử thách trên đường đại dương mênh mông.
Chú thím dẫn các con đi Mỹ và cũng nuôi nấng các em đều thành công ở xứ cờ hoa. Nhưng khi tuổi già, Chú lại về lại nơi chung nhau cắt rốn để sống hết cuộc đời của mình cho bớt cô đơn, bơ vơ nơi đất khách.
Thế mà, khi Chết chú cũng chưa yên, chú Hoà, người em của chú Hai Thụ cho biết, công an làm khó vì nhà nước đồi xét nghiệm thi thể của người chết vì cho là “người nước ngoài". Rồi mọi việc đã an bày, nên cũng được trôi qua và chờ một người em khác, chú Bình về kịp để hoả táng. Hai chú Hoà Bình là 2 anh em sinh đôi, em của chú hai thụ. Chắc mới mong mỏi của Ông Bà là đất nước được Hòa Bình. (Xin mở ngoặc, chú Hoà là dân đi biển, nhưng qua đến Mỹ, một xã hội mở và thoáng, chú tự học trở thành một nhạc sỹ có nhiều bài thơ hay về tình yêu và quê hương, điều này chắc không thể có được nếu chú ở lại Việt Nam). Rồi chuyện gì cũng qua, như nước qua cầu. Chú Nguyễn Đình Thụ cũng được như nguyện ước về lại với quê hương và chết trên quê hương yêu dấu, nơi chôn nhau cắt rốt. Và trớ trêu, không được chôn trong lòng đất của làng quê vì ngày nay tất đất tất vàng. Thế là thân xác huyễn mộng của chú, cũng như bao nhiêu người khác, như tro, như bụi trở về với lòng đại dương sâu thẳm. Chú Hai ơi, có còn vang vọng, khói hương tình này.
Hôm nay, bên Kim Môn Kiều (Golden Gate Bridge), Cựu Kim Sơn nhìn về đất Việt, miên man đôi dòng.

Ôi Thái Bình Dương dạt dào.
đưa người đi
đón người về
Trăm năm một cõi
bình an.

Cát Sương
Mùa Thu Cali, 2023.


VÀI Ý NGHĨ RỜI VỀ THƠ HÒA THƯỢNG TUỆ SỸ

 VÀI Ý NGHĨ RỜI VỀ THƠ HÒA THƯỢNG TUỆ SỸ 


Thơ của Hòa thượng Tuệ Sỹ là những suy tưởng cô đọng từ tầng cao nhất của ý thức: tầng tuệ giác. Trong mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn và mỗi bài đều hàm chứa tư tưởng của Thầy.   

Thầy không làm thơ mà chỉ mượn thơ để chở tư tưởng của mình. Đó là những câu kệ, những công án. Có nhiều điều Thầy muốn gởi gắm dù chỉ qua một bài thơ ngắn. Đó là những giọt nước từ trên không gian vô tận rớt xuống trong cuộc vận hành. Không ai biết giọt nước từ đâu đến. Đó là những cành lan nở rộ giữa rừng già. Không ai chăm sóc bụi lan rừng. Giọt nước và cành lan được nhân duyên nuôi dưỡng. 

Thơ của Thầy cũng thế. Thơ đã được sinh ra trên những bước chân, được nuôi dưỡng và lớn lên sau mấy mươi năm trong hành trình của kiếp người. Tư tưởng của Thầy là một dòng Suối Từ cuồn cuộn. Khi ngồi trong ngục tối hay lúc lang thang trên những con đường vô định, tư tưởng vẫn không ngừng chảy trong ý thức. Tư tưởng đó độc lập từ ngoại cảnh đói khát, đày đọa, cô đơn. 

“Thơ Thầy hay”, nhiều người có thể cùng cảm nhận, nhưng hay chỗ nào có thể không phải ai cũng trả lời giống nhau. Đó không phải là điểm quan trọng. Thơ đi vào lòng người qua những ngã khác nhau tùy thuộc vào căn cơ của mỗi người. Nhưng ngay cả khi căn cơ khác nhau vẫn có một điểm chung, đó là nhân duyên. Qua nhân duyên chúng ta đã gặp Thầy và qua nhân duyên chúng ta đã gặp nhau. Ngọn núi cao hay thấp do chỗ mỗi người đứng nhưng quan trọng là đều nhìn lên hướng núi. 

Hiểu thơ Thầy đã khó và dịch thơ Thầy sang Anh Ngữ lại càng khó hơn. Nhưng nếu không có một điểm bắt đầu sẽ không có người tiếp nối. Đừng chờ đợi cho đến khi toàn hảo bởi vì sẽ không có sự toàn hảo nào cả trong cõi đời ngắn ngũi của mỗi chúng ta. Đạo Phật là đạo của con người và khi con người còn có mặt tư tưởng Phật Giáo là một bộ sách chưa có trang cuối. Tương tự, bản dịch trong tuyển tập mỏng này bởi Terry Lee and Phe Bach lại sẽ được hiệu đính nhiều lần và được viết tiếp nhiều lần. Hãy đi và sẽ đến. 


Thị Nghĩa Trần Trung Đạo



A few discrete thoughts about Thầy Tuệ Sỹ's poetry

The poems authored by Thầy Tuệ Sỹ (The Most Venerable Thích Tuệ Sỹ) are succinct reflections emanating from the pinnacle of awareness—the realm of wisdom. The Master imbues each word, sentence, paragraph, and poem with his thoughts.


His objective is not to compose poetry but to communicate his thoughts using poetry. These are koans, or verses. Even in a brief poem, he expressed numerous ideas. Throughout the progression, those water particles descended from an infinite void. The source of the water droplets remains unknown. Likewise, during each season, orchid branches flourished in a dense forest. There is no human care for untamed orchids. Orchid branches and water droplets are nourished through dependent origination.

The same holds true for the poetry of the master. They were nurtured and developed from infancy on the steps to adulthood after several decades on the path of human existence. The Master's thoughts are a continuous current of benevolence. Although confined in a dimly lit confinement chamber or venturing down uncharted routes, the Master's consciousness continues to be flooded with thoughts. The aforementioned thoughts remain unaffected by the external circumstances of starvation, deprivation, and isolation.

Many individuals may agree that "Master's poetry is great," but regardless of how great it is, not everyone will have the same reaction. That is not a crucial issue. Poetry penetrates the minds of individuals via various pathways, which are contingent upon their individual understanding capacity. Nevertheless, despite the diversity of our capabilities, we all share a dependent origination. This opportunity brought us into contact with both the Master and one another. Whether one is standing on the mountain or not, it is either lofty or low; however, all individuals are directed upwards toward the mountain. 


Master's poetry is difficult to comprehend and even more challenging to translate into English. However, without a starting point, the subsequent phase cannot occur. It is futile to await perfection, as it is impossible to attain such perfection in this mortal life. Buddhism is a human religion, and throughout the annals of human history, Buddhist thought persisted as an unfinished text. Likewise, the translations in this concise compilation by Terry Lee and Phe Bach will undergo multiple revisions and rewrites.   Let us proceed, and we shall arrive at our destination.


It is said that prison can change a person, offering a new perspective, and that confinement limits space and freedom. In another sense, it can also focus the mind to think deeper, revealing a clarity that exposure to the outside world might not. For the Venerable Tue Sy, two truths are realized in his poems—the beautiful and the tragic, the young and the old, the known and the invisible.

Tue Sy never complains or laments of his imprisonment. Instead, his sorrow for his country and the beauty of dreams are woven together in his poems to elucidate the complexities of our being in this life and the mysteries of the next. ~ Keith Carmona, IB English instructor 


Người ta nói rằng nhà tù có thể thay đổi một con người, mang đến một góc nhìn mới việc giam giữ đó hạn chế cả không gian và quyền tự do. Theo một nghĩa khác, nó cũng có thể tập trung tâm trí để suy nghĩ sâu hơn, bộc lộ sự rõ ràng mà việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài có thể không làm được. Đối với Hòa thượng Tuệ Sỹ, hai chân lý được thể hiện trong thơ ông: cái đẹp và cái bi kịch, cái trẻ và cái già, cái được biết và cái vô hình.

Tuệ Sỹ không bao giờ than phiền hay than thở về cảnh tù đày của mình. Thay vào đó, nỗi buồn cho quê hương và vẻ đẹp của những giấc mơ được đan xen trong những bài thơ của ông để làm sáng tỏ sự phức tạp của con người chúng ta trong cuộc sống này và những bí ẩn ở kiếp sau. ~ Keith Carmona, Giảng viên tiếng Anh Tú tài Quốc tế, IB program.

 







Saturday, January 20, 2024

Brief biography for Dr. Sung Nguyen - Tóm tắt tiểu sử Tiến sỹ Nguyễn Sung

Brief biography for Dr. Sung Nguyen

Dr. Sung Nguyen, Google AI Technologist. Dr. Nguyen started at Google in 2005 - the early days of Google Enterprise, now Google Cloud. Prior to Google, he worked at NASA (KSC), Lockheed Martin (FAA STARS, Tactical Defense projects), Data Card, and Borland Software. He authored various technical papers on software development, spoke at Boland Software International Conferences, and co-authored "Mastering JBuilder" - a Java development book published by Wiley and Sons in 2003. His doctoral research on the IoT security framework research was advised directly by Dr. Vint Cerf - the father of the Internet. 


Dr. Nguyen was born in 1971 and grew up in a rural town called Chu Lai, in the middle of Vietnam. Prior to migrating to the US in 1991, he studied mathematics and informatics in Saigon. Dr. Nguyen studied for two years at NOVA and transferred to Embry Riddle Aeronautical University (ERAU). Dr. Nguyen loved space studies and technology. He continued his path to earning a bachelor's degree in Computer Science for Aviation and two minors in Mathematics and Space Studies at ERAU. During his three years at ERAU, he worked at NASA­ Kennedy Space Center. In 1996, he joined Lorel/Lockheed Martin, Minnesota, to work on the FAA STARS program and then moved to a special tactical defense project. In 1998, he earned his Master's degree in Software Engineering and Software Systems at the University of St. Thomas, MN. He earned his Doctorate in Systems Engineering at George Washington University.


His graduate research on communication buses for distributed systems (middleware) was used on a couple of tactical defense projects. Since his research was similar to the early days of the Common Object Request Broker, he ended up leaving the government environment and joining commercial software development. He joined Borland Software in 1999 as a Distributed System specialist. During his six years at Borland, he traveled almost a million miles and was involved in various software projects. He authored various technical papers on software development. Annually, he spoke at Borland's software developer conferences. In 2003, he and his two friends published a technical book, "Mastering JBuilder" ­ by WILEY. In 2005, he joined Google. His interest was to apply his field experiences to "enterprise information sharing" and to help Google grow its Enterprise search business. He was with Google for 16 years. ­ The company with one of the world's largest research groups focused exclusively on organizing the world's information and making it universally accessible and useful. He loves to see how he can help make finding information a fast and seamless experience for billions of people. His focus is to bring the power of search to previously unexplored areas and to help people access and use even more of the ever ­expanding information in their lives. He said, "how cool it is to transform a search result into a piece of knowledge for yourself and your business." Dr. Nguyen is active with many educational programs for young people. He has been involved with the Vietnamese Buddhist Youth (GDPT) for 30 years and has been the US Eastern Director of Research, Development, and Training since 2004. He is the president and co-­founder of Boddiyouth.org, whose vision is to create a nourishing environment for young people to unfold their potential and achieve a balanced and all ­embracing lifestyle. He also founded and served as a director for the Retreat Of Awakening camp program. Dr. Nguyen believes his best work is accomplished through serving the young generation, raising his children, and being an active citizen of his community. He is grateful for the goodwill and support of his family, friends, and all friends near and far. 


Dr. Nguyen is now retired from Google and is actively involved with projects as part of his small contributions to help his motherland Vietnam. Now, he serves as a Data Scientist for BeowulfChain Corporation. 


2018. Dr. Nguyen joined the advisory board of the Lotus School Foundation, which has built more than 27 schools with a total of 100 classrooms in rural, mountainous areas across Vietnam. The organization is aiming to build 100 schools for Vietnam by 2025. 


2019. Dr. Nguyen took on the role of Director of Technology at The Michael Dukakis Institute (MDI) for Leadership and Innovation. Also, he is the Director of the AI World Society Project (AIWS) in Vietnam.


2020. Dr. Nguyen served as the Director of Education for the Vietnam Children Funds organization, which has built more than 50 elementary schools across Vietnam.  


2021. During the peak COVID impacts, Dr. Nguyen worked with a group of volunteers in Ho Chi Minh City and founded TuVanCovid.com, applying the telemedicine concept to help 2000+ Covid patients. He and a group of doctors founded OneStop Telehealth company and serves as its Chief Technical Officer. 


More information about Dr. Nguyen's work-life can be found at https://www.linkedin.com/in/sungnguyen 




                      Tóm tắt tiểu sử Tiến sỹ Nguyễn Sung


Tiến sĩ Nguyễn Sung, Chuyên gia Công nghệ AI của Google. Ông bắt đầu làm việc tại Google vào năm 2005 - những ngày đầu của Google Enterprise, nay là Google Cloud. Trước khi đến Google, ông từng làm việc tại NASA (KSC), Lockheed Martin (FAA STARS, các dự án Quốc phòng), Data Card và Borland Software. Ông là tác giả của nhiều bài báo kỹ thuật về phát triển phần mềm, diễn thuyết tại Hội nghị Quốc tế Borland Software, và đồng tác giả cuốn sách "Mastering JBuilder" - một cuốn sách về phát triển ngôn ngữ Java được nhà xuất bản Wiley và Sons phát hành năm 2003. Đề tài luận án tiến sĩ của Ông về nền tảng bảo mật Internet Vạn Vật được hướng dẫn trực tiếp bởi Tiến sĩ Vint Cerf - vị cha đẻ của Internet.


Tiến sĩ Nguyễn Sung sinh năm 1971 và lớn lên ở một thị trấn nông thôn tên Chu Lai, ở miền Trung Việt Nam. Trước khi di cư sang Mỹ vào năm 1991, Ông học toán và tin học tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Khoa Học Máy Tính cho Hàng không và Không gian tại Đại học Hàng không Embry Riddle (ERAU). Trong ba năm tại ERAU, Ông làm việc tại Trung tâm Không gian NASA Kennedy. Năm 1996, ông gia nhập Lockheed Martin, làm việc trong dự án STARS của Cục Điều Phối Không Lưu quốc gia Hoa Kỳ, sau đó việc với  những dự án quốc phòng đặc biệt. Ông lấy bằng Thạc sĩ Software Engineering và Software System tại Đại học St. Thomas, MN. Ông tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, và đạt được bằng Tiến sĩ về Systems Engineering tại Đại học George Washington, Thủ đô Hoa Kỳ.


Tiến sĩ Nguyễn Sung tích cực tham gia và điều hành nhiều chương trình giáo dục cho giới trẻ. Ông là Huynh Trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam (GDPT) hơn 30 năm, và hiện đang là Phó Trưởng ban Nghiên Cứu Huấn Luyện Ban hướng dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ông cũng là chủ tịch và đồng sáng lập của Bodhi Youth Organization, một tổ chức với tầm nhìn tạo ra một môi trường nuôi dưỡng cho giới trẻ để phát triển tiềm năng và đạt được một lối sống toàn diện và cân đối. Ông cũng đồng sáng lập và thành viên trong Ban Điều hành của trại Retreat Of Awakening. Ông tin rằng công việc tốt nhất của Ông được thực hiện là thông qua việc phục vụ thế hệ trẻ, nuôi dưỡng con cái hạnh phúc, và là một công dân đóng góp tích cực. Ông luôn biết ơn sự thiện chí và sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và tất cả mọi người ở gần xa.


Ông đang tích cực tham gia vào các dự án như một phần nhỏ đóng góp của mình để giúp đỡ đất nước mẹ đẻ Việt Nam. Hiện tại, Ông giúp Tập đoàn Beowulf Chain trong vai trò Chuyên gia Khoa học Dữ liệu.  Năm 2018, Ông tham gia ban cố vấn của Quỹ Xây Trường Hoa Sen, đã xây dựng hơn 40 trường học với tổng cộng 150 lớp học ở các khu vực nông thôn, miền núi trên khắp Việt Nam. Tổ chức này đang hướng đến mục tiêu xây dựng 100 trường học cho Việt Nam vào năm 2025. Năm 2019, Ông đảm nhận vai trò Giám đốc Công nghệ tại Viện Michael Dukakis (MDI) về Lãnh đạo và Đổi mới. Bên cạnh đó, Ông cũng là Giám đốc Dự án AI World Society (AIWS) tại Việt Nam. Năm 2020, Ông tiếp tục nhận vai trò Giám đốc Giáo dục cho tổ chức Quỹ Trẻ em Việt Nam, đã xây dựng hơn 50 trường tiểu học trên khắp Việt Nam. Năm 2021, trong đỉnh điểm của tác động từ COVID, Ông đã cùng một nhóm chuyên gia y tế tình nguyện tại Sài gòn sáng lập ra TuVanCovid.com, áp dụng trải niệm y tế từ xa để giúp hơn 2000 bệnh nhân Covid. Sau đó, Ông cùng với một nhóm bác sĩ sáng lập công ty Y tế từ xa OneStop, và làm việc như một Giám đốc Kỹ thuật.


Thông tin thêm về cuộc sống làm việc của Ông có thể được tìm thấy tại https://www.linkedin.com/in/sungnguyen.



"Sinh Hoạt Xã Hội, thời đại mới AI."  
(Phương thức ứng dụng AI trong sinh hoạt GĐPT)
12 giờ PST trưa thứ Bảy ngày 24 tháng 2 - tức 3h pm EST (New York / Eastern time). 
Please do the survey before the workshop

1. Survey/ Khảo sát

2. Chương trình Hội Thảo / Workshop program
Time (minutes)Session (English)Session (Vietnamese)Description (English)Description (Vietnamese)
5Workshop Objectives and OverviewMục Tiêu và Tổng Quan của Hội ThảoIntroduction by facilitator and outline of workshop goals.Giới thiệu.
15Presentation: Basics of AI and Its Role in EducationTrình Bày: Cơ Bản về AI và Vai Trò của AI trong Giáo DụcSlide presentation on AI technology and its role in education.Trình bày slide về công nghệ AI và vai trò của AI trong giáo dục.
15Virtual Group Discussion: Opportunities and ChallengesThảo Luận Nhóm: Cơ Hội và Thách ThứcBreakout room discussions on AI's benefits and challenges in GDPT settings.Nhóm thảo luận trong phòng breakout về lợi ích và thách thức của AI trong môi trường GDPT.
15Interactive Demonstration of AI Tools (Youth Education)Trình Diễn Tương Tác về Công Cụ AI (Giáo Dục Thanh Thiếu Niên)Demonstration of AI tools suitable for children's education using screen sharing.Trình diễn các công cụ AI phù hợp cho giáo dục đoàn sinh
15Collaborative BrainstormingTrao đổi tương tácBrainstorming session using Zoom’s whiteboard or shared documents.Phiên brainstorming sử dụng bảng trắng của Zoom hoặc tài liệu chia sẻ.
5Virtual BreakGiải LaoShort break for participants.Giải lao
15Presentation: AI in Thanh Thieu LearningTrình Bày: AI trong Học Tập của Thanh ThiếuPresentation and discussion of case studies via screen share.Trình bày và thảo luận các nghiên cứu tình huống sinh hoạt trong GDPT
15Group Activity: AI-Enhanced Lesson Plan DevelopmentSinh hoạt Nhóm: Phát Triển Kế Hoạch Bài Học Ứng dụng AIBreakout rooms for designing AI-integrated lesson plans for adolescents.Các phòng breakout để thiết kế kế hoạch bài học tích hợp AI cho thanh thiếu niên.
15Focused Discussion: AI in Quan Tri Hanh Chanh GDPTThảo Luận Tập Trung: AI trong Quản Trị Hành Chánh GDPTDiscussion on the use of AI for GDPT management and administrative tasks.Thảo luận về việc sử dụng AI cho các nhiệm vụ quản lý và hành chánh của GDPT.
5Wrap-Up and Key InsightsTổng Kết và Những Hiểu Biết ChínhRecap of main discussion points and highlight of action items.Tóm tắt các điểm thảo luận chính và nhấn mạnh các hành động cần thực hiện.
5Feedback and ClosingPhản Hồi và Kết ThúcOnline survey or Zoom poll for feedback and final remarks.Khảo sát trực tuyến hoặc bình chọn qua Zoom để thu thập phản hồi và kết thúc


Thursday, January 11, 2024

Người Ôm Đại Dương


Người Ôm Đại Dương

Kính tiễn Giác Linh Thầy

Hôm nay thân xác tro bụi của Thầy được hoà vào đại dương mênh mông. Ôi Thái Bình Dương sâu thẳm. Cổ mộ của những con người yêu quê hương dân tộc da diết; cõi của sự sống; sinh tử tử sinh–sự tiếp nối nhiệm mầu. Trời Nam se nắng, mây trắng bay, Thầy thong dong huyễn hóa. Trời Tây mưa gió, buồn hiu. Nhìn về bên kia Đại dương, nhớ thương Thầy, nhớ luôn lời nói giọng thơ của Người.
“Giăng mộ cổ
Mưa chiều hoen ngấn lệ
Bóng điêu tàn
Huyền sử đứng trơ vơ
Sương thấm lạnh
Làn vai hờn nguyệt quế
Ôm tượng đài
Yêu suốt cõi hoang sơ.”
Ôm đại dương
Đến đi huyễn mộng
Tình thương bạt ngàn
Ôm đại dương
Mặt trời chói chang
Gió đùa cùng sóng
Lệ rơi đôi hàng
Ôm đại dương
Ngôi mộ cổ
Cõi tịnh
Bình yên
Ôm đại dương,
tình sâu nghĩa rộng
thênh thang tâm Thầy.
Ôm đại dương,
Từ thiên cổ
đến vô cùng
Trời mây hội tụ
Pháp Hoa muôn trùng.

Ngày Chung Thất của Thầy
Sacramento, CA. Jan.10.24
Tâm Thường Định khế thủ

Friday, January 5, 2024

Chính Giáo Phân Ly - Separation of Church and State

Thầy Tuệ Sỹ ở Nhật - ảnh  BCT chia sẻ

Lời dẫn:
Có lần hầu chuyện cùng Thầy khi còn sinh tiền, HT. Thích Tuệ Sỹ nhấn mạnh sự khác biện giữa GHPGVNTN và GHPGVN cũng như sự cần thiết của PGVN phải là “Chính giáo phân ly” / “Separation of Church and State”! Hãy tìm hiểu thêm câu trả lời của AI như sau.

What is the "separation of church and state" all about, and what makes it so beautiful?

ChatGPT
The "separation of church and state" is a fundamental principle that underscores the importance of keeping religious institutions separate from governmental institutions. While the phrase itself does not appear in the U.S. Constitution, it has been widely interpreted as a key component of the First Amendment, which states, "Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof." The beauty of the separation of church and state lies in several key aspects:

Religious Freedom: The principle ensures that individuals have the freedom to practice their religion without interference or coercion from the government. This freedom extends to all religions and allows people to follow their own beliefs or choose not to follow any religion at all.

Prevention of Religious Tyranny: Separating church and state helps prevent the establishment of a state-sponsored religion and the potential for religious tyranny. It guards against the use of governmental power to impose specific religious beliefs on the entire population, protecting the rights of individuals to practice their chosen faith or no faith at all.

Equality and Inclusivity: The separation of church and state promotes equality by treating individuals of all religious backgrounds equally before the law. It ensures that no particular religious group receives special privileges or faces discrimination based on their beliefs, fostering a more inclusive and tolerant society.

Secular Governance: The principle encourages a form of governance based on secular and rational considerations rather than religious doctrine. This ensures that laws and policies are developed for the common good and are not driven by the tenets of any specific religion. It helps maintain a government that represents the diverse interests of a pluralistic society.

Prevention of Religious Conflict: By keeping religious matters separate from political affairs, the principle contributes to social harmony by minimizing the potential for religious conflicts. It allows people with different religious beliefs to coexist peacefully, as the government does not take sides or endorse specific religious viewpoints.

Preservation of Democracy: The separation of church and state is closely tied to the preservation of democratic values. It helps establish a political system where elected officials make decisions based on the needs and preferences of the people, rather than being swayed by religious considerations that may not be universally shared.

In summary, the beauty of the separation of church and state lies in its protection of religious freedom, prevention of religious tyranny, promotion of equality and inclusivity, encouragement of secular governance, prevention of religious conflicts, and preservation of democratic values. It creates a framework that respects individual beliefs while fostering a society where diverse religious perspectives can coexist harmoniously.

Ý nghĩa của sự "Chính Giáo Phân Ly - Separation of Church and State"  là gì và điều gì làm cho nó trở nên hấp dẫn đến vậy?

Trò chuyện với GPT (từ Google dịch)

Một nguyên tắc cơ bản, "Chính Giáo Phân Ly - Separation of Church and State" / Sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước", nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tách các tổ chức tôn giáo ra khỏi các tổ chức chính phủ. Mặc dù cụm từ này không có trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng nó được coi là một phần quan trọng của Tu chính án thứ nhất, nói: "Quốc hội sẽ không đưa ra luật nào tôn trọng việc thành lập tôn giáo hoặc cấm tự do thực hiện tôn giáo." Một số yếu tố chính tạo nên sự khác biệt giữa nhà thờ và nhà nước:

Tự do tôn giáo: Nguyên tắc đảm bảo rằng mọi người có quyền tự do thực hành tôn giáo của họ mà không bị chính phủ ảnh hưởng hoặc buộc họ làm điều đó. Quyền tự do này áp dụng cho tất cả các tôn giáo, cho phép mọi người theo tín ngưỡng của riêng mình hoặc chọn không theo bất kỳ tôn giáo nào cả.

Ngăn chặn sự chuyên chế tôn giáo: Việc tách biệt nhà thờ và nhà nước giúp ngăn chặn việc thành lập một tôn giáo được bảo trợ bởi nhà nước và khả năng xảy ra sự chuyên chế tôn giáo. Nó bảo vệ chống lại việc sử dụng quyền lực của chính phủ để áp đặt niềm tin tôn giáo cụ thể lên mọi người, bảo vệ quyền của mọi người theo đúng đức tin của họ hoặc không theo đuổi bất kỳ đức tin nào.

Bình đẳng và Hòa nhập: Sự tách biệt giữa nhà thờ và chính phủ thúc đẩy sự bình đẳng bằng cách đối xử bình đẳng trước pháp luật với mọi người thuộc mọi tôn giáo. Nó thúc đẩy sự khoan dung và hòa nhập trong xã hội bằng cách đảm bảo rằng không có nhóm tôn giáo nào nhận được đặc quyền hoặc phải đối mặt với sự phân biệt đối xử dựa trên niềm tin của họ.

Quản trị thế tục: Nguyên tắc này khuyến khích quản trị dựa trên hợp lý và thế tục hơn là học thuyết tôn giáo. Điều này đảm bảo rằng chính sách và luật pháp được tạo ra vì lợi ích chung chứ không phụ thuộc vào các nguyên tắc của tôn giáo nào. Nó hỗ trợ việc duy trì một chính phủ đại diện cho sự đa dạng của xã hội đa nguyên.

Ngăn ngừa xung đột tôn giáo: Nguyên tắc này giúp tạo ra sự hòa hợp xã hội bằng cách tách biệt các vấn đề tôn giáo khỏi các vấn đề chính trị. Điều này giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột tôn giáo. Vì chính phủ không đứng về phía nào hoặc tán thành các quan điểm tôn giáo cụ thể, nó cho phép những người có niềm tin tôn giáo khác nhau cùng tồn tại hòa bình.

Bảo tồn Dân chủ: Việc duy trì các giá trị dân chủ phụ thuộc vào việc duy trì sự khác biệt giữa chính phủ và giáo hội. Nó giúp thiết lập một hệ thống chính trị nơi các quan chức được bầu đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu của người dân thay vì bị ảnh hưởng bởi những cân nhắc tôn giáo có thể không phù hợp.

Tóm lại, lợi ích của sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước là nó bảo vệ tự do tôn giáo, ngăn chặn sự chuyên chế tôn giáo, khuyến khích bình đẳng và bao gồm, ngăn chặn xung đột tôn giáo và khuyến khích quản lý thế tục. Nó tạo ra một khuôn khổ tôn trọng niềm tin cá nhân đồng thời thúc đẩy một xã hội nơi các quan điểm tôn giáo khác nhau có thể hợp tác.