Monday, May 24, 2021

Thư Cung Bạch Của Phật Tử Hộ Trì Tam Bảo Tán Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN



Thư Cung Bạch Của Phật Tử Hộ Trì Tam Bảo Tán Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, 
Kính thưa quý Phật tử, 

Với khát vọng chân thành về sự chuyển mình tích cực của đạo Phật Việt Nam trong một tương lai gần, những Phật tử với tín tâm và thiện hạnh cùng có chung niềm hoan hỷ và sự cảm nhận sâu xa khi biết rằng các bậc Tôn túc hàng Giáo phẩm và hiền Tăng đang tìm đến một nguồn chung làm căn bản định hướng cho tinh thần hóa giải, chung lòng và góp sức xây dựng Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Sự ra đời của Hội đồng Hoằng Pháp là biểu tượng khơi nguồn cho tiến trình xây dựng nầy. Trí lực và pháp khí căn bản của đạo Phật thường hằng trên 2.500 năm nay vẫn là nội dung và phương tiện Hoằng Pháp. 

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã đưa tâm thức nhân loại cũng như sinh hoạt xã hội con người đến những khúc quanh và những bước ngoặt mới. Quá trình chuyển hóa với tốc độ chóng mặt của các phương tiện truyền thông đại chúng và giao thông vận tải toàn cầu đã tạo ra nhiều thay đổi về nếp sống và sự dao động về tư tưởng cùng tình cảm là điều không thể nào tránh khỏi. 

Song hành với tác động nhân tạo, những biến cố thiên nhiên và sinh thái chưa từng thấy như sự thay đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 đã trực tiếp hay gián tiếp lay động tận gốc rễ mọi lãnh vực của tâm linh và đời sống. Do đó, hiện tượng phân cực về khuynh hướng lãnh đạo hay phân hóa về sinh hoạt tôn giáo nói chung và đạo Phật Việt Nam nói riêng là hệ quả tất yếu của một quá trình biến động đầy thử thách về thể chất lẫn tâm hồn như thế. Hai thái độ cực đoan, bất chấp để nắm giữ quyền lực hay buông xuôi phó mặc, là những vấn nạn của thời đại đang lay động và thách đố tinh thần từ bi, trí tuệ và dũng mãnh của đạo Phật. 

Đạo Phật Việt Nam trong nửa thế kỷ qua đã bị đặt trong một hoàn cảnh quá đặc biệt về địa lý cũng như hình thái sinh hoạt nhân văn. Trước nhu cầu tu học và an định tinh thần giữa thời đại mới đầy phân hóa và biến động, người Phật tử vừa ý thức và cũng vừa cảm nhận rằng sự hợp lực chung để xây dựng một phương thức làm chỗ dựa là điều kiện tiên quyết của chiếc thuyền tâm linh trong cơn gió bão. Thế hệ thuyền trưởng của chư Tôn Đức và quý Phật tử hàng trưởng thượng sắp đi qua để nhường lại cho một thế hệ kế thừa đang đến là dòng chảy khách quan và tự nhiên. Muốn cho chiếc thuyền chung thế hệ vượt sóng gió qua bờ an vui cần có sự chuẩn bị cẩn trọng. 

Sự kỳ vọng về dấu hiệu chuyển mình tích cực của thế hệ Phật tử tiền bối dành cho hậu duệ đã được ghi dấu qua bản Thông bạch của Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Sự khuyến tấn tham gia và mở rộng phạm vi sinh hoạt cho toàn thể Phật tử bốn chúng vừa được Hội Đồng Hoằng Pháp xác định trong Thông bạch Thỉnh cử Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc GHPGVNTN ngày 10-05-2021. Về mặt thời gian và nguyên tắc, chư vị quan tâm có thể xem đây là một pháp hội tinh thần và là dấu ấn tâm linh khởi đầu cho các sinh hoạt linh động của đạo Phật Việt Nam trước nhu cầu chấn chỉnh và sinh hoạt trong thời điểm hiện nay và mai sau. 

Đồng ký tên trong Thư Cung Bạch này là những Phật tử khiêm cung tán trợ mục đích cùng phương tiện hoằng dương Chánh pháp trên căn bản Dân tộc trường tồn và Đạo pháp thống nhất theo tinh thần của Hội Đồng Hoằng Pháp. 

Ngưỡng nguyện Hồng ân Tam Bảo độ trì cho Phật tử đồng tâm quy hướng thuận duyên, chung sức chung lòng hộ trì Phật sự sớm viên thành. 

Ngày 20 tháng 5 năm 2021 

Tâm niệm ghi danh: 
(Liệt kê theo mẫu tự Pháp danh) 

1. Chân Văn - Đỗ Quý Toàn 

2. Chánh Tri - Lê Viết Yên 

3. Chúc Phán - Đào Tăng Dực 

4. Chúc Tiến - Donald Pham 

5. Diệu Trang - Dương Mỹ Huyền 

6. Đạo hữu - Bùi Chí Trung 

7. Đạo hữu - Đặng Hoàng Lân

8. Đạo hữu - Đinh Trường Chinh 

9. Đạo hữu - Lê Hân 

10. Đạo hữu - Lê Ngộ Châu (Luân Hoán)
11. Đạo hữu - Nguyễn Mạnh Kim 

12. Đồng Phúc - Hoàng Mai Đạt 

13. Minh Tâm - Đoàn Viết Hoạt 

14. Nguyên Đạo - Văn Công Tuấn 

15. Nguyên Đức - Lê Đình Các 

16. Nguyên Hạnh - Nhã Ca Trần Thị Thu Vân
17. Nguyên Không - Nguyễn Tuấn Khanh
18. Nguyên Kiên - Nguyễn Mậu-Trinh
19. Nguyên Minh - Nguyễn Minh Tiến
20. Nguyên Minh - Trần Thị Thức 

21. Nguyên Thọ - Trần Kiêm Đoàn
22. Nguyên Toàn - Trần Việt Long 

23. Nguyên Trí - Nguyễn Hòa (Phù Vân)
24. Nguyên Tú - Hoàng Ngọc-Tuấn
25. Nguyên Vinh - Nguyễn Ngọc Mùi
26. 
Như Hà - Hồ Khánh Lan 

27. Như Ninh - Nguyễn Hồng Dũng
28. Nhuận Pháp - Trần Nguyễn Nhị Lâm
29. Pháp Trang - Trịnh Gia Mỹ 

30. Phúc Bảo - Vũ Đình Trọng 

31. Quảng Anh - Ngô Ngọc Hân 

32. Quảng Hải - Phan Trung Kiên 

33. Quảng Pháp - Trần Minh Triết 

34. Quảng Thành - Bùi Ngọc Đường
35. 
Quảng Thiện - Đỗ Đăng Doanh
36. Quảng Trà - Nguyễn Thanh Huy
37. Quảng Tường - Lưu Tường Quang
38. Tâm Đức - Hoàng Đức Thành 

39. Tâm Huy - Huỳnh Kim Quang 

40. Tâm Minh - Ngô Tằng Giao 

41. Tâm Minh Nguyệt - Trịnh Thị Thanh Thuỷ

42. Tâm Nhuận Phúc - Doãn Quốc Hưng
43. Tâm Núi - Nguyễn Cao Can
44. Tâm Quang - Vĩnh Hảo 

45. Tâm Thường Định - Bạch Xuân Phẻ
46. Thị Nghĩa - Trần Trung Đạo
47. Tịnh Chuyên - Trần Diệu Thanh
48. 
Thiện Thanh - Đặng Đình Khiết
49. Thiện Văn - Phạm Phú Minh
50. Tuệ Không - Phạm Thiên Thư
51. Vạn Thắng - Nguyễn Quốc Toàn




No comments:

Post a Comment