Thursday, January 19, 2023

Daniel Scharpenburg | Tâm Quảng Nhuận lược thuật: Martin Luther King Jr. & Đạo Phật | Martin Luther King Jr. & Buddhism

 

“Trong thế giới này, sự căm ghét chưa bao giờ xua tan được sự căm ghét. Chỉ có tình yêu mới xua tan được hận thù. Đây là chân lý muôn đời” | ~ Đức Phật

“Bóng tối không thể xua đuổi được bóng tối; chỉ có ánh sáng mới có thể làm được điều đó. Hận thù không thể xua đuổi hận thù; chỉ có tình yêu mới làm được điều đó ”. | Martin Luther King Jr.

Martin Luther King Jr. không phải là một Phật tử. Tuy nhiên, trong hoạt động bất bạo động của mình, rõ ràng là ông đã được truyền cảm hứng từ phong trào phản kháng bất bạo động của Gandhi. Ông cũng được truyền cảm hứng từ các bậc thầy Phật giáo. Tinh thần đấu tranh bất bạo động của ông là điều cần truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta.

Hòa bình, bình đẳng, và tình yêu — đây không phải là các giá trị riêng của Cơ đốc giáo hay các giá trị Phật giáo. Đây là những giá trị nhân văn mà chúng ta nên vun đắp vì hạnh phúc của mọi người.

Mọi người đều biết về hoạt động tích cực của Tiến sĩ King trong cuộc đấu tranh vì bình đẳng chủng tộc. Ông cũng là một nhà hoạt động vì hòa bình. Ông ấy phản đối mạnh mẽ cuộc chiến ở Việt Nam — một trong những bài phát biểu “Beyond Vietnam” của ông ấy là truyền cảm hứng nhất.

Ông kết bạn với một thiền sư trẻ tuổi sống lưu vong từ Việt Nam và tham gia hoạt động vì hòa bình. Ngài tên là Thích Nhất Hạnh. Thực sự chúng ta không biết chính xác hai vị này đã học được bao nhiêu điều từ nhau, nhưng chúng ta biết rằng họ đã dành một khoảng thời gian bên nhau và họ đã đưa ra lời khuyên cho nhau.

Tiến sĩ King đã viết một lá thư cho Ủy ban Nobel kêu gọi họ trao giải Nobel Hòa bình cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh vì những nỗ lực của ngài trong hoạt động hòa bình.

Ảnh: Internet

Nguyên văn như sau:

Thưa quý ông:

Với tư cách là người từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964, bây giờ tôi hân hạnh được đề xuất một người bạn của tôi là Tỳ kheo Thích Nhất Hạnh cho giải thưởng đó năm 1967. Cá nhân tôi không biết có ai xứng đáng với giải Nobel Hòa bình hơn nhà sư Phật giáo Việt Nam hiền lành này.

Đây sẽ là một năm tốt lành đáng chú ý để trao Giải thưởng của mình cho thầy Nhất Hạnh. Đây là một sứ giả của hòa bình và bất bạo động, bị lưu đày một cách tàn nhẫn khiến cách ly khỏi dân tộc của mình đang trong hoàn cảnh bức bách bởi một cuộc chiến tàn khốc đang leo thang và tạo sự bất an cho toàn thế giới.

Bởi vì không có vinh dự nào được tôn trọng hơn Giải Nobel Hòa bình, việc trao tặng Giải thưởng cho thầy Nhất Hạnh tự nó sẽ là một hành động hòa bình ý nghĩa nhất. Nó sẽ nhắc nhở tất cả các quốc gia rằng những người có thiện chí sẵn sàng chuyển hóa các phần tử tham chiến thoát khỏi vực thẳm của hận thù và hủy diệt. Nó sẽ thức tỉnh những người chiến binh về lời dạy của vẻ đẹp và tình yêu được tìm thấy trong hòa bình. Nó sẽ giúp làm sống lại hy vọng về một trật tự công lý và hòa hợp mới.

Tôi biết thầy Thích Nhất Hạnh, và tôi rất hân hạnh được gọi ông là bạn của tôi. Bay giờ hãy cho phép tôi được chia sẻ với bạn một số điều tôi biết về Thầy ấy.

Bạn sẽ tìm thấy trong con người độc đáo này một loạt các khả năng và ý nguyện tuyệt vời.

Tượng kỷ niệm tình bạn của Thích Nhất Hạnh và Tiến sĩ Martin Luther King
tại Nhất Hạnh’s Magnolia Grove Monastery ở Mississippi. | Ảnh: Paul Davis

Thầy ấy là một người thánh thiện, vì khiêm tốn và tín tâm. Thầy là một học giả có trí lực vô biên. Tác giả của mười tập truyện đã xuất bản, Thầy cũng là một nhà thơ của sự trong sáng và lòng nhân ái tuyệt vời. Ngành học của Thầy là Triết học Tôn giáo, từng là Giáo sư tại đại học Vạn Hạnh, một trường Đại học Phật giáo mà thầy đã góp một phần tâm huyết để thành lập ở Sài Gòn. Thầy đảm trách Viện Nghiên cứu Xã hội tại Đại học này. Vị Sư tuyệt vời này cũng là biên tập viên của báo Thiện Mỹ, một ấn phẩm hàng tuần về Phật giáo có ảnh hưởng quần chúng. Đồng thời, thầy còn là Giám đốc Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, một tổ chức của đào tạo những người trẻ tuổi mang tâm nguyện tái lập nền hòa bình cho đất nước của họ.

Thầy Nhất Hạnh bây giờ hầu như vô gia cư và không quốc tịch. Nhưng nếu quay trở lại Việt Nam, tuy là điều mà Thầy hằng mong mỏi, thì cuộc sống của Thầy sẽ rất nguy hiểm. Cho nên Thầy là nạn nhân của một cuộc lưu đày chỉ vì dám mạnh mẽ đề xuất thực hiện chủ trương hòa bình cho dân tộc của mình. Đây là một hoàn cảnh bi thảm hiện tại của Việt Nam và những người gây ra nó.

Lịch sử Việt Nam chứa đầy những trang bóc lột của các thế lực ngoại bang và những kẻ tham tài, cho đến tận bây giờ người Việt Nam vẫn bị cai trị hà khắc, đói kém, nghèo khổ, và gánh nặng bởi tất cả những khó khăn và kinh hoàng của chiến tranh hiện đại.

Thầy Nhất Hạnh đưa ra một giải pháp thoát khỏi cơn ác mộng này, một giải pháp được các nhà lãnh đạo duy lý chấp nhận. Ông đã đi khắp thế giới, tư vấn cho các chính khách, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các học giả và nhà văn, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của họ. Những ý tưởng của ông về hòa bình, nếu được áp dụng, sẽ xây dựng một tượng đài cho chủ nghĩa đại kết, cho tình anh em thế giới, cho nhân loại.

Tôi trân trọng đề nghị Hội đồng lưu tâm cho sự nghiệp của Thầy ấy bằng sự thừa nhận của Giải Nobel Hòa bình năm 1967. Thầy Thích Nhất Hạnh sẽ nhận vinh dự này một cách ân cần và khiêm tốn.

Trân trọng,

Martin Luther King, Jr.

Mặc dù bấy giờ Thiền sư Thích Nhất Hạnh không nhận được giải Nobel  — nhưng kể từ đó, Thầy là một nhà hoạt động không mệt mỏi để truyền bá hòa bình và tình yêu.

Thầy vẫn làm việc đó cho đến ngày hôm nay. Không nghi ngờ gì, Thầy Thích Nhất Hạnh và Tiến sĩ King là những Bồ tát giữa cõi đời này.

Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều điều từ những hoạt động của họ.

Photo by Paul Davis

Martin Luther King Jr. & Buddhism.

Daniel Scharpenburg | Elephant Journal

“In this world
Hate never yet dispelled hate.
Only love dispels hate.
This is the law,
Ancient and inexhaustible.”
the Buddha

“Darkness cannot drive out darkness; only light can do that. Hate cannot drive out hate; only love can do that.”
Martin Luther King Jr.

I don’t think Martin Luther King Jr. was a Buddhist.

However, in his nonviolent activism, it was clear that he was inspired by Gandhi’s nonviolent resistance movement. He was also inspired by Buddhist teachers. His commitment to nonviolence is something that should be inspirational to all of us.

Peace, equality, love—these aren’t just Christian values or Buddhist values. These are human values that we should all cultivate for the well-being of everyone.

Everyone knows about Dr. King’s activism in the struggle for racial equality. He was also a peace activist. He strongly opposed the war in Vietnam—one of his speeches “Beyond Vietnam” is, to me, the most inspiring.

He befriended a young Zen monk who had been exiled from Vietnam and was involved in peace activism. His name was Thich Nhat Hanh. It isn’t really known exactly how much these two learned from each other, but we know that they spent some time together and they gave each other advice.

Dr. King wrote a letter to the Nobel Committee urging them to award the Nobel Peace Prize to Thich Nhat Hanh for his efforts at peace activism.

Here it is:

  1. “Gentlemen:
  2. As the Nobel Peace Prize Laureate of 1964, I now have the pleasure of proposing to you the name of Thich Nhat Hanh for that award in 1967. I do not personally know of anyone more worthy of the Nobel Peace Prize than this gentle Buddhist monk from Vietnam.
  3. “I hated Journaling until I tried this.” Take the 90-Day Journey, you will not be disappointed. (Get 20% off with code EJ20) >>
  4. This would be a notably auspicious year for you to bestow your Prize on the Venerable Nhat Hanh. Here is an apostle of peace and non-violence, cruelly separated from his own people while they are oppressed by a vicious war which has grown to threaten the sanity and security of the entire world.
  5. Because no honor is more respected than the Nobel Peace Prize, conferring the Prize on Nhat Hanh would itself be a most generous act of peace. It would remind all nations that men of good will stand ready to lead warring elements out of an abyss of hatred and destruction. It would re-awaken men to the teaching of beauty and love found in peace. It would help to revive hopes for a new order of justice and harmony.
  6. I know Thich Nhat Hanh, and am privileged to call him my friend. Let me share with you some things I know about him.
  7. You will find in this single human being an awesome range of abilities and interests.
  8. He is a holy man, for he is humble and devout. He is a scholar of immense intellectual capacity. The author of ten published volumes, he is also a poet of superb clarity and human compassion. His academic discipline is the Philosophy of Religion, of which he is Professor at Van Hanh, the Buddhist University he helped found in Saigon. He directs the Institute for Social Studies at this University. This amazing man also is editor of Thien My, an influential Buddhist weekly publication. And he is Director of Youth for Social Service, a Vietnamese institution which trains young people for the peaceable rehabilitation of their country.
  9. Thich Nhat Hanh today is virtually homeless and stateless. If he were to return to Vietnam, which he passionately wishes to do, his life would be in great peril. He is the victim of a particularly brutal exile because he proposes to carry his advocacy of peace to his own people. What a tragic commentary this is on the existing situation in Vietnam and those who perpetuate it.
  10. The history of Vietnam is filled with chapters of exploitation by outside powers and corrupted men of wealth, until even now the Vietnamese are harshly ruled, ill-fed, poorly housed, and burdened by all the hardships and terrors of modern warfare.
  11. Thich Nhat Hanh offers a way out of this nightmare, a solution acceptable to rational leaders. He has traveled the world, counseling statesmen, religious leaders, scholars and writers, and enlisting their support. His ideas for peace, if applied, would build a monument to ecumenism, to world brotherhood, to humanity.
  12. I respectfully recommend to you that you invest his cause with the acknowledged grandeur of the Nobel Peace Prize of 1967. Thich Nhat Hanh would bear this honor with grace and humility.
  13. Sincerely,
  14. Martin Luther King, Jr.

Thich Nhat Hanh didn’t win the Nobel Prize that year—but, he’s been a tireless activist for spreading peace and love ever since.

He’s still doing it today.

There is no doubt in my mind that Thich Nhat Hanh and Dr. King were Bodhisattvas.

We can learn a lot from their examples.

No comments:

Post a Comment