Thursday, December 19, 2024

HT Thích Tuệ Sỹ tâm tình với GĐPT Việt Nam tại Hải Ngoại

HT Thích Tuệ Sỹ tâm tình với GĐPT Việt Nam tại Hải Ngoại


https://www.youtube.com/watch?v=fyasm5_pDWY


Lời Dẫn: Trong tinh thần tri ân và tưởng nhớ, chúng con xin được chia sẻ lại một kỷ niệm quý báu với Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Đây là lần đầu tiên các Huynh trưởng cao cấp của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại có duyên lành được tiếp xúc và thăm hỏi Hoà thượng. Cuộc hầu chuyện đầy ý nghĩa này đã diễn ra vào tối ngày 29 tháng 4 năm 2021, lúc 8:30 giờ tối qua hệ thống Zoom.

Sau buổi hội ngộ, chúng con đã trân trọng gửi những lời dạy của Thầy đến quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại, Quốc Gia, và các Huynh trưởng có thẩm quyền. Tuy nhiên, với thời gian, chúng con nhận thấy rằng những lời thương yêu và chỉ dạy của Thầy không chỉ dành riêng cho tổ chức GĐPT Việt Nam mà còn là món quà quý giá cho số đông. Vì vậy, với lòng biết ơn sâu sắc đối với tình thương bao la của Thầy và Giáo Hội, chúng con xin mạn phép chia sẻ những ý chính của cuộc hầu chuyện này đến toàn thể đại chúng.

Lời Thầy không chỉ là những lời dặn dò mà còn là nguồn cảm hứng lớn lao, nhắc nhở chúng ta luôn sống trong tinh thần từ bi và trí tuệ, phụng sự cho sự nghiệp hoằng pháp và lợi lạc của số đông. Kính mong đại chúng cùng lắng nghe với tất cả sự trân trọng và lòng biết ơn. Chúng con xin được tóm lược những ý chính từ cuộc hầu chuyện và những lời dạy bảo đầy trí tuệ và từ bi của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

  1. Tầm quan trọng của giáo dục thế hệ trẻ: Hòa thượng nhấn mạnh rằng việc giáo dục Gia Đình Phật Tử, đặc biệt là thế hệ đoàn sinh trẻ (thế hệ Z và thế hệ Alpha), cần phải thích ứng với những thay đổi liên tục của thời đại. Thế hệ trẻ hiện nay rất quan tâm đến những vấn đề như môi trường và xã hội, vì vậy, cách giáo dục cũng cần phù hợp với những mối quan tâm này.

  2. Khế lý và khế cơ: Giáo lý Phật giáo luôn phù hợp với mọi thời đại, nhưng cần phải tìm cách truyền đạt sao cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của từng thế hệ. Khế cơ (phù hợp với căn cơ) là điều cần được đặc biệt chú ý khi giáo dục lớp trẻ. Chúng ta chỉ có khoảng 5 năm để hướng dẫn và dìu dắt các em.

  3. Sử dụng công nghệ và phương tiện hiện đại: Hòa thượng chỉ ra rằng thời đại công nghệ đã thay đổi cách con người giao tiếp và sinh hoạt. Các hoạt động Phật giáo, kể cả giáo dục và truyền bá giáo lý, cần tận dụng những phương tiện truyền thông hiện đại để kết nối và hướng dẫn thế hệ trẻ.

  4. Vai trò của Huynh trưởng: Hòa thượng nhắc đến tầm quan trọng của việc có một thế hệ huynh trưởng trung gian (giữa lớp người lớn tuổi và thế hệ trẻ) để chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm Phật giáo. Những huynh trưởng này cần năng động, hiểu rõ giáo lý Phật Đà và biết cách kết nối với lớp trẻ.

  5. Phát triển Phật giáo trong xã hội: Hòa thượng khuyến khích Gia Đình Phật Tử không chỉ giới hạn sinh hoạt trong chùa, mà còn tham gia đóng góp cho xã hội, nâng cao tinh thần Phật giáo qua những hoạt động xã hội hữu ích. Hòa thượng nhấn mạnh rằng Phật giáo cần được đưa vào thực tế đời sống, chứ không chỉ là lý thuyết hoặc học thuyết.

  6. Tầm quan trọng của nghiên cứu và thích ứng: Hòa thượng cũng khuyến nghị các tổ chức Phật giáo cần có nghiên cứu chuyên sâu về xã hội học để hiểu rõ hơn những thay đổi trong tâm lý và nhu cầu của người trẻ. Điều này sẽ giúp tổ chức Gia Đình Phật Tử thích ứng và phát triển phù hợp với thời đại, (ví dụ… đơn giản hoá vấn đề hành chánh trong tổ chức).

Lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ xoay quanh việc tìm phương hướng, cách chuyển giao, truyền bá giáo lý Phật Đà đến với tuổi trẻ–trong tổ chức GĐPT là tối ưu quan trọng–một cách sáng suốt, linh hoạt và phù hợp với từng thế hệ, đồng thời phải luôn mở lòng để học hỏi, nghiên cứu và phát triển theo nhịp bước của xã hội hiện đại.

Xin cảm ơn Phật tử Diệu Danh đã bỏ thời giờ đánh máy lại nguyên văn cuộc đàm thoại này.


Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ nói chuyện với Huynh trưởng cao niên và thâm niên của tổ chức Gia đình Phật Tử

    

Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ (BXP)

  Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Ôn, chúng con rất là vui, hôm nay được hầu chuyện cùng Ôn. Chúng con được biết những Tâm Thư của Ôn đã gửi ra và chúng con đã lắng nghe, nhiều anh chị em rất là quan tâm với sự dạy dỗ của Ôn. Chúng con được biết sắp tới đây, những Ban Hướng Dẫn đang sắp có những buổi sinh hoạt để chuẩn bị cho Đại Hội cũng như có những sinh hoạt “Tình Lam dành cho huynh trưởng cấp Dũng” sắp đến. Đây là lần đầu tiên có khoảng 20 huynh trưởng cấp Dũng đang sinh hoạt online, là lần đầu tiên sinh hoạt chung ở Mỹ cũng như tại Hải ngoại.

     Nhân đây chúng con cũng kính Ôn cho chúng con vài lời như một lời chỉ dạy để chúng con lấy đó làm cương lĩnh mà sinh hoạt. A Di Đà Phật, chúng con cung kính mời Ôn.

    Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính chào các anh chị, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được nói chuyện với các anh chị. Có những điều tâm sự nói chuyện với nhau thì tốt hơn, các anh chị có nhiều người lớn hơn hoặc nhỏ hơn tôi nhưng phần lớn cùng thế hệ. Những người đã trải qua một giai đoạn chiến tranh, rồi qua một thời kỳ của Cộng sản, qua thời kỳ thay đổi bản chất Cộng sản, qua rất nhiều thời kỳ, cái đó qua rồi thì không trở lại nữa, chắc chắn thay đổi. Thay đổi quan trọng nhất là qua cái thời kỳ đại dịch này, sẽ có rất nhiều thay đổi giáo dục của chúng ta đối với Gia đình Phật tử, đối với đoàn sinh là chính, giáo dục họ là chính, mà đoàn sinh nhắm đến thế hệ tương lai, gọi là thế hệ sắp đến, cách mà các nhà xã hội học của Mỹ, Âu Châu hiện tại áp dụng ở Mỹ và Úc nhiều nhất nên ta gọi là thế hệ Z, thế hệ Alpha.

     Thế hệ Z là thế hệ trẻ em đang trưởng thành, thế hệ các em đang vận động vấn đề môi trường, môi sinh tạo tiếng vang cả thế giới. Đây là điều chúng ta phải suy nghĩ lớp trẻ. Tuy rằng nó mang tính chất là phong trào cho môi trường, không có mang tính cách chính trị, nhưng mà chúng ta thấy rằng, lớp trẻ đang đòi hỏi ở lớp già cái gì? Rồi qua lớp Alpha là lớp của tuổi đang nhỏ mới lớn lên nữa, sự giáo dục hướng lên những cái đó đòi hỏi phải có điều kiện, phải suy nghĩ, Tôi cũng đang suy nghĩ nhiều, thực ra chúng ta không bao giờ nói rằng giáo lý Phật không phù hợp thời đại, luôn luôn hợp thời đại, vì rằng cái khổ là cơ bản của con người. Khổ là một cái chính, xã hội nào con người cũng mong xã hội hòa bình và đem lại sự an lạc. Cái an lạc tuyệt đối giải thoát Niết Bàn mình không thể đạt ra được. An lạc trong một xã hội mình có thể đạt được, nhưng làm cách nào ta gọi là khế lý và khế cơ. Khế cơ là khế cơ thế nào trong lớp trẻ họ lên? Nên ngày nay chúng ta thấy rồi: ngồi nói chuyện với nhau qua mạng, liên hệ với nhau qua mạng, không cần gặp nhau, sinh hoạt qua mạng. Nhất là các anh phải để ý rằng trong các nghiên cứu hiện tại, từ các giáo sư tại các trường đại học, các nhà nghiên cứu về kinh tế và xã hội, ngay cả các nhà tư bản, chủ các xí nghiệp. Cái họ đặt ra là vấn đề sản xuất, sản xuất những gì thế hệ tới họ tiêu thụ hợp và phát triển trí tuệ và cả nhân cách nữa, tức là người ta lấy kinh tế, sản xuất và phân phối hai cái là chính, Trong mình, mình phải để ý tới cho hợp với thời đại. Đây là điều nghiên cứu.

     Cái khó của chúng ta là các anh cũng như chúng tôi thôi, mình sống từ kinh nghiệm của mình, và kinh nghiệm sống, có khác là trong thời buổi chiến tranh, mình nghĩ cái quản lý xã hội, quản lý đoàn thể theo cái mẫu mực của thời buổi chiến tranh và cũng là hành chánh, hành chánh không có giấy tờ. Bây giờ là quản lý xã hội, thông qua, tức là nói chuyện trực tiếp với nhau. Bây giờ tôi nói chuyện với anh cũng qua online không hà và ngay cả các Giáo hội cần công chuyện gì như là bổn đạo đi tới nhà thờ, đền thờ. Như là Thiên Chúa và Hồi Giáo bây giờ người vẫn làm lễ ban phép qua online cũng làm trực tiếp được, cái đó là cái điều mình phải suy nghĩ. Cái thế hệ chúng ta không có kinh nghiệm về cái điều này, có biết thì biết theo đuôi vậy thôi, ngay cả như tôi cũng vậy, tôi chạy rất nhanh theo cái thời đại, nhưng mà có những cái mình thấy thua con nít bây giờ mình thấy thua nó, nó sáu bảy tuổi mà đã hơn mình, nhờ nó mở máy ra, nó mở một cách dễ dàng quá, mình nhiều khi mò không ra.

     Thành ra bây giờ mình phải giáo dục thế nào? Mình phải cần một thế hệ trung gian, đây là điều cần thiết. Tức là tôi đã đặt hồi xưa, tôi đặt vấn đề rồi, tôi đặt vấn đề một gia đình ba thế hệ, thế hệ ông, đó là gia đình các anh là huynh trưởng cấp Dũng là một, gia đình thứ hai là gia đình bố mẹ, cô bác gia đình đó là cấp Tấn. Và cuối cùng các đoàn sinh là con cháu. Thì cấp Tấn bây giờ là giới trẻ còn lớn lên còn hoạt động, cấp Tấn bây giờ xuống 40, 30 trở lên cho hoạt động qua trung gian lớp đó năng động. Thực sự ra tôi thấy cấp Tấn bây giờ có nhiều anh đã năm sáu chục tuổi còn đỡ, 50 đến 60 đã hơi lạc hậu rồi. 60 đến 70 lạc hậu rồi, thì qua trung gian họ, họ sẽ trực tiếp xuống dưới đó, mình nắm vững giáo lý mình sinh hoạt, mình sống từ nhỏ tới lớn mình sinh hoạt, giáo lý của Phật nằm trong lòng rồi, cái đạo đức của Phật nằm trong đó thì mình giữ cái cang thường tới mức đó, truyền kinh nghiệm đó cho thế hệ đàn em đó là thế hệ gọi là cấp Tấn. Nhưng cấp Tấn phải chia làm hai phần là phần già và trẻ ở trong đó. Tiếp đó họ trực tiếp với đàn em dưới này, lớp thanh niên từ 18, 19 cho đến 14, 15, họ truyền xuống, đây là phải tìm cách tiếp nối thế hệ này qua thế hệ khác, vấn đề đặt ra rất nặng mình không thể làm một lần được, tôi hy vọng là sẽ có nhiều lần nói chuyện với các anh có điều kiện chung thì góp ý kiến, chứ bây giờ nói rằng hiểu biết thế giới thì tôi cũng chịu thua rồi! mặc dù tôi theo dõi, nhưng mà cái theo dõi nó hạn chế là vì ở Việt Nam sách vở không có thể trực tiếp như bên Mỹ được. Phần lớn là qua Internet hay qua Google, Bác Google bác giới thiệu cho chứ không có gì hết. Thực sự bác Google cho các trường đại học nhưng làm vẫn hạn chế, chẳng nghiên cứu đầy đủ.

     Phật giáo mình nhất là Việt Nam mình qua thời kỳ chiến tranh, cái giáo hội mình cũng chia năm xẻ bảy, thành ra không có một trung tâm nghiên cứu nào có tầm cỡ để chỉnh yếu được. Ở Việt Nam nhiều lần tôi nói với các anh trẻ cố gắng làm thế nào để đạt được một cái ban để nghiên cứu. Thực sự ra theo dõi sinh hoạt tâm lý để hướng dẫn chứ mình không thể nào cứ tới chùa rồi theo sách học như hồi xưa được. Phải theo dõi rằng khi họ đi chùa phải thay đổi như thế nào, họ suy nghĩ như thế nào? Trong tương lai như thế nào? Rồi một lớp học từ gia đình phật tử ra trường làm việc, họ thay đổi như thế nào, phải kiểm soát được. Đây là vấn đề nghiên cứu xã hội học, mình không thể làm nổi, chắc chắn không làm nổi, trừ khi có một giáo hội lớn, một tổ chức lớn.

     Hồi xưa có Tổng vụ Thanh Niên, nhưng mà thanh niên trong thời chiến tranh, ngoài chuyện đi chùa phần lớn dồn nỗ lực vào đấu tranh cho hòa bình, dân tộc, thì mình có điều kiện nào tổ chức cho thế hệ trẻ, Mà thế hệ trẻ hồi đó lớn lên có một khúc quanh nhất là làm thế nào cho sống còn qua cơn chiến tranh, tương lai tùy thuộc chiến tranh, thành ra không nghĩ gì tới chuyện giáo lý khế lý, khế cơ cho nhiều. Nhưng bây giờ đòi hỏi rất nhiều, từng thế hệ đi qua nó có thay đổi. Thực ra 10 năm. Hồi xưa người ta đặt ra một thế hệ 20 năm mới có thay đổi. Hai chục năm mới có một sự thay đổi, nhưng bây giờ chỉ mười năm thôi, mình mới thấy đó là cái cô bé Greta Thunberg ở Thụy Điển gọi là thế hệ G, nhưng bây giờ cô đã lên 18 tuổi rồi là còn thế hệ nhỏ khác lên, đó là cô bé Greta mà Tổng thống Biden đề nghị cô đứng đầu trong phong trào tuổi trẻ vận động cái môi sinh này.

      Ngoài môi sinh ra mình sẽ có nhiều vấn đề cho tuổi trẻ, mình huấn luyện cho một gia đình Phật tử đủ trình độ, đủ khả năng mà để ra ứng phó ngoài đời chứ không thể là ở trong chùa, đóng khung chùa chỉ biết niệm Phật, tụng kinh và hiểu giáo lý, đọc Duy Ma Cật vanh vách, đọc Thắng Man vanh vách mà ra đời không biết làm gì để áp dụng. đạo đức Phật giáo thì có thể giữ được nhưng mà cũng áp dụng được, thì đây là thiếu sót, Trong vấn đề kinh tế, trong vấn đề giáo dục phải có những gia đình Phật tử để hỗ trợ, họ đi vào, họ đưa Phật Giáo vào, không nói rằng tôi dạy theo Phật Giáo, mình đem tinh thần Phật giáo giáo dục cho xã hội, mình đóng góp xã hội. Xã hội Việt Nam ở Việt Nam, ở Tây thì xã hội Tây mình đóng góp tất cả cho xã hội nâng cái tầm mức của Phật Giáo lên, không nói Phật Giáo Việt Nam mình đóng góp trên cái sự nghiệp nâng tầm mức Phật Giáo lên tầm cỡ thế giới. Chứ bây giờ Phật Giáo vẫn là một tôn giáo lớn chỉ giới hạn trong vấn đề trí thức, chứ không bằng các Tôn Giáo khác, chưa có thể nói rằng là mình đem cái tâm nguyện từ bi, đại bi của Phật mà gieo rắc khắp cả cái thế giới này được, chưa được, mới có một phần nhỏ hà, số đó quá ít, chưa xứng đáng cái tầm vóc của giáo lý Đức Phật. Thì bây giờ thì nói nhiều, lui tới cũng chừng đó, tại vì chúng ta nói cụ thể hơn, tôi cũng cần cái cụ thể hơn, và tôi mong rằng có điều kiện sẽ gặp lại các anh chị, với anh cũng chuẩn bị đi, mình tiếp xúc với một thế hệ trẻ, thế hệ mới, thế hệ của anh Bạch Xuân Phẻ, và thế hệ học trò của anh nữa hiểu biết, rồi chúng ta sẽ nói chuyện rõ ràng hơn và góp ý để biết cho rõ ràng hơn, chừng đó sẵn chúng ta là thế hệ này sẽ nắm vững cái đường lối giáo dục thanh niên và truyền cái ý nghĩa đó, lớp trẻ họ sẽ làm cách nào. Phương cách họ làm. Làm cách nào để đưa xuống tuổi trẻ. Và tuổi trẻ lớp đoàn sinh, lớp tuổi trẻ này từ Oanh Vũ cho tới Thanh thiếu niên, những người này sắp bước vào đời, đã bước vào đời họ sẽ làm cái gì bằng kinh nghiệm mà họ tự làm lấy. Nói chung mình ở trên này bằng trí tuệ, xuống dưới lớp dưới đó bằng phương tiện. Cái lớp mà chịu cả phương tiện và trí tuệ là lớp đoàn sinh. Đây là nói trong giáo lý đó.

      Từ đại trí, mình không phải là đại trí nhưng mình đã sinh hoạt, đã hiểu Phật Giáo rồi, hiểu nằm lòng trong đó rồi, đem cái hiểu biết dó mình gọi là trí tuệ. Trí tuệ dù hạn hẹp nhưng vẫn có thể vận dụng được đưa xuống lớp trẻ, và lớp trẻ đó mình sẽ làm thế nào để họ có một phương tiện biết từ giáo lý để mà khai thác những phương tiện. Bằng phương tiện mình áp dụng cho đoàn sinh và đoàn sinh họ tự phát triển từ thế hệ này tiếp thế hệ khác. Đoàn sinh cỡ 18, 19 tuổi thì khi họ lớn lên rồi thì lớp sau nó kế  tiếp. Bây giờ thử ra chỉ 5 năm là kế tiếp rồi.

      Lớp Oanh vũ từ 13, 18 tuổi vô đại học rồi, cứ như vậy cứ 5 năm thay đổi, Năm năm thay đổi, Oanh vũ thay đổi, không phải Oanh vũ năm năm đầu giống nhau, đó là điều cần thiết. 

      Thì bây giờ tôi chỉ nói được chừng đó, tôi chỉ hiểu biết chừng đó, không nói gì thêm nhiều được, mong anh chị thông cảm, có điều kiện cho tôi nhiều thông tin tôi bàn tiếp, Tôi nằm tôi suy nghĩ thế nào cho nó tốt hơn, chứ bây giờ tôi chả biết gì hết đó. Cái nước Việt Nam này nó lạc hậu, tôi cũng lạc hậu theo rồi.

     Huynh trưởng Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ (BXP): A Di Đà Phật, chúng con kính cảm ơn Ôn rất là nhiều và chúng con sẽ chuyển lời lại của Ôn cho đến những anh chị có cấp ở đây, hay ở Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại  những lời của Ôn đã dặn dò. Xin hẹn Ôn trong một thời gian tới rất là ngắn, để tất cả các huynh trưởng có thể ngồi lại để lắng nghe Ôn dạy bảo chi tiết hơn. Thưa Ôn để mà nói tiếp, không biết là Ôn có những đường hướng hành hoạt cụ thể mà như Ôn vừa đề cập không, để cho mình làm thế nào cho Gia đình Phật tử  trong cũng như ngoài nước ngày càng tiến vững lên?

    Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ: Có hai phần, một phần hình thức tổ chức, cái cơ cấu là quan trọng, cái này phải suy nghĩ lại. Cái cơ cấu mình vừa kể thì nó lạc hậu, quá lạc hậu rồi. Với lại tôi thấy hành chánh mình quá rườm rà, hành chánh giấy tờ thời kỳ chiến tranh bây giờ nó khác, mình làm nó khác, tôi nói với anh con nít làm gì “chiếu này chiếu nọ" chi cho mất công vậy? Có gì chiếu đâu, nhưng mà anh phải làm, không thể thay đổi được. Cái nguyên tắc hành chánh tồn tại như vậy được, mà lớp trẻ lên nhiều khi nó phiền cái đó lắm. Tôi không biết anh có phiền không? tôi thấy nhiều người lên mà cứ ngồi chờ đọc cho xong lệnh chiếu này, chiếu kia phiền lắm.

  Sau đó, chúng tôi kính cảm ơn Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ đã dành thời giờ cho chúng quý Huynh trưởng cao niên và thâm niên của tổ chức và cầu chúc Người pháp thể khinh an và chúng sanh dị độ. Cuộc hầu chuyện với Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ kết thúc vì đã đến giờ cơm trưa của Người.


                            Tâm Thường Định


                                            Phiên tả lại từ video clip: PT Diệu Danh


Tuesday, December 17, 2024

Huệ Đan: Du Già Bồ Tát Giới – Từ Lý Tưởng Đến Hành Động

 

Du Già Bồ Tát Giới là một trong những hệ thống giới luật, mang giá trị thượng thừa của tinh thần đạo đức và lý tưởng nhập thế của Phật giáo Đại thừa, nơi mà lý tưởng Bồ Tát không còn giới hạn trong khuôn khổ của những điều răn cấm hình thức mà trở thành phương tiện chuyển hóa tâm thức và thực chứng chân lý giải thoát. “Du Già,” hay còn gọi là Yogācāra[1], gắn liền với sự thống nhất giữa tri thức và thực hành, giữa lý luận và kinh nghiệm, giữa con đường tư duy và sự thể nhập nội tâm. Bản chất của giới luật, trong tinh thần Du Già, là sự dấn thân trọn vẹn của tâm Bồ Đề – tâm nguyện không giới hạn vì sự tự hoàn thiện cá nhân mà còn vì lợi lạc vô lượng chúng sinh. Chính ở đó, Bồ Tát hạnh được khai mở và được thực hành trong đời sống cụ thể, nơi mọi đối tượng, hoàn cảnh và thời đại đều trở thành phương tiện để tu tập, giác ngộ và độ sinh.

Người hành trì Du Già Bồ Tát Giới không thể chỉ dừng lại ở sự học hỏi giáo lý hay nghiên cứu kinh văn như một loại tri thức hình thức. Giới luật không phải là những ràng buộc của một bộ quy tắc mang tính cứng nhắc, mà là con đường khai mở nội tâm. Khi tâm nguyện Bồ Đề được phát khởi, người hành giả bước vào thế giới của từ bi và trí tuệ. Ở đó, mọi hành động, lời nói và tư tưởng đều trở thành biểu hiện của sự giác ngộ. Hành giả không còn thấy giới luật như sự gò bó mà chính là chiếc thuyền đưa mình qua bờ mê đến bờ giác. Giới, trong nghĩa tối hậu, không còn là giới, mà là sự thâm nhập vào chân lý của vô ngã và tính không. Nơi ấy, mọi ngã chấp, mọi phân biệt đều tan biến, chỉ còn lại tình thương bao la và ánh sáng trí tuệ soi chiếu khắp mười phương.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, sự giao thoa và biến động của thời đại đã đặt ra những thách thức lớn lao cho người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trong khi giá trị truyền thống đang dần bị xói mòn bởi ảnh hưởng của lối sống vật chất, thì tâm thức của con người cũng ngày càng xa rời cội nguồn tâm linh. Người Huynh trưởng, với sứ mệnh dìu dắt thế hệ trẻ, vừa là người truyền bá giáo pháp mà vừa phải trở thành tấm gương sống động của tinh thần Bồ Tát. Anh chị không thể đơn thuần giảng giải những giáo lý xa vời, mà phải sống trọn vẹn với tâm nguyện Bồ Đề, biến từng lời nói, từng hành động thành một biểu hiện cụ thể của lòng từ bi. Trong xã hội đầy nhiễu nhương, người Huynh trưởng phải giữ vững lý tưởng, không chạy theo những giá trị hư ảo mà luôn kiên định với con đường giác ngộ và giải thoát. Chính bằng sự tu tập và tự thân chuyển hóa, anh chị sẽ lan tỏa ánh sáng của Bồ Tát Giới, giúp thế hệ trẻ tìm về với chân lý và xây dựng đời sống nội tâm vững vàng.

Ở không gian hải ngoại, khi văn hóa và giá trị truyền thống bị thử thách bởi sự pha trộn của những hệ tư tưởng mới, vai trò của người Huynh trưởng lại càng trở nên nặng nề. Ở đó, chúng ta là cầu nối giữa quê hương và xứ người, giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại. Sự giữ gìn bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam không thể là sự cố chấp hay bảo thủ, mà phải là sự chuyển hóa linh động trên nền tảng của giới luật và trí tuệ. Người Huynh trưởng trong môi trường ấy cần phải thể nhập sâu sắc Du Già Bồ Tát Giới để kiến lập nội tâm an định giữa những biến động của đời sống. Anh chị phải khéo léo hòa nhập nhưng không hòa tan, thích ứng nhưng không đánh mất gốc rễ. Tâm nguyện Bồ Đề phải là ngọn đuốc soi sáng con đường hành đạo, giúp chúng ta giữ vững lý tưởng và lan tỏa tinh thần từ bi đến mọi nơi.

Bước ra ngoài không gian giới hạn của địa lý và văn hóa, thế giới hiện đại với xu hướng toàn cầu hóa lại đặt ra những trách nhiệm mới cho người thực hành Bồ Tát Đạo. Trong cơn bão của chủ nghĩa tiêu thụ và sự phân hóa xã hội, con người càng lúc càng xa rời bản thể chân thật của mình. Chính trong bối cảnh này, Du Già Bồ Tát Giới trở thành kim chỉ nam cho sự tỉnh thức và giác ngộ. Người Huynh trưởng bằng tâm Bồ Đề kiên cố, không còn là người chỉ dẫn dắt một nhóm nhỏ thanh thiếu niên mà cần phải trở thành sứ giả của hòa bình và tình thương trên toàn thế giới. Anh chị cần thấm nhuần tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên,” linh hoạt ứng xử trong mọi hoàn cảnh nhưng vẫn giữ vững lý tưởng giải thoát và giác ngộ. Sự dấn thân và xả thân vì chúng sinh, theo tinh thần Du Già Bồ Tát Giới, không phải là một hành động của lòng thương hại mà là biểu hiện tự nhiên của một nội tâm đã giác ngộ.

Thế giới hôm nay, dù đầy rẫy khổ đau và vô minh, vẫn luôn mở ra cơ hội cho những ai thực sự muốn sống với tâm Bồ Đề. Hành trì Du Già Bồ Tát Giới chính là con đường để người Huynh trưởng vượt qua mọi giới hạn của bản ngã và chấp thủ, hóa giải mọi phiền não và khổ đau. Bằng sự tỉnh thức và lòng từ bi, anh chị sẽ giúp thế hệ trẻ tìm thấy ý nghĩa chân thật của cuộc sống, xây dựng một xã hội an lạc và giác ngộ. Tâm nguyện Bồ Đề, khi được phát khởi và nuôi dưỡng, sẽ trở thành ngọn hải đăng soi sáng con đường Bồ Tát Đạo giữa biển khổ mênh mông của cuộc đời.

*

Như đã trình bày sơ lược trên, bản chất của Bồ Tát Giới nằm ở sự phát khởi và duy trì tâm Bồ Đề – cái tâm cao thượng vượt khỏi sự ích kỷ cá nhân, xả thân vì lợi ích của muôn loài. Khi phát tâm Bồ Đề, người hành giả không còn thấy chính mình là chủ thể riêng biệt, cũng không thấy chúng sinh là đối tượng của lòng từ bi, mà mọi sự phân biệt đều tan biến trong ánh sáng của tính Không. Tâm ấy, trong trạng thái thanh tịnh tuyệt đối, chính là “Du Già” – nơi mà mọi vọng tưởng và phiền não đều lắng đọng, chỉ còn lại sự hòa hợp giữa tuệ giác và đại bi.

Tuy nhiên, để phát khởi và giữ vững tâm Bồ Đề là một hành trình dài, đòi hỏi sự tinh tấn không ngừng trong việc hành trì giới luật và đối diện với vô số nghịch cảnh của cuộc đời. Trong Bồ Tát Giới, giới luật không còn mang nghĩa cấm đoán đơn thuần, mà là phương tiện thiện xảo để điều phục tâm thức, chuyển hóa phiền não và phát huy các thiện pháp. Như lời dạy trong các kinh văn: “Giới luật là bờ rào để bảo vệ con đường giác ngộ, là thềm thang đưa hành giả đến với giải thoát, là ngọn đèn soi sáng trong đêm tối vô minh.” Người giữ Bồ Tát Giới, do đó, không hành động vì sự sợ hãi hay ép buộc, mà hành động với tâm nguyện tự nguyện, phát xuất từ lòng thương yêu và trí tuệ.

Giới luật, trong nghĩa rốt ráo, không có sự chấp thủ. Chấp vào giới luật như một hình thức sẽ dẫn đến sự trói buộc; buông bỏ giới luật sẽ chìm đắm trong dục vọng và vô minh. Chính vì thế, tinh thần Du Già Bồ Tát Giới là sự linh động, khéo léo ứng dụng giới luật trong từng hoàn cảnh cụ thể. Bồ Tát giữ giới không phải để cầu phước báo, cũng không phải để tự tôn mình cao hơn người khác, mà để thanh lọc nội tâm và lợi lạc tất cả chúng sinh. Khi giới luật được thực hành trong trạng thái vô ngã, sẽ trở thành biểu hiện tự nhiên của chân tâm, của sự hòa hợp giữa con người và pháp giới.

Bồ Tát, với tâm Bồ Đề kiên cố, không bao giờ từ chối bất kỳ hoàn cảnh nào, dù thuận lợi hay nghịch duyên. Hành giả có thể bước vào những nơi tối tăm nhất của cuộc đời, hòa mình trong bùn lầy của khổ đau, nhưng không hề nhiễm ô, như hoa sen vươn lên từ bùn lầy mà tỏa hương thanh khiết. Giữ giới, hành Bồ Tát Đạo, chính là sống trọn vẹn với tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên” – nghĩa là tùy thuận vào hoàn cảnh nhưng không đánh mất tâm nguyện ban đầu.

Người hành trì Du Già Bồ Tát Giới không chỉ đối trị với chính mình mà còn gánh vác trọng trách đưa người khác vượt qua biển khổ. Đó là tinh thần tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn. Tâm Bồ Đề vừa là ngọn đèn soi chiếu nội tâm, vừa là ngọn đuốc dẫn đường cho vô số người đang lạc bước trong đêm dài vô minh. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi giá trị đạo đức bị lung lay, khi lòng người đầy dẫy tham sân và vô minh, hành trì Du Già Bồ Tát Giới lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là trách nhiệm của một cá nhân, và là sứ mệnh của những ai đã phát tâm bước vào con đường giác ngộ và giải thoát.

Du Già Bồ Tát Giới, xét cho cùng, không còn là điều gì xa xôi hay cao vời. Đó là con đường trở về với chính mình, là sự chuyển hóa từ một tâm thức đầy vọng tưởng và khổ đau thành một tâm thức thanh tịnh và an lạc. Người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, với vai trò là người dẫn dắt thế hệ trẻ, cần phải thấm nhuần tinh thần này trong lời nói và cả trong đời sống thực tiễn. Anh chị phải là người tiên phong trên con đường Bồ Tát, sống với tâm Bồ Đề kiên cố, làm tấm gương sáng cho đàn em noi theo. Giới luật không là gánh nặng, mà là đôi cánh giúp chúng ta bay cao trên bầu trời giải thoát và phụng sự.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, nơi nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa vật chất đang chi phối đời sống tinh thần của con người, giá trị truyền thống và đạo đức ngày càng bị xao lãng. Giữa những biến động ấy, vai trò của người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử vừa là người giảng dạy giáo lý mà vừa là người tiên phong sống trọn vẹn tinh thần của Du Già Bồ Tát Giới. Sứ mệnh này đòi hỏi sự tự giác và tự nguyện bước vào con đường Bồ Tát Đạo – con đường dấn thân, phụng sự và chuyển hóa. Người Huynh trưởng phải mang tâm nguyện Bồ Đề như một ngọn hải đăng soi sáng, không riêng cho mình mà còn cho thế hệ trẻ đang lạc lối trong dòng chảy của xã hội đầy rẫy cám dỗ và khổ đau.

Du Già Bồ Tát Giới, trong mối liên hệ với thực tại, không phải là một khuôn khổ cứng nhắc áp đặt lên con người mà chính là phương tiện linh động để chuyển hóa nội tâm. Người Huynh trưởng, khi phát tâm giữ giới, không thụ động đứng ngoài đời sống mà phải dấn thân vào cuộc đời với tinh thần “hòa nhập nhưng không hòa tan.” Anh chị phải là người thấu hiểu sâu sắc bản chất vô thường và khổ đau của kiếp nhân sinh, từ đó khơi dậy trong mình và đàn em lòng từ bi và trí tuệ. Trong các hoạt động giáo dục và tu học, Huynh trưởng cần khéo léo dẫn dắt thế hệ trẻ biết quay về với nội tâm, nhận diện được những giá trị đích thực của đời sống và không bị cuốn theo vòng xoáy của tham vọng, ích kỷ và dục vọng. Đó chính là hành trì Du Già Bồ Tát Giới trong thực tiễn, là sự chuyển hóa ngay trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động.

Giữa xã hội đầy biến động, người Huynh trưởng không thể giữ mình trong tháp ngà của lý tưởng xa vời. Anh chị phải đối diện với những thách thức hiện thực: sự băng hoại của đạo đức, sự phai nhạt niềm tin và khoảng cách thế hệ ngày càng lớn. Đối diện với nghịch cảnh ấy, người Huynh trưởng cần có sự kiên định và lòng dũng cảm của một Bồ Tát, không ngại khó khăn, không thối chí khi phải vượt qua những thử thách lớn lao. Anh chị là người kết nối, hòa giải và xây dựng niềm tin giữa các thế hệ, giữa gia đình và xã hội, giữa truyền thống và hiện đại. anh chị là nhịp cầu đưa thế hệ trẻ trở về với đạo pháp, với những giá trị vĩnh cửu của chân-thiện-mỹ. Sự dấn thân ấy không phải là sự hy sinh mù quáng mà là sự thể nhập vào tinh thần Bồ Tát Giới, nơi mà cái ngã cá nhân bị xóa bỏ, chỉ còn lại lòng từ bi rộng lớn bao trùm khắp pháp giới.

Người Huynh trưởng GĐPTVN cần thấm nhuần ý nghĩa của sự linh động trong Du Già Bồ Tát Giới. Bởi giới luật, nếu chấp thủ một cách hình thức, sẽ trở thành rào cản trên con đường giác ngộ. Nhưng nếu giới luật được thực hành trong ánh sáng của tâm Bồ Đề, thì dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, người Huynh trưởng vẫn có thể khéo léo vận dụng để điều phục tâm mình và độ thoát người khác. Sự linh động ấy thể hiện ở chỗ họ biết lắng nghe, biết quan sát và thấu hiểu tâm tư của từng người. Anh chị không giáo điều, không áp đặt mà biết tùy thuận vào hoàn cảnh để khơi dậy hạt giống từ bi và trí tuệ trong mỗi tâm hồn. Đó là sự giáo dục không áp lực, không cưỡng cầu, mà là sự giáo dục dựa trên tình thương và sự tỉnh thức.

Bản chất của Bồ Tát Giới là sự chuyển hóa vô ngã, không còn thấy mình là chủ thể làm việc thiện và cũng không còn thấy người khác là đối tượng của lòng từ bi. Người Huynh trưởng khi sống với tinh thần ấy sẽ không còn vướng mắc vào công danh, lợi dưỡng hay sự tán thán của người đời. Chúng ta làm việc thiện với tâm vô cầu, làm việc nghĩa với tinh thần vô ngã và chính trong sự xả ly ấy, mình mới thực sự kiến lập được đời sống hạnh phúc và an lạc. Đây chính là điều mà thế hệ trẻ cần được tiếp nhận và noi theo: sự dấn thân không vì lợi ích cá nhân, mà vì lợi ích của tất cả muôn loài.

Ở thời đại này, sự nhiễu nhương và biến động của xã hội Việt Nam không thể chỉ được hóa giải bằng những lý thuyết suông. Người Huynh trưởng GĐPTVN khi thấm nhuần tinh thần của Du Già Bồ Tát Giới, cần trở thành những người tiên phong xây dựng đời sống đạo đức, tình thương và sự giác ngộ ngay giữa lòng xã hội. Anh chị chính là những ngọn đuốc sáng, không chỉ dẫn đường cho thế hệ trẻ mà còn chiếu sáng cho cả những người đang mê lầm trong bóng tối vô minh. Tâm nguyện Bồ Đề, khi được khởi phát và duy trì một cách kiên định, sẽ trở thành sức mạnh lớn lao giúp chng ta vượt qua mọi thử thách, mọi chướng ngại để hoàn thành sứ mệnh của mình.

Trong bối cảnh hải ngoại, nơi dòng chảy văn hóa đa phương và sự va đập giữa truyền thống và hiện đại không ngừng diễn ra, người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam lại gánh trên vai một sứ mệnh kép: giữ gìn bản sắc dân tộc và Phật giáo Việt Nam, đồng thời khéo léo hòa nhập với những giá trị tiến bộ của thời đại. Ở nơi xứ lạ, giữa xã hội đầy biến động, sự giữ gìn truyền thống không phải là sự níu kéo hình thức cũ kỹ mà phải là sự chuyển hóa sâu sắc trên nền tảng tâm Bồ Đề và trí tuệ của Du Già Bồ Tát Giới. Trong tinh thần ấy, người Huynh trưởng không đơn thuần chỉ bảo tồn một nền văn hóa mà chính là người truyền bá những giá trị trường tồn, đưa giáo lý của Phật Đà trở thành phương tiện để kiến lập nội tâm thanh tịnh và cuộc sống an lạc giữa thế giới đầy nhiễu nhương.

Hải ngoại là nơi giao thoa của nhiều hệ tư tưởng và niềm tin khác nhau. Đó là mảnh đất màu mỡ để lý tưởng Bồ Tát được lan tỏa, nhưng đồng thời cũng là môi trường đầy thử thách cho những ai thiếu vững chãi nội tâm. Người Huynh trưởng GĐPTVN khi mang tâm nguyện Bồ Đề bước vào bối cảnh này, cần giữ vững giới thân huệ mạng, không để mình bị cuốn theo dòng chảy vật chất và dục vọng. Sự giữ giới trong tinh thần Du Già không phải là tách biệt hay đối kháng với môi trường xung quanh mà chính là hòa nhập với tinh thần tỉnh thức. Chúng ta cần hiểu rằng, giữ gìn truyền thống không phải là đóng khung những giá trị cũ kỹ, mà là giữ lấy tinh hoa của văn hóa và đạo pháp, từ đó chuyển hóa thành phương tiện thích ứng với thời đại mới.

Trong các cộng đồng Phật tử Việt Nam hải ngoại, hình ảnh người Huynh trưởng chính là biểu tượng của sự nối kết giữa các thế hệ, giữa cộng đồng người Việt xa xứ với cội nguồn văn hóa quê hương. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên nơi đất khách thường thiếu đi sự kết nối với bản sắc dân tộc và tinh thần Phật pháp. Chính lúc này, người Huynh trưởng phải trở thành người gieo hạt giống tâm linh, giúp thế hệ trẻ hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống và đạo đức. Điều này đòi hỏi người chúng ta phải có trí tuệ sáng suốt và tình thương bao dung, biết tùy thuận vào căn cơ và hoàn cảnh của từng người để khơi dậy trong họ niềm tự hào về văn hóa Việt Nam và tinh thần Bồ Tát Đạo. Giữa môi trường giáo dục đa văn hóa, người Huynh trưởng cần khéo léo kết hợp những giá trị Phật giáo với những phương pháp giáo dục hiện đại, không áp đặt, không cưỡng cầu mà để các em tự nhiên thấm nhuần và chuyển hóa.

Hải ngoại vừa là môi trường giao thoa văn hóa mà vừa là một thử nghiệm lớn về khả năng hòa nhập và thích ứng. Giữa thế giới đa dạng ấy, tinh thần Du Già Bồ Tát Giới trở thành chiếc chìa khóa để người Huynh trưởng vượt qua mọi rào cản và định kiến. Anh chị phải sống như hoa sen giữa bùn lầy, vươn lên mà không nhiễm ô, hòa nhập mà không hòa tan. Hành trì giới luật trong môi trường hải ngoại chính là sự khéo léo trong việc thể hiện tinh thần Bồ Đề: ở đâu có khổ đau, ở đó có sự dấn thân; ở đâu có chia rẽ, ở đó có tình thương và sự cảm thông. Sự linh động này thể hiện sâu sắc tinh thần “tùy duyên bất biến” của người Bồ Tát.

Từ bối cảnh hải ngoại, vai trò và sứ mệnh của người Huynh trưởng tiếp tục mở rộng ra không gian toàn cầu hóa, nơi mà con người ngày càng đối diện với những khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Thế giới hiện đại, với những tiện nghi vật chất vượt bậc, lại chất chứa vô số nỗi khổ đau: sự cô đơn, lo âu, trầm cảm và khủng hoảng niềm tin. Giữa một xã hội chạy theo chủ nghĩa tiêu thụ và sự tách biệt bản ngã, tinh thần Du Già Bồ Tát Giới là ánh sáng dẫn đường, giúp con người tìm về với bản thể chân thật của mình. Người Huynh trưởng, với sứ mệnh của một Bồ Tát, phải trở thành nhịp cầu nối liền những con người đang lạc lõng trong cõi đời này với giáo pháp giải thoát của Đức Phật.

Hành trì Du Già Bồ Tát Giới trong thời đại toàn cầu hóa không giới hạn ở phạm vi quốc gia hay tôn giáo, mà cần phải mở rộng ra toàn nhân loại. Tâm Bồ Đề không biên giới chính là tinh thần cốt lõi của Bồ Tát Đạo: không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay giai cấp, không vướng mắc vào hình thức và khuôn mẫu. Người Huynh trưởng, với tình thương và trí tuệ, cần mang tinh thần ấy lan tỏa khắp mọi nơi, giúp con người vượt qua những giới hạn của bản ngã và khổ đau. Giữa thế giới đầy mâu thuẫn và xung đột, người Huynh trưởng cần sống với tâm tỉnh thức, đem đến sự hòa giải và tình thương, giúp con người hiểu được rằng hạnh phúc đích thực chỉ có thể được tìm thấy khi quay về với chính mình, khi sống trong ánh sáng của từ bi và trí tuệ.

Toàn cầu hóa không chỉ là sự hội nhập kinh tế và văn hóa, mà còn là cơ hội để tinh thần Bồ Tát Giới được lan rộng đến mọi nơi. Trong bối cảnh ấy, người Huynh trưởng cần giữ vững lý tưởng, không chạy theo những giá trị hư ảo của vật chất mà luôn kiên định với con đường giác ngộ và giải thoát. Sự dấn thân của họ không dừng lại ở phạm vi cá nhân hay cộng đồng nhỏ hẹp, mà trở thành một phần của sự chuyển hóa toàn nhân loại. Họ là những người mang trong mình sứ mệnh cao cả, sống để phụng sự và hành động để giải thoát khổ đau, làm rạng rỡ tinh thần của Du Già Bồ Tát Giới trong lòng thế giới.

*

Tác phẩm Du Già Bồ Tát Giới của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ không đơn giản là một khảo luận về giới luật trong Phật giáo Đại thừa, mà là một công trình triết học và tâm linh sâu sắc, mở ra con đường thực hành cụ thể cho những ai đã phát tâm Bồ Đề bước vào Bồ Tát Đạo. Qua những trang viết thâm trầm, Hòa thượng đã minh giải tinh thần Du Già như một sự thống nhất tuyệt đối giữa nhận thức và hành động, giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa tri thức và sự thể nhập chân lý. Cốt lõi của Du Già Bồ Tát Giới chính là sự phát khởi và duy trì tâm Bồ Đề, như ngọn đèn soi sáng con đường giác ngộ và giải thoát, đồng thời là nguồn sức mạnh để người hành giả dấn thân vào đời sống thực tiễn mà không hề bị vướng mắc vào những ràng buộc của bản ngã.

Tinh thần của Bồ Tát Giới, như Hòa thượng nhấn mạnh, vượt ra khỏi mọi giới hạn của hình thức và thời gian. Giới luật không phải là những rào cản cứng nhắc mà là phương tiện thiện xảo để điều phục tâm thức, chuyển hóa phiền não và vun bồi các thiện pháp. Giữ giới, trong tinh thần Du Già, chính là giữ gìn tâm thanh tịnh giữa cõi đời ô trược, là sống với lòng từ bi và trí tuệ, là hóa độ chúng sinh mà không vướng mắc vào khái niệm “ta” và “người”. Người hành trì Bồ Tát Giới, khi thấu đạt tinh thần này, sẽ không còn chấp vào giới như một thứ hình thức khô cứng mà sẽ linh động và khéo léo ứng dụng giới luật vào mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

Qua tác phẩm, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ gửi gắm một thông điệp lớn lao đến tất cả hành giả tu Bồ Tát Đạo: con đường giác ngộ không nằm ở sự tách biệt khỏi cuộc đời, mà nằm ngay trong sự hòa nhập trọn vẹn với cuộc đời này. Bồ Tát Đạo là con đường của sự dấn thân, của lòng can đảm và sự hy sinh, nhưng đó không phải là sự ép buộc hay áp lực mà là sự tự nguyện phát xuất từ tâm Bồ Đề kiên cố. Sự dấn thân ấy không bao giờ rời xa chân lý của vô ngã và tính Không, vì chỉ khi vượt qua ngã chấp, hành giả mới thực sự sống trong tự do và an lạc.

Đặc biệt, trong hiện tình phân hóa của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam hiện nay, Hòa thượng muốn nhấn mạnh rằng hàng ngũ Huynh trưởng cao cấp, cụ thể là cấp Tấn và Dũng, cần phải nghiêm túc thâm nhập tinh thần Bồ Tát Đạo và hành trì Du Già Bồ Tát Giới một cách nghiêm mật. Sự giữ giới và phát khởi tâm Bồ Đề không dừng lại ở lý tưởng xa vời mà phải trở thành hành động thiết thực để cải thiện tình trạng này, vốn đang ngày càng lan rộng và gây tổn thương cho sự đoàn kết nội bộ. Người Huynh trưởng cao cấp, với vai trò là trụ cột của tổ chức, phải nhìn lại chính mình, từ đó chuyển hóa thân tâm, lấy tình thương và trí tuệ làm phương châm để giải quyết mâu thuẫn, hóa giải sự phân hóa và tái thiết niềm tin cho toàn thể tổ chức. Hành trì Bồ Tát Giới có nghĩa là sống bằng hành động và lời nói chân thật, là hòa hợp và đoàn kết, là thấu hiểu và bao dung, không để bản ngã, tham vọng hay thành kiến che mờ lý tưởng phụng sự và giáo dục của GĐPTVN.

Nhất hạn đối với hàng ngũ Huynh trưởng cấp Tấn và Dũng, vai trò gương mẫu là yếu tố cốt lõi để dẫn dắt các Huynh trưởng trẻ tuổi và đoàn sinh. Anh chị cần sống đúng với tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên” của Bồ Tát Đạo, giữ giới luật trong sự linh động và tỉnh thức, khéo léo điều phục tâm mình và độ thoát người khác. Chính sự tỉnh giác và dấn thân của mình sẽ khơi dậy sức mạnh đoàn kết, hòa hợp trong tổ chức, giúp GĐPTVN đứng vững trước những thử thách của thời đại.

Bấy giờ, Du Già Bồ Tát Giới của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa là một tác phẩm kinh luận, vừa là lời nhắn gửi thiết tha, một tiếng chuông tỉnh thức đánh động vào sâu thẳm tâm hồn của mỗi hành giả. Giới luật không phải là giới hạn, mà là đôi cánh đưa người vượt qua biển khổ đến bờ giác ngộ. Người Huynh trưởng GĐPTVN, đặc biệt là hàng ngũ cấp Tấn và Dũng, cần lấy tâm Bồ Đề làm gốc rễ, lấy giới luật làm thềm thang và lấy sự dấn thân phụng sự làm con đường để chuyển hóa khổ đau và mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Chỉ khi sống với tâm ấy, người Huynh trưởng mới thực sự xứng đáng là người dẫn đường, là sứ giả của Bồ Tát Đạo trong thời đại đầy biến động này.

Vô Trụ Xứ Am, 17 tháng 12 năm 2024
Huệ Đan – 慧丹

_____________________________

[1] Yogācāra: Một trường phái triết học và tâm lý học Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Duy Thức học. Yogācāra nhấn mạnh vai trò của tâm thức trong việc kiến lập và nhận thức thực tại, khẳng định rằng thế giới chỉ tồn tại thông qua tâm thức và các hiện tượng đều do tâm biến hiện.

The Yogācāra Bodhisattva Precepts:
From Ideal to Action

The Yogācāra Bodhisattva Precepts represent one of the highest systems of ethical and moral conduct within Mahayana Buddhism. These precepts embody a transcendent spirit of morality and a worldly-engaged ideal, wherein the Bodhisattva’s aspiration transcends formal prohibitions to become a means of transforming consciousness and realizing the truth of liberation. “Yogācāra,” or the “Practice of Yoga,” emphasizes the unification of knowledge and practice, theory and experience, contemplative reasoning and deep inner realization. In the spirit of Yogācāra, the essence of precepts lies in the complete dedication of the Bodhicitta—the enlightened mind—not only for personal self-perfection but for the boundless benefit of all beings. In this way, the Bodhisattva path opens and manifests within concrete living, where all beings, circumstances, and eras become opportunities for practice, enlightenment, and the deliverance of sentient beings.

A practitioner of the Yogācāra Bodhisattva Precepts cannot be confined to merely studying doctrine or textual analysis as intellectual pursuits. The precepts are not rigid rules but pathways to inner liberation. When Bodhicitta arises, the practitioner enters the realm of compassion and wisdom. Here, every action, word, and thought becomes an expression of awakening. The practitioner no longer perceives precepts as constraints but as vessels guiding them from the shores of delusion to the shores of enlightenment. In their ultimate meaning, precepts are no longer “precepts” but a profound immersion into the truth of selflessness and emptiness. In this realization, all attachments to self and distinctions dissolve, leaving only boundless compassion and the illuminating light of wisdom radiating across the ten directions.

In contemporary Vietnamese society, the interplay and turbulence of the times pose significant challenges to the youth leaders of the Vietnamese Buddhist Family Association (GĐPTVN). While traditional values gradually erode under the influence of materialism, human consciousness drifts further from its spiritual roots. The youth leader’s mission to guide the younger generation entails not only spreading the Dharma but also embodying the living spirit of the Bodhisattva ideal. They cannot merely expound abstract teachings but must live wholly in the aspiration of Bodhicitta, making every word and deed a tangible expression of compassion. Amidst a society fraught with turmoil, youth leaders must steadfastly uphold their ideals, resisting fleeting, illusory values while remaining firmly on the path of awakening and liberation. Through diligent practice and self-transformation, they radiate the light of the Bodhisattva Precepts, helping young people return to the truth and build a resilient inner life.

In the diaspora, where cultural and traditional values are challenged by the blending of new ideologies, the role of youth leaders becomes even more burdensome. Here, they act as bridges between homeland and foreign land, past and present, tradition and modernity. Preserving the identity of Vietnamese Buddhist culture cannot mean rigid conservatism but requires dynamic transformation grounded in ethical precepts and wisdom. Youth leaders in such environments must deeply embody the Yogācāra Bodhisattva Precepts to establish inner stability amidst the fluctuations of life. They must skillfully integrate without losing themselves, adapt without abandoning their roots. Bodhicitta must serve as the guiding torch, illuminating the path of practice and spreading the spirit of compassion everywhere.

Beyond the confines of geography and culture, the modern world, shaped by globalization, imposes new responsibilities on Bodhisattva practitioners. In the whirlwind of consumerism and societal division, people are increasingly estranged from their true essence. In this context, the Yogācāra Bodhisattva Precepts become a compass for awakening and enlightenment. With steadfast Bodhicitta, the youth leader transforms from merely guiding a small group of youths into a global ambassador of peace and compassion. They must embody the principle of “immutable amidst adaptation, adaptable amidst immutability,” navigating every situation with flexibility while maintaining the ultimate aspiration for liberation and enlightenment. The Bodhisattva’s dedication and selfless service are not acts of pity but natural expressions of an awakened heart.

In today’s world, though rife with suffering and ignorance, there is always an opportunity for those who genuinely wish to live with Bodhicitta. Practicing the Yogācāra Bodhisattva Precepts offers youth leaders a path to transcend the boundaries of ego and attachment, resolving all afflictions and suffering. Through mindfulness and compassion, they guide the younger generation to discover the true meaning of life, building a society grounded in peace and enlightenment. Bodhicitta, when awakened and nurtured, becomes the lighthouse illuminating the Bodhisattva Path amid the vast ocean of life’s suffering.

As briefly outlined earlier, the essence of the Bodhisattva Precepts lies in the arising and sustaining of the Bodhi Mind—a noble aspiration that transcends personal selfishness, dedicating oneself for the benefit of all beings. Upon awakening the Bodhi Mind, the practitioner no longer perceives themselves as a separate subject, nor sentient beings as mere objects of compassion; all distinctions dissolve in the radiance of emptiness. In this state of absolute purity, the mind becomes “Yoga,” where all delusions and afflictions subside, leaving only the harmony between wisdom and great compassion.

However, to awaken and maintain the Bodhi Mind is a long journey, requiring relentless diligence in observing the precepts and facing countless adversities in life. In the Bodhisattva Precepts, precepts are no longer mere prohibitions but skillful means to discipline the mind, transform afflictions, and cultivate virtuous qualities. As the scriptures teach: “The precepts are a fence protecting the path to enlightenment, a ladder leading the practitioner to liberation, and a lamp illuminating the darkness of ignorance.” Therefore, a Bodhisattva does not act out of fear or compulsion but with a voluntary vow arising from love and wisdom.

In their ultimate meaning, precepts are free from attachment. Clinging to the precepts as rigid forms leads to bondage, while abandoning them results in indulgence in desires and ignorance. Hence, the spirit of the Yoga Bodhisattva Precepts is flexibility and skillful application in specific circumstances. A Bodhisattva observes the precepts not for merit, nor to elevate themselves above others, but to purify their inner being and benefit all sentient beings. When precepts are practiced in a state of selflessness, they naturally manifest as expressions of the true mind, harmonizing human beings and the Dharma realm.

A Bodhisattva, with steadfast Bodhi Mind, never refuses any circumstances, whether favorable or adverse. The practitioner may step into the darkest corners of life, immerse themselves in the mud of suffering, yet remain undefiled, like a lotus that rises from the mire and radiates pure fragrance. Keeping the precepts and practicing the Bodhisattva Path is to fully embody the spirit of “adapt without changing, remain unchanged while adapting”—meaning to respond to conditions without losing the original vow.

The one practicing the Yoga Bodhisattva Precepts not only overcomes their own challenges but also bears the responsibility of guiding others across the ocean of suffering. This embodies the spirit of self-awakening, awakening others, and perfecting awakened action. The Bodhi Mind is both the lamp illuminating the inner self and the torch guiding countless beings lost in the long night of ignorance. In the context of modern society, where moral values are shaken, and human hearts are filled with greed, hatred, and ignorance, practicing the Yoga Bodhisattva Precepts becomes more urgent than ever. This is both the responsibility of the individual and the mission of those who have vowed to walk the path of enlightenment and liberation.

Ultimately, the Yoga Bodhisattva Precepts are neither distant nor lofty. They represent the path of returning to oneself, transforming a mind full of delusions and suffering into a pure and peaceful mind. Buddhist Youth Leaders (Huynh trưởng) in the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVN), as guides for younger generations, must embody this spirit in both their words and practical lives. They must be pioneers on the Bodhisattva Path, living with steadfast Bodhi Mind and serving as shining examples for their juniors to follow. Precepts are not burdens but wings that lift us to the skies of liberation and service.

In the current Vietnamese societal context, where the market economy and materialism dominate spiritual life, traditional and ethical values are increasingly neglected. Amid these upheavals, the role of Buddhist Youth Leaders is not only to teach the Dharma but also to exemplify the spirit of the Yoga Bodhisattva Precepts in their lives. This mission requires self-awareness and a voluntary commitment to the Bodhisattva Path—a path of engagement, service, and transformation. Buddhist Youth Leaders must carry the Bodhi Mind as a guiding lighthouse, not only for themselves but also for the younger generations, who are adrift in the turbulent currents of a society rife with temptations and suffering.

The Yogācāra Bodhisattva Precepts, in relation to reality, are not rigid frameworks imposed on individuals but rather dynamic tools for inner transformation. Leaders who commit to upholding these precepts must not remain passive or detached from life. Instead, they must immerse themselves in the world with the spirit of “integrating without assimilating.” Leaders should deeply understand the impermanent and suffering nature of human existence, thereby awakening compassion and wisdom within themselves and inspiring the same in younger generations. Through educational activities and spiritual practices, leaders must skillfully guide youth to turn inward, recognize the true values of life, and avoid being swept up in the vortex of ambition, selfishness, and desire. This is the practical application of the Yogācāra Bodhisattva Precepts, manifesting transformation in every thought, word, and deed.

In a turbulent society, leaders cannot isolate themselves in the ivory tower of distant ideals. They must face real-world challenges: the degradation of ethics, the erosion of faith, and the growing generational divide. Confronting these adversities requires the steadfastness and courage of a Bodhisattva—fearless in the face of difficulty and unwavering in overcoming great challenges. Leaders serve as bridges, reconciling and fostering trust between generations, families, and society, as well as between tradition and modernity. They are the bridge that leads young people back to the Dharma and to the eternal values of truth, goodness, and beauty. This dedication is not blind sacrifice but an integration into the Bodhisattva spirit, where the personal ego dissolves, leaving only boundless compassion encompassing all realms of existence.

Leaders in the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVN) must internalize the flexible essence of the Yogācāra Bodhisattva Precepts. If precepts are rigidly adhered to in a superficial manner, they become barriers on the path to enlightenment. However, when practiced in the light of Bodhicitta (the awakened mind), leaders can skillfully adapt to any circumstance, transforming their own minds and guiding others toward liberation. This flexibility is reflected in their ability to listen, observe, and deeply understand the minds of others. They are not dogmatic or imposing but adapt to situations to awaken seeds of compassion and wisdom in every heart. This is an education rooted not in pressure or coercion, but in love and mindfulness.

The essence of the Bodhisattva Precepts is selfless transformation—where there is no longer a sense of self performing acts of goodness, nor others as recipients of compassion. Leaders living with this spirit are no longer entangled by fame, material gain, or worldly praise. They perform acts of kindness with no expectation, engage in righteous deeds with selflessness, and in this renunciation, establish a life of true happiness and peace. This is the example that young people must receive and follow: dedication not for personal gain, but for the benefit of all beings.

In this era, the chaos and upheavals of Vietnamese society cannot be resolved through mere theoretical discourse. Leaders in the Vietnamese Buddhist Youth Association, deeply imbued with the spirit of the Yogācāra Bodhisattva Precepts, must become pioneers in building a life of ethics, love, and enlightenment within society. They are guiding torches, not only lighting the way for younger generations but also illuminating the paths of those lost in the darkness of ignorance. The aspiration for Bodhicitta, when nurtured and maintained with steadfast determination, becomes a tremendous force enabling us to overcome all challenges and obstacles to fulfill our mission.

In the overseas context, where the flow of multicultural influences and the collision between tradition and modernity are ever-present, the leaders of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVN) shoulder a dual mission: preserving the essence of Vietnamese culture and Buddhism while skillfully integrating progressive values of the modern era. In foreign lands, amidst dynamic societies, maintaining tradition is not about clinging to outdated forms but rather a profound transformation rooted in the Bodhi mind and the wisdom of the Yogācāra Bodhisattva Precepts. With this spirit, the leaders are not merely preservers of cultural heritage but also propagators of enduring values, bringing the Buddha’s teachings into practice to cultivate inner peace and a harmonious life in a tumultuous world.

Overseas environments serve as intersections of diverse ideologies and beliefs. They provide fertile ground for the Bodhisattva ideal to flourish but also pose challenges for those lacking inner stability. A GĐPTVN leader, entering this milieu with the Bodhi aspiration, must steadfastly maintain the purity of their precepts and wisdom, resisting the pull of materialism and desire. Observing precepts in the spirit of Yogācāra is not about isolating oneself or opposing the surrounding environment but about integrating with mindfulness. Tradition is preserved not by confining old values but by distilling the essence of culture and dharma, transforming it into tools adaptable to the new era.

In Vietnamese Buddhist communities abroad, the image of the leader symbolizes the bridge connecting generations and linking overseas Vietnamese communities to their cultural roots. Young generations born and raised in foreign lands often lack connection to their national identity and Buddhist spirit. At such moments, leaders must sow the seeds of spirituality, helping the youth understand the significance of preserving tradition and ethics. This demands leaders possess wisdom and compassion, adapting to the circumstances and abilities of each individual to awaken their pride in Vietnamese culture and the Bodhisattva ideal. In multicultural educational environments, leaders must skillfully combine Buddhist values with modern educational methods—neither imposing nor coercing but letting young people naturally absorb and transform.

The overseas context is both a cultural crossroads and a major test of adaptability and integration. Within this diverse world, the spirit of the Yogācāra Bodhisattva Precepts becomes a key to overcoming all barriers and prejudices. Leaders must live like lotuses in muddy water, rising without being tainted, integrating without losing themselves. Practicing precepts in foreign lands means skillfully manifesting the Bodhi spirit: wherever there is suffering, there is engagement; wherever there is division, there is love and empathy. This flexibility profoundly embodies the Bodhisattva principle of “adaptation without change.”

From the overseas setting, the role and mission of GĐPTVN leaders extend further into the realm of globalization, where humanity increasingly faces profound spiritual crises. The modern world, with its extraordinary material comforts, harbors immense suffering: loneliness, anxiety, depression, and crises of faith. Amid a society driven by consumerism and self-isolation, the Yogācāra Bodhisattva Precepts serve as a guiding light, helping people return to their true selves. Leaders, with their Bodhisattva mission, become bridges connecting those adrift in this life to the liberating teachings of the Buddha.

Practicing the Yogācāra Bodhisattva Precepts in the era of globalization is not confined to national or religious boundaries but expands to encompass all of humanity. The borderless Bodhi mind is the core spirit of the Bodhisattva Path: transcending race, religion, and class, free from attachment to form or convention. Leaders, with compassion and wisdom, must spread this spirit everywhere, helping people overcome the confines of ego and suffering. Amid a world full of contradictions and conflicts, leaders must live with mindfulness, bringing reconciliation and love, helping others realize that true happiness can only be found by returning to themselves, living in the light of compassion and wisdom.

Globalization is not only an economic and cultural integration but also an opportunity for the Bodhisattva Precepts to reach all corners of the world. In this context, leaders must remain steadfast in their ideals, avoiding the illusory allure of materialism while staying committed to the path of enlightenment and liberation. Their engagement transcends individual or small community boundaries, becoming part of humanity’s transformation. They bear a noble mission, living to serve and acting to alleviate suffering, glorifying the spirit of the Yogācāra Bodhisattva Precepts in the heart of the world.

The work Du Già Bồ Tát Giới (The Yogācāra Bodhisattva Precepts) by Venerable Thích Tuệ Sỹ is not merely a treatise on Mahayana Buddhist precepts but a profound philosophical and spiritual masterpiece that illuminates a concrete path for those who have vowed to follow the Bodhisattva Way. Through deeply reflective writings, the Venerable elucidates the spirit of Yogācāra as an absolute unity between cognition and action, theory and practice, and knowledge and the realization of truth. At its core, the Du Già Bồ Tát Giới emphasizes the arousal and sustaining of the Bodhicitta—a luminous beacon guiding the path to enlightenment and liberation—while serving as a source of strength for practitioners to fully engage with practical life without being ensnared by the attachments of selfhood.

As Venerable Thích Tuệ Sỹ stresses, the essence of the Bodhisattva Precepts transcends all limits of formality and temporality. Precepts are not rigid barriers but skillful means to discipline the mind, transform afflictions, and nurture wholesome qualities. Observing the precepts in the spirit of Yogācāra means maintaining a pure mind amidst a defiled world, living with compassion and wisdom, and liberating sentient beings without clinging to the notions of “self” and “others.” When practitioners fully grasp this spirit, they no longer see the precepts as rigid formalities but dynamically and skillfully apply them to all circumstances and eras.

Through this work, Venerable Thích Tuệ Sỹ conveys a profound message to all who walk the Bodhisattva Path: the journey to enlightenment is not about withdrawal from the world but lies in complete integration with it. The Bodhisattva Path is one of engagement, courage, and sacrifice—not as an obligation but as a voluntary outflow from a firm Bodhicitta. Such engagement never departs from the truths of selflessness and emptiness, for only by transcending ego-clinging can practitioners truly dwell in freedom and bliss.

In the context of the current divisions within the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVN), Venerable Thích Tuệ Sỹ highlights the urgent need for senior leaders, particularly at the Tấn and Dũng levels, to earnestly embody the Bodhisattva spirit and rigorously practice the Yogācāra Bodhisattva Precepts. Upholding the precepts and generating Bodhicitta must go beyond lofty ideals to manifest in concrete actions that address and ameliorate the growing divisions, which have increasingly undermined internal unity. Senior leaders, as the pillars of the organization, must engage in self-reflection, transform their own minds and bodies, and adopt compassion and wisdom as guiding principles to resolve conflicts, heal divisions, and restore trust within the organization. Practicing the Bodhisattva Precepts means living through truthful words and actions, fostering harmony and unity, and embodying understanding and tolerance without letting ego, ambition, or prejudice obscure the ideals of service and education upheld by GĐPTVN.

For the senior leaders, especially those at the Tấn and Dũng levels, exemplifying the Bodhisattva ideal is critical in guiding younger leaders and members. They must live true to the Bodhisattva spirit of “adaptability without compromise, and steadfastness amidst adaptation.” Observing the precepts with flexibility and mindfulness, they skillfully tame their own minds and help others transcend suffering. Their awareness and dedication will awaken the collective strength of unity and harmony within the organization, enabling GĐPTVN to withstand the challenges of modern times.

Thus, Du Già Bồ Tát Giới by Venerable Thích Tuệ Sỹ serves not only as a scholarly and scriptural text but also as a heartfelt message and a resonant call to awaken the deepest recesses of every practitioner’s soul. The precepts are not restrictions but wings to soar beyond the sea of suffering to the shores of enlightenment. Leaders of GĐPTVN, especially at the Tấn and Dũng levels, must root themselves in Bodhicitta, use the precepts as a foundation, and take selfless service as their path to transform suffering and bring happiness to all beings. Only by embodying such a spirit can these leaders truly be worthy guides and emissaries of the Bodhisattva Path in this tumultuous age.