Ngày Kỵ năm nay, nhớ Anh, như một biểu tượng của sự tận tụy, cống hiến và lòng thương yêu. Người đã đi xa, nhưng những giá trị vẫn còn đó, in sâu vào trái tim của những ai đã từng đồng hành cùng Anh, đặc biệt là thế hệ đàn em trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam, tại quốc nội lẫn nơi hải ngoại.
Chúng ta nhớ đến cố Huynh trưởng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai, không phải vì những danh xưng hay chức vị Anh từng đảm nhiệm, dù qua những vai trò này đã minh chứng năng lực cũng như sự tận tâm của Anh. Điều chúng ta nhớ về Anh chính là tinh thần phụng sự Giáo Hội Mẹ (GHPGVNTN) Anh đã truyền cảm hứng, là chất liệu sống động Anh mang vào đời Lam, và là sức mạnh vô hình Anh thổi vào tâm hồn của những đứa em từng gắn bó.
Anh là một người can đảm, không ngại đối diện với những thách thức lớn lao. Trong từng bước chân đi, lời nói và hành động, đều toát lên sự kiên định vì thấm nhuần tinh thần vô úy của đạo Phật. Anh đã sống không đơn thuần chỉ để làm tròn bổn phận của tổ chức, mà để mở rộng tấm lòng đón nhận những ai mong được dẫn dắt, yêu thương và hỗ trợ.
Con người không ai hoàn hảo. Anh cũng có những bất toàn, những khoảng khắc chưa trọn vẹn trong các mối tương giao. Song những điều đó, khi nhìn lại chiều sâu của thời gian, chỉ là những nét chấm nhỏ không thể làm mờ đi bức tranh lớn về cuộc đời của Anh. Những ai không hoan hỷ với Anh, liệu có đủ dũng cảm để bước đi trên con đường như Anh dấn thân, một con đường đầy chông gai nhưng trọn vẹn ý nghĩa của sự cống hiến?
Hôm nay, chúng ta nhắc về Anh không phải để kể về những gì đã qua, mà để khơi dậy trong mỗi người một nguồn cảm hứng mới, một lòng can đảm mới để sống một đời ý nghĩa. Bởi Anh, trong cuộc hành trình của mình, không chỉ sống cho bản thân mà còn vì lý tưởng cao cả hơn, vì những giá trị tốt đẹp sẽ được tiếp tục lan tỏa qua thời gian.
Thành công và thất bại, tựa như hai mặt của một đồng xu, là những trải nghiệm không thể tách rời trong hành trình đời người, nhất là đối với những ai dấn thân vì lý tưởng cao đẹp. Đối diện với tám ngọn gió lớn trong cuộc đời—lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc—Anh đã bước qua với sự kiên định và với tinh thần an nhiên đón nhận.
Trong bóng dáng của một con người “rất người”, nơi những yếu đuối và bất toàn không tân toan che đậy, chính là nơi phản ánh rõ nhất một nhân cách lãnh đạo đích thực. Cái “rất người” ấy, với những vui buồn, trăn trở và đôi khi cả lỗi lầm, lại là nền tảng để chúng ta cảm nhận sự sâu sắc và chân thật của một con người dấn thân vì lý tưởng.
Một người lãnh đạo vĩ đại không phải là một hình mẫu hoàn hảo, không tì vết, mà là người biết sống chân thành với bản chất con người mình. Anh không ngần ngại để người khác thấy được sự phức tạp và nhạy cảm của bản thân.
Chính trong cái ‘rất đời’ ấy, nhân cách lãnh đạo của Anh được thể hiện rõ nhất. Nó không nằm ở những điều cao siêu mà ở cách Anh sống chân thành với chính mình, với người khác, và với lý tưởng.
Bấy giờ, cuộc đời của Anh là một minh chứng sống động cho sự vượt thoát khỏi sự ràng buộc của thành bại. Thành công không làm Anh tự mãn, thất bại không khiến Anh chùn bước. Thay vào đó, mỗi bước chân Anh đi qua đều được khắc ghi bởi sự cống hiến hết mình, một lòng tin tưởng vào con đường đã chọn và một tâm hồn rộng mở để đón nhận mọi biến chuyển của cuộc đời.
Trong ý nghĩa ấy, thành công của Anh vốn nằm ở những gì Anh đã đạt được và ở tinh thần phụng sự không mệt mỏi. Thất bại, nếu có, cũng không phải là dấu chấm hết mà chính là một phần của sự hoàn thiện bản thân trong dòng chảy vô thường. Chính cách Anh đối diện với những ngọn gió lớn ấy đã tạo nên hình ảnh một người lãnh đạo đầy bản lĩnh, một người Anh cả trong đời Lam sống với lòng thương yêu vô bờ và sự hiểu biết.
Cuộc đời Anh, nhìn từ góc độ ấy, là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta—rằng thành công hay thất bại không định nghĩa giá trị của một con người. Điều định nghĩa ấy chính là cách chúng ta vượt qua và sống trọn vẹn với ý nghĩa của từng trải nghiệm, như Anh đã từng.
Big Brother Tâm Kiểm – The Leadership and Humanity of a True Person
On this anniversary of remembrance, we honor you, Anh, as a symbol of devotion, dedication, and compassion. Though you have passed, your values remain deeply etched in the hearts of those who once journeyed with you, especially the younger generations of the Vietnamese Buddhist Youth Association, both in Vietnam and abroad.
We remember the late leader Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai not for the titles or positions you held, though those roles showcased your capabilities and dedication. What we remember most about you is the spirit of service to the Mother Church (GHPGVNTN) that you inspired, the vibrant energy you brought to the Buddhist Youth movement, and the invisible strength you instilled in the souls of those who stood by your side.
You were a courageous person, unafraid to face immense challenges. Each step you took, every word and action, radiated steadfastness, imbued with the fearless spirit of Buddhism. You lived not merely to fulfill organizational responsibilities but to open your heart to those seeking guidance, love, and support.
No one is perfect. You, too, had your imperfections, moments of incompleteness in relationships. However, in the broader scope of time, those instances are but small blemishes on the grand canvas of your life. Those who found it difficult to resonate with you—could they muster the courage to walk the thorny but meaningful path of dedication that you chose?
Today, we do not recall you to dwell on the past but to awaken within ourselves a new source of inspiration, a renewed courage to live meaningful lives. For you, in your journey, did not live solely for yourself but for a greater ideal, for values that will continue to spread over time.
Success and failure, like two sides of the same coin, are inseparable experiences in life, especially for those who dedicate themselves to noble ideals. Confronting the “eight winds of life”—gain, loss, defamation, praise, blame, fame, suffering, and happiness—you walked through them with unwavering resolve and serene acceptance.
In the silhouette of a profoundly human figure, where vulnerabilities and imperfections were not hidden behind layers of “makeup” and pretense, lies the clearest reflection of true leadership. That “humanness,” with its joys, sorrows, struggles, and even mistakes, forms the foundation for us to feel the depth and authenticity of someone committed to an ideal.
A great leader is not an impeccable, flawless model but one who lives sincerely in their human nature. You did not shy away from letting others see your complexity and sensitivity. You chose to keep your true face, unadorned, to convey the message of authenticity and the significance of dedication.
In this “earthly” existence, your leadership was most vividly displayed. It did not dwell in lofty aspirations but in the way you lived genuinely with yourself, with others, and with your ideals. Like a small yet enduring flame, you illuminated the path for those around you with sincerity, perseverance, and gratitude.
Your life is a living testament to transcending the constraints of success and failure. Success did not make you arrogant, and failure did not cause you to falter. Instead, every step you took was marked by wholehearted dedication, unwavering faith in your chosen path, and an open heart to embrace life’s transformations.
In this sense, your success lay in what you accomplished and your tireless spirit of service. If there were failures, they were not an endpoint but a part of self-perfection in the flow of impermanence. The way you confronted life’s great challenges created the image of a leader with immense resilience, a true elder brother in the Buddhist Youth movement who lived with boundless love and profound wisdom.
Your life, viewed from this perspective, is a precious lesson for all of us—that success or failure does not define a person’s worth. What defines it is how we overcome and live fully with the meaning of each experience, as you did.
TIỂU SỬ HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG GĐPTVN TÂM KIỂM – BẠCH HOA MAI
Phó Trưởng Ban Ngoại vụ Ban Hướng dẫn GĐPTVN trên Thế giới Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Hội Đồng Huynh trưởng cấp Dũng GĐPTVN Nguyên Trưởng ban BHD GĐPTVN tại Hải ngoại Nguyên Trưởng ban BHD GĐPTVN tại Hoa Kỳ
THÂN THẾ:
Huynh Trưởng cấp Dũng Tâm Kiểm – Bạch Hoa Mai sinh ngày 12 tháng 12 năm 1939 tại làng An Cư Đông, Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế, trong một gia đình thâm tín đạo Phật, thấm nhuần tinh thần giáo lý Phật-đà, chính từ mái ấm gia đình đã trưởng dưỡng đạo tâm của anh từ thời còn ấu thơ. Anh là con thứ hai, cũng là con trai duy nhất trong gia đình có 7 anh chị em. Thân sinh là cụ ông Tâm Trực – Bạch Trung và thân mẫu là cụ bà Tâm Không – Phan Thị Lý.
Với tấm lòng hiếu đạo, nghĩa tình, Anh luôn canh cánh bên lòng những thiếu sót của bản thân đối với Cha Mẹ, thân quyến, vợ, con và luôn tìm cách báo đền, chăm sóc. Khi tuổi già, việc về lại nơi chôn nhau cắt rốn, hương khói phụng thờ Tổ tiên, gìn giữ những gia tài tinh thần, truyền thống của gia tộc, và sự quan tâm, chăm sóc con, cháu tại Việt Nam, Hoa Kỳ luôn là niềm vui của Anh.
Với con đường học tập lập thân, Anh đã nỗ lực chu toàn, gắn bó đời mình với chuyên môn công chánh, xây dựng. Anh Tâm Kiểm có khả năng thiên phú trên nhiều lĩnh vực như hội họa, điêu khắc. Anh đã góp phần thiết kế, xây dựng, giám sát, thực hiện nhiều công trình cho cộng đồng, cho Phật giáo và nhà Lam; trong đó, có thành quả thực hiện đắp tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cao 18m cho Khuôn hội Kỳ Viên, Đà Lạt và cùng Anh Tâm Phát – Võ Phác điêu khắc tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm tôn trí tại Đài Lục Hòa trong khuôn viên Trại trường của GĐPTVN, đã thành dấu ấn thân thương còn mãi lưu lại.
QUÁ TRÌNH TU HỌC VÀ THĂNG TIẾN TỰ THÂN:
Sớm có nhân duyên với Tam bảo, vào năm 1948, khi mới 9 tuổi, anh sinh hoạt với Đoàn Đồng ấu Phật tử Khuôn hội Lăng Cô. Đến mùa Phật đản năm 1949, khi vừa tròn 10 tuổi, anh được song thân hướng dẫn quy y Tam bảo với cố Trưởng lão Hòa thượng đạo hiệu thượng Trừng hạ Nguyên, hiệu Đôn Hậu, trú trì Quốc tự Linh Mụ và được Bổn sư ban cho pháp danh Tâm Kiểm. Với chí nguyện trưởng dưỡng Bồ-đề tâm, năm 1970 tại Đại Giới đàn Vĩnh Gia (Đà Nẵng), Anh phát tâm cầu thọ tại gia Bồ-tát giới.
Trong tổ chức GĐPTVN, Anh đủ duyên tham dự và trưởng thành qua từng trại trường huấn luyện:
Năm 1958 tham dự Trại Ta Dìu Đàn Em tại Chùa Từ Đàm, Thừa Thiên
Năm 1959 tham dự Trại A Dục tại A-Nong, Thừa Thiên
Năm 1964 tham dự Trại Huyền Trang, Tổ đình Báo Quốc, Thừa Thiên
Năm 1970 tham dự Trại Vạn Hạnh 01 GĐPT Việt Nam tại Trại trường Đà Lạt.
Bằng tất cả tấm lòng tha thiết phụng sự Phật pháp, nêu gương hạnh dấn thân trong GĐPTVN, Anh được Tổ chức trân trọng tán dương và xếp vào hàng ngũ Huynh trưởng, trao truyền trách nhiệm từ thấp đến cao qua từng mốc thời gian thăng tiến:
Thọ cấp Tập năm 1962 tại Đà Nẵng
Thọ cấp Tín năm 1965 tại Đà Nẵng
Thọ cấp Tấn năm 1970 tại Đà Lạt
Thọ cấp Dũng năm 2008 tại Thái Lan
ĐỜI SỐNG PHỤNG SỰ:
Anh Tâm Kiểm – Bạch Hoa Mai là một Huynh Trưởng xuất thân từ Đoàn Đồng ấu của Khuôn hội Lăng Cô. Với tư lương được trang bị từ ngày ấu thơ, anh sớm phát nguyện làm Huynh trưởng vào năm 1955 tại GĐPT Phú Hòa, trường Trung học Bồ Đề Huế.
Từ khi phát nguyện làm Huynh trưởng cho đến khi xả huyễn thân, hơn 70 năm làm đệ tử Tam bảo, sứ giả áo Lam, với chí nguyện Bồ-tát đạo, Anh lấy phụng sự Phật pháp, lý tưởng GĐPTVN làm đời sống của mình:
Sống đời Lam:
Nụ cười và hạnh tùy hỷ được Anh hàm dưỡng, trở thành niềm vui trong đời Trưởng, dấn thân phụng sự, gắn kết tình Lam từ quê hương đến Hoa Kỳ, Hải ngoại với các dấu ấn:
Từ năm 1958 đến năm 1962 tại BHD GĐPT Thừa Thiên, Anh gắn bó với GĐPT Lăng Cô trong vai trò Đoàn trưởng Đoàn Oanh Vũ Nam rồi Liên Đoàn trưởng.
Tại BHD GĐPT Đà Nẵng, Anh gắn bó sinh hoạt từ năm 1962 đến năm 1975 với các chức vụ: Đoàn trưởng Đoàn Thiếu Nam GĐPT Tân Hòa, Ủy viên Nam Oanh Vũ, Ủy viên Thiếu Nam, Tổng Thư ký.
Từ Đại hội Huynh trưởng toàn quốc năm 1967 cho đến khi định cư tại Hoa Kỳ, Anh được tín nhiệm trong vai trò Phụ tá Tổng Thư ký BHD Trung ương GĐPTVN đặc trách Văn phòng BHD Trung ương.
Từ Huế, Đà thành đến BHD Trung ương, Anh để lại những dấu ấn trong các lĩnh vực sinh hoạt, hành chánh, tổ chức Phật sự, các công trình trang trí cho Đại hội Huynh trưởng toàn quốc, các tập văn kiện đại hội, tài liệu tu học, sinh hoạt được Anh góp phần thực hiện in ấn chu đáo, thẩm mỹ, và chu toàn trách nhiệm Thư ký tòa soạn Báo Sen Trắng.
Hình ảnh của Anh vẫn còn in đậm trong lòng Lam viên tại Quốc nội, nhất là các Trại sinh của Anh qua các kỳ họp mặt, trại họp bạn, trại huấn luyện mà tiếng còi, trò chơi, tác phong, cung cách hành xử,… đến nay nhiều Lam viên vẫn còn nhắc mãi về Anh với dấu ấn Đời sống trại tại các kỳ trại do BHD Trung ương, miền Vạn Hạnh, miền Khánh Anh, BHD Thừa Thiên, Đà Nẵng, Gia Định tổ chức.
Sau khi sang định cư ở Hoa Kỳ, anh là một trong những Huynh trưởng có vai trò lớn trong việc xây dựng nền móng cho sinh hoạt của GĐPTVN tại Hoa Kỳ, góp phần xây dựng GĐPTVN tại Hải ngoại từ những ngày đầu phôi thai, với những phần hành mà Anh đã gánh vác từ năm 1977 đến khi mãn báo thân: Thư ký, Đoàn trưởng Thiếu Nam GĐPT Giác Hoàng, Gia trưởng GĐPT Lâm Tỳ Ni, Liên Đoàn trưởng GĐPT Pháp Vân, Thư ký Đoàn Huynh trưởng GĐPTVN, Phó Tổng Thư ký BĐH GĐPTVN tại Hoa Kỳ, Phó Trưởng ban, Vụ trưởng – Trưởng ban, Cố vấn BHD GĐPTVN tại Hoa Kỳ.
Khi GĐPTVN phát triển lớn mạnh trên khắp các quốc gia có người Việt sinh sống, Anh là một trong những người đã đặt nền móng cho sự ra đời của Ban Hướng dẫn GĐPTVN tại Hải ngoại, kết nối năm châu chung một nhịp cầu tình Lam truyền thống. Từ năm 1997 đến năm 2012 anh lần lượt đảm nhiệm: Tổng Thư ký, Phó Trưởng ban, Trưởng ban BHD GĐPTVN tại Hải ngoại.
Anh đã khai kiến nhiều Phật sự góp phần thăng tiến tổ chức, yểm trợ nhiều mặt cho GĐPT tại Quốc nội, và chung sức cùng Lam viên tại Hải ngoại, Hoa Kỳ thực hiện các Phật sự tu học, huấn luyện, trại họp bạn, hiệp kỵ truyền thống, xây dựng hệ thống hành chánh quy củ, sinh hoạt Hội đồng cấp sách tấn bổn phận, tổ chức các kỳ đại hội, hội thảo, họp mặt quy mô. Thành tựu của Anh thể hiện qua các vai trò Trưởng, Phó ban, thành viên Ban tổ chức, Trại trưởng, Trại phó, Đời sống trại, Huấn luyện viên,… dù với vị trí nào Anh cũng hết lòng phụng sự. Với sức sống của áo Lam tại Hải ngoại và Hoa Kỳ hôm nay cho thấy sự nhiệt thành, trách nhiệm và hiệu quả trong các Phật sự mà Anh đã góp phần cùng quý Anh Chị tại Hoa Kỳ, Hải ngoại vun đắp.
Năm 2004, khi sương đã tan đầu ngõ, GHPGVNTN phục hoạt dưới thiền trượng của đức Đệ tứ Tăng thống. Hòa thượng đệ nhất Phó Viện trưởng VHĐ thượng Tuệ hạ Sỹ đã chỉ đạo thành lập Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam trên Thế giới để đáp ứng cho sinh hoạt của tổ chức GĐPTVN trong giai kỳ mới. Tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ, Đại hội thứ I của GĐPTVN trên Thế giới thành tựu viên mãn, hình thành nên BHD GĐPTVN trên Thế giới. Từ dấu ấn đó cho đến ngày xả báo thân, Anh đã gánh vác Phật sự với các chức vụ: Tổng Thư ký, Phó Trưởng ban Ngoại vụ.
Nhằm duy trì truyền thống Vụ trưởng, phụng hành giáo giới của chư tôn đức trong Hội đồng Tăng già Bản thệ, Hội đồng Giáo giới GĐPTVN, quý Huynh trưởng cấp Dũng GĐPTVN trên Thế giới đã kiến lập Đại hội lần thứ nhất năm 2016 tại Đà Lạt. Anh được Đại hội tín nhiệm đảm nhận vai trò Phó Trưởng ban đặc trách Hải ngoại BTT HĐHTr Cấp Dũng GĐPTVN.
Trong tinh thần phụng hành giáo giới của Tăng-già, với bản nguyện thiết tha phụng sự Tam bảo và lý tưởng GĐPTVN. Trong phần hành đảm đương tại BHD GĐPTVN trên Thế giới và Hội đồng cấp Dũng, Anh đã dấn thân trong lúc tuổi cao, chẳng ngần ngại những chuyến đi dài thăm viếng, kết nối Lam viên trong và ngoài nước. Những đề án đại hội, những văn kiện pháp quy được Anh khởi thảo, góp phần gìn giữ truyền thống của tổ chức, chịu trách nhiệm chính trong công tác tổ chức các kỳ Đại hội, Pháp hội Thù ân, Hội thảo Trần Nhân Tông, và nhiều năm đảm nhận vai trò Tổng Biên tập trang nhà GĐPTVN trên Thế giới.
Công đức hộ trì Phật pháp:
Khi Pháp nạn Phật giáo 1963 xảy đến, tuổi thanh niên, Anh dấn thân trong từng cuộc tranh đấu, cùng với Lam viên khắp cả nước, theo sự hướng dẫn của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, góp phần giải trừ Pháp nạn. Hình ảnh người trai áo Lam Tâm Kiểm có mặt trong mùa lịch sử nơi đất thiêng Từ Đàm, Đài Phát thanh, cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba,… bên cạnh chư tôn đức. Ngày bôn ba trong từng đoàn Tăng, Tín đồ, đêm viết biểu ngữ, nêu cao tinh thần Bi – Trí – Dũng, Anh nhớ từng khoảng khắc thiêng liêng khi các Thánh tử đạo tự thiêu, ghi lòng từng lời Thầy căn dặn. Tất cả đều là hành trang để nuôi lớn chí nguyện Phật tử Tâm Kiểm.
Đến giai kỳ Pháp nạn 1966 – 1967 Anh Đoàn Đình Điệp (nay là HT. Thích Minh Tâm), Anh Nguyễn Sỹ Thiều, Anh Nguyễn Khắc Từ, Anh Nguyễn Đình Luyện, Anh Bạch Hoa Mai, Anh Hà Xuân Kỳ, Anh Nguyễn Văn Giác, Anh Võ Văn Tùng, Chị Đinh Thị Liễu,… cùng Lam viên GĐPT Thừa Thiên theo sự hướng dẫn của chư tôn đức mà bảo vệ Phật giáo, lúc nằm trong tủ hồ sơ của Văn phòng BHD Thừa Thiên mà không khiếp sợ; khi giả làm Sư cô nương náu sự chở che của Sư Bà Thể Quán và Ni chúng nơi cửa thiền với pháp hiệu Diệu Tâm, Diệu Như, Diệu Minh, Diệu Cảnh, Diệu Đài mà dốc lòng hộ trì Phật sự giải trừ Pháp nạn, hoàn thành nhiệm vụ duy trì đài phát thanh cứu nguy Phật giáo (đặt tại Chùa Diệu Đế), tuần báo Thanh Quang (cơ quan tranh đấu, nghị luận của GĐPT Thừa Thiên).
Có thể nói, tâm nguyện suốt đời Anh là giữ gìn chánh tín Tam bảo, hộ trì Phật sự của GHPGVNTN, sống trọn đời Lam.
THỜI GIAN CUỐI ĐỜI:
Trong những năm cuối đời, anh thường xuyên sống với quê hương, thời gian anh ở Thừa Thiên trong năm ngày càng dài hơn ở Hoa Kỳ. Trước hoàn cảnh của đại dịch Covid-19, với những ảnh hưởng lớn đến toàn nhân loại, trong dòng chảy vô thường của đời sống, anh thọ bệnh sau khi nhiễm virus SARS-CoV2.
Anh trút hơi thở cùng vào lúc 18 giờ 05 ngày 06 tháng 01 năm 2022 (nhằm ngày 04 tháng chạp năm Tân Sửu) tại bệnh viện phổi Đà Nẵng sau hơn 1 tháng điều trị.
Với 83 năm đến với cuộc đời, 74 năm sống cùng áo Lam, sự ra đi của anh để lại bao nhiêu thương nhớ cho gia đình và nhất là sự thương tiếc của các Lam viên Gia đình Phật tử Việt Nam, khi bao nhiêu Phật sự còn dang dở.
Chia tay Anh nơi cõi tạm trong vòng dây thân ái, tình Lam mãi thương nhớ Anh! Hẹn gặp lại Anh trong tâm nguyện “ngũ trược ác thế thệ tiên nhập”.
Chân Dung Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang Đức Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do đạo hữu Nguyên Bảo Trần Quang Phước vẽ
Kỳ đài và cổng trại Huyền Quang, họp bạn và hội thảo Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam tại Hải Ngoại – Kỷ niệm 50 năm thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam một tác phẩm chỉ đạo thiết kế và xây dựng của Huynh Trưởng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai
Trại họp bạn Huyền Quang, đánh dấu sự ra đời của Ban Điều Hợp GĐPTVN tại Hải ngoại – yễm trợ công cuộc phục hoạt GHPGVNTN. Một trong tâm ảnh này, là Cố niên trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu dẫn đầu phái đoàn Anh Chị Niên Trưởng giương biểu ngữ “Nguyện sát cánh với Giáo Hội Mẹ, GHVNTN trong công cuộc đấu tranh dân chủ nhân quyền và Tự do Tôn Giáo Việt Nam”, những năm tháng đầy nhiệt huyết, tình lâm sâu đậm…
Anh Mai có biệt tài không cần vẽ nét, chỉ xếp giấy cắt chữ, nhanh và rất đẹp…
Huynh Trưởng Thuyền Vị Nguyễn Thị Ngà; Tâm Chánh Phạm Thị Hoài Chân (Nay là Sư Cô Tịnh Ngọc); Tâm Phùng Đoàn Thị Bướm; và Lệ Từ Nguyễn Thị Thu Nhi (Nay là Sư Cô Huệ Tâm) trên kỳ đài Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ, Kỳ IV (1992) tại chùa An Bằng, Lakewood, Colorado. – Một công trình thiết kế khác của anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai
Ngưỡng bái cung tiễn bậc Ân Sư tôn kính
SƯ ÔNG THÍCH TỊNH ĐỨC
(đã thuận thế vô thường ngày 7 tháng Giêng, 2022)
và Thương Tiếc bắt Dây Thân Ái lần cuối cùng với Người Anh Trưởng nêu gương hy sinh, dày công xây dựng và phát triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ,
Truyền tải trực tiếp LỄ TƯỞNG NIỆM Cố Huynh Trưởng GĐPTVN Tâm Kiểm BẠCH HOA MAI trực tuyến
Hình Ảnh Tang Lễ | 2
Ảnh: Cường Hữu Nguyễn | Nguyễn Tuấn
Những hình ảnh Thân-Thương | Album 2
Quảng Dũng Hồ Chí Cường | Bửu Thành Phan Thành Chinh | Quảng Thọ Đoàn Như Tùng…
ĐIẾU VĂN Lễ tưởng niệm huynh trưởng cấp Dũng Gia đình Phật tử Việt Nam Thọ tại gia bồ tát giới Bạch HoaMai Pháp danh Tâm Kiểm
Phó trưởng Ban Ngoại vụ Gia đình Phật tử Việt Nam trên thế giới; Nguyên Phó trưởng Ban đặc trách hải ngoại, Ban Thường trực Hội đồng Huynh trưởng cấp Dũng Gia đình Phật tử Việt Nam; Nguyên Trưởng Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại hải ngoại; Nguyên Trưởng Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ (1939 -2002);
Nam mô Đức Phật Di Đà chứng minh Trời Đà Nẵng quý đông mưa sùi sụt Nước sông Hàn nước gọi sóng khóc người Tin báo bão Gia đình Phật tử, áo Lam ơi! Ngôi sao tắt, một huynh trưởng lìa đoàn Biển Lăng Cô sóng dậy gió đông than Trời Thừa Thiên mưa dầm báo tiệp Phía trong đèo Hải Vân bệnh viện cáo tang Đất Lam Đà Nẵng lịm dần Anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai Một Đại danh đã mất Nghe tin Lam Viên – cả thế giới rụng rời. Chư Tôn Đức bi mẫn sở nguyện, niệm thương ôi! Anh Tâm Kiểm đi rồi, xả thân ngũ uẩn, về nơi an nhàn Anh Mai ơi! Thọ sanh thân, đại ân và đại nghĩa Ngày 12 tháng 12 hai năm Quý Mão Thọ sanh thân vào họ tộc Bạch Trung Gia đình danh giá, lấy Phật nằm lòng Mang danh đại tự Bạch Hoa Mai Quy ngưỡng đại Tăng, pháp danh Tâm Kiểm Sớm đến với Áo lam, từ năm chín tuổi Cái nôi Phật Huế, Khuôn hội Lăng Cô Từ đoàn Đồng Ấu, Gia đình Phật hóa phổ Gia đình Phật tử, hai mươi lăm năm Lăng Cô Đà Nẵng, từ đoàn viên đến Phụ tá Tổng thư ký Trung ương, tháng năm khốc liệt Biến loạn quê hương, Giáo hội oan ương Lam Viên mất mẹ, Anh mang nhiệt huyết Tuổi trẻ áo lam, tìm miền đất hứa Trọn ba mươi lăm năm, hải ngoại Hoa Kỳ Khi Mỹ lúc Phi, lúc Âu, lúc Á Không nề vất vả, chức vụ nào giao là nhận Nhiệm vụ khó mấy, kham nhẫn chu toàn Miễn giữ được áo lam, được là Gia đình Phật tử Dạ, em là Trưởng Thiếu Nam Washington DC Vâng, Anh là Trưởng Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử tại Hoa Kỳ Ok, tôi huynh trưởng Vụ trưởng Gia đình Phật tử vụ, Tổng vụ Thanh niên Gia đình Phật tử Việt Nam Hoa Kỳ, Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo Cứ như thế, khuyếch trương màu áo, ấn tích Lam phong. Ý nguyện một lòng, Lam Viên hòa hợp, kết năm châu một khối bất phân, dưới màu cờ sen trắng. 1977-2004, ba lăm năm bôn ba hải ngoại Tôn kính trưởng lão, đào luyện đàn em, Làm huấn luyện viên, Ban quản trại, Trại trưởng, Đặc biệt là đời sống trại để đời. Một phù thủy có gậy thần hô biến, Hóa hiện có còi tè tích hiệu, Thế mới thành công, để trong lòng trại sinh bất diệt, Màu áo lam tha thiết, khổ mấy không rời. Từ văn hóa đồng dao, đưa vào hóa văn Phật Việt Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Đại hội đâu vào đấy. Lấy Phật nằm lòng. Ban Tổ chức Đại hội thế giới châu lục Á, Âu, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Miệng nói tay làm, kết quả qua vô vàn sự kiện. Đi đến đâu cũng vai ba lô, tay lôi laptop Không điêu khắc gia, chẳng qua trường lớp Tài tay trái để lại cho đời, một tấm lòng thành kiên cố Để lại cho đời hai tôn tượng, Quán Thế Âm Bồ Tát tại đài Lục Hòa Quán Âm Tôn Trí tại khuôn hội Kỳ Viên Đà Lạt cao 18 mét. Anh còn một tay tổ chức nên sự kiện tuyệt vời, Trong ba lô, trong laptop còn dự án công trình xây dựng Gia đình Phật tử cho mai sau. Từ 2008 – 2022 mười bốn năm sau cuộc đời, Anh nhậm vận đã hồi cố hương. Phật sự theo anh như chưa hề biết mệt, Các kỳ tổ chức Đại hội Huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam trên thế giới, Đại hội huynh trưởng cấp Dũng Gia đình Phật tử Việt Nam kỳ I tại Đà Lạt 2016, Kỳ II tại Phật Ân, Long Thành 2020. Anh cùng anh chị em trong Hội đồng cấp Dũng Việt Nam, Thường trực Ban hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam Nam rộn ràng tất bật Huế – Sài Gòn – Đà Lạt, Họp – Hội – Trà đàm góp ý Tối lên xe ngồi thâu đêm về Đà Lạt, uống cà phê chống rét, chờ sáng họp, chiều về, Tuổi bảy, tám mươi, không ai than mệt, thế mà vui, như thuở trẻ trai. Thế rồi giữa lúc hưng suy bỉ cực Thời đại bốn chấm không tinh vi Đầu óc có khi máy móc tư duy suy diễn Con người quyền biến, anh đã ra đi Bệnh dịch thế kỷ, thế giới bất an Chúng sanh bất an, làm sao anh an được Thế là anh xả báo thân vào lúc 18 giờ 05 ngày 06 tháng 01 năm 2022, tức mùng 4 tháng chạp năm Tân Sửu, thượng thọ 83 tuổi. Thế là anh Mai về với Phật Để lại đại gia đình Bạch tộc mất chồng, mất cha, mất ông cụ cố, tiếc thương khôn nguôi Đại gia đình áo lam bao thương yêu mến mộ Chư tôn thiền đức tăng ni mở lượng từ bi ai lân nhứt tâm cầu nguyện vãng sanh cực lạc Chân linh huynh trưởng cấp Dũng tịnh thính: Phật trong thân như đá kia ra dấu ngọc Như sen vàng khép cánh dưới bùn đen Như tượng vương tiếng rống động tam thiên Như sư tử cuộn mình chân dõng dạc Cổng rừng thiền ai cài liềm trăng bạc Am tranh xưa ai đóng cửa thành băng Ân lão bà ngọn đuốc hóa Phật đăng Pháp thân hiện ánh vàng tươi biển lửa Thọ sanh thân đại ân và đại nghĩa Đại từ tâm kiên cố độ chúng sinh Sở năng không chẳng tử cũng chẳng sinh Không sinh tử thử lấy lìa sinh tử Câu Phật kệ không tử cũng không sinh Nắm tro tàn gửi lại quê Lam Đà Nẵng Nơi anh lớn lên làm nên một trưởng, Tổng thư ký, Phụ tá Tổng thư ký Trung ương Đa tài, Ban tổ chức Đại hội Huynh trưởng toàn quốc, thành công cả ba: – Đại hội huynh trưởng toàn quốc tại Đà Nẵng – Đại hội Cựu huynh trưởng toàn quốc tại Đà Nẵng – Đại hội Lam viên quá cố (Đàn chẩn tế cầu âm siêu dương thái ở Huế) Nay còn lại hộp xương vàng hồi quê, góp nấm mồ gia tộc, Nơi quê hương Phú Lộc Lăng Cô, Thừa Thiên Huế. Chiều chiều gió thổi vi vu Sóng lao xaovỗ, nam mô Phật đà Nhớ lời kinh tụng sám thành ca “Vô lượng thân hóa muôn thiên bách ức Đại từ tâm viên mật phật hóa người Bỏ lại trầm luân đời bỏ lại đời Người hóa Phật cũng đồng tâm đồng cảnh Ánh sáng trên thân rạng ngời nguyệt bạch Như dòng trong phải nhạt dấu lục phàm Một thân này thâu lại đại tam thiên Mở trời đất dựng thiên đường địa ngục Trận cuồng lưu đổ tràn lên sức sống Giọt sương hồng có mặt giữa đại dương Thân rồi thân hóa hiện cõi vô thường Hạnh tinh tấn ấn cát tường tinh tấn” Ban tổ chức kính tri ân đại gia đình Bạch tộc Đã sinh cho Gia đình Phật tử Việt Nam một huynh trưởng tinh anh, đa tài lắm mẹo vặt. Bảy mươi năm sinh hoạt – dấu ấn nhà Lam Đào tạo nên hàng lớp lớp huynh trưởng kế thừa cho Gia đình Phật tử Việt Nam, Gia đình áo Lam thành kính chia sẻ sự mất mát này, cùng chung lòng cầu nguyện Chân linh sớm về Cực lạc, hội nhập Ta bà, chung lo Phật sự. Nam mô siêu lạc độ Bồ tát ma ha tát.
HỘI ĐỒNG HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG GĐPT VIỆT NAM BHD GĐPT VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI BHD TRUNG ƯƠNG GĐPT VIỆT NAM Thành tâm tưởng niệm
Kính Bái Biệt Tiễn Đưa Chơn Linh Anh Bạch Hoa Mai
Nam mô A Di Đà Như Lai
Nam mô A Di Đà Như Lai
Nam mô A Di Đà Như Lai
Chơn Linh anh Tâm Kiểm kính thương!
Ai bảo Đông tàn, hoa rụng hết
Ngoài sân, trắng nở một Hoa Mai (*)
Anh ơi! Anh chẳng đi xa
mà anh đang trở về…
… về trong vòng dây thân ái
dù tay xa, nhưng tim mãi không xa
… về trong rừng thông vi vút
ở trại trường Lục Hòa
có tượng đài Ngài Quan Âm
nghiêng tai, lắng nghe tiếng đời
có một lần anh tác tạo
… về trong tiếng còi vọng vang
xóa tan màn sương sớm
có đàn em quây quần bên anh
để cùng anh bắt khúc “Á! Đoàn ta vui…”
… về trong lời giảng tha thiết
có con thuyền Lam chòng chành
vượt ghềnh vượt thác
vượt núi cao, sông dài, biển rộng
đang gọi mời các em với tấm lòng vô uý
… về trong những tiếng cười sảng khoái
khi bên anh ở cổng trại, kỳ đài hùng vĩ
khi bên anh phút thảnh thơi
với những mẫu chuyện đời Lam
… về trong một Trò Chơi Lớn – lớn nhất
đó là cuộc đời
đó là những thăng trầm
theo vận nước non
như anh thường dạy chúng em
… về trong những dòng nước mắt
khi anh em chia cắt
với vết thương đau tận tủy xương
mà anh nguyện hết lòng hàn gắn
Hãy gọi đúng tên Anh
Đóa Mai Trắng nở trên cành Lam hòa ái
Hãy gọi đúng tên Anh
Trưởng Tâm Kiểm sống trọn đời cho Tổ Chức
Anh Tâm Kiểm ơi!
Bước chân xưa – anh đã đến và về
Xin thêm một lần Hoàn Nguyện Độ Sanh
Là sứ giả của nhà Lam giữa biển đời Ngũ Trược
Là hiện thân cánh chim Hiền trong trời rộng Lục Hoà
Tâm Kiểm danh viên năng lượng toả lan đài Sen Trắng
Hoa Mai nhất đóa hạnh Lam hoà điệu ánh Đạo Vàng
Nay tiễn anh
dù giọt ngắn dài xót xa vì bài học vô thường chúng em chưa thuộc
Anh đi về
Còn bao ước mơ cho màu Lam, cho tình Lam chứa chan, trong sáng
Anh đi về
Anh em sao còn xa, đại nguyện chưa tròn, một ngày đoàn viên