Sunday, May 13, 2018

Từ Khổ Đau Tới Giải Thoát - Nguyên Giác

Vươn lên - Photo: BXP
Từ Khổ Đau Tới Giải Thoát
Nguyên Giác

Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ, để cúng dường Tam Bảo, và dâng tặng tất cả các bà mẹ từ vô lượng kiếp trên đời này. Bài này ghi về một số vị Thánh Ni thường được nhắc tới trong kho tàng Kinh Tạng Pali, cụ thể tổng hợp từ Therigatha, các sách “Psalms Of The Sisters” của dịch giả Mrs. Rhys Davids, “Inspiration from Enlightened Nuns” cùa dịch giả Susan Elbaum Jootla, “Buddhist Women at the Time of The Buddha” của dịch giả Hellmuth Hecker (dịch từ bản tiếng Đức của Ni Trưởng Khema). (1) Các Thánh Ni này trước khi xuất gia đã là những bà mẹ trong những hoàn cảnh rất mực đau khổ.
THÁNH NI UBBIRI
Trải qua nhiều kiếp quá khứ, bà Ubbiri đã có nhiều công đức trong thời của nhiều vị Cổ Phật. Trong một kiếp ở thời Cổ Phật Padumuttara Buddha, bà sinh tại thị trấn Haŋsavatī. Một hôm, khi ở nhà một mình vì ba mẹ dự tiệc ngoài phố, bà nhìn thấy một vị A La Hán trới gần nữa, bà mới bước ra cung thỉnh vị sư tới trước nhàm mời ngài ngồi, lấy bình bát của ngài và chất đầy thức ăn dâng cúng. Vị trưởng lão thọ nhận, cảm ơn  và bước đi. Nhờ công đức như thế, bà sinh lên cõi trời. Tới thời Đức Phật Thích Ca, bà sinh trong một gia tộc quyền quý ở thành Savatthi.
Vì bà xinh đẹp, Vua Kosala đưa bà vào nội cung. Vài năm sau, bà sinh hạ môt bé gái tên là Jiva. Vua hài lòng, tấn phong bà Ubbiri làm Hoàng Hậu. Một thời gian ngắn sau, bé gái từ trần, và bà tới khóc con hàng ngày ở nghĩa trang. Một hôm, bà tới bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật, ngồi xuống giây lát, và rồi bước ra, đứng than khóc bên bờ Sông Achiravatī.
Đức Phật hiện thần thông, tới trước mặt bà và hỏi: Tại sao con khóc?
Hoàng hậu đáp: Bạch Thế Tôn, con khóc con gái của con.
Đức Phật nói: Thiêu xác trong nghĩa trang này có 84,000 đứa con gái của con, con muốn khóc đứa nào?
Oai lực từ lời dạy của Đức Phật Thích Ca và công đức nhiều kiếp quá khứ tức khắc giúp bà Ubbiri nhìn thấy cái mênh mông vô tận của cõi luân hồi, và nhận ra bà đã nhiều kiếp ẵm xác con ra thiêu nơi nghĩa  trang này.
Đức Phật đọc bài kệ:
Người khóc trong rừng: "Jiva, con gái ta ơi."
Ubbiri, tỉnh thức đi: 84,000 đứa con trước giờ đều có tên Jiva
đã thiêu xác nơi nghĩa trang này.
Ngươi thương khóc đứa con nào?
.
Hoàng Hậu Ubbiri tức khắc đắc quả A La Hán. Đây là một trong vài trường hợp hy hữu, đắc quả cao nhất trong khi chưa xuất gia.
Bà Ubbiri đọc bài thơ tạ ơn Đức Phật:
.
Xong rồi, đã hoàn toàn
bứt ra mũi tên rất mực khó thấy
từ trái tim con
Con đang tràn ngập nỗi đau đớn vì thương đứa con gái
Và Đức Thế Tôn đã lấy ra nỗi đau cho con.
.
Hôm nay -- với mũi tên bứt ra
không còn tham luyến gì, toàn bộ
là Niết Bàn --
Đối trước Phật, Pháp, Tăng
con xin quy y Tam Bảo.
.

THÁNH NI KISAGOTAMI
Tại thành Savatthi có một bé gái tên là Gotami, sinh trong giai cấp thấp. Bởi vì cô bé rất gầy gò, xanh xao, cho nên mọi người gọi Kisagotami, nghĩa là, Gotami Ốm Nhom.
Cô buồn vì nghèo và kém nhan sắc. Một hôm, một thương gia giàu nhận ra tâm hồn cao quý của cô, và kết hôn với cô bất kể giai cấp cách biệt. Gia đình chồng cô không hài lòng, thường gây nhiều phiền não cho cô và chồng cô. Khi Kisagotami sinh một bé trai, cả gia tộc bên chồng mới chấp nhận cô là mẹ đứa con trai nhỏ kia, người sẽ thừa kế gia tài lớn. Cô hạnh phúc, trong khi đứa con trai lớn dần từng ngày. Một hôm đứa con trai nhỏ của cô chết đột ngột. Cô đau đớn vô cùng tận. Cô lo sợ gia tộc nhà chồng, và cả chồngc ô, có thể hất hủi cô.
Nỗi đau đã làm cô sống trong ảo tưởng rằng đứa con trai chưa chết, mà chỉ đang bệnh thôi. Và do vậy, cô cần đi xin thuốc về chữa bệnh cho con. Cô ẵm xác con trên tay, chạy ra khỏi nhà, và đi từ nhà này sang nhà kia hỏi xin thuốc cứu mạng cho con.
Tới gõ cửa từng nhà, cô nói, “Làm ơn cho tôi thuốc chữa bệnh cho con tôi,” nhưng mọi người trả lời rằng không có thuốc nào cứu nổi, vì em bé  đã chét rồi. Nhưng cô không hiểu mọi người nói gì, vì cô cứ nghĩ trong tâm rằng đứa con chưa chết. Trong khi một số người cười cô không còn tỉnh táo nữa, một người tử tế nói với cô rằng hãy tới xin thuốc từ Đức Phật, một đại y vương có thể  chữa được tất cả nỗi khổ trần gian này.
Cô tức khắc chạy tới Tu Viện Anathapindika's Monastery, tại Vườn Jeta, nơi Đức Phật đang cư ngụ. Cô tới nhằm lúc Đức Phật đang giảng kinh cho một hội chúng đông người. Nước mắt ràn rụa, cô ẵm xác con tới trước Đức Phật, xin thuốc cứu con nhỏ. Đức Phật gián đoạn buổi giảng, trả lời cô rằng Đức Phật biết có thuốc chữa. Cô vui mừng hỏi, xin cho con biết tìm thuốc ở đâu.
Đức Phật trả lời, “Hạt mù tạt (mustard seeds).” Mọi người nghe đều bất ngờ.
Cô Kisagotami vui mừng, hỏi rằng tìm ở đâu, và tìm loại hạt mù tạt nào. Mù tạt còn gọi là cải mù tạt, dùng làm gia vị thức ăn ở Ấn Độ.
Đức Phật nói rằng cô chỉ cần một lượng rất nhỏ hạt mù tạt từ bất kỳ căn nhà nào mà chưa có ai từng chết. Cô cảm ơn Đức Phật và tức khắc trở về thị trấn, gõ cửa từng nhà để xin hạt mù tạt. Tất cả đều trả lời cô rằng họ có hạt mù tạt, nhưng nhà nào cũng từng có người chết. Cô nhận ra một sự thực: người chết còn nhiều hơn cả người sống, và không chỉ riêng cô đau đớn vì người thân chết, mà đây là số phận của nhân loại, và hễ có sinh tất có tử.
Cô Kisagotami mang xác con tới nghĩa trang, chấp nhận rằng con mình đã chết. Rồi cô trở về tạ ơn Đức Phật. Đức Phật hỏi rằng cô có tìm được hạt mù tạt nào như thế không. Cô nói rằng nỗi đau đớn của cô đã được Đức Phật chữa lành.
Đức Phật nói bài kệ -- được ghi lại trong Kinh Pháp Cú Kệ 287:
Người nào có tâm tham đắm con cái và gia súc
Sẽ bị cái chết nắm lấy và dẫn đi, như cơn lụt lớn cuốn trôi ngôi làng say ngủ.
Ngay khi nghe như thế, cô Kisagotami đắc quả Dự Lưu. Cô lúc đó xin xuất gia.
Sau một thời gian tu hành, một đêm Ni Sư nhìn thấy ngọn đèn  lay động qua lại y hệt như kiếp người chuyển động giữa hai cõi sinh và tử. Ngay lúc đó, Đức Phật hiện thần thông, tới trước cô và đọc bài kệ (ghi lại trong Kinh Pháp Cú Kệ 114):
Hễ ai sống một trăm năm, mà không thấy được Niết Bàn
không bằng chỉ sống một ngày thôi, mà thấy được Niết Bàn.
Nghe xong bài kệ này, Ni sư Kisagotami nhìn thấy tất cả phiền não biến mất và liền đắc quả A La Hán.  
Kinh sách kể rằng trong một kiếp rất xa, dưới thời vị Cổ Phật Buddha Phussa, Ni sư từng là vợ của một vị Bồ Tát. Trong một kiếp gần hơn, dưới thời Cổ Phật Buddha Kassapa trước thời Đức Phật Thích Ca, Ni sư là con gái một vị vua và xuất gia làm Ni cô.
Trưởng Lão Ni Kệ có ghi lại bài thơ của Thánh Ni Kisagotami, có những câu cuối:
…Người phụ nữ tội nghiệp, thân nhân đều chết
và vô lượng nỗi khổ người đã trải qua
Với quá nhiều nước mắt ngươi đã khóc
cho nhiều ngàn kiếp đã qua…
…Đã hoàn tất trong tôi là
Bát Chánh Đạo, đường tới Bất Tử,
Niết Bàn đã nhận ra
khi tôi nhìn vào tấm kính của Pháp
Với mũi tên đã được gỡ bỏ
gánh nặng đã buông xuống, những gì cần làm đã làm xong.
Tôi là vị ni già Kisagotami,
với tâm giải thoát, hát bài thơ này.
.
Sách ghi rằng Thánh Ni Kisagotami được xếp vào danh sách 75 vị Ni nổi bật của Ni Đoàn, trong đó bà nổi tiếng về khổ hạnh, mặc vải thô.
.
THÁNH NI PATACARA

Patacara là cô con gái xinh đẹp của  một thương gia rất giàu ở thành Savathi. Năm 16 tuổi, cô bị ba mẹ đưa vào một tòa tháp cao 7 tầng, cô ở tầng cao nhất, có người canh gác để không liên hệ với chàng trai nào. Dù vậy, cô yêu thương một người hầu trong nhà ba mẹ cô.
Khi ba mẹ sắp xếp để cô sẽ kết hôn với một thanh niên cùng giai cấp, cô quyết định cùng tình nhân trốn đi. Cô thoát từ tháp cao xuống, và hai người đi tới một nơi xa. Chồng làm nông và cô làm những việc trước kia chỉ để người hầu của cô làm.
Khi cô có thai, cô năn nỉ người chồng mang cô về nhà ba mẹ để sanh nở, nói rằng ba mẹ cô sẽ tha thứ cô bất kể chuyện gì đã xảy ra. Chồng cô từ chối, vì sợ sẽ bị hành hung hay bị tống giam. Cô quyết định tự về nhà ba mẹ. Khi chồng cô thấy cô biến mất, và nghe hàng xóm kể rằng cô đã đi, mới chạy theo, thuyết phục cô về với anh. Cô không chịu.
Trước khi họ tới thành Savatthi, cô chuyển bụng, và sinh ra một bé trai. Thế là không còn cớ gì để về nhà ba mẹ cô. Họ về lại ngôi làng kia, làm nông tiếp. Rồi cô có bầu lần thứ nhì, và yêu cầu chồng đưa cô về với ba mẹ. Chồng cô từ chối, cô lại bỏ đi, chồng cô đi theo. Một trận bão lớn tới, mưa giông ào ạt. Cô chuyển bụng, yêu cầu chồng cô tìm nơi tạm trú. Chồng cô tính dựng lều tạm, sửa soạn chặt một cây nhỏ. Một con rắn độc lúc đó cắn chồng cô chết tức khắc.
Patacara chờ tuyệt vọng, sinh bé trai thứ nhì. Cả hai em bé khóc giữa mưa bão, nên cô dùng thân cô che mưa cho hai con cả đêm. Tới sáng, cô ẵm em bé mới sinh bên hông, tay dắt đứa kia để tìm chồng. Mới vài bước, cô thấy xác chồng nằm đã lạnh cứng. Cô ngồi khóc miết.
Cô tiếp tục cùng hai con về nhà ba mẹ, nhưng khi tới dòng sông Aciravati, nơi nước dâng cao vì mưa lớn. Cô biết sức yếu, không đưa cả hai con qua sông được, nên đặt đứa con lớn bên bờ sông và mang em bé sơ sinh sang bờ kia trước, tính sẽ trờ lại mang đứa lớn sang sau. Khi tới giữa dòng, một chim ưng thấy bé sơ sinh, nhầm là một con mồi, nên dùng móng hai chân cắp em bé mang đi, bất kể cô Patacara khóc la.
Cậu bé lớn nhìn thấy mẹ ngưng giữa sông và nghe tiếng mẹ kêu lớn, tưởng là mẹ gọi cậu, nên xuống sông ra theo mẹ. Tức khắc, dòng sông cuốn trôi cậu bé. Cô Patacara  đau đớn, trong một ngày mất cả chồng và 2 con. Khi tới gần thành Savatthi, cô gặp một người bước từ cửa thành ra. Cô hỏi về gia đình cô, nhưng người này không chịu trả lời. Khi cô nài nỉ, ông này mới kể rằng trận bão đã phá sập nhà, giết cả ba mẹ cô cùng với một người anh/em của cô, và hỏa thiêu vừa xong. Nghe như thế, cô đau đớn, tự xé áo quần, than khóc, đi lang thang… Người ta ném đá, không cho cô tới gần nhà họ.
Lúc đó, Đức Phật đang ở Tu viện Anathapindika's Monastery, trong vườn Jeta. Đức Phật nhìn thấy cô Patacara từ xa, nhận ra trong một kiếp quá khứ, cô đã có quyết tâm trở thành một vị ni giỏi về Luật. Đức Phật nói đại chúng để cô tới gần Ngài. Ngay khi tới gần Đức Phật, nhờ sức thần thông của Đức Phật, cô tỉnh trở lại, tự thấy cơ thể đang lõa lồ, mắc cỡ, nên bò mọp xuống đất. Lúc đó, một vị cư sĩ ném cho cô một tấm vải khoác, để cô quấn quanh người, và cô quỷ lạy dưới chân Đức Phật, kể lại thảm kịch mất toàn bộ người thân.
Đức Phật lắng nghe và từ bi nói rằng những kinh nghiệm đau thương đó chỉ là những giọt rất nhỏ trong biển sóng vô thường mà chúng sinh đang ngụp lặn. Đức Phật nói rằng trong vô lượng kiếp, cô đã khóc người thân nhiều hơn nước trong bốn biển.
Đức Phật nói bài kệ:
Nước trong bốn biển cũng không nhiều bằng
nước mắt một người khóc trong vô lượng kiếp.
Trong đau thương sầu khổ
Sao phụ nữ này vẫn còn chưa lo tu học?
Nghe như thế, tức khắc, cô đắc quả Dự Lưu. Thánh Ni Patacara tinh tấn tu học thêm, một thời gian sau đắc quả A La Hán.
Đức Phật nói rằng Thánh Ni Patacara đứng hàng đầu bên Ni giới về Giới Luật.
Thánh Ni Patacara có bài thơ trong Trưởng Lão Ni Kệ, trích như sau:
.
Một hôm, rửa chân, tôi nhìn thấy nước
chảy từ cao xuống thấp,
từ đó, tâm tôi đã an bình
y hệt như một tuấn mã thuần chủng.
.
Về căn lều, tôi thắp ngọn đèn
nhìn ngọn lửa, tôi lấy kim
đưa bấc xuống dầu
Ô ngọn lửa nhỏ bỗng tắt
Niết Bàn hiện ra! Tâm tôi hoàn toàn giải thoát.
.
THÁNH NI SONA
Sona là một phụ nữ ở thành Savatthi có mười đứa con. Bà bận rộn liên tục nhiều năm vì sinh con, chăm sóc con, dạy con và sắp xếp hôn nhân cho các đứa con. Những đứa con là trọn đời bà. Người ta gọi bà là “Sona nhiều con.”
Chồng bà Sona là một cư sĩ của Đức Phật. Sau nhiều năm sống trong đời thường, ông quyết định xuất gia. Bà Sona thấy đời mình cần quyết định chuyên tâm tu học, nên thông báo cho các con và dâu rể rằng bà cần thời gian cho tu học.
Các con không nói, nhưng thấy không vui, bất kể mẹ già đã giành nhiều thập niên chăm sóc con cháu. Khi bà cảm thấy các con không vui, bà nhận ra rằng tất cả những tình yêu thương trong gia đình là để mong đợi đền bù, mong đợi chăm sóc. Bà Sona quyết định xin xuất gia.
Trong Ni đoàn, một vài vị ni chỉ trích Ni sư Sona về một số chuyện nhỏ nhặt. Ni sư Sona vào Ni đoàn trong cương vị một bà lão cao niên, mang theo nhiều thói quen đời thường vào môi trường mới, đã quen làm một số việc theo kiểu cũ, trong khi các vị ni khác làm khác hơn.
Do vậy, Ni sư Sona quyết  ra sức học các bài Kinh Đức Phật dạy, học thuộc lòng trong trí nhớ, trong khi đối xử với các vị ni khác bằng lòng yeu thương, và liên tục tu trì chánh pháp. Một thời gian sau, Ni sư Sona chứng quả A La Hán. Một hôm, khi nói rằng Thánh Ni Sona đã hoàn toàn dứt sạch phiền não, Đức Phật nói rằng Ni sư Sona là đứng đầu trong Ni giới về tinh tấn tu học.
Thánh Ni Sona để lại trong Trưởng Lão Ni Kệ (Thig 102-106) bài thơ, dịch như sau:

Mười đứa con đã sinh ra từ tấm thân sồ sề này
bây giờ tôi già và yếu, tới một Ni sư hỏi Pháp
Ni sư này dạy tôi Pháp về -- năm uẩn,
mười hai xứ (6 căn, 6 trần)
và mười tám yếu tố (6 căn, 6 trần, 6 thức)
Tôi nghe Pháp
và cạo đầu, xuất gia.
.
Trong khi còn là tập sự nữ tu
tôi thanh tịnh được thiên nhãn
biết những kiếp xưa cũ
và những nơi tôi đã sống lâu xa.
.
Với nhất tâm, an tĩnh
tôi tu pháp Vô Tướng
tức khắc giải thoát
tịch lặng rồi, không gì để trụ.
.
Biết rõ ngũ uẩn vẫn còn
nhưng gốc rễ chúng đã nhổ xong
Tâm tôi bất động
trên nền vững không lay chuyển
bây giờ không còn tái sanh nữa.
.
Trường hợp Thánh Ni Sona rất dị thường, vì tuổi cao, sức yếu, trong khi mới vào, chưa thọ đại giới, đã đắc quả A La Hán, vì tu Pháp Vô Tướng (Signless Meditation, một trong Tam Giải Thoát Môn: Không, Vô Tướng, Vô Tác), và được Ni sư gọi đó là tức khắc giải thoát, tức khắc có tâm vô sở trụ, một sự tỉnh thức không đối tượng. Không như đời thường chúng ta, mới tu hành thường là tập thở, tập tỉnh thức có đối tượng.
Đoạn kệ áp chót đó được viết:
One-pointed, well-composed,
the Signless I developed,
immediately released,
unclinging now and quenched!
.


GHI CHÚ:
Nối kết các nguồn như sau.
2. Psalms Of The Sisters by Mrs. Rhys Davids:
3. Inspiration from Enlightened Nuns by Susan Elbaum Jootla:
4. Buddhist Women at the Time of The Buddha by Hellmuth Hecker (translated from the German by Sister Khema): https://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel292.html

PHẬT SỞ HÀNH TÁN – BUDDHACARITA - 佛所行讚 - Đại sỹ Mã Minh (Aśvaghoṣa) Việt dịch: Pháp Hiền cư sỹ


PHẬT SỞ HÀNH TÁN – BUDDHACARITA - 佛所行讚

Tiếng Phạn: Đại sỹ Mã Minh (Aśvaghoṣa)

Việt dịch: Pháp Hiền cư sỹ


Cõi thơ có thể là nơi trường mộng của đêm dài sinh tử, mà cũng chính ở đó là cõi Hư Không Tịch Mặc, với một màu xanh thẳm nhưng xa xôi không cùng tận (Tô Đông Pha Và Những Phương Trời Viễn Mộng, TUỆ SỸ, p. 143).

“Thi Phẩm” được dịch từ bản tiếng Phạn vào đầu tháng ba, năm 2003, được tham chiếu qua bản tiếng Anh của E.H. Johnston và bản tiếng Hán của Đàm Vô Sấm. Đây là thời điểm người dịch về Già Lam cùng chư đại đức Tăng học Kinh tạng Phạn văn với thầy Nguyên Giác và Kinh Luận với thầy Tuệ Sỹ. 



“Thi Phẩm”, được xem như là những “rung động đầu đời” của “chàng trẻ tuổi tóc bay” khi tiếp cận cùng Phật pháp trong điệp trùng lữ thứ thiên thu của mình.
PHẬT SỞ HÀNH TÁN (BUDDHACARITA / Buddhacaritakāvya / ACTS OF THE BUDDHA), là một bản đại trường thi, ngợi ca, kính lễ , hiển hành tướng và hành tính của một bậc thánh hiện thân ở đời, không phải, như một số đông thường cho rằng: sự hiện thân của Phật như là một chúng sinh và với mục đích là phát triển nhân cách (phẩm chất của một con người) tới một mức độ vô thượng hay tuyệt đối của nó. 

NHÂN CÁCH, chỉ là một bọt nước trong đại dương PHẬT CÁCH của bậc thánh ấy mà thôi. NHÂN CÁCH không phải là một cái gì đó mà bậc thánh này hiện thân nhắm tới. 
Nguyện giải thoát chúng sinh và đưa chúng sinh đến bờ giác là điều mà Phật Hành hướng đến.

Phật Hành, nói cho cùng là sự viên dung của cả Nhân cách, A Na Hàm cách, Tư Đà Hoàn cách, Bích Chi cách, Duyên Giác cách, A La Hán cách, Bồ Tát cách, Kim Cang Thượng Sư cách – tức là, Phật cách, Phật-Mật Nguyện cách vậy.

Thêm nữa, PHẬT SỞ HÀNH TÁN, thi kệ số 15, tuyên bố rằng, 
“Ta sinh là Phật sinh (Bhodhāya jāto’smi)
Vì lợi lạc thế gian
Là lần sinh tối hậu (jagaḍvitārtham antyā bhavotpattir iyaṃ)
Trong thế giới trầm luân.”
बोधाय जातोऽस्मि जगड्वितार्थमन्त्या भवोत्पत्तिरियं ममेति ।
चतुर्दिशं सिंहगतिर्विलोक्य वाणौं च भव्यार्थकरौमुवाच॥१५॥
“Bhodhāya jāto’smi jagaḍvitārtham antyā bhavotpattir iyaṃ ।
Catur diśaṃ siṃha gatir vilokya vaṇauṃ ca bhavyārtha karaum uvāca ॥15॥

Có phải PHẬT SỞ HÀNH TÁN dạy ta là, sự ra đời của Phật hoàn toàn không phải là sự ra đời của một chúng sinh. Nói một cách chính xác, Phật sinh tức là nguyện sinh, là Ba-La-Mật sinh vậy. Và, tất nhiên là vì hạnh phúc (vāṇauṃ) và lợi lạc (bhavya) của thế gian và khi quan sát (vilokya) bốn phương bằng uy phong sư tử (Catur diśaṃ siṃha gatir), Ngài đã tuyên bố (uvā) như vậy.
Chứng luận này, đưa cái cách “chúng sinh tưởng” trở về đúng vị trí của chính nó, đưa nó về sự cáo chung trong tự thân nó.

Thi phẩm hay kệ tụng số 12, dạy rằng, “ánh sáng của Ngài, cho dù như ánh mặt trời rực rỡ của buổi mai (rarāja bālo), thế nhưng khi ai đã ngắm nhìn, thì ánh sáng ấy thành ánh trăng sáng diệu.” Công Đức Quán Phật Tướng!
“दौत्य च धौर्येण च यो रराज बालो रविर्भूमिमिवावतौर्णा
तथातिदौप्तोऽ निरौक्ष्यमाणो जहार चक्षूंषि यथा शशाङ्कः”
(Dautiyā ca dhauryeṇa yo rarāja bālo ravir bhūmim ivāvataurṇa
Tatha ati daupto’niraukṣyamāṇo jahāra cakṣūṣi yathā śaśāṅkaḥ)


Phép ẩn dụ tuyệt vời này, đưa ta vào cảnh giới của mênh mang bi mẩn. Thật vậy, thi phẩm hay kệ tụng số 12 này, dạy ta rằng, Đạo Phật không phải là loại hào quang chói lọi của tự mãn - niraukṣyamāṇo - của triết học, của thanh danh hay là của bất cứ loại hình nghệ thuật, công trình, học thuyết nào đó của thế gian này, bởi vì, “hào quang” nào rồi cũng sẽ lụi tàn. Cái trò hề của cái được gọi là “được trăng quên đèn, được ná quên nôm, được lê quên lựu…” là chuyện của học thuyết, chuyện của…hào quang thế gian. Đạo Phật, nó rực rỡ vì nó cần như thế để soi đường – chớ không đốt cháy khô rụi (atidhaupta - ati√dah), nó mát trong êm diệu như ánh trăng (śaśāṅkaḥ), vì nó ngấm vào lòng, nó tích lũy thành thơ thành nhạc, thành lẽ sống, thành con đường tu tập (ava taurṇa - ava√tṛ), thành thánh đạo cho từng sinh loại. Đây là lý mầu của kệ tụng số 12 mà bồ tát Mã Minh đã truyền dạy cho chúng ta.


Một loạt những hạn từ có vẻ như “lập luận” ấy, để ta xác định rằng, cái tư chất mà Phật có, không chỉ là NHÂN CÁCH mà thôi. Ở nơi Ngài chính là, như thầy Tuệ Sỹ nói:”…chính ở đó là cõi Hư Không Tịch Mặc”. Và, hơn thế, ở nơi Ngài, chính là cõi Hư Không Tịch Chiếu nữa.

“Thi Phẩm” PHẨM THÁNH SINH, của dịch bản này, được cho là một tiếp cận từ những rung cảm đầu đời của mình hơn là một tiếp cận chuyên môn về ngôn ngữ dịch – cú pháp, ngữ pháp và thi pháp. Bấy giờ, đọc lại, người dịch vẫn cảm thấy một vài bở ngỡ với những nét hoang sơ đến buồn cười của nó. 


Tuy nhiên, vì đấy là những cảm thụ đầu tiên, do vậy, nó luôn là hành trang cuối cùng và tối hậu để chính người dịch bước vào sử trường của lữ thứ, để hiểu, cảm nhận “lửa của núi - 火山旅 – Hỏa Sơn Lữ - hay chuyến du hành lên núi lửa - là gì?

Người ta nói rằng, “Hỏa Sơn Lữ không phải là Thần Hỏa, mà nó chỉ là một cuộc lịch nghiệm của ngữ ngôn, để hành giả thấy được sự ảo hóa của ngữ trình và [lui về sơn cùng thủy tận để mở trường dạy học] cho những ai yêu rừng xanh và núi biếc.”
Sắp tới Ngày Phật Sinh, chép lại “nguyên si” dịch ngữ khi xưa, để thương lấy những vụng dại của mình, một thời, một đời và hàng vạn kiếp của riêng mình, một người vốn trót “lỡ lầm” yêu Phật quá!
Nếu như sự chia sẻ này mà có thể sẻ chia được một đôi phần cho những ai lỡ lầm yêu Phật, thậm chí là “ghét” Phật, thì đấy cũng chính là niềm vụng dại lỡ lầm của cõi nguyên sơ ấy vậy.

Pháp Hiền cư sỹ, mùa Phật Đản 2018
* Vì Phẩm Thánh Sinh có tất cả 89 kệ tụng, quá dài so với độ hạn chế của facebook, cho nên người dịch chỉ giới thiệu tới kệ tụng thứ 20 mà thôi, phần còn lại, sẽ đăng tải vào dịp khác.

PHẬT SỞ HÀNH TÁN – BUDDHACARITA - 佛所行讚
PHẨM THÁNH SINH
1. Có một vị quân vương
Giòng Thích Ca vô thắng
Tịnh Phạn được vang danh 
Hậu duệ của Cam Giá
Tôn quý và cao cả
Thanh tịnh trọn vẹn đức
Như trăng rằm mùa thu
Cõi người (Thần dân) vui chiêm ngưỡng

2. Như nữ hoàng Đế Thích
Một Saci tuyệt luân
Vẽ kiều diễm của nàng
Xứng với đấng hùng anh
Nàng đẹp tựa hoa sen
Tâm định như đại địa
Nàng được mệnh danh là
Hoàng hậu Đại Māyā (hoàng hậu Đại Huyển Hóa)
So sánh là tương đối
Đại Huyển (Māyā) bất khả lường

3. Theo luật của nam nhi
Giao hoan cùng hoàng hậu
Đắc lạc như đó là
Sự vinh danh tối quý
Của đấng Vaiśravaṇa (Đa Văn Tử)
Nàng đã được thụ thai
Mà lòng vô ái nhiễm
Giống như trí thành tựu
Hợp nhất với thiền tư

4. Trước khi được thụ thai
Với tâm thái an nhiên
Điềm lành hiện trong mộng
Khi vương tượng trắng ngần
Giáng thần nhập nhân thân

5. Hoàng hậu của minh quân
Đã mang trong dạ mình
Thai nhi giòng quang vinh
Hoàng hậu với tịnh tâm
Không buồn đau bệnh khổ
Nhất niệm hướng thắng lâm

6. Lắng theo dòng thiền niệm
Rừng an ẩn riêng mình
Nàng bèn thỉnh đức vua
Được dạo chơi nơi ấy
Rừng nhỏ Lâm Tỳ Ni
Cây xếp theo từng loại
Rừng ấy vui như thể
Lạc viên của Bửu Xa (Caitraratha)

7. Đấng chúa tể thế gian
Lòng tràn đầy diệu lạc
Đã biết ý nguyện nàng
Sinh ra từ tịnh quý
Muốn từ giả vương thành
Để tìm cầu an ủy
Chẳng vì thú xa hoa

8. Trong lạc lâm cảnh ấy
Nàng biết sắp sãn kỳ
Vây quanh ngàn thị nữ
Ân cần dọn trường kỷ
Chuẩn bị phút lâm bồn

9. Kịp lúc sao Quỷ (Puṣya) mọc
Ứng lời nguyện nữ hoàng
Từ bên hông mẹ hiền
Thái tử hiện thân người
(Đại bi cứu thế gian)
Hứng vết roi trần thế
Thái tử sinh ra đời
Không làm mẹ đau mỏi

10. Chẳng hạn Vua Ưu Lưu (Aurva)
Sanh ra từ bắp vế
Chẳng hạn vua Tý Luân (Māndhātṛ - Tý Luân vương)
Sinh ra từ cánh tay
Mạn Đà cùng Đế Thích
Sinh ra từ đỉnh đầu
Bằng thông tuệ như vậy
Bậc thánh ấy hiện thân

11. Từ trong thai tạng mẹ
Thái tử tự tại sinh
Như đến tự hư không
Chẳng như bọn phàm thế
Sinh bằng ngõ tối tăm (sinh môn)
Và vì bao nhiêu kiếp
Tự thân vốn vô nhiễm
Nên bậc thánh ra đời 
Bằng quang minh chiếu hiển

12. Người hiện ra ở đời
Như mặt trời kiên trụ
Rực rỡ buổi ban mai
Chiếu diệu khắp trần ai
Những ai được ngắm nhìn
Nhật quang rực rỡ ấy
Biến thành nguyệt diệu minh

13. Thân ánh sáng của người
Như mặt trời tỏa chiếu
Mờ hết những ngọn đèn
Với ánh sáng vàng ròng
Phổ sáng khắp bốn phương

14. Như chòm sao Thất Tinh
Người bước đi bảy bước
Những bước chân vững chắc
Mọi tư thế chuyển hành
Đều trụ trong an định

15. Người quan sát bốn phương
Bằng uy phong sư tử
Tuyên bố chân lý rằng:-
Ta sinh là Phật sinh
Vì lợi lạc thế gian
Là lần sinh tối hậu
Trong thế giới trầm luân.”

16. Có hai dòng suối nước
Thanh sạch tợ ánh trăng
Chứa cả nguồn công đức
Một ấm một mát trong
Cả hai chảy từ trời
Tắm mát đỉnh đầu Ngài
Đỉnh đầu đầy nhân ái
Và hai giòng suối ấy 
Tắm mát khắp thân Ngài

17. Chiếc trường kỷ người nằm 
Chân làm bằng đá quý
Bộ khung tỏa ánh vàng
Với lộng dù tuyệt mỹ
Thiên vương cầm sen vàng
Đứng quanh hầu tận tụy
18. Chư thiên trong không gian
Bản thân là vô tướng
Trương dù trắng trên không
Cúi hầu trong tôn kính
Trước vương phong của người
Thừa uy thần tán thán
Giác ngộ thành tựu thôi

19. Loài rắn (Long vương) hùng mạnh nhất
Khát ngưỡng Pháp lâu rồi
Xòe quạt quạt cho người
Và tung tán hoa Mạn Đà
Những hành nguyện như vậy 
Họ đã từng thực hiện
Với chư Phật ngàn xưa

20. Chư Thiên trời Tịnh Cư
Những vị trời ly dục
Nhưng vẫn mừng khấp khởi
Thế khổ có pháp mầu. (Còn tiếp)


STUDY GUIDE FOR FINAL EXAM

Mr. Bach's Chemistry STUDY GUIDE FOR FINAL EXAM


THINGS THAT YOU NEED TO KNOW FOR THE FINAL - SPRING SEMESTER
(15% of total grade)
-       Students can use the periodic table, a 5-8 “cheat sheet”, a scientific calculator, and the ion sheet on the final exam.
-       There will be about 150 multiple choice questions.
-       Your final grade will be posted by Friday of the final week.

Chapter 10 –  MODERN ATOMIC THEORY AND THE PERIODIC TALBE
a.     Know who discover what and the methods
b.     How to write atomic structure and its calculations:  Atomic #, Atomic mass, etc
c.     Isotopes of Element and calculating the atomic mass of an element

Suggested problems: Review questions 1-15 all 


Chapter 11:  CHEMICAL BONDS
a.   Different types of Chemical Bondings
b.    Be able to identify, differentiate, and draw
Suggested problems: Paired exercise 1 to 31odds.

Chapter 12: THE GASEOUS STATES OF MATTER
a. Different phase of water, phase diagrams, etc...
Suggested problems: first 15 review questions 1-9all. Do putting it together.

Chapter 13: WATER AND PROPERTIES OF LIQUID
      a.     Know the properties of substances, physical and chemical change
b.     Know the conservation of mass and its energy involved
c.     Know the quantitative measurement of heat. Know how to calculate heat and heat capacity.


Chapter 14: SOLUTION
           
               Suggested problems:  Paired exercise #1-25odds
 Chapter 15: ACIDS, BASES AND SALTS
                   
               Suggested problems:  Paired exercise #2-24evens


Chapter 16:  CHEMICAL EQUILIBRIUMS 
               Suggested problems:  Paired exercise #1-11odds

Chapter 17:  OXIDATION-REDUCATION REACTIONS
               
                 Suggested problems: Review questions1-10all.


Chapter 19:  INTRODUCTION TO ORGANIC CHEMISTRY

               Suggested problems: Review questions1-20all.

Chapter 20:  INTRODUCTION TO BIOCHEMISTRY

               Suggested problems: Review questions1-10all.
Do putting it together.

Lastly, beside that at the end of each chapter, there is a Chapter Review summary, make sure to read. It's a great resource to learn. Get a good night sleep too.

You can learn something from my Popular Chemistry Jokes and Riddles for fun while you are reviewing too. 
Good luck and Best wishes on the Final.

Your Career Path Project (Alternative Senior Final)



Let's go. Best wishes. Mr. Bach

Your Career Path Project
(Alternative Senior Final)
Description:  Working solo, write a research paper and create a presentation that describes how your future career and/or a career is related to chemistry. 
Due date:  By the Senior final exam day.  All individuals will be turning in a hard copy (especially for live performances) or a cd or file (especially for recorded performances).
Requirements:
·         A description (in your own words!) that answers the following questions
1.       What do workers in this career do?  (job description)
2.       How is chemistry used in this career?
3.       What are the working conditions?  (Hours, dress, setting, hazards, locations, etc.)
4.       What is the training, education, and/or degree needed?
5.       What is the range of salaries and what determines salary?
6.       What are the expected job prospects?  (future demand)
7.     How do get to your career goal?
·         Presentation to the class that is about 5 minutes long.  The paper is 3-5pages. The presentation should have a title.  Be creative with your presentation.  Presentation format may include but is not limited to:
1.       Dress up-Pretend to be guest speakers telling the class about your job.  Dress as if you just came off the job.  Be prepared for questions.  Make your job sound enjoyable and rewarding.  Maybe you want to convince young people to choose this career.
2.       Make a Video Interview – Go visit someone on the job and interview them about their job.  Ask only for salary range – not their specific salary – as that would be rude. 
3.       Power point/Photostory/Moviemaker Commercial- make it like a recruitment session.  Think about the army/marines type of advertisement – make sure you get all of the important info included. (In movie maker you may use video clips, but only your voices should be heard, mute any other voice overs)
4.       Write and Recite a Poem or a Rap –This will be a long poem but could and should be both informative and entertaining.
5.       Write and Perform a Song – well, if you can!  Or record yourself singing about the career – you can use the tune of some WELL KNOWN song that I would recognize
6.       Any other presentation formats must be cleared with me.
·         All sources must be cited. 
1.       If your presentation is a video, powerpoint, photostory, or moviemaker, include all source citations within the final product.
2.       If your presentation is live, turn in a separate typed paper with all citations included.
3.       You must have at least three sources.  The more sources the better and the more things you will learn about this career.  If you are doing an interview, the person you are interviewing counts as one source. 
·         Just a recommendation – DO NOT pick something because you think it will be easy.  Choose something you will have fun doing and others will enjoy learning about as you present. 
·         Check yourself against the rubric frequently as you research and prepare your presentation.  Just meeting minimum standards will not earn an A. 


·         “There is no way to happiness. Happiness is the way.” Make it interesting and have fun making it.  Make your presentation great!

Tuesday, May 8, 2018

BẠCH XUÂN PHẺ TRÊN CHIẾC CẦU THẾ HỆ

Cư sỹ Bạch Xuân Phẻ, Nhà văn Trần Kiêm Đoàn, Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Sư Ông Thích Nhất Hạnh, và cư sỹ Doãn Quốc Hưng. Tu Viên Lộc Uyển, 2011.

BẠCH XUÂN PHẺ TRÊN CHIẾC CẦU THẾ HỆ

Đó là chiếc cầu bắc ngang hai bờ: Bờ dĩ vãng là thế hệ đàn anh và bờ tương lai là thế hệ đàn em. Sự "xung đột thế hệ" (generational gap) đã xảy ra từ cổ chí kim, khi hai thế hệ già và trẻ không cùng chung quan điểm với nhau về cuộc sống, về giá trị đạo đức, về lãnh đạo và chính trị. Sự xung đột thế hệ thiếu chiếc cầu hóa giải sẽ tạo thành một sự "ly dị" về tình cảm và nếp sống của hai thế hệ già, trẻ trong bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Đặc biệt là cộng đồng di dân ra nước ngoài như Việt Nam.

Người châu Á mà tiêu biểu nhất là người Việt Nam thường lấy đạo "tu thân" ra để hóa giải sự xung đột thế hệ.


Tu thân là phải làm gì và tu như thế nào?

Trong quan niệm Tu Thân theo truyền thống của người xưa, có 3 con đường "tu" gọi là Tam Lập: Lập đức, lập công và lập ngôn. Nhưng lập ngôn thường được coi trọng hơn cả, nhất là đối với giới trí thức, kẻ sĩ lấy tinh thần bút nghiên, sáng tạo văn chương nghệ thuật làm trọng thì con đường lập ngôn là vượt trội hơn tất cả. Những tác phẩm văn học nghệ thuật là giá trị tinh thần để đời cho các thế hệ con cháu mai sau. Thiếu đức thân chịu, thiếu công gia đình chịu; nhưng thiếu ngôn thì cả xã hội chịu từ thế hệ này đến thế hệ khác. Có những tác phẩm triết học, chính trị, giáo dục, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt xã hội.

Lịch sử văn học và sách báo Việt Nam đã ghi dấu những tác phẩm văn chương, nghệ thuật trong quá khứ thường do những bậc túc Nho trước tác. Và văn học sử cận đại cũng cho thấy rằng, giới sáng tạo văn chương phần đông nằm trong giới bút nghiên, trí thức đã tiếp cận và trải nghiệm nhiều với cuộc sống. Vì vậy giới trẻ có rất ít khuôn mặt viết sách, xuất bản tác phẩm vào tuổi thanh thiếu niên. Ở quê nhà đất nước Việt Nam đã vậy, tại các nước Âu Mỹ lại càng hiếm hơn hiện tượng thế hệ trẻ đang trong cơn lốc "hội nhập" Tây hóa, Mỹ hóa. Sau năm năm, có nhiều đứa trẻ nói tiếng Anh như Mỹ bản xứ và quên dần tiếng Việt Nam "ngày xưa quê mẹ"! 

Trong 36 năm sống tại Mỹ, tôi chỉ gặp 3 trường hợp người tuổi trẻ Việt Nam giữa độ tuổi thanh niên mà vẫn sống nhiệt tình trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật bằng tiếng Việt thuần túy: Nguyễn Việt Quý viết và xuất bản cuốn bút ký Ngày Xưa Quê Mẹ khi đang còn là sinh viên mới của đại học Berkeley thời thập niên 1980. Người thứ hai là Phạm Vũ Anh Thư, ra tác phẩm thơ khi đang còn là sinh viên của Delta College thời thập niên 1990. Và, người thứ ba là Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ hôm nay.

Tâm tri kiến, lòng nhân nghĩa và ý hướng hành thiện của Bạch Xuân Phẻ thể hiện qua tác phẩm đã là những dấu chỉ để nhận diện Anh như một thiện tri thức Phật giáo, một nhà giáo dục có tâm huyết và có lý tuởng nhân bản và khai phóng. Nhưng con đường anh đi xa tới đâu thì hoàn toàn tùy thuộc vào "nghề mọn riêng tay" của anh và thiện duyên chờ đón.

Đối với cá nhân người viết những dòng nầy, viết để giới thiệu về một Bạch Xuân Phẻ đã khó; viết về một Tâm Thường Định lại càng khó hơn. Khái niệm "khó - dễ" ở đây không nằm trong phạm trù ngôn ngữ hay tư tưởng mà nằm trong sự lý đời thường. Trong nếp cũ của một đời thường thì một người phân hai đã có nhiều ngõ ngách; huống hồ người khoác nhiều chiếc áo choàng và đứng nhiều vị thế như Bạch Xuân Phẻ là: Cư sĩ, Tiến sĩ, Thi sĩ, Văn sĩ, Giáo sư, Huynh trưởng GĐPT... thì những khúc quanh và những ngã rẽ trong tư tưởng và giữa cuộc đời càng phong phú biết chừng nào. 

Bạch cư sĩ và Bạch thi sĩ làm thơ rất sớm, từ tuổi hoa niên theo gia đình định cư ở Mỹ trong quá trình vừa trau giồi tiếng Việt, vừa hội nhập với môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Bạch Xuân Phẻ còn là tác giả của những bài thơ tiếng Anh đầy cảm xúc trong sáng. Anh cũng là dịch giả Anh - Việt, Việt - Anh những tác phẩm của mình. 

Và, Bạch văn sĩ cũng đã viết và xuất bản những tập truyện ngắn và bút ký đầu tiên khi còn là sinh viên mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học Hoa Kỳ. Trong sinh hoạt giáo dục, Bạch Xuân Phẻ là một thầy giáo trung học chuyên ngành khoa học và đồng thời cũng là giáo sư thỉnh giảng của Hiệp Hội Giáo Chức Bang California về các đề tài tâm linh, tôn giáo mà đậm nét là về lý thuyết và thực hành Chánh Niệm (mindfulness) theo tinh thần Phật giáo. Đặc biệt nhất, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ là một Phật tử thuần thành. Anh góp mặt thường xuyên trên các diễn đàn truyền thông, những sinh hoạt bảo tồn và phát huy tinh thần hành trì Phật giáo tại Hải ngoại. Anh từng trình bày tham luận trước Đại hội Phật giáo Thế giới VESAK của Liên Hợp Quốc tại Thái Lan và trường Đại học Gautama Buddha ở Ấn Độ.

Điều đáng quan tâm trước nhất khi nói về Tâm Thường Định BXP là hiểu và thực hành pháp hạnh Thân giáo trong quan hệ tôn giáo cũng như ngoài cuộc đời. Nghĩa là lấy chính hành trạng của bản thân mình làm pháp khí và tài liệu sống thực trong quan hệ tu dưỡng và ứng xử. Trong sinh hoạt đời thường, Anh đã chinh phục được thiện cảm của các bậc tôn túc lãnh đạo tinh thần cũng như bằng hữu và người thân bằng chính phong cách trí thức mà chơn chất, thông thoáng mà hiếu hạnh, sáng tạo mà không vỡ bờ trong tất cả các sinh hoạt thường ngày của bản thân. Trong hoạt động văn nghệ nói chung và sáng tác nói riêng, Bạch Xuân Phẻ đã tỏ ra rất xông xáo vì tinh thần khai phá không ngừng nghỉ. Từ tác phẩm đầu tay Mẹ, Cảm Xúc và Em xuất bản năm 2004, đến nay vừa gần mười lăm năm qua, Bạch Xuân Phẻ đã cho ra đời hơn 10 đầu sách kể cả thơ, văn, bút ký, tham luận, luận án... Mỗi tác phẩm là một thế giới nhỏ riêng tư, nhưng nhìn chung đều có sự nhất quán là tấm lòng tri ngộ và tri ân của tác giả đối với đạo, với đời và người thân. 


Trong chiều họp mặt hội thảo và ra mắt sách nhân dịp cuối tuần, chiều Ngày Của Mẹ (Mother's Day) 12-5-2018 tại chùa Kim Quang, thành phố Sacramento, California, Bạch Xuân Phẻ sẽ giới thiệu nhiều tác phẩm được bạn đọc ưa chuộng; trong đó có nhiều bài thơ, bài viết được trình bày song ngữ Anh và Việt do chính tác giả sáng tác và chuyển ngữ. Ngoài ra những quyến sách tuyển chọn do nhà xuất bản Lotus Media, Inc. và Hương Tích Phật Việt xuất bản cũng sẽ được anh giới thiệu.


Với con đường Lập Ngôn như đã giới thiệu khái quát ở trên, Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ đang để lại cho thế hệ mình và thế hệ đàn em những suy nghĩ, cảm xúc và dự phóng về những trải nghiệm và thử thách trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra càng ngày càng sôi động.

Tiếng nói và nếp nghĩ của Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ và thế hệ của anh vừa ghi dấu nội dung kế thừa của thế hệ đàn anh đang ra đi; đồng thời, cũng khẳng định một thái độ và con đường chọn lựa phù hợp với tuổi trẻ, niềm tin và hoàn cảnh cuộc sống cụ thể trong một xã hội phương Tây, giữa thời đại mới quanh mình.

Chúc tuổi trẻ lên đường vững tiến và thế hệ bắc cầu như Bạch Xuân Phẻ sẽ giúp hai thế hệ đàn anh và thế hệ đàn em người Việt ở quê người tuy có nếp sống và sự sinh hoạt độc lập, khác biệt nhưng không đoạn tuyệt với quá khứ và tách rời nguồn cội. 

Thực trạng tuổi trẻ Việt Nam ở hải ngoại đang ở trên một tiến trình Âu hóa, Mỹ hóa càng ngày càng nhanh. Những trí thức trẻ gốc Việt như Bạch Xuân Phẻ đang làm một chiếc cầu thế hệ tuy không nhiều nhưng cần được phát huy và hỗ trợ mạnh mẽ hơn. 

Con én không làm thành mùa Xuân; nhưng mùa Xuân - tự bản chất - vẫn muôn đời cần cánh én.
                        Sacramento. 8-5-2018
                        Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn


Phe's books can be found here on Amazon. Please check it out. Xin giới thiệu một số sách của BXP trên hệ thống Amazon.