Saturday, April 10, 2021

KIM QUANG BUDDHIST YOUTH SCHOLARSHIP - HỌC BỔNG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ KIM QUANG

Happy Friday everyone! Hoping everyone is staying safe and getting vaccinated, so we can soon return to our GDPT sinh hoat. With graduation looming, our Kim Quang scholarship for 2021 is now open with an increased minimum award of $750! Applications are open until June 30, 2021 by 11:59PM PST. Check out our amazing 2020 scholarship recipients and read their essay at www.GDPTkimquang.org.

Direct link to the scholarship application:
Good luck to the class of 2021!


KIM QUANG BUDDHIST YOUTH SCHOLARSHIP

HỌC BỔNG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ KIM QUANG



Purpose:

The purpose of the Kim Quang Buddhist Youth Scholarship is designed to provide a small financial reward and encouragement to students who demonstrate commitment to GÐPT, academic excellence, and a willingness to contribute to the betterment of their families, schools, and community.  One of our goals at GÐPT is to instill the principle that happiness and social well-being of each individual, our families, and communities will depend upon the daily practice and application of the basic teaching of Buddha – compassion and wisdom; commitment to excellence; and service to others.  Thus, we believe this scholarship will be served as an encouragement to continue these efforts and a small reward for the diligent practice of the Buddha’s teaching.


Mục Đích:

Học Bổng GĐPT Kim Quang nhằm khích lệ tinh thần và một chút tài chánh để khuyến khích những đoàn sinh hiểu biết những căn bản của GĐPT, và có lý tưởng phục vụ cho gia đình, học đường, và xã hội.  Ở GĐPT, chúng tôi hiểu là hạnh phúc và an lạc của mỗi cá nhân, gia đình, và xã hội sẽ tùy thuộc vào nền tảng giáo lý căn bản của Đạo Phật - Từ bi, Trí tuệ - và cũng tùy thuộc vào những người có tinh thần phục vụ cho lợi ích nhân sinh.   Những nguyên tắc trên là kim chỉ nam của tổ chức GĐPT; đã được hướng dẫn và dạy dỗ cho đoàn sinh ở mọi lứa tuổi. Vì vậy cho nên chúng tôi tin là học bổng này sẽ hỗ trợ các em tiếp tục lý tưởng phục vụ trên.


Eligibility Requirements:
Current high school senior graduating in June 2021
Vietnamese heritage or at least 50% Asian heritage
Currently an active member of GÐPT in the United States of America with a minimum of 2 years membership
Plan to attend a community college or university in Fall 2021

Điều Kiện:

  • Đang là học sinh lớp 12 niên khóa 2020-2021 và sẽ tốt nghiệp bậc Trung Học vào tháng 6/2019

  • Tối thiểu là 50% gốc Việt Nam hoặc Á Châu

  • Đang thường xuyên sinh hoạt với GĐPT ở Hoa Kỳ với ít nhất 2 năm thâm niên

  • Sẽ ghi danh học cao đẳng hoặc đại học khóa mùa thu 2021


A Completed Application Includes:

  • Completed application form (attached)

  • 1-2 page personal statement or 500 words essay - approximately (see application for questions)

  • Current high school grade transcript

  • At least one letter of recommendation

  • A Membership Verification Form completed by GĐPT chapter leader including chapter’s seal

Hồ Sơ Gồm Có:

  • Điền đơn đính kèm đầy đủ

  • Viết bài luận ngắn về mình, hoặc bài tiểu luận khoảng 500 từ (xem câu hỏi trong đơn kèm)

  • Phiếm điểm của trường trung học

  • Ít nhất là một lá thư giới thiệu

  • Thư kiểm chứng sinh hoạt được Liên Đoàn Trưởng hoặc Bác Gia Trưởng điền và đóng dấu đơn vị



Selection Criteria & Process:

The criteria for selecting scholarship recipients are:  personal strengths, (such as maturity, motivation and potential to succeed), knowledge of GÐPT’s philosophy or your own religion, community contribution, and academic achievement.


The Kim Quang Buddhist Youth Organization will award 3 scholarships, worth at least $750 each, to the three most qualified students.

Điều Kiện Tuyển Chọn:

Những khả năng cá nhân, (v.d. sự trưởng thành, động cơ, khả năng thành đạt), thông hiểu mục đích và đường hướng của tổ chức GĐPT, đóng góp cho cộng đồng, và có khả năng học lực cao.


GĐPT Kim Quang sẽ phát 3 học bổng trị giá ít nhất là $750 đô la cho ba em có những điều kiện tốt nhất được nêu trên.




For More Information:

This application can be downloaded from GÐPT Kim Quang  website at http://www.gdptkimquang.org. For additional information, please email: Kim Quang Buddhist Youth Scholarship Committee at kimquangscholarship@gmail.com


Chi Tiết:

Đơn Xin Học Bổng có thể lấy xuống từ trang nhà GÐPT Kim Quang tại http://www.gdptkimquang.org.  Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc điện thư: Học Bổng GĐPT Kim Quang tại kimquangscholarship@gmail.com




Friday, April 9, 2021

Stanford/CTA's ILC Professional Development Workshop - MINDFULNESS FOR EDUCATORS: This is Your Mind: An Owner’s Manual



MINDFULNESS FOR EDUCATORS

This is Your Mind: An Owner’s Manual 

Best-in-class Applied Neuroscience and 

Mindfulness Neuro-restorative Training 


Instructors: Dr. Phe Bach, AnneMarie Rossi, Jason Dilg of Be Mindful and Chris Regier.


Each THURSDAY from 4-5PM PST from 4/22 to 5/20 (4/22; 4/27; 5/06; 5/13 and 5/20)


In five weeks, you’ll get an owner’s guide to your mind, including; 

● Understanding the essential science of the mind 

● Exercises that strengthen resilience and reliability while lowering stress and improving long-term wellness 

● Tools to recognize mental states that damage or distort cognitive performance 

● Weekly LIVE Zoom Labs with qualified instructors to deep dive into common pitfalls, misconceptions and connect with fellow students 

● Convenient access through a smartphone or web-browser 

● Weekly short video modules breaking down the complexities of applied neuroscience into easily understood and engaging lessons 

● Access to SHORT audio guided practices designed to easily integrate into your busy life! 

● Weekly discussion boards to engage and share experiences with the class 

● Daily reminders to make exercises easy to work into your schedule Training Costs. 


(Includes: pre-course assessments, program delivery, and post-evaluation) 

The cost is $50 per person. Stanford/CTA's ILC Super Star / educators are free.


Teachers in the San Juan Teachers Association can get up to 15 professional development hours for Zoom and classworks and the SJTA covers your fees. 


SPACE IS LIMITED. First come, first serve. Contact info: Phexbach@gmail.com

Register here: Via Google survey link:

https://tinyurl.com/mindfulness4educators


Sponsors by Stanford/CTA's ILC, Be Mindful, San Juan Teachers Association, 

and C. Mindfulness, LLC. 


For SJTA's educators.
Please register under the PL in your school portal, under SJTA or search the course, its # is 11087 and Section # 31788 for 15 credits.

Instructors' Biography:

Phe X. Bach, Ed.D., Founder/CEO of C. Mindfulness LLC. 


Dr. Bach is a mindfulness practitioner, scholar, educator, author and poet. He is also a Stanford/CTA's ILC professional development trainer, instructor for Be Mindful, and an outdoor enthusiast. Dr. Bach is a presenter and contributor of academic papers in the USA and throughout the world, including Thailand, India, Spain, and Vietnam. The United Nations' Day of VESAK invited him to present in Bangkok, Thailand in 2015 and in Ha Nam, Vietnam in 2019. He is married to Trang, has two sons, and lives in Sacramento.



AnneMarie Rossi, Founder and Board President of Be Mindful


Since 2011, AnneMarie has taught thousands of individuals of all ages and backgrounds the knowledge and tools necessary to transform their lives. From the world’s largest airline, Fortune 100 executives, first responder agencies across the United States, public school districts, Universities, homeless youth shelters, refugee centers, rescued sex trafficking victims and more.  Her TEDxMileHigh talk, “Why Aren’t We Teaching You Mindfulness,” has more than 400,000 views. In 2019, her collaboration with Colo. Sen. Rhonda Fields led to the appropriation of $3 million for mental health services, including mindfulness training, in Colorado’s public schools.


After her undergraduate degree, she obtained her Postgraduate Diploma in Applied Neuroscience with Distinction from King's College London. She has completed both the Mindful Schools curriculum training and is a certified Mindfulness in School (.b) instructor. She is also the author of "First, Just Breathe: A Guide To Having Slightly Less Regret In Your Life." which has received much praise from readers. Earlier in her career she was an award-winning stock trader and financial advisor. 


Jason Dilg. Former executive director and mindfulness instructor of Be Mindful


Jason brings the organization's mission to life. Jason carries nearly two decades of experience in organizational leadership, program management, and presentation coaching in thought-leadership domains that include education, global business, public health, climate change, and technology. He is certified in Mental Health First Aid for both youth and adults. Jason lives with his wife in Virginia's New River Valley and is also an award-winning musician and amateur medical botanist.


Chris Regier: Chris is an ESL curriculum developer and teacher trainer in Japan. He has taught English in 4 different countries and has worked as an administrator for a Canadian-accredited international school. He has committed himself to exploring a variety of contemplative practices since 2006. He is a regular mindfulness practitioner and has earned certification in both MBSR and MBCT courses. 


In 2013 he earned a Master’s In Education Curriculum Studies & Education Administration & Leadership, focusing much of his attention towards supporting the initiative for people to cultivate optimal mental health through an accumulation of secular knowledge about neuroscience and mindfulness practices. In his free time, he enjoys playing music, listening to podcasts, spending time with friends, reading books, and cycling.

BBT Sen Trắng Hoa Kỳ: ĐIỂM TIN TRONG NGÀY 09 THÁNG TƯ, 2021

Chân Văn Đỗ Quý Toàn: Nền Tảng Kiên Cố 

CHAN VAN DO QUY TOAN 16.jpg


Tiếng Việt Nam ngày nay dùng rất nhiều chữ Hán Việt khiến ngay cả người mình cũng có khi lầm, nghĩ rằng ngôn ngữ của mình đã Hán hóa cả rồi. Thực ra, mức độ Hán hóa trong từ vựng, tức là các tiếng lẻ để dùng trong tiếng Việt, không cao hơn trong tiếng Nhật Bản, một nước suốt lịch sử chưa bao giờ bị người Hán cai trị. Sống bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, thấy những cái hay của họ, dân tộc nào cũng muốn học. Học rất nhiều, nhưng vẫn không mất gốc, đó mới là thành tựu đáng kể.
Bây giờ thì người mình không lo tiếng Việt “chết” nữa. Nhưng có thể tưởng tượng trong một ngàn năm Bắc thuộc chắc tiếng nói của tổ tiên mình đã bị áp lực rất mạnh của giống dân đến cai trị mình. Chắc có nhiều lúc tiếng Việt bị đe dọa đến mức có thể tiêu vong. Nếu dân Việt bị đồng hóa thì tiếng Việt có may mắn sống sót cũng chỉ còn là một ốc đảo thổ ngữ trong nước Trung Hoa rộng lớn. Một phép lạ là sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt vẫn tồn tại cho tới bây giờ mà không “chết.” Nói “phép lạ” thì cũng hơi ngoa. Vì khi quan sát hiện tượng các ngôn ngữ đã chết, hoặc dù bị tấn công vẫn không chết, chúng ta có thể giải thích và hiểu được tại sao tiếng Việt không chết.
Nói chung, các ngôn ngữ có thể “chết,” giống như các sinh vật khác. Khi những người cuối cùng nói một ngôn ngữ qua đời thì ngôn ngữ đó chết. Trên thế giới hiện nay có khoảng sáu đến bảy ngàn tiếng nói khác nhau; trong đó có hơn 3,000 tiếng nói rất ít người sử dụng; đó là những ngôn ngữ đang “trên giường bệnh,” đang lo sẽ chết. Hiện nay, trung bình cứ nửa tháng lại có một ngôn ngữ biến mất luôn trên mặt đất. Ngay tại khu đô thị New York ở Mỹ, trong số 800 ngôn ngữ do di dân từ khắp thế giới về đó sử dụng, có khoảng một trăm ngôn ngữ sắp biến mất, vì chỉ còn một vài cụ già nói thông thạo. Các sinh viên ngữ học ở New York đang có một đề tài để đua nhau làm luận án! Đó là những cái chết “tự nhiên,” không phải vì bị “bức tử.” Trong thời Bắc thuộc, tiếng Việt cũng có thể chết một cách tự nhiên, nếu không được tổ tiên chúng ta giữ gìn... | https://sentrangusa.com/2021/04/09/chan-van-do-quy-toan-nen-tang-kien-co/

THICH TU LUC 4.jpg


Theo tâm nguyện chung và với tinh thần xây dựng, tôi ước mong các Chúng, một cách thực tế hơn nữa, hãy vận dụng việc tìm hiểu Kinh Kim Cang trong việc phá chấp, thấy được chân tánh và làm lợi cho Tổ chức. Chúng ta hãy thử lấy tinh thần Tu tập Bát Chánh đạo và Lục Hòa để phá trừ ngũ dục thế gian, tức là tài, sắc, danh, thực, thùy, vốn là những yếu tố khiến con người bị lôi cuốn, vướng mắc vào tranh chấp, tạo nên khó khăn, nghi kỵ nhau. Tiến trình tu tập này gồm có 3 nội dung, và chúng ta có thể thực tập trong Trại Vạn Hạnh vào tháng 4 tới đây tại Trung tâm:
- Bước đầu, khuyến thỉnh Huynh trưởng các cấp phát tâm thọ Thập Thiện giới nhằm bày tỏ lòng tha thiết muốn cầu giới tu tập và việc này có ý nghĩa tiến thêm một bước trong việc xác định con đường tu tập.
- Đề nghị đặt trọng tâm quán chiếu vào năm thứ dục lạc trong đó yếu tố DANH là chính yếu. Hiện tình cho thấy vấn đề Danh đã chi phối và ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần hoạt động chung đồng thời đem lại hậu quả không hay cho tổ chức. Danh phát sinh tâm phân biệt và là nguyên ủy của mọi vọng động phương hại đến tinh thần đoàn kết của một tập thể. Khi chúng ta có ý thức cống hiến, dấn thân PHỤNG SỰ cho xã hội, cho tha nhân thì ở phương vị nào chúng ta cũng sống, làm việc Hài Hòa với nhau.
- Yêu cầu tất cả Trại Sinh thực tập và thực thi sâu rộng Chánh Niệm và hạnh Lục Hòa trong một ngày trại Vạn Hạnh.
Dùng Chánh niệm làm chủ sáu căn. Gìn giữ ngôn ngữ, thái độ, hành động và cả suy nghĩ không làm tổn thương nhau.
Áp dụng hạnh Lắng Nghe, tập nói lời Ái Ngữ để nuôi dưỡng tình Lam. Cuối ngày, dành một vài giờ thảo luận về đề tài thực tập trên và tìm ra kinh nghiệm học hỏi đáng ghi nhận... | https://sentrangusa.com/2021/04/09/thich-tu-luc-thu-goi-anh-quang-quy-huynh-kim-lan-ban-ham-thu-trai-van-hanh/

Bài Mới Cập Nhật, 9 tháng Tư, 2021:

1. BHDTƯGĐPTVN | Trại Đào Tạo Huấn Luyện Viên | Phú Lâu Na | Đề tài 3: Con Người “Huấn Luyện Viên” | https://sentrangusa.com/2021/04/09/bhdtugdptvn-tai-lieu-huan-luyen-trai-huan-luyen-vien-phu-lau-na-de-tai-3-con-nguoi-huan-luyen-vien/

2. Quang Minh Thich | FSU Library: Vietnamese Buddhism in America | 3-CHAPTER 1: The Transmission of Buddhism to Vietnam | Part 2 | https://sentrangusa.com/2021/04/09/quang-minh-thich-fsu-library-vietnamese-buddhism-in-america-3-chapter-1-the-transmission-of-buddhism-to-vietnam-part-2-a-brief-history-of-vietnamese-buddhism/

3. Thích Nhất Hạnh: Từ Bi Là Hành Động | Trích “Trái tim của Bụt – Bài 23: Tu tập từ quán” | https://sentrangusa.com/2021/04/09/thich-nhat-hanh-tu-bi-la-hanh-dong-trich-trai-tim-cua-but-bai-23-tu-tap-tu-quan/

4. Fukuzawa Yukichi | Phạm Hữu Lợi dịch Việt: Tự Do Không Phải Chỉ Biết Là Có Tôi, Cho Riêng Tôi | https://sentrangusa.com/2021/04/09/fukuzawa-yukichi-pham-huu-loi-dich-viet-tu-do-khong-phai-chi-biet-la-co-toi-cho-rieng-toi/

5. Tâm Chánh Đạo Ngô Văn Thi | Tiểu Luận Kết Khóa Vạn Hạnh I: Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Hiện Đại Cho GĐPT | Liên quan đến sinh hoạt GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ | https://sentrangusa.com/2021/04/09/tam-chanh-dao-ngo-van-thi-tieu-luan-ket-khoa-van-hanh-i-giao-duc-phat-giao-trong-thoi-hien-dai-cho-gia-dinh-phat-tu-lie%cc%82n-quan-den-sinh-hoat-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-tai-hoa-ky/
6. Human Rights Watch (2009): The Resistance of the Monks | Buddhism and Activism in Burma | IX. International Networks | https://sentrangusa.com/2021/04/09/human-rights-watch-2009-the-resistance-of-the-monks-buddhism-and-activism-in-burma-ix-international-networks/

7. Buddhism For Kids: BASIC BUDDHISM | FACTS ABOUT BUDDHISM FOR KIDS: Buddhist Holidays & Festivals | https://sentrangusa.com/2021/04/09/buddhism-for-kids-basic-buddhism-facts-about-buddhism-for-kids-buddhist-holidays-festivals/

8. Duncan Ryūken Williams | Interview | BCBS: Wings of Wisdom and Compassion: Lessons of Freedom from Japanese American Internment in WWII | https://sentrangusa.com/2021/04/09/duncan-ryuken-williams-interview-bcbs-wings-of-wisdom-and-compassion-lessons-of-freedom-from-japanese-american-internment-in-wwii/

9. Justin Whitaker | Nguyên Giác (dịch): The Birth of an American Form of Buddhism: The Japanese-American Buddhist Experience in World War II | Phật Giáo Hoa Kỳ Thời Chiến | https://sentrangusa.com/2021/04/09/justin-whitaker-nguyen-giac-dich-the-birth-of-an-american-form-of-buddhism-the-japanese-american-buddhist-experience-in-world-war-ii-phat-giao-hoa-ky-thoi-chien/

10. Thị Nghĩa Trần Trung Ðạo: Những Cánh Chim Oanh Vũ Trong Sân Chùa Ấn Quang | https://sentrangusa.com/2021/04/10/thi-nghia-tran-trung-dao-nhung-canh-chim-oanh-vu-trong-san-chua-an-quang/

Justin Whitaker | Nguyên Giác (dịch): The Birth of an American Form of Buddhism: The Japanese-American Buddhist Experience in World War II | Phật Giáo Hoa Kỳ Thời Chiến

Nói “thời chiến” nơi đây là nói về thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có một phần chưa được khảo sát tận tường, chưa được biết rộng rãi trong lịch sử Đạo Phật tại Hoa Kỳ: đó là một thời chiến tranh trong thế kỷ 20, và chính phủ Mỹ đã nhìn Phật Giáo như một cộng đồng khả nghi và không thân thiện.

Sau đây là bản dịch bài “The Birth of an American Form of Buddhism: The Japanese-American Buddhist Experience in World War II” (Sự Ra Đời của một Phật Giáo Có Sắc Thái Hoa Kỳ: Kinh Nghiệm Phật Tử Mỹ Gốc Nhật Bản trong thời Thế Chiến 2) của nhà bình luận Justin Whitaker trên tạp chí Buddhistdoor Global, ấn bản ngày 9 tháng 5/2019.

*

Đối với nhiều người, câu chuyện về Phật Giáo tại Hoa Kỳ khởi sự với các nhà thơ Beat trong thập niên 1950s, hay các trí thức hip-pi trong các thập niên 1960s và 1970s. Thực tế, Phật Giáo đã vào vùng đất Hoa Kỳ ít nhất một thế kỷ trước đó với các di dân Châu Á từ khắp bờ Thái Bình Dương. Năm 1893, các tu sĩ đầu tiên của tông phái Jodo Shinshu (Tịnh Độ Chân Tông) vào San Francisco, thiết lập cơ sở rồi sẽ trở thành giáo hội Buddhist Churches of America. Và, theo học giả và tác giả Duncan Ryuken Williams, bước đi đó nằm trong các kinh nghiệm của Tịnh Độ Chân Tông và các Phật tử Nhật Bản khác trong Thế Chiến 2 rồi từ đó một Phật Giáo Hoa Kỳ độc đáo được hình thành.

Câu chuyện khởi sự từ sau trận Nhật Bản tấn công Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) ngày 7 tháng 12/1941, khi căn cước Mỹ của người Mỹ gốc Nhật, đặc biệt với Phật Tử Mỹ gốc Nhật, bị nêu lên thành nghi vấn.

Khoảng hai tháng sau đó, vào ngày 19 tháng 2/1942, trong nỗ lực ráo riết tham chiến, Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt ký sắc lệnh Executive Order 9066, cho phép giam khoảng 120,000 người Mỹ gốc Nhật. (Người Dịch: cần ghi chú cho rõ thêm, Wikipedia cho biết từ sắc lệnh này, 10 trại tập trung thiết lập tại 6 tiểu bang Hoa Kỳ, giam khoảng 112,000 người gốc Nhật, cả nam nữ và trẻ em, trong đó 2/3, khoảng 70,000 người là công dân Mỹ; cùng với khoảng 11,000 người gốc Đức và 3,000 người gốc Ý, và một số tỵ nạn gốc Do Thái.)

Trong cuốn sách mới ấn hành, nhan đề “American Sutra: A Story of Faith and Freedom in the Second World War” (NXB Harvard University Press 2019), tác giả Duncan Ryuken Williams — giáo sư về tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Đông Á, và là giám đốc trung tâm USC Shinso Ito Center for Japanese Religions and Culture – kể lại câu chuyện người Mỹ gốc Nhật trong Thế Chiến 2, đặc biệt tập trung vào vai trò Phật Giáo ảnh hưởng. Ông khảo sát về ý nghĩa của cương vị vừa là người Mỹ, vừa là Phật Tử đối với người Mỹ gốc Nhật trong thời chiến tranh, và về thái độ kỳ thị và thành kiến bộc phát trở lại.

(ND: nhan đề sách trên có thể dịch là “Kinh Hoa Kỳ: Chuyện Về Niềm Tin và Tự Do trong Thế Chiến 2” – tác giả chơi chữ, vì “Sutra” có nghĩa là Kinh Phật tông phái Đại Thừa. Từ đây, sách này sẽ viết tắt là American Sutra.)

Như Janis Hirohama đã viết:
Toàn bộ cộng đồng Mỹ gốc Nhật chịu thiệt hại trong thời chiến, nhưng như tác phẩm American Sutra cho thấy, Phật Tử đặc biệt trở thành đối tượng bị nhắm vào. Các giới chức chính phủ và quân sự Hoa Kỳ xem Phật Giáo như là không-phải-Mỹ và xem Phật Tử nhiều phần là không trung thành với Hoa Kỳ. Hầu hết các tu sĩ Phật Giáo đã sớm bị bắt và tống giam sau trận đánh Trân Châu Cảng, và các hạn chế gay gắt đưa ra đối với việc hành đạo của Phật Giáo tại Hawaii và lục địa Mỹ.” (The North American Post)

Quan ngại về việc người Nhật hành đạo Phật Giáo phù hợp với nỗi lo đối với các tôn giáo không-Ky-Tô trong lịch sử Hoa Kỳ, “từ nghi ngờ lan rộng của cái gọi là ‘heathen Chinee’ (có thể dịch theo ý nghĩa: người Tàu tà ma ngoại đạo) [chữ này phổ biến rộng bởi nhà văn Mỹ Bret Harte trong nỗ lực không thành công chế giễu kiểu chống người Trung Hoa thời đó] trong cuối thế kỷ 19, cho tới cảnh giác khẩn về một ‘‘Hindoo peril’ (hiểm họa Ấn Độ Giáo) đầu thế kỷ 20, tới kiểu Islamophobia (kỳ thị ghét bỏ Hồi Giáo) trong thế kỷ hiện nay. Ngay cả trước khi tuyên chiến với Nhật Bản, các Phật Tử cũng đã bị thiếu tin tưởng tương tự.” (Smithsonian.com)

Williams viết về kinh nghiệm của Phật Tử Mỹ gốc Nhật tại Hawaii:
Đợt bắt giam sớm các nhà lãnh đạo Phật Giáo, dù là công dân Mỹ hay không, là một tín hiệu của trận bố ráp rộng lớn hơn nhắm vào các tôn giáo không-Ky-Tô trên các đảo Hawaii. Theo lệnh thiết quân luật, thành kiến sai lệch rằng giáo dân Thiên Chúa Giáo Mỹ gốc Nhật trung thành với Hoa Kỳ hơn ngày càng hiện rõ, và thái độ kỳ thị lịch sử đối với Phật Giáo và Thần Đạo (Shinto) càng gay gắt hơn.

Do vậy, trong mấy năm đầu cuộc chiến, Phật Tử và người theo Thần Đạo bị hạn chế, không cho hành đạo, và phải thỉnh nguyện với Sở Tình Báo Lục Quân G-2 để xin phép, hầu hết là bị từ chối, khi xin tụ tập ở các chùa và đền của họ. Nhiều ngôi đền Thần Đạo, như đền Izumo Taisha tại Honolulu, đã bị chính quyền tịch thu và tuyên bố là “quà tặng” cho thành phố và quận Honolulu. Trên đảo Kauai, Phòng Thống Đốc Quân Sự điều hợp việc đóng cửa các trường dạy tiếng Nhật trên đảo cùng với việc giải thể các ngôi chùa Phật Giáo. Tận cùng, 13 trong 19 ngôi chùa Phật Giáo trên đảo bị xóa sổ.” (American Sutra: A Story of Faith and Freedom in the Second World War)

Đời sống nơi các trại tập trung đầy gian nan. Nhiều người bị giam trong đó được cho vài giờ đồng hồ rời nhà vào trại chỉ với đồ đạc mang theo trên lưng họ. Tuy nhiên, Phật Tử Mỹ gốc Nhật đã kiên trì gìn giữ bản sắc tôn giáo của họ và việc hành trì.

Tù nhân trong trại giam ở Fort Lincoln, North Dakota, đã đón mừng Đại Lễ Hanamatsuri [Đại Lễ Phật Đản] bằng cách rót cà phê pha ngọt lên pho tượng Phật đản sanh gọt cắt từ một củ cà rốt. Các Phật Tử trẻ sanh tại Hoa Kỳ trở thành các lãnh đạo trong các trại tập trung, với các YBA (Hội Phật Tử Trẻ) tổ chức các sinh hoạt xã hội và tụ họp làm lễ Phật Giáo  để giúp tăng sinh lực cho các tăng đoàn của họ.” (The North American Post)

Williams viết trong cuốn American Sutra:
Đức Phật dạy rằng căn cước là vô thường, và cũng không tách rời thực thể của các căn cước khác. Từ điểm nhìn này, Hoa Kỳ là một quốc gia luôn luôn chuyển biến năng động – một đất nước đang hình thành, các phần từ kết hợp và đặc tính liên tục chuyển hóa bởi các làn sóng di dân từ nhiều nơi trên thế giới, từ lời hứa của nó được hiển lộ không bởi một khẳng định của một căn cước tôn giáo và chủng tộc ưu thắng nào, nhưng là bởi sự công nhận các thực thể tương thông và tương tác của một phức thể gồm các sắc dân, các nền văn hóa và các tôn giáo mà phức thể đó làm phong phú cho tất cả mọi người.”

Và như thế, trong bóng tối chiến tranh và kỳ thị chủng tộc trong một “đất nước Thiên Chúa Giáo,” Williams cho thấy Phật Tử Mỹ gốc Nhật đã thiết lập nên Phật Giáo Hoa Kỳ. Chính là trong một trại tập trung, nơi có tên là trại Topaz War Relocation Center ở Utah, tổ chức Buddhist Missions of North America (Phật Tử Hoằng Pháp Tại Hoa Kỳ) đổi tên thành Buddhist Churches of America (Giáo Hội Phật Giáo Hoa Kỳ). Các chuyển biến khác từ lúc đó, có cả việc ngâm hát các bài kệ (thơ hay ca khúc Phật Giáo), sách về các nghi lễ PG tiếng Anh, và việc thiết lập các lớp Phật Học Chủ Nhật.

Williams viết rằng những thay đổi đó, và các thay đổi khác, trong và sau thời chiến, khai sinh ra một Phật Giáo với một căn cước Hoa Kỳ độc đáo. Ông cho thấy các trở ngại đã làm tăng thêm tín tâm  cho Phật Tử và các Phật Tử Mỹ gốc Nhật đã khẳng định quyền của họ “để tự xác minh như là một người Mỹ và là một Phật Tử, và hình thành một hình thức Mỹ chân thực cho Phật Giáo.”  (North American Post)

Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ — và Phật Tử — như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”

Sách đã lưu hành từ ngày 19 tháng 2/2019, được nhiều nhà bình luận và quần chúng ca ngợi trong khi Williams đi nhiều nơi cho các buổi ra mắt sách. Ngày lưu hành sách cũng là Day of Remembrance (Ngày Tưởng Nhớ), ngày để tưởng niệm việc tống giam người Mỹ gốc Nhật trong thời Thế Chiến 2.

(Dịch theo: https://www.buddhistdoor.net/features/the-birth-of-an-american-form-of-buddhism-the-japanese-american-buddhist-experience-in-world-war-ii)