Book Cover is designed by Uyên Nguyên |
Vườn Thơ Vời
Vợi Nghĩa Ân Của Bạch Xuân Phẻ
Huỳnh Kim Quang
Cả cuộc đời của
chúng ta được nuôi dưỡng bằng vô lượng ân tình. Cha sinh, mẹ đẻ, thầy giáo dạy
học, bác nông phu trồng lúa, trâu bò cày ruộng, con chó coi nhà, mặt đất bao
dung, không khí hít thở, tình thương khôn lớn, Chánh pháp an lạc, v.v…, nhiều lắm
không thể kể hết ân tình mà một đời chúng ta thọ nhận. Tất cả những ân tình đó,
nhà Phật quy tụ lại thành bốn ơn lớn gọi là Tứ Trọng Ân, gồm ơn cha mẹ, ơn quốc
gia, ơn chúng sinh, và ơn Tam Bảo.
Nói đến bốn ơn lớn
này thì xưa nay đã có nhiều lắm, nào là Kinh Phật, nào là luận và văn sám nguyện
của chư Tổ, nào là bài viết của chư tôn đức Tăng, Ni và văn thi hữu Phật tử.
Bài nào cũng đầy ắp ân tình thiết tha cảm động. Nhưng, tập hợp tất cả những áng
văn thơ trong một tuyển tập dày hơn một trăm trang với hàng chục bài thơ, văn,
thư pháp, và tranh vẽ chỉ để tưởng niệm và tri ân bốn ơn lớn này thì không thể
không nói đến tập thơ “Tưởng Niệm và Tri Ân” của nhà thơ trẻ Bạch Xuân Phẻ có
bút danh rất đạo vị là Tâm Thường Định.
Cách nay mấy năm,
lần đầu tiên nghe đến bút danh Tâm Thường Định, người viết có ấn tượng đặc biệt
về người bạn trẻ chưa quen biết này. Nghe cái tên Tâm Thường Định đã thấy cả một
cõi lòng bình an và lắng dịu. Cho đến khi gặp mặt nhau lần đầu trong Khóa Tu Học
Phật Pháp Bắc Mỹ lần thứ 2 vào tháng 8 năm 2012 tại San Jose, người viết lại
càng hoan hỷ hơn khi biết rằng đây là một nhà thơ trẻ đầy nhiệt huyết và tâm đạo.
Điều làm cho người viết lạc quan nhất chính là nhìn thấy được những tài năng của
thế hệ đi sau. Họ là tương lai của dân tộc và đạo pháp. Họ là niềm hy vọng tươi
sáng của tiền đồ văn học Phật Giáo Việt Nam. Họ là những hạt ngọc quý của nền
văn hóa Việt nơi xứ người.
Nói như thế không
có gì quá lời mà chỉ là cảm nhận một hiện tượng đáng mừng. Hiện tượng thế hệ
văn nghệ sĩ Phật tử trẻ trưởng thành trong văn hóa Mỹ có thể sáng tác bằng hai
thứ tiếng Anh và Việt. Điều này cũng có nghĩa là truyền thống văn hóa Việt Nam
vẫn còn được ươm mầm và nở hoa trong lòng văn hóa Tây Phương.
Thật vậy,
trong tập thơ “Tưởng Niệm và Tri Ân” của
Bạch Xuân Phẻ, người đọc bắt gặp sự kết hợp tuyệt vời của hai nền văn hóa Việt
Nam và Tây Phương nở hoa trên những áng văn thơ trong tâm hồn của nhà thơ trẻ gốc
Việt. Xin đọc bài thơ Không Đề (Without Title) để thấy điều đó là thật:
“Nắng
mai vàng hoe
một
áng mây lành
thong
dong
Huyền
trúc nhẹ lay
in
hình mặt đất
vô
sanh.
WITHOUT
TITLE
A
golden sunny ray
a
fresh white cloud
freely
sauntered
The
leaves of bamboo
dancing
with the gentle wind
their
shadows reflect on the ground
No
beginning and no ending.”
Mấy
câu thơ tiếng Anh trong đoạn thứ 2 mang đầy tượng hình và sinh động:
“The
leaves of bamboo
Dancing
with the gentle wind”
Những
chiếc lá tre nhảy múa theo cơn gió nhẹ. Và hình bóng của chúng lắc lư trên mặt
đất, như có như không. Nói có cũng không đúng. Nói không cũng chẳng nhằm. Là vô
sinh vậy. Bài thơ, từ chữ nghĩa đến câu cú, đều giản dị, nhưng chuyên chở cả đạo
lý thâm diệu của nhà Phật và tâm thái ung dung tự tại của nhà thơ.
Điều
đáng nói ở đây là tâm thức tưởng niệm và tri ân của Bạch Xuân Phẻ. Đọc trong
“Tưởng Niệm và Tri Ân,” người đọc sẽ thấy nhà thơ trẻ của chúng ta lúc nào, ở
đâu và đối với bất cứ điều gì cũng nghĩ đến ân đức và tình nghĩa. Từ những vị trưởng lão Hòa Thượng suốt đời hy hiến
đời mình cho đạo pháp và dân tộc như cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, cố Hòa Thượng
Thích Minh Châu, cố Hòa Thượng Thích Trí
Chơn, cố Hòa Thượng Thích Thiện Trì, rồi đến những bậc cao Tăng thạc đức đóng
góp xứng đáng công đức đối với nền văn hóa và giáo dục nước nhà như Hòa Thượng
Thích Tuệ Sỹ, cho đến đấng sanh thành phụ mẫu, cô dì, chú bác, anh em, bằng hữu,
và chiếc lá, cành hoa, v.v… Đối với Bạch Xuân Phẻ, tất cả đều được trân quý, cảm
niệm và tri ân.
Xin
đọc bài thơ “Vàng Tựa Hướng Dương” mà Bạch Xuân Phẻ làm để niệm ân Hòa Thượng
Thích Minh Đạt.
“Vàng
thu trời lành lạnh
Lá
trên cành vẫn xanh
Thiền
môn cõi tinh anh
Thăm
Thầy ngày thanh tịnh
Chỉ
khi tâm yên tĩnh
Phản
chiếu bản chất mình
Nhận
thức được tánh linh
Phật
vừa cười không tiếng.”
Khi
tâm yên tĩnh thì Phật hiện. Và đức Phật trên tĩnh tọa trên tòa sen sẽ cười hoan
hỷ, khi nhìn thấy tâm thức của một người Phật tử sinh sau Ngài hơn hai mươi lăm
thế kỷ giữa thời đại nhiễu nhương mà vẫn còn thuần khiết như thế!
Và
đây, xin hãy đọc bài thơ “Loài Bướm Đêm, Con Sò Và Con Người,” để nghe Bạch
Xuân Phẻ mở cõi lòng ra với cả những loài vật bé nhỏ, mong manh như con thiêu
thân với định nghiệp oái ăm và con sò với cuộc sống thầm lặng tận dưới đại
dương sâu thẳm.
“Xin
làm con thiêu thân
cõi
cuốn hút điên cuồng
ai
thích lao vào lửa
phút
huy hoàng mưa tuông
Sáng
chói làm ai mất
định
hướng của cuộc đời
loay
hoay làm ai chết
trong
sinh tử tả tơi.
Có
nên như con sò
ở
đại dương sâu thẳm
vẫn
âm thầm tiến hoá
miệt
mài cõi xa xăm
Vỏ
sò thác âm thanh
Dịu
êm như tiếng sóng
ý
thức hiện long lanh
tiếng
đại dương vang vọng
…”
Trong
bài thơ “Vẻ Đẹp Màu Áo Trắng Học Trò,” viết cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn
Phương Uyên, khi hai người học trò này bị đưa ra trước vành móng ngựa trong một
phiên tòa tại Việt Nam để bị bản án 16 năm tù chỉ vì dám bày tỏ lòng yêu giang
sơn tổ quốc trước nạn xâm lăng của Trung Quốc, Bạch Xuân Phẻ đã bày tỏ niềm cảm
thông và quý trọng đối với hai người bạn trẻ nói riêng và tình tự quốc gia dân
tộc nói chung, một trong bốn ơn lớn. Xin đọc mấy đoạn của bài thơ.
“Chưa
bao giờ tôi thấy
Vẻ
đẹp áo học trò
Ngay
trong vòng móng ngựa
Bất
khuất và thanh tao
Càng
nhìn em nghẹn ngào
Cho
quê hương dân tộc
Bao
con tim đang khóc
Cho
lãnh đạo Việt Nam
Những
việc các em làm
Tỏ
lòng yêu nước Việt
Như
các em đã biết
Đâu
gì bằng quê hương
…..
Vẻ
đẹp áo học trò
Ánh
tà dương qua ngõ
Trắng
trong ai thấy rỏ
Chân
lý trong mắt em.”
Quả
đúng như vậy, “Chân lý trong mắt em.” Bằng con mắt trong sáng của trí tuệ thì mọi
hành nghiệp sẽ không bao giờ sai lầm, cho nên, hai em dù mới chỉ là những học
sinh vẫn thấy được thật rõ điều mà một công dân phải làm là bảo vệ từng tấc đất
của giang sơn mà tổ tiên đã dày công kiến tạo.
Cũng
bằng con mắt trí tuệ ấy, người Phật tử Tâm Thường Định có thể nhận thức được bản
chất của cuộc đời ngay trong những điều chứng kiến hàng ngày. Xin đọc bài thơ
“Kính Tiễn Dượng Phạm Dường,” để đồng cảm với Bạch Xuân Phẻ về lẽ vô thường của
cuộc sống.
“Người
đi như hạt nắng loang
Thiên
thu huyễn mộng vỡ toang vô thường
Người
đi trăm nhớ ngàn thương
Không
gian thanh thoát khói hương vô ngần
Phạm
thiên chuông Phật nhẹ ngân
Dường
như vô tịch trong ngần thiện tâm
Cuộc
đời bao nỗi phong trần
Nay
về nhà Phật một lần vãng sanh
Tây
phương Tịnh độ sen xanh
Người
đi như áng mây lành thong dong.”
Có
thể ra đi thong dong như áng mây lành bởi vì lúc sống biết áp dụng lời Phật dạy
trong tất cả mọi lúc, kể cả khi “Quét Chùa.”
“Nhẹ
nhàng quét bụi trần gian
Vô
minh tràn khắp gian nan cõi đời
Tinh
chuyên quét sạch bụi đời
Vườn
tâm trong sạch rạng ngời Chân Như.”
Với
tâm thức “tưởng niệm và tri ân” thuần khiết của Bạch Xuân Phẻ thì vườn tâm
không những “trong sạch rạng ngời Chân Như,” mà còn nở hoa thơm ngát. Từng bài
thơ trong tập “Tưởng Niệm và Tri Ân” là từng nụ hoa mãn khai tinh khiết.
Người
viết bài này xin “mượn hoa cúng Phật” với những đóa hoa trong “Tưởng Niệm và
Tri Ân” để cảm tạ nhà thơ Bạch Xuân Phẻ đã cho đọc những bài thơ ân nghĩa cao
quý giữa đời này.
Và
cũng xin hoan hỷ giới thiệu đến quý độc giả thi phẩm “Tưởng Niệm và Tri Ân” của
Bạch Xuân Phẻ.
Quận
Cam, California, những ngày cuối năm Quý Tị.
How to buy books / Cách mua sách: