Tuesday, August 7, 2018

Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ giới thiệu lợi ích thực tập Tỉnh Thức tại Học Khu Colton Joint - Đoàn Hưng / SBTN


Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ giới thiệu lợi ích thực tập Tỉnh Thức tại Học Khu Colton Joint


Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
Tiến Sĩ Phẻ là giáo viên dạy môn Hóa Học tại trường Trung Học Mira Loma- Sacramento. Đồng thời, anh là người thực hành và giảng dạy về  “Sự Tỉnh Thức”, là thành viên của Instructional Leadership Corps member -Chương trình Giáo viên dạy Giáo viên của Stanford và Hiệp Hội Giáo Chức California (California Teacher Association- CTA). Kể từ năm 2014, anh cùng CTA đã tổ chức những khóa huấn luyện “ Tỉnh Thức” cho khoảng trên 2,000 giáo viên thuộc nhiều học khu California, thuộc mọi thành phần sắc tộc, tôn giáo khác nhau. Những giáo viên này thấy được sự lợi lạc, nên sau đó đã đem sự thực hành “Tỉnh Thức” đến với học sinh của mình trong các trường học ở California và cả tiểu bang khác.
Có thể gọi Sự Tỉnh Thức bằng nhiều tên gọi: Mindfulness, hay Chánh Niệm, hay Tĩnh Tâm, hay Trực Giác Bén Nhạy… Sự Tỉnh Thức được hiểu một cách đơn giản như là khả năng nhận biết rõ ràng những gì đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại, mà không phán xét chúng. Đó là khả năng quan sát những gì đang xảy ra trước mắt, nghe những âm thanh đang đến bên tai, cảm nhận những xúc chạm đang đến trên từng bộ phận cơ thể trong giây phút hiện tại. Đi xa hơn nữa, đó là khả năng nhìn thấy được những tình cảm vui, buồn, ghét, thương đang khởi lên trong tâm thức, hay những dòng suy nghĩ không ngừng xuất hiện trong trí óc của chúng ta.
Vì sao Sự Tỉnh Thức lại quan trọng đối với một học sinh? Tiến Sĩ Phẻ đã kể lại rằng trong cuộc đời dạy học 16 năm của mình, đã có 5 học sinh của anh tự tử vì không thể chịu nổi những cảm giác căng thẳng, tuyệt vọng trong gia đình, trường học. Ở độ tuổi trung học, lẽ ra là lứa tuổi chỉ có niềm vui, do chưa phải đối diện với những căng thẳng trong cuộc sống “cơm áo gạo tiền”. Vậy mà ngay trên đất nước Hoa Kỳ giàu có, khoa học kỹ thuật phát triển nhất hành tinh này, các em học sinh đã phải trải qua những cảm xúc tiêu cực mạnh đến nỗi các em không còn muốn sống nữa. Nếu biết làm chủ được những cảm xúc hủy diệt đó, có thể các em đã không tự kết liễu đời mình. Thực tập Sự Tỉnh Thức sẽ giúp cho các em rèn luyện khả năng làm chủ bản thân này.
Nói đến sự quan trọng của việc làm chủ cảm xúc, Tiến Sĩ Phẻ nhắc lại câu chuyện của một người, từng tiếp xúc với 14 tù nhân bị các bản án nặng do phạm tội đại hình. 14 tù nhân đang phải thọ những án tù tổng cộng đến 426 năm. Họ được hỏi đã suy nghĩ bao lâu trước khi quyết định thực hiện hành vi tội ác đã dẫn đến tù tội. Câu trả lời: người suy nghĩ lâu nhất là 5 phút, còn người suy nghĩ nhanh nhất chỉ là 2 giây! Tổng cộng lại, 14 người đã suy nghĩ trong khỏang 14 phút trước khi hành động, và cái giá phải trả là 426 năm tù! Nhiều người trong số họ đã cảm thấy hối tiếc, cho rằng nếu lúc đó mình tỉnh táo hơn, kiểm soát được cảm xúc tốt hơn, thì có thể giờ này họ đã không phải chịu cảnh tù đày.
Nếu có thực tập Sự Tỉnh Thức, có thể họ đã không như vậy. Bởi vì khi đối đầu với những điều bất như ý gây ra sự giận dữ, mất tự chủ, những người này đã hành động như một “phản ứng” (reaction) mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc. Nếu có Sự Tỉnh Thức, thì giữa hoàn cảnh và hành động sẽ có Sự Tỉnh Thức làm bước trung gian, cho nên họ sẽ “đáp ứng” (response) lại hoàn cảnh một cách khôn ngoan, tự chủ hơn. Vài giây tỉnh thức có thể làm thay đổi cả một đời người!
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những lợi ích khác nhau của việc thực hành Sự Tỉnh Thức đem đến cho các em học sinh trong học tập. Khả năng tập trung của các em cao hơn. Các em tiếp thu kiến thức tốt hơn. Khả năng sáng tạo, đáp ứng nhanh những tình huống khác nhau  tốt hơn. Đối với giáo viên cũng thế. Một giáo viên có thực hành Sự Tỉnh Thức sẽ là một giáo viên vui vẻ, trầm tĩnh, hướng dẫn học sinh trong tình thương yêu. Và để giúp các em thực hành Sự Tỉnh Thức, bản thân người giáo viên cũng phải là người có kinh nghiệm về sự thực hành này.
Theo Tiến Sĩ Phẻ, để có khả năng Tỉnh Thức trong học tập, giảng dạy, giáo viên và các em học sinh phải thường xuyên thực hành hằng ngày. Giống như việc các em phải đánh răng mỗi ngày, chứ không thể viện cớ “hôm qua đã đánh răng rồi thì hôm nay không cần đánh nữa”. Mà sự thực hành Tỉnh Thức có thể bắt đầu từ những điều hết sức đơn giản, và không mất nhiều thời gian. Tiến Sĩ Phẻ đã cho các giáo viên thực hành tại chỗ chỉ trong vòng 2 phút. Ngồi thẳng lưng trong tư thế thư giãn. Ngồi yên lặng thảnh thơi trong hai phút mà không làm việc gì, không chờ đợi bất cứ điều gì, và xem như mình không là gì quan trọng cả. Chỉ cần 2 phút như vậy, sẽ thấy tâm trí của mình nhẹ nhàng như vừa được làm mới trở lại.
Một yếu tố quan trọng của việc thực hành Sự Tỉnh Thức đó là tìm một đối tượng để tập trung tâm ý của mình lại, giống như cái neo (anchor). Ý nghĩ của một người vận hành liên tục như một con ngựa bất kham, phải luyện tập cho nó biết dừng lại để nghỉ ngơi. Tiến sĩ Phẻ cho rằng hơi thở là “cái neo” rất tốt cho việc tập trung dòng suy nghĩ. Bởi vì không ai có thể sống mà không hít vào, thở ra. Sự hít thở là đơn vị thời gian căn bản của sự sống, và luôn có sẵn trong mọi con người. Các em học sinh có thể tự tạo cho mình những giây phút tĩnh lặng ngay trong lớp bằng cách trở về theo dõi hơi thở. Chỉ cần làm quen với công việc này, khả năng lấy lại sự tập trung của các em sẽ tốt hơn.
Một phương tiện đơn giản khác để tập trung tâm ý đó là những bước chân. Tiến Sĩ Phẻ đã hướng dẫn các giáo viên thực tập bước chân chậm rãi trong Sự Tỉnh Thức. Ý thức được từng nhịp chân khi dở bàn chân lên, đưa bàn chân lên phía trước, và đặt bàn chân xuống đất. Anh cũng kể lại kinh nghiệm của anh và các em học sinh trong lớp học có một bạn vừa tự tử. Hôm đó, anh và các em vào lớp với tâm trạng buồn bã. Anh nói với các em rằng anh không thể dạy học ngay trong lúc đó, và muốn đi bộ một chút cho tâm hồn thư thái hơn, và đề nghị các em đi theo nếu muốn. Và không ngờ, cả lớp cùng bước đi theo anh. Anh đã chỉ cho các em đi chậm rãi trong Sự Tỉnh Thức để vượt qua cảm giác buồn rầu, thất vọng.
Chỉ trong một buổi nói chuyện chưa đến 1 giờ, các giáo viên dự buổi thuyết trình đã nắm được nhiều điều bổ ích về Sự Tỉnh Thức. Một giáo viên lớn tuổi người Mỹ trắng sau giờ thuyết trình đã đến cảm ơn Tiến Sĩ Phẻ đã cho ông một công cụ rất tốt để hướng dẫn các em học sinh của mình trong tương lai.Tiến Sĩ Phẻ cho biết những buổi huấn luyện về Sự Tỉnh Thức tại các học khu khác nhau thường có rất đông các giáo viên tham gia, và thường xuyên nhận được những nhận xét tích cực như vậy.
Tiến sĩ Phẻ rất mong được giới thiệu chương trình huấn luyện của mình đến với những đoàn thể thanh thiếu niên của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại. Những lợi ích đem lại cho các em là vô cùng to lớn, trong một xã hội Mỹ ngày nay ngày càng có nhiều áp lực, căng thẳng trong đời sống thường ngày. Sự căng thẳng, áp lực đến với những người thuộc mọi lứa tuổi, trong đó có cả các em học sinh từ tiểu học đến trung học. Sự Tỉnh Thức sẽ là một hành trang hữu ích cho các em từ thuở cắp sách đến trường, cho đến cả giai đoạn trưởng thành ra đời sau này.
                                                       Đoàn Hưng / SBTN

Photos - Hình ảnh - Hưng Đoàn.

Saturday, August 4, 2018

THANH TỊNH TÂM - Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm

THANH TỊNH TÂM - Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm

Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học. 

Mặc dù họ không thể làm cho những căng thẳng trong cuộc sống biến mất, họ có thể kiểm soát cách họ phản ứng với những cảm thọ đó như thế nào. Đối với Tiến sĩ Quyền Hồ (tức là Tu sĩ Thích Đạo Quảng), ra trường năm 2017, một Tăng sĩ Phật giáo đang sống ở Baton Rouge, Louisiana, người đỗ bằng tiến sĩ về Tâm lý học từ trường Đại học Walden, giải pháp có thể tìm được bằng sự sọi thấy vào nội tâm của mình. Năm 1994, sau khi định cự tại Hoa Kỳ từ một ngôi làng nhỏ tại Việt Nam, Thầy Thích Đạo Quảng đã và đang cống hiến cuộc đời của mình để giúp đỡ  người khác tìm thấy sự bình an và hạnh phúc thông qua Thiền chánh niệm.

"Thiền chánh niệm là một phương pháp giúp cá nhân ý thức về những suy nghĩ, cảm xúc, cảm thọ, và cảm giác vật lý của mình trong thời điểm hiện tại mà không phán xét và không có phản ứng liền," Thầy giải thích như vậy; Người cũng được học trò của mình gọi bằng "Thầy", có nghĩa là vị Thầy cố vấn tâm linh, Thầy nói tiếp, "Mọi người ai cũng đều có thể thực hành pháp môn chánh niệm này."

Thông qua các nghiên cứu của mình, Thầy Thích Đạo Quảng tìm cách đưa triết học Phương Đông và Phương Tây gặp gỡ trong hòa hợp và tương đồng. "Xã hội hiện đại khiến nhiều người khó có thể nhìn vào nội tâm chính họ", Thầy tâm sự. "Tôi tin rằng những người có cơ hội thực hành thiền chánh niệm có thể đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống nội tâm và cuộc sống bên ngoài."

Sau khi hướng dẫn một nhóm bệnh nhân mà Thầy dùng thiền như là phương thức trị liệu tại một trung tâm cai nghiện ở địa phương, Thầy Thích Đạo Quảng có cảm hứng để tập trung luận án của mình về việc thực hành thiền chánh niệm cho những người nghiện ngập. "Họ càng thực hành và suy ngẫm về bản thân, họ càng thấy rằng giá trị cuộc sống của họ không phụ thuộc vào cảm xúc, cảm thọ và nhận thức của mình. Nó còn hơn thế nữa. Những người nghiện ngập tìm thấy ý nghĩa thực sự cuộc sống của chính họ bằng cách nhìn xa hơn những thách thức mà họ đã trải qua," Thầy giải thích.

"Dựa trên sự tự báo cáo của những người nghiện ngập, họ có được sự bình an trong tâm hồn, tự tin hơn, tự nhận thức và tự điều chỉnh chính mình. Đó là cải thiện kỹ năng đối phó của họ," Thầy nói tiếp. "Họ càng luyện tập càng nhiều, thì càng có lợi ích."

Thầy Thích Đạo Quảng hướng dẫn khoảng 60-75 người trong khoá thiền mỗi tuần tại Chùa Tam Bảo ở Baton Rouge, Thầy giúp họ đưa chánh niệm thành thói quen vào đời sống hằng ngày, và làm cho nó ngày càng đơn giản hơn.

Thầy nói rằng những khoảnh khắc bình thường trong mỗi ngày, chẳng hạn như lái xe hoặc ăn trưa, có thể là cơ hội để suy ngẫm và thực hành. "Tôi gọi đó là thiền định không chính thức, hay là chánh niệm thân mật," Thầy nói thêm. “Trong cuộc sống hàng ngày, khi bạn đang làm điều gì đó, hãy nhận thức được suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của bạn. Ví dụ, khi bạn đang ăn, chỉ tập trung vào thưởng thức những gì bạn đang ăn. Hãy đặt điện thoại di động của bạn xuống. Đặt sách của bạn qua một bên. Hãy tắt tivi đi. Chỉ cần hiện hữu với chính bản thân mình."   

Thầy sử dụng chánh niệm để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống của chính mình. "Chúng ta phải học cách chấp nhận stress / căng thẳng ở mức độ hợp lý. Tôi không mong đợi là chúng ta hoàn toàn không có căng thẳng - điều đó không thực tế," Thầy nói.

Ví như khi viết luận án và bị cảm thấy choáng ngợp, Thầy tâm sự, "Tôi hít một hơi thật sâu, cười khẽ, và duy trì suy nghĩ tích cực, cho dù có khó khăn như thế nào đi nữa, tôi thầm nghĩ và tự nhắc mình, Tôi sẽ kết thúc nghiên cứu luận án này đúng thời điểm."

Nền tảng tu học và kinh nghiệm của Thầy Thích Đạo Quảng đã cho phép ông trở thành một nhà lãnh đạo tâm linh, nhà trị liệu và vị Thầy để giúp những người khác tìm thấy sự bình an, tĩnh lặng của Nội Tâm. "Tôi có cơ hội để đóng góp cho cộng đồng", Thầy nói. "Ở cấp độ cá nhân, tôi muốn thiết lập một con người gương mẫu cho các cháu của tôi, cũng như những thế hệ trẻ để họ đầu tư năng lượng và thời gian vào học vấn của mình. Nếu họ tập trung vào bản thân, họ có thể khám phá ra tiềm năng tuyệt vời nơi chính họ." 
Xuân Nhị / Bodhi - Bồ Đề Media lược dịch. Nguồn: Đọc thêm tại https://www.waldenu.edu/connect/newsroom/publications/articles/2018/02-spotlight-calming-the-mind#iYrYbel21BWsMVK7.99

CALMING THE MIND - How a Buddhist monk with a PhD in Psychology combines Eastern and Western philosophies to find inner peace

Graduate students are no strangers to stress. In fact, a 2012 study by University of California, Berkeley researchers showed that 45% of graduate students reported having an emotional or stress-related problem in the past year.

Although students can’t make the stresses of life disappear, they can control how they react to them. For Dr. Quyen Ho ’17, a Buddhist monk living in Baton Rouge, Louisiana, who earned a PhD in Psychology from Walden, the solution may be found by looking inside. Since arriving in the U.S. from a small Vietnamese village in 1994, Ho has dedicated his life to helping others find peace and happiness through mindfulness meditation.

“Mindfulness meditation is a technique through which an individual becomes aware of his or her thoughts, feelings, emotions, and physical sensations in the moment without judgment and without reaction,” explains Ho, known to his students as “Thay,” which means spiritual teacher in Vietnamese. “Everyone can practice it.”

Through his studies, Ho seeks to bring Eastern and Western philosophies into harmony. “Modern society makes it very challenging for most people to look inward into themselves,” he says. “I believe people who have a chance to practice mindfulness meditation can achieve a balance between the inner life and outer life.”

After leading a meditation therapy group at a local substance abuse treatment center, Ho was inspired to focus his dissertation on the practice of mindfulness meditation by substance-dependent individuals. “The more they practice and reflect on themselves, the more they see that the value of their lives does not depend on their feelings, emotions, and perceptions. It is more than that. They find the real meaning of their lives through looking beyond the challenges they have been experiencing,” he says.

“Based on their self-reported accounts, they gained more inner peace, self-confidence, self-awareness, and self-regulation. That’s improving their coping skills,” Ho continues. “The more they practice, the more they benefit.”

Ho leads groups of 60 to 75 people in meditation each week at the Baton Rouge Tam Bao Temple, but incorporating mindfulness into day-to-day routines can be much simpler.

He says that normal moments in each day, such as driving or eating lunch, can be opportunities for reflection. “I call it informal meditation, informal mindfulness,” Ho says. “In daily life, whenever you’re doing something, be aware of your thoughts, feelings, and sensations. For example, when you’re eating, just focus on enjoying what you eat. Put your cell phone away. Put your book away. Turn off the television. Just be with yourself.”

Ho uses mindfulness to cope with stresses in his own life, whether completing assignments on time as a student or dealing with unexpected duties as a monk. “We have to learn how to accept stress at a reasonable level. I don’t expect zero stress—that’s unrealistic,” he says.

But when thoughts of his dissertation made him feel overwhelmed, he says, “I would take a deep breath, smile, and maintain positive thinking despite how challenging it was, thinking, ‘I will finish this dissertation research at the right time.’”

His unique background has allowed him—as a spiritual leader, therapist, and teacher—to help others find inner peace. “I have the opportunity to contribute to the community,” Ho says. “On a personal level, I want to set a good example for my nephews and nieces as well as for the next generation to invest more energy and time into their education. If they focus on themselves, they may discover amazing potential.”

Nguồn: Read more at https://www.waldenu.edu/connect/newsroom/publications/articles/2018/02-spotlight-calming-the-mind#iYrYbel21BWsMVK7.99

Friday, August 3, 2018

ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI - I’d Trade Eternity (To Hear Your Laughter)

Lời dẫn: Sáng nay, vừa xuống máy bay và ra khỏi chiếc xe điện để đến nhận hành lý, chợt chứng kiến một cảnh tượng thân thương đến chạnh lòng. Có một người Mẹ Á Châu đón con về, Bà Mẹ nở nụ cười thật tươi và đầy xúc động, chạy tới ôm choàng đứa con trai của mình vào lòng. Chàng trai có chút e thẹn và không có phản ứng gì. Mặc kệ, Bà vẫn ôm choàng, vui vẻ và cười tươi như gặp được 'hủ vàng'. Tự nhiên, tôi xúc động và mắt đã hoe cay; và chợt nghĩ về 2 câu thơ của anh Đạo. 
"Ví mà tôi đổi thời gian được 
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười." 
Thôi thì, đăng lại đây để chia sẻ vậy. Hãy thương Mẹ mình nhiều hơn khi người còn sống. 
Love your mother more when she's still alive. 

ÐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI 

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người 
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi 
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê 
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng 
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn 
Bên đời gió tạt với mưa tuôn 
Con đi góp lá nghìn phương lại 
Ðốt lửa cho đời tan khói sương

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào 
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói 
Biết đến bao giờ trông thấy nhau

Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ 
Ðau thương con viết vào trong lá 
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người 
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi 
Ví mà tôi đổi thời gian được 
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Trần Trung Đạo

I’d Trade Eternity (To Hear Your Laughter)

I pick the phone up, stunned to hear
A voice, like falling foliage in my ear.
Ten years, oh Mother, ten long years
How you I’ve missed through silent tears.

One day I left to not return—
A wild horse, chased from its old glen.
Your hair, ten years, to silver has turned
White as my mind when remembering then.

Do you still sit to sorrows knit
By howling winds and pouring rains?
From earth’s four corners leaves I’ll pitch
Into the fire to burn the pains.

Your voice sounds like it’s choked with tears;
Is this for real or just a dream?
You can’t be reached across the years,
When will we ever meet again?

Please wait for me, Mother, don’t cry.
Inside my poetry grief I’ll hide,
Upon the leaves this hurt I’ll scribe,
And in daydreams your warmth I’ll find.

I pick the phone up, stunned to hear
A voice, like falling foliage in my ear.
If I could trade Forever after,
I’d trade Eternity to hear your laughter.

-transl. by ianbui
2018.08

EXCHANGE AN ETERNITY FOR MOTHER’S SMILE OF BLISS
-- Vương Thanh VuongThanh's English translation


Picking up the phone, suddenly I become shocked
Whose voice at the other end, like the autumn leaves falling
Ten years it was, O Mother, ten long years,
I haven’t seen you, 
and can only wish for you… 
silently in my heart.

That day, I departed without a promise to return
Like the ancient wild horses leaving their forest home 
For ten long years, Mother’s hair, each day, becomes whiter
White like the winter in my heart when I think of her

Mother’s still weaving her scarf of sorrow,
On the sideline of Life that’s full of hail and snow 
I want to gather the leaves in ten thousand places
And make a fire to take the frostiness away

Mother’s voice near the point of sobbing 
Is it her voice or a voice in a dream
Mother’s so far away, I cannot be next to her
When will we ever again see each other?

Don’t cry, Mother, please try to wait
The deep sorrows of life: I will hide them in Poetry,
The pains in the heart: I will write them on the autumn leaves
And for Compassion’s warmth: I will seek it in a dream

Picking up the phone, I suddenly become shocked
The voice at the other end is sadder than the falling rain
If only the power to trade time I can wish
An eternity will be exchanged for Mother’s Smile of Bliss.

Trần Trung Ðạo


MY LIFE
FOR MY MOM'S LAUGHTER

Version translated by Poet THANH THANH


PICKING up the handset I was stunned with surprise:
Whose voice as light as falling leaves in cold skies?
Isn't it ten years, ten years and over, dear mother,
Just in silence to miss and long for one another?

I left without any promises or pledges that day:
The old wild horse from its forest-land went astray.
Ten years for Mom's hair to turn mourning white,
And mourning-like my soul also in such a plight.

You've still been sitting there weaving your pain
By an existence of slapping wind and beating rain.
I've set off to set up from all directions a pyre
In order to disperse the mist for life lighting a fire.

Your voice was broken off, you choked up, I found;
Mom's endearing words or mere in-reverie sound?
You are too far, how could I reach out for you?
And when could we meeting again look forward to ?

Do not cry, my dear mother, and continue to await.
All my grief I will hide in the rhymes I create.
Of all my sorrow I will write reams and reams,
And find your warmth my warmth in my dreams.

As I picked up the handset how astounded was I
To hear my mom's voice sadder than the rainy sky!
Should I be able to give up Man's time in hereafter,
I would offer mine to recover my mom's laughter.

                               THANH-THANH


Mille Automnes En Échange d'Un Rire De Ma Mère

( Traduit en francais par Nguyễn Đắc Khoa)


Combien je suis stupéfait au moment òu je décroche le téléphone!
A`qui est cette voix aussi légère qu'une chute des feuilles jaunes.
Il y a dix ans , dix ans et plus, n'est - ce pas Maman ?
Que nous avons vécu seulement dans l'angoisse et l'éloignement en silence.

Ce jour, sans faire aucune promesse je suis parti.
Le vieux cheval sauvage s'est égaré dans des montagnes et des prairies.
Dans dix ans, se sont tournés en un blanc de deuil tous tes cheveux.
En y pensant, je porte dans mon coeur ce deuil malheureux.

Tu t' assois toujours là-bas avec un coeur attristant
A` côté d'une vie où il fait du vent violent, la pluie battante .
Je vais ramasser les feuilles éparpillées à tous les vents
Pour faire un feu qui peut disperser toute la brume de cette existence.

J'ai trouvé que ta voix est étouffée par l' émotion.
Est -ce bien ta propre voix ou tout simplement celle en songe ?
Comment pouvais -je t' atteindre depuis que tu as été très loin de moi.
Je ne sais pas jusqu'a` quand nous pouvons nous voir.

Oh ! Maman , ne pleure plus et fais un effort pour attendre avec patience
Dans les vers que je fais je cacherai toutes nos peines.
Sur les feuilles de papier j'écrirai toutes nos douleurs
Et dans mes songes je trouverai notre chaleur.

En décrochant le téléphone je suis extrêmement surpris.
La voix de ma Mère est plus triste que le crépitement de la pluie.
Si jamais j'avais le pouvoir de changer le temps
Contre le rire de ma Mère j'échangerais tous les mille ans.

Nguyên Khoa Nguyễn Đắc Khoa

Bản dịch tiếng Pháp của Bác Sĩ Nguyễn Minh Tân:
Enternité D'automne En Échange D'un Rire De Ma Mere




x

Thursday, August 2, 2018

LÒNG NGHIÊNG

Nhìn về phía bên kia - Ảnh: BXK

LÒNG NGHIÊNG

Ngồi đây hít thở tự do
Nghe hồn lữ khách buồn so nhớ nhà
Quê hương khuất bóng gần xa...!

Bạch X. Phẻ
Thơ Lụt Bát Ba Câu

Saturday, July 28, 2018

Nhật Bản và Tín Ngưỡng Quan Âm

Nhật Bản và Tín Ngưỡng Quan Âm
Nguyên Giác

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng.
Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào:
Mái ngói Chùa Quan Âm
trôi dạt xa trong mây
của các chùm hoa anh đào.
.
Hay là thơ của thi sĩ Taigu Ryokan (1758-1831):
Gió đã lặng rồi
nhưng hoa vẫn còn rơi
chim hát, tịch lặng trong mỗi lời chim.
Huyền nhiệm! Không có thể biết, không có thể học
Đức hạnh Ngài Quan Âm.
.
Tín ngưỡng Quan Âm gắn liền với văn học Nhật Bản, y hệt như tại Việt Nam hay Trung Hoa. Nhưng cũng gắn liền với khoa học kỹ thuật: chiếc máy ảnh hiệu Canon nổi tiếng thế giới, chiếc đầu tiên ra năm 1934 đặt tên là máy ảnh Kwanon (tức là: Quan Âm) – kiểu đầu tiên này là loại máy ảnh 35 mm đầu tiên của Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi ra thị trường Tây Phương, công ty đổi tên vì khó đọc chính xác, và khó viết cho đúng chánh tả, nên công ty Precision Optical Industry Co. Ltd. đổi tên là Precision Optical Industry Co. Ltd. năm 1934, và rồi đổi thành Canon Inc. năm 1969. Tên máy ảnh Canon là phát âm gọn của người Nhật Bản cho chữ Kannon (Quan Âm).
H1: Huy hiệu cũ của máy ảnh tiền thân của Canon (Quan Âm).

    Không chỉ văn học và khoa học kỹ thuật, hình ảnh Quan Âm in đậm trong tín ngưỡng  của dân Nhật Bản. Từ nhiều thế kỷ, Phật tử Nhật Bản có niềm tin rằng cần phải hoàn tất cuộc Hành Hương 100 Chùa Quan Âm – tiếng Nhật là Nihon Hyaku Kannon, tiếng Anh là “The  Japan 100 Kannon Pilgrimage.”

Tuyến hành hương 100 chùa đó chia làm ba tuyến đường độc lập nhau: tuyến Saigoku 33 Kannon, trong vùng Kansai, gồm 33 chùa; tuyến Bandō 33 Kannon, trong vùng Kantō, gồm 33 chùa; tuyến Chichibu 34 Kannon trong vùng Chichibu, Saitama, tuyến này ban đầu  chỉ 33 chùa, nhưng năm 1525 được xây thêm một ngôi chùa cho tròn 100 ngôi chùa để hành hương.
Tại sao con số 33 được ưa chuộng trong tín ngưỡng Quan Âm? Bởi vì trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (The Lotus Sutra), ghi rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giải thích cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát. Và ngài hiện ra 33 ứng hóa thân, cũng là vô lượng thân trong sáu cõi để cứu độ.
Những gì chúng ta đọc trong sách sẽ khác với những gì chúng ta có thể thấy ở Nhật Bản. Và ngay cả chùa Nhật Bản cũng không giống gì với chùa Việt Nam. Một điểm dị biệt lớn là, trong khuôn viên Chùa Nhật Bản thường có một khu vực riêng để làm một ngôi đền Thần Đạo.
Trong chuyến đi thăm Nhật Bản trong tháng 4/2018, ngôi chùa đầu tiên tôi được dẫn tới thăm là Kiyomizu-dera Temple, tức là Thanh Thủy Tự, thời Đức Quan Thế Âm trên đồi Âm Vũ Sơn.
H2: Chùa Thanh Thủy Tự (Kiyomizu-dera) ở núi Âm Vũ Sơn, Kyoto.

H3: Ba dòng nước từ núi dẫn xuống, sau Chùa Thanh Thủy Tự.

H4: Cả thị trấn từ chân núi lên Thanh Thủy Tự nhìn đâu cũng thấy du khách chen nhau.

Người hướng dẫn đoàn du lịch từ Quận Cam (California) là anh Trần Nguyên Thắng, Giám đốc ATNT Travel & Tours (
www.atnttour.com). Cùng học với tôi từ thơ ấu, năm 1970 bạn Thắng có Tú Tài 2 xong là sang Nhật Bản du học, trở thành kỹ sư và làm việc với hãng Nhật hơn hai thập niên, sau đó mở công ty hướng dẫn du lịch trụ sở ở Quận Cam. Do có người hướng dẫn như vậy, kiến thức của bạn Thắng về lịch sử, văn hóa và xã hội Nhật Bản gần như toàn bích. Những bản văn trên các bia đá được Thắng dịch và giải thích bằng tiếng Việt rất rành mạch.
Thanh Thủy là nước trong. Kiyomizu-dera là một ngôi chùa độc lập ở phía đông Kyoto, là một phần của Di sản văn hóa cố đô Kyoto theo UNESCO. Theo lược sử trong tờ bích chương tiếng Anh của chùa, cho biết chùa này xây từ năm 778. Nguyên khởi vì nhà sư tên là Enchin có một giấc mơ về một dòng sông vàng chảy từ ngọn núi Otowa phía trên Kyoto. Khi thức giấc, nhà sư lên thăm ngọn núi đó, gặp một ông cụ đúng nơi thấy trong giấc mơ. Ông cụ Gyoei nói với nhà sư Enchin rằng ông cụ ở đó đã 200 năm, hàng ngày cầu nguyện Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Ông cụ Gyoei xin nhà sư Enchin vào thay chỗ, để ông cụ có thể ra đi hành hương và nói hy vọng sẽ quay lại. Trước khi ra đi, ông cụ chỉ vào một thân gỗ đã chặt, nói đó là gỗ tốt, nếu nhà sư muốn tạc tượng Đức Quan Âm.
Ông cụ Gyoei không bao giờ quay lại. Nhà sư Enchin mới đi tìm ông cụ, và chị thấy đôi giày ông cụ để nơi đỉnh núi. Nhà sư tin rằng ông cụ là một hóa thân của Đức Quan Thế Âm, nên cho dùng thân gỗ đã nói để tạc tượng Đức Quan Âm. Nhưng nhà sư Enchin loay hoay hoài, không tạc tượng được, suốt 20 năm. Lúc đó, có một lãnh tụ chiến binh (thời đó gọi là samurai) tên là Tamuramaro cảm ngộ ơn đức của nhà sư, nên bảo trợ việc xây chùa, cho gỡ toàn bộ căn nhà riêng của quan chức này và xây lại trên núi làm chùa cho nhà sư Enchin hoàn tất việc tạc tượng Đức Quan Âm.
Anh Trần Nguyên Thắng kể sự tích có hơi khác với sách hướng dẫn trên, nói rằng thời đó, phu nhân của lãnh tụ samurai kia bị sản nạn, sinh khó, cho nên vị tướng quân này mới chạy lên xin nhà sư Enchin cầu nguyện giúp. Nhà sư nói rằng nơi ngọn núi có 3 dòng nước nhỏ, và tướng quân nên hứng nước về cho phu nhân uống, trong khi nhà sư tụng kinh cầu nguyện. Cuối cùng mẹ tròn con vuông, tướng quân mới bảo trợ tất cả việc xây chùa thờ Đức Quan Thế Âm, và ngôi chùa này có tên là Thanh Thủy Tự, tức là nước trong tinh khiết.
Ngôi chùa bị cháy nhiều lần, và rồi được xây lại nhiều lần. Trong các quan chức giúp xây lại có Toyotomi Hideyoshi, vị tướng quân có công dẹp nạn sứ quân và thống nhất Nhật Bản vào thế kỷ thứ 16. Nhưng kiến trúc như hiện nay là xây hoàn tất năm 1633, với bảo trợ của Tokugawa Iemitsu, vị tướng quân đời thứ 3.
Có tin hay không là một chuyện, nhưng du khách tới là xếp hàng một tới 3 dòng nước được dẫn qua ống tre từ núi chảy xuống. Bạn Trần Nguyên Thắng hướng dẫn cách dùng gáo nước, sau khi múc nước từ từng dòng, đổ ra bàn tay và uống một chút, cầu nguyện hay không thì tùy, rồi đưa gáo nước vào dãy làm sạch vi trùng bằng tia sáng cực tím. Theo người Nhật tin tưởng, uống nước từ ba mạch nước này sẽ giúp thực hiện điều nguyện ước, ngoài ra còn sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong việc học hay kinh doanh.
Đặc biệt trong khuôn viên Thanh Thủy Tự có một đền thờ của Thần đạo. Đền thờ này là đền Jishu (Jishu jinja) thờ Okuninushi - thần của tình yêu và đôi lứa. Bạn Trần Nguyên Thắng nói, dân Nhật gọi đền này là Đền Cầu Duyên, nghĩa là người cô đơn sẽ về gặp tình yêu thuận lợi. Nơi sân đền là hai tảng đá ngầm, nhô lên mặt đất một phần, cách nhau 18 mét: nếu người cầu duyên nhắm mắt, bước đi  từ tảng đá này sang đặt chân đúng lên tảng đá kia, thế nào cũng sẽ gặp mối lương duyên tốt đẹp.
Dĩ nhiên, chùa Kiyomizu-dera và đền cũng có những lá bùa khác nhau, có xin xăm. Nếu gặp xăm tốt, bạn sẽ cầm về nhà, chờ điều tốt lành tới. Nếu gặp lá xăm  xui xẻo, dân Nhật sẽ buộc lá xăm xui xẻo đó vào một nơi trước sân đền Thần Đạo, để mọi chuyện xui xẻo cho Đức Phật và chư Thần gánh chịu, hóa giải.
Ngôi chùa Thanh Thủy Tự thu hút đông du khách, do vậy cả thị trấn có đủ thứ kinh doanh trên lối đi từ chân núi lên chùa: tiệm ăn, tiệm kỷ vậy, tiệm cho thuê trang phục kimono để du khách chụp hình, tiệm bánh có đủ loại bánh đặc sản, tiệm trà, và vân vân. Nghĩa là, một ngôi chùa có thể nuôi sống cả một thị trấn.
Trong chuyến đi, đoàn du khách do ATNT hướng dẫn cũng tới thăm Công Viên Hòa Bình Heiwa-koen. Ngôi kiến trúc chính của công viên là Tứ Động Tâm, trên kiến trúc khắc 4 bức phù  điêu kể lại 4 hình ảnh thiêng liêng của Đức Phật: Khi Đức Phật đản sanh ở Lumbini (Lâm Tì Ni), khi Đức Phật thành đạo ở Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng), khi Đức Phật chuyển pháp luân-thuyết pháp lần đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như ở vườn Sarnath (Lộc Uyển), và khi Đức Phật nhập Niết bàn ở Kusinara (Câu Thi Na).
Nơi đây đi vòng phía sau kiến trúc Tứ Động Tâm dẫn xuống một lối đi bộ hành ven rừng, dọc lối đi là 33 pho tượng Đức Phật Quan Âm, tượng trưng 33 ứng hóa thân để cứu độ chúng sinh. Mỗi pho tượng Đức Quan Thế Âm đứng hay ngồi theo những tư thế khác nhau, tùy hóa thân vào các cõi khác nhau.  Khi đứng trong công viên, có thể nhìn thấy phía xa là ánh mặt trời chiếu lên núi Phú Sĩ.
Kiến trúc tháp Tứ Động Tâm nơi Công viên Hòa Bình trên là do một chi nhánh của Nhật Liên Tông xây lên. Một trụ khổng lồ giữa sân trước, có khắc chữ Nhật đọc sang tiếng Việt là “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.”
H5: Nhóm du khách đi tour với ATNT chụp hình lưu niệm ở lối đi ven rừng Công Viên Hòa Bình có 33 tượng Phật Quan Âm.
H6: Ngôi chùa cổ nhất Tokyo, nổi tiếng Đức Quan Âm linh thiêng, với 30 triệu du khách/năm.


H7: Du khách chen nhau tại khu phổ tới ngôi chùa cổ nhất Tokyo mua sắm tưng bừng.







Trong khi đó, Tokyo có một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng khác là Chùa Quan Âm Asakusa. Nguyên cả một khu vực quanh chùa là thị tứ, bán đủ thứ, trong đó chùa chỉ là một phần nằm trong một góc Tokyo, nhưng chùa Phật Quan Âm Thiên Thủ (Senso-ji) này nổi tiếng cầu xin là được, theo niềm tin dân Nhật Bản.  Gọi như thế là cho tiện, thực ra theo Wikipedia, chùa có tên là Kinryū-zan Sensō-ji, dịch ra tiếng Việt là Thanh Long Sơn Thiên Thảo Tự. Chùa nằm trong khu phố cổ Tokyo. Đây là ngôi chùa cổ nhất tại Tokyo, mang nhiều lịch sử nhất. Kế bên chùa 5 tầng lầu là một ngôi đền Thần Đạo, trong khu chung quanh là cả một vùng phố thị buôn bán đủ thứ, trong đó du khách tới viếng Chùa Thiên Thủ trung bình mỗi năm là 30 triệu người, cả du khách trong và ngoài nước tới. Đây là một trong 10 chùa Nhật Bản đông du khách nhất.
Hãy hình dung một ngôi chùa nào ở Sài Gòn hay Hà Nội thu hút 30 triệu du khách một năm. Thí dụ, Chùa Vĩnh Nghiêm ở Quận 3, Sài Gòn nếu thu hút số lượng du khách đông như thế, nghĩa là cả một quận 3 sẽ sống thuần nhờ ngành du lịch. Niềm tin linh thiêng đã thu hút người tới để cầu xin.
Ngôi chùa đó xây riêng cho việc thờ phượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Theo truyền thuyết, một pho tượng Đức Quan Thế Âm được tìm thấy trên sông Sumida trong năm 628 bởi hai ngư dân, anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari. Trưởng làng, là ông Hajino Nakamoto, đã công nhận sự thiêng liêng của bức tượng và ông đã tu sửa ngôi nhà của mình thành một ngôi chùa nhỏ ở Asakusa, để người dân có thể thờ phượng Đức Quan Thế Âm. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 645, và là ngôi chùa cổ nhất Tokyo. Trong những năm đầu của Mạc phủ Tokugawa, Tướng quân Tokugawa Ieyasu xem chùa này như đền thờ hộ mệnh của gia tộc Tokugawa.
Tự Điển Bách Khoa Mở ghi rằng một chiếc lồng đèn giấy lớn được treo dưới cổng Kaminari-mon ở lối đi chính dẫn vào khuôn viên của chùa. Đi qua cổng là con đường thẳng dẫn về phía bắc đến cổng Hozo-mon và điện Kannon-do (Quan Âm Đường). Con đường nằm ở hai cổng dài khoảng 250 mét, ngang qua phố Nakamise. Ở đây có các cửa hàng nhỏ san sát nhau, bán đủ mọi thứ, từ đồ lưu niệm đến những bánh bao manju và những con búp bê. Những chiếc quạt đầy màu sắc (có cả hai kiểu xếp được và không xếp được), ô dù và những chiếc lồng đèn, những chiếc áo happi, băng trò chơi điện tử…
Nếu bạn đang cư ngụ tại Nam California, và nếu bạn theo dõi băng tần truyền hình NHK của chính phủ Nhật Bản, trên làn sóng này vẫn thường chiếu hình ảnh về nhiều lễ hội  tại khu phố Asakusa của Tokyo – trong đó có nhiều lễ hội quanh năm, có lẽ là để thu hút du khách, nhưng nổi tiếng nhất là Sanja Matsuri, còn có tên là Sanja Festival vào tháng 5 hàng năm, trong đó các ngai thờ và các xe hoa được đưa tuần hành khắp trên đường phố trong ba ngày lễ hội, thường có  khoảng 1.5 triệu người tham dự lễ hội tưng bừng.
Đó là chỉ mới nói về tín ngưỡng Quan Âm trong chuyến đi Nhật Bản. Chuyến đi cũng ghé thăm nhiều ngôi chùa khác, nhưng không thờ riêng về Đức Quan Thế Âm Bồ Tát như các ngôi chùa kể trên. Mỗi ngôi chùa đều có những huyền thoại từ cả chục thế kỷ trước, có những niềm tin linh thiêng riêng. Thí dụ, như Thiên Long Tự (Tenryu-ji) ở chân núi Aashiyama, được bạn Trần Nguyên Thắng giải thích là tổ đình Thiền Phái Lâm Tế, nơi tấm tranh vẽ khổng lồ Bồ Đề Đạt Ma đặt ngay lối vào chánh điện. Hay ngôi chùa Todai-ji (Đông Đại Tự) thờ Đức Phật Tỳ Lô Giá Na của dòng Chân Ngôn Tông, nơi khuôn viên là cả trăm con nai hiền lành đi chen với người. Và một số ngôi chùa khác, không chuy6n biệt thờ Đức Quan Âm.
Nhật Bản là đất nước nhìn đâu cũng thấy hình ảnh đẹp, thơ mộng, sạch, tử tế… Cũng xin gửi lời cảm ơn người hướng dẫn Trần Nguyên Thắng, đã dịch các văn bia tiếng Nhật ra tiếng Việt rất cặn kẽ để giúp các thông tin đặc biệt cho bài viết này.