Saturday, August 8, 2020

PHIÊU BỒNG - ADVENTURE

Lều ngủ của chúng tôi ở base camp của Mt. Whitney. Photo: BXK

PHIÊU BỒNG

Tối qua ngủ ở lều xanh, 
Thấy đời trơ trọi tưởng mình thanh cao
Thì ra vẫn cõi lao đao.... phiêu bồng

August 6th, 2020


ADVENTURE 

Last night, we slept in that green tent,
Seeing life as barren, deserted, raw, 
                   and I thought I was all of that
It turned out life is a realm of struggle, labor... 
                      and yet adventurous!

@PheBach

Friday, August 7, 2020

Đọc Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử

Đọc Vĩnh Hảo: Lời Ca Của Gã Cùng Tử
Nguyên Giác
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật.
Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. 
Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
Tuyển tập 100 lá thư này không chỉ thảo luận về tình hình giáo hội, về chuyện quê nhà, về những nỗi khổ của nhân loại, mà lúc nào cũng tuyên thuyết chánh pháp. Vĩnh Hảo viết về những trận cháy rừng ở California, rồi cũng nói về Khổ Đế và nêu lên Tứ Thánh Đế.  Vĩnh Hảo viết về những cánh hoa mùa xuân bắt đầu rơi xuống, để mùa xuân chuyển sang mùa hạ… rồi cũng nói về lẽ vô thường và vô ngã. Vĩnh Hảo viết về những người trong tứ chúng miệt mài ngày đêm chạy theo danh lợi, rồi cũng ngợi ca bậc hiền trí, những người có tâm nhẫn nhục như đất và bao dung như bầu trời, lặng lẽ và đơn độc đi vào nơi thâm áo kỳ tuyệt. Vĩnh Hảo viết về những gian nan trong các Phật sự hoằng pháp của người Việt tỵ nạn, và rồi ca ngợi Hòa thượng Thích Trí Chơn (1933-2011), người đã “làm tất cả việc với lòng chí thành, tận tụy, nhưng đồng thời buông bỏ tất cả, chẳng vướng mắc lưu giữ gì cho bản thân, từ vật chất đến tinh thần. Tạo dựng rất nhiều đạo tràng, hướng dẫn hàng ngàn phật tử, nhưng chỉ sống đạm bạc trong một căn phòng nhỏ chứa đầy sách báo để khảo cứu, trước tác, dịch thuật, giảng dạy. Có bằng cấp học vị mà không bao giờ phô trương; xuất bản bao nhiêu tác phẩm mà chẳng bao giờ khoe khoang, ra mắt. Âm thầm vãng lai hành đạo; lặng lẽ du phương hoằng pháp. Độc hành trì chí suốt bao năm trường cho việc văn hóa giáo dục.”
Vĩnh Hảo viết về những hỗn loạn và bất trắc của lịch sử, rồi ca ngợi những nhân vật tự nguyện hy sinh cho đạo pháp và quê hương như ngài Thích Quảng Đức, một ngọn lửa hiện thân của “tư lương và hành trang mà người con Phật đem vào cuộc đời, cứu độ chúng sanh, chính là trái tim, là lòng từ bi, là tâm bồ-đề.” Vĩnh Hảo viết về chức năng của văn hóa, giáo dục, canh tân xã hội, cải cách chính trị... rồi viết lời ca ngợi nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963), người quyên sinh bằng độc dược "để làm bất tử lý tưởng của mình, đồng thời cất lên nguyện vọng của quốc dân" trước cường quyền nhà Ngô.  
Vĩnh Hảo viết về những bước gập ghềnh của lịch sử quê nhà và giáo hội, và viết về các lựa chọn gian nan của những “Bậc đại sĩ gánh trọng nhiệm với đời, với đạo, nhiều khi bị đặt vào những cảnh huống khó xử, khó làm hài lòng tất cả. Cân nhắc việc lợi/hại, sinh/tử, còn/mất… có khi phải bạc trắng cả đầu trong một đêm hay nhiều đêm không ngủ...” Đó là quý ngài Trí Thủ, Huyền Quang với những “đường bay siêu tuyệt của chim bằng trên trời cao thẳm. Đường bay ấy, chim quạ nào mà hiểu nổi!”
Chất thơ trong các Lá Thư Tòa Soạn bàng bạc trong từng dòng chữ. Văn xuôi nhưng là thơ, là tiếng nói thiết tha của Vĩnh Hảo, một nhà văn cư sĩ đang mang chánh pháp vào đời. Chất thơ thường hiện rõ trong những đoạn văn đầu trong Lá Thư Tòa Soạn. Vĩnh Hảo viết thư theo kỹ thuật “Tiên tả cảnh, hậu thuyết kinh” --- nơi đó, vào đề bằng những chuyện lá mùa thu rơi với hoa mùa xuân tàn, rồi nói chuyện vô thường, vô ngã; vào đề bằng chuyện thời đại  “suy vong, nguy biến cùng cực của Phật giáo” và rồi nói về “những bậc bồ-tát hóa thân, lấy lòng từ bi mà cảm hóa nhân tâm, tỏa trí sáng mà khai mở cho kẻ lầm mê, đem đức uy dũng mà đương cự ác đảng, tà đạo” như ngài Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang.
Có những lúc, ngòi bút tài hoa của Vĩnh Hảo lộ ra xúc động đặc biệt, với lối đặt câu như kiệm lời, rất mực ngập ngừng… Như khi nhớ về người cha.
Thư tòa soạn số 54, tháng 05.2016 viết, trích:
Ôi, nhớ nụ cười của Cha.
Ngày con bỏ nhà đi hoang, Cha không buồn cản lối. Lặng lẽ ngó theo. Ngón tay điểm về đầu núi biếc có vầng trăng lơ lửng tầng không. Con ương ngạnh, hãnh tiến, không quay đầu. Ngày dài tháng rộng trôi lăn dòng đời cuộn sóng. Si mê khát ái dìm con ngập ngụa sình lầy. Chới với chơi vơi cũng chỉ níu được một ngón tay suông. Dật dờ lê theo bóng mộng. Khóc tràn những giấc mơ hoa. Thoạt khi tỉnh giấc, chỉ muốn quay về nũng nịu bên Cha, vòi một cái xoa đầu. Nhưng con đường, sao dài xa hun hút.  Ôi là nhớ, mắt hiền Cha vẫn dõi theo. Không lời oán trách con hư. Nhẫn nại ngón tay điểm nguyệt.”(ngưng trích)
Trong tận thâm sâu Vĩnh Hảo cũng là một người yêu thiên nhiên. Trên các trang thư Vĩnh Hảo là những mô tả về lá vàng mùa thu, về hoa mùa xuân, về dòng suối nhỏ, về tiếng chim hót ngoài vườn, về giàn bông giấy rực đỏ, về tia nắng buổi sớm, về tách trà nóng ban khuya, về bóng đêm tịch mịch… Thói quen viết của Vĩnh Hảo là nói về chuyện nhỏ rồi nói chuyện lớn, trước là nói về những gì được thấy, được nghe, được nhớ lại và rồi sẽ nói về những diễn biến lịch sử của đời, về những bậc đại sĩ “là người thấy biết và cảm nhận sâu xa thực trạng thống khổ của con người và cuộc đời, mạnh dạn dấn vào nơi hiểm nguy, mưu cầu lối thoát cho tất cả.”
Đọc kỹ, khi đọc rất kỹ, và khi đọc  rất chậm, chúng ta sẽ thấy trong văn xuôi Vĩnh Hảo không chỉ có chất văn, chất thơ, nhưng cũng đầy những sắc màu hội họa chen vào các âm vang nhiều nhạc tính.
Thí dụ như đoạn đầu Thư tòa soạn số 90, tháng 05.2019, trích:
Khuya dậy nghe tiếng dế gáy đâu đó ở vườn sau. Trăng hạ huyền mảnh khảnh phương tây. Bầu trời không mây, trong vắt, như tấm gương ảnh hiện một góc sáng, loang dần lên từ phương đông. Gió nhẹ mơn man cành liễu rũ. Hương thơm từ nhiều loài hoa sau vườn tỏa nhẹ vào cửa sổ để hé. Hai con quạ từ đâu bay về đậu trên cây phong, không gây tiếng động. Nỗi cô liêu bất chợt trùm cả hư không.” (ngưng trích)
Hay như trong đoạn đầu của Thư tòa soạn số 12, tháng 11.2012, trích:
Trời đã vào thu. Sớm mai, gió nhẹ bên ngoài đủ đưa khí lạnh len vào cửa sổ để hé. Nhìn ra vườn có thể thấy sương mù bao phủ những thân cây trụi lá, khẳng khiu; và đâu đó trên các lối đi, lá vàng khô chưa kịp quét dọn đã dầy thêm một lớp…” (ngưng trích)
Hai đoạn văn vừa dẫn là nói về cảnh, với văn phong thơ mộng của Vĩnh Hảo. Trong khi đó, khi nói về người, Vĩnh Hảo cũng có ngôn ngữ riêng, với cách viết y hệt như ống kính máy ảnh, như khi kể về một hòa thượng trưởng lão rất mực đáng kính mới viên tịch. Trong Thư tòa soạn số 23, tháng 10.2013, trích như sau:
Từ khi hành điệu với đầu xanh để chóp cho đến khi lông mày bạc phơ rũ xuống hai gò má nhăn nheo, Sư cụ đã học Phật một cách lặng lẽ non một thế kỷ nơi ngôi chùa lớn nhất thành phố. Trong cương vị trụ trì, hiếm người sống đơn giản dung dị như Sư cụ. Một căn phòng nhỏ, chiếc giường gỗ nhỏ, một vài cuốn kinh trên kệ sách nhỏ, một ghế xích đu phủ manh chiếu rách. Sư cụ là hiện thân của một trưởng lão tỳ kheo phạm hạnh, bần hàn, ngay nơi thị thành phồn hoa nhiệt náo. Kinh qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử của ngôi chùa, của đất nước, Sư cụ vẫn vậy, vẫn là hành giả học Phật khiêm hạ sót lại từ thế kỷ trước. Có chút tiền là mua hoa quả cúng Phật, mua thực phẩm, thuốc men, đích thân đến bệnh viện biếu tặng những người khổ bệnh, nghèo đói. Bàn tay lần chuỗi không ngơi. Mắt từ trao gửi nhân thế. Chưa từng một lần cao đăng pháp tòa thuyết kinh giảng luật, mà bóng Sư cụ đã che rợp cả bầu trời quê hương, bảo bọc bao thế hệ hậu bối. Nhìn Sư cụ là thấy con đường xả ly, thấy cả khung trời tự tại giải thoát. Nếu chưa hiểu thế nào là học Phật đúng nghĩa, chúng ta có thể chiêm nghiệm cuộc đời của vị lão tăng ấy.” (ngưng trích)
Và ngôn ngữ đẹp tận cùng là khi Vĩnh Hảo tuyên thuyết Phật pháp. Như trong Thư tòa soạn số 4, tháng 3.2012, trích:
Hành trình của một người hướng về giải thoát, giác ngộ, là hành trình của buông xả. Buông xả sự chấp chặt vào bản ngã; buông xả những gì được cho là thuộc về bản ngã; buông xả luôn cả ý niệm là mình đã buông xả hay đang buông xả… Từ nội tâm đến ngoại giới, đều phải buông xả, không vướng mắc, không trói buộc vào bất cứ điều gì.” (ngưng trích)
Tuyển tập Lời Ca Của Gã Cùng Tử là một ấn phẩm mới của Vĩnh Hảo, nhưng cũng là chặng đường 10 năm của Nguyệt San Chánh Pháp, cũng là những bước gian nan của giáo hội trong nỗ lực hoằng pháp tại các chân trời xa quê nhà. Nhiều hơn những gì chúng ta có thể đọc trong các hàng chữ, ẩn sâu trong các trang sách tuyển tập chính là tấm lòng của nhà văn Vĩnh Hảo, và hành trạng của những người con Phật được khắc họa trong sách. Trân trọng chúc mừng những trang văn cực kỳ thơ mộng và thiết tha của Vĩnh Hảo.
GHI CHÚ:

Tác phẩm "Lời Ca Của Gã Cùng Tử" đang lưu hành ở: www.amzn.com/B088SSMNK2

Monday, August 3, 2020

BƯỚC CHÂN NGƯỜI


BƯỚC CHÂN NGƯỜI

bước chân NGƯỜI đã qua
hằn sâu sử lịch
như vết chân tăng nhân La Hán
lõm nền động đá Thiếu Lâm.

*

công hạnh NGƯỜI để lại
vang rền bốn biển năm châu 
tứ chúng, con dân kính ngưỡng
chính khách quốc tế ngợi ca
Đạt ma Tây Tạng, giám mục Tiệp
                Khắc phân ưu, tán thán
Chư Tăng Ni, Phật tử Việt bùi ngùi
vọng bái
buồn đau
hãnh diện bậc Thầy Đại Bi-Đại Trí-Đại Hùng
trân trọng di sản NGƯỜI ngất cao vời vợi
làm gì đây, đại chúng?
khi
chí khí chưa cạn vơi
miệng thôi còn câm nín
tay bung xích trói nghiến
trước dân tình uất nghẹn
giữa nước nhà đảo điên!

*
bước chân NGƯỜI dũng tiến 
vẫn chưa đến đích
tiếng NGƯỜI vang vang kim khẩu 
dục dã
lệnh truyền
chữ NGƯỜI tỏ tỏ pháp ngôn
dặn dò
sách tấn
cốt tro NGƯỜI vẫn còn rịn máu
máu oan khiên
máu ngục tù
máu gian khổ triền miên
máu thiết tha đất nước an bình
máu khát vọng Đạo mầu thăng tiến.
*
tứ chúnglàm gì lúc cơn máu chảy?
lúc nhục thân NGƯỜI theo nước nổi trôi
cốt tro NGƯỜI đi vào thiên cổ?
hay
vẫn lênh đênh cùng vận nước mệnh dân?
hay
vẫn miên man phò trì ngữa nghiêng Phật đạo?
tứ chúng làm gì?
khi chữ NGƯỜI trao chưa khô dấu mực
khi ấn NGƯỜI in còn nóng hổi buồng tim
khi tiếng NGƯỜI thiên thu âm vọng
đường NGƯỜI đi còn tiếp nối không ngừng 
đường NGƯỜI đi vẫn chưa đến đích
vẫn chờ trông lớp lớp hậu nhân.

nguyên hạnh
Cali, 05/03/2020


VĂN TRUY TÁN GIÁC LINH
ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG ĐỆ NGŨ
TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ

Đóa Hồng Liên vừa khép (*)
Người người phủ phục
Cúi đầu
Nấc nghẹn
Lặng thinh
Hiển hiện bóng hình
Tăng bào sáng rực
Ôi, uy linh.

*

Mới đây
Diêm Phù ngùn ngụt lửa
Thân Đại Nhẫn kiên trì
Ấn vừa trao, NGƯỜI phất tay áo thụng 
Pháp khí vung lên
Đất mù hằng sa
Biển cồn nổi sóng 
Cõi Nam đây
Chuông đại hồng rền vang tám hướng
Trống bát nhã dồn dập mười phương 
Tiếng kêu thương
Tiếng kêu thương
“Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam”
Người người nức dạ
Mắt dõi khôn kham
Tịnh độ cuối trời hoài vọng 
Rầm tập xuống đường
Hô hào
Biểu ngữ
Những nhân sĩ, mọi dân oan
Tràn đầy dũng khí
Đây thầy dòng, kìa tăng nhân
Đều nhập thế cứu đời 
Lớp lớp đồng bào, tín đồ trăm họ
Tay siết tay, vai kề vai
Tiếng về phía trước
Hô vang
“Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền”
Ô hô!
Ngạ quỷ, súc sinh cờ sao sệt máu
Cuồng điên
Xua NGƯỜI về thôn Đoài cầm cố
NGƯỜI rung chòm râu bạc
Ngâm thơ
Thơ vọng muôn trùng Đại Hùng-Đại Lực.
*

Quốc tế bức xúc 
Lên tiếng
Quỷ ma rúng động gầm gừ
NGƯỜI bất chấp
Tự mình xuôi Nam, trở về cố xứ 
Lửa ngục nào cũng ngạo nghễ Hồng Liên (*)
Tiếng nói NGƯỜI
Triền miên thức tỉnh
Ta bà phải xoá sạch tham tàn, 
                        dối trá, gian manh
Đất Nam thiêng hùng khí bao đời 
Đâu dễ để nội ma, ngoại quỷ hoành hành.
*
Tuổi đời tuổi đạo xế chiều
Thân cô, thế kẹt
Vẫn vang vang lời hiệu triệu quốc 
                    dân, nơi nơi tứ chúng 
Kết đoàn!
Kết đoàn!
Khí thiêng Tiên Tổ réo đòi
Hào kiệt, anh hùng
Tùng địa dũng xuất 
Dẹp tan vô minh, ám chướng
Cho nước nhà trẩy hội thái bình, an cư lạc nghiệp
Gương quốc tổ, quốc sư dày trang kinh sử.
*
NGƯỜI ra đi
Đi rồi
Bóng ngã về Tây?
-Không!
Bóng NGƯỜI vẫn trải dài trên mọi nẽo Đời, nẽo Đạo
Lời vẫn trao
Tay vẫn chỉ:
Hãy lên đường!
Hãy tiến bước!
Tâm vô uý và chí hùng bất thối
Cứ tiến lên!
Đất nước sẽ rạng ngời
Dân phải thoát gông cùm
Đạo thôi còn kiềm tỏa.

*
NGƯỜI đi rồi
NGƯỜI đi rồi
Nhưng uy linh
Vẫn dẫn đạo muôn dân
Vẫn sách tấn tứ chúng
Hãy kết đoàn Hộ Pháp-Hộ Quốc
Ánh quang huy Phật Đạo chói ngời!

nguyên hạnh
Hoa Kỳ, Thứ Sáu 22/02/2020
__________________
(*) Ngục thất dầu sôi thành cam lộ
     Lao tù lửa bỏng hoá hồng liên.
             (thơ HT. Thích Quảng Độ)

Friday, July 31, 2020

WHY WE ARE HERE - VÌ SAO TA Ở CHỐN NÀY

Một ngày tu học tại đơn vị Kim Quang - Photo: BXK

WHY WE ARE HERE

An environment of non-harming, silence, and solitude
Always at ease and peaceful,
friendly and loving
without hostility, only nobility.
All come to practice with gentleness and relaxation,
cultivating loving-kindness, compassion, joy, and equanimity.
With hope, we continually engage in the practice
to change ourselves, others, communities, and societies.

Phe Bach


VÌ SAO TA Ở CHỐN NÀY

Một môi trường hoà-ái, im lặng, và cô đơn tĩnh mịch
Luôn thoải mái và yên bình
Thân thiện và yêu thương
Không có sự thù địch, chỉ có sự trân quý như Phật tánh
Tất cả đến đây để thực hành bằng sự dịu dàng và thư giãn
Trồng thêm yêu thương, nhân ái, từ bi, niềm vui và thanh thản
Với hy vọng tiếp tục dấn thân vào cuộc đời Thực hành
Thay đổi 
Bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Thơ Bạch X. Phẻ


Tuesday, July 28, 2020

Journal of Buddhist Studies' Call for Papers - Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng kính mời các đề xuất Nghiên cứu



Journal of Buddhist Studies:
The Journal of Buddhist Studies invites proposals for special issues, especially on the following themes:

Buddhist studies focus on the history, culture, archaeology, arts, philology, meditation, anthropology, sociology, theology, philosophy, practices, interreligious comparative studies and other subjects related to Buddhism.

The Journal Publishes in both print and online versions.

I hope you will consider submitting your paper for review by the Journal of Buddhist Studies. Acceptance Notification: within 5-7 days from the date of manuscript submission.

Send your manuscript to the editor at:
info@jbspress.com

Visit our website for more information:
www.jbspress.com

Sincerely with Compassion,

Thich Giac Chinh.


Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng kính mời các đề xuất Nghiên cứu

Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng kính mời các đề xuất cho các vấn đề đặc biệt của số Xuất bản đầu tiên, đặc biệt về các chủ đề sau:
Các nghiên cu Pht giáo tp trung vào lch s, văn hóa, kho c hc, ngh thut, triết hc, thin đnh, nhân chng hc, xã hi hc, thn hc, triết hc, thc tin, nghiên cu so sánh liên tôn và các môn hc khác liên quan đến Pht giáo.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học, một Tạp chí Chuyên ngành được Thư viện Quốc hội Mỹ bảo trợ cấp bản quyền Nghiên cứu. 
Tạp chí Xuất bản ở cả phiên bản in và trực tuyến.

Chúng Tôi hy vọng bạn sẽ xem xét việc gửi bài viết của mình để được xem xét bởi Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Thông báo chấp nhận trong vòng 5 - 7 ngày kể từ ngày nộp bản thảo.
Gi bn tho ca bn cho Ban biên tp ti email:
info@jbspress.com 
Hn chót: Ngày 27 tháng 10 năm 2020
Ngôn ngữ Viết Nghiên cứu: Tiếng Anh (English)
Viếng thăm trang web của Tạp chí để biết thêm thông tin:
www.jbspress.com

Trên quý Ngài, Học giả, Thầy giáo, Phật tử, Nghiên cứu sinh cùng tham khảo và gởi Tác phẩm viết Nghiên cứu của mình đến Tạp chí tại email: info@jbspress.com

Những nghiên cứu đóng góp là một trong những cách thức vận hành sự truyền bá Phật học đến công chúng một cách chuyên môn hàn lâm trong bối cảnh của Mỹ, nơi đó chúng ta cùng nhau thực hiện hoài bảo phụng sự trong tinh thần ứng dụng đạo pháp của người Phật tử vào đời sống xã hội. 

Trân trọng,
An vui,
Cung kính,


Tạp chí nghiên cứu Phật giáo/ Journal of Buddhist Studies

Sunday, July 26, 2020

Tuệ Sỹ: Dù Phật xuất hiện hay không xuất hiện Pháp tánh vẫn vậy

Dù Phật xuất hiện hay không xuất hiện 

Pháp tánh vẫn vậy

Tuệ Sỹ

Pháp thoại của thầy Tuệ Sỹ trong Lễ mừng Phật đản PL.2550 trên Aksadhatu Institute
Thích nữ Quảng Đoan lược ghi

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính thưa quý Thầy, quý Sư cô và các Phật tử.
Hôm nay, chúng ta vào đây để làm lễ kỷ niệm Phật đản. Tuy buổi lễ tổ chức trong phạm vi phòng học nhỏ thế này nhưng nghi thức vừa được cử hành rất trang trọng. Lớp học của chúng ta bị gián đoạn một thời gian dài, nhưng cái phòng học này vẫn quen thuộc với chúng ta.
Vào đây, tôi có cảm giác là ở đây chúng ta đang dấn thân vào một môi trường đấu tranh. Ngoài cái phòng học mà chúng ta đang nói còn có rất nhiều phòng học khác; có hàng chục, hàng trăm cái và hàng trăm, hàng nghìn người chen chúc nhau trong cái không gian rất nhỏ trên mạng lưới toàn cầu này. Môi trường đấu tranh ở đây rất khốc liệt. Ngay trong phạm vi mà chúng ta đang nói đây, với không khí được cảm nhận là trang nghiêm này; thì bên ngoài kia còn có vô số những tiếng nói khác: tốt có, xấu có, thiện có, ác có, cao thấp sang hèn… đủ mọi thứ trên đời. Ngay cả trong những giảng tòa Phật pháp qua mạng lưới toàn cầu này vẫn có những sự cạnh tranh với nhau; đạo tràng này cạnh tranh với đạo tràng kia, tuy rằng cùng hướng đến một mục đích được nghĩ tưởng là giảng truyền Phật pháp. Nó cho chúng ta thấy có một quy luật khó mà vượt qua được – Đó là sự cạnh tranh để tồn tại; cạnh tranh bên ngoài, cạnh tranh cả trong nội bộ. Những quy luật cạnh tranh, va chạm, tiếp xúc và tan vỡ, đó là những định luật của pháp hữu vi buộc chặt chúng ta trong thế giới hận thù, nghi kỵ. Bằng trí tuệ hữu lậu, chúng ta không thể nghiệm được bản chất ấy của pháp hữu vi; nên khi dấn thân vào đời, chúng ta tự biến mình thành một nhân tố của đấu tranh ở đời; khiến cho trường đời đấu tranh càng trở nên khốc liệt hơn nữa.
Những người học Phật như chúng ta đến với Phật pháp để tìm sự an lạc. Có điều, tất cả chúng ta đều trải qua một chiêm nghiệm rằng, cái an lạc mà chúng ta tìm thấy có lẽ quá ít, trái lại những cái phiền muộn, hay nói cách khác là những sân si phiền muộn, những cái đó còn quá nhiều chung quanh chúng ta. Nguyên do bởi đâu?
Chúng ta học Phật, chưa thể học với cái tâm vô lậu được, mà còn phải học với cái tâm hữu lậu; đó là điều tất nhiên vì khi tất cả chúng ta còn là phàm phu. Tâm hữu lậu là cái mà đụng tới vật gì thì nó làm cho vật đó càng thêm vấy bẩn. Như mang cái khăn bẩn mà lau chùi thì không làm cho đồ vật sạch hơn, mà trái lại càng làm cho bẩn thêm. Chúng ta nói là mình học đạo và phụng sự đạo nhưng thực tế là đang làm rối đạo.
Đức Phật sau khi thành đạo, trước khi thuyết pháp, Ngài nói thế này: “Dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện thì pháp giới này vẫn thường trú; pháp trụ, pháp vị vẫn như vậy.”  Đó là pháp tánh thâm sâu mà trí phàm phu của chúng ta không thể hiểu hết. Nhưng điều cơ bản nhất mà đức Phật nói: Luật thế gian là vậy, thiện ác, xấu tốt đều theo quy luật của nó. Đó là luật quan hệ duyên khởi, quan hệ giữa cái này với cái kia. Cũng đất, đá, cát sỏi đó, nhưng với bàn tay thiện nghệ thì chúng được sắp đặt trong mối quan hệ khéo léo để làm nên những tượng Thánh, nhưng với những bàn tay thiếu tài năng thì chỉ làm thành những cái chướng mắt kỳ quái mà thôi.
Trong này, khi chúng ta suy nghĩ việc làm của mình, khi chúng ta đi vào học Phật, đi vào những môi trường đạo tràng, hầu hết đều mong rằng môi trường của chúng ta được êm đẹp và đem lại sự an lạc cho mọi người. Nhưng tới một lúc nào đó, bất chợt chúng ta thấy rằng chính mình cũng trở thành đối tượng của mọi tranh chấp và là nguyên nhân của mọi tranh chấp, là đầu mối của bất an; có ai suy nghĩ để thấy mình đang sai lầm và sai lầm từ chỗ nào? Rất tiếc, chúng ta không thấy được điều đó, mà quy trách nhiệm cho người, cho hoàn cảnh.
Chúng ta học Phật, phải nên như người mới học cắm hoa. Thầy dạy thế nào, người học làm theo thế ấy, cho đến khi thành thạo, nắm vững nguyên lý nghệ thuật và bản chất của hoa. Không phải tất cả chúng ta đều có đủ trí tuệ vô lậu để thực hành Phật pháp, nhưng lại thường xuyên viện lý “tùy duyên bất biến” để rồi tùy tiện hành xử, khiến cho những lời dạy của Phật được hiểu lệch lạc, dẫn ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Hy vọng rằng, chúng ta học những điều Phật dạy không phải là chấp chặt chữ nghĩa, nhưng trước khi chưa nắm vững được chữ nghĩa thì khoan tự giải thích theo ý mình. Chúng ta đã biết, truyền thống Trung Hoa thường theo truyền thống Thiền, “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” – coi văn tự chỉ là phương tiện. Song, các Tổ sư cũng dạy lại câu nói mà chúng ta cần suy gẫm: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan” – căn cứ theo kinh mà giải thích từng chữ, từng nghĩa thì đó là chúng ta vu oan cho ba đời chư Phật; và “ly kinh nhứt tự tiện thành ma thuyết” – rời kinh một chữ để mà giải thích theo ý mình thì cái đó trở thành ma thuyết. Không học Phật, không đọc kinh điển, làm theo kiến thức nông cạn của mình, mà tự nghĩ rằng ta đang phụng sự Phật pháp bằng phương tiện tùy duyên để đấu tranh với đời, thế thì cũng khó mà biết được cái nào tà, cái nào chánh, cái nào ma, cái nào Phật? Thôi thì cứ tạm thời bằng lòng với trí tuệ thấp kém của mình; cố hiểu theo văn tự rồi sau mới tự giải thích, tới một lúc nào đó đủ khả năng thì mới “tùy duyên bất biến”. Bằng phương tiện, chúng ta tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh mà thực hiện Phật pháp. Song để đạt đến trình độ “tùy duyên bất biến” thì chúng ta phải biết rằng, trong quá trình tu chứng, chúng ta phải trải qua hai a-tăng-kỳ kiếp, đến a-tăng-kỳ kiếp thứ ba mới đạt đến địa vị “tùy duyên bất biến” của hàng Bồ-tát. Cho nên, chúng ta phải thận trọng với cái tùy duyên bất biến này. Nếu không, như trong thực tế, chúng ta đã thấy rồi, đa số nói “tùy duyên bất biến” mà thực chất là biến hết. Vì tâm ta đang là đất bùn chứ không phải kim cang bất hoại. Đất, đá, sỏi, cát… tùy theo bàn tay của con người, nó biến thiên hình vạn trạng, biến thành Thánh, biến thành phàm, không có cái gì là không biến, tùy theo điều kiện mà nó biến hóa; chỉ trừ khi đạt đến Phật tánh, thấy rõ chân tâm thì lúc đó mới nói được rằng “tùy duyên bất biến”.
Đấy là điều mà chúng ta mượn giáo lý Phật, mượn chữ nghĩa rồi giải thích theo ý mình, làm theo ý mình và cho rằng đó là chân lý. Chính chỗ này, chúng ta tạo ra những va chạm không thể tránh được, biến trường học Phật thành trường tranh chấp quyền lợi như thế gian. Điều này, chúng ta cần phải nghĩ lại; mỗi người trong chúng ta đều có đóng góp vào đó một phần.
Trong buổi lễ Phật đản hôm nay, quý Thầy, quý Cô và quý Phật tử dành cho Tôi vài phút để nói chuyện. Tôi cũng không có điều gì để nói nhiều hơn, chỉ lập đi lập lại những điều chúng ta đang học, có thể là chắp lại những điều mà chúng ta đã học. Chỉ mong rằng, những điều mà chúng ta học từ Phật, đó là từ bản thân những giáo lý vô lậu, giáo lý đem lại an lạc; không biến những cái mà chúng ta đang học trở thành những cái tranh chấp hận thù, không biến giáo lý thành những cái nguyên nhân của tranh chấp hận thù; không để trường học Phật trở thành sân khấu tranh giành quyền lợi với thế gian. Giống như chúng ta lau chùi tượng Thánh, chớ để cho khăn bẩn mà vô tình làm hoen ố tượng Thánh. Có lẽ trong lễ Phật đản này, đây là tâm nguyện riêng, suy nghĩ riêng của tôi. Mong rằng, trong các Thầy, các Cô, các Phật tử có thể chia sẻ những điều này, thì đây cũng là điều mà Tôi cũng cảm thấy rất là hoan hỷ.
Trước khi dứt lời, nhân mùa Phật đản, cũng xin kính chúc quý Thầy, quý Cô và quý Phật tử suốt mùa Phật đản và cả thời gian sau này luôn luôn an lạc, sống trong sự hòa bình an lạc của Phật. Xin lập lại câu nói trong kinh Pháp cú:
Hạnh phúc thay chư Phật xuất hiện
Hạnh phúc thay Chánh pháp được tuyên dương
Hạnh phúc thay chúng Tăng hòa hợp
Hạnh phúc thay các đệ tử Phật cũng hòa hợp và tu hành.
Xin kính chào quý Thầy, quý Cô và các Phật tử.
[Tập san Pháp Luân – số 27, tr.10, 2006]

Thursday, July 23, 2020

A SONG OF COMPASSION AND COURAGE


A SONG OF COMPASSION AND COURAGE

In Honoring the Most Venerable Thich Quang Do

The Most Venerable Thich Quang Do is the amongst the supreme leaders
Of the most venerable monks in Vietnamese Buddhism in modern times.
He chooses compassion over the vicious evil world
Bringing wisdom to transform hatred, greed, ignorance, and attachment
He is often alone in spite of the time
Bringing love and transformation over ignorance and the communist government
Bringing the teachings of the Buddha to sow all over places and beings
He makes the vows and commitments of a Bodhisattva
In the name of Bodhisattva, he has leisurely escaped the Circle of Depression
He also brings Mahayana thoughts into everyday life.
For the homeland, the nation, and the miraculous Dharma
He is sometimes, as a Lion roars gallantly
He explicitly claimed and fought for the right to freedom of life
of the Unified Buddhist Church of Vietnam and the human right in Vietnam.
Now the body has returned to the ground
His great mind and heart still linger over thousands of lives!
Thầy left as a crane peacefully flying across the sky
Leisurely over the hills of life and death.

Paying the homage of the Most Venerable Quảng Độ
Respectfully yours

Phe Bach
Hãy đọc tiếng Việt ở đây: Bản Bi-Hùng