Tuesday, March 1, 2016

MẸ VÀ HOA MỘC LAN - Our Mother and Magnolia

Our Mother was in front of the Magnolia's blooming in the backyard last spring. Photo: BXK
MẸ VÀ HOA MỘC LAN

Năm rồi Mộc Lan nở
Mẹ mỉm cười như hoa
Tình Mẹ đẹp muôn thuở
Sao dòng lệ ướt nhoà!

Mẹ ơi! Nhớ Mẹ quá...

OUR MOTHER AND MAGNOLIA

This time of year, the Magnolia blooms
Our mother, like the flowers, keeps smiling
Motherly love is forever
How come the tears blur my eyes?

Mommy! We're still mourning you...

Monday, February 29, 2016

Pictures at CTA's Good Teaching Conference - Thuyết trình Mang Chánh Niệm vào Lớp Học

Pictures at CTA's Good Teaching Conference - Thuyết trình Mang Chánh Niệm vào Lớp Học

Sharing a few pictures of the Mindful Leadership - A Mindfulness-based workshop for all educators at the CTA's Good Teaching Conference South in Garden Grove, CA.
Vài hình ảnh trong buổi Thuyết trình Mang Chánh Niệm vào Lớp Học at CTA's Good Teaching Conference at Hyatt Regency in Orange County, CA.  

Teaching teachers on how to meditate! Hướng dẫn Giáo chức ngồi Thiền.
Chánh niệm cần thiết để chinh phục 'tâm vương ý mã' - Giáo viên đang dạo Internet for 2 mins để nhận ra 'tâm mình là khỉ!
To prove that our mind is like a monkey, thus we need to be Mindful even when we are online. It is what we feed to it.




Chia sẻ một vài hình ảnh đẹp của Việt Nam trước khi thuyết trình. Sharing a few pictures of Vietnam before the presentation. Photos: BXK

Some of the content can be found here in English
http://phebach.blogspot.com/2015/07/a-speech-for-california-teachers-summit.html

For Vietnamese version, please click here
http://phebach.blogspot.com/2015/10/phuong-phap-thuc-hanh-chanh-niem-trong.html

Tuesday, February 23, 2016

XIN HÃY CÙNG NHAU!

Lễ Khai Mạc Đại Hội Huỳnh Trưởng Miền Liễu Quán, nhiệm kỳ V (2016-2020). Photo - Tôn Thất Đông.

XIN HÃY CÙNG NHAU!

Đôi mắt ai cay cay
Chưa bao giờ buồn thế

Và những đều có thể
Ta nói không nên lời

Giữa những nỗi chơi vơi
Tìm về trong cõi vắng
Khi tâm ta tĩnh lặng
Sẽ nhận thấy chính mình

Có những buổi bình minh
Chim líu lo ca hát
Giữa cách đồng Bát ngát

Bao nguồn xanh nhiệm mầu

Ở tận cùng khổ đau
Cũng có mầm hạnh phúc
Người như sông có khúc
Thấy dòng chảy nhân sinh
 

Đời sống bao nghĩa tình
Có gì đâu còn mất?
Giữa cõi đời tất bật
Bi-Trí-Dũng đồng hành!


Cuộc sống quá mong manh
Tấm lòng ta dâng hết
Và nếu mai ta chết
Nụ cười mỉm trên môi!



Hình ảnh Đại hội Huynh trưởng GĐPT Miền Liễu Quán, nhiệm kỳ V (2016-2020) - Htr. Tôn Thất Đông.

Monday, February 22, 2016

TA BIẾT - I KNOW



TA BIẾT

Ta biết mi bọ rùa
Gặm nhắm tàn dãy bí
Ta vì đời thiệt hơn
Khổ nhọc mòn tâm trí

Ta biết mi là dế
Cắn đứt chân cà non
Ta vì đời đổ lệ
Nên phong kín nỗi hờn

Ta biết mi là giun
Chui dưới tầng đất thẳm
Ta vì đời thiệt hơn
Đêm nằm mơ tóc trắng.


Rừng Vạn Giã 76

(Thơ Tuệ Sỹ)



I KNOW

I know that you are the ladybugs,
chewing and destroying the pumpkin,
Because of life, I am more realistic,
even though my heart and mind are more exhausted.

I know that you are the crickets,
biting off the young tomatoes,
Because of life, I am shedding tears
and sealed the notion of hatred.

I know that you are the worms,
slipping under the deep wet soil,
Because of life, I am more realistic.
At night, dreaming of white hair.

Tue Sy
Van Gia Forest 76
Translated by Phe Bach

Friday, February 19, 2016

HOA LAM


HOA LAM
   Thân tặng những ai đã và đang mặc áo Lam

Hoa Lam tuyệt đẹp
Em mặc dài Lam,
Cài hoa Sen trắng
Em đi trong nắng

Gió cũng theo về
Cùng mái tóc thề
Nghiêng nghiêng giấc mộng
Anh mơ gió lộng

Hôn mãi nồng nàn
Dáng ai dịu dàng
Màu áo dài Lam
Với hoa sen trắng

Đời thêm chút nắng
Sởi ẩm nhân sinh
Em như bình minh
Mang niềm vui đến

Để ta thương mến
Màu lam thân yêu
Đời càng mỹ miều
Với Hoa Sen Trắng.

Tâm Thường Định

Tuesday, February 16, 2016

TỰ SOI ĐƯỜNG

Thả diều cùng hai con! Photo BXK
TỰ SOI ĐƯỜNG

Đèn máy bay chớp nhá
Đâu phải để dẫn đường
Chỉ người thấy mà thương
Tránh dùm không bị nạn 

Ôi cuộc đời hữu hạn
Tự làm sáng tâm ta 
Vượt thoáng những tầm xa
Trong ngần tâm vô trụ!

Monday, February 8, 2016

Our first Tết, Vietnamese New Year, without Mom--the Embodiment of Compassion



Our first Tết, Vietnamese New Year, without Mom--the Embodiment of Compassion


Tết or Vietnamese New Year is like the Americans’ version of New Year’s Day, Christmas, Easter, and Thanksgiving combined. This priceless festival usually lasts from at least three to seven days, and represents purity and renewal not only in the families and communities but also in the universe. Vietnamese New Year brings a message of thankfulness, rejuvenation, renewal, hope, and optimism.


This year, we celebrate without our beloved Mother, Ai Tran, who along with our Father, Long Bach, brought us to this freedom and compassionate country, the United States of America from the war-torn native tongue homeland, Vietnam. On June 18th, 1991, we immigrated to this country and settled in Lincoln, Nebraska, where our Mom worked in the cleaning garment business until she retired and moved to Sacramento, CA. She just passed away on September 22nd, 2015.



Thanks to our parents, especially our Mother, we have a special family tradition in our family during this time of year. As Buddhists, we come to the temple to pray for world peace, paying gratitude and well wishes to the elders in families, enjoy traditional food, the heavenly music, the joys and laughter. But more importantly, it is the time for the well wishes, doing charities, and praying for peace for our community and world peace. And our Mother ensured we do just that in this blessed season with joy, happiness, and loving-kindness (metta). Mother is the source of unconditional love, who provides comfort, security, and joy every day to all eight of us. I wrote this poem to honor her.


MOTHER LETTING GO OF HER HAIR -- LOVING HER FOREVER


Mother always lives her life the way it should be:

Caring, loving, with devotion and tolerance.

All mothers' love mortifies The Cradle by Berthe Morisot:

It is the embodiment of


Poetry,

Landscape,

Seascape,

Soundscape.

Mother's life is packed with a compassionate heart and mind.


Today, letting go of her hair, she lets go of all negativities;

The seed of Bodhi sprouts awakening, in homage to Buddha.

Oh! Mother, may you live so our lives undergo less suffering.

Even though we understand impermanence,

mother's shore is beckoning

this human realm always, dreamable nonetheless unpredictable.


We wish to still have you, 

Mother! Even so thin and skinny you have turned out to be,

We wish to still have you, Mother, 

in order for us to understand the ups and downs of this human realm.

Let go of this hair – let go of this realm

with love and peace.


           Our mother was born on December 20, 1934 in Vinh Hoi Village, Phu My District, in the Binh Dinh Province, a beautifully romantic coastal province located in the central region of Vietnam. She was always soft spoken, gentle, patient, modest, and willing to make sacrifices. Our parents were married for a little over 60 years via pre-arranged marriage. Their love grew with time while they cared, nurtured, and passed on the beautiful culture, heritage, and humane values to every one of us. Our Mother, like all mothers, is the embodiment of compassion and of love.

            To us, our Mother is beyond wonderful. It seems impossible to fully describe how much my mother loved and cared for us. Her love is a sweet miracle. My mother is a pure stream, as shiny as a thousand stars, as peaceful as the sounds of bells and praying. She is a Bodhisattva, as vast as a rice field, as great as the taste of fresh air from our village. She is as great as the scent of herbs, as great as a Vietnamese lục bát poem. 

            "My dear Mother! We don’t have enough words to describe you! Your love is immense and it overwhelms our lives. How can we use the limit of language or the finite words to write about the infinite love of our mother?" 

            The day our mom passed, our hearts just broke and filled with sorrows. But we were in the realization of impermanence, and at ease when our own children began to understand the important concepts in Buddhist teachings. After nearly 24 hours of our Mother's passing, I went home and picked my sons up from the hospital. I was hungry and about to eat some food, when the thought of offering a bowl of food to our mom first before eating brought tears to my eyes. The tears just kept flowing down my cheeks. My wife comforted me, but the one who reminded me that this life is impermanent was our own 9-year-old son, Khang. He said, "It is normal, daddy. Everyone dies. Our grandmother died, you will die, mommy will die, and I will die, too. Don't be sad." Because life is impermanent, that is why our Mom and us are actively loving, living, and contributing more to this life. Our Mother lived a very beautiful life, and so was her passing. It was beautiful in the beginning, it was beautiful in the middle, and it was beautiful in the end. 

         Comes and goes as the moonlight always shines above our head

         Departing in peacefulness rhythms with the Buddha’s Name.

         (Đến đi trăng sáng trên đầu                       


         Thong dong tự tại nhiệm mầu Phật ngôn).



            We recognize that our Mother still lives in us, her children and grandchildren, as Zen Master Thich Nhat Hanh said, "MOTHER, YOU CONTINUE WELL IN ME!" Our Mothers' hope, ambition, trust, love, and virtues will live on in her children and grandchildren. We will continue what Mom lived by her examples, speeches, and actions. So, Mom, please take your leisure journey to the realms of Amitabha Buddha.

       Mother is vast -- the realms of compassion

  Just the cloud flows over the mountain to escape its impermanence

       Amitabha Buddha is your native land

       (Mẹ mênh mông cõi từ bi

       Mây qua đỉnh núi thoát ly vô thường

       Di Đà đất Phật quê hương)

           Our dearest Mother! Dad, all of us and our families are paying our last gratitude and respect in this earthly realm. This holiday season, we are celebrating without your physical form, but you are here with us in the spirit. We will continue our tradition of living and working together to elevate many forms of suffering and pain. We are bringing mutual respect, understanding, and compassion. 

May all of us be safe. May all of us be well in a year filled with peace and happiness in our communities and in the world.


Happy New Year to all.



Friday, February 5, 2016

Những bài viết cũ về XUÂN trên THƯ VIỆN HOA SEN

Monday, February 1, 2016

Lãnh đạo chánh niệm: khai triển chuyên môn dựa trên nền tảng chánh niệm cho các giáo viên, những nhà giáo dục và các nhà quản trị


Lãnh đạo chánh niệm: khai triển
 chuyên môn dựa trên nền tảng chánh niệm cho các giáo viên, những nhà giáo dục và các nhà quản trị 

Nghiên cứu cho thấy rằng thiền định chánh niệm và cách tiếp cận dựa trên chánh niệm nâng cao hạnh phúc, sự bình an, sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất cho những người thực hành, bao gồm các nhà giáo và các nhà quản trị. 

Cuộc hội thảo này giới thiệu nghiên cứu và các ứng dụng thực tiễn của các giải pháp tiếp cận dựa trên nền tảng chánh niệm vào lớp học để giúp giáo viên và học sinh kiểm soát sự căng thẳng tinh thần và cảm xúc của mình, giúp họ bình an hơn và làm tươi tỉnh năng lượng của họ. 

Các bài thực hành đươc thiết kế cho tất cả các giáo viên, những người làm giáo dục và các nhà quản lí, và giúp họ, những người đang thực tập trở thành những cá nhân từ bi và chánh niệm hơn. Nền giáo dục của chúng ta cần chánh niệm và toàn diện hơn—xin hãy bắt đầu từ mỗi chúng ta và các lớp học của mình. 

Những cuộc hội thảo này đưa ra những phương thức cụ thể, như đi thiền hành, tập thiền định, và chia sẻ sự thực hành tốt nhất dựa trên thực tế. Chúng cũng yêu cầu chúng ta mặc những bộ quần áo thoải mái, sẵn sàng phản chiếu chính mình và mở rộng đầu mắt. 
Các huân tập chuyên môn dựa trên nền tảng chánh niệm này hi vọng sẽ chuyển hóa các cá nhân và không khí lớp học trong khi xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ  giữa các cá nhân với nhau. 
Cuộc hội thảo cũng chia sẻ những nét đặc trưng từ một khía cạnh khác--lãnh đạo tinh thần và chánh niệm: một kế hoạch để sống tốt hơn, hướng đến sự hài hòa và bình yên trong mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội!

Phần 1: Mục tiêu.
Tất cả những người tham gia sẽ học về: 
  1. Chánh niệm là gì? Thiền định chánh niệm là gì?
  2. Lợi ích của thiền định chánh niệm?
  3. Giới thiệu các loại chánh niệm.
  4. Làm thế nào để thực hành thiền (hình thức thiền định thân thể và thiền định nội tâm)
  5. Chánh niệm giúp ích trong việc dạy học như thế nào?
  6. Xu thế hiện nay và sự thực hành tốt nhất trong giáo dục?

Phần 2: Mục tiêu. 
Tất cả những người tham gia sẽ học về:

  1. Lý thuyết và nghiên cứu về các giải pháp tiếp cận dựa trên chánh niệm là gì?
  2. Làm thế nào để nâng cao hạnh phúc, sự bình yên và sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc cho những người thực tập/các nhà giáo dục/các nhà quản trị?
  3. Thực hành thiền định (hình thức thiền định thân thể và thiền định nội tâm)
  4. Bài tập thể dục dựa trên chánh niệm
  5. Xu thế hiện nay và thực tiễn ứng dụng tốt nhất trong giáo dục

Phần 3: Mục tiêu. 
Tất cả những người tham gia sẽ học về:
  1. Sự thực hành dựa trên chánh niệm xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ giữa các cá nhân 
  2. Các bài tập thực hành cơ bản về chánh niệm như di chuyển chánh niệm, bài tập thiền định và chia sẻ thực hành tốt nhất dựa trên thực tế
  3. Nghiên cứu về Lãnh đạo tinh thần và lãnh đạo chánh niệm
  4. lên kế hoạch để sống tốt hơn, hướng đến sự hài hòa và bình yên trong mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội!
Dịch bởi: Thuỳ Trang.

GIỮA CÓ VÀ KHÔNG

Autumn - Photo- Sacramento Dharma Center

GIỮA CÓ VÀ KHÔNG

Ôi những vật vô tri
Ẩn mật ngôn ngữ Thiền
Những khi ta nhận biết
Khoảng trống rõ ràng thêm

Trong tĩnh lặng của đêm
Trong âm ba của ngày
Rõ ràng ta thường biết
Thương người ta thương ta!

Friday, January 29, 2016

MÂY TRĂNG BAO NHIÊU TUỔI?

Nguồn internet.

MÂY TRĂNG BAO NHIÊU TUỔI?

Mây bồng bềnh phía dưới
Trăng vời vợi trên cao
Khoảng không tự thuở nào
Ồn ào và thanh tịnh

Khi tâm ta chưa định
Phản ứng lẽ tất nhiên
Mây trăng tuổi thần tiên
Ta cũng cùng nhiêu tuổi.

Cảm hứng trên máy bay từ LA về Sacramento.

Wednesday, January 27, 2016

Mẹ Việt Nam Vẫn Cạo Ngao Sò

Screen shot on YouTube. 
Mẹ Việt Nam Vẫn Cạo Ngao Sò
Mẹ Việt Nam vẫn cạo ngao sò để sinh sống
Vẫn bán ve chai, vé số nuôi thân
Tuổi trẻ ơi, Tổ quốc ta xin hãy bám lấy thật gần
Đừng bao giờ thờ ơ trên quê hương đất Mẹ!

Người Mẹ Cào Ngao
Nếu còn ở Việt Nam, có lẽ tôi sẽ không thể ăn sò, ngao, hến nữa. Chất ngọt ngào của những hải sản tôi rất thích này sẽ tan mất khi nhớ lại đoạn phim “cụ già cào ngao trên bãi biển Cửa Lò” được dùng làm nền cho nhạc phẩm Mỗi Mùa Xuân Thêm Một Lần Dối Mẹ này. 
Tôi viết bài thơ dành tặng mẹ tôi trong dịp xuân về, sau đó anh Nhật Ngân phổ và năm ngoái Bảo Khánh hát, nhưng mẹ tôi không khổ như người mẹ trong đoạn phim mà chúng ta đang xem. Đoạn phim làm người xem nếu còn chút tình người, tình đồng bào, tình mẹ con, sẽ nghe lòng mình tan nát. 
Đất nước “độc lập, tự do, hạnh phúc” đã hơn 40 năm nhưng trên ba miền còn rất nhiều người mẹ chịu đựng những ngày cuối của kiếp người trong đắng cay như thế. Lẽ ra và lẽ ra ….
Đoạn phim có tới gần 2 trăm ngàn lượt xem và ba ngàn rưỡi lượt “share”, nhưng thành thật mà nói, không phải do bài thơ hay bản nhạc mà vì đôi chân mẹ gầy như đôi chân một hải âu già đang cố bám lên bờ cát và chiếc lưng mẹ cong như tấm bản đồ Việt Nam đang rách nát tả tơi. Những hình ảnh đau lòng đó như cây kim chích vào tim người xem. 
Một người thân của tôi tìm hiểu và biết mẹ cào ngao ở bãi biển Cửa Lò, Nghệ An. Chi tiết trong tin này http://vnn.vietnamnet.vn/blogviet/2007/07/720495/
Bản tin đưa ra lần đầu từ 2007. Chín năm qua rồi, không biết mẹ còn sống nổi với đói khát, nắng mưa, bịnh tật. Các bạn ở Việt Nam, có thể ghé bãi Cửa Lò tìm hiểu thêm và báo cho nhau biết để xem, nếu mẹ còn, có thể giúp được gì cho mẹ theo khả năng và điều kiện của mình."

Lời tâm sự của anh Trần Trung Đạo

and the comments http://vnn.vietnamnet.vn/blogviet/ketnoi/2007/07/722664/

Tuesday, January 26, 2016

Tuyển Tập Thơ “TÂM TRONG”: Khi 10 Nhà Thơ Hội Ngộ (Nguyên Giác Phan Tấn Hải)



Tuyển Tập Thơ “TÂM TRONG”: Khi 10 Nhà Thơ Hội Ngộ
Nguyên Giác
Xin mời đọc hai dòng thơ lục bát sau:
Khom lưng nhặt hạt bồ đề
Hỏi tâm mới thấy tỉnh mê kiếp người…
Đó là thơ của thi sĩ Nguyễn Thanh Huy ở trang 152, trong tập “Tâm Trong” – một tuyển tập thơ đầy đạo vị, và cũng là một cuộc hội ngộ hy hữu, của 10 nhà thơ.
Trong những ngày Xuân, không gì vui hơn là đóng vai độc giả để lắng nghe cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ (và hiển nhiên, may mắn là, ngồi đọc sẽ đỡ mệt nhọc hơn là “khom lưng nhặt hạt bồ đề”)…
Và do vậy, chữ nghĩa của họ rất là phiêu bồng.
*
Tuyển tập thơ “Tâm Trong” xuất bản bởi NXB Trung Đạo cuối năm 2015, ngay trong Lời Nói Đầu đã giải thích cơ duyên hội ngộ 10 thi sĩ với những hình ảnh rất Thiền vị, rằng đây là một thuận duyên, rằng cái đẹp là quay về chính mình, rằng đây chỉ là bóng nhạn lướt qua sông, hay tựa tơ trời bãng lãng…
Trích Lời Nói Đầu do Bạch Xuân Phẻ viết, như sau:
Xin cảm ơn! Cuốn sách nằm trong tay của quý vị là một thuận duyên cho tất cả chúng ta đang có mặt với nhau, giữa người đọc và người viết. Nơi đây là sự gặp gỡ giữa những tấm lòng vị tha đang cùng hướng gần đến Chân-Thiện-Mỹ. Ai trong chúng ta đều có những nỗi niềm, kỷ niệm, hoài vọng, ước mơ và hy vọng. Chúng ta đều biết thổn thức, trăn trở, rung động hay cảm nhận trước những gì xảy ra xung quanh chúng ta. Nhưng cái khó hơn là nhận chân những gì đang xảy ra ở trong ta. Cái hay, cái đẹp, phải chăng là sự quay về với chính mình. Cho và nhận tuy hai là một. Nhận và cho tuy một nhưng hai. Vì thế giữa người đọc và người viết không có một khoảng cách, có chăng chỉ là bóng nhạn lướt qua sông hay tựa tơ trời bãng lãng. 
Cuốn sách này là một nỗ lực chung để làm văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam ngày càng phong phú hơn và được phát hành qua hệ thống Amazon, và nếu có lợi nhuận (sau khi ấn loát), số tiền lời sẽ được nhà xuất bản làm việc văn hoá xã hội. Tuyển tập này sắp đặt theo thứ tự của họ tên người viết, bao gồm: Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng-Du, Nguyễn Thanh Huy, Nguyễn Phúc Sông Hương, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn và Tuệ Lạc. Rất mong sự hoan hỷ và biết ơn của tất cả quý vị, người đọc và người viết…” (trang 5)
*
Khi 10 thi sĩ gặp nhau -- trong đó có một nhà sư (và là nhà thư pháp nổi tiếng ở San Jose) và hầu hết là các cư sĩ đã gần trọn đời gánh vác Phật sự -- ai cũng sẽ hình dung được rằng, vị cư sĩ thứ 11 sẽ từ mặt đất hiện lên (xin hiểu, đất Tâm) để hoan hỷ, tán thán về hạnh phòng hộ Tâm Trong: đó là khi nhà bình luận Huỳnh Kim Quang bước tới, đọc thơ và giới thiệu qua bài “Vào Cõi Tâm Trong” trên Việt Báo ngày 25-12-2015 – trích như sau:
"...Tâm Trong là lòng sạch như băng tuyết trên đỉnh cao chót vót, là lòng trong sáng rạng ngời như nhật nguyệt trên tầng không bao la vô tận. Như mặt hồ trong và lặng có thể phản chiếu ánh trăng trong sáng tròn đầy, tâm trong lắng xuống những ô trược để phản chiếu tự tánh thanh tịnh hồn nhiên.
Hồ tâm phẳng lặng lung linh trăng vàng.”
(Dưới Nhành Liễu Xanh, Huyền)
Nhà Phật gọi tâm đó là tâm chúng sinh, gồm có chân và vọng, thật và giả, Phật và chúng sinh. Cái tâm trong đó bao trùm tất cả các pháp, lớn thì như cõi thái hư mười phương pháp giới, nhỏ thì như một hạt bụi vi trần mắt phàm không thấy nổi. Từ tâm đó mà các pháp sinh. Từ tâm đó mà thơ ra đời. Tâm càng trong cảnh hiện càng rõ, càng nguyên sơ. Khi tâm cảnh hòa quyện lấy nhau, thơ sẽ là âm ba, là giai điệu oà vỡ trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Tâm càng trong, thơ càng vi diệu, mượt mà, sâu lắng, rung động lòng người..."(hết trích)
*
Trước tiên là thơ  Bạch Xuân Phẻ (Tâm Thường Định). Trong loạt Những Bài Thơ Haiku về Trăng, nơi Bài số 5, trang 9, trích:
Trăng thuỷ tinh lấp lánh
Lung linh mặt nước động chân nguyên
Tỉnh - quay về Phật tánh.
Hay trong bài Lời Nhắn Tình Yêu, trang 11, họ Bạch viết:
…Có ai về bến đó
Cho tôi gởi đôi lời
Phù du cười cát bụi
Ngậm ngùi miền tử sinh.
Hay là bài Vô Ngôn, trang 17, họ Bạch viết:
Kính tặng Thầy Minh Đạt
Điện Phật trầm hương tỏa
Trăng khuya soi dáng gầy
Thầy trầm tư tĩnh tọa
Vô ngôn thay cảnh này.
*
Nhà thơ  thứ nhì trong tuyển tập là thi sĩ Hàn Long Ẩn, cũng là nhà thư pháp.
Trong bài Vết Cháy Thời Gian, thi sĩ HLA nơi trang 32 viết:
Ta cắn vỡ thời gian tìm kỷ niệm
Nghe đời mình loang lỗ vết máu xanh
Mắt đã ráo khô đôi dòng lệ
Mùa thu ơi, chiếc lá mục trên cành… (hết trích)
Hay là trong bài “Ở Hai Đầu Sanh Tử” thi sĩ Hàn Long Ẩn viết: 
…Ở hai đầu sanh tử
Là cuộc mộng bắt đầu
Ta làm người lữ khách
Gánh mãi một niềm đau… (hết trích)
*
Nhà thơ thứ ba trong tuyển tập là Huyền.
Trong bài thơ tựa đề “Sư đi Sư lại về” nơi trang 65-66, được ghi là “Thay lẵng hoa tang kính dâng Giác linh Hòa Thượng Thích Huyền Quang,” nhà thơ Huyển viết, trích:
“...Cuộc đời là tạm bợ
Sư thị hiện ta-bà
Hoá thân là khách trọ
Sư gieo mầm liên hoa
 .
Nơi ao tù nước đọng
Sư gạn đục lắng trong
Từ khô cằn sỏi đá
Từng bước Sư thong dong
 .
Huyễn mộng bào ảnh thôi!
Sư hóa cánh chim trời
Băng ngang vùng bão nổi
Mưa sầu giăng muôn nơi
 .
Sư đứng bên bờ Giác
Dõi mắt về bờ Mê
Thương chúng sanh lầm lạc
Sư đi Sư lại về
.
Sư bước xuống dòng sông
Bùn nhơ hoá nước trong
Liên hoa toà nở rộng
Đưa Sư ngược bến Không
.
Không đến cũng không đi
Không tụ không phân ly
Cùng pháp giới vô vi
Sư đi Sư lại về...(hết trích)
*
Kế tiếp là nhà thơ Nguyên Lương. 
Trong bài Nói Một Lần Thôi, trang 75-76, thi sĩ Nguyên Lương viết, trích:
...Nói gì không biết nói
Người đi ta hết lời
Ngày xưa chưa dám nói
Ngày nay cũng vậy thôi
 .
Viết gì không dám viết
Mực chảy từ trái tim
Ghi xuống một vài chữ
Thật lòng ta yêu em
 .
Phải rồi: ta yêu em
Cỏ cây có biết không?
Đất trời nay chứng kiến
Ta nói rồi nghe không!
.
Ta nói một lần thôi
Úp mặt lòng bàn tay
Nhớ người sao nhớ quá
Trái tim cuồng vỡ đôi
 .
Yêu người sao khó quá!
Tháng tám trời đổ mưa
Mực khô nhỏ nước mắt
Tình khô thêm nước mưa…(hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ  Nguyễn Hoàng Lãng-Du bay bổng hơn.
Trong bài nơi trang 116, NHLD viết, trích:
Tái Sinh
Ừ, ta gió núi mây ngàn;
Đồi trăng suối chảy, tơ đàn mưa bay.
Lối xưa vang tiếng hạc gầy,
Có con bướm lạ chờ ngày hóa thân. (hết trích)

Hay là bài nơi trang 120, NHLD viết, trích:
Trăng Hạnh-Phúc
Mở trang sách đọng trầm hương,
Cái tình hư-ảo như sương khói mờ.
Tìm trăng thấy cõi bơ-vơ,
Ai ngờ trăng ngủ trên bờ vai em. (hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn-Phúc Sông Hương qua bài Buổi Chiều Đàn Trâu Nhớ Con, nơi trang 130 đã viết, trích:
Không phải chim gõ kiến
Gõ gỗ trong rừng sâu,
Là tiếng mõ bản Thượng
Chiều về gõ gọi trâu.
  .
Trại tù vang tiếng kẻng,
Thằng chăn thúc bước mau.
Đoàn tù đi bước chậm
Bầy trâu gầy chờ nhau.
. 
Đàn trâu về bản Thượng,
Tiếng nghé kêu lạc bầy.
Tim người tù đau đớn
Tưởng con mình đâu đây!
. 
Không phải chim gõ kiến
Gõ gỗ trong rừng sâu,
Tiếng mõ và tiếng kẻng
Chiều về gõ gọi trâu. (hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Thanh Huy (Cổ Ngưu) luôn luôn quan tâm về những cõi bờ sinh tử. Trong bài Xác Thân Rồi Cũng Xa, nơi trang 153, NTH viết:
Người qua rồi một thuở,
Ta mất đi hình hài
Cõi lòng ta tan vở
Đêm buồn giữa trần ai.
 .
Từ khi ta thấy có, 
Là không đang đợi chờ
Vốn chẳng dừng lại đó,
Nên đời mãi ước mơ.
.
Thời gian thì vẫn thế,
Chỉ có ta thấy già,
Đêm buồn ngồi kể lể,
Một mình ta với ta.. .
.
Lửa tàn theo điếu thuốc,
Khói buồn chẳng bay xa,
Có không rồi cũng vậy,
Nghĩ chi cho mau già.
.
Lời xưa thầy đã dạy
Đây là cõi ta bà,
Hơn thua gì cho mệt,
Xác thân rồi cũng xa... (hết trích)
*
Kế tiếp là nhà thơ Phan Thanh Cương, trong bài Lời Ru Xanh, trang 168, ghi nhận:
Ngoài kia ngọn cỏ lay
Giữa trời cao đất rộng 
Viết câu thơ về mẹ 
Ngọn cỏ về trên tay
Mẹ để màu cho cây
Mẹ để lời cho gió 
Mẹ ơi! cây và gió
Lời ru xanh nơi này
Để con làm nắng ấm
Mẹ qua hết đêm đen 
Để con làm hoa nở
Mẹ qua hết đông dài
Có con chim ngây thơ 
Tưởng đo được trời rộng 
Có áng mây vu vơ 
Vẽ lên hình hài mẹ
Thơ bằng lời ru xanh
Tình mẹ mênh mông quá 
Suốt ngàn năm qua đi 
Mà sao thơ không thành. (hết trích)
*
Trong khi đó, nhà thơ Trần Kiêm Đoàn rất mực lãng mạn, qua bài tựa đề “40 – Valentine” nơi trang 194-195, với ghi chú rằng, “Viết tặng Lê, 40 năm ngày cưới của chúng ta.” Bài thơ trích như sau: 
Nhổ vài cọng râu bạc
Anh ngỡ mình bớt già
Nhuộm đường ngôi tóc trắng
Em nghe mình trẻ ra
 .
Nhấm cốc rượu sương pha
Ta nhen hồng cảm xúc
Chân chim từng khóe mắt
Tuổi xuân gần hay xa
  .
Gọi bình minh thịt da
Chút phấn hồng tươi mới
Nhớ giọng nói tiếng cười
Nếp nhăn đời xa lạ
  .
Ngày Tình Yêu hôm nay
Bốn mươi năm Ngày đó
Sông xuôi về nỗi nhớ...
Những mùa Valentine… (hết trích)
*
Cuối cùng là nhà thơ  Tuệ Lạc (Nguyễn Điều).
Trong bài tựa đề Say Trăng, thi sĩ Tuệ Lạc viết, trích:
“...Lắm lúc ta nhìn trăng dưới ao.
Lung linh…không biết ấy trăng nào?
Bấy nhiêu đáy nước, bao gương nguyệt…
Trăng cũng nhiều như những ánh sao?
.
Trăng ở quê nhà, trăng chứa thơ.
Ngày xưa ta vẫn khóc trăng mờ.
Chừ trăng đất khách, trăng hoang lạnh.
Ta vẫn nhìn trăng, dạ ngẩn ngơ….”
Có thể nói thêm gì về tuyển tập thơ “Tâm Trong”?  Nơi đây xin mượn lời nhà phê binh Huỳnh Kim Quang:
“Đọc từng trang của tuyển tập thơ Tâm Trong, tôi thấy như mình đang bước vào một vườn hoa văn học với vô số những kỳ hoa dị thảo đang khoe sắc thắm tươi và tỏa hương ngào ngạt. Đọc từng câu thơ của Tâm Trong lòng tôi cũng nhẹ bớt đi phiền não lao xao của cuộc sống đời thường, và thấy tâm mình cũng trong theo với những vần thơ trong vắt của mười tác giả. Điều may mắn của tôi là có thể đọc được những bài thơ hay của mười tác giả trong một tuyển tập mà không cần phải mất công tìm tòi ở đâu xa để đọc và thưởng thức. Quả tình, nếu không đọc được Tâm Trong thì chưa chắc tôi đã có duyên để đọc thơ của tất cả những nhà thơ có mặt trong tuyển tập thơ này.
Lời bình trên là đầy đủ vậy. Không dễ có cuộc hội ngộ của 10 nhà thơ với tâm hồn trong vắt như thế.
Độc giả có thể đọc một số trang và đặt mua tuyển tập này ở mạng Amazon.com.
PHOTO:
Bìa tuyển tập thơ “Tâm Trong”