Wednesday, March 22, 2017

CHƯƠNG TRÌNH HẠT GIỐNG TÂM NHƠN


CHƯƠNG TRÌNH HẠT GIỐNG TÂM NHƠN Mục tiêu: Đưa sách hay đến trường học và các giới trong làng. Nơi tiếp nhận: Trường Tiểu Học Nhơn Lý (Cấp 1) Trường THCS Nhơn Lý (Cấp 2) Kính thưa Quý Cô Bác, Anh Chị và các bạn thân hữu xa gần! Trước tiên, xin được trích dẫn những câu nói hay về sách. HENRY DAVID THOREAU: Books are the treasured wealth of the world and the fit inheritance of generations and nations. (Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia). JOHN ADAMS: Let us tenderly and kindly cherish, therefore, the means of knowledge. Let us dare to read, think, speak, and write. (Chúng ta hãy dịu dàng và tử tế nâng niu những phương tiện của tri thức. Chúng ta hãy dám đọc, nghĩ, nói và viết). BARACK OBAMA: Reading is important. If you know how to read then the whole world opens up to you. (Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn). Vùng bán đảo Nhơn Lý tuy không còn nghèo khó như xưa nữa, nhưng việc đọc sách cho các em học sinh vẫn chưa được chú trọng. Chúng ta ai cũng biết tầm quan trọng của sách, vì vậy chúng tôi xin phép viết chương trình này kêu gọi quý anh chị, bạn bè cùng chung tay giúp cho các em học sinh có nhiều sách để đọc. Quý vị có thể hỗ trợ bằng hiện kim hoặc sách cũ còn sử dụng được cho chương trình này. Xin được tri ân tấm lòng của Quý Anh chị và bạn bè.
Mọi chi tiết xin liên lạc Nguyễn T. Hồng Cẩm, Huỳnh Trọng Lương, Mai Thanh Nha trong nước hoặc Bạch X. Phẻ tại hải ngoại. Thay mặt Quỹ Khuyến Học Nhơn Lý Nguyễn Thị Hồng Cẩm và Mai Xuân Nha





Các tranh vẽ này là của Hiền Huỳnh người Nhơn Lý.



Monday, March 20, 2017

MÙA XUÂN VIẾT VỀ ĐẠO CA

Đêm nhạc Tâm Xuân - Photo: BXK

MÙA XUÂN VIẾT VỀ ĐẠO CA

Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý". Mang hai nghĩa sau:
1. Chỉ những bài ca tán tụng Chân như của các Thánh nhân khi thành đạo, đặc biệt là những vị Đại thành tựu
2. Một kiệt tác của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, cũng được gọi là Tối thượng thừa Phật tính ca (最上乘佛性, ja. saijōjō busshō-ka). Tác phẩm này chứa đựng những khái niệm căn bản của Pháp bảo đàn kinh, của các bộ kinh thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Wikipedia còn nói thêm, “Chứng Đạo Ca là một khối pha lê đúc kết lại tinh hoa của Phật giáo mà cốt tủy là Thiền tông. Thiền không nhằm tạo ra một mẫu người để khuôn tín đồ vào đó - dầu mẫu người ấy là La Hán hay Bồ Tát. Bằng diệu tu diệu chứng, Thiền thúc giục mỗi người tự tri tự ngộ. Tri những gì hư dối, chẳng thực là mình, những sở tạo của khối óc: tư tưởng, định kiến, triết học v.v… Ngộ con người thực của chính mình: bổn lai diện mục. Bằng tri và ngộ, Thiền thành tựu con người toàn diện – con người của nguyên lý đại đồng, của thể tánh bình đẳng, mà Huyền Giác gọi là “thiên chân Phật”. “Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật”. Tự tánh là Phật. Đó là trái tim của khối pha lê.
Còn Đạo Ca ở đây chỉ đơn thuần là từ ngữ khi hai vị tiên sinh họ Phạm gặp nhau và làm một dự án thi nhạc nói về một phần nhỏ triết lý Phật Đà. Hai tiên sinh đó là cố nhạc sỹ Phạm Duy và thi sỹ Phạm Thiên Thư.

Nhạc sỹ Phạm Duy tâm sự qua bài, Những Trang Hồi Âm - Đạo Ca, như sau:“Cái may mắn cho tôi là gặp được nhà thơ Phạm Thiên Thư. Sau khi có được vài bài thơ của anh để soạn thành vài bài tình ca rất trong sáng như Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này... tôi đả động tới chuyện cùng nhau soạn nhạc đạo, vì chúng ta đã đánh mất đạo giáo và đang tìm đường trở về Đạo Việt Nam.
Và Đạo Ca tuần tự ra đời... Quên chuyện thưc tại rất ê chề đi, chúng tôi cùng nhau đi vào cõi siêu hình. Không còn là tả thực (realism) trong âm nhạc nữa, đạo ca dùng cốt truyện, âm điệu, nhất là hợp âm, để diễn tả những ý tưởng trừu tượng (abstract). Đạo ca đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của tôi, không còn có những yếu tố cận nhân tình như quê hương, dân tộc, xã hội, chính trị...

Vậy có thể nói Đạo ca đi ngoài giữ hai thế cực đúng sai, có không, còn mất v.v... Cái còn lại có chăng là âm hưởng của những gì chúng ta đang thưởng thức bây giờ và ở đây. Chúng tôi muốn nói đến phần hai, Đạo Ca trong Đêm nhạc thính phòng Tâm Xuân tại hội trường Việt Báo.
Mở đầu bằng giọng nói của Phạm Duy nói về Đạo Ca. Ông giới thiệu về Đạo Ca. Bác sỹ Bích Liên, ca sỹ nghiệp dư, như cô thừa nhận, trình diễn rất xuất xắc và rất hồn qua ba bài nhạc: Đạo Ca 1- Pháp Thân, Đạo Ca 3 - Chàng Dũng Sĩ và Con Ngựa Vàng, Đạo Ca 4 - Quán Thế Âm.

Đạo ca số một thật tuyệt vời và đây là lần đầu tiên tôi nghe live, thôi thì mượn lời nhạc sỹ Phạm Duy dùng lời của nhạc sỹ Hoàng Ngọc Tuấn, nói những gì chúng tôi không thể nào diễn tả về bài Đạo Ca 1 - Pháp Thân.
“Bài đạo ca số 1 có cái tên là Pháp Thân (Essence Of Being). Nhà nhạc học Hoàng Ngọc Tuấn ở Úc Châu đã có nhận định về bài này (với vài dòng bổ sung của tôi cho bài viết rõ ràng hơn):
Ðạo ca là thơ của Phạm Thiên Thư, một thầy tu kiêm thi sĩ (hoặc thi sĩ đội lốt thầy tu) do Phạm Duy phổ nhạc. Chữ "Ðạo" không có nghĩa là tôn giáo, mà có nghĩa là con đường. Tuy nhiên Ðạo không phải chỉ có nghĩa là con đường của Lão. Ý nghĩa chữ Ðạo đã rõ ràng trong toàn thể mười bài Ðạo Ca và thâu tóm trong bài một : Mình với ta tuy hai mà một, thì tại sao lại còn phân biệt Lão với Phật hay với gì khác?
Ðạo Ca cũng không phải là một bài học triết lý. Ðã rất nhiều tác phẩm văn học nói về những ý tưởng trong Ðạo Ca một cách sâu sắc hơn. Cái đặc biệt của Ðạo Ca là sự cộng tác mật thiết giữa hai tác giả, đưa đến một sự đồng nhất chưa từng có giữa thơ và nhạc.
Về nhạc lý, điểm đặc sắc nhất của Ðạo Ca là trong vài bài, nhạc sĩ đã xây dựng toàn bản nhạc căn cứ từ hòa âm (harmony) chứ không phải là từ sự ngân nga câu thơ như lối làm nhạc của hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam, ngày xưa cũng như bây giờ.
Xưa em làm kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Motif chính : Si si la do si,sol mi sol re mib
Anh làm cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
Imitation: Re si si re re, si re re si re si...

Ðạo Ca 1 có thêm phụ đề là Giữa thành vách sương mù, kể chuyện một người đi tìm chân lý, để thoát ra khỏi đám sương mù tối ám. Chân lý có thể ở rất gần ta nhưng ta không thấy. Bài ca khởi đầu ở G trưởng, nhưng ngay cuối câu đầu đã xuất hiện nốt E giảm nghe là lạ - giọng C thứ chăng? Trở lại G trưởng, nhưng rồi lại hiện ra một cung B giảm không thuộc giọng trưởng. Câu nhạc nghe khúc khuỷu, lần mò, nhiều lần như muốn đổi mà lại trở về chỗ cũ, chân lý như sát gần nhưng rồi lại xa vời:
Xưa em làm kiếp lá, rụng xuống lòng suối thu
Anh làm mưa tháng Bảy, đôi hàng lệ ướt tương tư...

Rồi video với cuộc gặp gỡ giữa Phạm Thiên Thư và Phạm Duy được trình bày. Hai ông đến với nhau như nắng hạ chờ mưa, như thuyền chờ bến, như khách chờ đò, và nhờ đó mà nhạc của Phạm Duy có chiều đổi hướng về dòng nhạc tâm linh và thánh thiện hơn.

Có thể nói, giọng ca sỹ “nghiệp dư” như lời Bác sỹ Bích Liên nói về mình, thật xuất thần. Cô hát với cả tấm lòng say mê âm nhạc họ Phạm. Giọng cô có lúc cao vút, có lúc lắng đọng. Đôi mắt lim dim như thiền định trước khi cô hát như là một phong thái nhà nghề. Tuyệt. Sau phần nhập hồn của bác sỹ, kiêm ca sỹ Bích Liên, anh Phạm Hà đã “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng” với nốt nhạc (C) nhẹ nhàng và quyến rủ. Cô ca sỹ trẻ Thương Linh thì “Em Lễ Chùa Này”, thật xuất xắc, giọng của cô cần được sự ủng hộ và khuyến tấn để cô ngày càng vươn xa. Nhóm Ca Cát Trắng  trong bài Ngày Xưa Hoàng Thị thật dịu dàng và duyên dáng.

Sau đó, bác sỹ Bích Liên cám ơn ban tổ chức, các nhà xuất bản / producers, các nghệ sĩ tham dự, và khán thính giả. Sau cùng cô tặng hai quyển sách với thủ bút của Phạm Thiên Thư cho Việt Báo. Nhưng có lẽ chúng ta cũng nên cảm ơn sự can đảm của bác sỹ Bích Liên, đứng ra tổ chức một buổi nhạc đầy sắc thái này. Về sau, chúng tôi có hỏi cô Bích Liên qua facebook, nhân duyên gì cô tổ chức buổi Tâm Xuân cũng như cho biết thêm về ‘nghiệp dư' ca hát của mình. Đây là câu trả lời chân tình của cô.

Tôi yêu nhạc phạm duy từ tấm bé. Khi nghe Đạo Ca lần đầu trên 40 năm trước là đã có một ấn tượng rất sâu. Từ đó đã tâm nguyện một ngày nào sẽ được hát và thu thanh.  Trong hai năm thực hiện rất vất vả vì còn phải lo công việc thường ngày nhưng rất vui vì tôi rất thích hoà âm của Hoàng công Luận và cảm thấy Luận rất hiểu và đồng cảm với những cảm nhận của tôi về những bản nhạc này. Lại được sự khuyến khích và hỗ trợ của rất nhiều thân nhân và bạn bè nên CD mới ra đời được, lại xong đúng vào đúng ngày giỗ bác Phạm Duy nên ra mắt luôn. Những bài Đạo Ca đặc biệt là vì sự kết hợp tuyệt vời của thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy. Chúng tôi nhân dịp này làm một chương trình nhạc Phạm Duy phổ thơ ông. Tôi rất vui khi thấy ông đang hồi phục và đã tham dự thật vui tươi của ông qua video.
Về ca hát thì tôi cũng không có ‘sự nghiệp’ gì đáng nói cả vì tôi chỉ hát tài tử thôi. Chỉ có một album Bích Liên hát Nhạc Buồn thôi. Tôi cũng hát và giúp huấn luyện một số các chị trong ban hợp xướng Ngàn Khơi ở Nam Cali. Tôi hy vọng là thính giả sẽ vui vẻ đón tiếp công trình tâm huyết này của tôi.

Có thể nói, đó cũng là một ước nguyện của Cô Bích Liên vậy. Cái ước nguyện nho nhỏ đó chan hoà vào cái đại nguyện (bài hát kế tiếp), như có lần tôi đã viết, “...và tiểu ngã đang chang hoà cùng đại ngã, ôi hư không em có nếm vô thường?”
Và lời của bài hát có lẽ là câu trả lời cho tất cả chúng ta:  
...Muôn loài như sương rơi, xin làm hoa trắng đỡ
Hoa yêu sương chẳng rời, hoa yêu sương tuyệt vời
Muôn loài như cát trắng, xin làm dòng nước trong
Ra trùng dương tím mát, cát sông vẫn nguyện lòng…
Xin làm hạt cây nhé, cho đời hiện hữu Xuân
Xin làm chim gõ mõ, gõ tan kiếp hồng trần.
Thương người như thương thân ! Thương người như thương mình !
Thương người như thương thân ! Thương người như thương mình !
Thương người như thương thân !

Đêm nhạc kết Thúc bằng bài Tâm Xuân, chủ đề của đêm đó, nhưng rất tiếc là chúng tôi phải về sớm. Đâu đó lời nhạc của Tâm Xuân vẫn xuất hiện trong đầu”
Mùa Xuân có không? Hay là cõi Tâm?
Mùa Xuân có không? Hay là cõi không?
Về nguồn về cội! Về nguồn về cội!
Ðể rồi vươn tới, với lòng mênh mông…

Ah, thì Ðể rồi vươn tới, với lòng mênh mông… với lòng mênh mông.

Bạch X. Phẻ
Sacramento, Tháng chạp năm Đinh Dậu.

Reference / Tham khảo:
1.    Phạm Duy. Những Trang Hồi Âm - Đạo Ca. Tải xuống ngày 22 tháng 1, 2017, từ trang nhà: http://phamduy.com/vi/van-nghien-cuu/nhung-trang-hoi-am/5850-dao-ca
2.    Phạm Quang Tuấn. Bàn về kỹ thuật viết nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy. Tải xuống ngày 22 tháng 1, 2017, từ trang nhà:  http://www.tuanpham.org/nhacphamduy.htm
3.    Wikipedia. Chứng Đạo Ca - Tải xuống ngày 20 tháng 1, 2017 từ trang nhà:



Wednesday, March 15, 2017

QUÁN TRỌ CỦA NGÀN SAO - Place Holder of Thousands of Stars


QUÁN TRỌ CỦA NGÀN SAO


Mắt em quán trọ của ngàn sao
Ngọt ngất hoang sơ ánh rượu đào
Pha loãng nắng tà dâng cát bụi
Ấm lòng khách lữ bước lao đao.


Mắt huyền thăm thẳm mượt đêm nhung
Mưa hạt long lanh rọi nến hồng
Sương lạnh đưa người xanh khói biển
Bình minh quán trọ nắng rưng rưng.


Trại giam Phan đăng lưu, Sài gòn 1979
Thơ Tuệ Sỹ


Place Holder of Thousands of Stars


Your deep innocent eyes are the place holder of thousands of stars
So sweet that dissolves in the wild peach wine
Diluting in the sun ray, blending in the dust
It is heartwarming for travelers with tottering steps.


Those legendary eyes are deep in the silky dark night
The glittering raindrops shine like golden candles
Cold mist escorted  frontier, sadden ocean mist
In the dawn of this realm of life, sun shed its tears.

Phan Dang Luu Prison, Saigon '79

Translated by Phe X. Bach
Edited Professor Nguyen V. Thai

Monday, March 13, 2017

CUỘC ĐỜI NÀY - THIS LIFE

Hoàng hôn trên đường bay về Sacramento - Photo: BXK

CUỘC ĐỜI NÀY

Giữa đến và đi
Thấy ta hạt bụi
Tan vào hư vô.



THIS LIFE


Between coming and going
Realizing we are a powder of dirt
Dissolving in the immense emptiness.

Sunday, March 12, 2017

(RỖNG LẶNG)


(RỖNG LẶNG)
'Let me come to be still in your silence' - Pablo Neruda


Chỉ một,
Từ duyên kiếp hồng hoang
Thơ là cuộc hành trình với con người.
Thơ là Đạo. Là con đường mở rộng tới Tình Yêu
Một đời yêu em đấy
Sương đọng dưới gót hồng mây
Từng khúc dạ hà đêm hoá thơ
Âm thanh còn vọng từ dòng âu cơ
Mắt biếc chiều hồn linh sóng vợi
(Cõi) vắng hoàng hôn sao vẫn đợi
(Tình) / Thơ, biển cả đã đổi màu, huyền biến vu vơ, trong tầm mắt
và chiều sâu của người thi sỹ.
Khi tôi chết xin để hồn yên lặng
Je souhaite ainsi mourir en toute sérénité (!)

Tất cả lời trong bài thơ là của anh Đạt (tập thơ Lời của Cát), ngoại trừ những chữ trong dấu ngoặc là của tác giả!




Wednesday, March 8, 2017

TUỲ BÚT - BA HAY ĐỔ RÁC


TUỲ BÚT - BA HAY ĐỔ RÁC
Sáng nay, mặt trời chưa ló dạng và những tiếng chim vẫn ríu rít ngoài sân. Như thường lệ tôi ra bàn thờ Mẹ nhìn hình người, xá Mẹ, xá Phật và Ông Bà tổ tiên, rồi vào phòng của Ba trông nôm giấc ngủ và đo máu tiểu đường. Hôm nay Ba ngủ ngon, nhưng vẫn đánh thức người để đo máu. Đường trong máu lại xuống chỉ còn 57mM, tôi vội lo cho Ba ăn uống xong và vào bàn làm việc. Mở điện thư ra, có nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du chia sẻ một bài thơ lạ của thi sĩ Ngu Yên, bài thơ Âm Thầm Đổ Rác Trùng Ngày Sinh Nhật có đoạn cuối như sau:
...Sáng nay thứ năm, kéo thùng rác ra đường, đi vào tay không.
Sống chỉ cần không khí, những thứ khác, càng ít càng tốt.
Ông ấy ăn ít, một mình, làm gì có rác.
Kéo thùng không.
Chiều nay thứ năm, kéo thùng vào, sau khi đổ hết rác trong óc.


Đúng là một bài thơ đầy tư tưởng, mà lạ. Bồng bềnh. Như nhà thơ Nguyên Lương nhận xét: “Thơ của Ngu Yên thả vào không gian, không tiếng dội lại. Cứ thế bay bay, cứ thế bồng bềnh. Rồi một hôm thơ trở về lại với chính chủ, như chiếc diều khi không còn gió. Ngày hôm sau, gió lên, thơ của Ngu Yên lại bay bổng, bềnh bồng.”

Có lẽ cái bồng bềnh đó là 5 chữ cuối, “đổ hết rác trong óc” vì hơn ai hết tất cả chúng ta cũng cần đổ rác rưởi trong mình.  Chợt nhận ra là ông Cụ thân sinh ngày nào cũng làm việc ‘đổ rác’ này, mà trong cuộc đời này ai cũng tự đổ rác của chính mình thì hay biết mấy. Ông Cụ thân sinh đã và đang làm như vậy. Nhìn Ba ngày càng già mà vẫn hằng ngày đổ rác trong 'tâm'; Ôi đó cũng là bài học thân giáo quý báu cho mình. Ba ngồi thiền hoặc niệm Phật mỗi sáng, chỉ khi nào đường trong máu xuống thấp hay đau ốm, thì Ba mới nghỉ ngơi.
Mỗi ngày thấy Ba
Thảnh thơi niệm Phật
Tịnh cõi Ta Bà.

Every day seeing our Daddy
Leisurely, chanting and meditating
Purifying the earthy realm.


Mấy ngày nay, đường xuống thấp nên tôi thường thức sớm trông nôm Ba. Từ khi Ba vào bệnh viện trước Tết, Ba lại càng muốn về thăm quê, tôi nghiệm ra rằng: Quê hương là những gì thiêng liêng lắm, mà Ba luôn ấp ủ muốn qua về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn--trở về với nguồn cội tổ tông. Và Ba cũng mong mỏi con cháu như thế. Từ đó, chúng tôi hiểu rằng trong cuộc đời này:


Giữa đến và đi
Thấy ta hạt bụi
Tan vào hư vô.


Between coming and going
Realizing we are a powder of dirt
Dissolving in the immense emptiness.


Cái còn lại là mình đang làm gì trong cuộc đời này, giữa khoảng thời gian còn lại cho mình, cho người, và cho tha nhân cũng như cho quê hương, dân tộc, và giống nòi?


Tâm Thường Định



Saturday, March 4, 2017

‘CHÂN GIÁC BẤT LY TRẦN’


Thư Pháp - Uyên Nguyên.

Thư Pháp - Uyên Nguyên


‘CHÂN GIÁC BẤT LY TRẦN’
Kính mừng 40 năm hành đạo của Thầy Thích Từ Lực


Duyên lành Thầy đã xuất gia,
Bốn mươi năm chẳng như là chiêm bao
Lăng Nghiêm vang vọng thuở nào
Mà trong tiềm thức Ưu đàm rộ bông


Ơn giáo dưỡng cao vời sâu rộng
Tình Thầy trò ân trọng nghĩa sâu
Tu thân, hành thiện bấy lâu
Thầy luôn thong thả qua cầu thế gian


Đem yêu thương lấp bẽ bàng
Đem Bi-Trí-Dũng nhịp nhàng dựng xây
Tâm Thầy rộng lớn đong đầy
Hạnh Thầy vời vợi “Từ Vân... ly trần”*


Tình Thầy sâu đậm nghĩa ân
Lực tâm bổn nguyện trong ngần hư vô.


Tâm Thường Định


* Kệ phú pháp truyền đăng của Thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh cho Thầy Thích Từ Lực (Giáo Thọ, 1994)


Từ vân đương hiện thụy.
Lực đại bản do tâm.
Đối cảnh tâm bất động.
Chân giác bất ly trần.