Saturday, April 22, 2023

TỰ TÌNH --- SELF-CONFESSION



TỰ TÌNH

Còn nghe được tiếng ve sầu
Còn yêu đốm lửa đêm sâu bập bùng
Quê nhà trên đỉnh Trường Sơn
Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu


(Nha Trang 4. 1975)

Tuệ Sỹ


SELF-CONFESSION


 I can still hear the wailing of cicadas,
 still love the scintillating fire flakes in the night,
 the home on top of the Truong Son Mountain
 Let me entrust you with my everlasting ire.


(Nha Trang April, 1975)


Translated by Phe Bach


Tuesday, April 18, 2023

KIM QUANG BUDDHIST YOUTH SCHOLARSHIP 2023-2024 - HỌC BỔNG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ KIM QUANG 2023-2024

Dear all,

With graduation looming, our Kim Quang scholarships for 2023 are now open with an increased minimum award of $750! Applications are open until June 30, 2023 by 11:59PM PST. Check out our amazing 2020 scholarship recipients and read their essay at www.GDPTkimquang.org.

Direct link to the scholarship application:


KIM QUANG BUDDHIST YOUTH SCHOLARSHIP

HỌC BỔNG GIA ÐÌNH PHẬT TỬ KIM QUANG

Purpose:  

The purpose of the Kim Quang Buddhist Youth Scholarship is designed to provide a small financial reward  and encouragement to students who demonstrate commitment to GÐPT, academic excellence, and a  willingness to contribute to the betterment of their families, schools, and community. One of our goals at  GÐPT is to instill the principle that happiness and social well-being of each individual, our families, and  communities will depend upon the daily practice and application of the basic teaching of Buddha –  compassion and wisdom; commitment to excellence; and service to others. Thus, we believe this scholarship  will be served as an encouragement to continue these efforts and a small reward for the diligent practice of  the Buddha’s teaching.  

Mục Đích:  

Học Bổng GĐPT Kim Quang nhằm khích lệ tinh thần và một chút tài chánh để khuyến khích những đoàn  sinh hiểu biết những căn bản của GĐPT, và có lý tưởng phục vụ cho gia đình, học đường, và xã hội. Ở  GĐPT, chúng tôi hiểu là hạnh phúc và an lạc của mỗi cá nhân, gia đình, và xã hội sẽ tùy thuộc vào nền tảng  giáo lý căn bản của Đạo Phật - Từ bi, Trí tuệ - và cũng tùy thuộc vào những người có tinh thần phục vụ cho  lợi ích nhân sinh. Những nguyên tắc trên là kim chỉ nam của tổ chức GĐPT; đã được hướng dẫn và dạy dỗ  cho đoàn sinh ở mọi lứa tuổi. Vì vậy cho nên chúng tôi tin là học bổng này sẽ hỗ trợ các em tiếp tục lý  tưởng phục vụ trên.  

Eligibility Requirements:  

- Current high school senior graduating in June 2023  

- Vietnamese heritage or at least 50% Asian heritage  

1 2021 GĐPT KIM QUANG  SCHOLARSHIP 

- Currently an active member of GÐPT in the United States of America with a minimum of 2 years  membership.  

- Plan to attend a community college or university in Fall 2023  

Điều Kiện:  

- Đang là học sinh lớp 12 niên khóa 2022-2023 và sẽ tốt nghiệp Trung Học vào tháng 6/2023  - Tối thiểu là 50% gốc Việt Nam hoặc Á Châu  

- Đang thường xuyên sinh hoạt với GĐPT ở Hoa Kỳ với ít nhất 2 năm thâm niên  - Sẽ ghi danh học cao đẳng hoặc đại học vào mùa thu 2023  

A Completed Application Includes:  

- Completed application form (google form-see attached link)  

- 1-2 page personal statement or 500 words essay - approximately (see application for questions)  - Current high school grade transcript with minimum GPA 3.3 weighted  

- At least one letter of recommendation  


Hồ Sơ Gồm Có:  

- Điền đơn đính kèm đầy đủ  

- Viết bài luận ngắn về mình, hoặc bài tiểu luận khoảng 500 từ (xem câu hỏi trong đơn kèm)  - Phiếm điểm của trường trung học với GPA tối thiểu là 3.3  

- Ít nhất là một lá thư giới thiệu  


Selection Criteria & Process:  

The criteria for selecting scholarship recipients are: personal strengths, (such as maturity,  motivation and potential to succeed), knowledge of GÐPT’s philosophy and Buddhism, community  contribution, and academic achievement.  

The Kim Quang Buddhist Youth Organization will award 3 scholarships, worth a minimum of  $750 each, to the three most qualified students.  

Điều Kiện Tuyển Chọn:  

Những khả năng cá nhân, (v.d. sự trưởng thành, động cơ, khả năng thành đạt), thông hiểu mục đích  và đường hướng của tổ chức GĐPT và Phật giáo, đóng góp cho cộng đồng, và có khả năng học lực cao.  

GĐPT Kim Quang sẽ phát 3 học bổng trị giá ít nhất $750 USD cho ba em có những điều kiện  tốt nhất được nêu trên.  

Applications with all attachments must be submit online by June 30, 2023 11:59PM:  Xin nộp đơn trên mạng trước ngày 30 tháng 6 năm 2023 11:59PM:  

https://forms.gle/rPC8YEETVcN5ADdY6  

2023 GĐPT KIM QUANG  SCHOLARSHIP 

For More Information:  

This application can be downloaded from GÐPT Kim Quang website at  

http://www.gdptkimquang.org . For additional information, please email: Kim Quang Buddhist Youth  Scholarship Committee at kimquangscholarship@gmail.com  

Chi Tiết:  

Đơn Xin Học Bổng có thể lấy xuống từ trang nhà GÐPT Kim Quang tại  

http://www.gdptkimquang.org . Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc điện thư: Học Bổng GĐPT Kim  Quang tại kimquangscholarship@gmail.com  


Monday, April 17, 2023

Đặng Tiến: ÂM TRẦM TUỆ SỸ

Thầy Tuệ Sỹ ngồi trên tuyệt đỉnh núi Ông Rồng, ngoài hải đảo Lại Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang

ÂM TRẦM TUỆ SỸ

Thầy Tuệ Sỹ là bậc danh sĩ cao tăng, đã trọng nhiệm nhiều chức vụ trong hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam.
Trong và ngoài nước nhiều người biết danh và ái mộ, qua những trầm luân mà ông chịu đựng non nửa thế kỷ, chúng tôi không nhắc lại nơi đây, vì ai muốn truy tìm thì rất dễ.
Tuệ Sỹ còn là nhà thơ, nhiều người biết danh, nhưng ít người được đọc, vì thơ ông ít được phổ biến.
Mới đây, trong nước, nhà xuất bản Phương Đông đã ấn hành tập thơ Những điệp khúc cho dương cầm, song ngữ Việt-Pháp đối chiếu, do Dominique de Miscault, nữ họa sĩ người Pháp, chuyển ngữ và trình bày, minh họa, bà gọi là «biểu cảm đồ họa» (expressions graphiques).
Trang bên trái là văn bản Việt-Pháp nối tiếp, trang bên phải là hình cách điệu nhà sư đang lướt ngón tay trên phía dương cầm.
Sách gồm 23 bài thơ ngắn, trình bày trên 53 trang, khổ vuông 21 x 21 cm, giấy tốt, in đẹp và trình bày trang nhã.
Điều đáng mừng là độc giả Việt Nam và thế giới có dịp tiếp cận với thơ Tuệ Sỹ, trong niềm đồng cảm nhân loại, qua thi ca và nghệ thuật.
Trong lời tựa, bà De Miscault kể lại:
«Tôi được hạnh ngộ với Tuệ Sỹ và người thân từ mùa xuân 2003.
Chúng tôi đã học tập phơi trải và trao đổi hai thế giới, diễn dịch những cảm xúc, đồng thời là dấn thân. Tôi không phải phật tử cũng không phải kẻ tu hành, lại không biết tiếng Việt, nhưng thơ Tuệ Sỹ thì đã gặp đâu đó tại châu Âu già cỗi.
Đó chẳng phải là những khoảng hư không mà các tác gia thần bí đã trải nghiệm ? Kinh nghiệm phiêu du trong bóng đêm và tĩnh lặng, cũng như những tâm hồn khắc khoải, vô vọng truy tầm lời giải đáp cho những hy sinh, dù tự nguyện hay cưỡng chế?»
Bà tiếp xúc với thơ Tuệ Sỹ nhờ việc lược dịch của một người Pháp được Tuệ Sỹ duyệt lại.
«Tôi cố gắng nắm bắt nội dung qua những hình ảnh, và không gian sống của Tuệ Sỹ như tôi được trông thấy và đã khai thị cho tôi.
Tôi chọn những từ ngữ và ảnh tượng đơn giản nhất, đã giản lược và tát cạn tối đa thi pháp để tập trung vào cuộc phiêu lưu thần bí của nhà sư mệt mỏi vì đời sống và những truy tầm vô vọng…
Vô vọng hay không, vẫn là câu hỏi. Buông thả theo dòng đời.
Dương cầm và tịch lặng là thần giao giữa hai lục địa giữa chúng tôi.
Nơi đây không còn là hoài cảm hay xúc cảm, mà là phân tích khô khan cõi dửng dưng.
Tôi hân hoan được tiếp tục chia sẻ, và trong dài lâu tính nhẹ nhàng tuyệt đối của đời sống.»
Bài tựa này đã được Hạnh Viên dịch ở trang 7, tôi dịch lại để đóng góp.
Một cơ duyên khác, là với kỹ thuật điện tử hiện đại, toàn bộ công trình của TS – Dominique de Miscault và nhà xuất bản Phương Đông được đưa lên lưới, để người đọc, Việt hay ngoại quốc, khắp năm châu bốn biển đều có thể thưởng lãm.
Năm mươi trang giấy không phải là công trình to tát gì, nội dung cũng không phải chuyện khai sơn phá thạch, nhưng là một sự kiện văn học, như cơn gió bất ngờ đưa đóa lan rừng ra ánh sáng.
Tuệ Sỹ không phải là người tìm danh vọng, nhất là bằng thi ca. Ông không tìm độc giả, tìm tri kỷ, tri âm.
Ông thừa nội lực để sống an nhiên trong tịch lặng giữa cõi ta bà. Nhưng thơ ông xuất hiện như vầng trăng ra khỏi đám mây, như mùi hương bông sứ chợt thoảng vào vườn khuya, là một niềm vui chung, và cho người lữ khách ngồi lại bên đường, buổi chiều, «cười với nắng một ngày sao chóng thế… đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan», câu thơ ngày xưa của ông mà Bùi Giáng hết lời ca ngợi.
Thơ, thơ gì đi nữa, thì trước tiên phải là ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ai đi nữa thì cũng mang sử tính. Thơ thiền sư làm bằng ngôn ngữ hàng ngày vẫn vang âm xã hội và lịch sử.
Ví dụ bài cuối:
Giăng mộ cổ
Mưa chiều hoen ngấn lệ
Bóng điêu tàn
Huyền sử đứng trơ vơ
Sương thấm lạnh
Làn vai hờn nguyệt quế
Ôm tượng đài
Yêu suốt cõi hoang sơ.
Ý nghĩa chính xác của bài thơ là gì ta không nên giải thích chân phương. Nhưng từ ngữ thì rõ ràng là trầm tích đau thương của con người trong lịch sử.
Bà De Miscault dịch hay và thoát. Tôi vẫn táy máy dịch lại xem như góp một nốt đàn vào bản hợp tấu:
Sur les tombes antiques
La pluie du soir se confond en larmes
Des mythes illusoires
En ruine esseulés,
La bruine givre
Les épaules meurtries de laurier
Serrant la statue
J’aime ô que j’aime les espaces innocents
Trầm tích lịch sử còn dư vang rõ hơn trong bài này:
Ngoài biên cương
Cây cao chói đỏ
Chiến binh già cổ mộ
Nắng tắt chiến trường
Giọt máu quạnh hơi sương
A la frontière
Le grand arbre rougeoie
Le soldat vieillit sur la tombe antique
Le soleil éteint la bataille
Le sang se condense en rosée.
Thơ gì, thơ ai, thơ nước nào, trong ngôn ngữ vẫn là một thứ ngoại ngữ; người đọc một bài thơ trong tiếng mẹ đẻ là đã dịch bài thơ ấy ra ngôn ngữ của riêng mình. Gọi là tiếng lòng.
Trong nghề dạy học và việc bình luận văn chương tôi có đôi kinh nghiệm về việc dịch thuật và thông ngôn này. Gặp những bài thơ Tuệ Sỹ việc giảng luận có phần trắc trở.
Ngôn ngữ vẫn là ngôn ngữ chung là tiếng Việt, nhưng tương quan giữa người nói và lời nói thì khác nhau.
Khi Tuệ Sỹ viết đâu đó «Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang» thì ông không chỉ nói về màu áo, cũng không nói về ngọn đồi, mà phản ánh tâm linh trong một thế giới khác. Đưa lời thơ Tuệ Sỹ vào ngôn ngữ thế tục e dễ thành dung tục.
Thơ bao giờ cũng phản ánh ba tính cách: Môi trường xã hội trong lịch sử; ngôn ngữ trong những biến chuyển với thời đại và tác giả, qua đời sống hàng ngày; nhưng ở Tuệ Sỹ đời sống hằng ngày, ý thức và vô thức dường như đã thăng hoa, thành một siêu thức. Ngôn ngữ do đó cũng siêu thoát, khó bề lý giải chân phưong và đơn phương.
Đầu thế kỷ XX giới văn học Tây phương đưa ra khái niệm «thơ thuần túy», và nghệ thuật nguyên chất theo nghĩa của hóa học: Thực thể nguyên chất đối lập với những thực thể tạp chất «impur», có lẫn lộn nhiều ngoại tố.
Nghệ thuật nguyên chất là kiến trúc của ngôn ngữ: Một dạo khúc dương cầm, một tranh tĩnh vật, một bài thơ đẹp. Người thưởng thức không pha lẫn vào đó những kỷ niệm, buồn vui riêng tư, nhất là những thành kiến lịch sử, chính trị. Yêu một chân dung phụ nữ không phải vì nó hao hao giống một người bạn cũ.
Trong nghệ thuật, dân tộc là một tạp chất.
Tôi nghĩ khi Tuệ Sỹ đặt tên Những điệp khúc cho dương cầm, và làm những bài thơ mô tả tiếng dương cầm, là ông muốn cho tiếng thơ mình trong trẻo, thuần khiết «trong như tiếng hạc bay qua».
Do đó, bình giải thơ Tuệ Sỹ là tạo cơ nguy gây tạp âm không phải lẽ và không phải lúc
Bài viết này vẫn mang tạp âm là ngoài ý muốn của chúng tôi.
Lấy một ví dụ ngoài đề, cho thông thoáng. Nhà thơ Phạm Công Thiện, thời trẻ, có lúc tu tại một Phật Viện Nha Trang. Một hôm anh về chơi với nhà văn Võ Hồng, ở lại mấy hôm, khi về Chùa, anh có thơ:
Mưa chiều thứ bảy, tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.
Anh tâm đắc thường đọc cho chúng tôi nghe, và chúng tôi hiểu đại khái, nhưng chưng hửng khi nghe Phạm Công Thiện, mười năm sau, tự dịch câu thơ ra tiếng Pháp:
Je suis le Retour
Il fait Tard sur le Chemin
Sept jours après la pluie tombe
En haut
du Temple
L’arbre est le
Défleuri
Chúng tôi đã hiểu chung chung: Thứ bảy là trước chủ nhật, cây khế là cây khế, ngọn đồi là ngọn đồi, nhưng qua bản dịch tiếng Pháp, thì nội hàm câu thơ không phải chỉ có vậy.
Nhưng nghĩ cho cùng, ai làm sao hiểu hết một câu thơ, kể cả tác giả?
Và cách tiếp cận thơ Tuệ Sỹ của bà De Miscault biết đâu là cách hay nhất, như câu tiếng Pháp không biết của ai «la voix du cœur est la voie au cœur»: lời trái tim là lối đến con tim.
Đọc thơ Tuệ Sỹ. Bằng trái tim. Nỗi Nhớ
Màu tối mù lan vách đá
Nhớ mênh mông đôi mắt giã từ
Rồi đi biệt
Để hờn trên đỉnh gíó
Ta ở đâu?
Cánh mộng phù du
Les ténèbres envahissant les pierres du mur
Immense le souvenir des regards de nos adieux
Et je m’en vais à jamais
Délaissant les chagrins aux cimes de l’ouragan
Où suis-je?
Frêles sont les ailes de l’éphémère
Tình người:
Ta sống lại trên nỗi buồn ám khói,
Vẫn yêu người từ khoảnh khắc chiêm bao
Từ nguyên sơ đã một lời không nói
Nhưng trùng dương ngưng đọng cánh hoa đào
Nghe khúc điệu rộn ràng đôi cánh mỏi
Vì yêu người ta vói bắt trời sao.
Sur mes chagrins enfumés, je revis
L’Amour des hommes à chaque instant de mes songes
Dès l’origine la parole a été retenue
Comme l’océan retient le reflet du printemps en fleur
Des refrains animent mes ailes épuisées
Pour l’Homme, j’ouvre mes mains au firmament étoilé
Trần thế:
Theo chân kiến
Luồn qua cụm cỏ
Bóng âm u
Thế giới chập chùng
Quãng im lặng
Nghe mùi đất thở
Traces de fourmi
Je faufile entre les herbes
Ténèbres des ténèbres
Les mondes s’amoncellent
Silences entre silences
J’accueille la terre respirante.
Thơ Tuệ Sỹ cô đúc, hàm súc, uyên áo. Người đọc không quen cho là khó hiểu, vì tác giả không đề cập đến một đề tài nào chính xác, không miêu tả không tự sự.
Ngôn ngữ lấp lánh ánh sáng tâm cảm và ngoại giới, trầm tư và huyễn mộng. Hình ảnh chập chờn, ngôn từ lảo đảo, như những tiếng dương cầm đuổi bắt nhau, chưa kịp tương phùng đã muôn đời vĩnh quyết.
Thỉnh thoảng, người đọc cảm thấy an tâm trong đôi lời thơ mạch lạc:
Cửa kín chòm mây cuốn nẻo xa
Ngu ngơ đếm chữ, mắt hoa nhòa
Tay buồn vuốt mãi tờ hương rã
Phảng phất mưa qua mấy cụm nhà
Người Thơ hé mở một thoáng tâm linh, nhưng hình ảnh vẫn mang tính cách tượng trưng, xa cách, xóa nhòa tâm sự cá nhân, pha loãng tình riêng vào làn mưa trên mái ngói.
Đôi khi người đọc gặp vài từ ngữ, ẩn dụ trở đi trở lại như những ám ảnh, tạo nên dăm viên đá cuội trên lộ trình cậu bé tí hon, nhưng dễ gì tìm được heo hút đường về.
Ngoại giới biết đâu là ảo giác:
Bóng sao đêm dài vời vợi
Thật hay hư, chiều nhỏ ưu phiền
Và thơ, tập thơ mình cầm trong tay, những nốt nhạc, những hàng chữ «đen trắng đuổi nhau thành ảo tượng». Thơ, tất cả thi ca trên cõi trần này biết đâu chẳng là ảo giác của ảo giác?
Cần gì để nói thêm về Những điệp khúc cho Dương cầm của Tuệ Sỹ?
Phải chăng là tiếng ve sầu chung thủy, ưu hoài những mùa hạ đã ra đi?
Tiếng ve trở về,
Khóc mùa hè mà khô cả đại dương
Đặng Tiến
Orleans 17.8. 2009

Sunday, April 16, 2023

Điếu thi:Thủy Mộ Quan - Viên Linh | Funeral Oration: The Gate of the Ocean Grave By Viên Linh

Google image of "Vietnamese boat people"

 Lời dẫn: Xin trân trọng giới thiệu một trong những bài thơ hay nhất khi nói về Thuyền nhân Việt Nam. Chúng tôi đã mạo muội nhờ giáo sư Nguyễn Văn Thái dịch ra tiếng Anh để con em chúng ta luôn nhé về nguồn cội của mình để biết và thương yêu nhau nhiều hơn. Chỉ có từ bi mới chiến thắng hận thù.

Điếu thi: Thủy Mộ Quan - Viên Linh 

(để tưởng nhớ những oan hồn uổng tử trên Biển Đông) 



Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc 

Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương 

Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt 

Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương 


Thấp thoáng trần gian
Mịt mù bóng đảo
Trôi về tây về bắc về đông
Trôi về đâu bốn bề thủy thảo 

Về đâu kiếp đắm với thân trầm. 


Hồn ơi dương thế xa dần
Hồn đi thôi nhé thủy âm là nhà
Hồn về trong cõi hà sa
Sống không trọn kiếp chết là hồi sinh. 

Xong rồi một cỗi u minh
Ngựa Hồ chim Việt biến hình mà đi. 


Hồn vẫn ở la đà Ðông Hải
Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi
Hồn còn tầm tã mưa rơi
Tháng Tư máu chảy một trời sương tan. 


Thân chìm đắm cõi điêu tàn nước cũ
Những lâu đài thành quách những vàng son 

Những tân thư kỳ mặc những linh đường 

Những rực rỡ của một thời dựng nước
Bao mắt mở bao tóc sầu dựng ngược
Bao tay cùm bao ngực vỡ hôm qua 

Trong rêu xanh ngần ngật bóng sơn hà 

Lướt hải phận về dưới trời cố quốc. 


Nhắm hướng hôi tanh
Chia bày trận mạc
Hồn binh tàn hỗn chiến Thủy Mộ Quan. 

Ðêm rơi thời hết vận tàn
Ô y cầu nhỏ người sang Lạc Hà (1) 

Thác rồi thân hóa phù sa
Mon men trở lại quê nhà mỗi đêm. 


Về đâu đêm tối 

Hương lửa lung linh 

Những ai còn bóng 

Những ai mất hình 


Những ai vào kiếp phù sinh
Hóa thân hồ hải làm binh giặc trời 

Khi nào hết quỉ ngoài khơi
Ta vào lục địa ta hồi cố hương. 


Cùng nhau ta dựng lại nguồn
Chẻ tre đẵn gỗ vạch mương xây đình. 

Ông Nghè về lại trong dinh
Tướng quân giữ ải thư sinh dưới đèn. 

Từ Thức lại trở về tiên
Sĩ phu giảng huấn người hiền bình văn 

Nương dâu trả lại con tằm
Ruộng xanh trả bác nông dân cần cù. 

Ngựa ông trả lại thằng cu
Nhà chung trả Chúa chùa tu trả Thày 

Quạt mo tao trả lại mày
Các cô yếm thắm trả bày trai tơ. 


Việt Nam dựng lại sơn hà
Móng rồng năn [năm] lượt Quê Nhà phục hưng. 

Ðã tỉnh sầu u thương tiếc hết
Bình minh lên nghe, hoàng hôn biết 

Chim lạnh về Nam sông núi ta 

Không nói không cười chân trở bước. 

Nỏ thần thủa trước
Gươm bén hồ xưa
Tràn lên như nước vỡ bờ
Lạc Long lại đón Âu Cơ về thuyền. 

Các con từ dưới biển lên
Từ trên núi xuống hai miền gặp nhau. 

Năm nghìn năm lại bắt đầu
Chim nào tha đá người đâu vá trời (2) 

Chúng ta rời bỏ xứ người
Loài chim trốn tuyết qui hồi cố hương. 

_____________________________________

1. Lạc Hà hay Nại Hà, là nếu ai qua cầu đó là đi vào thế giới bên kia. “Bia đề rằng Nại Hà Kiều, Kẻ nào có phước quỉ đều dắt qua.” (Nguyễn Ðình Chiểu, Dương Từ Hà Mậu). 

2. Kiếp trước của chim Tinh Vệ là công chúa con gái vua Viêm Ðế, đi chơi ngoài biển chẳng may chết đuối, nàng tức giận biến thành con chim tha đá, quyết lấp cho đầy biển, đặng không còn ai chết đuối nữa. Nàng Nữ Oa là em gái vua Phục Hy, thấy trời có những khoảng trống, nàng nghĩ rằng vòm trời bị thủng, bị vỡ, nên tha đá ngũ sắc lên vá trời, đặng vòm trời sẽ liền lại. Xin khỏi chú thích các huyền thoại khác như Từ Thức, Thằng Bờm và cái quạt mo, hay Ông Nghè, Sĩ phu. (Chú thích của V.L.) 

_________________________________



Funeral Oration: The Gate of the Ocean Grave

By Viên Linh

(To remember those lost souls in the Eastern Sea)




On the ocean of blood floating is a boat

The evening bruised black, the heavens flaring with angst

The body at expiration is sinking into darkness 

With foaming waves hurriedly the ocean was covered 


Looming indistinctly somewhere on earth

a dusky shadow of an island

floating to the West, to the North, then the East

Floating where ? Everywhere is covered with sea tangle

To the whereabouts where karmas descend and corpses sink


Oh, soul! The earth moves farther and farther away

Depart and take the fathomless ocean grave as home

The soul is returning to the state of multiple lives

Death is reincarnation from karma uncompleted 

It’s over, nothing left but a tenebrous abode

The Ho horse, the Viet bird have transfigured into evanescencea


The soul is still hovering over the Eastern Sea

mesmerizingly wafting offshore

pounded on by torrential rain

April bleeds, discoloring the misty skies


The body is descending onto the ruins of the former land

adorned with the castles, fortresses of the golden times

and sophisticated, novel literary works; and sacred altars

in the glories of the nation building period

Many eyes open, zillions of sorrowful hairs stand on end

So many hands handcuffed, so many breasts impaled yesterday

Amidst the green moss appears bleary Motherland

They glide over the territorial waters to return under the sky of the country of old


Moving towards a putrid direction

for battleground positioning

The souls of the remaining defeated army were scuffling at the Gate of the Ocean Grave.


Night falls, time stops, destiny ends

Burdened with a besmirched existenceb, they made their way across Lạc Hà1

Their souls fading into the multiple worldsc after death

faltering back to their homeland every night.


Where to in the dark night

Amidst the quivering incense sticks

Those who still have a shadow

Those who have lost their appearance.


Those who entered this ephemerous life

and transformed into drifters to join the heavenly host

Whenever demons no longer reside offshore

Let’s go to the mainland and return to our country of yore.


Together we restore our life’s root:

Splitting bamboos, cutting wood, digging ditches, and building our community house.

The Laureate back to his station

The General to the frontier, the student to his study

Từ Thức back to his fairies

The scholars back to teaching, the literati to literary critique

The mulberry farms to the silkworms

The green rice fields to the industrious peasant

The magistrate’s horse back to the buffalo boy

The cloister to God, the pagoda to the bonze

The areca spathe fan I give back to thee

The lovely girls to the pretty boys.


Việt Nam is reinstating its nation

Five times kings restored Motherland

The blue devils disappear, starts the mourning dove call

Dawn listens to and Dusk knows about

the cold bird moving South, our native land

Not a single word nor laughter, steps are staken to return

to the magic crossbow of the yesteryears

the sharp sword from the lake

Rushing with the fury of a swollen river

Lạc Long welcomes Âu Cơ back to the boat

Children rising from the sea and those

Descending from the mountains to meet one another.


Five thousand years start again

Which bird carries stones, who patches the sky2


We are leaving the foreign soil

Like birds shunning snow to return to their homeland.



Translated by Nguyễn văn Thái

______________________________


NOTES BY AUTHOR


1Lạc Hà or Nại Hà is a bridge that leads to the Netherworld. ““Bia đề rằng Nại Hà Kiều, Kẻ nào có phước quỉ đều dắt qua.” [inscriptions on the stele say whoever lucky enough to cross Nại Kiều Bridge will be lead by the demons] By Nguyễn Đình Chiểu in Dương Từ Hà Mậu.


2The previous karma of the Tinh Vệ Bird was a princess, daughter of King Viêm Đế, who happened to drown while on a promenade by the sea. She was angry and reincarnated in a bird carying stones to fill up the sea so nobody would drown again. Lady Nữ Oa, sister of King Phục Hy, saw empty spaces in the firmament and thought the celestial dome was perforated and decided to carry five-colored stones to patch the sphere. Excuses for not providing notes on myths about Từ Thức, Bờm and the areca spathe fan, Ông Nghè, Sĩ phu (remarks by viên Linh)



NOTES BY TRANSLATOR


a“Ngựa Hồ, chim Việt biến hình mà đi” [The Ho horse, the Viet bird have transformed into evanescence] has its origin in the verse from “Cổ thi thập cửu thủ” (Nineteen famous ancient poems): “Hồ mã tê Bắc phong, Việt điểu sào Nam chi” [胡馬依北風, 越鳥巢南枝: The Ho horse neighs at the Northern wind, the Viet bird nests in the South], implying lovers are missing each other. In Viên Linh’s verse, “Ngựa Hồ, chim Việt biến hình mà đi” [The Ho horse, the Viet bird have transformed into evanescence] means at death, love no longer exists; only impermanence.


b “ô y” (translated as burdened with a besmirched existence). In Buddhist conceptualization, “ô y” means “unpure conditions of existence”. “Ô”=dirty, besmirched; “y”= basic foundation of life. It is unlikely that the author refers to the anecdote of the “ô y” area in Jiang Ning (Nanjing today) where rich people of reputation all wore black clothes.


c “multiple worlds” is the translation of the analogy “hà sa” that comes from “Hằng hà sa số”: Hằng hà=the Ganges River; Sa số= number of grains of sand. Buddhism conceives of existence as composed of an infinite number of worlds that can be compared to the number grains of sand on the Ganges basin.