Thursday, March 20, 2025

Tâm Thường Định: Có Con Đường An Lạc Từng Bước Chân | ‘A Path of Peace with Every Step’

 

Ngày 11 tháng 4 năm 2025, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra giữa lòng đô thị New York – một con đường mang tên “Thích Nhất Hạnh Way” chính thức được khánh thành. Từ đây, đoạn đường West 109th Street nối Riverside Drive đến Broadway sẽ mang tên vị Thiền sư hiền hòa từ Việt Nam, người suốt đời hướng dẫn thế giới về hơi thở, bước chân và an lạc giữa cuộc đời này.

Một hành trình lớn từ quê hương ra thế giới

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, được tăng thân và môn đồ khắp nơi trìu mến gọi là Thầy, sinh năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Xuất gia từ tuổi 16, Thầy đã sớm được biết là một tăng sĩ thông tuệ, dung dị và đầy chất thi sĩ.

Những năm 1960, giữa lúc chiến tranh Việt Nam leo thang, Thầy chọn con đường “Đạo Bụt Dấn Thân”—mang Phật Pháp ra khỏi cửa thiền, đi vào giữa cuộc đời để xoa dịu khổ đau. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, Thầy từng nói đại ý rằng, khi bom rơi ngoài kia, ta không thể chỉ ngồi trong chùa tụng kinh. Ta phải hành động để cứu người, để xây dựng hòa bình.

“Nếu chúng ta không thể mỉm cười, thì thế giới này sẽ không có hòa bình. Không phải bằng cách xuống đường biểu tình phản đối vũ khí hạt nhân mà chúng ta có thể đem lại hòa bình. Chính bằng khả năng mỉm cười, thở vào thở ra, và tự thân là hiện thân của hòa bình, chúng ta mới thực sự xây dựng được hòa bình.” — Trích “Being Peace” (1987), Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chính tinh thần ấy đã đưa Thầy đến Hoa Kỳ, nơi Thầy sống và giảng dạy tại Union Theological Seminary và Đại học Columbia. Những năm 1960, Thầy ở căn nhà nhỏ số 306 West 109th Street, một góc phố bình dị giữa thành phố New York nhộn nhịp. Nơi đó, Thầy vừa là một học giả, vừa là một sứ giả của hòa bình, ngày đêm cất bước vận động chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Cuộc vận động không mệt mỏi của Thầy đã lay động nhiều chính khách, học giả và thanh niên Mỹ lúc bấy giờ. Tiếng nói của Thầy vang đến tận Nhà Trắng. Năm 1967, Mục sư Martin Luther King Jr. đã chính thức đề cử Thầy cho Giải Nobel Hòa Bình, gọi Thầy là “Sứ giả của tình thương và sự tha thứ.”

Làng Mai – nơi gieo hạt giống bình an

Sau những năm tháng vận động hòa bình, Thầy chọn dừng chân ở vùng quê Làng Mai (Plum Village, Pháp) để gieo hạt bình an cho nhân loại. Làng Mai trở thành một trung tâm tu tập nổi tiếng thế giới, nơi hàng chục ngàn người thuộc mọi màu da, tôn giáo tìm về học hơi thở chánh niệm.

Thầy dạy đi không phải để đến, mà đi để được an lạc trên từng bước chân. Những bài pháp của Thầy giản dị, đời thường nhưng lay động hàng triệu con tim. Các tác phẩm như “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức”, “An Lạc Từng Bước Chân”, “Giận”… đã trở thành sách gối đầu giường cho biết bao thế hệ.

Và không dừng lại ở đó, Thầy mang hơi thở chánh niệm vào trường học, bệnh viện, nhà tù, và cả các trung tâm lãnh đạo lớn nhất thế giới. Giáo lý của Thầy được các nhà khoa học, tâm lý học, và giới lãnh đạo doanh nghiệp phương Tây trân trọng và ứng dụng sâu rộng.

Sự công nhận như những biểu tượng tri thức của phương Tây

Năm 2023, Đại học Harvard—một trong những biểu tượng tri thức của nước Mỹ—khánh thành Trung tâm Chánh Niệm Thích Nhất Hạnh (Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tên một Thiền sư Việt Nam được vinh danh tại ngôi trường danh giá này.

Giáo sư Howard Koh, Giám đốc Trung tâm, phát biểu:
“Thầy Thích Nhất Hạnh là một biểu tượng của chánh niệm và từ bi. Trung tâm này sẽ tiếp nối di sản của Thầy để phục vụ sức khỏe cộng đồng toàn cầu.”

Và hôm nay, thành phố New York—nơi từng ghi dấu bước chân của Thầy thuở nào—đã quyết định đặt tên đoạn đường West 109th Street thành “Thích Nhất Hạnh Way”. Đây sẽ là một sự kiện lịch sử và đầy ý nghĩa không riêng đối với cộng đồng người Việt, mà còn với hàng triệu con người yêu mến Thầy trên khắp thế giới.

Lễ khánh thành sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 11 tháng 4 năm 2025, từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều (giờ New York) ngay tại ngã tư West 109th Street & Broadway, New York City. Đây chính là nơi Thầy từng sống, từng giảng dạy, từng dấn thân cho hòa bình.

Việc một con đường giữa thành phố New York—trái tim của thế giới hiện đại—mang tên Thầy là sự ghi nhận những đóng góp bền bỉ và thầm lặng của Thầy cho nhân loại. Một người Việt, một Thiền sư, một nhà thơ, một nhà hoạt động không mang theo quyền lực hay vũ khí, chỉ lặng lẽ đi qua đời bằng hơi thở, nụ cười và những bước chân tỉnh thức.

Một con đường – Một đời người

Con đường mang tên Thầy không đơn thuần chỉ là tên gọi, mà là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta về một nếp sống tỉnh thức giữa phố xá đông người. Trong từng viên gạch, từng hàng cây, sẽ mãi vẳng vọng câu nói quen thuộc của Thầy:
“Thở vào tôi biết tôi đang thở vào. Thở ra tôi biết tôi đang thở ra.”

Từ Việt Nam nhỏ bé, Thầy bước ra thế giới bằng đôi chân trần, mang theo hành trang duy nhất là từ bi và trí tuệ. Những nơi Thầy đi qua, chiến tranh lắng dịu, hận thù dần nguôi. Thầy chỉ mong hướng dẫn cho con người cách sống, đồng thời cho thế giới biết ngừng lại, buông bỏ và mỉm cười.

Hôm nay, di sản ấy đã được ghi dấu giữa phố thị New York bằng một con đường mang tên Thầy. Đó không phải là điểm đến, mà là một lời mời cho tất cả những ai còn bận rộn giữa cuộc đời—hãy dừng lại một chút, thở cùng đất trời, bước đi trong sự tỉnh thức và an lạc.

Một di sản sống mãi

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào ngày 22 tháng 1 năm 2022 tại Tổ đình Từ Hiếu, Huế. Nhưng Thầy chưa bao giờ rời xa. Thầy vẫn còn đó, trong những mùa lá rụng, trong những buổi sớm mai, trong từng hơi thở bình yên của những ai đã từng nghe và thực tập lời Thầy dạy.

“Thích Nhất Hạnh Way” sẽ là con đường của New York, đồng thời là con đường của tất cả những ai muốn đi về phía an lạc. Một con đường không biên giới, không màu da, không tôn giáo, chỉ có tình thương và sự hiểu biết làm hành trang.

Bấy giờ, Thầy chính là một con đường—con đường dẫn ta trở về với chính mình.

A Path of Peace with Every Step

On April 11, 2025, a special event will take place in the heart of New York City—the official inauguration of “Thich Nhat Hanh Way”. From that day forward, the stretch of West 109th Street, connecting Riverside Drive to Broadway, will bear the name of the gentle Vietnamese Zen Master who devoted his life to teaching the world about mindful breathing, peaceful steps, and living deeply in the present moment.

A Journey from Homeland to the World
Zen Master Thich Nhat Hanh, affectionately known as “Thay” by his global community, was born in 1926 in Thanh Trung Village, Quang Dien District, Thua Thien – Hue Province, Vietnam. Ordained at the age of sixteen, Thay was soon known as a wise and humble monk, with the heart of a poet.

In the 1960s, as the Vietnam War escalated, Thay chose the path of Engaged Buddhism—bringing the Dharma out of the temple and into society to ease suffering. In several interviews, Thay shared the spirit of his commitment, saying that when bombs are falling outside, one cannot simply stay inside chanting. One must act to save lives and build peace.

“If we are not able to smile, then the world will not have peace. It is not by going out for a demonstration against nuclear missiles that we can bring about peace. It is with our capacity of smiling, breathing, and being peace that we can make peace.”
— From “Being Peace” (1987), Thich Nhat Hanh

That very spirit brought Thay to the United States, where he lived and taught at Union Theological Seminary and Columbia University. During the 1960s, Thay resided in a modest home at 306 West 109th Street, a quiet corner amidst the bustling city of New York. There, he was both a scholar and a messenger of peace, tirelessly advocating for an end to the Vietnam War.

Thay’s relentless peace efforts touched the hearts of politicians, scholars, and young Americans alike. His voice reached all the way to the White House. In 1967, Dr. Martin Luther King Jr. officially nominated Thay for the Nobel Peace Prize, calling him “an apostle of peace and nonviolence.”

Plum Village – Planting Seeds of Peace
After years of peace activism, Thay settled in the countryside of Plum Village, France, to plant seeds of peace for humankind. Plum Village grew to become a world-renowned mindfulness practice center, where tens of thousands from all walks of life and faiths came to learn mindful breathing.

Thay taught: “We walk not to arrive, but to enjoy each step along the way.”

His teachings were simple, ordinary, yet profoundly touched millions of hearts. Books such as “The Miracle of Mindfulness”, “Peace Is Every Step”, and “Anger” became beloved companions for countless readers around the world.

But Thay did not stop there. He brought mindfulness into schools, hospitals, prisons, and even major leadership centers. His teachings gained deep respect and wide application among scientists, psychologists, and business leaders throughout the West.

Recognition by Icons of Western Knowledge
In 2023, Harvard University—one of America’s most prestigious institutions—established the Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health. It was the first time in history that a Vietnamese Zen Master’s name was honored in such a revered academic space.

Professor Howard Koh, Director of the Center, shared:
“Thich Nhat Hanh is a symbol of mindfulness and compassion. This center will continue his legacy in serving global public health.”

And now, New York City—the very place that once witnessed Thay’s footsteps—has chosen to name West 109th Street “Thich Nhat Hanh Way”. This is a historic and meaningful event, not only for the Vietnamese community but also for millions worldwide who have been touched by Thay’s teachings.

The dedication ceremony will take place on Friday, April 11, 2025, from 11:00 AM to 4:00 PM (New York time) at the corner of West 109th Street and Broadway, New York City—the very place where Thay once lived, taught, and devoted himself to peace.

Having a street named after Thay in the heart of New York—the modern world’s beating center—is a profound recognition of his quiet yet enduring contributions to humanity. A Vietnamese monk, a poet, a peace activist—Thay walked through life carrying no weapons, no power, only his breath, his smile, and mindful steps.

A Street – A Lifetime
“Thich Nhat Hanh Way” is not merely a name, but a gentle reminder to all of us about mindful living amidst the crowded streets of life. In every brick, every tree along the way, one can almost hear Thay’s familiar words:
“Breathing in, I know I am breathing in. Breathing out, I know I am breathing out.”

From his humble roots in Vietnam, Thay stepped into the world with nothing but compassion and wisdom. Wherever he went, war quieted, hatred softened. He did not seek to change the world through force, but to guide us in truly living, in learning to pause, let go, and smile.

Today, that legacy is beautifully engraved in the streets of New York—a path named after Thay. It is not a destination, but an invitation for all of us caught in life’s busyness—to pause, breathe with the earth and sky, and walk gently with peace and mindfulness.

A Legacy That Lives On
Zen Master Thich Nhat Hanh passed away on January 22, 2022, at Tu Hieu Root Temple in Hue, Vietnam. Yet, Thay has never truly left. He is still there—in the falling leaves, in the morning light, and in every peaceful breath of those who have heard and practiced his teachings.

“Thich Nhat Hanh Way” is not just New York’s street, but a path for anyone seeking peace. A path beyond borders, race, or religion—carrying only love and understanding as our companions.

And now, Thay has become a path—a way leading us back to our true selves.

Friday, March 14, 2025

Tâm Thường Định: Chánh Niệm, Tỉnh Giác hay Ảo Giác? | Mindfulness – Awareness or Illusion?


Nhân đọc một bài viết “Tâm linh nhưng không tôn giáo: Tu chánh niệm nhưng không giáo hội” trên Việt Báo phản ánh một xu hướng xã hội hiện đại: nhiều người tìm đến chánh niệm như một phương tiện giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng cuộc sống mà không cần liên kết với bất kỳ tổ chức tôn giáo nào. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: Liệu chánh niệm, khi bị tách rời khỏi bối cảnh Phật giáo, có còn giữ được giá trị đích thực của nó hay chỉ trở thành một ảo giác mang tính trấn an tạm thời?

Ngày nay, chánh niệm được quảng bá rộng rãi dưới dạng một phương pháp thực hành giúp giảm stress, nâng cao hiệu suất làm việc, tăng cường sự tập trung, và cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, chánh niệm trong Phật giáo không đơn thuần là một kỹ thuật điều chỉnh tâm lý, mà là một con đường tu tập để đi đến tỉnh giác và giải thoát. Khi bị cắt rời khỏi bối cảnh đạo đức và trí tuệ, chánh niệm dễ dàng trở thành một ảo giác, khiến người ta tưởng mình tỉnh thức nhưng thực ra vẫn bị dẫn dắt bởi bản ngã và tham ái.

Nhiều công ty lớn ở phương Tây đã đưa chánh niệm vào môi trường làm việc như một chiến lược giúp nhân viên đối phó với căng thẳng. Bề ngoài, điều này có vẻ là một sáng kiến nhân văn, nhưng thực chất, nó chỉ giúp nhân viên chịu đựng áp lực tốt hơn, thay vì giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sự căng thẳng là điều kiện làm việc quá tải. Chánh niệm bị sử dụng như một liều thuốc giảm đau thay vì một phương pháp chữa lành thực sự.

Sự bùng nổ của các khóa học, ứng dụng chánh niệm trực tuyến biến thực hành này thành một thị trường khổng lồ. Người ta dễ dàng bỏ ra hàng trăm đô la để mua một khóa học thiền chánh niệm mà không cần bất kỳ sự hướng dẫn nào về đạo đức hay triết lý sâu xa. Chánh niệm trở thành một sản phẩm tiêu dùng, nơi mà “khách hàng” chỉ quan tâm đến hiệu quả nhanh chóng mà không cần hiểu biết về sự chuyển hóa nội tâm thực sự.

Nhiều người thực hành chánh niệm với mong muốn đạt được trạng thái “thư giãn”, “bình an”, “hài lòng với hiện tại”. Nhưng nếu không có trí tuệ, chánh niệm có thể trở thành một công cụ nuôi dưỡng bản ngã thay vì giúp con người thoát khỏi khổ đau. Họ chỉ chọn lọc những gì dễ chịu, nhưng từ chối đối diện với sự thật đau khổ của chính mình. Đây là một ảo giác nguy hiểm, vì nó tạo ra cảm giác giả tạo về giác ngộ, nhưng thực chất chỉ là sự lẩn tránh thực tại.

Không chỉ người lớn, mà ngay cả trong môi trường giáo dục trẻ em, việc hiểu sai về chánh niệm cũng đang diễn ra. Trong các buổi sinh hoạt GĐPT, nhiều huynh trưởng xem việc cho các em thực hành chánh niệm như một biện pháp để “giảm tăng động”, giúp các em “ngồi yên một chút” mà không cần quan tâm đến ý nghĩa sâu xa của thực hành này. Nếu chỉ sử dụng chánh niệm như một phương tiện để kiểm soát hành vi trẻ em mà không dạy các em cách hiểu chính mình, cách trau dồi đạo đức và phát triển trí tuệ, thì đó là một cách tiếp cận hời hợt. Chánh niệm không đơn giản là ngồi xuống, nhắm mắt lại và hít thở sâu. Chánh niệm là sự nhận biết rõ ràng về thân tâm, là sự tỉnh giác giúp trẻ hiểu về cảm xúc, suy nghĩ và cách phản ứng với thế giới xung quanh bằng từ bi và trí tuệ. Nếu chánh niệm được thực hành mà thiếu chiều sâu giáo dục, thì nó sẽ trở thành một hình thức “kềm chế tạm thời” chứ không phải là phương pháp giúp trẻ em trưởng thành một cách trọn vẹn.

Trong Phật giáo, chánh niệm vừa là sự tập trung vào hiện tại, vừa là sự nhận thức rõ về bản chất vô thường, khổ và vô ngã của mọi hiện tượng. Chánh niệm phải đi đôi với chánh tư duy, giúp con người thấy rõ bản chất thực sự của chính mình và thế giới. Nếu chỉ dùng chánh niệm như một công cụ trấn an, nó sẽ trở thành một hình thức “nịnh bợ tâm trí”, giúp ta cảm thấy dễ chịu nhưng không hề giúp ta thoát khỏi vô minh.

Sự khác biệt giữa chánh niệm đích thực và ảo giác chánh niệm nằm ở mục đích thực hành. Chánh niệm đích thực giúp con người hiểu rõ bản chất khổ đau, thấy được sự vận hành của tâm trí và phát triển trí tuệ để sống đúng đắn, thiện lành. Ngược lại, ảo giác chánh niệm chỉ tập trung vào sự thoải mái nhất thời, khiến con người bị kẹt trong vòng lặp của cảm xúc dễ chịu và sự tự thỏa mãn, thay vì vượt lên trên những ràng buộc của bản ngã.

Để tránh rơi vào cái bẫy của chánh niệm thực dụng, cần có sự hướng dẫn đúng đắn từ những bậc thầy am hiểu Phật pháp và duy trì tinh thần tỉnh giác đúng nghĩa. Không xem chánh niệm như một phương pháp thư giãn đơn thuần, mà là một phần của con đường tỉnh thức. Không thực hành chánh niệm theo cách chọn lọc phiến diện, mà phải kết hợp với trí tuệ và đạo đức. Không chạy theo các chương trình chánh niệm thương mại hóa, mà phải tìm hiểu bản chất sâu xa của thực hành này trong bối cảnh tu tập thực sự.

Chánh niệm không phải là kỹ thuật – mà là sự chuyển hóa. Nếu không có trí tuệ và đạo đức, chánh niệm sẽ trở thành một màn sương che lấp sự thật, thay vì giúp ta thấy rõ bản chất của chính mình.

Xã hội ngày nay đang đưa chánh niệm vào quá nhiều lĩnh vực theo hướng thực dụng hóa, khiến nó dần mất đi giá trị thực sự. Bài báo trên Việt Báo phản ánh một thực tế đáng ngại: nhiều người đang thực hành chánh niệm mà không cần đến giáo hội hay tôn giáo. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là nhiều người đang thực hành chánh niệm mà không cần đến trí tuệ.

Chánh niệm không phải là sự an ủi. Chánh niệm là sự thật. Nếu thiếu tỉnh giác, chánh niệm chỉ là một giấc mơ đẹp trong vô minh.

Rốt cuộc lại, thuật ngữ ‘Non-religion’ không đơn giản là ‘phi tôn giáo’ hay ‘vô thần’. Nó không hẳn biểu thị sự từ chối niềm tin tôn giáo, mà còn bao gồm một phạm trù rộng lớn những cá nhân và nhóm không đồng nhất với bất kỳ truyền thống tôn giáo nào, nhưng vẫn có thể quan tâm đến các giá trị tâm linh, đạo đức và thực hành ý nghĩa. Trong xã hội hiện đại, nhiều người chọn lối sống không liên kết với bất kỳ tôn giáo nào nhưng vẫn tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, giá trị đạo đức và sự an lạc nội tâm. Đây chính là nơi các thực hành ‘chánh niệm’ (mindfulness) bước vào như một cầu nối giữa truyền thống Phật giáo và những người thuộc nhóm ‘Non-religion’.

Sacramento, ngày 14 tháng 03 năm 2025

Tâm Thường Định

Mindfulness – Awareness or Illusion?

It is evident that an increasing number of individuals in contemporary society are adopting mindfulness as a method of stress relief and enhanced quality of life, without being affiliated with any religious organization, after reading the article “Spiritual but Not Religious: Practicing Mindfulness Without the Church” published on Việt Báo. This trend poses a critical question: Does mindfulness retain its genuine essence when it is removed from its Buddhist context, or does it devolve into a mere illusion of transient comfort?

Currently, mindfulness is widely advocated as a practical aid for enhancing work performance, reducing stress, improving mental well-being, and increasing focus. Nevertheless, mindfulness is not merely a psychological adjustment technique in Buddhism; it is a path of practice that leads to genuine awareness and liberation. Mindfulness can easily transform into an illusion when it is divorced from its ethical and wisdom-based foundation, causing individuals to believe they are alert when, in reality, they are still being driven by ego and craving.

In order to assist employees in managing tension, numerous Western corporations have implemented mindfulness programs in the workplace. Upon initial inspection, this may seem to be a humanitarian initiative; however, it frequently involves employees enduring pressure rather than addressing the underlying causes of stress, which are excessive duties and a toxic work environment. In this context, mindfulness is employed as a painkiller rather than a genuine therapeutic method.

This practice has been transformed into a substantial market as a result of the proliferation of mindfulness courses and mobile applications. Individuals are prepared to invest hundreds of dollars in mindfulness meditation programs without receiving any guidance on ethics or a more profound philosophical comprehension. Mindfulness has evolved into a consumer product, with “customers” prioritizing immediate outcomes over a genuine comprehension of internal transformation.

In an effort to achieve a state of “contentment with the present moment,” “peace,” or “relaxation,” numerous individuals are practicing mindfulness. Nevertheless, mindfulness can be a tool that reinforces the ego rather than assisting in the transcendence of suffering if it is not accompanied by wisdom. While averting confrontation with their own suffering, practitioners may selectively adopt only the pleasant aspects of mindfulness. This is a perilous delusion, as it generates a fabricated sense of enlightenment that, in reality, is merely an attempt to evade the truth.

This misconception of mindfulness is not exclusive to adults; it is also apparent in the education of children. Some leaders in the Buddhist Youth Association (GĐPT) introduce mindfulness practices to children solely as a means of “reducing hyperactivity” or “helping them sit still for a while,” without considering the more profound significance of this practice. This is a superficial and misguided approach if mindfulness is exclusively employed to regulate children’s behavior, without fostering their intellectual development, ethical cultivation, or self-awareness. Mindfulness is not limited to the act of sitting, closing one’s eyes, and taking long breaths. It involves the development of awareness that enables children to comprehend their emotions, thoughts, and reactions to the world around them with compassion and wisdom, as well as the distinct recognition of their own body and mind. Mindfulness is reduced to a transient form of restraint rather than a method for holistic development when it is practiced without a foundation in education.

Mindfulness in Buddhism pertains to the recognition of the impermanence, suffering, and selflessness of all phenomena, in addition to the concentration on the present moment. Mindfulness must be accompanied by accurate comprehension, which allows individuals to perceive the genuine nature of the world and themselves. Mindfulness will be reduced to a mere form of “mental flattery” if it is applied solely for the purpose of self-soothing, providing transient solace but failing to free one from ignorance.

The purpose of practice is the defining factor between true mindfulness and the illusion of mindfulness. Individuals can develop the wisdom necessary to live virtuously and righteously by recognizing the workings of the mind, comprehending the nature of suffering, and practicing genuine mindfulness. In contrast, illusory mindfulness concentrates solely on transient comfort, ensnaring individuals in a cycle of self-indulgence and pleasant sensations, rather than assisting them in transcending the constraints of the ego.

It is imperative to seek appropriate guidance from authentic Buddhist teachers and maintain a spirit of genuine awareness in order to avoid falling into the pitfall of commercialized mindfulness. Mindfulness should not be misunderstood as a mere relaxation technique; rather, it should be acknowledged as a component of the journey to awakening. It is imperative that it not be implemented selectively, without regard for wisdom and ethics. It is advisable to avoid market-driven mindfulness programs and instead explore the profound nature of mindfulness within a suitable spiritual framework.

Mindfulness is not merely a technique; it is a transformational process. Mindfulness will become a veil that obscures the truth, rather than a light that reveals it, in the absence of wisdom and ethics.

The genuine value of mindfulness is being diminished as a result of the utilitarian integration of mindfulness into an excessive number of aspects of modern life. The article on Việt Báo is indicative of a concerning reality: a significant number of individuals are engaging in mindfulness practices without any association with religious traditions. Nevertheless, the more concerning concern is that a significant number of individuals are engaging in mindfulness without the requisite wisdom.

Mindfulness is not about comfort; it is about the truth. Mindfulness is solely a beautiful dream in the darkness of ignorance without genuine awareness.

Ultimately, the term “Non-religion” is not merely identical to “atheism” or “irreligion.” It may not merely denote the denial of religious convictions; rather, it encompasses a wide range of individuals and groups who do not identify with any specific religious tradition but nevertheless participate in spiritual values, ethics, and meaningful practices. In contemporary society, a significant number of individuals opt for a lifestyle that is not influenced by any religious affiliation, while simultaneously pursuing the meaning, moral values, and inner peace of life. This is the precise point at which mindfulness practices function as a bridge between Buddhist traditions and those classified as “non-religious.”

Sacramento, March 14, 2025

Tâm Thường Định

Saturday, March 8, 2025

Tâm Quảng Nhuận: Cái dũng của một trái tim tỉnh thức


Người ta thường nghĩ về dũng như một sự mạnh mẽ, một sự kiên cường không khuất phục trước nghịch cảnh, một sức mạnh vô song có thể chiến thắng mọi kẻ thù bên ngoài. Nhưng cái dũng chân thật không phải là thứ có thể đo đếm bằng chiến công, không phải là thanh gươm sắc bén hay tấm khiên kiên cố. Cái dũng chân thật là một sự nhẹ nhàng mà bất hoại, một sự buông mà không rơi, một sự vững vàng mà không cần bám víu vào bất cứ điều gì.

Thái tử Tất Đạt Đa đã có tất cả những gì người đời mong cầu: địa vị, quyền lực, giàu sang, tình thân. Vậy mà, giữa đêm khuya, khi ánh trăng lặng lẽ trải dài trên cung điện vàng son, chàng đã quay lưng bước đi, để lại sau lưng tất cả những gì từng gắn bó, như một cánh chim rời tổ, bay vào bầu trời vô tận. Đó không phải là một sự từ bỏ trong đau khổ hay dằn vặt, mà là một sự dứt khoát trong thương yêu. Bởi chàng hiểu rằng, tình thương lớn không phải là giữ lại, mà là buông ra để tìm một con đường sáng hơn. Cái dũng của Thái tử không phải là từ bỏ ngai vàng để làm một ẩn sĩ, mà là từ bỏ mọi ràng buộc của thế gian để đi tìm con đường giải thoát cho chính mình và cho tất cả.

Buông bỏ là một việc khó khăn. Một người có thể chiến thắng kẻ thù mạnh nhất trên chiến trường, nhưng vẫn có thể bị trói buộc bởi một nỗi sợ vô hình. Một người có thể trèo lên đỉnh núi cao nhất, nhưng vẫn có thể bị giam cầm bởi chính những suy nghĩ của mình. Cái dũng thật sự là dám đối diện với chính mình, dám đi vào sâu thẳm tâm hồn để thấy rõ những sợi dây vô hình đang giữ chặt mình lại. Cái dũng của Thái tử là dám đi con đường mà chưa ai đi, dám đặt câu hỏi mà chưa ai dám đặt, dám phá vỡ những lề thói cũ để tìm ra sự thật.

Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử cũng mang trong tim một cái dũng như thế. Đó là cái dũng của một người dám đứng vững giữa dòng đời chảy xiết, nhưng không bị cuốn đi bởi những làn sóng của vô minh. Đó là cái dũng của một người biết rõ con đường phía trước đầy chông gai, nhưng vẫn bước đi với một nụ cười nhẹ nhàng. Đó là cái dũng của một người không cần đến sự khẳng định của bất kỳ ai, không cần danh vọng hay lời khen, mà chỉ cần biết rằng mình đang làm đúng với lương tâm, đang sống đúng với lý tưởng.

Cái dũng của người Huynh trưởng không nằm trong những lời lẽ đanh thép hay những hành động mạnh mẽ, mà nằm trong sự kiên trì mỗi ngày. Đó là cái dũng của một người lặng lẽ chuẩn bị một buổi sinh hoạt dù biết sẽ chẳng ai tán thưởng, cái dũng của một người tiếp tục dẫn dắt đàn em dù biết rằng con đường phía trước còn rất dài. Đó là cái dũng của một người có thể buông bỏ những gì không còn phù hợp, để mở ra một phương trời mới.

Cái dũng ấy không đến từ sự cố chấp hay bảo thủ, mà đến từ sự thấu hiểu và tình thương. Một người có dũng khí thật sự không phải là người không sợ hãi, mà là người biết sợ hãi và vẫn đi tới. Một người có dũng khí thật sự không phải là người cứng nhắc, mà là người linh hoạt như dòng nước, có thể thay đổi mà không đánh mất bản chất của mình. Một người có dũng khí thật sự không phải là người gồng mình chống lại thế gian, mà là người có thể mỉm cười với tất cả những gì đến và đi.

Có những lúc, người Huynh trưởng phải đối diện với những khó khăn mà không ai có thể chia sẻ. Có những lúc, chúng ta cảm thấy cô đơn trên con đường phụng sự. Nhưng đó cũng chính là lúc cái dũng trong người được thử thách. Một ngọn lửa không bao giờ biết được sức mạnh của mình nếu không đối diện với gió lớn. Một đóa sen không bao giờ biết được sự kiên cường của mình nếu không vươn lên từ bùn lầy.

Nhìn lại cuộc đời của Đức Phật, ta thấy một con đường đầy những thử thách. Ngài đã trải qua đói khát, cô đơn, cám dỗ, hiểu lầm. Nhưng ngài không oán trách, không từ bỏ, không quay lưng lại với nhân thế. Cái dũng của ngài không phải là chinh phục thế gian, mà là chinh phục chính mình. Cái dũng của ngài không phải là chiến thắng ai đó, mà là hóa giải mọi sự đối nghịch trong tâm.

Người Huynh trưởng cũng vậy. Con đường phía trước không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy muốn buông tay, sẽ có những lúc mình nghi ngờ chính mình. Nhưng hãy nhớ rằng, cái dũng thật sự không phải là không bao giờ ngã, mà là ngã rồi vẫn đứng dậy. Cái dũng thật sự không phải là không bao giờ yếu đuối, mà là dám thừa nhận sự yếu đuối ấy và tiếp tục bước đi.

Có một loại dũng cảm rất lặng lẽ, nhưng cũng rất bền bỉ. Đó là dũng cảm mỉm cười khi bị hiểu lầm, dũng cảm tiếp tục khi không ai nhìn thấy, dũng cảm thương yêu ngay cả khi không được đáp lại. Đó là cái dũng của một người biết rằng con đường này không dễ đi, nhưng vẫn chọn đi.

Và rồi một ngày nào đó, khi nhìn lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng chính những thử thách đã làm cho cái dũng trong người lớn mạnh. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, không phải những chiến thắng hay thành tựu bên ngoài mới là quan trọng, mà chính là sự trưởng thành trong tâm hồn. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, cái dũng không phải là một điều gì xa vời, mà luôn hiện hữu trong từng hơi thở, từng bước chân, từng ánh mắt hiền hòa mà chúng ta dành cho đàn em.

Cái dũng thật sự không ồn ào. Nó không cần phải được nhìn thấy. Nó chỉ cần được sống.

Phật lịch 2568

Tâm Quảng Nhuận

The Courage of an Awakened Heart

People often think of courage as strength, as an unyielding resilience in the face of adversity, an unrivaled power capable of conquering all external enemies. But true courage is not something that can be measured by victories, nor is it a sharp sword or an impenetrable shield. True courage is a quiet yet indestructible presence, a letting go without falling, a steadfastness that does not cling to anything.

Prince Siddhartha had everything that people desire—status, power, wealth, and family. Yet, in the stillness of the night, as the moonlight gently bathed the golden halls of the palace, he turned away and walked into the unknown, leaving behind everything he had ever known—like a bird leaving its nest to soar into the vast, uncharted sky. It was not an abandonment borne of sorrow or regret, but a departure rooted in love and resolve. For he understood that true love does not grasp or possess; it releases, seeking a brighter path. The courage of the Prince was not in renouncing a throne to become an ascetic, but in relinquishing all worldly attachments to seek liberation for himself and for all beings.

Letting go is never easy. A person may triumph over the strongest enemy on the battlefield, yet still be ensnared by an invisible fear. A person may climb the highest peak, yet still be imprisoned by their own thoughts. True courage is the willingness to face oneself, to step into the deepest corners of the heart, and to see clearly the invisible chains that hold one back. The courage of the Prince was the courage to walk a path no one had walked before, to ask the questions no one had dared to ask, to break away from tradition to seek the truth.

A Gia Đình Phật Tử (Buddhist Youth Family) leader carries within them this same kind of courage. It is the courage to stand firm in the midst of a rushing current, yet not be swept away by the waves of ignorance. It is the courage to see that the road ahead is filled with obstacles and still walk forward with a gentle smile. It is the courage to seek no recognition, no reward, no applause—only the inner knowing that one is walking in accordance with their conscience, living true to their ideals.

The courage of a Huynh Trưởng (Buddhist Youth Leader) is not found in forceful words or grand gestures, but in quiet perseverance. It is in the leader who diligently prepares for a gathering, knowing there may be no praise. It is in the leader who continues guiding younger generations, knowing that the path ahead remains long. It is in the leader who is willing to release what no longer serves, in order to open a new horizon.

Such courage does not stem from stubbornness or rigidity, but from deep understanding and love. A truly courageous person is not one who feels no fear, but one who acknowledges fear and still moves forward. A truly courageous person is not one who remains rigid, but one who, like water, can adapt and change without losing their essence. A truly courageous person is not one who fights against the world, but one who can smile at everything that comes and goes.

There will be times when a Huynh Trưởng faces challenges that no one else can understand. There will be moments when we feel alone on this path of service. But it is in these very moments that our courage is tested. A flame does not know its strength until it meets the wind. A lotus does not know its resilience until it rises from the mud.

Looking at the life of the Buddha, we see a journey filled with trials. He endured hunger, solitude, temptation, and misunderstanding. Yet he did not complain, did not turn away, did not abandon the world. His courage was not in conquering others, but in conquering himself. His courage was not in defeating external enemies, but in dissolving all inner conflicts.

The Huynh Trưởng is the same. The road ahead will not always be smooth. There will be times when we want to let go, times when we doubt ourselves. But remember, true courage is not about never falling—it is about rising each time we do. True courage is not about never feeling weak—it is about acknowledging our vulnerability and continuing forward.

There is a quiet yet enduring form of courage. It is the courage to smile in the face of misunderstanding, to persist when no one is watching, to love even when that love is not returned. It is the courage of someone who knows this path is not easy, yet still chooses to walk it.

And one day, when we look back, we will see that it was the trials that strengthened our courage. We will realize that it is not external victories that matter most, but the growth of our own hearts. We will understand that courage is not something distant or grand—it is present in every breath, every step, every gentle glance we offer to those we guide.

True courage is not loud. It does not need to be seen. It only needs to be lived.

Buddhist Calendar 2568
Tâm Quảng Nhuận

Friday, February 7, 2025

Thiên Nhạn: Huyền Trang và Đường Tăng: Giữa Lịch Sử và Huyền Thoại

Tây Du Ký[1] (西游记) và hình tượng Đường Tăng[2], tuy là một hiện tượng văn hóa có ảnh hưởng rộng lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về nhận thức lịch sử và cách Phật tử tiếp cận với di sản của Pháp sư Huyền Trang[3]. Trong sự giao thoa giữa lịch sử và truyền thuyết, giữa biểu tượng văn hóa đại chúng và những giá trị nguyên thủy của Phật giáo, không thể phủ nhận rằng sự phổ biến của Tây Du Ký đã làm lu mờ hình ảnh thật của một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của Phật giáo Trung Hoa. Đây là điều không thể tránh khỏi khi một nhân vật lịch sử bước vào vùng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, nơi mà sự thật thường bị thay thế bằng một hình ảnh dễ tiếp nhận hơn.

Pháp sư Huyền Trang là một trong những học giả lỗi lạc của lịch sử, người đã thực hiện một cuộc hành trình vượt hơn mười ngàn dặm để tìm kiếm chân lý, bất chấp hiểm nguy, những cuộc xung đột chính trị và sự đe dọa của thiên nhiên. Ông không có ba đồ đệ thần thông quảng đại bảo vệ, cũng không phải là một vị hòa thượng dễ bị lừa như cách Tây Du Ký mô tả Đường Tăng. Pháp sư Huyền Trang đã đi qua gần hai mươi nước trên đường đến Ấn Độ, đối diện với sự hoang tàn của những thành phố từng huy hoàng, chứng kiến sự suy tàn của các trung tâm Phật giáo một thời và nhận ra sự cần thiết phải đưa kinh điển về Trung Quốc để bảo vệ giáo pháp. Trên con đường của mình, ông không chỉ học mà còn dạy, không chỉ thỉnh kinh mà còn đối thoại với những vị luận sư vĩ đại, tham gia vào những cuộc tranh biện triết học quan trọng. Ông là một trong những trụ cột đưa tư tưởng Duy Thức tông vào Phật giáo Trung Hoa, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử tư tưởng.

Bằng chứng lịch sử về hành trình của Huyền Trang được ghi chép trong Đại Đường Tây Vực Ký[4] (大唐西域記), một tác phẩm không chỉ có giá trị tôn giáo mà còn mang ý nghĩa lịch sử, địa lý, nhân chủng học và triết học sâu sắc. Tác phẩm này ghi chép lại chi tiết các quốc gia, thành phố, hệ thống xã hội, tín ngưỡng và phong tục tập quán mà Pháp sư Huyền Trang đã chứng kiến. Đây không phải là một hành trình siêu nhiên đầy phép màu, mà là một cuộc hành trình gian nan của một nhà tu hành và học giả kiên cường, người dấn thân vào con đường đầy nguy hiểm với mục tiêu cao cả: mang giáo pháp về phục hưng Phật giáo Trung Hoa. Tác phẩm Đại Đường Tây Vực Ký không chỉ phản ánh sự uyên bác của Pháp sư Huyền Trang, mà còn là một minh chứng về việc Phật giáo đã phát triển và suy tàn ra sao trên những vùng đất mà ông đi qua.

Nhưng trong Tây Du Ký, hình ảnh Đường Tăng trở thành một nhân vật có phần ngây thơ, thậm chí có lúc nhu nhược. Sự hư cấu này không chỉ làm thay đổi bản chất của nhân vật lịch sử mà còn phản ánh cách nhìn nhận của văn hóa đại chúng đối với một nhà tu hành. Nếu đặt vào bối cảnh của thế kỷ 16, khi Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký, ta có thể thấy rằng hình ảnh Đường Tăng được xây dựng theo một lối tiếp cận mang đậm ảnh hưởng của truyền thống dân gian và triết học Đạo giáo, nơi mà các vị chân tu thường được thử thách bởi yêu ma và thế giới huyễn hoặc. Điều này không sai trong khuôn khổ một tác phẩm văn học, nhưng lại có thể gây hiểu lầm cho những ai chỉ tiếp cận nhân vật này thông qua câu chuyện hư cấu.

Tây Du Ký là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Trung Hoa, nhưng bản chất của nó không phải là một tư liệu lịch sử mà là một tiểu thuyết mang tính thần thoại, pha trộn nhiều yếu tố của Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Tác phẩm này lấy cảm hứng từ hành trình có thật của Pháp sư Huyền Trang, nhưng thay vì tái hiện trung thực hành trình ấy, Ngô Thừa Ân đã biến nó thành một câu chuyện mang tính giáo huấn và giải trí, trong đó Đường Tăng trở thành một nhân vật chính yếu, nhưng không phải với bản chất của Pháp sư Huyền Trang thật sự. Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, và Sa Tăng là những sáng tạo mang tính biểu tượng, đại diện cho những trở ngại trên con đường tu hành, nhưng không hề có trong bản gốc lịch sử của Pháp sư Huyền Trang.

Hiệu ứng “mass truth”[5] – khi một sự thật được chấp nhận rộng rãi chỉ vì nó được nhắc đến nhiều lần – là điều đã xảy ra với hình ảnh Đường Tăng. Trong văn hóa phổ thông, số đông thường tiếp nhận một câu chuyện qua phim ảnh, tiểu thuyết hoặc các sản phẩm giải trí mà không có nhu cầu tra cứu lại nguồn gốc lịch sử của nó. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa một biểu tượng văn học và một nhân vật lịch sử thực sự. Nếu một người chỉ biết đến Đường Tăng qua Tây Du Ký, họ có thể tin rằng đây là hình ảnh thực tế của Pháp sư Huyền Trang, mà không biết đến những đóng góp to lớn của ông trong việc dịch thuật kinh điển, hệ thống hóa tư tưởng Duy Thức học và kết nối Phật giáo Trung Hoa với truyền thống Phật giáo Ấn Độ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Tây Du Ký hoàn toàn không có giá trị. Thực tế, tác phẩm này đã góp phần đưa hành trình thỉnh kinh trở thành một câu chuyện mang tính toàn cầu, giúp lan tỏa một phần hình ảnh của Phật giáo vào nền văn hóa đại chúng. Tây Du Ký không chỉ là một tác phẩm tôn giáo, mà còn là một kiệt tác văn học với những tầng lớp ý nghĩa sâu xa.

Nhưng mặt khác, nếu không có sự phân biệt rõ ràng giữa truyền thuyết và lịch sử, Tây Du Ký có thể tạo ra những nhận thức sai lệch về giáo lý và con đường tu tập. Đường Tăng trong Tây Du Ký thường được miêu tả là quá mức nhân từ đến mức thiếu thực tế, một hình mẫu đạo đức nhưng không có chiều sâu trí tuệ. Điều này đi ngược lại với hình ảnh của Pháp sư Huyền Trang thực sự, một bậc thầy có khả năng tranh luận sắc bén với các học giả, một người không chỉ là hành giả mà còn là một triết gia và nhà phiên dịch vĩ đại.

Do đó, trong mọi cuộc thảo luận về Tây Du Ký và Pháp sư Huyền Trang, cần có một sự nhận thức rõ ràng: tôn trọng giá trị văn học của Tây Du Ký nhưng không đồng hóa nó với lịch sử. Điều này không chỉ quan trọng trong việc bảo vệ sự thật lịch sử mà còn giúp duy trì tinh thần chính thống của giáo pháp, đảm bảo rằng khi nói về những bậc thầy của Phật giáo, chúng ta không dừng lại ở những câu chuyện huyễn hoặc mà phải nhìn thấy trí tuệ và công hạnh thực sự của họ. Đại Đường Tây Vực Ký là sự ghi chép chân thực về con đường tu học và hoằng pháp của một bậc chân nhân, còn Tây Du Ký là một tác phẩm đầy sáng tạo với ý nghĩa ẩn dụ nhưng không nên bị nhầm lẫn với lịch sử.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin đề cập đến tác phẩm “Tây Vực Ký” của Hòa thượng Thích Như Điển, với lời giới thiệu sâu sắc của cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, hy vọng phần nào bổ sung thêm góc nhìn học thuật về hành trình của Pháp sư Huyền Trang, đồng thời góp phần làm sáng tỏ vai trò quan trọng của di sản này đối với Phật giáo và nền tri thức nhân loại.

Trong bối cảnh so sánh giữa hai tác phẩm “Đại Đường Tây Vực Ký” và “Tây Du Ký”, việc tiếp cận công trình dịch thuật của Hòa thượng Như Điển mang đến một nhận thức quan trọng: những ghi chép lịch sử về Pháp sư Huyền Trang không đơn thuần là câu chuyện về một cuộc hành trình gian khổ, mà là một đóng góp to lớn cho nền tảng triết học, tâm lý học và tôn giáo của nhân loại.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trong lời giới thiệu đã nêu bật ý nghĩa vĩ đại của sự nghiệp mà Pháp sư Huyền Trang để lại. Ngài là một nhà hành đạo, nhưng đồng là một nhà tư tưởng với những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển nền tri thức Phật giáo. Chính nhờ sự dịch thuật của Huyền Trang mà nhiều bộ kinh luận quan trọng từ hệ thống A-tì-đàm đến Duy thức học được lưu giữ lại, trở thành những nguồn tư liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu ngày nay.

Điểm đặc biệt mà cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ nhấn mạnh chính là tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài Phật giáo của các bản dịch của Pháp sư Huyền Trang. Ngài vừa góp phần lưu giữ kinh điển và vừa mở ra các nền tảng tư duy, từ triết học, luận lý học đến tâm lý học. Những bộ luận như Du-già hành phái[6] (瑜伽行派) của ngài Vô Trước[7] và ngài Thế Thân[8] mà Pháp sư Huyền Trang truyền bá chính là những tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho sự hiểu biết về tâm thức, tư duy triết học và nhận thức luận trong Phật giáo, thậm chí có thể so sánh với các nghiên cứu hiện đại về tâm lý học và triết học nhận thức phương Tây.

Trong khi đó, Tây Du Ký – với những yếu tố thần thoại, truyền thuyết – tất nhiên không thể truyền tải được chiều sâu triết lý mà Pháp sư Huyền Trang thực sự đã để lại. Đây là sự khác biệt lớn giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn học – một bên là sự kiên định, trí tuệ, một bên là hình tượng đạo đức nhưng không thực sự phản ánh bản chất của người thật.

Hòa thượng Thích Như Điển, qua bản dịch ” Tây Vực Ký”, đã giúp nối kết những hiểu biết chân thực về Pháp sư Huyền Trang với độc giả hiện đại. Như cố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã viết, việc dịch thuật này không nhằm để tôn vinh một nhân vật lịch sử, mà để khơi nguồn cảm hứng cho những ai mong cầu giải thoát chân chính, bởi vì câu chuyện của Pháp sư Huyền Trang không đơn giản là một cuộc hành trình về mặt địa lý, mà là một hành trình của tâm thức, một hành trình truy cầu trí tuệ vượt thoát khỏi vô minh.

Điều đáng suy ngẫm là trong khi Tây Du Ký đã giúp hình ảnh Đường Tăng trở thành một biểu tượng văn hóa đại chúng, thì các tác phẩm như Đại Đường Tây Vực Ký, và nay là bản dịch của Hòa thượng Như Điển, mới là những nguồn tư liệu có giá trị trong việc hiểu về lịch sử, triết học và giáo pháp mà Pháp sư Huyền Trang đã mang lại.

Nhìn từ khía cạnh Phật giáo, Tây Du Ký có thể được xem như một phương tiện thiện xảo để tiếp cận đạo pháp, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó mà không đi sâu hơn vào những công trình dịch thuật như “Tây Vực Ký” hoặc “Đại Đường Tây Vực Ký” thì sẽ không thấy được bức tranh chân thực về con người và sự nghiệp của Pháp sư Huyền Trang. Sự sai biệt giữa hư cấu và lịch sử, giữa giải trí và nghiên cứu nghiêm túc, chính là bài học quan trọng mà người học Phật cần lưu tâm.

Việc biết đến Tây Du Ký là điều không có gì cần bàn cãi, nhưng việc hiểu rõ và trân trọng những di sản thực sự mà Pháp sư Huyền Trang để lại – thông qua các bản dịch nghiêm túc như của Hòa thượng Như Điển – mới là cách để đáp lại công hạnh của một bậc đại luận sư, một người đã hy sinh cả đời mình cho trí tuệ và giáo pháp.

Thiên Nhạn
07.02.2025

________________________

[1] Tây Du Ký (西游记) là một trong Tứ Đại Danh Tác của văn học cổ điển Trung Hoa, do Ngô Thừa Ân (吳承恩, 1500?-1582?) chấp bút vào thế kỷ 16 dưới triều Minh. Tác phẩm là một tiểu thuyết thần thoại, kể về hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng (唐僧) cùng ba đồ đệ: Tôn Ngộ Không (孫悟空), Trư Bát Giới (豬八戒) và Sa Tăng (沙僧). Dù lấy cảm hứng từ hành trình có thật của Pháp sư Huyền Trang (玄奘, 602-664), nội dung tác phẩm mang đậm màu sắc huyền ảo, kết hợp triết lý Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Với lối kể hấp dẫn, Tây Du Ký trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng, nhưng đồng thời cũng làm lu mờ hình ảnh lịch sử thực sự của Pháp sư Huyền Trang.

[2] Đường Tăng (唐僧) – Nhân vật chính trong Tây Du Ký (西游记), một tiểu thuyết thần thoại của Ngô Thừa Ân vào thế kỷ 16. Dựa trên nguyên mẫu lịch sử là Pháp sư Huyền Trang (玄奘, 602–664), nhưng được hư cấu thành một nhà sư hiền lành, từ bi, đôi khi nhu nhược, phải nhờ vào ba đồ đệ—Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng—hộ tống trên đường thỉnh kinh. Hình tượng Đường Tăng trong Tây Du Ký mang tính biểu tượng văn học hơn là một tái hiện chính xác về Huyền Trang lịch sử.

[3] Huyền Trang (玄奘, 602–664) là một cao tăng và học giả Phật giáo nổi tiếng đời Đường, người đã thực hiện hành trình kéo dài 17 năm từ Trung Quốc đến Ấn Độ để nghiên cứu và thỉnh kinh. Tác phẩm “Đại Đường Tây Vực Ký” (大唐西域記) của ông là một công trình ghi chép chi tiết về địa lý, văn hóa, tôn giáo và triết học của các nước Tây Vực thời bấy giờ, đồng thời trở thành nguồn tư liệu quan trọng cho cả Phật giáo và lịch sử nhân loại. Với hơn 1.300 bộ kinh được mang về và dịch thuật, Huyền Trang góp phần quan trọng vào sự phát triển của Duy Thức học (瑜伽行派) và nền tảng tư tưởng Phật giáo Trung Hoa.

[4] “Đại Đường Tây Vực Ký” (大唐西域記) là tác phẩm ghi chép chi tiết về hành trình thỉnh kinh của Đại sư Huyền Trang (602–664) từ Trung Quốc sang Ấn Độ vào thế kỷ VII. Đây là một trong những tư liệu quan trọng về địa lý, văn hóa, tôn giáo và lịch sử của các vương quốc mà ngài đã đi qua, cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng Phật giáo đương thời. Tác phẩm gồm 12 quyển, hoàn thành vào năm 646 dưới triều Đường Thái Tông, và trở thành một di sản quý giá, không chỉ trong Phật giáo mà còn đối với nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học.

[5] “Mass Truth” (sự thật đại chúng) là hiện tượng trong đó một thông tin hoặc niềm tin trở thành sự thật được chấp nhận rộng rãi không phải vì nó chính xác hay được kiểm chứng, mà vì số lượng người tin vào nó quá lớn. Khái niệm này phản ánh sự tác động của truyền thông, văn hóa đại chúng và tâm lý đám đông lên nhận thức xã hội. Trong bối cảnh lịch sử và văn học, “mass truth” có thể khiến hình ảnh một nhân vật hoặc sự kiện bị biến đổi qua thời gian, dẫn đến sự nhầm lẫn giữa thực tế và hư cấu. Trường hợp của Đường Tăng trong Tây Du Ký là một ví dụ tiêu biểu: nhân vật hư cấu này được biết đến rộng rãi hơn so với Huyền Trang lịch sử, dù hình ảnh của ông đã bị thần thoại hóa và tách rời khỏi thực tế.

[6] Du-già Hành Phái (瑜伽行派, Yogācāra) là một trường phái quan trọng của Phật giáo Đại Thừa, do hai luận sư Vô Trước (Asaṅga) và Thế Thân (Vasubandhu) khai sáng vào thế kỷ IV tại Ấn Độ. Trường phái này nhấn mạnh vào thực hành Du-già (Yoga) và phân tích tâm thức qua hệ thống Duy Thức Học (Vijñānavāda), đề xướng rằng toàn bộ thực tại chỉ là sự biểu hiện của thức (vijñāna), không có thực thể độc lập bên ngoài.

Triết lý của Du-già Hành Phái được bảo tồn trong các luận thư quan trọng như Du-già Sư Địa Luận (瑜伽師地論, Yogācārabhūmi-śāstra), Thành Duy Thức Luận (成唯識論, Vijñaptimātratāsiddhi-śāstra), và các bộ luận của Thế Thân như Tam Thập Tụng (三十頌, Triṃśikā). Những trước tác này có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của Phật giáo Đông Á và Tây Tạng, đặc biệt là các học thuyết về A-lại-da thức (Ālaya-vijñāna), tam tính (三性, trisvabhāva), và bát thức quy nhất tâm.

Học thuyết của Du-già Hành Phái không chỉ đóng vai trò nền tảng trong tư tưởng Phật giáo mà còn có giá trị đối với tâm lý học, nhận thức luận và triết học hiện đại.

[7] Vô Trước (Asaṅga, 世親, 4-5 thế kỷ CN) – Một đại luận sư Phật giáo Ấn Độ, người sáng lập Du-già hành phái (瑜伽行派, Yogācāra), còn gọi là Duy Thức học (唯識). Ông cùng em trai Thế Thân (Vasubandhu) hệ thống hóa tư tưởng Duy Thức, đặt nền móng cho luận lý học và tâm lý học Phật giáo. Các tác phẩm chính gồm Du-già Sư Địa Luận (瑜伽師地論)Hiển Dương Thánh Giáo Luận (顯揚聖教論), và Kim Cang Bát Nhã Kinh Luận (金剛般若經論). Ảnh hưởng sâu sắc của ông lan tỏa đến Trung Quốc, Tây Tạng và Đông Á, trở thành hệ tư tưởng cốt lõi trong Phật giáo Đại Thừa.

[8] Thế Thân (Vasubandhu, 世親, 316–396?) – Một trong những luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo Đại thừa, cùng với anh trai là Vô Trước (Asaṅga), đặt nền móng cho Duy Thức Tông (Yogācāra). Ban đầu theo Thượng Tọa Bộ, sau chuyển sang Đại thừa nhờ Vô Trước. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là Duy Thức Tam Thập Tụng (Triṃśikā Vijñaptimātratā), hệ thống hóa tư tưởng Duy thức, phân tích bản chất tâm thức và nhận thức luận. Các trước tác của ông ảnh hưởng sâu sắc đến triết học Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng.

Huệ Đan: Phật giáo giữa cơn bão “sự thật đại chúng”


Trong thời đại số hóa, khi tin tức lan truyền nhanh hơn bao giờ hết, sự thật không còn được xác định bởi sự chứng nghiệm hay trí tuệ, mà thường bị định nghĩa bởi số lượng người tin vào nó. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà “sự thật đại chúng”[1] (mass truth) – một thực thể không nhất thiết phản ánh chân lý – đang chi phối nhận thức xã hội. Một nghiên cứu của MIT năm 2018, đăng trên Science, chỉ ra rằng tin giả có khả năng lan truyền nhanh hơn tin thật gấp sáu lần trên Twitter. Một báo cáo từ Pew Research 2022 cho thấy có đến 79% người Mỹ thừa nhận rằng họ từng tin vào tin tức sai lệch ít nhất một lần. Sự lan truyền này không chỉ tác động đến nhận thức cá nhân, mà còn thay đổi cách con người tiếp nhận và xác định đâu là sự thật. Trước cơn bão này, Phật giáo sẽ đối diện như thế nào?

Khái niệm “sự thật đại chúng” không đơn thuần chỉ là thông tin được nhiều người tin tưởng, mà còn là hiện tượng mà sự thật bị chi phối bởi nhận thức tập thể, thay vì được kiểm chứng bằng trí tuệ và khoa học. Trong bối cảnh truyền thông số, sự thật không còn là một thực thể khách quan, mà trở thành một sản phẩm của quá trình kiến tạo xã hội (social construction).

Trong xã hội loài người, nhận thức về sự thật không chỉ đến từ quan sát cá nhân mà còn được hình thành thông qua sự tiếp nhận thông tin từ cộng đồng. Lý thuyết Kiến tạo Xã hội (Social Constructionism) của Berger và Luckmann (1966) nhấn mạnh rằng sự thật không tồn tại độc lập với xã hội mà được kiến tạo thông qua các diễn ngôn, niềm tin, và các cấu trúc quyền lực. Điều này có nghĩa là điều gì được xem là đúng không chỉ dựa vào tính chân xác của nó, mà còn phụ thuộc vào việc nó được ai phát ngôn, được bao nhiêu người tin, và cách nó được phổ biến.

Một ví dụ điển hình là sự kiện hiệu ứng Mandela – khi một nhóm lớn người cùng có một ký ức sai lệch nhưng lại tin chắc rằng nó là thật. Thực tế, hiện tượng này phản ánh cách mà trí nhớ tập thể có thể tạo ra một “sự thật” không hề tồn tại. Trong bối cảnh thông tin số, “sự thật” trở thành một loại hàng hóa được định hình bởi thuật toán, thị hiếu đám đông, và cơ chế lan truyền trên mạng xã hội, hơn là bởi sự kiểm chứng trí tuệ.

Phật giáo từ lâu đã đặt nền tảng trên trí tuệ (prajñā), chánh niệm (sati) và từ bi (karunā). Đức Phật không chỉ là người khai sáng con đường giải thoát mà còn là bậc thầy trong việc đối diện với thực tại bằng trí tuệ rốt ráo. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, thực tại mà ta tiếp nhận không phải lúc nào cũng được truyền tải một cách trung thực. Hiệu ứng “buồng dội âm” (echo chamber), vốn được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Harvard Kennedy School (2021), chỉ ra rằng con người có xu hướng chỉ tiếp xúc với những thông tin củng cố niềm tin sẵn có của mình, thay vì mở rộng nhận thức để tiếp cận thông tin trung lập. Điều này dẫn đến hiện tượng thiên kiến xác nhận (confirmation bias), khiến cho những quan điểm lệch lạc có thể dễ dàng được chấp nhận như chân lý, chỉ vì chúng phù hợp với nhận thức của một nhóm người.

Một nghiên cứu của Viện Công nghệ Thông tin và Xã hội Stanford (2020) chỉ ra rằng 63% người dùng mạng xã hội chia sẻ thông tin mà không kiểm chứng nguồn gốc. Những tin tức có yếu tố gây tranh cãi có xu hướng tăng khả năng lan truyền lên 70% so với tin tức trung lập. Sự lan truyền này dựa trên hiệu ứng tâm lý bầy đàn (herd mentality) – khi con người chấp nhận một thông tin chỉ vì nó đã được nhiều người tin tưởng. Điều này giải thích vì sao một số quan điểm sai lệch lại có thể trở thành phổ biến, ngay cả khi chúng thiếu cơ sở thực tế.

Một ví dụ điển hình trong Phật giáo là sự hiểu lầm về luật nhân quả. Không ít người cho rằng nhân quả hoạt động theo cơ chế “ai làm gì sẽ nhận lại đúng như thế”, nhưng thật ra, nhân quả trong giáo lý Đức Phật là một hệ thống duyên khởi phức hợp, chịu tác động của vô số yếu tố và không phải là một phương trình đơn tuyến đơn giản.

Phật giáo không nhìn “sự thật” như một thực thể bất biến mà xem nó như một quá trình quán chiếu và chứng ngộ. Đức Phật từng dạy trong Kinh Kalama (AN 3.65): “Đừng vội tin vào điều gì chỉ vì nó được nhiều người lặp lại.”

Điều này nhấn mạnh đến sự cần thiết của tư duy phản biện và quán chiếu trước bất kỳ thông tin nào. Thực tại có thể bị che phủ bởi vọng tưởng (Vipallāsa) – những nhận thức sai lầm do cảm xúc hoặc tập quán dẫn dắt. Khi thông tin bị lan truyền một cách vô thức mà không qua kiểm nghiệm trí tuệ, vọng tưởng này có thể trở thành tập thể. Ba dạng vọng tưởng theo giáo lý Phật giáo gồm:

Tưởng vọng tưởng: Nhìn sai bản chất thực tại (ví dụ: cho rằng một thông tin sai là đúng chỉ vì thấy nó quá nhiều lần).

Kiến vọng tưởng: Bám chấp vào nhận thức sai lầm (ví dụ: tin rằng mọi người đều nghĩ như mình thì chắc chắn là đúng).

Tâm vọng tưởng: Đánh giá sự việc bằng cảm xúc thay vì trí tuệ (ví dụ: tin vào thông tin gây hoang mang vì nó kích thích cảm xúc sợ hãi hoặc phẫn nộ).

Với sự phát triển của truyền thông số, chánh pháp đôi khi bị biến dạng để phục vụ cho sự thu hút đám đông. Một nghiên cứu từ Reuters Institute (2023) cho thấy hơn 52% nội dung liên quan đến tôn giáo trên mạng xã hội bị bóp méo so với giáo lý gốc.

Sự bùng nổ của thông tin và sự thật đại chúng không phải là thách thức duy nhất, mà còn là một bài kiểm tra cho chính những người thực hành Phật pháp. Trong Kinh Kalama, Đức Phật dạy rằng “Đừng tin chỉ vì một điều được lặp đi lặp lại, mà hãy tự mình kiểm chứng, quán chiếu, và thực hành để thấy rõ chân lý”. Trong thời đại mà ai cũng có thể trở thành người phát ngôn của sự thật, việc mỗi cá nhân có thể tự rèn luyện khả năng tỉnh thức trước thông tin, quán chiếu trước tri thức và thực chứng trước nhận thức chính là chìa khóa để không bị cuốn theo những làn sóng nhận thức sai lầm.

Tuy nhiên, Phật giáo không nên rơi vào thái độ cực đoan – hoặc hoàn toàn bác bỏ mọi thông tin đại chúng, hoặc rơi vào trạng thái thụ động, để mặc cho chánh pháp bị xuyên tạc. Thay vào đó, chúng ta có thể thực hiện ba bước để giữ vững chánh kiến giữa cơn bão thông tin:

Chánh niệm trong tiếp nhận thông tin: Mỗi khi đối diện với một sự kiện, một tin tức, một luồng dư luận, điều quan trọng là dừng lại, quán chiếu, không hấp tấp tin ngay hay chia sẻ ngay. Hãy áp dụng tinh thần “thí nghiệm sự thật” của Đức Phật: kiểm chứng thông tin dựa trên lý trí, kinh nghiệm thực tế và tác động của nó lên đời sống đạo đức và trí tuệ của con người.

Ứng dụng công nghệ để hoằng pháp nhưng không để bị công nghệ chi phối: AI và dữ liệu lớn (Big Data) có thể trở thành một công cụ để kiểm chứng thông tin, nhưng nếu không kiểm soát tốt, nó cũng có thể trở thành phương tiện để tái sản xuất những quan điểm sai lệch. Việc xây dựng các nền tảng truyền thông Phật giáo chính thống, dựa trên nguồn gốc kinh điển chuẩn xác sẽ giúp giữ được bản chất chân thực của giáo lý.

Không né tránh, không đối kháng, mà làm sáng tỏ: Phật giáo không thể đứng ngoài cuộc, cũng không thể đối kháng với trào lưu thông tin đại chúng. Cách duy nhất để bảo vệ chánh pháp không bị cuốn theo là chủ động làm sáng tỏ sự thật. Giảng dạy giáo lý bằng ngôn ngữ thời đại, cung cấp sự giải thích minh triết và khoa học, không để những ngộ nhận về nhân quả, nghiệp báo, vô thường bị bóp méo hoặc lợi dụng để thao túng nhận thức số đông.

Điều quan trọng nhất không phải là chống lại sự thật đại chúng, mà là giúp con người tìm thấy con đường trí tuệ giữa vô số thông tin hỗn loạn. Đức Phật không dạy chúng ta tìm kiếm một chân lý tuyệt đối từ bên ngoài, mà dạy rằng chân lý chỉ được thấy rõ khi tâm trí đủ tĩnh lặng, đủ sáng suốt để nhận ra bản chất của thực tại. Trong một thế giới mà thông tin thay đổi từng giây, điều quan trọng nhất đối với người con Phật là tự mình tỉnh thức, tự mình quán chiếu, và tự mình chứng ngộ.

Phật giáo không phải là một hệ tư tưởng bị động trước những biến động của xã hội. Ngược lại, Phật giáo chính là trí tuệ bất biến giữa những đổi thay, là ngọn đèn giữa đêm tối của thông tin hỗn loạn, là sự thức tỉnh giữa cơn mê tập thể. Và khi mỗi cá nhân biết dùng trí tuệ để nhận diện thực tại, khi mỗi Phật tử biết dùng chánh niệm để tiếp nhận thông tin, khi mỗi cộng đồng biết dùng chánh pháp để soi sáng cho nhau, thì dù cơn bão nào có kéo qua, chúng ta vẫn đứng vững trên nền tảng của chân lý, của trí tuệ, của từ bi.

Vô Trụ Xứ Am, Phật lịch 2568, Ngày 7 tháng Hai, 2025
Huệ Đan

________________________

Tài liệu tham khảo:

Khái niệm “Mass Truth” trong truyền thông và xã hội học:
– Berger, Peter L., & Luckmann, Thomas. (1966). The Social Construction of Reality: A Treatise in the Sociology of Knowledge. Anchor Books. Trong cuốn sách này, Berger và Luckmann nhấn mạnh rằng sự thật không tồn tại độc lập với xã hội mà được hình thành qua quá trình giao tiếp, diễn ngôn và quyền lực. Đây là một nền tảng quan trọng cho cách hiểu về “sự thật đại chúng” – một sự thật không nhất thiết là chân lý khách quan, mà là sản phẩm của nhận thức tập thể.

Ảnh hưởng của truyền thông lên sự thật đại chúng
– McCombs, M., & Shaw, D. (1972). The Agenda-Setting Function of Mass MediaPublic Opinion Quarterly, 36(2), 176-187. Công trình này đề xuất lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (agenda-setting theory), trong đó truyền thông không chỉ phản ánh thực tại mà còn định hình nhận thức của công chúng về điều gì là quan trọng. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra “sự thật đại chúng”.

– Vosoughi, S., Roy, D., & Aral, S. (2018). The Spread of True and False News OnlineScience, 359(6380), 1146-1151. Nghiên cứu của MIT cho thấy tin giả lan truyền nhanh hơn tin thật gấp 6 lần trên Twitter, do sự hấp dẫn của nội dung giật gân và cơ chế lan truyền theo hiệu ứng đám đông. Đây là một cơ chế then chốt trong việc hình thành “sự thật đại chúng”.

Hiệu ứng nhận thức sai lầm tập thể và niềm tin sai lệch
– Lewandowsky, S., Ecker, U. K., & Cook, J. (2017). Beyond Misinformation: Understanding and Coping with the “Post-Truth” EraJournal of Applied Research in Memory and Cognition, 6(4), 353-369. Bài báo này phân tích cách “sự thật đại chúng” xuất hiện khi niềm tin cá nhân bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng xác nhận thiên kiến (confirmation bias) và sự lặp lại của thông tin trên nhiều phương tiện truyền thông.

– Pennycook, G., & Rand, D. G. (2019). The Implied Truth Effect: Attaching Warnings to a Subset of Fake News Stories Increases Perceived Accuracy of Stories Without WarningsManagement Science, 65(11), 4944-4957. Nghiên cứu này cho thấy rằng việc dán nhãn cảnh báo lên tin giả không hoàn toàn loại bỏ nhận thức sai lệch, mà đôi khi còn làm tăng tính hợp pháp của những thông tin không được cảnh báo. Điều này góp phần củng cố “sự thật đại chúng”.

Tâm lý học xã hội và hiệu ứng tâm lý bầy đàn
– Latané, B. (1981). The Psychology of Social ImpactAmerican Psychologist, 36(4), 343-356. Latané mô tả hiệu ứng “tâm lý bầy đàn” (herd mentality) – khi con người dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi và niềm tin của số đông. Đây là một cơ chế quan trọng khiến “sự thật đại chúng” có thể được củng cố mà không cần kiểm chứng.

– Moscovici, S. (1985). Social Influence and the Social Construction of RealityEuropean Journal of Social Psychology, 15(2), 141-168. Moscovici phân tích cách mà nhóm xã hội có thể tạo ra, củng cố và áp đặt “sự thật” lên nhận thức của cá nhân, ngay cả khi sự thật đó thiếu cơ sở thực tế.

Ứng dụng Phật giáo vào nhận diện sự thật đại chúng:
– Kinh Kalama (AN 3.65): Đức Phật dạy: “Đừng vội tin vào điều gì chỉ vì nó được nhiều người lặp lại.” Đây là một nguyên tắc quan trọng giúp người Phật tử tránh bị cuốn theo “sự thật đại chúng” mà không có sự kiểm chứng bằng trí tuệ.

– Kinh Tương Ưng (SN 22.94, Paccaya Sutta): Bàn về nguyên lý Duyên Khởi, nhấn mạnh rằng mọi hiện tượng đều phụ thuộc vào các yếu tố tương tác, không thể tách rời khỏi bối cảnh của chúng. Điều này có thể áp dụng vào việc phân tích thông tin trong thời đại truyền thông số.

– Thích Nhất Hạnh (1998). Being Peace. Parallax Press. Trong cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh vai trò của chánh niệm trong việc tiếp nhận thông tin, giúp con người phân biệt giữa sự thật khách quan và những nhận thức bị chi phối bởi xã hội.

________________________

[1] Khái niệm “sự thật đại chúng” (mass truth) không chỉ là hiện tượng truyền thông, mà còn là sản phẩm của nhận thức tập thể, thiên kiến xác nhận, hiệu ứng tâm lý bầy đàn và sự thiết lập chương trình nghị sự của truyền thông. Việc hiểu rõ cơ chế hình thành và lan truyền của nó là điều quan trọng để Phật giáo có thể đưa ra một cách tiếp cận đúng đắn, giúp con người tiếp nhận thông tin bằng trí tuệ, quán chiếu bằng chánh niệm, và hành động dựa trên sự thật được kiểm chứng thay vì bị cuốn theo nhận thức số đông.