Wednesday, June 15, 2011

THỨC DẬY ĐI TUỔI TRẺ VIỆT NAM


                         Ảnh - Xuống đường kêu gọi đoàn kết dành lại HS, TS - July 12

THỨC DẬY ĐI TUỔI TRẺ VIỆT NAM
           Tặng những người trẻ bất khuất trong nước.

Nghe đâu tiếng gọi Trường Sa
Nghe đâu xả tắc sơn hà dẫm lên
Hoàng Sa, Bản Giốc thác ghềnh
Trao về phương Bắc một tên hung tàn
Nay bạo lực lại nghênh ngang
Xâm lăng biển Việt cơ hàn ngư dân *
Ôi tuổi trẻ hãy dấn thân
Nói lên tiếng nói người dân quê mình
Với khối óc lại nặng tình
Trái tim yêu nước nghĩa tình quốc gia
Việt Nam bất khuất sơn hà
Đấu tranh xây dựng nước nhà phồn vinh.

06/2011

* lại thêm một vụ hà hiếp ngư dân bởi tàu 'nước ngoài'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120719_camau_ship.shtml


Tuesday, June 7, 2011

GIỚI THIỆU THI PHẨM: MẸ, CẢM XÚC VÀ EM CỦA BẠCH XUÂN PHẺ - Trần Kiêm Ðoàn

GIỚI THIỆU THI PHẨM:
MẸ, CẢM XÚC VÀ EM
CỦA
BẠCH XUÂN PHẺ

Trong những giai thoại văn học Ðông- Tây nổi tiếng của thế giới văn chương, những giai thọai được nhắc đến nhiều nhất là thái độ vô tình, có khi đến độ khước từ và vùi dập, của thế hệ văn bút đàn anh đối với tác giả đàn em lần đầu mới nhập cuộc.  Những thi sĩ tài danh Việt Nam như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Nhược Pháp… hay những tác giả lớn của nền văn học thế giới như Appolinaire, Kafka, Eliot… cũng từng bị các ông chủ báo ném những sáng tác đầu tay vào sọt rác. Tình cờ có người nhặt được mới khám ra đó là những “mớ rác” của thiên tài!
Bởi vậy, bất cứ một thái độ vội vàng hay chủ quan nhận định nào dành cho một tác phẩm thi ca, nhất là một tác phẩm đầu tay đều rất dễ phiến diện.  Tôi thường tự nhắc mình phải ghi nhận điều nầy một cách nghiêm túc khi đọc thơ.  Và cũng với tinh thần cẩn trọng như thế tôi mở từng trang bản thảo tập thơ “MẸ, CẢM XÚC VÀ EM” của Bạch Xuân Phẻ ra đọc.
Với nghệ thuật, nhất là văn học nghệ thuật, thi ca là một lãnh vực mang tính huyền thọai nhiều nhất vì thơ và người làm thơ xuất hiện giữa đời vừa hiện thực vừa ảo ảnh.  Thơ vần vũ như hải triều nhưng thơ cũng bay lãng đãng như sương như khóị Những cảm xúc và ngôn từ trong Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, Trường Tương Tư của Lý Bạch, Dưới Cầu Mirabeau của Appolinaire, La Lac của Lamartine, Ðôi Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng, Tinh Huyết của Hàn Mặc Tử… là những hạt ngọc thơ của nhân loạị  Cho nên người đời sau làm thơ không phải là những người đi tìm lại dấu vết những hạt ngọc đó mà là kẻ lên đường sáng tạo những viên ngọc mới cho thi cạ
Với một tinh thần trân quý dành cho thơ, tôi đọc những sáng tác văn chương của những cây bút trẻ Việt Nam tại hải ngọai, mà đặc biệt là Hoa Kỳ với sự thích thú của một người đang lang thang trong khu rừng chữ nghĩa với ước mong thấy được một vài bóng dáng của viên ngọc lạ thi cạ  Ðọc thơ, bình văn của tuổi trẻ Việt Nam tại Mỹ, trước hết, người đọc cần đặt người làm thơ và tác phẩm vào bối cảnh thực tế của nó.
Bạch Xuân Phẻ và tác phẩm đầu tay “MẸ, CẢM XÚC VÀ EM” là một trường hợp điển hình.  Với một ít vốn liếng tiếng Việt mang theo tới xứ người ở vào lứa tuổi học trò, Phẻ đã tự trau giồi để giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ của mình song song với chương trình học hành và sinh hoạt với bạn bè, xã hội xung quanh hoàn toàn bằng tiếng Anh.  Suốt những năm dài đằng đẵng trên ghế nhà trường của bậc trung học và đại học Mỹ, cho đến khi tốt nghiệp đại học ra làm giáo sư khoa học tại trường trung học Mira Loma, dù tiếng Việt không hề có một cơ hội nào góp mặt với chương trình học và dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhưng Phẻ đã âm thầm nuôi dưỡng ngôn ngữ mẹ đẻ trôi chảy luân lưu trong tâm trí của mình.  Xa hơn thế nữa, Phẻ đã chọn cho mình một con đường muôn lần gian khó hơn, so với một người biết tiếng Việt bình thường:  Ðó là LÀM THƠ  !
         Thơ của Phẻ trong “MẸ, CẢM XÚC VÀ EM” là cả một vườn thơ trong sáng.  Sự trong sáng giao hòa trên cả ba khía cạnh:  Ngôn từ, ý tưởng và nhạc điệụ
Người yêu thơ sẽ có cơ hội tiếp cận với tác giả một cách nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy ấn tượng của cảm xúc và nghệ thuật qua gần 150 bài thơ vừa minh họa, vừa diễn cảm, vừa phân tích và cũng vừa nói lên thái độ sống của Phẻ về cha mẹ, về quê hương và dân tộc.  Phẻ đã biểu cảm được tình cảm thiết tha mà không tô vẽ; nồng nàn mà không khách sáo; gần gũi mà không thô cứng khi viết về mối thâm ân của cha mẹ qua các bài thơ Nhớ Mẹ, Lòng Mẹ, Nhớ Về Mẹ, Vu Lan 99, Có Bao Giờ Cha Biết…  Hình ảnh Quê Hương của Phẻ cũng không phải là những gì vĩ đại xa xôi mà là những gì hết sức thân thương, gần gũi của xã Nhơn Lý, Bình Ðịnh.  Và khái niệm dân tộc của Phẻ cũng khởi nguồn từ những khuôn mặt thân ái của gia đình, người tình và bè bạn quanh mình.
         Mẹ ơi thương mẹ vô vàn
         Mẹ là suối nước non ngàn của con.
                           (Nhớ Về Mẹ)ï
         Có một nét bàng bạc làm cho Thơ của Bạch Xuân Phẻ trở thành mượt mà, lãng mạn và đam mê hơn, đấy là sự hiện hữu của “…VÀ EM” – một người tình xứ Huế. Hình như người tình xứ Huế trong thơ Phẻ có những nét lạ lùng về cả cảm xúc lẫn suy tư mà chính người tự hào là “Huế chay” như tôi cũng phải mĩm cười thú vị và bị lôi cuốn vào cái “cảm xúc Huế mà chưa phải Huế” rất đáng yêu của Phẻ.  Thì ra, nét đáng yêu của người “khi yêu bỗng trở thành thi sĩ” đó là do Phẻ viết và nghĩ về Huế qua nhân dáng của người tình gốc Huế nhưng lớn lên ở Mỹ, chứ bản thân tác giả chưa bao giờ ra Huế…  Ai ra xứ Huế thì ra…!
         Ta chết ngất một thời, em gái Huế
         Thân mảnh mai, gò má đỏ hây hây
         Nụ cười đó, mái tóc huyền rất mượt
         Nay xa rồi, hình bóng vẫn đâu đâỵ
                           (Dĩ Vãng Một Cuộc Tình – Viết thay…)
         Một hình ảnh khác tạo dấu ấn đậm nét trong suy tưởng và niềm tin  của Bạch Xuân Phẻ là mái chùa Kim Quang và Gia đình Phật tử Kim Quang, nơi đã ghi dấu những bước trưởng thành của Phẻ về tri thức, về đức tin, về tình yêu, tình bạn và tình ngườị  Cho nên, những vần thơ của Phẻ trong thi phẩm: “Mẹ, Cảm Xúc và Em” cũng mang dư âm tiếng hát của Kim Quang một thời và mãi mãi:
         Tình Lam ấy, tôi không thể thiếu
         Mất em đi, tôi mất một đời!
                  (Tìm đâu một cõi đẹp như mơ)
         Ðọc thơ Bạch Xuân Phẻ, tôi không có ý so sánh, không cất công truy tìm những gì cao siêu nhảy múa xa hơn ngoài THƠ-chính-nó.  Thơ Phẻ tươi tắn và chân phương đầy ý nhị như ca dao của vùng quê hương ven miền duyên hải Nhơn Lý, Bình Ðịnh. Người đọc dù nghiêm khắc hay hào sảng đến mức nào cũng tìm thấy mầu trời hy vọng của tuổi trẻ, màu hứa hẹn của tình yêu và màu rực rỡ của niềm tin trong mỗi bài, mỗi ý của tác giả.
Trong sinh họat văn học nghệ thuật của người Việt ở Hải Ngoại, tác phẩm thi ca “Mẹ, Cảm Xúc và Em” là một sự đóng góp thật đáng quý trong dòng thơ tươi mát, trẻ trung đang luân lưu trôi chảy từ nguồn đến biển; từ quê mẹ đến quê người và từ quê người vọng âm về quê mẹ.
         Xin được giới thiệu Bạch Xuân Phẻ và thi phẩm đầu tay “Mẹ, Cảm Xúc và Em” đến quý độc giả và các thiện hữu yêu thơ với lòng quý mến và trân trọng.

Trần Kiêm Ðoàn

Tháng 01 năm 2004

Điểm Thơ: HƯƠNG LÒNG của Bạch Xuân Phẻ - Trần Kiêm Đoàn

Điểm Thơ: 
HƯƠNG LÒNG của Bạch Xuân Phẻ. 

           Tại Mỹ trong thế kỷ nầy, có một tội nặng nhất mà pháp luật chưa ngó ngàng gì tới: Đó là tội "Giết thì giờ!" 
           Một sớm mùa Xuân cuối tuần nào đó, bạn thử vào thăm viện dưỡng lão hay bệnh viện của những người đang ở giai đoạn cuối của bệnh nan y, bạn sẽ thấy thời gian quý báu và quan trọng biết dường nào. Con người chiến đấu để được sống từng phút một. Thời gian không có đủ mà thở; lấy gì để giết?! 
          Thế mà người ta "giết" thật. Giết để làm thơ hay viết văn. Có khi một tâm hồn nghệ sĩ ngồi một mình thăm thẳm trong đêm để sáng tác một câu thơ, một đoạn văn. Nhưng liền sau đó hay sáng hôm sau lại tự mình xóa đi không thương tiếc. Song, trong biết bao nhiêu lần "lỡ dại" đó, người nghệ sĩ chợt khôn ra. Và bỗng một câu thơ tuyệt tác, một đoạn văn để đời hiện ra trên trang giấy. Câu thơ nở hoa; đoạn văn tỏa ánh sáng như từ một cung trời nào vừa rơi xuống. Người làm thơ đọc thơ mình; người làm văn đọc văn mình mà xúc động đến ràn rụa nước mắt. Nỗi mừng vui bột phát của người nghèo kiết xác, chỉ sau một giấc ngủ bỗng khám phá mình thành triệu phú có khi không bằng niềm vui của một vần thơ chợt hiện đến với người thi sĩ. Chỉ cần một phút được sống tràn đầy cảm xúc như thế thôi thì cũng đủ cứu sống lại từng chuỗi thời gian âm thầm "bị giết." Sáng tạo là phục sinh. Làm thơ là cứu sống những quá khứ thời gian trăn trở; là thức tỉnh những chớp mắt hiện tại; và thắp sáng rực rỡ những ước mơ và dự phóng cho tương lai. 
           Phải chăng vì thế mà Trần Tế Xương ngày xưa đã phá ra cười ngặt nghẽo, khen -- hay chê -- rằng: "Khôn nghề cờ bạc là khôn dại. Dại chốn văn chương ấy dại khôn!" 
           Trong số những người "dại khôn" đó, có người em -- vừa tuổi đạo, vừa tuổi đời -- mà tôi thực lòng mến phục: Bạch Xuân Phẻ, một người làm thơ trẻ mang trong lòng hai cảm xúc thiêng liêng, quê mẹ và quê người. 
            Có thể nói rằng, trong thi phẩm đầu tay "Cảm Xúc, Mẹ và Em" đã xuất bản và ra mắt bạn đọc ba năm trước, Bạch Xuân Phẻ chỉ mới dám đi những bước rất thận trọng trên con đường ngập nắng thi ca. Thơ Phẻ trong thời nầy như một con chim đứng trên cành quê hương xanh biếc đã thành quá khứ và quê người ửng hồng hướng về tương để hót líu lo. Trong khung cảnh êm đềm và quen thuộc của quê mẹ và quê em, nếu có lỡ "đậu phải cành mềm" thì cũng không đến nỗi nào "lộn cổ xuống ao" vì xung quanh Phẻ có đông anh em và bè bạn đều ưu ái và tâm đắc. 
            HƯƠNG LÒNG, thi phẩm thứ hai của Bạch Xuân Phẻ, đang nhoẻn cười trước mắt bạn, là cả một bước tiến đầy khích lệ và triển vọng trong hành trình thi ca của tác giả. Khái niệm "hành trình thi ca" chẳng có gì là đại ngôn hay cường điệu trong bước đi của Phẻ khi người làm thơ trẻ nầy đang cố lột xác vươn lên từ dòng thơ cũ. Phẻ làm thơ (chứ không phải dịch thơ) bằng song ngữ (Việt, Anh). Thơ tiếng Việt của Phẻ giàu cảm xúc chân phương về tình tự quê hương đất nước và tình yêu con người trong mối tương tác hài hòa giữa nhân sinh và tạo vật. Mối tương tác giữa đất nước và tình yêu đó khi bước lên một bước nữa vào dòng suy tư sẽ thành ra triết lý... đại ngã, vô thường: 
              Ai nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ 
              Nhịp tim nào thổn thức trước ngàn sao 
              Và tiểu ngã chan hòa cùng đại ngã 
              Ôi hư không! Em có nếm vô thường? 
                                           (Núi Rừng Bảo Pháp) 

           Thơ tiếng Anh của Phẻ có ưu thế về từ khá chọn lọc và sự diễn trực cảm, không quanh co với một điệu thơ rất... phương Tây: 
             The weather gets colder as an autumn night falls 
             Silence is bathed with the loneliness 
             Alone in a quiet and empty house 
            Which sadness is more misery than tonight? 
                                                (As the Cold Night Unfolds) 

            Nhưng thú vị và táo bạo nhất trong toàn tập thơ Hương Lòng là phân mục "Những bài thơ ngắn nhất!" Bạch Xuân Phẻ còn tỏ ra "thông thoáng" và ngắn hơn cả các thiền sư Nhật làm thơ Haiku. Cũng dễ như thơ lục bát Việt Nam -- dễ làm nhưng rất khó hay -- thơ Haiku giúp chuyển tải tư tưởng bằng "thiểu ngôn" hay vô ngôn. Nhưng vì tính nghệ thuật quá cao nên khó trở thành "đại chúng hóa." 
            Thơ ngắn nhất cuả Bạch Xuân Phẻ có những bài ngắn đến độ tưởng chừng như không còn và cũng không cần chữ nghĩa nữa. 
              "Bài thơ" ngắn nhất mở đầu là: 
                   Đầu hẻm 
                             một bầy trẻ 

Nhiều "bài" ngắn nhất chỉ có 3 chữ: 
                    Mẹ 
                          mênh mông 

Một chủ thể: Đầu hẻm, mẹ; và một đối tượng: Một bầy trẻ, mênh mông. Đơn giản thế thôi nhưng biết đâu cũng đủ nhấc dòng suy tưởng của con người bay bỗng, phiêu du... 

           Tập thơ Hương Lòng chuẩn bị ra đời trong mùa Vu Lan. Vu Lan có trăng tròn của em, có hoa hồng của mẹ và có những vần thơ của thi nhân. 
           Trăng tròn soi bóng đường đêm. Hoa hồng tỏa nồng tình thương Mẹ. Và những vần thơ gom hết trăng và hoa vào cảm xúc. 
Xin được trang trọng giới thiệu những trăng, hoa và cảm xúc trong thế giới thi ca của Bạch Xuân Phẻ đang về, đang đến và đang đi trên nẻo thơ qua thi phẩm Hương Lòng. 

Trần Kiêm Đoàn 
Natomas, mùa Xuân 2007 





LỜI GIỚI THIỆU Thi phẩm Hương Lòng của Bạch Xuân Phẻ - Vĩnh Hảo

LỜI GIỚI THIỆU
Thi phẩm Hương Lòng của Bạch Xuân Phẻ

            Nhận được tập thơ Hương Lòng của tác giả từ mấy tháng trước, đến nay, mùa Vu Lan cận kề, tôi mới có dịp đọc hết tập thơ của nhà thơ Bạch Xuân Phẻ; qua đó, tôi cũng được đọc bài “Điểm Thơ’ của nhà văn Trần Kiêm Đoàn. Theo tôi, những gì nhà văn Trần Kiêm Đoàn nhận xét về Bạch Xuân Phẻ và Hương Lòng đã khá đầy đủ để giới thiệu đến độc giả; mà Trần Kiêm Đoàn là một nhà văn, cũng là một nhà thơ có đủ tầm vóc để xác định giá trị của tác phẩm ấy. Do vậy, tôi nghĩ là tôi không cần phải nói thêm cho những gì đã được nói; chỉ có thể chia sẻ đôi cảm nghĩ đối với tác giả mà thôi.
            Cũng như nhà văn Trần Kiêm Đoàn, tôi cho rằng thi tứ và thi phong của Bạch Xuân Phẻ so với tác phẩm đầu tay (Cảm Xúc, Mẹ và Em) đã nhanh chóng vượt lên một bậc. Ý tưởng sâu sắc và trầm lắng hơn, ngôn ngữ sắc gọn và hàm súc hơn. Sự vượt lên, tiến bộ của một người trong bất cứ ngành học thuật nào là điều tất nhiên, nhưng ở đây, là dấu hiệu đáng mừng cho một nhà thơ trẻ trưởng thành ở ngoài nước trong khi phải sử dụng cả hai ngôn ngữ để cất mình bay bổng trên những bềnh bồng của thi hứng và cảm xúc. Tôi mừng cho Bạch Xuân Phẻ đã có được đôi cánh ngôn ngữ khỏe mạnh và vững vàng như thế.
             Một cách riêng tư, tôi muốn nói thêm nơi đây điều mà tôi đã trao đổi với vài thân hữu khi họ bắt gặp tác phẩm của Bạch Xuân Phẻ trên kệ sách của tôi, cũng như đọc qua những bài thơ của anh đăng trên tạp chí Phương Trời Cao Rộng. Ai cũng khen thơ Phẻ hay nhưng đồng thời cũng thắc mắc sao một nhà thơ lại không dùng một bút hiệu có vẻ thơ mộng, thích hợp với thơ, mà lại dùng tên thật một cách thật thà, chất phác như thế. Tôi trả lời, “tại vì tác giả vốn chân phương, trung hậu, không màu mè kiểu cách, muốn giữ cái tên cha sinh mẹ đẻ của mình để nhớ, để thương, để kính dâng cha mẹ tất cả những thành tựu của mình trên cuộc đời; có gì mà phải thắc mắc.” Tôi ghi điều ấy ra đây là để chia sẻ với nhà thơ Bạch Xuân Phẻ, cũng như để một lần nữa, nhấn mạnh rằng, một tác giả như thế, một con người như thế, phải là một con người trung thực, chí hiếu, gắn bó với những tình cảm thiêng liêng của gia đình, bằng hữu, và quê hương, dù là quê hương chôn nhau cắt rốn hay quê hương thứ hai. Chân phương, trung thực là cá tính, là bản tính của Bạch Xuân Phẻ. Bản tính ấy, đặt trong nghệ thuật là Chân-Thiện-Mỹ, đặt ở gia đình là Hiếu, đặt ở xã hội là Tín, đặt trong nẻo đạo là Trực Tâm. Ngần ấy nơi một tác giả và tác phẩm, rất xứng đáng để làm một món quà thật đẹp cho Mùa Vu Lan, không chỉ riêng năm nay, mà của mọi thời gian.

Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc khắp nơi.

Nam California, July 22, 2007.
Vĩnh Hảo

ĐỌC THƠ HIỂU NGƯỜI - Huỳnh Đức

ĐỌC THƠ HIỂU NGƯỜI
Viết tặng Bạch Xuân Khỏe

Tập thơ thứ hai của anh Bạch Xuân Phẻ đến với chúng ta khi thành phố Sacramento đã vào thu. Với tên gọi “Hương Lòng” (Perfume of the Heart), tập thơ như một đóa cúc vàng nở rộ, tỏa hương thơm dịu dàng trong tiết thu lành lạnh cùng với những giọt nắng vàng và những ngọn lá vàng; như tô điểm thêm bức tranh đẹp của mùa thu quyến rũ.

Hai nhà văn Trần Kiêm Đòan và Vĩnh Hảo đã cho chúng ta những nhận xét thật sâu sắc và thú vị về tập thơ của Phẻ. Tôi không phải là nhà văn hay nhà bình thơ, vì vậy tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Tôi chỉ là một độc giả đọc thơ anh và muốn chia sẻ với các bạn những cảm nghĩ của mình sau khi đọc Hương Lòng.

Tôi chỉ mới biết Phẻ khoảng 2 năm và ít có dịp gặp anh; tuy nhiên qua những việc làm anh đóng góp cho chùa Kim Quang và qua một số bạn bè, tôi biết Phẻ nhiều hơn và thực sự cảm mến tấm lòng thuần hậu của anh. Nhưng có lẽ chúng ta phải đọc thơ anh mới có thể hiểu được anh nhiều hơn vì thơ chính là người; thơ là máu thịt, là tâm tư tình cảm, là cuộc sống của thi sĩ.

 Tuy qua Mỹ từ lúc nhỏ rồi lớn lên, học, và làm việc ở đây, Phẻ vẫn không quên tiếng Việt. Trái lại, anh đã tự gọt dũa tiếng mẹ đẻ của mình để cho ra đời những vần thơ đầy xúc cảm. Đọc tập thơ “Hương Lòng”, ta bắt gặp một người đàn ông trẻ, tuy bên ngoài trầm tĩnh và nhẹ nhàng nhưng bên trong là cả một thế giới nội tâm với nhiều trăn trở. Qua thơ của anh, ta có thể tìm thấy ở anh một ngưòi con có hiếu, một người chồng yêu thương vợ con, một người dân khắc khỏai với những điều không hay của cả hai xã hội (quê người và quê mình) và của một người con của Phật, rung động trước ánh sáng quang minh của Đạo hiền.

        Phẻ yêu cha mẹ mình vô bờ bến. Anh đã bày tỏ lòng thương yêu đó với cha anh:
            Có bao giờ cha biết? Con yêu cha thiết tha?
            Có bao giờ con nói, cha thần tượng của con.
            ….
            Và bây giờ con nói, con mãi mãi thương cha!
                                                (Có bao giờ cha biết? trang 101)

Đối với mẹ, Phẻ vẫn luôn là đứa con còn bé. Anh thương mẹ lắm. Một người quen của tôi là nha sĩ có lần nói với tôi: “Cháu chưa từng thấy ai có hiếu như Phẻ. Mẹ đi nhổ răng mà cứ đứng một bên cầm tay dỗ dành và trấn an mẹ.” Tôi nghe vậy thật xúc động vô cùng;  mẹ của Phẻ thật may mắn có được một người con trai như anh vì trong xã hội nhiễu nhương này, biết bao người mẹ đã nhỏ những giọt nước mắt đau khổ vì những việc làm trái quấy của con trai mình. Người con trai này đã trưởng thành, đã có gia đình, ấy vậy mà vẫn cảm thấy thật nhỏ bé như trẻ thơ, vẫn bám víu mong chờ mẹ che chở trong cơn tuyệt vọng:
            Trong cơn đau ray rứt
Gọi tiếng Mẹ yêu thương
“Mẹ ơi…mẹ ơi, Mẹ”
Nghe nghẹn ngào trong tim.
                        (Mẹ, trang 94)

Khi mẹ ốm, Phẻ đã khuyến khích, cổ vũ tinh thần mẹ để bà mau mạnh vì anh cần mẹ biết dường nào:
            Mẹ ơi! mau bớt bệnh.
            mẹ là cuộc đời, là nguồn sống.
            …..
            Mẹ ơi! con thương mẹ.
                                    (Mẹ đang bệnh, trang 116)

Và anh đã thương mẹ hơn, hiểu sự hy sinh của mẹ hơn khi anh có con; anh nhận ra rằng :
            Thưa mẹ, con có thương thế nào cũng không đủ.
            Tình thương mẹ bao la như vũ trụ
            Mẹ là vĩnh hằng, bất diệt bất sinh.
                                    (Khi có con, con càng thương mẹ! trang 34)

Phẻ thương mẹ nhiều như vậy nên anh cũng là một người yêu qúy vợ nồng nàn vì vợ anh cũng đang mang thiên chức cao quý này.  Anh rất thông cảm cho những nhọc nhằn mà vợ anh phải trải qua khi nuôi con:        
Rạng đông
nghe tiếng thở dài
“có con khổ qúa”
có ai nào ngờ
                        (Có con, trang 65)

Tình yêu anh dành cho vợ hiền được thể hiện qua niềm hạnh phúc tìm được người bạn đời của mình:
            Nàng nhân phẩm của người phụ nữ Việt
            Gặp, cưới em, trọn vẹn cuộc đời anh.
                                    (Hun hút một tâm hồn, trang 53)

Và anh đã quay cuồng trong nỗi nhớ khi xa nàng:
            Nỗi nhớ càng quặn thắt
            Em hỡi em có hay?
            Những lúc mình âu yếm
            Nồng nàn thêm ngất ngây
(Đêm xa, trang 86)

            without you, without you, a day seems unbearably lonely.
            without you, without you, a night seems longer and colder. (Love, trang 173)

Phẻ còn là một người cha yêu thương con dù phải chịu nhiều cực nhọc khi nuôi con. Tuy vậy, anh vẫn lạc quan vì anh ý thức được sự thiêng liêng cao qúy của sự ra đời con trai anh :
            “có con khổ qúa” có ai nào ngờ
            nằm bên lặng lẽ ý thơ
            dẫu rằng khổ đó
            vẫn mơ
cội nguồn
(Có con, trang 65)

Và sự cực nhọc đó đã được đền bù bằng niềm vui sướng khi anh nhìn thấy những thay đổi ở đứa con trai:
            Thằng con vừa biết nói
            Tiếng “ba”, “ma” mập mờ
            Ngân nga như vần thơ.
                                    (Tiếng nói đầu tiên, trang 114)
Mặc dù Phẻ là một người nặng tình với gia đình, anh không vì thế mà làm kẻ bàng quan trong xã hội. Ngược laị, anh đã có những suy nghĩ, những ưu tư về nơi anh đang sống :
            Băng qua Luther Martin King Jr. blvd
            ….
            những đống rác
ngổn ngang
chồng chất
nối tiếp nhau nằm chình ình trên đường
thành phố không màn dọn dẹp.
                        (Rác Sacramento, trang 81)
và anh cũng nhìn ra thế giới, chia sẻ nỗi đau đớn của người phụ nữ mất chồng, mất con:
            Listening to an anguished cry of a Lebanese woman
            Who just lost her husband and kids to Israel’s bombs.
            …..
            and I cried with her
            Suddenly I found myself in that anguished cry of the young woman.
                                    (The cry of war, trang 152)

Khi về thăm quê hương, Phẻ đã day dứt trước những điều không hay của quê nhà:
Kênh xanh đẹp làm nơi rác đổ.
            …..
            Rác nhiều hơn sau cơn Đại Hồng Thủy Á Châu năm 2004.
            Rác ngổn ngang như tâm sự người mang.
            Mong rác đó hóa thành hoa trong mai một.
                                    (Đường về quê, trang 28)

Phẻ có được một trái tim nhân hậu như thế, một tấm lòng tử tế như thế có lẽ một phần nhờ vào sự hiểu biết, học hỏi Phật Pháp, và sự hướng dẫn dạy bảo của qúy Thầy.
Vì vậy chẳng lạ gì Phẻ đã viết những vần thơ mang ảnh hưởng triết lý Đạo Phật:
            bỏ không những danh vọng hảo huyền
            mang chi những phân biệt vị kỷ
            hợp nhất phúc lợi chung
            yêu thương và tha thứ.

Và anh cũng đã thấm thía ý nghĩa của việc tu học, để rồi nhìn cuộc đời một cách nhẹ nhàng thanh thản hơn:
Có tu học! cái đơn sơ bỗng trở thành thánh thiện.
            Hạt Bồ đề tìm trong lá dâu xanh.
            Cái mỏng manh trở nên bất diệt.
            Có diệt đâu hay bàng bạc muôn màu?
Trên đây chỉ là một vài ý nghĩ của cá nhân tôi cùng một số ví dụ tôi đan cử nhằm giải thích những điều mình muốn nói trong bài viết ngắn này. Vẫn còn quá nhiều điều chưa được đề cập đến.  Muốn hiếu thêm những tâm tư tình cảm của Phẻ, xin các bạn hãy tìm đọc tập thơ Hương Lòng để cùng chia sẻ những cảm nghĩ và rung động của anh.

Huỳnh Đức - Elk Grove, Mùa thu 2007.

After Reading Phe Bach's Poems - Đọc thơ Bạch X. Phẻ

After Reading Phe Bach's Poems

Fresh as words from heaven,         
and spontaneous as voices from children        
your poems are so cool to me        
the guy who's waited for nothing        
and suddenly heard a nice song unforeseen

Passionate as words from a Zen bell        
and warm as a calling to be mindful        
your poems sound softly like a piano         
whose tones stay in hidden syllables        
and now appear in your voices so playful.        

Nguyen Giac 


Đọc thơ Bạch X. Phẻ

Trong sáng như ngôn ngữ từ cõi trời
Và tự nhiên như tiếng nói trẻ thơ
Dòng thơ của bạn mát mẻ đối với tôi
Người không mong đợi cái gì
và đột nhiên nghe thấy một bài hát đẹp vô lường

Thanh thoát như ngôn ngữ của tiếng chuông thiền
và ấm áp như lời kêu gọi thực hành chánh niệm
Thơ của bạn nghe nhẹ nhàng như tiếng dương cầm
Nốt nhạc ở hoà âm tiết ẩn
và bây giờ xuất hiện qua tiếng nói của mình - thật vui tươi.

Introduction by Michael A. Bender

Introduction
Michael A. Bender.

Don’t move. 

          Feet. 
          Chances are, if you look down, you’re likely to see them somewhere around you, moving about, doing what they seem made to do. 
          Move. 
          Most of the time we don’t look at our feet when we move. Act of faith. Besides, there’s not much to see. Imagine someone staring at his or her feet as they walk. Seems somewhat unnatural. So, we walk and walk, move about from place to place, and we rarely engage the soles that make it happen. And why bother trying to see the world from a foot’s point of view? 
           Move. So we move. 
Don’t even think about standing still. 
           Move. 
Now read these poems. 

           These poems are movement. Let them move you from place to place. As for you, don’t move. 
            Instead, look at the souls that make it happen. 
            Read these poems. 

Michael A. Bender