Ôn Già Làm - ảnh lầy từ Thư Viện Hoa Sen |
Cuối
tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại
sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất. Hoà thượng Thích Nguyên Siêu, với tình thương sâu đậm cho
tổ chức GĐPT và đầy lòng vị tha, nhắc lại lịch sử của Giáo hội. Đến giai đoạn khó khăn của Giáo hội, một lần
nữa Thầy kể lại chuyện của Ôn Già Lam—người đã âm thầm chọn một lối đi cô quạnh
độc hành nhưng đầy biết bao tình thương, trung dung và trí tuệ.
Trong giai đoạn nhiễu nhương và phức tạp nhất, Ôn
Già Làm đã giữ vững tay chèo đưa con thuyền của Giáo hội qua những cơn bão tố
phong ba của thời đại. Bằng sự sáng suốt của tuệ giác, bằng tâm từ bi vô lượng
và bằng hạnh nguyện vô uý thí Ba la mật, Ôn đã nói với Thầy Tuệ Sỹ: “Tôi già rồi, tôi chịu nhục cho quý Thầy làm việc” (1).
Thầy
Nguyên Siêu lại nhắc đến câu nói bất hủ đó.
Thế rồi, chỉ vài năm sau, Ôn Già Lam đã mất tại bệnh viện của chế độ
Cộng Sản. Nói đến đây, nhìn lên hàng
Huynh trưởng thâm niên và cao niên của tổ chức, ai cũng đỏ hoe đôi mắt. Giọng Thầy cũng đã nghèn nghẹn, Thầy ngừng
lại để hít một hơi thở sâu và cá nhân chúng tôi cũng không có cách nào hơn là
lau đi những giọt nước mắt đầy tình thương và kính phúc đến với Giác linh cố
Hoà thượng thượng Trí hạ Thủ. Có lẽ con
đường Ngài đi là con đường ‘Thiên Lý Độc Hành’ nhất trong đời điểm Phật giáo
cận đại.
Xin
được mở ngoặc, nói lại chuyện xưa, cá nhân chúng tôi nhớ lại một câu
chuyện khoảng hơn 10 năm trước khi chở Hoà thượng Thích Minh Đạt (2),
nguyên là Tổng vụ Trưởng tổng vụ Thanh Niên đầu tiên tại Hoa Kỳ, từ San Jose về
lại Stockton, trong khi hầu chuyện với Thầy về vận mệnh của Giáo Hội xưa và
nay, Thầy kể rằng thuở đó khi chính quyền Việt Nam ép quý Thầy quý Ôn trong
Giáo Hội trực thuộc nhà nước dưới quyền kiểm soát của Mặt Trận Tổ Quốc. Ôn Già
Lam đây có chịu, quan điểm của Ôn là “Không
chống mà cũng không theo”, rồi nhân duyên đưa
đẩy… và cuối cùng Ôn chấp nhận cụm từ “Giáo hội CÓ thành viên trong Mặt Trận
Tổ Quốc” và sau đó Chính quyền tráo trở biến chữ “CÓ” thành chữ “LÀ”… thành ra “Giáo hội LÀ
thành viên trong Mặt Trận Tổ Quốc” (1) (Xin xem tham khảo số 1 để biết thêm chi tiết).
Thầy
Minh Đạt (2), kể chuyện này
là để nhấn mạnh rằng Ôn Già Lam là một vị Cao tăng thạc đức, tâm Từ của Ôn mênh
mông như dãi ngân hà, Ôn hiền lành và trung trực, luôn nghĩ về đại cuộc cho
Phật giáo Việt Nam, mà không có một khái niệm gì về chính trị, vì chính trị vốn
rất thủ đoạn như chuyện kể ở trên. Ôn đã một lòng nghĩ đến vận mệnh Phật giáo
và Đất nước trong tình cảnh hiện tại lúc bấy giờ cho tương lai của Phật giáo
Việt Nam.
Để
kết thúc, nói đến Ôn Già Lam là nói đến sự hy sinh tận tuỵ, nói đến Ngài là nói
đến chuỗi thời gian khó quên của Phật Giáo, nói đến Ngài là nói đến sự truyền
thừa Chánh Pháp, và nói đến Ngài là nói đến biểu tượng của Từ Bi, Khoan Dung và
Nhẫn Nhục. Và giờ đây, xin mượn lời thơ của Quách Tấn nói về Ôn…
“Mười
phương cây lặng gió
Năm
sắc hồ trôi mây
Làn
nước lên đầu núi
Ánh
vàng tràn đó đây.” (3)
Tâm Thường Định
Tài Liệu Tham Khảo
1.
Thượng Toạ Thích Tuệ Sỹ Kể Lại Một Vài Chi Tiết Về Giai Đoạn Thành Lập GHPGVN
và Hoà Thượng Thích Trí Thủ
2. Cuộc đàm thoại
cá nhân (personal communication) với Thầy Thích Minh Đạt
3. Quách Tấn viết về Hoài
Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ
No comments:
Post a Comment