Saturday, June 29, 2019

TINH HOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TUỆ SỸ - Vị Thầy của Bốn chúng

LỜI GIỚI THIỆU


TINH HOA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TUỆ SỸ - Vị Thầy của Bốn chúng

Trong ngày Đại hội của Gia đình Phật tử, anh Tâm Thường Định gặp tôi và có ý xin Lời giới thiệu về tác phẩm của anh: “Vị Thầy Của Bốn Chúng.” 

Tác phẩm này gồm có hai bài của Ôn Tuệ Sỹ. Bài thứ nhất có tựa đề “Tâm Thư Gởi Tăng Sinh Huế”, nhưng người đọc sẽ thấy rõ ý của Ôn muốn nhắn gởi đến cả thế hệ Tăng Ni trẻ đang sống trong một hoàn cảnh đất nước: “Bị cắt đứt với mạch nguồn quá khứ, bị che chắn khuất tầm nhìn tương lai.” Từ đó, Ôn tha thiết nhắn nhủ: “Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình, tự xác định hướng đi cho chính mình.”

Đọc nội dung bài này, độc giả sẽ có cảm giác như một tiếng chuông cảnh tỉnh đầy nhân hậu cho Tăng Ni sinh đang sống trên quê hương hôm nay. Như tiếng rống của sư tử làm đinh tai nhức óc loài dã thú và như lời “cáo tật thị chúng” để sách tấn những tâm hồn mê muội, ngập chìm trong biển khổ trầm luân.

Bài thứ hai có tựa đề “Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ.” Bằng cái nhìn và nhận định về một thế hệ, Ôn đã đánh thức những tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam: “Tuổi trẻ Việt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của Đạo Phật Việt Nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây, tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc.” Ôn đưa ra tầm nhìn về phương thức học Phật, hay giáo dục toàn diện: “Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, và học Phật là tự thực tập khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống… Học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phúc chân thật. Bi và Trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay liệng vào suốt không gian vô tận của đời sống.” Ấy là tâm lý giáo dục của Đạo Phật mà Ôn đã định hướng cho tuổi trẻ Phật giáo hôm nay.

Bước qua phần hai là thơ của Ôn Tuệ Sỹ. Khi chúng ta đọc văn của Ôn viết là đã choáng ngợp bởi những ngôn từ chắc như vách đá, vững như tường đồng, nghe sang sảng dội vào tâm thức người đọc. Còn thơ thì sao? Đó là những cung bậc phiêu bồng, yêu kiều, cho một phương trời mộng. Mà ý thơ của Ôn, hàng ngàn năm trước chẳng có ai và hàng ngàn năm sau chẳng ai có. Độc giả thử ngâm lai rai, chậm rãi đôi lời: 
Cũng như lời và ý thơ của Ôn Tuệ Sỹ, anh Tâm Thường Định đã đưa người đọc về một thế hệ yêu thương ngập tràn từ, bi, hỷ, xả, nhưng đồng thời không thiếu ý thức khẳng khái, kiêu hùng đầy thơ mộng dưới khung trời yêu dấu của quê hương. 
x












Còn yêu một thuở đi hoang, 
Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya.” 

Vì yêu cái thú đi hoang, nên: 

“Còn đây góc núi trơ vơ, 
Nghìn năm ta mãi đứng chờ đỉnh cao.”

Và cũng vì “độc hành kỳ đạo” trong thú đi hoang để đêm về ngủ nơi miếu cô hồn mà mộng chiêm bao:

“Bên đèo khuất miếu cô hồn
Lưng trời ảo ảnh chập chờn hoa đăng
Cây già bóng tối bờ lau
Ta ôm cỏ dại mơ màng chiêm bao.”

Vì mơ màng chiêm bao, Ôn thấy giấc mộng đẹp, giấc mộng cho một quê hương dân tộc thái hòa:

“Chờ mưa tạnh ta trải trăng làm chiếu
Nghìn năm sau hoa trắng trổ trên đồi.”

Và tiếp theo là những bài thơ của Ôn qua nhiều thập niên về trước như: Một Thoáng Chiêm Bao, Rừng Vạn Giã 1976, Tôi Vẫn Đợi - Sài Gòn 78, Quán Trọ Của Ngàn Sao, Trại Giam Phan Đăng Lưu - Sài Gòn 79 v.v… Tất cả những bài thơ này là trong tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn.

Qua phần thứ ba là thơ của anh Tâm Thường Định: Đôi Mắt Thần Tiên, Thiên Nhãn - Kính Dâng Thầy Tuệ Sỹ, Mùa Xuân Nhớ Thầy Tuệ Sỹ .v.v… Và phần thứ tư cũng là cuối cùng của tác phẩm, đó là bài viết: “Mắt Biếc Trong Thơ Tuệ Sỹ” của Tâm Thường Định, muốn tìm cái nghĩa ẩn dụ của từ “Mắt Biếc” trong bài thơ “Một Thoáng Chiêm Bao”.

Tất cả những bài văn cũng như thơ được anh Tâm Thường Định dịch sang Anh ngữ hay viết đều nhằm phổ biến đến giới trẻ cũng như người bản xứ những ý nghĩa lợi lạc. Từ đó, chúng ta thấy được tấm lòng phụng sự của anh, là một huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam, luôn ưu tư và tinh cần phụng hiến cho con đường giáo dục tuổi trẻ, đồng thời phát huy nền văn hóa Phật giáo.

“Vị Thầy của Bốn chúng” dưới một chủ đề lớn: “Tuệ Sỹ - Tinh Hoa Phật Giáo Việt Nam” đã đưa người đọc về một thực trạng đau buồn, xót xa, chệch hướng, bật rễ của thế hệ người hôm nay trên quê hương, cần phải chấn chỉnh trên con đường giáo dục toàn diện của Đạo Phật, mong rằng vực dậy được những gì đã đổ vỡ, xa cội nguồn, tổ tiên, nòi giống, trả lại cho một nền văn hóa Việt tộc giàu đẹp.


Và cuối cùng, anh Tâm Thường Định như góp nhặt hết tất cả những ngôn từ kính trọng đầy yêu thương để hiến dâng, cúng dường cho một bậc Thầy quý kính, mà tấm lòng của anh như dàn trải một cách rạt rào, đầy vẻ minh nhiên trong tác phẩm “Vị Thầy Của Bốn Chúng”.

Dẫu có giới thiệu đến bao nhiêu đi nữa cũng không bằng tự mình cầm tác phẩm để đọc, chiêm nghiệm, thưởng thức những ý vị đậm đà, nên thơ, ân tình có đủ, như người uống nước nóng lạnh tự biết.

San Diego, ngày 26 tháng 3 năm 2017
Thích Nguyên Siêu

Thursday, June 20, 2019

ENGAGED BUDDHISM AND THE ENVIRONMENT - A Solution to Slow down Global Warming

The consequences of Global warming - Photo: Google images.

ENGAGED BUDDHISM AND THE ENVIRONMENT -
A Solution to Slow Down Global Warming

According to the majority of researchers, the state of global warming or climate change is very real and is gradually and severely growing in both the size and the danger they pose. The main reason of this is the excessive increase in the emission of carbon dioxide within the past 30 years due to the burning of fossil fuels (Cox, P.M., et al., 2000), as well as other chemical components that are not organic (Hansen, J., et al., 2000), as well as due to the living necessities of human beings; from the release of toxic wastes, smoke, and polluted air in industrial facilities of all scales, to automobiles, deforestation, livestock farms, waste materials coming from hydroelectric dams, coal plants, nuclear power wastes, etc.

Lorenzoni, I., & Pidgeon, N. F. (2006), have pointed out that, “The effects of humanity, if left unchecked, on the climate system could create dangerous changes harmful to other aspects that are directly interconnected to the survival of other species on this entire Earth”.
            
Venerable Thich Nguyen Hiep in his ‘The Ethics of Buddhism and the Environmental Dilemma’, also wrote:
“The human world always has to face natural-born disasters such as floods, earthquakes, volcanic eruptions, tsunami waves... these are the problems they often have to deal with throughout the span of their history of development. And today, the severity of those events are gradually becoming worse due to many negative factors created by humans. Aside from the usually seen natural disasters, the pollution of the air, the decline of underground water sources, spoiled lands, desertification, the change of climate and the disappearances of natural biomes, are the horrifying catastrophes that we, the human race, are facing as well. Those disasters are happening everywhere, everyone saw them, but the needs of living standards and economic development are causing humans to mistreat them, neglecting all the catastrophic risks that they will one day be exposed to.”
       
Take Vietnam as an example, this Southeast nation also has to take responsibility in this decaying state of global climate change. According to the World Population Review (2015), the population of Vietnam had reached 94.5 million people, taking the 14th highest position in the world, accounting for 1.33% of the human population on Earth. Vietnamese people are becoming more and more numerous, but our resources are deteriorating day by day. There are no longer “golden forests, silver seas” like in the old time when we went to the village school. The pollution dilemma is serious, stemming from the technological development, the abuses of authority, the lack of systematic consciousness, and the absence of environmental protection policies, etc. At this moment, in Vietnam, the gaps between the rich and the poor are growing, and the extravagant lifestyle of the rich (the 1%) has been worsening the entire environment in Vietnam.
            
Therefore, we must be mindful of the problems regarding the environment, even in the smallest of things, such as public hygiene, to larger complications, like manufacturing technologies that contribute to climate change, because what we do will affect many generations to come. 
            
Venerable Tam Phap in ‘Buddhism and the Environment’, the Buddha Enlightenment selection, various authors, mentioned in Part III: “The Buddha came to be and became enlightened for nothing other than the sympathy towards the common folks who suffered from the ravaging Three Poisons of ignorance, aversion, and attachment. Because of the greed to fulfill material needs, humans must suffer from catastrophic pain. To end the suffering, humans must live in accordance to the path of enlightenment, which is to live by the laws of nature or the law of causes and effects. By this law, humans, floras, and faunas co-exist in a mutual and correlative relationship. Nature shall provide the environment for humans and animals to live in. In return, human beings must have the consciousness to protect nature to maintain a healthy and balanced ecological environment.”
            
More than ever, every single one of us must bear the responsibility and duty for our children’s and grandchildren’s generations, especially when we were born Vietnamese. Our love and concern for our country are the responsibilities and duties of every child of Vietnam. So, we must not only care deeply for what happens within ourselves, but also around us. From the view of a nation’s people, it can be said, in another way, that we must be aware of what happens within our country and in our neighboring counterparts. Nowadays, the People Government of China has built many large dams alongside many hydroelectric facilities on the great Mekong River, destroying the habitats and causing negative effects in nations downstream.

In our presentations about the Mekong River (the Nine Dragon River in Vietnamese) at the UN’s Vesak Summit from the 27th to the 30th of May, 2015 in Bangkok, Thailand, we indicated the origin of the Mekong from the Tibet Highland, running across six nations including China, Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia, and Vietnam, stretching 4500 km long, making it the 12th longest river in the world. Within the past 20 years, there has been a hydroelectric exploitation program on the Mekong (Richard Cronin, 2010; Scott Pearse-Smith, 2012). By 2014, there were 26 hydroelectric dams on the main river, and 14 more on the Lancang River (the name of the Mekong’s upstream in Yunnan, China). The barricades of the natural flow all have tremendous negative impacts on the natural habitats and have affected all six nations, especially the downstream ones such as Cambodia and Vietnam. We claimed that the hydroelectric dams were causing economic consequences, affecting the livelihood of millions of people living in the downstream nations. The flood of Mekong happens annually from June to October, with hundreds of deaths. The majority of the flood victims have been drowning children who lacked the supervision of their families’ adults. In the Bangkok Declaration of the UN’s Vesak Summit, the Mekong dilemma was referred to and a request was made to the countries in the ASEAN community and neighboring nations to join hands to solve the emergent situation of the Mekong River, as well as the ecological system.
            
Furthermore, aside from the large hydroelectric dams that China built, the authorities also constructed nuclear power plants situated close to Vietnam, e.g. the Fangchengang near the Quanzhou city in Guangxi, only 45 km (30 miles) away from Vietnam’s border, and another nuclear power plant, Changjiang, West of Hainan Island. Although the nuclear power plants have not caused the current state of global warming, they do cause serious concerns regarding safety, security, and vulnerability to the nation of Vietnam. For if an incident was to happen in these Chinese plants near the Northern Vietnamese borders, there would not only be a disaster for the small common folks of China, but also the innocent people of Vietnam would be affected heavily as well. We carried out researches and concluded in the ‘Effects of Chinese Nuclear Power Plants to the Safety of Homeland’, that:
“(…) in summary, for the welfare of many people and many generations, we must be clearly aware of the danger[s] of the nuclear power source. And we must learn ways to prepare, prevent and provide for our families, communities and country, should unfortunate events manifest. The aforementioned Chinese nuclear plants, in particular, must be kept with a regular watchful eye to be ready to tackle and reduce the lethal as well as economic damages that would be dealt with by our people.”

In this writing, our viewpoint was made clear that Vietnam was not ready to build and monitor nuclear power plants. We recommended, instead of nuclear or hydroelectric plants, that:
A viable and stable alternative to power dams would be the sun and wind. Renewable technologies were proposed as possible strategies to develop the economy. The nations and peoples living along the Mekong River are mostly Buddhists, the monasteries can play an important role in influencing the government’s policies, and educate the people about the environmental costs and effects of these dams and the benefits of clean and renewable energy. These efforts can lower the conflicts in the future, economic and environment disasters and this great Buddhist River would not face a horrifying death”.
          
Therefore, we must be aware that if the environmental dilemmas and global warming become worse, we and our children will face with unimaginable consequences.
            
To a child of Buddhism, Engaged Buddhism is especially a starting point. Engaged Buddhism was founded back in the 1960s in the Vietnam War by The Most Venerable Thich Nhat Hanh to kick-start the application of Buddhist knowledge into specific actions, bringing meditation and Buddhism into the common life to ease agonizing situations; from social to political, and from economic to environmental, for human beings and society.
            
According to two researchers, Queen, Chris and King, Sallie (1996), Engaged Buddhism has grown and developed and become quite popular in the West. We should bring the message of knowledge and love (empathy and wisdom) to relieve life from suffering. Mahayana entered life through positive efforts, (self-development, communal development; self-enlightenment, communal enlightenment). Buddhism chose the path of Middle Way. Poverty and illiteracy mean unhappiness, and unfulfilled basic needs mean difficulties in development. We need a true “eradication of hunger, reduction of poverty” and to improve the people’s literacy as well as civil freedom, democracy, humanity, etc., so that our society can thrive, and we must have the awareness to protect and preserve our habitat in order to slow global warming, to conserve Mother Earth.
            
Generally, every human has basic needs. Everywhere, people want or try to have a joyful and happy life. We want a life of harmony, good health, and contentment - where we are not too worried, and can always care for future generations. Everyone knows that life is a temporary plane, and we only have one Mother Earth, home to 7 billion people living together. What remains is what we ought to do to savor this situation. So, we can do specific things in the time being in order to improve our life and the lives of the others.

The Solutions that can change the Carbon footprint:

I. For individuals and families:
1. Live a life of wisdom and moderation, and avoid excessive desires (frugal living).
2. Pick at least one day per week to practice vegetarianism/veganism.
3. Eat less meat or none at all (Meatless Monday).
4. Reduce, Reuse, and Recycle.
5. Bring yourself to make your living, working, and entertainment environment green, clean, and beautiful.

II.        For the community/state:
1. Create policies/rules/programs to improve the eco-system.
2. Use eco-friendly or renewable energy.
3. Support healthy movements such as Living Green, Earth Day, etc.
4. Encourage and participate in healthy and socially-helpful organizations.
5. Grow gardens of vegetables, fruits for the community, participate in Farm-to-Fork programs, etc.

III.       For the Commonwealth/Nation
1. Accept International conventions made to reduce the carbon footprint and to use renewable energy.
2. Developed countries should remove or reduce nuclear plants, avoid nuclear/chemical/biological warfare, etc.
3. Balance the distribution of food and wealth.
4. Eradicate dictatorial domination, and understand the mutual and correlative relationships in the universe.
5. For developing/undeveloped countries – for now, there should be no existence of nuclear plants because of the lack of morality, ability, and experiences.
            

Finally, this is the responsibility and duty that belongs to all of us in order to protect the only planet that humans are inhabiting. Moreover, every individual citizen of this world, especially the leaders, educators, politicians, etc., must consider it an ethical and moral responsibility to preserve Mother Earth. Therefore, we ought to start a new journey, striving to change life for ourselves, and for all those around us, into becoming better; and to leave a legacy of a clean, prosperous Earth for our descendants to inherit, including our own children.

Dr. Phe X. Bach, SJUSD, CTA, Sacramento, CA and C. Mindfulness Founder

Dr. Khanh T. Tran, AMI Environmental, USA.

References:

1. Cox, P. M., Betts, R. A., Jones, C. D., Spall, S. A., & Totterdell, I. J. (2000). Acceleration of global warming due to carbon-cycle feedbacks in a coupled climate model. Nature, 408(6809), 184-187.

2. Hansen, J., Sato, M., Ruedy, R., Lacis, A., & Oinas, V. (2000). Global warming in the twenty-first century: An alternative scenario. Proceedings of the National Academy of Sciences, 97(18), 9875-9880.

3. Schuldt, J. P., Konrath, S. H., & Schwarz, N. (2011). “Global warming” or “climate change”? Whether the planet is warming depends on question wording. Public Opinion Quarterly, nfq073.
http://worldpopulationreview.com/countries/vietnam-population/



4. Lorenzoni, I., & Pidgeon, N. F. (2006). Public views on climate change: European and USA perspectives. Climatic change, 77(1-2), 73-95.

5. Queen, C. S., & King, S. B. (1996). Engaged Buddhism: Buddhist Liberation Movements in Asia. New York: Albany State University Press. p. 2. ISBN 0-7914-2843-5.

6. Thích Nguyên Hiệp, Đạo Đức Học Phật Giáo Và Vấn Đề Môi Trường. Thư Viện Hoa Sen. Tải xuống ngày 27 tháng 10, 2015. http://thuvienhoasen.org/a4365/dao-duc-hoc-phat-giao-va-van-de-moi-truong-thich-nguyen-hiep

7. Thích Tâm Pháp, Phật Giáo và Môi Trường trong Tuyển tập Phật Thành Đạo. Nhiều tác giả, ở Phần III. Tải xuống ngày 20 tháng 10, 2015. http://www.tuvienquangduc.com.au/DucPhat/40td-tamphap.html

8. Time for Change. Cause and effect for global warming. Tải xuống ngày 10 tháng 10, 2015. http://timeforchange.org/cause-and-effect-for-global-warming

9. Trần Tiễn Khanh và Bạch X. Phẻ (2015), Ảnh hưởng nhà máy điện hạt nhân của trung quốc và sự an nguy của tổ quốc. Phe Bach’s Blog. Tải xuống ngày 20 tháng 10, 2015. http://phebach.blogspot.com/2015/06/anh-huong-nha-may-ien-hat-nhan-cua.html

10. Walther, G. R., Post, E., Convey, P., Menzel, A., Parmesan, C., Beebee, T. J., ... & Bairlein, F. (2002). Ecological responses to recent climate change. Nature, 416(6879), 389-395.

11. World Population Review (2015). Vietnam Population 2015.

Friday, June 14, 2019

Bài Nhạc Đôi Mắt Thần Tiên

Bài Nhạc 
Đôi Mắt Thần Tiên







Đôi mắt ấy long lanh
Như sao đêm sâu thẳm
Bờ môi người thầm lặng
Nụ cười hiền trăm năm.

Cõi phù du người đến
Hiện hữu giữa hư không
Bao triệu người thương mến
Tròn khuyết một tấm lòng.

Vẫn im lặng sấm sét
Vẫn hiên ngang nhẹ nhàng
Vẫn từ bi rõ nét
Bồ Tát Địa thênh thang.

Đôi mắt ấy long lanh
Niềm vui và hy vọng
Hạt sương gầy vừa đọng
Mặn ngọt cõi yêu thương!

Tranh vẽ: Đinh Trường Chinh


Wednesday, June 12, 2019

NHỚ LỜI XƯA (Kính tiễn Giác Linh Hòa Thượng Bảo Quang)


NHỚ LỜI XƯA
Kính tiễn Giác Linh Hòa Thượng Bảo Quang

Thầy--người tị nạn ra đi
Vượt biên, vượt biển lâm ly vô thường
Tự do bờ bến yêu thương
Xiển dương chánh pháp ngát hương Phật Đà
Thầy tự độ rồi độ tha,
Tự giác, giác tha--bài ca viên mãn
Trong tổ chức thanh niên và GĐPT:
Thầy dạy, hãy vun chí lớn,
làm gì đặc biệt và mới mẻ cho tiền đồ Phật Giáo,
cho dân tộc Việt Nam, thì làm ngay--đừng đợi
Hãy dám nói, dám làm!
Không tham, vô cầu và trong sáng
Từ văn chương, âm nhạc, văn hóa,
đến thi ca, điêu khắc, nghệ thuật...
Hãy làm cho tất cả tốt hơn.
Thầy thường nói “Văn hóa còn, dân tộc còn”.
Và hiện tình đất nước lúc bấy giờ,
Thầy hỏi hàng trưởng tử Như Lai:
Trước thảm họa Trung Quốc
đang cướp biển, cướp đất Việt Nam,
tự ái dân tộc có cho phép Tăng lữ Việt Nam
ngoảnh mặt làm ngơ không?
Cũng như hàng cư sĩ, đồng bào Phật tử
hãy yêu nước, thương dân theo cách của riêng mình
Ngài suốt một đời tận tụy trong cõi sinh linh
Với tâm nguyện: “Làm đẹp Đạo, thơm Đời, hưng Dân tộc"
Ngài luôn là tấm gương sáng.
Thầy đi trăng hạ vừa sang
Thong dong tự tại nhẹ nhàng mây bay
Rồi Thầy để lại lời dạy:
"Tâm sanh, sanh hoan hỉ
Tâm diệt, diệt hồ nghi
Pháp Không hay pháp Có
Giọt nước đầy tràn ly." *

Chân Không diệu hữu Thầy về
Tử sanh sanh tử không hề bận tâm!
Tình thương để lại trong ngần...

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông tứ thập tam thế, Viện Chủ Bảo Quang Tự đường thượng, húy thượng Quảng hạ Thanh, nghệ nhân Thanh Trí Cao chi Giác Linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám.

Tâm Thường Định kính bái

* Bài thơ (Cảm Ứng) của Thầy.

Friday, June 7, 2019

THIỀN SƯ HUYỀN QUANG VÀ CON ĐƯỜNG TRẦM LẶNG CỦA MÙA THU

Tổ thứ Ba, phái Trúc Lâm Uyên Tử. Ngài Huyền Quang 

THIỀN SƯ HUYỀN QUANG VÀ CON ĐƯỜNG TRẦM LẶNG CỦA MÙA THU

THÍCH PHƯỚC AN

Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi. Tuổi cao cùng với cá tính vốn thích sống trong cô độc của ông, nên ta có thể chắc rằng, Huyền Quang đã phải miễn cưỡng nhận lấy trách nhiệm nặng nề này.

Vì đối với Huyền Quang, dường như chỉ có một khát vọng thôi – đó là được rút, lui trở về núi rừng, để tìm lại một non nước xa xôi mà chính ông (hay cả chúng ta nữa) đã đánh mất giữa cuộc đời này.

Đúc bạc thẹn mình nối tổ đăng,
Học theo Hàn, Thập dứt đa đoan.
Hãy đi với bạn về non vắng,
Rừng núi bao quanh mấy vạn tầng (1).

(Nhân sự đề Cứu Lan tự – Nguyễn Lang dịch)

Như vậy, tại sao Pháp Loa lại chọn Huyền Quang? Vì sự uyên bác của Huyền Quang chăng? Không còn hồ nghi gì nữa, chắc chắn Huyền Quang không những là nhà thơ lớn mà còn là nhà Phật học lỗi lạc, có thể nói là lỗi lạc nhất trong các học giả của núi Yên Tử thời bấy giờ. "Phàm sách đã qua tay Huyền Quang biên soạn, hiệu khảo rồi, thì không thể thêm hay bớt một chữ nào…" Trần Nhân Tông đã phải hạ bút phê một câu đầy xúc động như vậy khi duyệt lại bản thảo Thích khoa giáo mà chính Trần Nhân Tông đã giao cho Huyền Quang biên soạn.

Nhưng lãnh đạo một giáo hội không có nghĩa là chỉ lo thuần túy về chuyện giáo hội không thôi, mà ở vị trí ấy, dù muốn hay không, cũng phải giữ luôn cả vai trò Quốc sư nữa, nghĩa là phải cố vấn cho vương triều Trần cả về chính sách đối nội cũng như đối ngoại, vì Phật giáo lúc bấy giờ đã hiển nhiên là một tôn giáo đang chi phối mọi sinh hoạt của quốc gia Đại Việt. Như vậy, nếu người lãnh đạo chỉ có uyên bác không chưa đủ, mà còn cần nhiều đức tính khác nữa, như tinh thần nhập thế tích cực chẳng hạn. Nhưng tinh thần này Huyền Quang hoàn toàn không có, ông chỉ muốn rút lui ra khỏi cuộc đời. Nói một cách chính xác hơn, thì Huyền Quang muốn rút lui ra khỏi những trò chơi vô nghĩa của cuộc đời.

Theo Huyền Quang, sở dĩ con người chạy theo quyền lực, lợi danh và giàu sang không biết mệt mỏi, vì con người quên mất rằng mình chẳng là gì cả, mà thực ra chỉ là một sinh vật nhỏ bé đáng thương đang băng hoại một cách nhanh chóng giữa dòng thời gian vô tận.

Huyền Quang muốn đánh thức giấc ngủ mê của con người dậy, chỉ khi nào con người từ bỏ những trò chơi vô nghĩa và phù phiếm này, thì mới có một cái nhìn khác về cuộc đời:

Giàu sang đến chậm như mây nổi,
Năm tháng trôi vèo tựa nước sa.
Rừng suối chi bằng về ẩn quách,
Gió thông một sập, chén đầy trà (2).
(Tặng sĩ đồ từ đệ – Huệ Chi dịch)

Có lẽ chính tinh thần có vẻ như tiêu cực triệt để ấy đã khiến Pháp Loa và các nhà lãnh đạo giáo hội Yên Tử phải chọn Huyền Quang chăng?

Trần Nhân Tông xuất gia năm 1299, nhưng trước đó ông đã là một ông vua anh hùng từng lãnh đạo toàn dân đánh tan hai cuộc xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông (1285-1288); và cũng là ông vua duy nhất trong các triều đại phong kiến của nước ta đã có một hành vi thiết thực biểu thị sự tôn trọng ý dân khi đất nước lâm nguy. Chẳng phải từ lâu rồi, Hội nghị Diên Hồng đã trở thành một biểu tượng trong tâm linh dân tộc, một giấc mơ còn rọi sáng mãi đến nay đó hay sao?

Một ông vua như vậy mà đi tu, rồi trở thành người đứng đầu giáo hội Trúc Lâm Yên Tử thì chắc chắn phải được sự hỗ trợ tích cực không những của vương triều Trần mà cả toàn thể dân tộc nữa. Nhưng sau hơn một phần tư thế kỷ Phật giáo liên hệ quá mật thiết với triều đình – đã đến lúc Pháp Loa và các Thiền sư núi Yến Tử thấy cần phải đưa sinh hoạt của giáo hội mình tránh xa khỏi chốn triều đình chăng?

Dù sao thì việc các nhà sư thân cận với giới quý tộc – hoặc giới này thường lui tới chốn Thiền môn – có được giải thích thế nào đi nữa, thì vẫn hại nhiều hơn là có lợi-nhất là với Phật giáo, mà mục đích tối hậu vẫn là làm một cuộc giải phóng toàn triệt, mà bước đầu là mỗi cá nhân phải tự mình chặt đứt những hệ lụy của mình với trần gian. Huyền Quang cũng đã từng làm quan, rồi lại xin từ chức mà đi tu, thì chắc chắn Huyền Quang phải xem thường những nơi quyền thế đó rồi. Ta có thể kết luận mà không sợ lầm rằng, đó là lý do đã khiến các Thiền sư núi Yên Tử đưa Huyền Quang lên kế thừa.

Tất cả những người viết sử đều xem giai đoạn Huyền Quang lãnh đạo giáo hội Trúc Lâm Yên Tử là khởi đầu sự suy tàn của Phật giáo Việt Nam. Điều đó đúng, nếu ta nhìn trên hình thức tổ chức, vì dưới sự lãnh đạo của Huyền Quang, những hình thức để củng cố cơ sở của giáo hội như đắp tượng Phật, đúc chuông, xây chùa tháp, phát triển kinh tế tự túc cho các Thiền viện, đều gần như ngưng trệ, nếu ta so sánh với thời gian trước, nghĩa là dưới thời Trần Nhân Tông và Pháp Loa lãnh đạo.

Nhưng chính sự phát triển hình thức quá mạnh trước đó buộc Huyền Quang phải gánh lấy tai tiếng trên hai vai gầy yếu của mình. Thực ra, những hình thức tổ chức thì không có gì hại cả, mà còn là một phương tiện cần thiết để truyền bá đạo pháp nữa. Nhưng thời nào cũng vậy, cũng đầy những con người có tâm địa xấu xa, chính những người này đã lợi dụng những hình thức tổ chức đó để mưu đồ bất chính cho bản thân mình. Một số tu sĩ thời đó đã khoác áo tu chắc chắn vì thời thế nhiều hơn là vì lý tưởng giải thoát. Một nhà Nho đã viết: "… Vì thế những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm mất một nửa. Bọn áo thâm áo vàng tụ tập ở đấy không cày mà ăn, không dệt mà mặc; những người thất phu thất phụ thường bỏ nhà cửa, bỏ làng xóm lũ lượt đi theo …" (3). Những lời trên có thể đã phản ánh rất đúng về thực trạng của Phật giáo Việt Nam đang trong thời kỳ cực thịnh đó. Nhưng điều cần bàn ở đây là thái độ bài bác Phật giáo của Trương Hán Siêu – chắc chắn Trương Hán Siêu không phải lên tiếng trong tinh thần:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dầu thấy bất bằng mà tha.

Mà lên tiếng chỉ vì lòng ganh tị hẹp hòi của một Nho sĩ đối với Phật giáo. Nhưng nói cho cùng, các nhà Nho ganh tị với Phật giáo cũng là một điều dễ hiểu, vì suốt cả đời họ, việc đeo đuổi đèn sách chỉ có mỗi một đích duy nhất: kiếm cho được một địa vị, trở thành ông quan để hưởng vinh hoa phú quý! Đó là kết quả tất nhiên của cái học từ chương, cái học cứng nhắc, quá lắm cũng chỉ tạo ra được một Tô Hiến Thành hay một Chu Văn An, tức là những ông quan liêm chính, mẫu mực của triều đình. Nhưng khi những nhà Nho ganh tị với Phật giáo mà họ lại quên mất điều quan trọng này, rằng những con người ngoại lệ, những kẻ khai sơn phá thạch đều xuất thân từ những nền văn hóa từ chối giáo điều, có nghĩa là nền văn hóa đó phải khuyến khích tự do sáng tạo, tự do tư tưởng, và nhất là không chấp nhận những công thức đã có sẵn từ trước. Bởi vậy, chính Vạn Hạnh Thiền sư đã mách bảo Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội hiện nay). Phải từ kinh đô mới này mà ý thức tự chủ và tự cường của dân tộc mới phát triển đến cao độ. Chính cái ý thức này đã làm cho đất nước hùng mạnh trong gần 5 thế kỷ, và ý thức đó chỉ tàn lụi vào cuối đời Trần, nghĩa là khi Phật giáo đã mất dần ảnh hưởng, để nhường chổ lại cho ý thức hệ Nho giáo.

Nhưng dù sao, thì việc Trương Hán Siêu và các Nho sĩ đời Trần lên tiếng bài bác Phật giáo cũng đã để lại cho ta một bài học vô cùng giá trị. Bài học đó, theo thiền ý người viết, giản dị như thế này: Phật giáo nên rút lui sau khi đã hoàn thành sứ mạng cứu giúp cuộc đời, và không nên tìm một chỗ đứng trong chính sự để củng cố và phát triển tôn giáo của mình.

Huyền Quang dù bấy giờ đã là người đứng đầu giáo hội Trúc Lâm Yên Tử vẫn không đến ở và làm việc tại chùa Quỳnh Lâm và Báo Ân, như Pháp Loa trước đó đã làm. Trái lại, Huyền Quang về ẩn cư luôn ở núi Thanh Mai và Côn Sơn cho đến khi mất, bởi lẽ khi đọc lại các sử liệu, ta thấy Quỳnh Lâm và Báo Ân là những chùa quá giàu có, vì được sự hỗ trợ tích cực của vương triều Trần. Có phải Huyền Quang muốn điều chỉnh lại một giai đoạn lịch sử đã qua? Đồng thời ông muốn vạch một hướng đi khác cho Phật giáo Đại Việt chăng? Vì với những con người đang đeo đuổi giấc mộng giải thoát thì núi rừng và những ocn đường mịt mù đầy cát bụi ở những nơi chốn xa xôi kia mới chính là chỗ tới lui đích thực của đời mình.

Khi đã về với núi rừng rồi. Huyền Quang đã tự bày tỏ: Bào chuyết vô dư sách (Giữ thói vụng về, không có mưu chước gì).

Câu thơ ấy, Huyền Quang làm khi đã về ở trên núi Yên Tử, và bộc lộ rõ trong bài Yên Tử sơn am cư.

Am bức thanh tiêu lãnh (Am sát trời xanh lạnh,
Môn khai vân thượng tằng. Cửa mở trên tầng mây.
Dĩ can Long Động nhật, Động Rồng trời sáng bạch,
Do xích Hổ Khê băng. Khe Hô lớp băng dày.
Bão chuyết vô dư sách, Vụng dại mưu nào có,
Phù suy hữu sấu đằng Già nua gậy một cây.
Trúc lâm đa túc điểu, Rừng tre chim chóc lắm,
Quá bán bạn nhàn tăng Quá nửa bạn cùng thầy) (4).
(Đỗ Văn Hỷ dịch)

Những ai đã từng sống trên núi cao, hay nói một cách khác đang nuôi dưỡng ngọn núi cao ngất ngưởng trong hồn mình, thì niềm vui đến với họ cũng rất giản dị. Bởi vì niềm vui đó được trào vọt ra từ chính đời sống nội tâm tràn đầy của họ. Sở dỉ đời sống của chúng ta trở thành rối rắm và phức tạp, kể cả việc tranh giành và sát phạt lẫn nhau, cũng chỉ vì chúng ta cứ đuổi bắt hoài những niềm vui đến từ bên ngoài đó thôi.

Đối với những kẻ chỉ biết vui vật dục tầm thường thì ngồi nhìn cuộn khói tỏa ra từ bếp lửa trong đêm sắp tàn, thấy có gì vui đâu? Vậy mà Huyền Quang cùng với chú tiểu đồng dường như bắt gặp được niềm vui chứa chan trong lòng:

Củi hết, lò còn vương khói nhẹ,
Sơn Đồng hỏi nghĩa một chương kinh.
Tay cầm dùi mõ, tay nâng sáo,
Thiên hạ cười ta cứ mặc tình (5).
(Địa lô tức sự – Nguyễn Lang dịch)

Nhưng khi một người đã can đảm vứt bỏ hết tất cả những hệ lụy của cuộc đời, thì người ấy sẽ sống bằng cách nào? Sống bằng chính sức mạnh nội tâm của họ. Chính sức mạnh kỳ lạ này, mà đã biết bao nhiêu bậc hiền nhân trác việt tự bao đời, đã lên đường để đến những nơi thâm sơn cùng cốc, tìm kiếm cho được sự thanh bình trong chính họ.

Huyền Quang đã lên đường, và chắc là ông đã bước vào được cõi ấy rồi! Vì tiếng thơ của ông như tỏa ra một niềm bình an vô hạn:

Vườn tược cha ông mặc sức cày,
Quanh nhà xanh nượp mấy hàng cây.
Ngoài song, cành quế chim cưu vắng,
Gió mát, tiền miên giấc ngủ ngày (6)
(Trú Miên – Kiều Thu Hoạch dịch)

Phản quan trần thế giới,
Khai nhãn túy mang mang.
(Ngoảnh nhìn lại cõi đời bụi bặm,
Mở mắt, mà dường như say choáng váng) (7).

Hai câu thơ trên được xem như sự bày tỏ quan niệm của Huyền Quang về cuộc đời. Theo ông cuộc đời dù đau khổ, nhưng cuộc đời vẫn đẹp, đó chính là sức quyến rũ kỳ lạ của nó. Dù có đau khổ, nhưng chẳng phải mỗi năm bông cúc vàng vẫn cứ nở để báo mùa thu mênh mông đang trở về cùng với sương mù và giá lạnh:

Niên niên hòa lộ hướng thu khai,
Nguyện đạm phong quang thiếp thốn hoài.

(Cúc hoa)
(Thu về, móc nhẹ cúc đơm bông,
Gió mát trăng thanh dịu nỗi lòng) (8)
(Băng Thanh dịch)

Và trên những nẻo đường của trần gian, dù vẫn đầy cát bụi nhưng những nàng con gái đôi tám xinh đẹp vẫn cứ ngồi dệt mộng yêu đương, khi mùa xuân chợt đến:

Nhị bát giai nhân thích tú trì,
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn thương xuân ý,
Tận tại đình châm bất ngữ thì.

(Xuân nhật tức sự)
(Người đẹp tuổi vừa đôi tám ngồi thêu gấm chậm rãi,
Dưới lùm hoa tử kinh đang nở, líu lo tiếng chim oanh vàng
Thương biết bao nhiêu cái ý thương xuân của nàng,
Cùng dồn lại ở một giây phút dừng kim và im phắc) (9)

Dù đó là bài thơ Thiền thuộc đời Tống của Trung Quốc, như một bài báo gần đây nhất đã tìm được xuất sứ, nhưng bài thơ vẫn là bài thơ của thế giới Thiền. Như vậy ta có thể đoán rằng, khi Huyền Quang ghi lại bài thơ này vào trong tập thơ của mình, Huyền Quang chỉ muốn dùng bài thơ đó để phát biểu một điều mà ngôn ngữ bình thường không thể diễn đạt được.

Huyền Quang muốn nói lên điều gì qua bài thơ đó? Sự chuyển hóa nội tâm chăng? Có thể xem đó như là một biến cố quan trọng, mà bất cứ một Thiền sư nào cũng đều phải trải qua. Khi cái giây phút mầu nhiệm ấy đến rồi, thì một thế giới mới sẽ hiện ra; và kể từ đây cuộc đời các Thiền sư sẽ không còn tù túng, chật hẹp, không còn cũ kỹ, nhàm chán và vô vị nữa. Một đời sống mới vừa bắt đầu.

Phải chăng, các Thiền sư muốn tạm ví cái giây phút đó giống như cái giây phút mà người con gái lần đầu chợt biết rung động, cái giây phút mà trong bài thơ đã gọi là Tận tại đình châm bất ngữ thì (Cùng dồn lại ở một giây phút dừng kim và im phắc).

Có một số ngươì từ lâu vẫn ngạc nhiên không ít về nội dung của bài thơ ấy. Sự thắc mắc này chỉ đúng đối với chúng ta, những người còn đang muốn chinh phục và chiếm hữu cái đẹp về riêng cho mình. Bởi vì còn muốn chiếm hữu nên ta mới phân biệt cái đẹp này tốt và cái đẹp kia xấu, nên chọn cái này và không nên chọn cái kia.

Các Thiền sư thì đã vượt qua được giới hạn ấy, vì họ trực nhận được rằng, tất cả cái đẹp bên ngoài chỉ là sự phóng hiện cái đẹp từ bên trong. Nếu trong ta có vạn đóa hoa và vạn cánh bướm đang bay chập chờn, thì vũ trụ lúc ấy cũng tràn ngập hoa và bướm. Vậy thì, có ích không nếu ta cứ tiếp tục đi tìm hoa và bướm ở bên ngoài?

Một bữa nọ, chắc là Huyền Quang vừa rời am Thiền để đi dạo, chợt gặp mấy cô gái đang hái hoa cúc và cài lên mái tóc của mình, Huyền Quang như muốn trách nhẹ với họ:

Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ,
Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai.
(Thật đáng cười kẻ không hiểu về huyền diệu của hoa,
Đến đâu là hái hoa dắt đầy đầu mà về (10)

Khi ta không còn phân chia giữa ta và thế giới nữa thì mọi sự chung quanh ta không phải là cái gì đối nghịch, hay xa lạ với chính ta, thực ra là bạn bè đã cùng rong chơi từ muôn thuở trước:

... Chủ nhận dữ vật hồn vô cạnh
(Người và vật hồn nhiên không tranh cạnh) (11)

Nhưng không phải ngẫu nhiên mà có được cái đẹp trọn vẹn như vậy, mà phải trải qua biết bao là khổ luyện mới thành tựu được:

Vương thân vương thế dĩ đô vương,
Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương.
Tuệ vãn sơn trung vô lịch nhật,
Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.

(Cúc hoa, bài III)

(Quên mình, quên đời, đã quên tất cả,
Ngồi lâu trong hiu hắt, mát lạnh cả giường.
Cuối năm ở trong núi không có lịch,
Thấy cúc nở biết rằng đã tiết trùng dương) (12)

Khi một nhà hiền triết lánh đời để sống ẩn dật trong rừng sâu, một lãnh tụ xuất chúng hy sinh quên mình để cải hội, một nhà thơ miệt mài làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của cuộc đời, hay một Thiền sư tịch cốc để đối mặt với khoảng vắng lặng mênh mông, tất cả những việc làm đó của họ, không ngoài mục đích nào khác hơn là phá cho được một con đường đề tự cứu mình và từ đó, giải phóng luôn những thống khổ muôn đời của kiếp người.

Thu phong nhọ phất thiềm nha,
Sơn vũ tiêu nhiên chầm lục la.
Dĩ hỹ thành Thiền tâm nhất phiến,
Cùng thanh tức tức vị thùy đa.

(Sơn vũ)
(Gió thu khuya khoắt thoảng hiên ngoài,
Quạch quê nhà non lấp ruổi gai.
Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt,
Nỉ non tiếng dễ vẫn vì ai?) (13)
(Huệ Chi dịch) 

Khi tấm lòng họ đã hiến dâng trọn vẹn cho sự thống khổ của con người, thì bất cứ tiếng rên la kêu cứu nào, họ cũng đều lắng nghe:

Chích máu thành thư gửi mấy dòng,
Lẻ loi nhạn lạnh, ai mây phong.
Mấy nhà ngóng nguyệt đêm nay nhỉ?
Góc bể chân mây, một mảnh lòng.
(Ai phù lô – Huệ Chi dịch)

Bởi vậy, lý thuyết nào không giải quyết được sự đau khổ của con người thì nhất định lý thuyết đó sẽ bị con người loại bỏ, và đương nhiên cũng sẽ trở thành lỗi thời.

Dường như cuối cùng chỉ còn có tình thương, vì sự thông khổ của con người (chứ không phải lý thuyết) mới không bao giờ lỗi thời mà thôi.

Nha Trang, 1991

Tham khảo:
Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1. Nxb. Lá bối, Paris, 1977; tr. 369.
Thơ văn Lý Trần tập II, Q.thượng. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989; tr. 697.
Trương Hán Siêu: Văn Bìa chùa Khai Ngiêm. Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 748.
Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 684.
Việt Nam Phật giáo sử luận. Sđd; tr. 370.
6,7,8. Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 691, 682 và 702.
Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 681. Bài này, theo khảo cứu của ông Lê Mạnh Thát, vốn là một bài thơ đời Tống. Xem Tạp chí Văn học số 1-1984.
10,11,12,13. Thơ văn Lý Trần. Sđd; tr. 701, 700, 692 và 693.