Wednesday, February 8, 2023

Richard L. Kimball | Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Hòa Thượng Hsing Yun: Quan Niệm về Phật giáo Nhân Văn (P.2)

 

Phát triển phái Phật Quang Sơn

Chùa Lôi Âm là nơi Phật giáo Phật Quang Sơn bắt đầu! Ở đó, sứ mệnh của ông là thức tỉnh Phật tử về nhân duyên của thời đại này.

Do đó, tại Đài Loan, ông bắt đầu thực hiện lời nguyện từ lâu của mình là quảng bá Phật giáo Nhân văn – một Phật giáo lấy việc thực hành tâm linh làm trọng tâm như cuộc sống hàng ngày trong thế giới bình thường. Năm 1955, Hsing Yun thành lập ngôi chùa đầu tiên của mình tại thành phố Cao Hùng, gần cực nam của đảo Đài Loan. Với sự hỗ trợ của các Hòa thượng khác, ông đã thành lập một Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Đài Bắc vào năm 1957 như một phương tiện để thúc đẩy các hoạt động văn hóa, xuất bản sách Phật giáo và phát thanh. Năm 1964, ngôi chùa Shou Shan được hoàn thành ở Cao Hùng cùng với một trường cao đẳng và cơ sở kinh tế Phật giáo. Grand Master đã giảng thuyết và đăng lại trong án bản Awakening the World, đến năm 1979 trở thành tạp chí Universal Gate. Ông không bao giờ ngừng viết. Biết rằng chỉ riêng việc xây cất chùa chiền và tự viện không thể chấn hưng Phật giáo, thanh lọc tâm trí hoặc điều chỉnh những khuynh hướng tiêu cực, ông tin tưởng rằng giáo dục cũng là điều cần thiết.

Trong những thời kỳ đầu tiên đó, cả ở Trung Quốc và Đài Loan, sự phát triển của Phật Giáo Nhân Văn và tư duy tiến bộ của nó đôi khi khiến phong trào gặp rắc rối với các lãnh chúa, chính trị gia, địa chủ, lãnh đạo cộng đồng, nhà sư thủ cựu và quan chức. Những người bảo thủ này tập hợp lại với nhau và đánh phá các nhà sư. “Mob” – những đám đông người, đặc biệt là một đám đông mất trật tự có ý định gây rắc rối hoặc bạo lực – được tạo ra để ra sức phá hủy những ngôi chùa của họ. Nhưng Ông, với quyết tâm kiên định, đã làm việc để tiếp tục sứ mệnh “bố thí nhằm phát triển bình đẳng và lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.” Sự phát triển của Fo Guang Shan (Phật Quang Sơn) cho thấy sự quan trọng của một tầm nhìn như thế nào, khi đi đôi với lòng dũng cảm, nhằm chế ngự quyền lực và truyền thống cổ hữu. “Khi ở bên lẽ phải, không bao giờ chúng ta đầu hàng.” (tr. 155, Hsing Yun, Perfectly Willing)

Những người có thể thực hành Nhẫn được coi là những cá nhân có sức mạnh to lớn. Ngược lại, nếu không thể vui vẻ chịu đựng những lời chửi mắng ác độc của người khác như uống sương ngọt, thì không thể gọi là người có trí tuệ sáng suốt. (Đức Phật, lời chỉ dạy cuối cùng trước khi nhập Niết bàn.)

Ngay từ sớm, ông đã đổi mới bằng cách thành lập thêm các ca đoàn Phật giáo, các slide thuyết trình, các trường dành cho trẻ em vào ngày Chủ Nhật , các câu lạc bộ sinh viên và các nhóm du hành để hoằng pháp Phật Giáo Nhân Văn. Ông là người đi đầu trong các phương pháp đổi mới trong một xã hội bảo thủ và thường là phong kiến. Ông gặp phải rất nhiều sự phản đối, đặc biệt là việc phát sóng và kết hợp các chương trình tạp kỹ vào các lễ hội Phật giáo. Đại sư Hsing Yun đã đứng lên chống lại các chính phủ và chính thống mà không hề dao động hay rút lui. Cuối cùng, vào năm 1967, ông bắt đầu xây dựng ngôi chùa Phật Quang Sơn, trên những ngọn đồi của quận Cao Hùng cách thành phố Cao Hùng một khoảng khá xa. Phật Quang Sơn được thành lập với mục đích nhân giống Phật Giáo Nhân Văn ở Đài Loan và thế giới. Năm 1977, trường cấp 3 Pu Men, bên cạnh Phật Quang Sơn, hoàn thành. Vào những năm 1980, cả Đài Loan và các quốc gia khác đều cởi mở hơn với Phật giáo, vì vậy ông bắt đầu đi hoằng dương và phát triển Phật Giáo Nhân Văn ở nước ngoài. Ngoài ra, vào những năm 1990, cuối cùng ông cũng có cơ hội trở lại thăm Trung Quốc và đoàn tụ với mẹ sau bao năm xa cách!

Đại sư Hsing Yun đã đi theo nhân duyên trong cuộc đời và với tư cách là một thiền sư, trở thành nhà lãnh đạo thứ 48 của dòng truyền thừa Lin Ji (Renzai – Nhật Bản).

Qua năm mươi năm đời sống tự viện, tôi chưa bao giờ ngừng tìm kiếm sự hoàn thiện bản thân — từ các bài tập hàng ngày và thực hành khổ hạnh cho đến phục vụ cộng đồng; từ học tập ẩn dật đến du lịch rộng rãi; từ tụng kinh, tọa thiền đến thuyết pháp; và từ từ thiện đến giáo dục quần chúng, (tr. 25, Hạnh phúc mãi mãi về sau)

 

The Development of the Fo Guang Shan Buddhist Order

Lei Yin temple is where the Fo Guang Shan Buddhist Order began! There, his mission became to awaken Buddhists to the causes and conditions of this current age.

Thus, in Taiwan he began fulfilling his long-held vow of promoting Humanistic Buddhism — a Buddhism that takes to heart spiritual practice as daily life in the ordinary world. In 1955 Hsing Yun established his first temple in the city of Kaohsiung, near the southern tip of the island of Taiwan. With the assistance of other Venerables he created a Buddhist Cultural Center in Taipei in 1957 as a means of promoting cultural activities, publishing Buddhist books and make recordings. In 1964 the Shou Shan temple was completed in Kaohsiung along with a related Buddhist college and school of commerce. The now Grand Master gave lectures and published them in Awakening the World which in 1979 became Universal Gate magazine. He never stopped writing. Knowing that temples and monasteries alone could not revive Buddhism, purify minds, or rectify negative tendencies, the Grand Master believed that education was also needed.

In those early times, both in China and Taiwan, the development of HB and its progressive thinking sometimes got the movement into trouble with warlords, politicians, land-owners, community leaders, reactionary monks and bureaucrats. These conservatives would band together and beat monks. Mobs would be created to try to destroy their temples. But, the Grand Master, with steadfast determination, worked to keep going his mission of “giving to develop equality and compassion for all beings.” The development of the Fo Guang Shan Buddhist Order shows how important a vision can be, when coupled with courage, for overpowering traditional power and wealth. “When in the right, never yield.” (p. 155, Hsing Yun, Perfectly Willing – Hereafter, all quotations from publications by Grand Master Hsing Yun will just note the page number and title.)

Those able to practice forbearance are deemed individuals of tremendous power. If, on the other hand, one is unable to joyfully endure the evil, venomous cursing of others as the drinking of sweet dew, then one cannot be called a person of penetrating wisdom. (The Buddha in his last instructions before entering Nirvana.)

Early on he innovated by creating more Buddhist choirs, slide presentations, children’s Sunday schools, student clubs and traveling groups to propagate HB. He was at the vanguard of innovative methods in a conservative, and often feudalistic, society. He faced a lot of opposition especially to his broadcasting and incorporating variety programs into Buddhist festivities. Grand Master Hsing Yun stood up to governments and orthodoxy without wavering or retreating. Finally, in 1967 he began Fo Guang Shan temple (hereafter written FGS), in the hills of Kaohsiung County some distance away from the city of Kaohsiung. FGS was established with the aim of propagating HB in Taiwan and the world. 1977 saw the completion of Pu Men High School, next to FGS. In the 1980s both Taiwan and other countries became more open to Buddhism, so he began to travel and develop HB overseas. Also, in the 1990s he finally got the chance to re-visit China and re-unite with his mother after so many years of separation!

Grand Master Hsing Yun followed the causes and conditions in his life and as a Ch’an master, became the 48th leader of the Lin Ji (Renzai – Japanese) lineage.

Through fifty years of monastic life I have never ceased to quest for self improvement — from daily exercises and ascetic practice to community service; from reclusive study to wide travels; from chanting and meditation to preaching the Dharma; and from charity to educating the masses, (p. 25, Happily Ever After)

No comments:

Post a Comment