Vì sao bạn nên tìm hiểu đạo Phật? Đạo Phật là một tôn giáo lấy con người làm trung tâm và hướng về cõi thế, đây là yếu tố khác biệt so với nhiều tín ngưỡng khác. Nó cũng là một chủ đề phức tạp mà chúng ta cần phải hiểu sâu hơn hầu đánh giá đúng hơn.
Đức Phật không phải là Thượng đế hay là thần thánh. Đức Phật là một con người, nhưng không phải là một con người bình thường mà là một con người với những phẩm chất và khả năng phi thường. Một lần, có một vị Bà-la-môn tên là Dona, khi nhìn thấy dáng vẻ uy nghi, thanh tịnh và an lạc của Đức Phật, đã hỏi rằng Ngài là thần, quỷ, hay con người. Đức Phật trả lời rằng Ngài không phải là thần thánh, là ma quỷ, hay kẻ phàm phu, vì những chúng sinh này có tham, sân, si, mà tất cả những thứ đó Ngài đã tận diệt; đã nhổ tận gốc tất cả những phiền não.
Những lời dạy của Đức Phật đến từ sự chứng ngộ của chính Ngài. Trong Bài Kinh đầu tiên, Đức Phật chia sẻ rằng sau khi đạt được giác ngộ, nó phát sinh trong Ngài tầm nhìn, tri thức, trí tuệ và sự thấu hiểu những điều chưa từng nghe thấy trước đây. Như vậy Đức Phật được gọi là bậc giác ngộ vô thượng, là thầy của chư thiên và loài người.
Tuy nhiên, Ngài không đòi hỏi niềm tin mù quáng vào giáo lý của mình. Trên thực tế, Ngài cho chúng ta nhiều tự do để suy nghĩ và phân tích. Đức Phật khuyến khích chúng ta đến và nghiên cứu kỹ lưỡng về những giáo lý mà Ngài đã chứng ngộ và tuyên thuyết với thế giới là Chân lý. Đức Phật còn tuyên bố rằng các đệ tử cũng có thể đạt được trạng thái giác ngộ giống như vị thầy, và hướng dẫn chúng ta cách đi theo con đường này để có được kinh nghiệm giác ngộ sống động.
Trong Kinh Kalama, mọi người đã hỏi ý kiến Phật rằng họ nên tin vào vị thầy tôn giáo nào vì tất cả đều tuyên bố rằng tôn giáo của mình là chân chính duy nhất. Đức Phật dạy rằng chúng ta không nên tin bất cứ điều gì chỉ vì nó được viết trong kinh sách thiêng liêng, được truyền từ đời này sang đời khác, được nhiều người tin, hoặc được nói bởi một người nói khéo léo hoặc một vị thầy đáng kính. Thay vào đó, chúng ta nên phân tích và xem xét kỹ lưỡng, rồi chấp nhận những gì được hiểu là tốt và tránh những gì xấu. Vì vậy, việc phân tích, xem xét kỹ lưỡng và đặt câu hỏi rất được khuyến khích trong Phật giáo.
Phật giáo đánh giá cao loài người, dạy rằng con người có khả năng giác ngộ và chỉ có con người mới có khả năng trở thành Phật. Là con người, chúng ta chịu trách nhiệm về sự trong sạch và không trong sạch của chính mình. Nếu chúng ta làm điều ác, độc ác, vô đạo đức, bất thiện qua suy nghĩ, lời nói và hành động của mình, thì chúng ta bị ô nhiễm và chúng ta tạo ra địa ngục để gây đau khổ cho chính mình. Mặt khác, bằng cách áp dụng những suy nghĩ, lời nói và hành động lành mạnh, tích cực và mang tính xây dựng, chúng ta được thanh lọc. Vì vậy, Đức Phật đánh giá cao sự tín nhiệm và trí thông minh của con người, đồng thời công nhận rằng con người đã đủ trưởng thành để có trách nhiệm và giải trình với chính mình.
Trong thực hành đạo Phật, Ngài không bắt con người phải phụ thuộc vào bất kỳ sức mạnh siêu nhiên nào, và chúng ta không cầu nguyện thần thánh hay các đấng thiêng liêng can thiệp, cứu rỗi hay giải thoát. Thay vào đó, chúng ta thực hiện các việc công đức và sau đó chia sẻ công đức với các đấng thiêng liêng. Đã chia sẻ công đức, đôi khi chúng ta có thể cầu xin sự ban phước từ các đấng thiêng liêng nhưng những sự ban phước đó là để trợ lực cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, không phải vì mục đích lên thiên đường hay đạt được giác ngộ.
Phật tử cũng có thể sanh lên cõi trời. Phật tử được khuyến khích làm việc thiện, tích đủ công đức, và được sinh lên cõi trời nếu muốn. Tuy nhiên, sinh lên cõi trời là điều chỉ có thể đạt được sau khi chết. Trong Phật giáo, sanh lên cõi trời không phải là mục tiêu tâm linh cuối cùng của chúng ta – mục tiêu cuối cùng của người Phật tử, đó là sự giác ngộ, có thể đạt được trong khi chúng ta đang sống ở đây và bây giờ, không phải sau khi chết.
Đạo Phật là một loại tôn giáo “Tự mình làm lấy”, nơi mà chúng ta phải tự mình bước đi trên con đường đó, chứ không phải nhờ niềm tin đơn thuần. Đức Phật dạy Giáo pháp để chúng ta tu tập, cho chúng ta Giáo pháp như một ngọn đuốc soi đường và như một con đường dẫn đến giác ngộ, nhưng chúng ta phải tự mình bước đi trên con đường này. Giáo pháp được ví như một bản lộ trình chỉ cho chúng ta cách đi từ điểm A đến điểm B, nhưng chúng ta phải tự mình đi đến đó, không ai sẽ cõng chúng ta đến đó.
Trong thực hành Phật giáo, ba điều thiết yếu: hiểu biết, thực hành và chứng ngộ. Hiểu biết và thực hành phải đi đôi với nhau để chứng ngộ Niết Bàn. Điều này đạt được bằng cách tuân theo Bát Chánh Đạo để phát triển các phẩm chất đạo đức, tinh thần và trí tuệ của chúng ta. Vì vậy, Phật giáo dành cho những người năng động và phấn đấu, những người tìm tòi, những người đặt câu hỏi và phân tích, và những người sẵn sàng chấp nhận thử thách để kiểm nghiệm giáo lý. Hàng trăm, hàng ngàn người đã hiểu giáo lý của Đức Phật, đã thực hành và đạt được giác ngộ – con đường này cũng đang mở ra cho chúng ta.
Có nhiều lý do khác khiến chúng ta nên học Phật pháp, nhưng những điều trên đây đủ để thuyết phục chúng ta bắt đầu. Thay vì tin vào những gì đã được dạy, hãy thực hiện bước đầu tiên để đến và học hỏi, thực hành và trải nghiệm nó bằng chính bản thân.
Why Should You Learn Buddhism?
Venerable K. Rathanasara |Dhammakami Buddhist Society
Why should you learn Buddhism? Buddhism is a man oriented, human centric, and earthbound religion, making it unique and different from other beliefs. This is an intricate subject and we need to have a deeper understanding for a better appreciation.
The Buddha is neither a god nor divine being. The Buddha is a human being, not an ordinary human being, but an extraordinary human being with extraordinary qualities and abilities. One day, a Brahmin named Dona, upon seeing the Buddha’s majestic, serene, and peaceful appearance, asked the Buddha is He a divine being, devil, spirit, or human being. The Buddha replied that he is neither a divine being, devil, nor spirit, as these beings have greed, hatred, and delusion, all of which He has eradicated; He is also not an ordinary human being, because greed, hatred, and delusion are found in the minds of ordinary human beings, but the Buddha has uprooted all these defilements.
The Buddha’s teachings come from His own realizations. In His first Discourse, the Buddha shares that after achieving enlightenment, it arose in Him vision, knowledge, wisdom, and insight to things unheard before. The Buddha is thus known as the supremely enlightened one who has no other teacher that is equal to Him. The Buddha is also the teacher of gods and humans, as evident in some Discourses, where it is mentioned that even some divine beings approached the Buddha for questions and clarifications.
The Buddha does not demand blind faith for His teachings. In fact, He gives us much freedom to think and analyse. The Buddha encourages us to come and do thorough investigation on the teachings that He has realized and proclaimed to the world as the Truth. The Buddha further proclaimed that disciples too can achieve the same status of enlightenment as the teacher, and He teaches us how to follow this path to get living experience of enlightenment.
In the Kalama Sutta, people consulted the Buddha which religious teacher should they believe as all proclaimed that their own religion is the only true religion. The Buddha teaches that we should not believe anything just because it is written in sacred books, passed down from generation to generation, believed by many people, or said by a clever speaker or respected teacher. Instead, we should analyse and scrutinise, and then adopt those which are understood to be good, and avoid those which are bad. So analysing, scrutinising, and questioning, is very much encouraged in Buddhism.
Buddhism gives due credit to human kind, and teaches that human beings have the potential to become enlightened and only human beings have the potential to become a Buddha. As human beings, we are responsible for our own purity and impurity. If we do evil, wicked, immoral, unwholesome deeds through our thoughts, words, and actions, then we are defiled and we create our own hell and miseries. On the other hand, by adopting wholesome, positive, and constructive thoughts, words, and actions, we are purified. So the Buddha gives due credit to human credibility and intelligence, and recognises that humans are mature enough to be responsible and accountable to ourselves.
In Buddhist practice, the Buddha does not make human beings subordinate to any supernatural powers, and we do not pray to gods nor divine beings for intervention, salvation, or freedom. Instead, we perform meritorious deeds and then share the merits with the divine beings. Having shared the merits, sometimes we might seek the divine beings’ blessings but such blessings are for helping with our day-to-day lives, not for the purpose of going to heaven or gaining enlightenment.
Buddhists can also be born in heaven. Buddhists are encouraged to do good deeds, accumulate sufficient merits, and be born in heaven if they so wish. However, being born in heaven is something that can be achieved only after death. In Buddhism, being born in heaven is not our final spiritual goal – the final goal of the Buddhist, which is enlightenment, is achievable while we are living here and now, not after death.
Buddhism is a “Do It Yourself” kind of religion, where we must walk the path ourselves, not through mere beliefs. The Buddha teaches the Dhamma for us to cultivate ourselves, gives us the Dhamma as a torchlight to find our way and as the path to enlightenment, but we must walk this path ourselves. The Dhamma is likened to a roadmap that shows us how to get from Point A to B, but we must walk there ourselves, no one is going to carry us there.
In Buddhist practice, three things are essential: understanding, practice, and realisation. Understanding and practice must go hand in hand in order to realise Nibbana. This is achieved by following the Noble Eightfold Path to develop our ethical, spiritual, and intellectual qualities. So Buddhism is for people who are energetic and striving, who are investigative, who ask questions and analyse, and who are ready to take the challenge to test the teachings. Hundreds and thousands of human beings have understood the teachings of the Buddha, practised, and achieved enlightenment – this path is also open to us.
There are many other reasons why we should learn Buddhism, but the above is enough to convince us to start learning. Rather than believing in what has been taught, take the first step to come and learn, practise, and experience it personally.
No comments:
Post a Comment