Wednesday, October 3, 2018

Đọc ‘Biện Chính Phật Học’ – Nghĩ về Lời Đức Phật Rầy

Đọc ‘Biện Chính Phật Học’ –
Nghĩ về Lời Đức Phật Rầy
Nguyên Giác
Bạn đã từng nghe Đức Phật rầy la bao giờ chưa? Ngay cả nếu bạn trong một kiếp tiền thân đã từng có duyên nhập chúng trong thời cận kề các bậc thánh “Thiện lai Tỷ khưu,” cũng chưa hẳn bạn đã được tận mắt thấy Đức Phật rầy la một ai. Hiếm hoi lắm, nhưng trong kinh điển có ghi lại một số trường hợp.
Nói “Đức Phật rầy la” là nói kiểu đời thường, dùng chữ kém văn nhã (nơi đây, tôi xin chịu lỗi đã dùng chữ quê mùa đời thường để làm nổi bật những cách dùng chữ tuyệt vời hơn): Nhà nghiên cứu Thích Chúc Phú đã sử dụng chữ tinh tế và bác học, rằng đó là “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” – bài phân tích này nằm ở các trang 219-228 trong sách Biện Chính Phật Học Tập I, do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2018.
Nếu bạn say mê đọc kinh Phật, ưa thích những phân tích kỹ càng về giáo điển, muốn tìm hiểu các chuyện xảy ra thời Đức Phật đi giảng dạy nơi này và nơi kia, hiển nhiên đây là một tác giả bạn không thể bỏ qua: gần như tất cả những gì Thầy Thích Chúc Phú viết xuống đều rất độc đáo, rọi ánh sáng tới những điểm rất bất ngờ, và mang sức mạnh của sử liệu có thể kiểm chứng được bằng kinh luận. Thú thật, bản thân tôi không đủ uyên bác về cổ ngữ để tìm hiểu một số điểm có thể là khả vấn trong sách, nhưng cảm nhận rằng lý luận và chứng cớ của tác giả Thích Chúc Phú hầu hết là thuyết phục.
Nhóm 3 cuốn Biện Chính Phật Học Tập I, Tập II, Tập III chứa đựng rất nhiều thông tin về kinh điển khó tìm nơi khác. Có thể nói ngắn gọn rằng, trên đời này không có bao nhiêu tác giả có đôi mắt sáng như Thầy Thích Chúc Phú.
Thí dụ, nơi đây, để nêu lên một số đề tài phức tạp do Thầy Thích Chúc Phú nghiên cứu, tôi xin ghi tóm lược một số nhan đề bài viết từ Mục lục của Biện Chính Phật Học (BCPH) trong ba tập:
-- Bàn về những luận điểm sai lầm của Schumann trong tác phẩm Đức Phật lịch sử;
-- Vương nạn Tỳ-lưu-ly và cuộc thiên di đến Gandhara của dòng họ Thích;
-- Nguồn gốc tín niệm cúng sao giải hạn;
-- Kinh điển phi Phật thuyết trong kinh tạng Nikaya;
-- Khương Tăng Hội cầu xá lợi – huyền thoại và sự thực;
-- Từ quan điểm Nhất-xiển-đề thành Phật đến việc sám hối tội Ba-la-di: Khả tính cứu độ và khai phóng của Phật giáo;
-- Tại sao tụng Thất giác chi để chữa bệnh, cầu an?
-- Tại sao Bồ-Đề-Đạt-Ma phủ định công đức của vua Lương Vũ Đế?
-- Đối khảo về Thần chú sản nạn;
-- Những nhận định chưa đúng về Phật giáo trong tác phẩm Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1) và (2);
-- Khảo biện về kinh Dược Sư;
-- Tôn giả Thi-bà-la, vị Thần tài đích thực của Phật giáo;
-- Từ Châu-lợi-bàn-đặc, đến lục tổ Huệ Năng, nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật Giáo Việt Nam hiện tại;
-- Những cứ liệu về Ni giới trước thời Di mẫu Ma-ha-ba-xà-ba-đề;
-- Quan điểm của Phật giáo về vấn đề chuyển giới;
-- Và nhiều bài khác với các chủ đề cũng độc đáo và quan trọng.

Đa số các bài trong ba tập của bộ sách BCPH có thể tìm trên mạng. Trong các bài trong sách và không tìm thấy trên mạng Internet có bài “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” – có lẽ vì bài này viết vào thời báo Giác Ngộ chưa lên mạng, vì Thầy Thích Chúc Phú trong ban biên tập Nguyệt San Giác Ngộ?
Cũng nên ghi nhận rằng ấn bản BCPH đang lưu hành là đợt tái bản năm 2018, vì bản tin “Giới thiệu sách: Biện chính Phật học” trên Giác Ngộ ngày 27/10/2015 đã giới thiệu ấn bản đầu tiên qua lời phóng viên Đăng Tâm, trích như sau:
“...Công trình tập hợp nhiều bài viết của tác giả trong những năm gần đây, phần lớn đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Sách do Nhà Xuất bản Tôn Giáo cấp phép, ấn hành quý III, năm 2015.
Mặc dù chủ đích của tác giả là biện chính những vấn đề trong “nội hàm” giáo pháp của Đức Phật, tuy nhiên trên thực tế, biên độ khảo chứng, biện nghi của tác giả còn mở rộng ra các lĩnh vực như: tư tưởng-triết luận, văn hóa, lịch sử, xã hội, thậm chí những vấn đề liên quan đến khảo cổ học. Tác giả đã viện chứng rất nhiều tài liệu, kinh điển để làm vững chắc thêm cho lý luận của mình, trong đó có nhiều nguồn bằng tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Pali…
Có thể nói, đây là công trình tâm huyết và “táo bạo” của tác giả, bởi nhiều bài viết đã chạm đến những vấn đề từng gây tranh cãi trong quá khứ cũng như những vấn đề được xem là khá nhạy cảm trong Phật giáo ngày nay. Công trình “biện chính” như thế này hiện khá hiếm trên các kệ sách Phật giáo trong cũng như ngoài nước.” (ngưng trích)

*

Tác giả Thích Chúc Phú trong bài “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” ghi nhận một số trường hợp Đức Phật sử dụng thô ngữ, kèm với lời cảnh giác rằng “lời khó nghe nhưng tận trong sâu thẳm của Đức Phật, là lòng thương yêu chúng sanh không hạn lượng… có tác động mạnh mẽ tới một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cụ thể nào đó… Nói rõ hơn, thô ngữ xuất hiện trong kinh điển bao giờ cũng gắn liền với một ngữ cảnh. Nếu tách rời thô ngữ ra khỏi ngữ cảnh thì sẽ hiểu sai lời Phật dạy trong kinh điển.” (BCPH Tập I, trang 221)
Có thể tóm lược vài trường hợp trong bài nêu trên như sau.
-- Đức Phật đưa ra hình ảnh “một con trùng phẩn, ăn phân”… và liên hệ “Tỳ kheo bị lợi đắc” (Thầy Thích Chúc Phú đưa ra ba dẫn chứng: Kinh  Tương Ưng Bộ 1, tập 2, thiên Nhân duyên, chương 6, Tương ưng lợi đặc cung kính, phẩm thứ nhất, kinh Trùng phẩn; tương tự như vừa dẫn, nhưng ở phẩm thứ tư, kinh Xe; Kinh Tiểu Bộ, tập 4, Chuyện con voi Mahilamukha, số 26);
-- Sau khi Đại đức Pindola Bharadvaja vận dụng thần thông bay lên hư không đoạt lấy cái bát quý làm từ gỗ đàn hương trước chứng kiến của cư dân kinh thành Rajagaha, Đức Phật gọi Đại đức tới và nghiêm khắc huấn thị: “Giống như người đàn bà cho xem chỗ kín vì mục đích của những đồng xu tầm thường; này Bharadvaja, tương tợ như thế vì mục đích cái bình bát gỗ tầm thường, pháp thượng nhân tức là sự kỳ diệu của phép thần thông đã bị ngươi để lộ ra trước hàng tại gia.” (Thầy Thích Chúc Phú đưa ra dẫn chứng: Cullavagga, chương Các tiểu sự, Bình bát bằng gỗ đàn hương.)
-- Trường hợp Tỳ kheo Vakkali, ghi lại trong Trưởng lão Tăng kệ, chỉ say mê ngắm nhìn dung nhan Đức Phật trong các thời pháp. Sau nhiều lần khuyên nhẹ nhàng, không được, Đức Phật để tới ngày cuối an cư mùa mưa, mới kêu Vakkali tới bảo: “Này Vakkali, hãy đi đi!”  Đuổi ra khỏi giáo đoàn là trừng phạt quá nặng nề. Do vậy, ngài Vakkali leo lên núi Linh Thứu để tự sát, ngay giây phút nguy ngập liều thân đó, Đức Phật xuất hiện kịp thời, đưa ra lời dạy thích nghi, và không lâu sau đó, Vakkali chứng quả A La Hán.
--  Trường hợp Đức Phật nói về bảy ví dụ về nguy hại của tham dục để khiển trách những người xuất gia nhưng vẫn tơ tưởng chuyện thế tục, dùng các cặp hình ảnh tương phản như gần gũi người thiếu nữ  hay chấp nhận tang thương dưới sức nóng của ngọn lửa, như nhận sự cúng dường và nhận những hình phạt tàn khốc. Nghe xong bảy ví dụ, có “có khoảng sáu mươi vị Tỷ-kheo hộc máu nóng từ miệng, có khoảng sáu mươi Tỷ-kheo từ bỏ học pháp và hoàn tục, nghĩ rằng: "Khó làm thay, Thế Tôn! Thật khó làm thay, Thế Tôn!". Có khoảng sáu mươi Tỷ-kheo, với tâm được giải thoát, không chấp thủ các lậu hoặc.” (Thầy Thích Chúc Phú đưa ra dẫn chứng: Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, chương 7 pháp, Đại phẩm, kinh Lửa.)

*
Phần trên là tóm tắt bài “Những Lời Dạy Nghiêm Khắc của Đức Phật” của tác giả Thích Chúc Phú. Bài được in trong tuyển tập Biện Chính Phật Học Tập I, nhưng hình như không có trên Internet. Cảm giác của một người độc giả trình độ trung bình như tôi là, như dường Thầy Thích Chúc Phú nhắn gửi gì tới một số trường hợp cụ thể trong nước, mà người ngoài nước có thể không hình dung ra. Dù có ám chỉ ai hay không, bài viết dĩ nhiên là có lợi, cũng là lời cảnh giác, rằng coi chừng Đức Phật rầy đó.
Nơi đây, để góp thêm lời, chúng ta thử suy nghĩ về lời Đức Phật giải thích về cách ngài giáo hóa nghiêm khắc, đặc biệt là hình ảnh, hễ không dạy được người nào là phải “giết” người đó.
Trong kinh Tăng Chi AN 4.111 (Kesi Sutta), bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, ghi lại cuộc đối thoại giữa Đức Phật và người dạy ngựa tên là Kesi. Đức Phật hỏi Kesi rằng, ông dạy ngựa ra sao, thì Kesi bạch rằng có ba loại ngựa: loại thứ nhất là ngựa dễ thuần hóa, chỉ nói mềm mỏng là đủ để nhiếp phục; thứ nhì là loại ngựa ngang ngược, phải dùng lời nói thô ác mới thuần hóa được; nhưng loại ngựa thứ ba, thì “không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và thô ác của con, thời bạch Thế tôn, con giết nó. Vì sao? Vì mong rằng nó không làm mất danh dự cho gia đình thầy của con!
Rồi Kesi hỏi Thế Tôn dạy các tu sĩ ra sao. Đức Phật nói tương tự, và tiếp: “Này Kesi, nếu người đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng của Ta, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói vừa mềm mỏng vừa cứng rắn, này Kesi, thời Ta giết hại người ấy!”

Kesi thắc mắc, và được Đức Phật trả lời, trích kinh này như sau:
“—Nhưng bạch Thế tôn, sát sanh không xứng đáng với Thế tôn. Tuy vậy, Thế tôn nói: “Này Kesi, Ta giết hại người ấy”.
—Thấy vậy, này Kesi, sát sanh không xứng đáng với Như Lai. Nhưng người đáng được điều phục ấy không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và cứng rắn, Như Lai nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Và các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Bị giết hại, này Kesi là con người này, trong giới luật của bậc Thánh, bị Như Lai nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới.” (1)
.
Trong một kinh khác, Kinh Trung Bộ MN 22 (Kinh Ví Dụ Con Rắn), bản dịch Hòa Thượng Thích Minh Châu, cũng cho thấy Đức Phật dùng lời nghiêm khắc đối với ngài Arittha, một vị sư chấp thủ sai lạc, nói rằng nhà sư đó ngu si, đã xuyên tạc lời Đức Phật, trích như sau:
“—Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương … Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt … được ví như bó đuốc cỏ khô … được ví như hố than hừng … được ví như cơn mộng … được ví như vật dụng cho mượn … được ví như trái cây … được ví như lò thịt … được ví như gậy nhọn … Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.”(2)
.
Tương tự, trong một kinh khác trong Trung Bộ, Kinh MN 38 (Ðại kinh Ðoạn tận ái), bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, ghi lại sự kiện Đức Phật nói lời nghiêm khắc khi một nhà sư chấp vào tà kiến.
Kinh kể rằng, nhà sư Sati chấp vào tà kiến rằng có một thức “dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.” Biết như thế, các nhà sư khác khuyên rằng như thế là sai, vì nói thế là xuyên tạc Thế Tôn, vì thực tế Đức Phật nói rằng thức là do duyên khởi, làm gì có chuyện không đổi khác.
Kinh ghi lời các nhà sư khác khuyên Tỳ Kheo Sati: “Hiền giả Sati, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Sati, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi; không có duyên thì thức không hiện khởi.”
Nhưng Tỷ Kheo Sati “dù được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy.
Các nhà sư mới trình lên Đức Phật, và Đức Phật gọi Tỳ Kheo Sati tới để dạy, trong đó có lời nghiêm khác. Kinh MN 38 kể lại:
“—Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.
—Này Sati, thế nào là thức ấy?
—Bạch Thế Tôn, chính thức ấy nói cảm thọ, thọ lãnh chỗ này, chỗ kia, kết quả các hành động thiện ác.
—Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.” (3)

*

Lời cuối bài, nơi đây xin trân trọng cảm ơn Thầy Thích Chúc Phú qua bộ sách Biện Chính Phật Học đã trình bày về nhiều đề tài chắc chắn là có nhiều Phật Tử thắc mắc. Bộ sách này hiển nhiên là cần có trong tủ sách của tất cả các gia đình Phật Tử.
Và cũng đặc biệt cảm ơn tác giả Thích Chúc Phú về bài viết ghi nhận khi Đức Phật dùng lời thô ngữ, một cơ hội cho được “góp thêm lời” nơi đây – trước là để ngợi ca Đức Phật đã dùng nhiều phương tiện giáo hóa chúng sinh, sau là để tán thán những cuộc nghiên cứu rất uyên bác của tác giả bộ sách Biện Chính Phật Học, trong đó, mỗi bài cũng đều như dường nhắc nhở tới một nan đề nào tại quê nhà chỉ nhằm để sách tấn tu học.
Nguyên Giác
GHI CHÚ:

Wednesday, September 26, 2018

FIVE WAYS TO DEFUSE ANGER - 5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU NHỮNG CƠN GIẬN

Ảnh minh hoạ - pinterest.com

FIVE WAYS TO DEFUSE ANGER

    We all know that anger is not healthy, not beautiful, and that it is definitely destructive, but we get angry anyway. That is the reason why our ancients taught us “Anger and haste hinder good counsel”. The following are five (5) practical methods to relieve anger and enjoy our valuable time together. 
            In life, there are many little things that can irritate us leading to angry reactions. For example, waiting on the bus which is late, getting a flat tire on the way to work, being told a lie, etc. Often, such angry reactions destroy our happiness, our relationships, as well as our families’ well-being. It is indeed surprising that such little things can make us lose our cool and move us from a place of calm to one of upset and fury. However, whenever one explodes in anger, it is difficult to control or retract what was said and done in haste.
            Anger, as well as other emotions - (such as) joy, sadness, love, and hate - are not evil. They are necessary emotions or ‘energies in motion’ as some would call them. But if we do not control our anger, in particular, our words and our actions, these can lead us to lose our joy and peace and results in conflicts, discord, and broken relationships.
            Therefore, we would like to share five methods or strategies as precautions to keep you from exploding with anger, and to have mindfulness, which is the foundation of peace and harmony.

1. Recognize and realize your anger
            Anger, like ego, has its own anatomy and its aim is to expand and eventually explode. Anger has three stages- it may be spontaneous, it may build up, and it may explode.  At the beginning, anger usually satisfies prime conditions before an outburst. These include tension, resentment, a dislike for something, discomfort in the body, fatigue, arrogance, a complaint, etc. It then comes up spontaneously after building up for some time, and ultimately exploding if one cannot control it. Some of its warning signs include annoyance, irritation, a sense of disappointment, heavy breathing, blush, and trampling. With practice, we can recognize which stage our anger may be at.
            Thus, when you are angry, recognize it and know that you are angry. By recognizing your anger, you can reach the first stage of defusing it.  So, if you are angry, say to yourself, “I am angry”, as a way to recognize it.  Then, give your anger a scale of 1-10, just like the pain scale- one equals no pain, and ten equals the worst pain. Know when you are on that scale. If it is 5 or more, you will need to get the proper techniques to cool down or retract.
            We must be calm and brave enough to realize our feelings and our partner’s feelings. Take deep and slow breaths three times if you can. If not, at least just one very deep breath. Inhale via your nose and slowly exhale via your month. That will buy you a little time and can help you to discover your emotions. Also, it will help you to be responsive to the situation, rather than reactive. 
            Now, take another deep breath, and slowly breathe a few more times. If it is long, know it is long; if it is short, know it is short. Inhale. Exhale. Exhalation is normally longer than inhalation. Practicing mindful breathing a few times, you will realize the changes in your body’s feelings.  Listen to your thoughts without adding or diminishing inner dialogues, or at least, let them be in sedimentation. What are you thinking? Be patient, because uncomfortable feelings can arise. Observe and control your anger with self-compassion.

2.  Know that you have choices
            Through my own practice of mindfulness, I am able to recognize and be aware of how humans behave. As human beings, especially young ones, we are reactive. Whatever stimulus occurs, we tend to be reactive. When using a mindful approach, we pay attention to the moment, to what is happening inside us, and then outside in the situation.  Then, we are in a better position to respond to the situation. Not reactively, but rather responsively. 
            Know that you have many options, and choose the best one. In any circumstance, realize that you have different options to solve problems. Normally, we are often reactive immediately when a stimulus happens. However, with mindful practice, no matter what happens, keep calmdo not react, take a deep breath and then be responsive to the situation suitably. Please look at the below illustration:

            As the diagram illustrates, we react immediately when something happens, but with the practice of mindfulness, whatever occurs, we stay calm and practice awareness in that moment, and then respond to that stimulus.
            In challenging times, remind yourself, “I have a choice”. However, do not choose to resolve anything when you are angry or impatient. It will waste your time and energy when you react to such negative emotions. Such a response can also harm you and others in the moment and in the future. On the other hand, in all situations, we choose to settle on a win-win situation. All of our decisions and choices should be placed on the foundation of benefit for oneself and for others- right now and in the future.

3. Practice meditation

            Meditation is practiced worldwide today and has its roots in Buddhism. Not only do Buddhists practice meditation, but also many other religions such as Hindus.
            Meditation helps us relax. It can be soothing and calming.  According to leading researchers of Mindful Meditation in America, such as Jon Kabat-Zin, meditation helps to lower heartbeat and reduce anxiety, which in turn relieves stress. In one study, it was revealed that participating in a mindfulness-based stress-reduction program can significantly decrease stress by 24% and psychological stress by 44%. These are benefits that can be maintained within three months later.
            Kabat-Zinn (1990) takes mindfulness a step further into the Western clinical settings with the mindfulness-based stress reduction programs (MBSR).  Kabat-Zinn (1990) and Thompson and Gauntlett-Gilbert (2008) also reveal that mindfulness-based interventions enhance improvements in self-awareness and chronic illness conditions, as well as promote overall well-being.  Additionally, Martins (2012) found that the older adults who participated in MBSR acquired mindfulness abilities, such as self-compassion, presence, and attentiveness, and were affected in terms of their perceptions of their lives, aging, death, and loss.  As Gazella (2005) pointed out of MBSR and other mindfulness-based interventions, “the imaginative approaches that are being taken and researched are truly inspiring, and bode well for a more mindful and more heartful medicine and healthcare in the future” (p. 64).

            Also, when people become old, they are in equanimity and in less anger, and are easy to love and forgive. Recently, Time Magazine has reported that primary students practicing meditation get higher scores in math compared to others. Therefore, we can practice meditation with them every day for about 5 to 10 minutes if we have time.

4. Practice, pausing and reflecting

            If your anger explodes, realize it. Remind yourself that you know you are angry and that you are in the destructive mode. Take three long deep breaths. If time is not at your disposal, you just need to take one long inhale and one long exhale (again, exhalation is longer than inhalation, slowly and sturdy). Take a walk or get yourself out of that situation and atmosphere.
            We should be aware and remind ourselves that we can’t control anyone’s thoughts, emotions and actions, not even our companions or loved ones. The only one that we can have completely control over is ourselves: our own thoughts, emotions, and actions. 
            One of the living skills and practicing techniques that I used often and asked students to use with me is called the P.E.A.C.E. practice, as put forth by Dr. Amy Saltzman in Still Quiet Place - Mindfulness for Teens (2010):

P - P is for Pause. When you realize that things are difficult, pause. Stop. Do not act. Do not do anything yet.

E - E is for Exhale. Take a deep breath (in via your nose and out via your mouth). I often do this three times, but at first, students don't have that ability, so just once is all right.

A - A is for Acknowledge, Accept, and Allow. You must acknowledge your own emotions and others’ emotions. If you are upset or angry, it is ok to say that you are upset or angry. By recognizing your anger, you have already started to defuse it. I often say to my students, “I am not happy right now; what you did is a distraction to me and to the classroom. It also seems like you are not happy either. Thus, why don't you go outside the classroom and take a walk?”

C - is for Choose to respond with:
Compassion: for yourself and others. In order for you to have compassion for others, you must first have self-compassion. Compassion is a concept central to Buddhism, and it can be defined as the ability to bring joy and happiness to others, while reducing their frustration and suffering. We also need to turn this compassion inward towards our own selves. All transformation and happiness starts from within; we all transform and lead from the inside out. Compassion inward; compassion outward. (Like the egg if time permitted).
C is also for Clarity: being clear about what you want, what are your limits, what you are responsible for, and finally,
C also stands for Courage: the courage to speak your truth, and to hear the truth of others.

E - is for Engage.  Now we are ready to engage with the situation positively. We can create a win-win-win situation and "begin with an open-end"--which means, to enter without attachment to a specific outcome.

5.  Have a good diet and good sleeping habits

            There are four silent killer foods in our daily diet. They are salt, sugar, fat, and carbohydrates (starch). These foods contribute to over half of America’s population getting sick with one or more chronic illnesses such as asthma, fatty liver disease, dental caries (especially for children), type 2 diabetes, cancer, dementia, hepatic impairment, and cardiovascular disease that results in heart attack and stroke. Another unhealthy habit is consuming alcohol. Besides, you can become intoxicated and lose control of yourself and anything you may be in contact with. Coffee is another unhealthy consumption; if we intake too much of it, we can get insomnia and risk cardiovascular disease and diabetes.
            Research shows that coffee and strong alcohol should not be used about 2 or 3 hours before sleeping. Finally, if you eat irregularly or consume unhealthy foods for your body, it will bring illness and tragedy to you. We have to eat carefully, especially to energize in the morning. If your body is restless or uncomfortable, your mind is uncomfortable and can lead to anger. So, eating and sleeping well will help us to have a happy and healthy life, and be less aimlessly angry.

      In summary, anger is a natural emotion. It is a source of energy that we can recognize, embrace, and transform into something more positive. If we practice these methods diligently, we can realize the inner transformation. In life, we need to be open-minded, optimistic, soothing, and lithe to have a more peaceful and healthier life to make this world better and more beautiful.

Phe X. Bach


Tài liệu tham khảo / Reference:


1. Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).
2. Gazella, K. A. (2005). Jon kabat-zinn, phd bringing mindfulness to medicine. Alternative Therapies in Health and Medicine, 11(3), 56-64.
3. Kabat-Zinn, J. (1990). Full catastrophe living: Using the wisdom of your body and mind to face stress, pain and illness. New York: Delacorte.
4. Martins, C. A. R. (2012). Silent healing: Mindfulness-based stress reduction program for older adults. Available from Proquest Dissertations and Theses database. (UMI No. 3522535)

5. Meiklejohn, J., Phillips, C., Freedman, M. L., Griffin, M. L., Biegel, G., Roach, A., ... & Saltzman, A. (2012). Integrating mindfulness training into K-12 education: Fostering the resilience of teachers and students. Mindfulness3(4), 291-307.
6. Saltzman, A. (2011). Mindfulness: A guide for teachers. The Center for Contemplative Mind in Society.
7. Thompson, M., & Gauntlett-Gilbert, J. (2008). Mindfulness with children and adolescents: Effective clinical application. Clinical Child Psychology and Psychiatry, 13, 395-407.


5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU NHỮNG CƠN GIẬN


NHẬT KÝ GIÁO DƯỠNG - 
5 CÁCH THỰC HÀNH ĐỂ XOA DỊU NHỮNG CƠN GIẬN


            Chúng ta đều biết giận là không lành mạnh, không nên và không đẹp thế mà chúng ta lại thường nổi giận. Ông Bà ta có dạy, "No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau.
            Trong cuộc sống có những điều rất nhỏ mà cũng có thể làm ta nổi giận và sự giận dữ đó có thể đưa đến tan vỡ hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đình. Thật ngạc nhiên là thông thường những điều nhỏ bé ấy có thể khiến chúng ta mất bình tỉnh hay nổi giận thiên đình. Mỗi khi sự giận dữ của bạn nổ tung, thật khó để kiểm soát hay lấy lại những gì mình đã nói và làm. Tức giận, cũng như những cảm xúc khác—vui buồn, thương ghét v.v...—không phải là một điều xấu. Đó là một cảm xúc cần thiết, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát những cảm xúc, lời nói, hoặc hành động, nó sẽ đưa ta mất niềm vui, an lạc, hoặc tệ hơn là sự cải vả để rồi đưa đến bất hoà hay tan vỡ.

            Vì thế chúng tôi xin chia sẻ 5 phương thức hay chiến thuật xem như là biện pháp phòng ngừa để gìn giữ cơn tức giận đừng nổ tung trong cuộc sống của bạn giúp chúng ta có chánh niệm—nền tảng của sự an lành và hoà hợp.


1. Nhận chân cơn giận của mình.

             Cơn giận có hình tướng (anatomy) và mục đính chính của nó, cũng như cái ngã (ego), là làm cho nó càng ngày càng to và cuối cùng là làm nổ tung ra. (Anger happens spontaneously, build up and explode). Trong giai đoạn đầu, cơn giận thường có mồi để bộc phát. Ví dụ như sự căng thẳng, bực bội, không ưa thích gì đó, khó chịu trong cơ thể, mệt mỏi, ngã mạn, kêu ca, v.v... đây là bước đầu, là ngòi nổ. Rồi, cơn giận thường tự phát, dồn dập và bùng nổ. Sự nóng nảy của chúng ta thường có những dấu hiệu cảnh báo như bực mình, tức tối, một cảm giác thất vọng, gia tăng nhịp thở, đỏ mặt, run rẩy v.v... 


Khi mình có sự thực tập, thì mình nhận ra cơn giận của chính mình ở trong giai đoạn nào. Khi giận mình biết là mình đang giận. Chúng ta phải đủ bình tĩnh và can đảm để nhận ra cảm xúc của mình và của đối phương. Hãy thở sâu và chậm vài hơi. Chút thời gian ít ỏi đó có thể giúp ta khám phá cảm xúc và quan điểm của mình.
            Hãy thở sâu và chậm ba hơi; dài biết dài, ngắn biết ngắn. (Hơi thở ra thông thường dài hơn hơi thở vào). Thở chánh niệm như vậy một vài hơi, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi cảm giác cơ thể. Lắng nghe những suy nghĩ của mình mà không cần thêm bớt các cuộc đối thoại nội tâm hay ít nhất là để cho nó lắng đọng.

            Mình đang suy nghĩ gì? Hãy kiên nhẫn vì những cảm giác khó chịu có thể trỗi dậy, nhưng hãy quan sát, quán chiếu cơn giận dữ của mình với sự từ bi cho chính mình (self-compassion). Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khám phá rằng cơn tức giận của mình có để dạy cho mình những điều cần thiết.


2. Biết rằng chúng ta có nhiều lựa chọn.
            Trong tất cả những tình huống, nhận chân rằng chúng ta có lựa chọn để giải quyết. Thông thường thì chúng ta phản ứng tức khắc khi một việc gì xảy ra; với sự thực tập chánh niệm, chuyện gì xảy ra, hãy bình tĩnh và thực hành chánh niệm, rồi đáp ứng cho hợp lệ. Xin hãy xem hình vẽ minh hoạ sau đây:

Trong thời gian thử thách này, hãy nhắc nhở mình: "Ta đang có một sự lựa chọn" và xin đừng chọn lựa hay giải quyết trong sự thiếu bình tĩnh hoặc nóng giận, làm lãng phí thời gian và năng lượng của bạn trong những lúc có cảm xúc tiêu cực. Điều đó có thể hại mình hại người lúc bây giờ và cả tương lai. Những quyết định hay sự chọn lựa của ta đều phải đặc trên nền tảng lợi mình, lợi người, ngay bây giờ và cả tương lai.


3. Hành Thiền!
            Thực tập thiền hành. Thiền đã có từ ngàn xưa và có nhiều đạo thực tập Thiền, không riêng gì Phật giáo. Thiền giúp chúng ta thư giãn, nhẹ nhàng và lắng đọng. Theo những nhà nghiên cứu hàng đầu ở Hoa Kỳ trong lãnh vực Thiền Chánh Niệm như Jon-Kabat-Zin, Thiền làm nhịp tim chậm lại, giảm huyết áp, giảm sự lo lắng, và, kết quả là làm giảm stress. Trong một thử nghiệm tham gia vào một chương trình giảm stress thiền chánh niệm tám tuần có mức giảm đáng kể trong báo cáo kích thích hàng ngày (24%) và căng thẳng tâm lý (44%), và những lợi ích đã được duy trì ba tháng sau đó.

            Các nhà nghiên cứu như Kabat-Zinn (1990) và Thompson và Gauntlett-Gilbert (2008) cũng tiết lộ rằng hành thiền và thực tập chánh niệm tăng cường cải thiện sự tự nhận thức và tình trạng bệnh tật mãn tính cũng như làm tăng trưởng hạnh phúc nói chung. Ngoài ra, Martins (2012) phát hiện ra rằng những người lớn tuổi hành thiền, đạt được khả năng chánh niệm, tăng trưởng lòng từ bi, sự hiện diện, và sự chú tâm và ảnh hưởng về nhận thức của họ về cuộc sống, tuổi tác, sự sống chết, và mất mát của họ. Khi về già hành giả an nhiên và ít giận hờn, dễ dàng yêu thương và tha thứ hơn. Gần đây, Time Magazine cũng tường thuật là học sinh tiểu học tập thiền thi cao điểm hơn trong toán học so với những em khác. Vì thế, chúng ta có thể tập thiền cùng các em khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày nếu thời gian cho phép.



4. Hãy tập dừng lại và quán chiếu

            Nếu trong cơn giận bùng nổ, thì hãy nhận diện nó. Bảo rằng, tôi biết tôi đang giận. Hít thở thật sâu vài hơi. Nếu không có thời gian, thì chỉ một hơi thật dài. (Hơi thở ra dài hơn hơi thở vào). Hãy đi bộ (Take a walk) hay lấy mình ra khỏi không gian (timeout)
Chúng ta phải nhận thức và nhắc nhở rằng chúng ta không thể kiểm soát của bất cứ lối suy nghĩcảm xúc hành động của ai cảnhững gì chúng ta có thểđiều khiển là của chúng ta.  Bác sỹ Amy Saltzman đã trình bày kỷ năng sống và cách thực tập qua phương pháp PEACE (Pause, Exhale, Acknowledge, Choice, Engage – Dừng lại, Thở ra, Nhận diện, Lựa cho, Hành động) cũng không ngoài mục đích này.


5. Ăn và ngủ đều độ!

Có 4 loại thức ăn mà những nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ gọi là 4 thức ăn thầm lặng giết người (four silent food killers), đó là chất muối, đường, mỡ/chất béo, và bột/gạo). Những chất này đưa gần một nửa dân số Mỹ có một hoặc nhiều bệnh mãn tính, trong đó có bệnh hen suyễnbệnh gan nhiễm mỡsâu răng (đặc biệt là ở trẻ em)bệnh tiểu đường loại 2, việc ung thưmất trí nhớ, suy ganvà bệnh tim mạch dẫn đến các cơn đau tim  đột quỵ. Ngoài ra, nếu uống bia rượu nhiều cũng không ổn vì bị say sỉn. Thậm chí càfe cũng vậy, lượng caffeine có thể thay thế một đêm ngon giấc. Có thể về lâu dài, tăng thiếu ngủ và có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Hãy tránh cà phê và rượu mạnh khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Nói tóm lại, nếu ăn uống không đều độ, sẽ đưa chúng ta đến những bệnh tật và thảm cảnh này. Chúng ta phải ăn uống cẩn trọng, nhất là cần nạp năng lượng vào buổi sáng. Nếu cơ thể bất an hay khó chịu, thì tâm trí của mình cũng không được thoải mái và có thể đưa đến sự nóng giận. Vì thế ăn uống và ngủ nghỉ đều hoà sẽ giúp chúng ta sống vui và sống khoẻ, ít giận hờn vu vơ.

            Nói tóm lại, giận là một trong những cảm xúc tự nhiên mà chúng ta có thể nhận chân và chuyển hoá được. Nếu chúng ta thực tập chuyên cần những phương thức trên, chúng ta có thể nhận chân được sự chuyển hoá của nội tâm. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải cởi mởlạc quan, nhẹ nhàng và uyển chuyển để mình có cuộc sống an lạc và lành mạnh hơn hầu làm cho thế giới này ngày càng tốt đẹp.



Bạch X. Phẻ


Tài liệu tham khảo / Reference:

1. Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).
2. Gazella, K. A. (2005). Jon kabat-zinn, phd bringing mindfulness to medicine. Alternative Therapies in Health and Medicine, 11(3), 56-64.
3. Kabat-Zinn, J. (1990). Full catastrophe living: Using the wisdom of your body and mind to face stress, pain and illness. New York: Delacorte.
4. Martins, C. A. R. (2012). Silent healing: Mindfulness-based stress reduction program for older adults. Available from Proquest Dissertations and Theses database. (UMI No. 3522535)

5. Meiklejohn, J., Phillips, C., Freedman, M. L., Griffin, M. L., Biegel, G., Roach, A., ... & Saltzman, A. (2012). Integrating mindfulness training into K-12 education: Fostering the resilience of teachers and students. Mindfulness3(4), 291-307.
6. Saltzman, A. (2011). Mindfulness: A guide for teachers. The Center for Contemplative Mind in Society.
7. Thompson, M., & Gauntlett-Gilbert, J. (2008). Mindfulness with children and adolescents: Effective clinical application. Clinical Child Psychology and Psychiatry, 13, 395-407.