Thích Thiện Siêu (1921-2001):
Cương Yếu Giới Luật | Phần 1
Khi đức Phật nhập Niết-bàn ở tại rùng Kusinara giữa Ta-la song thọ, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp cùng một số Tỳ-kheo rất đông đang đi du hóa và hành đạo ở phương xa. Số đệ tử này do Phật độ sau 45 năm hành đạo và thuyết pháp, một số khác do các đệ tử Ngài thâu nhận vào nhập chúng cũng khá đông. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp mọi nơi. Riêng Tôn giả Ma-ha Ca-diếp với một số Tỳ-kheo ở phương khác như xứ Pava, nhân ngày đó cùng đi về thành Kusinara. Giữa đường, gặp một người ngoại đạo cầm một cái hoa nơi tay, Tôn giả liền hỏi: Hiền giả từ đâu đi lại? Ông trả lời: tôi từ Kusinara đến. – Vậy Hiền giả có biết Như Lai, Thế Tôn của chúng tôi ở đâu không? – Như Lai, Thế Tôn của các ông đã nhập diệt rồi. Chính tôi ở nơi chỗ nhập diệt của Ngài mà lượm cái hoa này đây. Nghe nói như vậy, các vị A-la-hán thì bình tĩnh yên lặng, nhưng các vị chưa đạt đến quả vị A-la-hán tâm lý xúc động mạnh. Có vị ưu phiền, có vị ré lên, đấm ngực khóc lóc.
Trong số này có một thầy Tỳ-kheo tên là Bạt-nan-đà khi nghe tin Thế Tôn diệt độ, mừng rỡ liền nói: Này các Hiền giả, lý đáng ra khi nghe tin này, các Hiền giả phải vui mừng, sao lại khóc lóc? Khi ông Đại Sa-môn còn sống, ta cứ bị ràng buộc theo ông. Ông cứ bảo nên làm như thế này, thế nọ; không nên làm như thế này, như thế nọ. Ông Đại Sa-môn cứ nhắc nhở hoài, phiền toái quá ? Bây giờ ông Đại Sa-môn quá vãng rồi, thì chúng ta được sống tự do. Cái gì ta ưng thì ta làm, cái gì ta không thích thì ta không làm. Chúng ta được sống tự do theo ý chúng ta.
Tuy không phải là nguyên nhân thúc đẩy dân Việt nổi lên nhưng tín ngưỡng tạo thêm những mối dây nối kết dân Việt, quan trọng không kém các yếu tố chủng tộc và ngôn ngữ. Giáo lý đạo Phật có thể giúp người Việt cảm thấy họ đã “văn minh;” tự hào rằng các quy tắc đạo lý mình đang sống cũng tốt đẹp, và cao siêu hơn luân lý Khổng Mạnh mà các ông quan nhà Hán, nhà Ngô muốn truyền bá. Trong đời sống xã hội, nhờ sinh hoạt Phật Giáo mà nhiều người Việt được học, được biết chữ; một số người có dịp tập những thói quen tổ chức, lãnh đạo và chỉ huy. Họ sẽ có khả năng cầm đầu các cuộc khởi nghĩa từ mỗi làng xóm, mỗi ngôi chùa, nhiều người có tài năng nổi bật sau làm cố vấn cho các vị vua thời mới lập quốc.
Văn hóa một dân tộc không phải là một thực thể tĩnh và cố định, mà là một quá trình luôn luôn chuyển hóa. Dân Lạc Việt đã giữ được một bản sắc lưu truyền từ đời trước, thể hiện qua phong tục tập quán, tín ngưỡng mà người Lạc Việt chia sẻ với nhiều sắc dân Đông Nam Á. Căn bản văn hóa đó ngay từ đầu đã khiến dân Việt tự thấy mình khác người Hán. Sau đó lại được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa Ấn Độ trước khi tiếp xúc, học hỏi nền văn minh Hoa Hạ, nền tảng càng vững chắc hơn.
Sau khi độc lập, người Việt Nam vẫn viết chữ Hán, đọc các sách Khổng Mạnh, chấp nhận các quy tắc đạo đức và chính trị của các thánh hiền phương Bắc, mà không lo mình sẽ biến thành người Hán. Tinh thần bao dung, tổng hợp và chuyển hóa là phương châm phát triển của nền văn hóa Việt Nam từ hai ngàn năm trước tới nay. Bản tính bao dung, tổng hợp của tổ tiên chúng ta đã có sẵn nhờ sống ở ngã ba của châu Á, có cơ hội mở rộng tầm mắt hơn nhiều đám dân khác sống sâu trong đại lục. | https://sentrangusa.com/2021/05/03/chan-van-do-quy-toan-dao-but-trong-dan-gian/
BÀI MỚI CẬP NHẬT, 6 THÁNG NĂM, 2021