Thursday, December 5, 2024

Bạch X. Phẻ: Hướng Về Ngày Hội Ngộ Đầu Tiên của Họ Bạch tại Xã Nhơn Lý (Phước Lý)

 Hướng Về Ngày Hội Ngộ Đầu Tiên của Họ Bạch 

tại Xã Nhơn Lý (Phước Lý)

Kính thưa toàn thể Bà con, Cô chú Bác dòng họ Bạch thân yêu,

Hôm nay, dù đang ở nơi đất khách quê người, lòng tôi không khỏi bồi hồi xúc động khi nghĩ về ngày hội ngộ đầu tiên của dòng họ chúng ta tại Xã Nhơn Lý (Phước Lý xưa). Đây không chỉ là dịp để chúng ta cùng nhìn lại nguồn cội của chính mình mà còn để nhớ lại và thực hành lời nhắc nhở của Tổ Tông để thế hệ con cháu chúng ta tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp mà Ông Bà gia tộc đã truyền lại. Xin mạn phép nói về chút sử liệu của họ Bạch từ Trung Hoa đến Nhơn Lý.

Theo sử liệu, Họ Bạch (白) là một trong những họ phổ biến và lâu đời của Trung Hoa, xuất hiện từ thời cổ đại với nhiều dòng dõi có nguồn gốc khác nhau. Từ thời kỳ đầu của lịch sử Trung Quốc, họ Bạch đã gắn liền với những nhân vật nổi bật trong văn hóa, chính trị, và văn học. Họ này thường được kết nối với hình ảnh sự thanh khiết và cao quý, như ý nghĩa chữ "Bạch" – màu trắng, trong sáng và tinh khiết.

Cũng theo tài liệu lịch sử cổ đại như Thượng ThưTả Truyện. Có ba nguồn gốc chính của họ Bạch trong lịch sử Trung Hoa: 

  1. Nguồn gốc từ Thời Tây Chu: Vào thời kỳ Tây Chu (1046 TCN - 771 TCN), họ Bạch xuất hiện trong giới quý tộc. Một số học giả cho rằng họ Bạch bắt nguồn từ tên đất phong hoặc danh hiệu ban tặng. Một nhân vật nổi tiếng là Bá Ích (伯益), người được phong tước "Bạch" và sau này hậu duệ lấy tên đất phong làm họ. Bá Ích là một nhân vật lịch sử thời Hạ Thương, nổi tiếng với công lao trị thủy và đóng góp lớn trong việc xây dựng quốc gia.

  2. Nguồn gốc từ vùng đất Bạch Quốc (白國): Trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 TCN - 221 TCN), một quốc gia nhỏ tên là Bạch Quốc tồn tại ở khu vực ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Khi quốc gia này bị thôn tính bởi các nước lớn, người dân ở đây đã lấy tên nước làm họ, từ đó hình thành họ Bạch.

  3. Nguồn gốc từ các dân tộc thiểu số: Họ Bạch cũng xuất phát từ các dân tộc thiểu số ở Trung Hoa, như người Bạch (白族) sống ở vùng Vân Nam. Đây là một dân tộc có lịch sử và văn hóa lâu đời, thường gắn bó với Phật giáo và có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và văn hóa khu vực miền núi phía tây nam Trung Quốc.

Họ Bạch Qua Các Thời Đại

  1. Thời Tần-Hán (221 TCN - 220 SCN):
    Trong thời kỳ này, họ Bạch dần mở rộng và phân bố ra nhiều vùng khác nhau. Một số gia đình họ Bạch trở thành các học giả, quan lại trong triều đình.

  2. Thời Đường (618 - 907):
    Họ Bạch trở nên nổi tiếng với sự xuất hiện của nhà thơ Bạch Cư Dị (白居易), một trong những thi nhân lớn nhất của lịch sử Trung Hoa. Thơ ca của ông thường phản ánh tinh thần nhân văn, sự cảm thông với những khổ đau của dân chúng, và lối sống giản dị. Ông được coi là niềm tự hào lớn của dòng họ Bạch.

  3. Thời Tống - Minh - Thanh:
    Trong các triều đại này, nhiều người họ Bạch tiếp tục đóng góp trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, và văn hóa. Một số gia tộc họ Bạch đã di cư đến các vùng khác, tạo nên sự mở rộng ảnh hưởng của họ này ở cả Trung Quốc và các quốc gia lân cận.

Họ Bạch Trong Văn Hóa và Xã Hội

Họ Bạch thường được nhắc đến với biểu tượng thanh khiết, trung thực, và kiên định. Những gia đình họ Bạch thường truyền dạy cho con cháu các giá trị đạo đức như sự liêm chính và lòng nhân ái. Trong các tác phẩm văn học và sử học Trung Hoa, hình ảnh người họ Bạch thường được miêu tả là những người tài năng, đóng góp lớn cho xã hội. Ngoài ra, họ Bạch còn nổi bật trong lĩnh vực y học cổ truyền, nghệ thuật, và thiền học.

Trong lịch sử, họ Bạch đã lan tỏa, không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Trung Quốc mà còn lan tỏa sang các quốc gia Đông Á như Việt Nam, Hàn Quốc, và Nhật Bản. 

Lịch Sử Họ Bạch Truyền Vào Việt Nam

Họ Bạch, một dòng họ lâu đời có nguồn gốc từ Trung Hoa, đã truyền vào Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử. Với ý nghĩa biểu tượng của sự thanh khiết và trung thực, họ Bạch khi đến Việt Nam đã hòa nhập và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và xã hội Việt Nam. Những đóng góp của dòng họ này không chỉ nằm ở lĩnh vực văn hóa mà còn trong chính trị, quân sự, và tôn giáo. Quá trình truyền nhập đó, theo sử liệu, Họ Bạch đã du nhập vào Việt Nam chủ yếu qua các giai đoạn lịch sử quan trọng sau:

  1. Thời Bắc Thuộc (111 TCN - 938 SCN):
    Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhiều dòng họ từ Trung Hoa đã di cư hoặc được triều đình nhà Hán, Đường đưa vào Giao Châu (Việt Nam ngày nay) để cai trị, lập nghiệp. Một số người họ Bạch trong số này là quan lại, học giả hoặc thương nhân. Họ định cư tại các khu vực như miền Bắc và miền Trung, nơi giao thương và văn hóa sôi động.

  2. Thời kỳ Đinh - Lý - Trần (968 - 1400):
    Trong thời kỳ độc lập của Đại Việt, nhiều dòng họ gốc Trung Hoa, bao gồm họ Bạch, tiếp tục di cư sang Việt Nam. Một số người đến Việt Nam để tránh các cuộc chiến tranh loạn lạc hoặc khủng bố chính trị ở Trung Hoa. Nhiều người trong số họ trở thành học giả, thầy thuốc, hoặc những người góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam.

  3. Thời Hậu Lê - Nguyễn (1428 - 1945):
    Trong thời kỳ này, họ Bạch tại Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Một số gia đình họ Bạch đã gắn bó với các phong trào yêu nước và đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ đất nước và xây dựng nền tảng văn hóa dân tộc.

Sau đây là một vài nhân vật điển hình của dòng họ Bạch: Bạch Khởi (chữ Hán: 白起; 332 TCN – 257 TCN) là tướng lĩnh quân sự Trung Quốc cổ đại, làm việc cho nước Tần thời Chiến Quốc. Rồi còn, Bạch Cư Dị (772–846) là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, được xem là một trong những thi nhân vĩ đại nhất Trung Hoa. Thơ ông giản dị, sâu sắc, phản ánh hiện thực xã hội và lòng trắc ẩn với dân chúng. Tác phẩm tiêu biểu như Tì Bà HànhTrường Hận Ca.  Hoặc lấy Trạng Nguyên Bạch Liêu của Việt Nam (Bạch Liêu (chữ Hán: 白遼 (1236-1315) quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) là một nhân vật kỳ lạ và độc đáo trong lịch sử khoa bảng Việt Nam thời phong kiến. Sinh ra trong gia đình nghèo khó, ông nổi tiếng với trí tuệ xuất chúng và sự kiên trì học tập. Bạch Liêu đỗ trạng nguyên trong một kỳ thi dưới triều Lê, nhưng thay vì bước vào con đường quan trường, ông lại chọn cuộc sống ẩn dật, tránh xa quyền lực và danh vọng. Ông là biểu tượng của sự thanh cao và lòng tự trọng, để lại bài học về việc giữ gìn phẩm giá và cốt cách dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. 

Nói tóm lại, những giá trị và đóng góp của họ Bạch trong các lĩnh vực văn hóa, chính trị, và xã hội vẫn còn lưu giữ và được tôn vinh cho đến ngày nay. Dòng họ chúng ta là biểu tượng của sự tinh khiết, trí tuệ, thanh liêm và lòng nhân ái trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa và Việt Nam.

Riêng cánh họ Bạch ở Nhơn Lý thì sao? Sau khi tham khảo cuốn gia phả từ Ông Bốn Cẩn (Bạch Điểu) để lại, và gia phả gia đình chúng tôi (con Ông Bạch Xuân Long), cũng như của anh Bạch Xuân Thảo (con bác Năm Thức, Bạch Xuân Thưởng) gửi, chúng ta thấy và biết rằng dòng họ Bạch tại Nhơn Lý, từ thuở sơ tổ Bạch Văn Thiên (1626-1661), đã un đúc và khắc sâu trong lòng tinh thần lấy "âm đức, sống thiện, tạo phúc" làm lẽ sống. Từ sự giản dị trong lối sống, lòng kính hiếu với tổ tiên, đến tinh thần tu hành và làm thiện lánh ác, những phẩm chất ấy không chỉ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của dòng họ, mà còn là ngọn đuốc sáng dẫn lối cho mỗi chúng ta trong cuộc sống hiện đại.

Chúng ta có thể triển khai 6 điều sau, theo LỜI KHUYÊN NHỦ CỦA HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ BẠCH trong gia phả để thấy sự hòa hợp giữa đời sống thường nhật và giá trị truyền thống của dòng họ chúng ta mà Tổ Tiên đã truyền lại:

  1. Lấy âm đức làm nền tảng bền vững: Theo Phật giáo, nghiệp thiện là nhân duyên tạo quả lành. "Tích âm đức" trong di huấn nhắc nhở chúng ta gieo trồng hạt giống thiện lành qua lòng từ bi, hỷ xả và sự thực hành Giới-Định-Tuệ. Âm đức chính là nền tảng giúp con cháu hưởng phúc lâu dài, không chỉ ở kiếp này mà còn nhiều kiếp sau.

  2. Sống giản dị và lương thiện: Phật giáo dạy rằng cuộc sống thanh thản, giản dị là con đường dẫn đến hạnh phúc chân thật. Dòng họ Bạch đã truyền lại lối sống không tranh giành, không chạy theo dục vọng, thiểu dục tri túc, đây chính là thực hành chánh niệm và sống trong hiện tại.

  3. Hiếu kính và tri ân tổ tiên: Hiếu đạo là một giá trị cốt lõi trong Đạo Phật, Tam giáo và ngay trong cả dân gian, thể hiện qua sự kính trọng Tổ Tiên và biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục, nhớ về Nguồn cội Tổ Tông. Điều này khơi nguồn tinh thần đoàn kết và trách nhiệm gìn giữ gia phong, kỷ cương và lẽ sống chân thật.

  4. Gieo tâm lành, giữ lòng thiện: Đức Phật dạy rằng tâm lành là cội rễ của mọi việc thiện. Khi chúng ta làm việc lành và gieo trồng thiện nghiệp, không chỉ bản thân mà cho nhiều thế hệ tương lai cũng nhận được phước báo, là âm đức / âm phúc / âm công, và thiện quả.

  5. Kết tinh và phát huy tinh hoa: Phát triển trí tuệ và sự hiểu biết qua sự học tập và hành thiện; đó chính là cách để duy trì và mở rộng giá trị tốt đẹp của dòng họ, đến với với gia đình, cộng đồng và nơi đang trú xứ, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội an lành và thịnh vượng.

Xin nhắc lại lời trong gia phả, 

“Tích kim dĩ dĩ tử tôn, tử tôn vị bất năng thủ.
Tích thư dĩ dĩ tử tôn, tử tôn vị tất năng độc.
Bất như tích âm đức, ư minh minh chi trung,
Dĩ vi tử tôn trường cửu chi kế.”

Tạm dịch:
“Để lại vàng bạc cho con cháu, nhưng con cháu chưa chắc đã giữ được.
Để lại sách vở cho con cháu, nhưng con cháu chưa chắc đã đọc được.
Không gì bằng để lại âm đức, nơi cõi vô hình,
Âm đức sẽ là sinh kế lâu dài cho con cháu.”

Nói một cách khác, không gì bằng để lại âm đức, nơi cõi vô hình hay hữu hình, âm đức sẽ là nền tảng bền vững chắc và kế sanh nhai cho con cháu lâu dài. Chính là lời nhắn nhủ sâu sắc nhất mà Tổ Tiên dành cho chúng ta. Hãy biến ngày hôm nay là bước khởi đầu để tất cả con cháu họ Bạch, dù ở bất cứ nơi đâu, cùng nhau vun đắp âm đức, sống thiện, và cống hiến cho cộng đồng và xã hội mình đang ở, cũng như nơi chôn nhau cắt rốn. Nhờ sự thực hành lời di huấn này, dòng họ Bạch có thể tiếp tục lan tỏa niềm yêu thương, hiểu biết và tinh thần khai phóng, gìn giữ giá trị truyền thống cho muôn đời sau.

Sự truyền thừa này, chúng ta có thể thấy qua Bản đồ Gia Phả họ Bạch Nhơn Lý, từ hơn 500 năm qua mà anh Bạch Xuân Thảo đã dày công nghiên cứu và thực hiện. Xin tán dương việc đầy ý nghĩa và vô giá này. Chúng tôi xin mạn phép tán thán và chúc mừng Ban tổ chức, nhất là anh Trưởng Ban tổ chức–anh Bạch Xuân Biết, anh phó BTC–Bạch Thế Phong, anh phó BTC–Bạch Xuân Dũng, anh Thư ký BTC–Bạch Xuân Thảo và anh Bạch Xuân Thao đã bỏ nhiều tâm huyết, công sức, và thời gian cho Buổi Hội Ngộ đầu tiên của dòng Họ Bạch tại Nhơn Lý (Phước Lý) được thành công tốt đẹp và tất cả quý vị trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ, vận động, khuyến khích và toàn thể quý tham dự viên hôm nay, đang làm cho buổi Hội ngộ đầu tiên của dòng Họ Bạch được thập phần viên mãn. 

Nhân đây, chúng tôi xin chính thức đề nghị BTC và gia tộc thành lập Quỹ Khuyến Học Họ Bạch từ hôm nay; Quỹ Khuyến Học là một việc làm cần thiết để gắn kết dòng họ, cộng đồng, phát triển nhân tài, và lan tỏa giá trị nhân văn. Quỹ sẽ hỗ trợ cho con cháu họ Bạch vượt khó trong học tập, khuyến khích tinh thần hiếu học và kế thừa truyền thống thanh bạch, nhân hậu của tổ tiên. Đồng thời, quỹ còn là cầu nối để các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, cùng xây dựng một cộng đồng vững mạnh, giàu tri thức, nhằm làm tốt cho bản thân, gia đình và góp phần phát triển cộng đồng và xã hội.

Chúng ta không chỉ có trách nhiệm bảo tồn tinh hoa dòng họ mà còn phải gieo hạt giống thiện lành, để mỗi người con họ Bạch trở thành một biểu tượng của sự từ bi, trí tuệ và lòng hiếu thảo, bao dung tha thứ và hỷ xả.

Lời cuối, kính thăm và cầu chúc tất cả quý vị được an lành, đoàn kết, và luôn tự hào về nguồn gốc dòng họ Bạch! Cầu chúc Ngày Hội Ngộ được thành công viên mãn.

Xin trân trọng kính chào,
Bạch Xuân Phẻ, một người con xa xứ
Sacramento, CA


Các nơi tham khảo: 

  1. Gia phả họ Bạch tại Nhơn Lý

  2. https://scholar.google.com/

  3. https://www.wikipedia.org/

  4. https://chatgpt.com/

  5. Sách: Họ Bạch Việt Nam - Hành Trình Đi Tìm Tổ của Bạch Quốc Khang, NXB Thanh Niên, 2024.

  6. Những câu chuyện riêng với Ba, Bạch Xuân Long và anh họ Bạch Xuân Thảo

  7. Văn Hóa và Nghệ Thuật: Bạch Liêu – Vị Trạng nguyên quân sư và tổ khai khoa xứ Nghệ trên Epoch Times Tiếng Việt. Tải xuống ngày 6 tháng 12, 2024 từ trang https://www.epochtimesviet.com/bach-lieu-vi-trang-nguyen-quan-su-va-to-khai-khoa-xu-nghe_291428.html


Friday, November 29, 2024

Sinh Hoạt "Run to Feed the Hungry" / "Chạy để giúp những người Đói" trong dịp Lễ Tạ Ơn

Cộng Đồng Phật Tử và GĐPT Kim Quang--Thể Hiện Lòng Từ và Hành Động Chánh Niệm "Run to Feed the Hungry"

Team phone: RTFH Staff

Hằng năm, vào dịp Lễ Tạ Ơn, Cộng đồng Phật tử và GĐPT Kim Quang tại Sacramento, CA, cùng nhau thực hiện một hành động đầy ý nghĩa: tham gia sự kiện từ thiện "Run to Feed the Hungry." Sinh hoạt này do hai phụ huynh, nha sỹ Thư Trần và nha sỹ chuyên khoa Lộc Trần là người đứng đầu tổ chức; bên GĐPT, chúng tôi thấy có những Htr. như chị Nguyên Nhơn, chị Quảng Mỹ, anh Tâm Thường Định, v.v... luôn thám tùng sinh hoạt. Hằng năm có khoảng 50 thành viên từ đủ mọi lứa tuổi, bao gồm phụ huynh, huynh trưởng, đoàn sinh, gia đình và bè bạn, chúng tôi hòa mình vào dòng người, trên 30,000 người, chạy hoặc đi bộ. Một số ít chúng tôi, dùng này là cơ hội để gặp gở, tâm tình, với người thân; có nhưng mỗi bước chân còn thực tập chánh niệm khi đi hoặc chạy; nhưng ai ai cũng mang theo lòng biết ơn quốc gia này và tinh thần phụng sự cộng đồng, làm tốt hơn nơi mình đang sinh sống.

Chạy bộ không chỉ là một hoạt động thể chất, mà còn là cơ hội để chúng ta thực hành sự tỉnh thức và nuôi dưỡng lòng từ bi. Mỗi bước chân đi nhẹ nhàng hay những gót chạy nhịp nhàng, có thể là một lời nguyện hồi hướng đến những mảnh đời kém may mắn, những người đang chịu đói khổ. Hơi thở vào, chúng con cảm nhận sự kết nối với tất cả mọi người. Hơi thở ra, chúng con gửi đi năng lượng của yêu thương và sẻ chia.

Cộng đồng Phật tử và GĐPT Kim Quang tại Sacramento, hiểu rằng hành động nhỏ có thể tạo nên thay đổi lớn. "Run to Feed the Hungry" không chỉ là một sự kiện gây quỹ, mà còn là cơ hội để chúng con thể hiện tinh thần Bồ Tát, biến lòng từ bi thành hành động cụ thể để giảm bớt khổ đau trong cuộc đời.

Dưới bầu trời mùa thu lạnh lẽo, khí trời đôi khi trong lành hoặc có lần mưa nhẹ, chúng tôi đều có mặt, những chiếc áo của đội, những gương mặt thân thương, những nụ cười hoan hỷ, và những đôi chân bước đều trở thành biểu tượng của sự đoàn kết, hoan hỷ và lòng nhân ái. Hành trình này không chỉ là một ngày chạy bộ, mà là một lời nhắc nhở rằng chúng con luôn có thể làm gì đó, dù nhỏ bé, để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và tràn đầy tình thương cho gia đình mình, cộng đồng và xã hội. Xin chia sẻ một vài hình ảnh ở đây.

Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tâm Quảng Nhuận.


The Kim Quang Buddhist Community and Buddhist Youth Family (GĐPT) – Embodying Compassion and Mindful Action in "Run to Feed the Hungry"

Every year, during Thanksgiving, the Kim Quang Buddhist Community and GĐPT in Sacramento, CA, come together for a meaningful act: participating in the charity event "Run to Feed the Hungry."  Dr. Thư Trần and Dr. Lộc Trần are the driving forces behind this initiative. From the GĐPT side, we often see leaders such as Chị Nguyên Nhơn, Chị Quảng Mỹ, and Anh Tâm Thường Định actively involved in this event. Annually, around 50 members of all ages—including parents, youth leaders, members, families, and friends—join the event, immersing themselves in a crowd of over 30,000 participants, either running or walking.

For some of us, this is an opportunity to reconnect and share moments with loved ones. Others use each step as a mindful practice, whether walking or running, carrying with them gratitude for this country and a spirit of service to make the community a better place.

Running is not merely a physical activity; it is also an opportunity to practice mindfulness and cultivate compassion. Each gentle step or rhythmic stride can be a prayer dedicated to those less fortunate, to those suffering from hunger. With every inhalation, we feel connected to everyone around us. With every exhalation, we send out energy of love and generosity.

The Kim Quang Buddhist Community and GĐPT in Sacramento recognize that simple gestures may lead to great transformations. "Run to Feed the Hungry" is more than simply a fundraising event; it is an opportunity to embody the spirit of the Bodhisattva by putting compassion into tangible deeds to alleviate suffering in the world.

Under the chilly autumn sky, sometimes clear and other times accompanied by light rain, we are always present. Our team shirts, familiar faces, joyful smiles, and steady steps have become symbols of unity, joy, and compassion. This voyage is more than just a day of jogging; it is a reminder that we can all do something, no matter how small, to help build a world of peace and love—for our families, communities, and society.

We'd like to share a few photographs here.

Namo Avalokiteshvara Bodhisattva.


With appreciation,
Tâm Quảng Nhuận

Tuesday, November 26, 2024

Cái gì ở trong chiếc ly (cốc) của bạn? - What's in your cup?

Mỗi ngày 1 bài thực tập

What left behind? Còn là gì? Photo: BXP

Cái gì ở trong chiếc ly (cốc) của bạn?

Bạn đang cầm một ly cà phê, và bất ngờ ai đó vấp vào bạn hoặc làm bạn bị rung tay, khiến cà phê đổ tràn ra ngoài.
Tại sao bạn lại làm đổ cà phê?

"Vì người đó va vào tôi!!!" Có lẽ đó là câu trả lời thông thường.

Thực ra, bạn làm đổ cà phê vì trong cốc của bạn có cà phê.
Nếu trong cốc có trà, bạn đã làm đổ trà.
Bất cứ thứ gì trong chiếc cốc sẽ tràn ra ngoài.

Vì vậy, khi cuộc sống làm bạn chấn động rung chuyển (và chắc chắn sẽ có lúc như vậy), bất cứ điều gì bên trong bạn sẽ lộ ra ngoài. Thật dễ dàng để "giả vờ bình thản" cho đến khi bạn bị khuấy động.

Vậy chúng ta cần tự hỏi: "Trong cốc của chúng ta có gì?"
Khi mọi thứ trở nên khó khăn, điều gì sẽ xảy ra?
Liệu đó là chánh niệm, niềm vui, lòng biết ơn, sự bình an và khiêm tốn?
Hay đó là sự giận dữ, oán trách, tâm thế nạn nhân, hoặc ý muốn từ bỏ?

Cuộc sống sẽ đưa cho bạn chiếc cốc; nhưng bạn là người quyết định cách lấp đầy nó; ở trong ly/bạn đang có gì?

Hôm nay, hãy cùng nhau thực tập làm đầy cốc của mình bằng chất liệu chánh niệm, lòng biết ơn, sự tha thứ, niềm vui, sự khẳng định tích cực, khả năng phục hồi, và sự lạc quan. Đồng thời, hãy thêm vào đó lòng từ bi, sự dịu dàng, và tình yêu thương dành cho nhau.


Cát Sương | C. Mindfulness


What's in your cup?

You're carrying a cup of coffee when someone stumbles into you or shakes your arm, causing you to spill it all over.

Why did you spill your coffee?

"Because someone bumped into me!!!" Perhaps it is the typical answer.

You spilled the coffee since your cup contained coffee.

If there was tea in the cup, you would have spilled it.

Whatever is in the cup will spill out.

and a result, when life shocks you (and it will), whatever is inside you will come out. It's simple to fake it until you become rattled.

So we need to ask ourselves, "What's in my cup?"

When things get bad, what happens?

What about mindfulness, joy, thankfulness, serenity, and humility?

Anger, resentment, victim mentality, or a desire to quit?

Life offers the cup; you decide how to fill it.

Let us work today to fill our cups with mindfulness, gratitude, forgiveness, joy, affirmations, resilience, and optimism, as well as compassion, gentleness, and love for one another.


Monday, November 25, 2024

Chuyện Bây Giờ Mới Kể 1 / A Story Just Now Told – Part 1 (English below)!

 Chuyện Bây Giờ Mới Kể 1 / A Story Just Now Told – Part 1


Nhân kỷ niệm 20 năm cưới, một ngày trọng đại trong đời, gia đình nhỏ lại quây quần bên nhau để đánh dấu cột mốc ý nghĩa này. Lần này, cả nhà quyết định đổi khẩu vị, dẫn Ông Nội đi ăn món Ý – một trải nghiệm lạ lẫm với ông, người cả đời quen thuộc với bữa cơm gia đình giản dị.
Bữa ăn bắt đầu với niềm vui rộn rã, tiếng cười nói của các thế hệ hòa quyện trong không khí ấm cúng. Đến lúc cháu nội, với nét tinh nghịch cố hữu, hỏi Ông:
“Ông Nội ăn ngon không?”
Ông chậm rãi gật đầu, khen:
“Ngon chứ! Lạ miệng mà đậm đà.”
Cả nhà vừa cười vừa gật gù, cảm thấy vui vì Ông Nội đã hài lòng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, cháu nội đích tôn Khang, luôn thích pha trò, liền chêm vào:
“Nhưng mà Ông biết không, bữa ăn này tốn nhiều tiền lắm đó nha!” Và rồi bật mí con số.
Ông Nội bỗng đổi sắc, mặt nghiêm lại, vừa phán ngay một câu, vừa cười:
“Đồ quỹ, thức ăn dở như… ‘cỏ!’”
Cả nhà không nhịn được, ôm bụng cười đến rơi nước mắt. Ông thì vẫn điềm nhiên, như thể mọi sự đều rất bình thường. Nhưng phía sau tiếng cười ấy, là một niềm xúc động sâu sắc.
Hồi tưởng lại, cả nhà không khỏi thầm thương Ba Mẹ – cả một đời tận tụy vì con, vì cháu. Một đời hy sinh, sống giản dị, dành từng đồng từng cắc để nuôi con ăn học, chưa bao giờ nghĩ đến việc giữ lại gì cho riêng mình. Có chút tiền tiêu, Ba Mẹ cũng dành để cúng chùa, hoặc gửi về giúp đỡ quê hương. Lo cho con xong, lại tiếp tục lo cho cháu, như một vòng tròn bất tận của tình yêu thương và sự hy sinh.
Thương thay cho những Ba Mẹ Việt Nam, muôn đời chỉ biết cho đi, chẳng màng nhận lại. Câu chuyện ấy, dù nhỏ bé, lại là minh chứng sống động cho tình cảm gia đình thiêng liêng và sự vĩ đại của lòng yêu thương vô điều kiện. Mãi thương Ba Mẹ nhiều thật nhiều !
💕
A Story Just Now Told – Part 1
On the occasion of our 20th wedding anniversary, a momentous day in our lives, the small family gathered together to mark this meaningful milestone. This time, we decided to try something new and took Grandpa out for Italian food—a novel experience for him, someone who had spent his whole life enjoying simple, home-cooked family meals.
The meal began with lively joy, the laughter and chatter of generations mingling in a warm atmosphere. At one point, the mischievous grandchild, Khang, turned to Grandpa and asked:
“Grandpa, was the food good?”
Grandpa nodded slowly and praised:
“It’s good! Unusual but flavorful.”
We laughed and nodded in agreement, pleased that Grandpa enjoyed the meal. But it didn’t stop there. The playful grandchild, K always up for a joke, added:
“But Grandpa, do you know? This meal cost a lot of money!” Then revealed the total amount.
Grandpa’s expression suddenly changed. His face turned serious as he declared while laughing:
“Heavens! The food was as bad as… ‘grass!’”
The entire family burst into laughter, holding their stomachs as tears streamed down their faces. Grandpa, meanwhile, remained completely composed, as if nothing unusual had happened. Yet behind that laughter lay a deep sense of emotion.
Looking back, the family couldn’t help but feel an enduring love and gratitude for their parents—who had spent their entire lives sacrificing for their children and grandchildren. They had lived simply, saving every penny to support their children’s education, never once thinking of keeping anything for themselves. Even with a little spare money, they would donate to temples or send it back to help those in need in their homeland. After raising their children, they continued to devote themselves to their grandchildren, creating an unending cycle of love and sacrifice.
Such is the life of Vietnamese parents—forever giving, never asking for anything in return. This little story, though small, stands as a vivid testament to the sacredness of family and the greatness of unconditional love. Always love you, Mommy and Daddy !
❤️

Sunday, November 24, 2024

The Teacher’s Love (for) The Buddhist Youth Family -- Remembering the Teacher’s Teachings for Us All

TÌNH THẦY - GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

NHỚ LỜI THẦY DẠY ĐẾN CHÚNG CON
Thiện Quý

Thầy đã khuất bóng một năm (24/11)
Vào cuối năm 2006, con và vài anh chị đủ duyên được đến đảnh lễ vấn an sức khỏe Thầy tại Chùa Già Lam, lúc ấy Thầy vẫn gầy nhưng còn khỏe lắm!
Những lời dạy đầy đạo tình của Thầy con vẫn nhớ không phai, chúng con hỏi Thầy “… trên con đường tu học và xây dựng Tổ chức Gia Đình Phật Tử có lúc chúng con bị hiểu lầm và gặp chướng duyên nghịch cảnh…chúng con phải làm sao?”
Thầy dạy: “Các con hãy suy xét và quán chiếu việc làm đó có đúng Chánh Pháp không ? nếu thấy đúng thì cứ làm trong sự im lặng…”
Lời Thầy đã thay đổi tâm nguyện của chúng con kể từ ngày ấy cho đến tận bây giờ.
Chúng con cảm nhận được tình Thầy, Thầy luôn hướng đến tuổi trẻ Phật giáo: Thầy viên tịch đã để lại nhiều công trình dịch thuật, sáng tác và bài giảng, khơi dậy tinh thần học Phật sâu sắc trong giới trẻ. Thầy luôn nhấn mạnh vai trò của thanh niên, trong việc tiếp nối và phát triển đạo pháp. Tâm huyết của Thầy dành trọn đời mình, để truyền trao tri thức, khuyến khích giới trẻ không ngừng học hỏi và thực hành Phật pháp.
Với Thầy, việc gieo mầm trí tuệ và từ bi cho thế hệ trẻ chính là chìa khóa để bảo vệ và phát triển đạo pháp trong tương lai.
Thầy ra đi đã để lại một di sản tinh thần to lớn, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ Phật Tử trẻ tiếp tục con đường tu học và phụng sự. Thầy luôn khuyến khích Gia Đình Phật Tử duy trì tinh thần hòa hợp, phụng sự và tinh tấn trong học tập, tu dưỡng.
Thầy xem Gia đình Phật tử là cánh tay nối dài của Phật giáo trong xã hội, là môi trường lý tưởng để rèn luyện và phát triển thế hệ trẻ theo tinh thần Đạo Pháp. Những lời dạy của Thầy trong các lần giảng dạy cho chúng con không chỉ là kim chỉ nam cho Gia Đình Phật Tử, mà còn là động lực để tiếp tục hành trình phụng sự Đạo Pháp và Dân Tộc.
Thầy đã khuất bóng một năm trôi qua nhưng lời Thầy vẫn còn đây và mai sau, chúng con xin phép được trích lại những câu nói tâm huyết của Thầy để chúng con cùng ôn lại những lời Thầy dạy:
“Tuổi trẻ Phật giáo là nguồn mạch sống của đạo pháp. Các con hãy thắp sáng trí tuệ và từ bi, biến lý tưởng ấy thành hành động để làm lợi ích cho đời.”
“Hành trình tu học là hành trình về nguồn cội, nơi tâm thức được giải thoát khỏi mọi ràng buộc của vô minh và phiền não. Tuổi trẻ, hãy khởi tâm dũng mãnh để bước đi trên con đường ấy.”
“Gia Đình Phật Tử không chỉ là nơi nuôi dưỡng tâm linh, mà còn là mái nhà của tình thương, sự đoàn kết và lòng từ bi. Hãy gìn giữ và phát huy truyền thống cao quý ấy.”
“Mỗi thành viên Gia Đình Phật Tử là một bông hoa trong vườn Phật. Hãy nở rộ bằng sự chân thành, tinh tấn và trí tuệ.”
“Tâm nguyện của Gia đình Phật tử là phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. Hãy mang tinh thần Phật giáo vào đời sống, để mỗi hành động của các con đều tỏa sáng trí tuệ và từ bi.”
“Gia đình Phật tử là chiếc cầu nối giữa Phật giáo và đời sống thế tục. Hãy làm sao để người đời nhìn vào các con mà thấy được ánh sáng của Phật pháp.”
“Gia đình Phật tử hãy làm nơi chốn cho tuổi trẻ tìm thấy sự an lạc giữa cuộc đời đầy biến động. Các con chính là ngọn đèn, giữ lửa cho đạo pháp và đời sống.”
“Đừng bao giờ nghĩ rằng, mình nhỏ bé hay yếu ớt. Mỗi bước chân của các con trên con đường Phật pháp, đều có thể mang lại sự thay đổi tích cực cho cuộc đời này.”
“Người trẻ là niềm hy vọng của Phật giáo. Hãy sống với tinh thần trách nhiệm, không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng, xã hội.”
“Đừng sợ hãi trước thử thách, bởi chính trong nghịch cảnh, con người mới khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của mình.”
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát
Chúng con luôn nhớ và kính niệm ân Hòa Thượng ân sư, vị Thầy khả kính của chúng con
🙏❤️🪷


The Teacher’s Love (for) The Buddhist Youth Family

Remembering the Teacher’s Teachings for Us All

It has been a year since our teacher’s passing (November 24).

At the end of 2006, I and a few Dharma brothers and sisters had the opportunity to pay our respects to the Teacher at Già Lam Temple. The Teacher was slender at the time, but he was full of vigor and strength.

The Teacher's words, infused with deep Dharma love, are seared in my mind. We questioned him, "On the path of cultivation and creating the Buddhist Youth Family, we occasionally encounter misconceptions and difficult challenges. "What should we do?"

The Teacher said, "Reflect and consider if what you are doing is consistent with the Dharma. If it is, proceed silently."

Those comments impacted our goals from that day forward and continue to lead us to this day.

We sensed the Teacher's enormous affection as he constantly focused on Buddhist young. When he died, he left behind an irreplaceable legacy of translations, compositions, and lectures, sparking a profound interest in studying Buddhism among the younger generation. The Teacher stressed the importance of youth in upholding and developing the Dharma. His lifelong mission was to convey knowledge, urging young people to constantly learn and apply the Buddha's teachings.

To the Teacher, spreading seeds of knowledge and compassion in the younger generation was the key to ensuring the Dharma's future.

Though the Teacher has passed away, he has left behind a vast spiritual legacy that will inspire future generations of young Buddhists to continue their journeys of growth and service. He consistently urged the Buddhist Youth Family to preserve unity, work hard, and persevere in their studies and self-discipline.

The Teacher saw the Buddhist Youth Family as an extension of Buddhism in society—a loving environment in which young people may train and grow in the spirit of the Dharma. His teachings, presented during his sessions with us, have served as not only a compass for the Buddhist Youth Family, but also a motivator for us to continue serving the Dharma and the nation.

The Teacher died a year ago, but his teachings are still vivid and will echo for years to come. Let us explore and share some of his passionate teachings:

 "Reflect and consider whether your activities are consistent with the Dharma. If you believe them to be genuine and righteous, proceed in quiet."

"Young Buddhists are the lifeblood of the Dharma. Ignite the light of understanding and compassion inside you, and put this ideal into action to help the planet.

"The path of study and practice is a return to the source, where the mind is freed from the bonds of ignorance and suffering. "Youth, summon your courage and walk steadfastly on this path."

"The Buddhist Youth Family is more than just a spiritual sanctuary; it is also a place of love, unity, and compassion." Keep and elevate this beautiful legacy."

"Each member of the Buddhist Youth Family represents a flower in the Buddha's garden. Bloom in honesty, effort, and intelligence."

"The Buddhist Youth Family aspires to serve both the Dharma and the nation. Bring the spirit of Buddhism into your daily life, so that every deed exudes knowledge and compassion.

"The Buddhist Youth Family acts as a link between Buddhism and secular society. Allow the light of the Dharma to shine through your acts, so that people can perceive Buddhism in you.

"The Buddhist Youth Family should be a safe sanctuary for young people seeking calm in the face of life's ups and downs. "You are the lanterns, the keepers of the flame for the Dharma and life."

"Never consider yourself little or weak. Each step you take along the Dharma path has the potential to bring about positive change in the world."

"Youth are the hope of Buddhism. Live with a sense of duty, not only to oneself, but also to your community and society."

"Do not fear challenges, for it is in adversity that we uncover our inner strength."

We always remember and respectfully honor our Venerable Teacher, our revered and beloved Master. 🙏❤️🪷
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Translated by Tâm Thường Định