Sunday, May 11, 2025

YÊU NHAU THÊM - LOVE EACH OTHER MORE

 

YÊU NHAU THÊM
Nhạc và lời: Bạch X. Phẻ

Em hỡi (Am) em ơi (Em) Ta (G) đã (C) già (Am). (2X)
Tình ta (Am) như dòng suối (G)  miên man (C) vô tận (Am)
Thì thôi (C) ta hãy sống (G) yêu thương nhau (Em) trọn đời (Am)

[Phiên khúc 2]
Em ơi (Am) bao ngày tháng (Em)  tay nắm tay  (C)chung đường (Am)
Cùng đi (Am) qua bão tố (G), trăng hoa (C) trong cuộc đời (Am)
Nhìn nhau (C), ta vẫn thấy  (G) trái tim (Em) thơ mộng (Am)

[Điệp khúc]
Đời (C) là (G) một thoáng Dm mây bay Am
Tình là (C) ngọn gió (Em) thanh lương (C) giữa trời Am
Bên nhau (F), có tất cả (Em)
Nhìn nhau (F), có tất cả (Em), phút giây (G) hiện tại (Am)

[Phiên khúc 3]
Thì thôi (Em), ta hãy thở (C), thật sâu (G) và nhẹ (Am) (2X)
Nghe tiếng chuông (C), phiền não buông (G) (2x)
Mỉm cười (Em), ta đã (C) có nhau (G) trong đời (Am)


English version:

LOVE EACH OTHER MORE
by Phe Bach 


(Am) My dear, oh (Em) love, just look—(G) we’re old,
(C) Our hands, our (Am) hearts, our story told.
(Am) But love flows on, (G) a gentle stream,
(C) Endless as a (Am) timeless dream.
(C) So let us live, with (G) hearts so wide,
(Em) And love each (Am) other, side by side.


(Am) Through days and (Em) nights, through joy and (G) rain,
(C) We've walked through (Am) laughter, walked through pain.
(Am) Together through both (G) storm and bloom,
(C) Through moonlit (Am) nights and sun at noon.
(C) And when I gaze (G) into your eyes,
(Em) A dreamy heart (Am) still softly lies.


(C) Life is (G) just a cloud (Em) drifting (Am) by,
(C) Love’s a breeze (Em) beneath the (C) sky.
(Am) Here with you, I (F) need no more,
(Em) Now’s the moment (F) we adore.
(Em) In your eyes, (F) the world feels right,
(Em) We have it all—(G) this present (Am) light.


(Am) So come and (Em) breathe—deep, slow and (G) kind,
(C) Let peace and (Am) stillness fill your mind.
(Am) Hear the bell, let (G) worries fall,
(C) Hear the bell, let (Am) go of all.
(C) Smile with me—(G) for through it all,
(Em) We've found each (Am) other, here to call.

Saturday, May 10, 2025

Tâm Quảng Nhuận: Dựng Mái Nhà Lam – 1

 

Khởi sự một đơn vị Gia Đình Phật Tử tại hải ngoại không phải là một công việc hành chánh hay tổ chức đơn thuần, mà là sự phát nguyện từ cõi sâu tâm linh, từ cái thấy rõ về nhu cầu cấp bách của thế hệ mai sau: cần một nơi để trở về, một nhịp cầu để nối lại cội nguồn, một mái nhà để gìn giữ căn cước văn hóa và hương đạo giữa lòng xã hội phương Tây. Khi một huynh trưởng phát tâm dựng lập một đơn vị GĐPT, chúng ta không những dựng nên một tổ chức, mà còn xây dựng một đức tin tôn giáo, một ngọn đèn nhỏ trong đêm dài vô định, một mảnh đất cho hạt giống Bồ-đề bén rễ. Muốn làm được điều ấy, cần thấu triệt cả nguyên tắc lẫn tinh thần – cả cái lý và cái đạo – để bước chân khởi đầu không bị sai lệch.

Trước hết, động cơ khởi phát phải đến từ lý tưởng Bồ-tát đạo. GĐPT không hình thành từ ý niệm lập hội, mở nhóm hay dựng sân chơi, mà xuất phát từ nhu cầu hoằng pháp và giáo dục. Không có tâm Bồ-tát, không thể giáo hóa ai trong thời đại này. Người huynh trưởng phát tâm dựng đơn vị cần quán chiếu sâu sắc về bản hoài của mình: phải chăng vì muốn các em có nơi tu học? Phải chăng vì thấy mình còn chút bổn phận với quê hương đạo pháp? Phải chăng vì trong lòng còn ngọn lửa Lam chưa nguội? Khi tâm nguyện phát khởi từ chỗ thanh tịnh và chí thành, thì mọi chướng duyên sẽ là đất để nảy mầm, chứ không phải là bức tường chận lại.

Vững tâm nguyện rồi, cần thấu hiểu về tổ chức. GĐPT không vận hành tùy hứng, mà có Hiến Chương, Nội Quy, hệ thống cấp bậc, lề lối sinh hoạt rõ ràng. Người huynh trưởng muốn thành lập đơn vị phải đọc kỹ các văn bản nền tảng – từ Tôn chỉ, Mục đích, Phương pháp giáo dục, đến các điều kiện pháp lý, sinh hoạt nội bộ, quy định kết nạp đoàn sinh, tu học bậc ngành… Không thể dựng bảng hiệu mà không rõ hồn cốt, không thể rủ các em về mà không biết sẽ dạy gì, theo chương trình nào, tiến hành ra sao. Kiến thức tổ chức là giềng mối để giữ cho đơn vị đi trong chánh đạo, không lạc vào hình thức hay giáo điều.

Nhưng pháp lý, dù đầy đủ, vẫn chỉ là khung. Điều cốt lõi là con người. Một đơn vị GĐPT muốn thành lập cần có nhân sự cốt lõi – ít nhất là một vài huynh trưởng có đạo tâm, có đạo hạnh, có khả năng tổ chức và giáo dục. Ở hải ngoại, điều này lại càng khó hơn, vì đa số người Việt phải đi làm cả tuần, ít thời gian, lại lo đủ việc gia đình, học hành, mưu sinh. Vì vậy, cần nhận diện những người có cùng tâm nguyện, dù là mới, miễn là có khả năng vun bồi. Người khởi xướng không nên ôm đồm mà cần biết phân quyền, mời gọi đúng người đúng chỗ, cùng nhau tạo nên một khung vận hành hòa hợp.

Và chính hòa hợp là yếu tính cần giữ vững ngay từ đầu. Một đơn vị mới dễ rơi vào chia rẽ vì khác biệt cá tính, quan điểm, hoặc vì chưa quen lề lối. Tinh thần Lục Hòa – thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, kiến hòa, giới hòa, lợi hòa – cần được quán triệt và thực hành trong từng cuộc họp, từng sinh hoạt. Có thể không ai hoàn hảo, nhưng ai cũng có thể tu tập, nếu có sự khuyến khích bằng tình thương và niềm tin. Hòa hợp là chất keo giữ tổ chức, và cũng là đạo lực giữ người huynh trưởng khỏi mòn mỏi trong những năm tháng đầu nhiều thử thách.

Ở hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, môi trường sinh hoạt rất khác quê nhà. GĐPT không còn chỉ là tổ chức thanh niên, mà là một “cầu nối văn hóa”. Trẻ em gốc Việt lớn lên ở Mỹ, nhiều em không nói được tiếng mẹ đẻ, không biết lễ Vu Lan so với Mother’s day, không phân biệt Phật A Di Đà với đức Thích Ca. Vì vậy, đơn vị GĐPT vừa là nơi học Phật pháp, vừa là lớp học ngôn ngữ, lịch sử, phong tục Việt Nam. Lập GĐPT là lập một “lớp học căn cước” cho thế hệ thứ hai, thứ ba – dạy các em cách lễ Phật, mặc áo tràng, biết xưng hô kính nhường, và biết mình đến từ đâu. Nếu không có GĐPT, các em chỉ có trường học Mỹ, chỉ có xã hội Mỹ – và dần xa cội nguồn.

Một nguyên tắc không kém phần quan trọng là phải có sự chứng minh và hỗ trợ từ Tăng Bảo. GĐPT không phải là tổ chức độc lập mà luôn quy hướng về Tăng-già, nương tựa Tăng Bảo để tu học và phát triển. Người thành lập đơn vị nên tìm đến Giáo Hội; Tự viện và những vị Thầy có tâm huyết với tuổi trẻ, có sự cảm thông và hiểu GĐPT, để xin được Giáo giới hay làm Cố vấn giáo hạnh, giáo lý. Đây không phải là hình thức, mà là sự gắn bó tâm linh, là chiếc neo giữ cho đơn vị khỏi trôi dạt trong sóng đời. Có Tăng thân, đơn vị mới có cội gốc tâm linh. Ngoài ra, cũng cần liên hệ chặt chẽ với Ban Hướng Dẫn GĐPT các cấp, đặc biệt địa phương, để được công nhận hợp pháp, hỗ trợ tài liệu, trại huấn luyện, hướng dẫn sinh hoạt theo hệ thống nhất quán, liên kết.

Việc chọn địa điểm sinh hoạt ở Mỹ cũng cần linh hoạt và sáng tạo. Trong hoàn cảnh không phải chùa nào cũng có không gian, và không phải lúc nào cũng mượn được hội trường công cộng. Nhiều đơn vị khởi đầu từ sân sau nhà, hay từ công viên – miễn sao giữ được sự trang nghiêm, có nơi thờ Phật, có cờ tổ chức, có kỷ luật sinh hoạt. Điều cốt lõi không phải nằm ở chỗ không gian sang trọng, mà là sự đều đặn và ý nghĩa trong sinh hoạt. Một căn phòng nhỏ có thể là khởi điểm của một đơn vị lớn nếu chúng ta có tâm lớn.

Từ khung pháp lý, địa điểm, đến chương trình – tất cả đều cần sự điều chỉnh phù hợp thực tế. Không nên lấy nguyên mô hình ở Việt Nam rồi áp dụng nguyên xi ở Mỹ. Các em ở đây không quen học giáo lý dài dòng, không thích nghi thức quá nghiêm trang, nhưng lại rất thích hoạt động ngoại khóa, làm từ thiện, chơi sinh động, học ứng dụng. Một bài học về Tứ Diệu Đế có thể được chuyển thành một buổi kể chuyện, một hoạt động trò chơi, hay một video ngắn có phụ đề song ngữ. Tính sáng tạo trong phương pháp giảng dạy là điều người huynh trưởng tại hải ngoại cần trau dồi liên tục.

Và để giữ đơn vị đi lâu dài, cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng. Phụ huynh là điểm tựa tài chánh, tinh thần và truyền thông cho đơn vị. Cần tổ chức những buổi họp phụ huynh, chia sẻ mục tiêu giáo dục, giải thích sinh hoạt, kêu gọi đóng góp, và cho họ thấy lợi ích thiết thực từ việc cho con tham gia. Ngoài ra, cũng cần kết nối với các tổ chức Phật giáo khác, các đoàn thể cộng đồng, để mở rộng sự hiện diện, học hỏi kinh nghiệm, và có thêm sự hậu thuẫn khi cần.

Cuối cùng, xin nhắc lại: đừng chạy theo số lượng. Một đơn vị không cần đông đảo ngay lập tức. Một vài em, một vài huynh trưởng chí tâm là đủ để bắt đầu. Điều quan trọng là giữ vững ngọn lửa, nuôi dưỡng chất Lam, và tạo một nơi chốn cho Chánh pháp được nhen nhóm, cho tình huynh đệ được sống thật, và cho thế hệ mới một cơ hội hiểu rằng: làm người Việt, làm con Phật – là một điều đáng tự hào.

Thành lập một đơn vị GĐPT tại Hoa Kỳ là gieo một hạt giống giữa đất lạnh – cần thời gian, sự kiên trì, và niềm tin. Nhưng nếu người gieo biết quỳ xuống đất với lòng kính trọng, biết nương gió đạo và mưa pháp mà vun trồng, thì sớm muộn gì hạt giống ấy cũng sẽ đâm chồi, trổ hoa – trong lòng những đứa trẻ tưởng như đã quên quê hương, nhưng nhờ Gia Đình Phật Tử, lại tìm thấy một con đường trở về.

Phật lịch 2569 – Yuma ngày 8 tháng Năm, 2025

Tâm Quảng Nhuận

Raising the Gray Dharma Home (Gia Đình Phật Tử)

To establish a Gia Đình Phật Tử (GĐPT – Vietnamese Buddhist Youth Association) chapter in a foreign land is not merely a matter of administrative organization or social gathering. It is, at its core, a spiritual vow arising from deep contemplation and a clear recognition of the urgent need to preserve the cultural and spiritual identity of future generations. In the Western world, especially in the United States, there is a longing for a place to return to—a bridge back to our roots, a spiritual home where the fragrance of Dharma and Vietnamese heritage can continue to thrive. When a Huynh Trưởng (Dharma Youth Leader) makes the aspiration to establish a GĐPT unit, they are not merely founding an institution, but planting the seed of religious faith, lighting a small lamp in the vast night, and preparing fertile ground for the Bodhi seed to take root. To fulfill this mission, one must fully comprehend both the guiding principles and the spirit of the path—both Dharma in form and essence—to ensure that each initial step is taken with clarity and purpose.

First and foremost, the motivation must arise from the ideal of the Bodhisattva path. GĐPT is not a social club, a hobby group, or a weekend activity center. It is an educational and spiritual movement rooted in the Bodhisattva aspiration to bring benefit to all sentient beings through the practice and transmission of the Buddhadharma. Without a heart aligned with the Bodhisattva spirit, one cannot lead or transform in these times. A Huynh Trưởng who aspires to build a chapter must deeply reflect on their own purpose: Is it to provide a place of learning and practice for the youth? Is it out of a sense of responsibility to the Dharma and to the Vietnamese spiritual legacy? Is there still a glowing ember of the “Lam spirit” within? If the vow arises from sincerity and clarity of heart, then all obstacles become the very conditions for growth, not barriers to be feared.

Once the aspiration is firm, a solid understanding of the organizational foundation is essential. GĐPT operates not on personal whim but upon a carefully structured system rooted in its Charter, Bylaws, hierarchical framework, and established methods of education. Any leader initiating a new unit must study these documents with care—from its Mission and Educational Philosophy to the admission procedures, training programs, and legal frameworks. One cannot raise a banner without understanding the essence it represents. One cannot call the youth together without knowing what to teach, how to teach it, and in what spirit to guide. Organizational knowledge is the spine that ensures a unit proceeds in accordance with the Right Dharma and does not fall into superficial formality or rigidity.

And yet, legal documents and organizational protocols, no matter how thorough, remain only the frame. The heart of any unit lies in its people. To start a new chapter of GĐPT, there must be a core team of devoted individuals—at minimum, a few Huynh Trưởng who possess not only the willingness to serve but the ethical integrity and the pedagogical capacity to lead and inspire. This is especially challenging in the diaspora, where most lay Buddhists are busy with full-time work, family obligations, and the demands of assimilation. Thus, one must be skillful in identifying others who share the same noble intention, even if they are new to the path, as long as their potential can be nurtured. The founding leader must learn not to shoulder everything alone but to empower others, to delegate with trust, and to assemble a team rooted in harmony and shared vision.

And harmony itself is a vital principle that must be established from the outset. New chapters are especially vulnerable to division, often due to differences in personality, expectations, or misunderstandings of protocol. Therefore, the Six Harmonies (lục hoà)—harmony in body, speech, thought, understanding, conduct, and benefit—must be actively cultivated and practiced in every meeting and gathering. Perfection is not required, but sincere practice is. With encouragement, compassion, and faith, a true spirit of sangha can be developed. Harmony is not only the glue that binds a unit, but also the spiritual strength that keeps a leader from growing weary amidst early struggles.

The overseas environment, particularly in the United States, presents distinct challenges. GĐPT in this context is no longer merely a youth organization—it becomes a cultural bridge. Many Vietnamese-American children grow up not speaking Vietnamese fluently, unfamiliar with Buddhist holidays like Vu Lan (Ullambana), and unable to distinguish between Amitābha Buddha and Śākyamuni Buddha. Therefore, a GĐPT unit is not only a Dharma school but also a classroom of identity, where language, tradition, and spiritual heritage are taught. Establishing a GĐPT unit is equivalent to creating a “citizenship school” for the second and third generations—teaching them how to bow before the Buddha, wear the Buddhist robe, speak with respect, and most importantly, understand where they come from. Without such spaces, their entire world would be shaped only by American schools and culture, gradually erasing their ancestral roots.

Equally crucial is the spiritual support of the Sangha. GĐPT is not an independent lay association—it is a movement that flourishes under the spiritual guidance of the Three Jewels, especially the Sangha Jewel. When initiating a unit, it is essential to seek support from local temples and senior monastics who have a deep love for the youth and an understanding of the GĐPT mission. One should respectfully request spiritual mentorship, whether in the form of Dharma advisors or resident monks and nuns offering regular guidance. This is not symbolic; it is a living, spiritual relationship—a sacred tether that prevents the unit from drifting aimlessly. With the Sangha’s presence, the unit has a spiritual root. Moreover, the unit should maintain close ties with the regional and national GĐPT leadership to ensure official recognition, access to training programs, educational materials, and unified direction within the broader network.

Selecting a meeting location in the U.S. requires both creativity and flexibility. Not all temples have adequate space, and public venues can be difficult to secure. Many units begin in backyards or public parks. What matters is not grandeur, but consistency, dignity, and a space where devotion and discipline can flourish. Even a modest room can become the seedbed of a thriving unit if the people within carry deep faith and boundless resolve.

From legal framework to logistics to curriculum, everything must be adapted to local realities. One cannot simply transplant the Vietnamese model and expect it to flourish in American soil. Youth here are not accustomed to long lectures or rigid rituals; they are more engaged by interactive learning, service projects, creative games, and multimedia storytelling. A lesson on the Four Noble Truths, for example, might take the form of a story circle, a skit, or a short bilingual video. Innovation in Dharma transmission is not an option—it is a necessity. Huynh Trưởng in the diaspora must become both Dharma guides and cultural translators, bridging the wisdom of the past with the needs of the present.

To sustain the unit long-term, strong relationships must be formed with parents and the broader community. Parents are essential pillars—providing financial support, encouragement, and logistical help. Parent meetings, open house sessions, and cultural celebrations are effective ways to communicate the values and benefits of GĐPT. Community partnerships—with temples, nonprofit organizations, and cultural associations—further expand the reach and stability of the unit.

Finally, let us remember: success is not measured by numbers. A unit need not begin with a crowd. Just a few devoted children and committed leaders are enough to spark the beginning. What matters most is preserving the sacred flame—nurturing the Lam spirit—and creating a sacred space where the Dharma can be nurtured, spiritual friendship can be lived, and where the next generation can proudly know: to be Vietnamese, to be a child of the Buddha, is a heritage of profound worth.

To found a GĐPT unit in the United States is to plant a Bodhi seed in cold soil. It demands time, perseverance, and unwavering faith. But if the planter kneels with reverence, tends with Dharma wind and nourishing rain, then one day—certainly—this seed will sprout, blossom, and bear fruit in the hearts of children who once seemed lost, but through GĐPT, found their way home.

B.E. 2569 — Yuma, May 8, 2025

Quảng Pháp Trần Minh Triết

Friday, May 9, 2025

The 22nd United Nations Day Of Vesak Conference 2025 - Thư chúc mừng Hội nghị và Đại lễ Tam Hợp (Vesak) của Liên Hợp Quốc lần thứ 22 năm 2025

 The 22nd United Nations Day Of Vesak Conference 2025

at the Vietnam Buddhist University 

(Le Minh Xuan Campus, Binh Chanh District, Ho Chi Minh City)


Main Theme: Unity and Inclusivity for Human Dignity: Buddhist Insights for World Peace and Sustainable Development

Congratulations message for The 22nd United Nations Day Of Vesak Celebration and Conference 2025


​​Namo Shakyamuni Buddha

Dear His Eminence, Thich Thien Nhon, Executive President of the Vietnam Buddhist Sangha and Chair of the National Vesak Committee for the UNDV 2025

To all of the planners and participants of the UNDV 2025 in Vietnam


We send our warmest wishes and congratulations for this momentous celebration and conference. As a loving global community, we strive to build sustainable societies where all living beings coexist peacefully, and our planet's precious and finite resources are respected and valued. In the spirit of Vesak, we share and promote its main theme of “Unity and Inclusivity for Human Dignity: Buddhist Insights for World Peace and Sustainable Development.” 


Two of Vesak's sub-themes guide us in nurturing inner and world peace: "Fostering Unity: Collaborative Efforts for Global Harmony" and “Cultivating Inner Peace for World Peace.” Two more of the celebration’s sub-themes show us paths for sustaining that peace: “Buddhist Compassion in Action: Shared Responsibility for Human Development” and “Mindfulness in Education for a Compassionate and Sustainable Future.” We congratulate the celebration for including the subtheme “Forgiveness and Mindful Healing: A Path to Reconciliation” during this fiftieth year since the Vietnam War ended. 


More than ever before, the promotion of world peace requires unity, compassion, wisdom, and courage. Rather than merely "humans doing," we can become "human beings" who consciously exhibit kindness, reverence, and tranquility. In the spirit of Vesak, may the shawl we weave together, under the protection of the Three Jewels, be a refuge for everyone who seeks solace in its healing, hope, understanding, compassion, wisdom, forgiveness, and virtues.

​​Namo Shakyamuni Buddha
Metta 

With Loving-kindness                 Phe X. Bach

                 Edward Bureau


           Phe Bach, EdD and W. Edward Bureau, PhD
                UNDV 2025 Conference speakers and presenters

Thư chúc mừng Hội nghị và Đại lễ Tam Hợp (Vesak) 

của Liên Hợp Quốc lần thứ 22 năm 2025

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Trưởng ban Tổ chức Quốc gia Vesak UNDV 2025:

Đồng kính gởi Ban Tổ Chức cùng tất cả quý vị tham dự Lễ Tam Hợp trọng đại này.

Chúng tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất và chúc mừng cho sự kiện trọng đại và hội nghị này. Là một cộng đồng toàn cầu đầy tình thương yêu, chúng ta cùng hướng đến xây dựng một xã hội bền vững, nơi tất cả chúng sinh chung sống hòa bình và trân quý những nguồn tài nguyên hữu hạn, quý giá của hành tinh.

Trong tinh thần Đại Lễ Tam Hợp (Vesak) tại Việt Nam, chúng ta hãy cùng chia sẻ và quảng bá chủ đề chính: “Đoàn Kết và Bao Dung Vì Nhân Phẩm: Góc Nhìn Phật Giáo Cho Hòa Bình Thế Giới và Phát Triển Bền Vững.”

Hai chủ đề phụ của Vesak hướng dẫn chúng ta nuôi dưỡng hòa bình nội tâm và hòa bình thế giới: “Thúc Đẩy Đoàn Kết: Nỗ Lực Hợp Tác Vì Sự Hài Hòa Toàn Cầu” và “Nuôi Dưỡng Hòa Bình Nội Tâm Vì Hòa Bình Thế Giới.” Hai chủ đề phụ khác của Vesak chỉ ra con đường duy trì hòa bình ấy: “Từ Bi Phật Giáo Trong Hành Động: Trách Nhiệm Chung Vì Sự Phát Triển Con Người”“Chánh Niệm Trong Giáo Dục Vì Một Tương Lai Bền Vững Và Tràn Đầy Từ Bi.”

Chúng tôi cũng đặc biệt hoan hỷ Đại lễ Vesak đã chọn chủ đề phụ “Tha Thứ và Chữa Lành Bằng Chánh Niệm: Con Đường Hòa Giải” trong dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Hơn bao giờ hết, việc thúc đẩy hòa bình thế giới đòi hỏi sự đoàn kết, từ bi, trí tuệ, và lòng can đảm. Thay vì chỉ là những “con người của mọi hành động,” chúng ta có thể trở thành những “con người của sự tỉnh thức” thực sự, sống một cách ý thức với lòng tử tế, tôn kính, và bình an. Trong tinh thần Đại lễ Tam hợp, cầu nguyện Tam Bảo là nơi trú ẩn an toàn cho tất cả những ai tìm kiếm sự an ủi trong niềm hy vọng, hiểu biết, thương yêu, bao dung và tha thứ, từ bi, trí tuệ và những đức hạnh cao đẹp nhất đó là Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Nguyện và Bồ Tát Đạo.  

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.




Tiến sỹ Bạch X. Phẻ và Tiến sỹ W. Edward Bureau
Diễn giả và người thuyết trình bày tại Hội nghị UNDV


Wednesday, April 30, 2025

Ocean Vuong: KISSING IN VIETNAMESE - NỤ HÔN BẰNG TIẾNG VIỆT

My grandmother kisses
as if bombs are bursting in the backyard,
where mint and jasmine lace their perfumes
through the kitchen window,
as if somewhere, a body is falling apart
and flames are making their way back
through the intricacies of a young boy’s thigh,
as if to walk out the door, your torso
would dance from exit wounds.
When my grandmother kisses, there would be
no flashy smooching, no western music
of pursed lips, she kisses as if to breathe
you inside her, nose pressed to cheek
so that your scent is relearned
and your sweat pearls into drops of gold
inside her lungs, as if while she holds you
death also, is clutching your wrist.
My grandmother kisses as if history
never ended, as if somewhere
a body is still
falling apart.
Ocean Vuong
(from 'Night Sky with Exit Wounds' - 2016)

NỤ HÔN BẰNG TIẾNG VIỆT

Mỗi lần Bà hôn—
y như những trái bom vẫn còn bùng nổ đâu đó sau vườn,
nơi rau thơm và hoa lài lặng lẽ quyện hương
qua khung cửa sổ, mái bếp thân thương.
Bà hôn—
y như có thân người nào đó
đang rã rời ở phương khác,
ngọn lửa đang tìm đường quay về
len lỏi qua thớ thịt đùi của một cậu bé;
y như chỉ cần bước khỏi ngưỡng cửa,
lồng ngực của bạn cũng sẽ múa vũ điệu vô thường
từ những lỗ đạn vết thương.

Khi Bà hôn,
không có tiếng nhạc ồn ào của phong cách phương Tây,
không kỳ cục phô trương, môi hồng chúm chím;
bà hôn như muốn hít thở bạn vào trong buồng phổi của mình,
mũi chạm má
hít nhận lại hương quen ngày cũ,
để giọt mồ hôi vàng óng hạt kim châu
lung linh trong buồng phổi của người;
Bà ôm—và cũng chính lúc ấy, y như
Tử Thần đang nắm chặt cổ tay của bạn

Mỗi lần Bà hôn—
y như lịch sử chưa từng khép,
như ở đâu đó
thân / phận người
vẫn đang
rụng rời.

— Ocean Vuong
(trích Night Sky with Exit Wounds, 2016)
Dịch bởi Tâm Thường Định

Friday, April 25, 2025

Tâm Thường Định: TA TÌM NHAU – Âm Hưởng Pháp Thoại Trong Ca Khúc

Hình ảnh ca nhạc sĩ Nguyên Quang đang ‘nhập định’ trong Chánh điện Chùa Kim Quang


TA TÌM NHAU  – Âm Hưởng Pháp Thoại Trong Ca Khúc


Trong dòng nhạc Nguyên Quang, có thể bạn chưa biết? Có những cuộc tình không hẹn mà đến. Có những cuộc chia ly không chờ đã vội đi. Và cứ vậy người đời vẫn cứ tìm kiếm nhau trong hư ảo. Rồi đến khi chịu ngồi yên trong tĩnh lặng thì chợt nhận ra mọi thứ đều là phù du. 

Và thế đó, chỉ thấy, biết để rồi yêu thương nhau hơn nữa. Xin mạn phép phân tích vài đoạn trong bài nhạc mới nhất, “Ta Tìm Nhau” của người bạn, người anh, bất đắc dĩ gọi anh là “ca nhạc sĩ Nguyên Quang” vì anh không thừa nhận anh là nhạc sĩ và cũng không là ca sĩ.  Anh là một thạc sỹ kỹ sư ngành công chánh.  

Hãy nghe 2 câu mở đầu ca khúc qua hình ảnh thân thương quen thuộc này:

“Trăm năm trước ta vẫn là hạt bụi 

Bụi hư vô trôi dạt cõi hư không”,

Nhìn từ con mắt Thiền quán về hạt bụi vô thường trong nhạc của anh, Nguyên Quang đã đưa người nghe bước vào không gian của vô thường, vạn vật vô ngã, nơi đời người được soi chiếu bằng ánh sáng của duyên sinh, duyên khởi và không tướng. Hạt bụi – tượng trưng cho bản thể nhỏ nhoi mỏng manh, không cố định – là hình ảnh quen thuộc trong thiền học: không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không đến, không đi. Câu hát này gợi chúng ta nhớ đến dòng nhạc Trịnh Công Sơn, với những lời ca như “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…” – Cả hai cùng chạm đến ý niệm rằng sự sống chỉ là một sự tái sinh, một nhịp cầu tạm, được khởi đầu bằng duyên sinh này và kết thúc bằng một duyên sinh khác trong cõi mộng, thực - ảo mà thôi. Nó như một làn khói nhẹ giữa vô biên muôn trùng.

Rồi kế tiếp, như một pháp thoại, anh đã nhắc nhở rằng, “Tìm nhau hay tìm chính mình?”

“Tìm trăm năm, trăm năm tìm lại mình 

Tìm tàn phai để hiểu thấu tình nhau”

Đây là một câu thiền thoại, không chỉ nói đến việc tìm kiếm một cố nhân hoặc người trong mộng, mà sâu xa hơn là hành trình tìm về chính mình, nhận diện “tàn phai” để thấy được bản chất của đời sống và tình yêu. Mong manh và dễ vỡ, nên thấy để yêu thêm hơn. Trong cái nhìn của nhà thiền, mọi cuộc tìm kiếm bên ngoài chỉ là biểu hiện của một cuộc truy vấn bên trong. Và khi “ta tìm em giữa lặng thinh”, thì cũng chính là lúc ta chạm vào cái trống rỗng, sự tịch lặng, trong bản thân – nơi không còn ranh giới giữa người đi tìm và người được tìm. Nếu cái thấy, cái nhìn Ba la mật như thế, thì đã được tìm nhau tự thuở nào.

Hãy nghe những lời kế tiếp, đâu đó hình ảnh của hư vô, lặng thinh và sự tỉnh thức

“Ta tìm nhau giữa dòng đời lặng lẽ 

Tìm hư vô, hư vô tìm bóng ai” 

Ngôn ngữ trong ca khúc vừa mơ hồ, vừa sâu thẳm, gợi tính thiền định: nơi lặng thinh không phải là vắng lặng, mà là không gian tỉnh thức, không còn bị chi phối bởi ý niệm, cảm xúc và cảm thọ. Cái “bóng ai” kia không phải một người cụ thể, mà có thể là bản thể đích thực – cái mà trong Thiền gọi là “chân như” hay “diệu tâm”. Giữa dòng đời, ta vẫn có thể tìm thấy nhau – nếu ta có mặt trọn vẹn trong từng giây phút.


Rồi sao nữa, như một bài pháp, anh khuyên chúng ta hãy buông đi, âu như là một cái nhìn đầy từ bi đầy trí tuệ vậy.

Thôi về đi cho ta vui với đời 

Theo thời gian làm bạn với gió mây

Trong hư vô ta thấy mình bé lại

Buồn cho em lận đận mối tình si

Một khi đã nhận ra mình chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong cõi ta bà này, không còn chịu sự chi phối của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) không còn vướng mắc đến hỷ, nộ, ái, ố, dục, lạc, tham, sân, si, thì bỗng nhiên cảm thấy thân nhẹ tựa mây, bay khắp đó đây mà thấy đời vui vậy. “Thôi về đi” không phải là lời oán trách, giận hờn, mà là lời buông xả trong tinh thần tứ vô lượng tâm (bốn tâm rộng lớn), hay người đời nói là có bác ái và chấp nhận. Trong triết lý Phật giáo, buông bỏ không có nghĩa là rời bỏ, mà là sống trong sự hiểu biết, rằng mọi pháp đều không bền vững, không có tự tánh nhất định, không có gì là sở hữu vĩnh viễn. Bài hát không hướng đến kết thúc của một cuộc tình, mà là mở ra lối thoát của “hiểu và thương”, xót xa cho những người đang còn đắm chìm trong mê luyến. 

  Cuối cùng, nhạc sĩ cũng nhận diện mọi sự phù du huyễn hoặc của cuộc đời, ôi đâu đó cũng là bước đầu của sự tỉnh thức.
“Tìm hư vô hư vô tìm cuộc tình
Nào ngờ đâu chỉ thấy toàn phù du”
Cái “phù du” được nhạc sĩ gọi tên ở đây không phải là bi quan, yếm thế, mà là sự tỉnh thức sau khi nhìn lại những hư ảo mà anh đã trải nghiệm được trong cuộc đời này. Khi nhận ra cuộc tình cũng là một hiện tượng duyên sinh, ta mới thật sự thấy được bản chất của yêu thương – một tình thương không điều kiện, như cái nhìn của kẻ có học và hành thiền, trước viễn cảnh hoa rụng và lá bay.
Ta Tìm Nhau có thể nói là một khúc thiền ca, không chỉ nói về tình yêu, mà còn là một hành trình thiền tập giữa dòng đời vọng động bằng tư duy và ánh sáng của chánh niệm – vượt khỏi ranh giới ngã và nhân, dẫn dắt người nghe đi vào thế giới bất nhị xoá đi những ranh giới giữa ngã và vô ngã, có và không, còn và mất.

Chúc mừng ‘ca nhạc sĩ” đã có thêm một bài hát có ý nghĩa - không trực tiếp cố gắng trả lời, mà để mọi người tự lắng nghe và tự trả lời cho câu hỏi – ở lại trong cái tĩnh lặng để thấy cái sâu lắng, ở lại trong cái mất để thấy cái còn, và từ đó, tìm được mình – không đâu xa cả, mà ngay bây giờ và ở đây.
Nghe đâu có một nhà sư đã lắng nghe bài này 6-7 lần khi anh Nguyên Quang mới bỏ lên YouTube và cũng có cùng cảm nhận. Thôi thì chúng ta cùng quán chiếu vậy. Mời quý vị nghe nhạc phẩm này ở đây, https://www.youtube.com/watch?v=rYYVUyE3r3Q
Chúc đêm nhạc Tình Ca Nguyên Quang với chủ đề “Hạnh Phúc Vẫn Còn Đây” tại Coffee Factory, Nam California vào thứ Bảy, ngày 7 tháng 6, 2025  thành công viên mãn.

Tâm Thường Định

Pinecrest, CA 

April 24, 2025

Hình poster cho đêm nhạc Tình Ca Nguyên Quang