Do all things with Kindness. Mọi việc bắt đầu từ sự tử tế. Trang nhà Tâm Thường Định (Bạch X. Phẻ)
Thursday, January 1, 2015
NGỰA VÀ TƯ DUY - HORSE AND THOUGHT
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Saturday, December 27, 2014
Về Đâu Những Cánh Chim Non
Về Đâu Những Cánh Chim Non
Sáng nay, nhà văn Trần Thị LaiHồng chia sẻ tin tức 16 cô gái bị chặc đầu ở Cambodia do người chủ Trung Quốc không đủ tiền trả lương cho nhân viên của mình. Mình đa nghi, nhưng lại nhớ những bài thơ củ nói về những thân phận người phụ nữ /các em gái trẻ ở Việt Nam đã "đổi/bán ....", hy sinh thân phận bọt bèo để giúp đỡ gia đình qua nhiều hình thức. Đây là hai bài thơ và vài tấm hình chụp ở trước nhà để minh hoạ.
Phnom Penh
In Phnom Penh, Cambodia
The early teenager girls
Trading their virginity for food
For their loved ones to survive.
In Phnom Penh, Cambodia
The early teenager girls
Trading their virginity for food
For their loved ones to survive.
Sacrifice
In southern Viet Nam
Young women from the Mekong River and elsewhere
Willing to marriage with old foreigners like Taiwanese, Chinese, and Korean
Hoping for a better life for them and their families.
In southern Viet Nam
Young women from the Mekong River and elsewhere
Willing to marriage with old foreigners like Taiwanese, Chinese, and Korean
Hoping for a better life for them and their families.
Photos in front of our house to illustrate: Photos - BXK |
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Wednesday, December 24, 2014
TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI CHA XA XỨ
Và niềm vui nữa của Ba...ảnh: BXK |
TẤM LÒNG CỦA MỘT NGƯỜI CHA XA XỨ
Sáng tinh mơ, Ba vẫn thường lặng
lẽ, ngồi thiền trước bàn thờ Phật và Ông Bà Tổ Tiên. Những lúc như thế nhìn Ba
mà lòng cảm thấy nhẹ nhàng
thanh thản. Ba sinh ra và lớn lên trên bán đảo Phương Mai, miền duyên hải hữu
tình và thơ mộng dọc Miền Trung trong một gia đình ngư dân và thương gia. Năm
nay Ba đã ở cái tuổi “Bát thập đắc hi hỉ” thế mà tinh tấn chuyên cần với những
việc thường ngày như thế, trong đó có nghe tin tức bên Việt Nam và tìm mọi cách
để giúp đỡ những người còn lại. Thậm chí, khi đi mua áo ấm tặng Ba, Ba cũng
luôn nghĩ về những người thiếu thốn ở Việt Nam, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đây là một ví dụ
đẹp điển hình trong bài thơ mà chúng tôi đã viết nói lên tấm lòng của Ba về quê
hương đất nước cũng như những lời dạy bảo của người.
ÁO BA LÀM ẤM QUÊ HƯƠNG
Mùa Đông lạnh cùng Ba đi mua áo
Ba tươi cười làm con cũng vui theo
Nhưng rồi lại, “Con ơi sao đắc quá!”
Số tiền này con hãy gởi về quê
Giúp người nghèo khổ, thiếu cơm những tháng Đông về
Hay giúp người thân quen, còn ngặt nghèo khó nhọc
Hay cho cháu chắc có tiền đi học
Thân Ba già ăn mặc có bao nhiêu
Nhưng lời Ba đã dạy con đủ điều
Đất nước điêu linh
Vẫn còn nhiều người dân thống khổ
Bụi bặm cuộc đời, chùi rửa đi! Lời Ba thố lộ
Ích kỷ lộng hành đâu giúp nổi quê hương!
Cái gì lợi mình hại người thì càng tang thương
Cái gì thiếu đạo đức là hại luôn dân tộc
Cái gì thiếu nhân bản là mất luôn tình nghĩa
Sống vui vẻ và thanh tao để đời không mai mỉa
Sống vui vẻ và thanh tao để đời không mai mỉa
Này con yêu ơi! Con hãy sống an lành
Sống vị tha và tha thứ vì đời vốn mong manh
Sống bình dị, biết yêu thương con nhé!
Lời Ba dạy như chút phước sương nhỏ bé
Mang từ bi gieo hạt đợi mong
Mùa Đông lạnh, nuôi mầm Xuân hy vọng
Hạnh phúc nào đi mua áo cùng Ba!
(From http://phebach.blogspot.com/2014/12/ao-ba-lam-am-que-huong.html)
Ba tôi đó, một người giản
dị và hài hoà. Ba vốn là một con người chất phát, hiền lành, và mộc mạc. Thuở thiếu thời, như bao đứa trẻ khác trong
làng, Ba thất học khi lên lớp ba lớp bốn và bắt đầu đi Biển để giúp kinh tế
trong gia đình. Ở tuổi thiếu niên, vì
lăn lộn dầm mưa dãi nắng rất sớm, nên Ba là người khỏe mạnh. Thân hình rắn chắc, nước da ngâm, và là một
người bơi lặn rất giỏi. Ngoài ra, Ba làm
lưới, làm biển thì số một. Ba đã thành
thạo tay nghề và được sự tín nhiệm của Ông Nội với các nghề lưới Đăng Cước, lưới
Đăng Đen, lưới Quát, mành Chiếc, mành Ruốt, Rút Chì, và mành Tè v.v… Một con
người dân dã như Ba vẫn dạy chúng tôi lẽ sống, phải đầy đủ Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín
khi còn trẻ và bây chừ thì phải sống và làm việc theo tinh thần Phật giáo. Ba, một ngư dân bình thường, như trí tuệ của
Ba như bao người Cha khác, rất thật và thực tiễn. Ba luôn nhấn mạnh rằng rằng:
“…Ích kỷ lộng hành đâu giúp nổi quê hương!
Cái
gì lợi mình hại người thì càng tang thương
Cái
gì thiếu đạo đức là hại luôn dân tộc
Cái
gì thiếu nhân bản là mất luôn tình nghĩa…”
Có vậy mới thấy được tấm lòng
cao cả của những người Cha lo lắng và yêu thương đến con cái, quê hương và cho
cả tha nhân. Chúng tôi rất hân hạnh được còn Ba, còn Mẹ, chúng tôi trân quý là
“Còn Cha gót đỏ như son” hay cảm thông được “Con không Cha như nhà không nóc).
Nhân ngày Lễ Cha của chùa Quang Nghiêm mà Hoà thượng Thích Minh Đạt tổ chức 18
năm qua vào dịp rằm tháng 10, ngày thị tịch của Đại đệ tử đức Phật, ngài Xá Lợi
Phất, con viết vài hàng về Ba để biết ơn và cảm niệm ân đức của người.
Sacramento, một ngày mưa bão.
Labels:
Thơ - GĐPT,
Thơ Thiền,
Tưởng Niệm,
Văn
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Monday, December 22, 2014
TIỄN MẸ - HẸN NGÀY HẠNH NGỘ
Mẹ Hoà Hưng - ảnh Trần Trung Đạo gởi |
Kính tiễn Cụ bà Diệu Hồng - Phan Thị Diên
Xin chia buồn cùng gia đình anh Trần Trung Đạo
Mẹ là biểu tượng tình thương
Mẹ là suối nguồn hạnh phúc
Bao vất vả, hy sinh và dâng hiến
Bán bánh bèo nuôi bảy đứa con thơ
Ngày Mẹ mất lòng buồn từng hơi thở
Lệ châu tràn đã chảy ngược về tim
Mẹ ra đi thong dong, nhưng con lắm nỗi niềm
Sống cảnh tha hương con không thể về tiễn Mẹ
Ba mươi ba năm, đúng ba mươi ba năm lẻ
Chỉ nhớ thương, trằn trọc và nguyện cầu
Cho Mẹ, cho quê hương, cho Sơn hà xã tắc
Ngày tiễn con đi, con chưa hẹn ngày về
Nay tiễn Mẹ, con nguyền với sơn khê
Sẽ gặp Mẹ ở sông Thu Bồn, xứ Quảng
Bến sông Mẹ, có trăng vàng soi sáng
Hẹn một lần hạnh ngộ nhé Mẹ yêu!
Hoa Đàm kính bái
Labels:
Thơ,
Trần Trung Đạo
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Sunday, December 21, 2014
MÃI QUẤN QUÍT BÊN NHAU
Giữa ngày và đêm; giữ sống và chết. Hình - BXK |
MÃI QUẤN QUÍT BÊN NHAU
Thân tặng anh chị Lương Vân Các
Giữa đêm và ngày
Giữa quá khứ và tương lai
Giữa ảo mộng và thực tại
Giữa có và không
Chỉ còn...
_________(đôi ta/nắng lên)_____________ !
OUR INTERTWINED SOULS
For Luong Van Cac
Between the night and day
Between the past and future
Between the fantasy and reality
Between there is and there is not
Just only
_________________ (two of us / the sun is up) !
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Wednesday, December 17, 2014
Tương lai Gia đình Phật tử Việt Nam
Tương lai Gia đình Phật
tử Việt Nam
(Pháp
Thoại Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng cho các anh chị em HTr. GĐPT vào chiều
30/11/2014, tại chùa Phổ Từ, Thành phố Hayward, miền Bắc California, USA)
Nam Mô Bổn Sư Thích ca
Mâu Ni Phật
Thưa
các anh chị em Huynh Trưởng GĐPT hiện diện quý mến!
Đức
Phật dạy:
“Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri
lai thế quả, kim sanh tác giả thị”.
(Muốn biết nhân đời trước, xem thọ báo đời nàỵ. Muốn
biết quả đời sau, xét việc hiện đương làm!).
…Nghĩa là muốn biết nhân đời trước của mình như thế
nào, thì hãy nhìn vào kết quả mà mình đang tiếp nhậ; muốn biết tương lai của
mình như thế nào, thì hãy nhìn vào những tác nhân của mình đang gieo trồng ở hiện
tại.
·
Những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Thưa
quý vị,
Trong
thập niên 70, Hội nghị Phật giáo Thế giới tại Nhật Bản, bấy giờ có chư Tôn đức Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tham dự đại hội. Trong Hội nghị ấy phần nhiều
thành viên hội nghị bầu cử Phật giáo Nhật Bản làm chủ tịch. Nhưng đại diện Phật
giáo Nhật Bản đứng dậy và họ đề nghị Phật giáo Việt Nam xứng đáng làm chủ tịch
Phật giáo Thế giới, bởi bốn đặc điểm.
Đặc
điểm thứ nhất: Phật giáo Việt Nam có một vị vua, sau khi đã chiến thắng lẫy lừng
hai lần quân Nguyên Mông và vị vua ấy đã không ngủ quên trên chiến thắng của
mình, mà đã phát tâm xuất gia, trở thành một vị Sơ tổ thiền Trúc Lâm của Phật
giáo Việt Nam. Đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam mà Phật giáo thế giới
chưa thể so sánh. Phật giáo Thế giới, các vua có thể ủng hộ phát huy Phật pháp,
nhưng chưa có một vị vua nào trong khi chiến thắng như vậy, mà từ bỏ ngai vàng
xuất gia tu tập, để trở thành giác ngộ và tuyên dương chánh pháp. Đó là đặc điểm
thứ nhất của Phật giáo Việt Nam mà Phật giáo thế giới không thể so sánh.
Đặc điểm thứ hai: Phật giáo Việt
Nam có Hòa thượng Thích Quảng Đức đã hy sinh tự thiêu thân mình cho chánh pháp,
điều đó thế giới cũng có, nhưng trong sự hy sinh ấy, để lại cho đời một trái
tim bất diệt thì Phật giáo thế giới chưa có được đặc điểm này. Cho nên, đó là đặc
điểm thứ hai của Phật giáo Việt Nam.
Đặc
điểm thứ ba: Phật giáo Việt Nam có một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,
gồm hai hệ phái: Nam Tông và Bắc Tông. Trên thế giới, Phật giáo Nam Tông và Bắc
Tông của các nước không ngồi lại với nhau để chung lo hoằng truyền Phật pháp và
ngay cả Phật giáo thế giới cũng chưa có được một Giáo Hội Phật Giáo Thống nhất,
như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, như Phật giáo Việt nam đã có. Đó là
đặc điểm thứ ba của Phật giáo Việt Nam.
Đặc
điểm thứ tư: Phật giáo Việt Nam có một tổ chức Gia Đình Phật Tử với mục đích “giáo dục thanh thiếu đồng niên, trở thành một
Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội, theo tinh thần Phật Giáo”. Tổ
chức này có cả hàng dọc, có cả hàng ngang, tập hợp được mọi thành phần thanh
thiếu đồng niên để giáo dục, huấn luyện trở thành những con người tốt cho xã hội.
Đó
là bốn đặc điểm của Phật giáo Việt Nam. Cho nên, Phật giáo Việt Nam xứng đáng
ngồi vào vị trí chủ tịch Phật giáo Thế giới. Khi các tôn đức Phật giáo Việt Nam
tham dự Hội nghị, nghe một vị Tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản phát biểu như vậy, lúc
bấy giờ các ngài sinh ra hai cảm giác, một cảm giác vui mừng, một cảm giác lo lắng.
Vui mừng là Phật giáo Thế giới đã biết được những đặc điểm quý báu của Phật
giáo Việt Nam, ghi nhận những ưu điểm của Phật giáo Việt Nam, nhưng liệu những
người Phật tử cũng như một số Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam có thấy được những giá
trị mà Phật giáo Việt Nam trải qua dòng lịch sử bao nhiêu thế hệ như vậy đã
đóng góp tạo thành hay không. Và mình không phải chỉ có bốn đặc điểm đó mà có
thể nhiều hơn; và nếu khi mình nhận vai trò làm chủ tịch Phật giáo Thế giới, thì
cơ sở để hội thảo, hội nghị của mình như thế nào, đã xứng với tầm vóc quốc tế
hay chưa? Cho nên, cuối cùng các ngài đại diện Phật giáo Việt Nam đã đứng dậy cảm
ơn đại hội, cảm ơn vị Tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản phát biểu như vậy, nhưng đồng
thời cũng tán thành Phật giáo Nhật Bản đứng vào vị trí chủ tịch Phật giáo thế
giới trong hội nghị. Điều này tôi đã được nghe Hòa Thượng Thích Đức Tâm trực tiếp
kể lại vào năm 1974, tại chùa Pháp Hải, Huế.
·
Tất cả chúng ta chỉ là Một
Nhắc
lại một sự kiện lịch sử như vậy, để các anh chị em Gia Đình Phật Tử hôm nay, thấy
rằng mình tin vào Phật giáo, mà nhất là Phật giáo Việt Nam, mình có hãnh diện
không? Quá khứ tổ tiên chúng ta, những bậc tiền nhân của chúng ta đã đi những
bước vững chãi để tạo nên một trang sử oai hùng cho Phật giáo Việt Nam. Trong
đó có lịch sử của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Cho nên, giờ đây, tôi đi sang thăm
Hoa Kỳ trải qua mười bốn tiểu bang và rất nhiều thành phố, tiếp xúc công khai, hay
lặng lẽ học hỏi, lắng nghe từ nhiều bậc tôn túc ở Hoa Kỳ chia sẻ, cũng như đã lắng
nghe sự chia sẻ của tất cả các anh chị em Gia Đình Phật Tử từ nhiều thành phần,
đứng từ nhiều góc độ khác nhau.
Hôm
nay, chúng tôi có một thời Pháp thoại để tặng các anh chị em huynh trưởng Gia
Đình Phật Tử phía Bắc của tiểu bang California này. Đối với các anh chị em, tôi
biết quý vị có nhiều quan điểm khác nhau, có nhiều lập trường khác nhau, có những
xu hướng phụng sự chánh pháp và tổ chức khác nhau, cái khác đó là điều tất yếu,
không có gì để ngạc nhiên. Bởi vì, chúng ta một người một gia đình, chúng ta đến
đây từ nhiều gia đình, chứ không phải từ một gia đình; chúng ta đến đây từ nhiều
quan điểm, từ nhiều lập trường, từ nhiều hoàn cảnh, từ nhiều điều kiện, từ nhiều
trình độ tu tập khác nhau, nhưng khi chúng ta đã xác định Áo Lam là lý tưởng của
chúng ta, thì dù chúng ta có dị biệt đến mấy, nhưng tất cả chúng ta cũng chỉ là
một. Và mục đích của chúng ta duy nhất cũng chỉ là mục đích “giáo dục thanh thiếu đồng niên trở thành những
Phật tử chân chính góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.
Chúng
ta đến đây, chỉ vì cái tâm như vậy, chỉ vì cái hạnh nguyện như vậy, chỉ vì cái
hành hoạt như vậy. Ngoài mục đích ấy, ngoài tâm ấy, ngoài hành hoạt ấy và ngoài
nguyện ấy, chúng ta không có cái gì khác hơn. Còn nếu có cái gì khác hơn, thì ở
lĩnh vực khác, ở môi trường khác, ở không gian khác. Và dứt khoát, chúng ta không
đưa quan điểm chính trị vào trong tổ chức Gia Đình Phật Tử và có như vậy, lý tưởng
giáo dục Phật giáo của chúng ta mới thấu đáo, mới khách quan. Còn nếu anh chị em
nào đưa quan điểm chính trị vào trong tổ chức Gia Đình Phật Tử, tôi tin chắc rằng,
Gia Đình Phật Tử này, càng ngày càng tan nát. Trong gia đình mình thôi, mà vợ
chồng với nhau, cha mẹ con cái với nhau, mà mình không dạy đề cao tinh thần huyết
thống; mà đưa quan điểm chính trị vào trong không gian gia đình của mình thôi
là vợ với chồng cũng gây nhau, rồi cha mẹ và con cái cũng gây nhau, anh em, chị
em cũng gây nhau. Cho nên, chúng ta khôn ngoan nhất, quan điểm chính trị là của
xã hội và trả nó cho xã hội. Nếu chúng ta có đủ khả năng làm chính trị, thì xăng
tay áo dấn thân vào xã hội để làm, còn ở trong Gia Đình Phật Tử chúng ta gạt
quan điểm chính trị ra ngoài, khi mọi quan điểm chính trị đã được gạt ra ngoài
không gian sinh hoạt của GĐPT, thì anh chị em chúng ta, không có lý do gì mà không
hòa thuận với nhau, không tin yêu quý trọng nhau. Tất cả chúng ta chỉ là một.
·
Tình cảm đặc biệt
Cùng
tất cả các anh chị em thân mến,
Tổ
chức Gia Đình Phật Tử là một tổ chức tình cảm đặc biệt, nó đặc biệt chỗ nào? Nó
đặc biệt, bởi vì trong tổ chức đó, có thầy trò, có bác cháu, có anh chị em
ngành Thanh, có anh chị em ngành Thiếu, có các em ngành đồng Oanh Vũ. Cho nên,
tổ chức Gia Đình Phật Tử là một tổ chức mà gom thâu nhiều thế hệ, nhiều tuổi
tác và tổ chức Gia Đình Phật Tử là một tổ chức mang tình cảm rất đặc biệt,
nghĩa là mọi thành phần xã hội đều có thể tham gia tổ chức Gia Đình Phật Tử.
Ngành bác sĩ cũng có thể tham gia gia đình Phật tử, ngành dược sĩ cũng có thể
tham gia Gia Đình Phật Tử, ngành giao thông, ngành tin học, ngành toán học,
ngay cả quân đội cũng có thể tham gia Gia Đình Phật Tử. Nhưng, khi chúng ta
tham gia Gia Đình Phật Tử rồi, thì chúng ta đem những chuyên môn đó, những tinh
hoa đó để đóng góp xây dựng cho Gia Đình Phât Tử được phát triển lớn mạnh. Cho
nên, Gia Đình Phật Tử là một tổ chức mang tình cảm rất đặc biệt, không bị giới
hạn tuổi tác, không giới hạn ngành nghề, không giới hạn vị trí, không giới hạn
trí thức. Cho nên, ông bác học cũng có thể tham gia Gia Đình Phật Tử và một em
Oanh Vũ chưa biết gì cũng có thể tham
gia Gia Đình Phật Tử. Như vậy, các anh chị em thấy Gia Đình Phật Tử là một tổ
chức tình cảm tuyệt vời không?
Phép lạ gắn kết tình lam
Vừa
rồi, tôi giảng ở chùa Linh Sơn thành phố Belmont của tiểu bang Michigan, có một
huynh trưởng hỏi tôi: Thưa thầy, tình trạng Gia Đình Phật Tử, các anh chị em có
quan điểm bất đồng nhau, có nơi chia hai, có nơi chia ba và còn tiếp tục phân
hóa nữa, thì bây giờ thưa thầy làm thế nào, phương pháp nào, để cho tình trạng
phân hóa đừng xảy ra…? Tôi nói tại sao phải đi tìm phương pháp mới, có cái gì
khó đâu? Gia Đình Phật Tử có thực tập châm ngôn của Oanh Vũ không? Cứ thực tập
hết lòng châm ngôn Oanh Vũ thì không có chuyện gì mà khó cả. Châm ngôn của Oanh
Vũ là “Hòa –Tin-Vui”. Rõ ràng, mọi thành phần, mọi trình độ, mọi hoàn cảnh đều
gia nhập vào dòng nước mát của Gia Đình Phật Tử thì Hòa. Còn nếu đến với Gia
đình Phật tử mà ôm theo bản ngã của mình, ôm theo vị trí của mình thì làm sao mà
hòa được! Cho nên, Hòa-Tin-Vui là một phép lạ gắn kết tình Lam rất tự nhiên. Nhu
cầu hòa thuận là nhu cầu lớn nhất mà tại sao không hòa? Vì cho mình là số một, nên
không hòa. Cho nên, ai tới với Gia Đình Phật Tử mà tự cho mình là số một, thì tự
người đó không thể hòa nhập được với Gia Đình Phật Tử! Do đó, đối với Gia Đình
Phật Tử không có ai và không ai là một cả, mà tất cả phân công, phân nhiệm hợp
tình, hợp lý để điều hòa với nhau trong công việc “giáo dục thanh thiếu đồng niên trở thành những Phật tử chân chính…”.
Cho nên, dù làm trưởng ban hướng dẫn đi nữa, cũng chỉ là người cầm cán cân điều
hòa, điều hợp thôi. Nên, nếu làm trưởng ban mà bị người khác thọt gậy sau lưng
mình, tổng thư ký thọt gậy sau lưng mình, các em thọt gậy sau lưng mình, thì làm
sao mà làm nổi trưởng ban? Không thể làm nổi. Cho nên, làm trưởng ban mà làm nổi
là bởi vì tất cả anh chị em đều hòa thuận với nhau. Trong sự hòa thuận ấy, anh
có mặt trong em, em có mặt trong chị, chị có mặt trong anh, không một ai thấy
mình là number one cả! Bởi vì châm ngôn cơ bản của Oanh Vũ là Hòa-Tin-Vui, mà
bây giờ anh chị ai cũng ôm cái ngã của mình to như vậy, thì làm sao mà có
Hòa-Tin-Vui. Không hòa thuận thì làm gì có niềm tin. Bởi vì tin mới có hòa thuận,
chứ không tin làm sao có hòa thuận. Và có tin nhau, có hòa thuận thì mới có vui
vẻ. Cho nên, vui vẻ rồi thì anh làm việc này, em làm việc kia, chị làm việc nọ,
anh thì viết chương trình, em thì đi múc nước, chị thì đi nấu cơm. Anh chị em
đã có Hòa-Tin-Vui, thì cùng nhau hát đi … “Bốn
phương trời ta về đây chung vui, không phân chia giọng nói tiếng cười…”.
Vì
chúng ta hòa thuận, nên chúng ta vỗ tay cũng đồng nhau, hát cũng đồng nhau, phải
không? Chứ mỗi người, vỗ tay một kiểu, hát mỗi người mỗi cách, thì bản nhạc thành
ra cái gì, dù nhạc sĩ tài ba đến mấy mà mỗi người vỗ tay một kiểu, hát một kiểu
thì bản nhạc đó vô nghĩa. Và tất cả đám hát đó trở thành uể oải. Cho nên, tôi
đã nói với các anh chị em tại chùa Linh Sơn, ở Belmont, mình đã có Hòa Tin Vui.
Nếu có điều gì mà không đồng nhau thì trở lại với nhau, cùng nhau thực tập Hòa
Tin Vui thôi, không có cớ gì mà phiền hà cả. Mình chỉ nhắc nhở nhau, thực hành châm
ngôn Oanh Vũ Hòa Tin Vui và ba điều luật của ngành Oanh, chứ nói gì cho nhiều.
·
Ba điều luật của ngành oanh
Ba
điều luật của ngành Oanh: Em tưởng nhớ Phật;
Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em; Em thương người vật. Ba điều
luật ấy, thật tuyệt vời và cực kỳ tuyệt vời.
Em tưởng nhớ Phật: Tất cả chúng ta làm cái gì cũng đều tưởng nhớ Phật cả,
nhưng tại vì anh chị nghĩ rằng, chỉ có em là tưởng nhớ Phật, chứ anh chị thì khỏi,
bởi vì anh chị lớn quá rồi, anh chị lo làm việc lớn, cho nên anh chị không tưởng
nhớ Phật, chỉ có em mới tưởng nhớ Phật. Cho nên, đôi khi anh chị ham làm việc lớn
mà quên tưởng nhớ Phật, chỉ để đàn em mình tưởng nhớ Phật, nên các em cảm thấy thật
lạc loài bơ vơ, mất niềm tin ở ngay chính các anh chị. Cho nên, em tưởng nhớ Phật,
anh tưởng nhớ Phật, chị tưởng nhớ Phật, bác tưởng nhớ Phật, thầy tưởng nhớ Phật.
Phật là điểm đồng quy của tất cả chúng ta, chứ không phải là chỉ có anh, chị em
tưởng nhớ Phật còn mấy thầy, mấy cô khỏi tưởng nhớ Phật. Đừng nói tôi bận làm
việc này, tôi bận làm việc kia, mà quên tưởng nhớ Phật. Không! thầy, bác, anh
chị em, chúng ta đồng một phương hướng là em tưởng nhớ Phật, bằng tất cả tấm
lòng, bằng tất cả trái tim. Tất cả chúng ta đều tưởng nhớ Phật, thì không có
chuyện gì mâu thuẫn với nhau cá. Dù có mâu thuẫn chăng nữa, nhưng chúng ta cùng
nhau tưởng nhớ Phật, thì đều hóa giải được hết. Cho nên, thực hành em tưởng nhớ Phật là chúng ta đang đi về
với ngôi nhà tâm linh của chúng ta.
Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh
chị em: Điều luật này nói về ngôi nhà
huyết thống của chúng ta, nói về đạo đức căn bản của chúng ta. Và từ đạo đức
căn bản đó, chúng ta mới tiến tới được đạo đức tâm linh. Chúng ta không có căn
bản đạo đức của thế gian, làm thế nào và dựa vào cơ sở nào để chúng ta tiến tới
đạo đức tâm linh. Cho nên, điều thứ hai là em kính mến cha mẹ và thuận thảo với
anh chị em là thực tập và nuôi dưỡng căn bản đạo đức của thế gian. Không có đạo
đức này, chúng ta không có cơ sở để tiến tới đạo đức tâm linh.
Điều
thứ ba là Em thương người và vật. Đó
là nêu cao đạo đức quan hệ giữa mình và người, giữa mình và mọi thành phần xã hội,
giữa mình với muôn vật và môi trường. Như vậy, các anh chị em thấy ba điều luật
của Oanh Vũ có tuyệt vời không? Quá tuyệt vời phải không. Tôi chỉ nói đến ba điều
luật và ba hạnh trong châm ngôn Hòa-Tin-Vui của Oanh Vũ thôi, tôi chưa nói đến châm
ngôn Bi-Trí-Dũng, chưa nói đến năm điều luật của Huynh trưởng và ngành thanh
thiếu. Chỉ mới nói Hòa-Tin-Vui thôi; chỉ mới nói ba điều luật của Oanh Vũ: Em tưởng nhớ Phật, Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em, Em thương người và vật
thôi, mà chúng ta thấy đã tuyệt vời rồi, nên không có sự mâu thuẫn nào giữa các
anh chị em mà không hóa giải được, nếu chúng ta là GĐPT!
Chúng
ta đừng nói và làm theo thói quen, chúng ta hãy nói và làm bằng sự tỉnh giác
hay tuệ giác. Nói và làm theo thói quen rất dễ vấp phải những sai lầm. GĐPT mỗi
khi gặp nhau, chúng ta tay phải bắt ấn chào nhau bằng tinh tấn. Vậy, Tinh tấn
là gì? Tinh tấn của GĐPT là nỗ lực thực hiện cho được Hòa-Tin-Vui. Mỗi khi
chúng ta nỗ lực thực hiện được Hòa-Tin-Vui trong đời sống hằng ngày thì rõ ràng
phân hóa không thể xảy ra cho tổ chức chúng ta, nghi ngờ không thể xảy ra cho tổ
chức chúng ta và đau khổ thất vọng ở trong tổ chức của chúng ta không xảy ra. Nếu
chúng ta tin tưởng thật sự, tin tưởng thật sự nó là cuộc sống của chúng ta, thì
làm gì mà có chuyện đối xử với nhau “bằng mặt mà không bằng lòng”. Khi gặp
nhau, chúng ta chào nhau tinh tấn, tinh tấn thật sự. Tinh tấn là gì? Rõ ràng là
nỗ lực phòng hộ cái điều xấu ác ở trong tâm và trong đời sống của mình. Điều xấu
ác chưa phát sinh thì không để cho nó phát sinh. Nó đã phát sinh thì nỗ lực làm
cho nó hủy diệt. Điều thiện trong ta chưa phát sinh thì nỗ lực làm cho nó phát
sinh. Điều thiện trong ta đã phát sinh thì nỗ lực làm cho nó phát triển, phát
triển đến chỗ viên mãn, đến chỗ tột cùng. Phật tử hòa thuận sơ sơ mà kèm theo tinh
tấn, thì dẫn hòa thuận đến chỗ trọn vẹn.
Bước
đầu thì hòa ngoài miệng, sau đó thì hòa trong tâm, dần dần đi tới với sự hòa
thuận trọn vẹn. Hòa thuận trọn vẹn là hòa thuận cả thân khẩu ý. Bước đầu thì
mình tin nhau sơ sơ, vì biết đâu mà tin, muốn tin phải lắng nghe. Càng nghe thì càng gạn lọc. Càng lắng nghe, thì
càng thấu hiểu vấn đề một cách sâu sắc. Càng hiểu thì càng tin. Hiểu nhau tuyệt
đối thì tin nhau tuyệt đối. Hiểu nhau trọn vẹn thì tin nhau trọn vẹn. Bước đầu
hòa với nhau sơ sơ, thì tin nhau sơ sơ và vui với nhau cũng sơ sơ. Nhưng khi đã
tin tưởng nhau và hòa thuận với nhau tuyệt đối, thì chúng ta cũng có niềm vui
tuyệt đối với nhau. Chị trong em, em trong anh, anh trong thầy, thầy trong trò,
tất cả mình sống với nhau như vây, vui với nhau như vậy, nỗ lực duy trì cái đó,
đừng để nó thối nát đi. Đó là chúng ta tinh tấn vào cái Hòa-Tin-Vui; tinh tấn với
Em tưởng nhớ Phật, Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị
em, Em thương người và vật. Trong
Tinh tấn có cái Bi, cái Trí, cái Dũng. Trong chất liệu Bi Trí Dũng có chất liệu
của Tinh tấn. Phật là Bi. Pháp là Trí. Tăng là Dũng. Tinh tấn của của người Phật
tử theo định hướng này.
·
Năm điều luật của GĐPT
Điều
thứ nhất: Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và
giữ giới đã phát nguyện. Điều luật thứ nhất này là nêu rõ thực tập bốn niềm
tin bất hoại của người Phật tử.
Điều
thứ hai: Phật tử mở rộng lòng thương, tôn
trọng sự sống. Điều này nêu rõ thực tập hạnh Từ bi của người Phật tử.
Điều
thứ ba: Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng
sự thật. Điều này nêu rõ thực tập hạnh trí tuệ và chân thật của người Phật
tử.
Điều
thứ tư: Phật tử sống trong sạch từ thể chất
đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Điều này nêu rõ thực tập chánh nghiệp
và chánh hạnh của người Phật tử.
Điều
thứ năm: Phật tử sống hỷ xả để dũng tiếng
trên đường đạo. Điều này nêu rõ thực tập hạnh hỷ xả và tinh tấn của người
Phật tử.
Cùng
ở trong một tổ chức, cùng hướng đến một lý tưởng, mà mình không tha thứ cho
nhau, không hỷ xả cho nhau, thì ai tha thứ cho mình, ai hỷ xả cho mình. Chẳng lẽ
ngoại đạo tà giáo tha thứ và hỷ xả cho mình? Và ngoại đạo tà giáo tha thứ hỷ xả
cho mình, thì mình có giám nhận sư tha thứ, hỷ xả đó không? Điều luật, Sống hỷ xả để dõng tiến trên đường đạo.
Các anh chị thấy có tuyệt vời không?
Tôi
nghĩ rằng, những nhà học giả của Phật giáo Nhật Bản, họ đã nghiên cứu kỹ về Phật
giáo Việt Nam mà trong đó có cái mảng của Gia Đình Phật Tử Việt Nam, nên họ rất
khâm phục trí tuệ và đạo hạnh các bậc tiền nhân của chúng ta, khi họ phát biểu
Phật giáo Việt Nam có bốn đặc điểm rất quý báu mà tôi đã nói ở trên. Và bây giờ
đây chúng ta cố gắng giữ gìn gia tài đó, tiếp nối cái đẹp đó và tôi luyện mình,
để rồi mình có cơ hội trao truyền cho các em, cho con cháu thế hệ tương lai của
chúng ta.
Tôi
muốn nói với quý vị rằng, dù chúng ta đi đông, đi tây, đi nam, đi bắc, chúng ta
có tìm ra được trên đời này, có một người nào mà không có sai lầm không? Và chúng ta đi khắp đông tây, nam bắc để tìm
ra có một người mà hoàn toàn sai lầm không? Tìm cho ra một người trên thế gian
này không sai lầm, tìm bét mắt cũng không thấy đâu. Và tìm ra một người trên thế
gian mà hoàn toàn sai cũng hoàn toàn không có. Là Phật tử, chúng ta phải hiểu
được điều đó hơn ai hết, cho nên “Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống”.
Phật tử hiểu được điều đó hơn ai hết, biết được điều đó hơn ai hết, cho nên “Phật tử mới sống hỷ xả để dõng tiến trên đường
đạo” phải không quý vị.
Cho
nên, tương lai Gia đình Phật Tử như thế nào, đều tùy thuộc vào các anh chị em
có thực hiện được mục đích, châm ngôn, điều luật của Gia đình Phật Tử hay không
mà thôi, và tôi nghĩ đó là cái cốt lõi, đó là xương sống của tổ chức GĐPT chúng
ta.
Cấp
Dũng, cấp Tấn, tất cả những cấp đó là để trang nghiêm tổ chức, để làm cho tổ chức
có tính khoa học, có tính chất trách nhiệm trên dưới, chứ nó không phải là tinh
hoa của GĐPT đâu. Tinh hoa của GĐPT là những gì mà chúng tôi mới trình bày đến quý
vị.
Nếu
chúng ta biết quay trở lại ôm ấp, nâng niu những gì tinh hoa của Gia đình Phật
Tử và chúng ta sống với nó, chết với nó và nỗ lực giáo dục các em mình đi theo
hướng đó và phải lấy bản thân mình làm chứng cứ cho lý tưởng của mình. Mình nói
hòa thuận là mình sống hòa thuận, mình nói tin vui là mình sống tin vui. Các
anh chị nói và sống như vậy, mới là tín cứ sống động cho các em, mới thổi vào trong
đời sống của các em cái hồn sống của GĐPT.
Cho
nên, muốn thấy tương lai GĐPT thế nào thì hãy nhìn vào những gì mà chúng ta
đang làm.Và nếu các anh chị em không tiếp tục thực hiện những gì mà tinh hoa tổ
chức Gia đình Phật Tử đã cơ cấu, thì không ai giúp các anh chị nổi. Và tôi tin
chắc rằng, nếu không thực hiện châm ngôn Hoà-Tin-Vui và ba điều luật của Oanh
Vũ; không thực hiện châm ngôn Bi-Trí-Dũng, và năm điều luật của GĐPT, thì GĐPT Phật
tử Việt Nam, nếu có tồn tại chăng nữa, thì cũng chỉ có cái bóng mà không có thực
chất, không có sinh lực, đó là một sự thật. Nhưng, nếu chúng ta thực tập đúng
Hoà-Tin-Vui, Em tưởng nhớ Phật, Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị
em, Em thương người và vật; chúng
ta thực tập Bi-Trí-Dũng, và năm điều luật
của Gia Đình Phật Tử một cách nghiêm túc thì tôi nghĩ rằng không ai đánh phá và
phân hóa GĐPT được đâu.
·
Điểm đồng quy của tất cả chúng ta
Trang
lịch sử của GĐPT tương lai có đẹp hay không, tùy thuộc vào sự thực hành
Hòa-Tin-Vui của các anh chị em hôm nay. Và tôi nghĩ rằng đối với Việt Nam, các
vị đã thấy rồi, Gia Đình Phật Tử đã bị khai tử ngay trong hiến chương của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam năm 1981. Trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam năm 1981 không có Gia Đình Phật Tử, đến nỗi năm 1992, trong hội thảo tại giảng
đường chùa Từ Đàm tôi phải đứng dậy mạnh dạn phát biểu mấy điều.
Điều
thứ nhất: Tôi hỏi tại sao trong hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
không có Giáo kỳ. Giáo kỳ là xương máu của Tăng Ni Phật tử Việt Nam và thế giới
tại sao trong Hiến chương GH không có? Như vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đại
diện cho ai và làm việc cho ai?
Điều
thứ hai: Phật giáo là một tôn giáo vượt thời gian và không gian, chỉ gắn liền với
dân tộc thôi, chứ không thể gắn liền với xã hội chủ nghĩa. Cho nên, tiêu đề Đạo
pháp, Dân tộc, Xã hội chủ nghĩa, tôi đề nghị nên bỏ vế sau.
Điều
thứ ba: Giáo hội Phật giáo Việt Nam KHÔNG nên là thành viên chính thức của Mặt
trận tổ quốc Việt Nam, bởi vì Mặt trận tổ quốc Việt Nam là một tổ chức ngoại vi
mang tính chất chính trị của Đảng cộng sản. Giáo hội Phật giáo Việt Nam KHÔNG nên
là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam là
phục vụ cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam, và đại diện cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam.
Điều
thứ tư: Thế hệ này nằm xuống, có thế hệ khác kế thừa, tại sao trong hiến chương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam.
Năm
1992, tai giảng đường chùa Từ Đàm – Huế, tôi đã đề cập bốn vấn đề như vậy giữa
hội nghị. Tuy nhiên, việc mình cần nói thì cứ nói, việc người ta làm, thì người
ta cứ làm, nhưng dù sao đi nữa, thấy đúng thì mình cứ nói, người ta có làm hay
không làm là quyền của người ta. Có khi mình nói đúng, nhưng họ không làm liền,
có khi mình nói buổi sáng, buổi chiều họ mới làm; có khi mình nói hôm nay mà mười
hôm sau họ mới làm. Mình nói bằng tâm xây dựng, chứ không nói bằng tâm chỉ
trích hay phá hoại. Nói bằng cái tâm xây dựng đó là trách nhiệm của người trí
thức. Người trí thức nói đúng mà bằng cái tâm tà vạy, xấu ác, chỉ trích phá hoại,
thì dù nói đúng cũng chẳng ai thèm nghe. Chỉ trích đúng, nhưng chỉ trích bằng
tâm phá hoại, đó là cách chỉ trích của kẻ ác tri thức. Chỉ trích bằng cái tâm
xây dựng, bằng tất cả trái tim của mình để cho vấn đề chỉnh sửa được hoàn hảo
hơn, thì dù khi này người ta không nghe, nhưng khi khác người ta sẽ nghe.
Chỉ
trích người khác bằng tâm xây dựng, vẫn sinh phước đức như thường, nên mình cứ
nói thật với nhau về ưu khuyết của nhau cho nhau nghe đúng nơi, đúng người,
đúng việc, đúng lúc, đúng pháp bằng tâm xây dựng, thì phước đức sinh ra rất lớn
cho ta. Tuy rằng, mình nói đúng mà bằng cái tâm phá hoại, bằng cái tâm ta đây,
ta đây là trí thức, ta đây là hiểu biết, nói như vậy để thiên hạ thấy rằng mình
là trí thức, nói với tâm như vậy, thì càng nói là càng tai họa, càng nói là
càng thêm xấu hổ. Chỉ trích đúng, nhưng với tâm ghét bỏ và phá hoại, thì không
nên nói.
Cho
nên, tương lai của Gia đình Phật tử thế nào, qúy vị đã có câu trả lời trong thời
pháp thoại hôm nay. Và tôi mong rằng, tất cả các anh chị em tự mỗi người ý thức
để thấy được và cùng nhau gắn bó, xóa đi những điểm dị biệt, những gì sơ suất của
nhau và nhìn về một điều chung là Em tưởng
nhớ Phật. Tưởng nhớ Phật sâu cạn, rộng hẹp như thế nào, thì tùy theo trình
độ của mỗi người.
Nói
sâu xa hơn... (vẫn là) Em tưởng nhớ Phật.
Phật là điểm đồng quy của tất cả chúng ta. Làm gì và nói gì thì tất cả chúng ta
đều hướng tới Phật Pháp Tăng. Và khi tổ chức Gia Đình Phật Tử, các anh chị em nói
gì, làm gì, dù có cãi nhau như thế nào đi nữa, cũng vì mục đích tồn tại và danh
dự của Gia Đình Phật Tử và muốn cho Gia Đình Phật Tử rạng ngời lên và hiện hữu đúng như ý nghĩa của chính nó, mà đừng
có bị pha trộn và tổn thương. Tôi chỉ mong mỏi tất cả các anh chị em như vậy và
việc làm của các anh chị em trong thời gian qua có một vài mâu thuẫn, thì hãy
cùng nhau tìm cách hóa giải, đừng để kéo dài. Mâu thuẫn ngang đâu thì tìm cách
giải quyết ngang đó. Đối với tôi, chỉ bật ngọn đèn và gióng lên tiếng chuông thức
tỉnh đến các anh chị em mà thôi. Đức Phật là điểm đồng quy của tất cả chúng ta.
Tâm Thường
Định và Trần Thị Thuỳ Trang phiên tả từ máy ghi âm. Tác giả nhuận văn và nêu
các tiểu mục.
Labels:
GĐPT,
Thích Thái Hoà
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Tuesday, December 16, 2014
Thursday, December 11, 2014
THINGS THAT YOU NEED TO KNOW FOR THE FINAL - HS Chemistry Final
THINGS THAT YOU NEED TO KNOW FOR THE
FINAL
(10% of total grade)
-
Students can use the periodic table, a 5-8 “cheat
sheet”, a scientific calculator, and the ion sheet on the final exam.
-
There will be about 150 multiple choice questions.
-
Your final grade will be posted by Friday of the
final week.
Chapter 1 – INTRODUCTION TO CHEMISTRY
a.
What
is chemistry? 5 branches of chemistry. Scientific law and the scientific method. Law of conservation of mass, etc.
b.
Know
all of terminologies for chapter one; Distinguish between pure and applied chemistry;
and why study chemistry.
Suggested problems: #34-64 even pg 35-37and whole page 37
Chapter 2 – MATTER AND CHANGE
c.
All
terminologies, different states and properties of matter.
d.
Distinguish
between substance and mixture (figure 2.11)
e.
Identify
chemical reaction, chemical and physical changes
Suggested
problems: page58-59 # 33-69 odds
Chapter
3: SCIENTIFIC MEASUREMENT
a.
Learn
all terminologies and SI units system.
b.
Conversion
factor and Dimensional Analysis
c.
Converting
between units both simple and multi-step problems
d.
Know
rules for significant figures and scientific notation, etc
e.
Conversion
between temperature and other units, calculate density.
Suggested
problems: pages 87-96,
#38 to 70 evens
Chapter
4: Atomic Structure
a.
Know
who discover protons, electrons, neutrons
b.
How
to write atomic structure and its calculations:
Atomic #, Atomic mass, etc
c.
Isotopes
of Element and calculating the atomic mass of an element
Suggested
problems: pages
122-123 # 34 to 56 even.
Chapter 5: Electrons in Atoms
a. Know the development of Atomic models and all key
terms
b. Know to write
electron configuration, Lewis dot structure and draw orbital diagrams.
c. Know the
physics and the quantum mechanical model; electromagnetic radiation; and
calculate the frequency, wavelength, and energy.
Suggested problems: pages 149-150 # 23 to 47 odds and # 57-61
page 150.
Chapter
6: The Periodic Table
Everything about it;
trends, patterns, location, names of groups/family.
Suggested
problems: the first 30 problems of each chapter.
Chapter
7 and 8: CHEMICAL BONDING
Everything you need to know about bonding
from metallic to non-polar covalent bonding.
Suggested problems: the first 30 problems of each chapter.
Chapter
9: CHEMCIAL NAMES AND FORMULAS
a.
Know
the periodic table well
b.
Know
how to write and name element, ions, compounds
c.
Must
know how to write chemical formulas properly
d.
Know the laws of definite and multiple
proportions
Suggested
problems: practice concepts 1-20 and page 136-138 # 33 to 51 odds.
Chapter 10 – Chemical Quantity
1.
Know how to calculate molar mass.
- Find the % composition of an element in
a compound.
- Conversions between mass, moles, and
molecules of the same compound.
Suggested problems –
the first 30 questions in the chapter.
Labels:
Chemistry
An educator and Buddhist practitioner in the greater Sacramento area.
Bạch X. Phẻ (Khỏe) - Một nhà giáo dục và hành giả Phật giáo trong vùng Sacramento, Bắc California.
Subscribe to:
Posts (Atom)