Friday, March 28, 2025

HT Thích Nguyên Siêu: 50 Năm Nhìn Lại Một Chặng Đường Đầy Thử Thách (1975-2025)

 

Mở Đầu Cho Một Chặng Đường

Sáng đầu tuần thứ hai, cánh cửa thư viện vẫn im lìm, bất động, không giống như những ngày trước đây. Tiếng gõ máy chữ, tiếng lật trang sách, tiếng mở tủ thư viện… cùng hình ảnh anh em học tăng chăm chú học bài nay đều vắng bặt. Sự im lặng ấy dường như mang theo một điều gì đó bất thường, len lỏi vào tâm thức mỗi người dưới mái trường Cao Đẳng Chuyên Khoa Hải Đức Nha Trang.

Dãy nhà trai đường, Cư Xá Tăng Sinh Viên, từ đầu đến cuối không còn những hình ảnh thân thuộc mỗi sáng. Những ngày trước, khi hiệu lệnh chấp tác vang lên, anh em học tăng liền cầm chổi quét rác trong khu vực của mình, do Ban Lãnh Chúng phân công. Những chiếc lá vàng khô rơi rụng suốt ngày đêm—lá bồ đề lớn bằng bàn tay, lá khế vàng cong quẹo dưới nắng hạ, lá me nhỏ li ti phủ đầy mặt đất—tất cả như những chứng nhân lặng lẽ của thời gian, chứng kiến bao thập niên trôi qua từ ngày thành lập Phật Học Viện Trung Phần Hải Đức Nha Trang.

Giờ đây, thân cây me với lớp vỏ sần sùi, tán lá rộng che mát một góc trời. Quét rác, tưới cây xong là đến giờ ăn sáng, rồi ai nấy ôm kinh sách vào thư viện, lớp học, tuân theo thời khóa biểu quy định. Không ai dám làm gì ngoài chương trình, bởi lẽ lúc nào cũng có Ôn Đỗng Minh thăm hỏi. Dù bận rộn với hãng xì dầu, Ôn vẫn luôn hiện diện trong tâm thức anh em học tăng. Giống như Ôn Già Lam, vị cha già tận tụy chăm sóc đàn con qua bao Phật Học Viện: Bảo Quốc Huế, Phổ Đà Đà Nẵng, Hải Đức Nha Trang, Quảng Hương Già Lam Sài Gòn…

Đó là những ân tình hướng thượng, những tình cảm thiêng liêng trong hành trình đào tạo Tăng tài để phụng sự Tam Bảo, phụng hiến cho đạo pháp và nhân sinh. Một kiếp người—ân đền nghĩa trả—nhiều lương duyên, nhiều hữu hạnh.

Cái bất thường ấy cứ kéo dài từng ngày, cho đến khi có tin Ôn Già Lam – Giám Viện Phật Học Viện – về thăm trường. Anh em học tăng vui mừng khôn xiết, nét mặt ai nấy đều rạng rỡ. Bởi lẽ giờ đây, ngoài quý Ôn, họ còn biết nương tựa vào ai? Sống hay chết, vui hay buồn, tu hành hay hoàn tục—tất cả đều ẩn mình dưới bóng những cội tùng già sừng sững trước thời gian. Dù cuộc đời có giông bão, dù mưa to gió lớn đến đâu, những cội tùng ngàn năm trên núi tuyết vẫn bền bỉ che mưa chở nắng, kiên gan cùng tuế nguyệt, mãi mãi bất hoại.

Ôn về, lời nói được truyền tai nhau, như một sức mạnh nhiệm mầu làm sống dậy tinh thần sau những ngày hiu hắt, im lìm… Tình thầy trò, nghĩa ân sư trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi Ôn Thiện Siêu – Viện Trưởng, Ôn Đỗng Minh – Phó Viện Trưởng, Ôn Tuệ Sỹ – Giám Học Học Vụ và Ôn Trừng San – Giám Sự Viện cùng ngồi chung bàn tại phòng khách hậu Tổ, dùng cơm trong bầu không khí đậm đà, thân thương. Khi ấy, thật thấm thía câu ca dao Việt Nam:
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức.”

Chỉ khi trải qua gian nan mới thấy rõ lòng người—ai trung trinh, ai thay đổi, ai một dạ sắt son hay ai nhẹ dạ chạy theo huyễn danh, sắc tướng, những phù hoa tạm bợ của thế gian mộng mị. Điều này càng được khẳng định rõ nét trong buổi họp chúng, nơi đầy đủ mặt từ Ban Giám Đốc đến anh em học tăng.

Ôn Già Lam cất lời:
“Hôm nay tôi về đây, về thăm viện, thăm quý Thầy, thăm anh em học tăng… Trải qua bao nhiêu thời gian kể từ ngày thành lập Viện Cao Đẳng Hải Đức Nha Trang, tôi vì bận Phật sự nên không thường về được. Trên đã có Thượng Tọa Thiện Siêu – Viện Trưởng trông coi, bên cạnh lại có Thầy Đỗng Minh, Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Trừng San Giám Sự, nên tôi cũng yên lòng.

“Nhưng hôm nay, tôi muốn nói điều này để quý Thầy và anh em học tăng hiểu rõ. Bây giờ tôi đã là Hòa Thượng, thì dù tôi có ngồi dưới nhà bếp, quý Thầy vẫn gọi tôi là Hòa Thượng; hay có ngồi trên phòng khách, nơi hội họp để uống trà, dùng cơm như hôm nay, quý Thầy cũng gọi tôi là Hòa Thượng—không có gì sai khác cả.

“Dù hôm nay ở đây, hay mai kia mốt nọ dòng đời có thay đổi, thế sự xoay vần, thiên biến vạn hóa, thì tôi vẫn luôn ở bên cạnh quý Thầy, bên cạnh anh em học tăng để cùng nhau làm đạo. Ở trong nhà Như Lai, tôi sẽ không bao giờ xa cách.

“Với cảnh đời hôm nay, riêng tôi, tôi chấp nhận chịu nhục để quý Thầy và anh em học tăng được sống, được gìn giữ giềng mối của Đạo, của Phật Pháp trước cuộc đổi thay, thăng trầm, dâu bể này.”

“Một lòng tưởng niệm Phật Đà,
Một đời con nguyện ở nhà Như Lai.
Con nguyện mặc áo Như Lai,
Ngồi tòa pháp tọa Như Lai muôn đời.”

Nghe vậy, Ôn Thiện Siêu – Viện Trưởng – cũng cất lời, lời nói thâm trầm trong tư duy và lịch nghiệm của bậc Tôn túc, một thạch trụ vững vàng trong chốn Thiền môn. Giọng Ôn nhỏ nhẹ, ấm áp, nhưng rõ ràng như lúc Ôn giảng bài trong lớp học. Anh em học tăng ngồi dưới lắng nghe, mà trong khoảnh khắc ấy, dường như tâm thức mỗi người ngừng trôi, trái tim ngừng đập, mạch máu cũng như lặng thinh, nín thở.

Người viết lại những lời này, người đọc có thể không tin. Nhưng những ai có mặt trong buổi họp chúng hôm ấy mới thấu hiểu được nỗi lòng của quý Ôn, mới cảm nhận hết những suy tư vô giá, không ngằn mé của anh em học tăng trong giây phút hiện tiền này.

Ôn Thiện Siêu dạy:

“Ở đời, người ta thường nói: Tấn vi quan, thối vi sư. Nhưng suốt đời tui chỉ làm Thầy dạy học, nên tui nghĩ về tự thân mình thế này: Tấn vi sư, mà có thối thì cũng vi sư. Có tiến tới thì làm Thầy, mà có thối lui thì cũng làm Thầy, chứ biết làm gì bây giờ! Vì mình ăn cơm Phật, nên suốt đời chỉ làm việc Phật.”

Đứng trước những thăng trầm, bĩ cực của thế gian, anh em học tăng giờ đây mới thực sự nghe được tiếng hống sư tử trong chốn Thiền môn mà kính phục, mà quy ngưỡng, để nhận ra chính mình là Thích tử Như Lai. Những bậc Thầy trên dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam, muôn đời làm rạng ngời Phật Việt.

Ôn lặng lẽ đưa mắt nhìn khắp anh em học tăng, rồi dừng lại, cúi xuống trong dáng dấp Từ Bi muôn đời của bậc chân tu.

Có tiếng động nhỏ bên cạnh Ôn Già Lam. Anh em học tăng ngước đầu nhìn lên, thấy Ôn Tuệ Sỹ khẽ kéo vạt áo nhật bình bạc màu muôn thuở cho ngay ngắn, rồi chắp tay thưa:

“Kính bạch quý Ôn, từ nãy giờ con lắng lòng nghe quý Ôn dạy mà thầm nghĩ: từ thế hệ của quý Ôn nhìn xuống, vẫn còn có chúng con luôn sát cánh để cùng quý Ôn làm việc. Nhưng từ thế hệ của chúng con nhìn xuống, cho đến bây giờ vẫn chưa thấy ai, hoặc có mà còn đang ẩn núp đâu đó, chưa tìm ra. Vì vậy, mong quý Ôn cứ yên tâm. Bên cạnh quý Ôn đã có chúng con. Dù cho trời long, đất lở, chúng con vẫn luôn hiện diện nơi đây, không bao giờ rời bỏ quê hương và dân tộc, không bao giờ để đạo pháp bị nhiễu nhương, lung lạc bởi thế lực cường quyền, bởi sức mạnh tà ngụy của ma quân.”

Anh em học tăng sửng sốt, chỉ biết nhìn nhau, không ai dám thốt lên một lời nào trước sự uy dũng, khẳng khái của Ôn Tuệ Sỹ. Giờ đây, khi hồi tưởng lại, những lời thơ của Ôn trong Giấc Mơ Trường Sơn lại càng thấm thía hơn bao giờ hết:
“Mười lăm năm một bước đường
Đau lòng lữ thứ đoạn trường cha ơi!”

Hay:
“Một lần định như sao ngàn đã định
Một lần đi là vĩnh viễn con tàu.”

Vĩnh viễn con tàu thật rồi, Thầy ơi! Những tiếng cuốc lác nơi núi rừng Vạn Giã, những lời Thầy dặn dò anh em hãy gắng sức dịch Đại Tạng Kinh, những thanh âm dương cầm giờ cũng đã tắt lịm. Còn đâu một thoáng phù du…

Cánh cửa Viện Cao Đẳng Hải Đức Nha Trang từ từ khép lại, khép lại như bao cánh cửa Phật học viện trên khắp mọi miền đất nước. Nhìn vào điện Phật, chỉ thấy tượng Đức Bổn Sư an nhiên ngự tọa trên đài sen—bất động, như nhiên, với đại hùng lực, đại từ bi, đại trí tuệ…

Phật thấu triệt con đường duyên sinh duyên diệt, nên Phật vẫn lặng yên. Ngài an trú trong đại thể vô sinh bất diệt, trong tự tánh Không của sơn hà đại địa, của hết thảy chúng hữu tình cùng vô tình. Và nơi Từ Bi Tâm ấy, tất cả đồng thành Phật đạo.

Định Hình Cho Một Đời Sống Mới

Sau khi viện đóng cửa, không còn tiếp tục học được nữa, anh em học tăng mỗi người một ngả. Người thì quay về chốn xưa, nơi Thầy Tổ, nơi thuở đầu đời cắt mái tóc xanh, khoác lên mình chiếc áo nâu sòng, làm điệu. Từ miền Trung – vùng đất cày lên sỏi đá, nơi chịu đựng nắng lửa, mưa dầm – cho đến miền Tây, miền Nam – nơi cánh đồng cò bay thẳng cánh, sông rạch nước mênh mông – tất cả đều trở về với lý tưởng của người xuất gia: sáng chuông, tối mõ, chuyên tâm tu học.

Số anh em còn ở lại viện thì xuống xưởng xì dầu lao động, nơi mà bấy lâu nay Ôn Đỗng Minh đã chủ trì, xây dựng kinh tế tự túc để nuôi anh em qua bao Phật học viện từ Trung chí Nam. Đây từng là chỗ nương tựa vững chắc nhất, nhưng rồi cũng dần phai nhạt, bị bào mòn theo thời gian, âm thầm hoại diệt như quy luật vô thường. Thật đúng như lời Phật dạy: “Hễ có hình tướng, có danh xưng, thì tất yếu sẽ theo dòng biến dịch của thời gian mà đi đến hoại diệt.” Thành, trụ, hoại, không – đó là quy luật bất biến của muôn sự muôn vật.

Giờ đây, bốn giờ sáng, trăng nước mênh mông, một dải cát vàng trải dài bên bờ Thái Bình Dương. Sóng nước lăn tăn, nhấp nhô như đang đùa giỡn, như đang quyến rũ: “Hãy thả chân xuống nước đi, hãy bơi ra xa bờ! Hãy xa bờ mới có thể vượt bờ! Đừng dính mắc vào bờ nữa, hãy nhanh lên, thời gian không còn nhiều!”

Tiếng nói ấy vang vọng bên tai, lúc gần, lúc xa, như thúc giục, như đẩy đưa. Một sức mạnh vô hình kéo tới, khiến đôi chân phải rời đi, đôi tay quạt nước giữa trời trăng sáng. Sóng nhẹ dập dờn, muôn ngàn ánh trăng lấp lánh trên mặt biển. Xa dần bờ, để rồi đón nhận một con tàu. Lên tàu, nằm xuống, thở nhẹ. Nhìn lên, bầu trời không có sao, vì ánh trăng đã che khuất tất cả.

Đêm lùi dần, ngày dần hiện ra. Mở mắt, chỉ thấy mờ mờ bóng núi đồi, nhà cửa ẩn hiện như sương, như khói. Trong đầu chợt vang lên câu pháp ngữ:
“Hồi đầu thị ngạn” – Quay lại là bờ!

Sông mê thì muôn trùng sóng gió, cuốn chìm bao kẻ thị phi. Nhưng ai đã ngoi đầu lên được, ai đã quay đầu lại, thì đó chính là bờ. Pháp vẫn luôn hiện hữu, ngay bây giờ, ngay tại đây, không xa xôi một tấc, không mất đi trong từng sát na.

Xa bờ, rồi lại gần bờ. Rời bờ, để rồi đến bờ. Thật sự đã đến bờ, để thấy lại sự sống. Những ngày tháng trôi qua, sự sống thật mong manh, không chắc thật. Giữa biển trời vô tận, chẳng biết đâu là bến bờ, như chiếc lá tre trôi dạt giữa đại dương, ai dám chắc mình sẽ có được bình an, hạnh phúc nơi viễn xứ?

Giờ đây, sự sống đã rõ ràng hơn. Hai bữa cơm đều đặn, vào phòng phát cơm tiếp nhận đồ ăn. Rau muống xào, bắp chuối luộc, chút xì dầu, hai vá cơm – chế độ sinh hoạt hằng ngày đơn sơ nhưng đầy đủ.

Xin gửi một lời tri ân – tri ân người đã yêu thương tôi, đã cho tôi một cuộc sống vô cùng quý giá. Chính nhờ đó mà tôi có thể dâng hiến, có thể phụng sự – hôm nay, ngày mai, hay mãi mãi về sau. Xin tất cả chúng ta hãy biết trân quý sự sống này, hãy cùng nhau xây dựng một cuộc đời tốt đẹp hơn. Bởi lẽ, nếu không may đã chết đi như bao người khác, thì hôm nay đâu còn cơ hội để phụng sự, để định hình một tương lai.

Giá trị của một đời sống mới chính là sức khỏe và tư duy, là sự cần mẫn và tích lũy, là sự tiến thân và nhận diện. Chỉ có như vậy, ta mới đạt được các hạnh lành, thiện sự, công đức lợi mình, lợi người.

 

Và cứ thế, cuộc sống dần được định hình. Bao nhiêu người ra đi để xây dựng một đời sống mới, tiếp cận với nền văn minh tiến bộ, với kinh đô ánh sáng vật chất. Còn những người ở lại thì vẫn vậy, sống trong túp lều tranh, nơi vườn khoai mì, khóm chuối. Vẫn chiếc võng lưới cũ kỹ, rách nát, đung đưa dưới mái lá đơn sơ, đọc kinh, học ngoại ngữ. Mỗi ngày học được dăm ba chữ để giao tiếp, vào xóm xin đu đủ, dừa khô, bắp chuối làm lương thực qua ngày. Như câu thơ cổ:
“Người quân tử ăn chẳng cầu no,
Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho.
Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.”

Túp lều tranh, vách lá thì có gì để đóng cửa, nhưng thật sự là thái bình, vì không ai trộm cắp, không ai toan tính điều xấu xa.

Nơi làng xóm có một ngôi chùa nhỏ. Ngày 30, mùng 1, ngày rằm, Phật tử về chùa đông đúc, thắp hương, thành kính cầu nguyện: “Xin cho con sớm được định hình một đời sống mới.”

Và rồi, tất cả ai cũng được ra đi, để lại bao kỷ niệm sau lưng. Chân trời mới dần hiện ra, một đời sống mới được dựng xây từ đôi bàn tay trắng. Không gì khác ngoài sự miệt mài cố gắng, ngoài tinh thần tự lực tiến thân. Ban đầu, mọi thứ đều lạ lẫm: ngôn ngữ ngăn cách, chữ nghĩa chưa quen, ánh sáng đô thị chói lòa, dòng xe bất tận gây choáng ngợp, lòng người vẫn còn rụt rè khi tiếp xúc với dân bản xứ.

Rồi dần dần, tất cả cũng quen. Một nền văn hóa tự lập – không nương tựa cha mẹ, không dựa vào gia tài tổ tiên, mà chính bản thân phải gắng học, phải vươn lên. Ở đây, người ta học từ khi còn trẻ cho đến lúc già, không phân biệt tuổi tác, ai muốn học cũng đều được chấp nhận. Một xã hội mà không ai mù chữ. Một xã hội có điều kiện tiến thân, nơi mà bất kỳ ai chịu khó rèn luyện cũng có thể thành tựu.

Trong làn sóng người ấy, cộng đồng tự viện cũng vươn lên nhờ vào sự hộ pháp của Phật tử. Đây chính là tinh thần hộ pháp ngàn đời của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ở đâu có người Việt, ở đó có tự viện. Một căn nhà đơn sơ cũng có thể trở thành ngôi chùa, một nhóm năm mười Phật tử cũng có thể trở thành một đạo tràng. Và rồi, từ phố thị đến thôn quê, từ nơi đông đúc đến vùng xa vắng, vẫn luôn thấp thoáng bóng dáng áo nâu, vẫn luôn nghe mùi hương trầm quyện trên bàn Phật.

Giá trị sống là Từ Bi, sự nghiệp bền vững là Trí Tuệ – đó chính là cột trụ để định hình một đời sống hôm nay.

Nhớ Về Dòng Lịch Sử Của Lịch Đại Tổ Sư

An cư mới lạc nghiệp, nay khi đã tương đối ổn định, chúng ta phải nghĩ về cội nguồn Tổ Đức. Hãy tưởng nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân – những người đã hy sinh để chúng ta có được ngày hôm nay. Là con cháu hậu duệ, không thể lãng quên hương khói tổ tiên, cũng như không thể bỏ quên khám thờ của làng nước.

“Đời người có Tổ có Tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Vậy Tổ Tông của chúng ta là ai? Câu hỏi này đã có sẵn câu trả lời. Tất cả cộng đồng Tăng Ni Tự Viện ở hải ngoại đều là hậu duệ của Thiền phái Lâm Tế, Thiên Thai, Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh (Quảng Nam), Tổ Minh Hải Pháp Bảo, cùng một số Thiền phái khác như Quốc Ân Nguyên Thiều Hoán Bích, Long Động Thiền Sư Chân Nguyên Tuệ Đăng… Dù thuộc hệ phái nào, tất cả đều chung dòng chảy Phật Giáo Việt Nam từ thuở sơ khai đến nay.

Dòng lịch sử được tiếp nối không gián đoạn nhờ vào sự kế thừa của các thế hệ – Tổ Ấn Trùng Quang. Hàng đệ tử tiếp nối sự nghiệp của Thầy Tổ để duy trì và phát triển Phật pháp. Nếu không phát triển, Phật pháp không thể lan tỏa rộng xa, không thể đi sâu vào đời sống. Cũng như một dòng sông cần nguồn nước dồi dào, một cây đại thọ phải có rễ sâu mới có thể đứng vững trước bão giông.

Nhìn về dòng lịch sử chư vị Tổ Sư, Phật Giáo Hải Ngoại cần có cái nhìn thực tế: bảo tồn và phát huy thế hệ trẻ.

Hỗ trợ và phát triển Gia Đình Phật Tử (GĐPT)

Tạo điều kiện để hướng dẫn sinh hoạt đúng theo tôn chỉ.

Giảng dạy Phật pháp, tiếng Việt trong các mái chùa.

Tổ chức tu học để thế hệ trẻ gắn bó với chùa, xem chùa như mái nhà chung.

Quý Thầy Cô phải là người khởi xướng, nuôi dưỡng tổ chức GĐPT vì đây chính là nguồn tài nguyên quý giá của hàng Phật tử tại gia.

Thâu nhận và đào tạo thế hệ trẻ xuất gia

Mỗi vị Thầy cần có ít nhất một đệ tử, nếu nhiều hơn thì càng tốt.

Nếu không có người kế thừa, khi Thầy viên tịch, ai sẽ duy trì tự viện?

Đây là vấn đề cấp thiết của thời đại.

Ấn bản song ngữ ấn hành trên kệ sách Amazon

Khoảng 200 năm trước, Phật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản từng phát triển rực rỡ tại Hawaii, xây dựng nhiều ngôi chùa trang nghiêm. Nhưng theo thời gian, vì thiếu người xuất gia, các tự viện dần trở thành viện bảo tàng hay điểm du lịch. Hiện nay, Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại cũng đang đối mặt với bài toán tương tự: Làm sao duy trì và phát triển?

Giải pháp cấp thiết:

  • Các chùa cần mở lớp dạy tiếng Việt cho thiếu nhi Phật tử.
  • Trong các lớp này, có thể khởi duyên để các em phát tâm xuất gia.
  • GĐPT cũng là môi trường gieo duyên cho thế hệ kế thừa.

Xưa kia, trong các chùa miền quê Việt Nam, hình ảnh quen thuộc là hai mái đầu – một già, một trẻ – bên ngọn đèn dầu hột vịt, cùng nhau học Phật pháp. Thầy đọc trước, trò đọc theo sau, từng bước lĩnh hội giáo pháp. Chính những phương thức giản dị ấy đã giúp Phật pháp tiếp nối bền vững qua bao thế hệ.

Ngày nay, nếu không có sự kế thừa, liệu rằng mai này chùa có còn người hương khói? Liệu Phật pháp có còn chỗ đứng nơi đất khách quê người? Đây là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta – những người đang gánh trên vai sự tiếp nối mạng mạch của Phật Giáo Việt Nam.

Ở hải ngoại không thiếu những ngôi tự viện lớn, có tầm cỡ, với đủ phương tiện vật chất, nhưng lại thiếu đi đội ngũ trẻ, thế hệ kế thừa cho tương lai. Một thời cha ông đã qua, nhưng không ai đứng ra đóng cửa chùa hay duy trì công phu bái sám. Cần phải đặt vấn đề này để cùng nhau tìm ra giải pháp thích hợp, vừa thực tế để hộ đạo, hoằng đạo, vừa tránh trở thành những rào cản tiêu cực cho bất kỳ ai.

Thế hệ đi trước của những thập niên 70-80 giờ đây không còn mấy ai. Họ là những người đã lót đường, tạo cầu nối cho thế hệ sau tiếp tục đi qua và tiến tới. Vậy thì, thế hệ đi sau cũng phải tiếp tục lót đường, tạo điều kiện cho thế hệ kế tiếp vươn lên, gìn giữ, bảo trì và phát huy Phật pháp tại phương Tây. Hãy gieo những hạt mầm tuổi trẻ, hãy dạy các em thiếu nhi, thiếu niên, vì thế hệ này nói tiếng Anh giỏi, chỉ cần trao niềm tin Tam Bảo và giúp các em hiểu đôi chút về Phật pháp, thì tương lai của họ sẽ xán lạn.

Do đó, những người có trách nhiệm hôm nay không nên chần chừ mà phải bắt tay ngay vào công việc, nếu không muốn quá muộn. Công việc hoằng pháp cần được thực hiện với nhiều khía cạnh, mang theo hành trang tâm linh để dấn thân theo nhu cầu của cộng đồng. Hãy tổ chức các đạo tràng tu học cho Phật tử địa phương, mở trường dạy tiếng Việt cho thiếu nhi, tạo nên một làn sóng học Phật pháp từ thế hệ già đến thế hệ trẻ.

Kinh nghiệm từ sự nghiệp hoằng pháp của các vị Tổ sư cho thấy rằng, Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã mở trường Đại học Đông Phương, tập trung vào đối tượng hoằng pháp là người dân bản xứ, với nhiều học trò, đệ tử người Mỹ, trong các lĩnh vực Phật pháp, văn hóa, giáo dục… Tuy nhiên, khi Hòa Thượng viên tịch quá sớm, những công trình, đầu tư về kiến thức và khả năng dần lụi tàn vì thiếu vắng một thế hệ kế thừa đủ tầm cỡ để duy trì sự nghiệp.

Trong khi đó, Sư Ông Làng Mai đã đầu tư cho cả một thế hệ, xây dựng và trao truyền cho thế hệ sau những kinh nghiệm, những bước đi vững vàng, và những nghệ thuật sống tươi mới. Nhờ vậy, Tăng Đoàn Làng Mai đã có một sức sống lan tỏa mạnh mẽ, tạo nên một nếp sống tâm linh linh hoạt, đầy năng lượng.

Từ những quan sát này, chúng ta cần nhận thức rõ rằng một tổ chức, một giáo hội, và những người dẫn đầu phải có tâm huyết, hy sinh, và tầm nhìn rộng lớn. Họ phải có khả năng lãnh đạo, tổ chức sáng tạo để truyền thừa Phật pháp qua nhiều thế hệ. Nếu không, mọi công sức cũng chỉ tồn tại trong chốc lát rồi sẽ vụt tắt. Đây không phải là lời nói tiêu cực, mà là sự nhận thức về những thử thách lớn đang chờ đón trên con đường đi, và sự cần thiết phải ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với Phật pháp trong hiện tại, thay vì chỉ đứng ngoài cuộc.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử từ trong nước ra hải ngoại đã tạo nên một sức sống lớn, giúp lan tỏa dòng Thiền Phật giáo Việt Nam ra khắp thế giới, làm rạng danh Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chú ý đến việc nuôi dưỡng thế hệ trẻ, không được lãng quên họ. Việc xây dựng những Thiền viện lớn, có đầy đủ phương tiện tu tập và truyền bá là rất tốt, nhưng suy nghĩ và quan tâm đến thế hệ trẻ mới là điều tối cần thiết.

Nhìn về quá khứ, sự nghiệp hành trạng của các vị Lịch Đại Tổ Sư thời cận đại là nguồn kim chỉ nam quý báu cho mọi hành động hoằng pháp, tu học và phụng sự. Sáu đời Tăng Thống đã nêu cao đức tính Đại Hùng, Vô Uý, đầy lòng Từ Bi và Trí Tuệ trong công cuộc xiển dương Phật pháp. Một ngọn lửa Từ Bi bừng cháy, một trái tim bất diệt của Bồ Tát Quảng Đức, và các vị Thánh tử đạo đã vì Pháp mà thiêu thân, để bảo vệ Phật Pháp được trường tồn.

Đó là một ý thức Thiện Minh Đại Hùng, bất bạo động, nêu cao tinh thần tự chủ, độc lập, không nô lệ, không khiếp nhược trước cường quyền, bạo chúa. Đó cũng là một ý thức Trí Thủ, như thông điệp tình thương của Mẹ, trao cho đàn con một sức sống mãnh liệt và vô tận. Không cần sự khen chê, tốt xấu, nên hư… Tối thượng, bất khả tư nghì.

Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi, Đại Trí Tuệ của các vị Lịch Đại Tổ Sư Phật Giáo Việt Nam đã viết lên dòng lịch sử bằng máu của chính mình, thắp lên ngọn đuốc thiêng soi sáng bằng chính thân xác của họ. Vô úy quá! Hùng tráng quá! Đầy chất liệu Từ Bi, tình thương nuôi dưỡng Phật Giáo Việt Nam suốt 2000 năm qua.

Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại phải học được bài học ngàn đời này, đó mới chính là cách nhìn đúng đắn về dòng chảy sự nghiệp và hành trạng của các Lịch Đại Tổ Sư. Hiện tại, các chư Tăng Ni đều là thành viên của các Giáo Hội Hải Ngoại, nhất tâm đảnh lễ quý ngài, thương tưởng và gìn vàng giữ ngọc của truyền thống, kỷ cương của mỗi Giáo Hội mình, để không lạc hướng và mất đi những giá trị cốt lõi sau 50 năm nhìn lại chặng đường đầy cam go thử thách này.

Nền Văn Học Phật Giáo Tuôn Chảy Từ Đỉnh Cao

Trước mắt là Đại Tạng Kinh Việt Nam, Thanh Văn Tạng vừa mới được ấn hành bởi Hội Đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, qua công trình phiên dịch của các vị Tăng Ni. Nhìn từng quyển kinh, màu sắc, hình bìa còn mới tinh, nét mực chưa nhòa, nhưng người chủ xướng, Ôn Chủ Tịch Uỷ Ban Phiên Dịch Đại Tạng, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, giờ đã về với Tây phương, để lại bao công việc ngổn ngang, chồng chất phía sau. Ước gì Ôn còn ở lại với đời thêm khoảng 10 năm nữa, để công trình phiên dịch Đại Tạng này bớt đi nỗi lo âu.

Nhưng không ai ngờ, không ai có thể học được chữ “ngờ”, dù chữ ngờ ấy đã được dạy trong Phật Pháp, trên tiến trình duyên sanh, duyên diệt. Phiên dịch Đại Tạng Kinh giữa quốc nội và hải ngoại chính là nền văn học xương sống, là cây cầu nối hai miền, giúp sự tiếp cận và thừa truyền phát triển từ đỉnh cao giác ngộ trong lời kinh Phật suốt mấy nghìn năm qua. Phật Giáo Hải Ngoại cần phải nguyện tiếp tay cùng với ban dịch sư quốc nội để nỗ lực hoàn thành Phật sự trọng đại này. Làm được như vậy chính là đền đáp ân đức của chư Phật, của chư vị Tổ đức trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh năm 1973 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tổ chức tại Đại Học Vạn Hạnh.

Phật Giáo Hải Ngoại may mắn có được phương tiện tự do, không bị chi phối bởi ai, nhưng cần phải ý thức và phát nguyện, không chần chừ. Bởi nếu để sự chậm trễ đánh mất đi bao nhiêu thời gian quý báu, thì đó chính là điều tụt hậu mà chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng.

Nền văn học Phật Giáo hải ngoại suốt năm mươi năm qua đã cho ra đời hàng loạt nhà xuất bản, kinh sách, ấn tống, các website, và truyền thông trang nhà Phật Giáo, tuôn chảy không ngừng. Đây là một kho tàng văn học Phật Giáo khổng lồ, luôn có mặt khắp mọi nơi, không ngừng nghỉ. Chính những tác phẩm này tạo nên một thế giới văn học giác ngộ, đáp ứng nhu cầu tu học cho nhiều tầng lớp người hôm nay và ngày mai.

Nền văn học Phật Giáo này đã được phiên dịch ra nhiều ngôn ngữ, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và tu học của các thành phần tri thức, học giả, bác học. Các nhà tri thức Tây Phương đã đặt chân lên nền tảng văn học Phật Giáo này, tiếp cận sâu sắc hơn nền văn hóa giác ngộ của Phật Pháp. Họ đã trở thành những Phật tử chân chính, truyền bá giáo lý đạo Phật vào xã hội Tây Phương ngày nay.

Dù Phật Giáo hải ngoại có cái nhìn tổng quan như thế nào, nhưng chúng ta phải biết quay về nhìn lại chính mình, để tận dụng từng tấc thời gian. Nếu không, Phật Giáo sẽ bị lãng quên trong một thế giới bao la vô tận. Nền văn học Phật Giáo hải ngoại được hình thành từ cái nhìn và hiểu biết của con người, dù là chủ quan hay khách quan. Tuy nhiên, nền văn học này phải gắn liền và nương tựa vào nền văn học đỉnh cao của hơn 2600 năm trước, phát nguồn từ lưu vực Sông Hằng và đỉnh cao Hy Mã Lạp Sơn. Chính nền văn học này đã tạo dựng hình ảnh: “Này các tỳ kheo, các thầy hãy lên đường, lên đường để mang hương vị giáo ngộ, giải thoát đến cho khắp mọi nơi. Từ thành thị đến thôn quê, từ nhà giàu đến nhà nghèo, từ người tri thức đến kẻ thất học, bình dân… hãy thuyết giảng giáo pháp, tình thương và hiểu biết, để mọi người có thể nghe và chuyển hóa lòng mình. Từ nội tâm sân hận chuyển thành nội tâm an vui, tịch tĩnh. Từ nội tâm tranh chấp, đố kỵ chuyển thành nội tâm kham nhẫn, hỷ xả. Hãy đặt tâm xuống, như đặt một gánh nặng trăm cân từ đôi vai gầy yếu đuối. Vậy, các thầy hãy lên đường, đừng chần chừ, vì thời gian chẳng đợi ai. Vì sự bình an và hạnh phúc chung của con người và chúng sanh.”

Phật Giáo hải ngoại đã và đang lên đường, từ khi có mặt nơi hải ngoại theo làn sóng người di cư. Điều này chứng minh rằng nền văn học Chơn Đế luôn đồng hành với nền văn học Tục Đế, bất kể thời gian và không gian, hai đế vẫn dung thông.

Tóm lại, sau cuộc hành trình 50 năm, giờ nhìn lại, những gì của cha ông một thời đã dang rộng đôi tay nuôi dưỡng một thế hệ thì thời gian đã dần lùi về quá khứ, chỉ còn lại âm hưởng văng vẳng, phản phất qua lá, qua hoa, qua những lối mòn rêu phong nhạt nhòa, giai điệu vô thường, thiên lưu thiên biến, nay đầu gềnh, mai cuối bãi, trời thu thù tạc không ngừng. Nếu bất chợt gặp lại những hình ảnh xưa qua mạng truyền thông, những kỷ niệm một thời như cắp sách đến trường, thì chúng giờ chỉ còn là đổ nát, điêu tàn, nơi những dấu vết đã hiện hữu dưới đôi bàn chân dẫm mòn, lối đi lối về, nơi ngõ vắng chiều truông.

Còn khoảng 50 năm nữa ở hải ngoại, cũng chẳng khác gì như con sóng lớn, sóng ròng của đầu tháng và cuối tháng. Nhưng vì đời người có nhân duyên trong Phật Pháp, nên dù là sóng lớn hay sóng ròng, nhờ nhân duyên ấy mà tất cả chúng ta được nuôi lớn và trưởng thành từ thuở phôi bào đến hôm nay. Thành tựu rồi sẽ tan vỡ, hiện hữu rồi biến mất, nhưng những gì tồn tại thì vẫn tiếp tục tồn tại cho đến nay, như một chứng minh trên dòng chảy của Phật Giáo hải ngoại. Đây là một thử thách lớn, chứ chẳng phải chuyện bình thường, để có thể góp mặt cùng chư vị Tổ Đức của nhà Thiền trên quê hương.

Năm mươi năm nhìn lại để nhận ra quy luật tiến hóa và tụt hậu của loài người trên mặt đất này. Cái gì tiến hóa được thì cứ thế tiến tới, biến hóa thành thiên hình vạn trạng, bất chấp mọi thứ và chẳng kể ai. Còn những gì đã tụt hậu thì dù có níu kéo, đẩy đưa, cuối cùng vẫn chỉ là phía sau. Đây là một triết lý sống văn minh, hỗn độn của một kiếp người phù phiếm và mộng tưởng.

Chùa Long Sơn, San Diego, CA

Ngày 22 tháng 02 năm 2025

Thích Nguyên Siêu

BƯỚC CHÂN CHÁNH NIỆM: CON ĐƯỜNG TỈNH THỨC TRONG DÒNG LỊCH SỬ 50 NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ - MINDFUL STEPS: A PATH OF AWAKENING IN THE 50-YEAR HISTORY OF VIETNAMESE BUDDHISM IN THE UNITED STATES

 BƯỚC CHÂN CHÁNH NIỆM: CON ĐƯỜNG TỈNH THỨC TRONG DÒNG LỊCH SỬ 50 NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Tâm Thường Định

Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.

Phật giáo không đến phương Tây bằng một cuộc chinh phục. Đó không phải là một giáo điều, không phải một tôn giáo đến để cạnh tranh hay chiếm lĩnh. Phật giáo đến như một làn gió mát, như một người bạn đồng hành, nhẹ nhàng đặt một bàn tay trên vai những con người đang hoang mang giữa bao biến động của thời đại. Phật giáo không bảo ai phải tin vào điều gì, không yêu cầu ai phải thay đổi ngay lập tức, mà chỉ nhắc rằng chúng ta có thể dừng lại một chút, có thể hít vào một hơi thở sâu, có thể bước chậm rãi hơn một chút, và có thể lắng nghe trái tim mình một lần nữa.

Ngoại trừ thời ông Trần Trọng Khiêm, gần bảy mươi năm trước, khi những người Việt đầu tiên, cả Tăng lẫn tục, đặt chân lên đất Mỹ, mang theo quê hương trong lòng, mang theo tiếng kinh chiều của những ngôi chùa nhỏ, mang theo hình bóng của mẹ cha, của những con đường làng với tiếng chuông chùa ngân buổi sớm. Nhưng quê hương khi ấy cũng là một vết thương. Những đứa con xa xứ lạc lõng giữa một thế giới xa lạ, giữa một nền văn hóa mà đôi khi không biết cách để hòa nhập, để hiểu. Và rồi, giữa những chông chênh ấy, có những người đã tìm về với Phật pháp, tìm về với hơi thở, với sự an trú trong hiện tại, như một cách để chữa lành.

Phật giáo Việt Nam vào xã hội Hoa Kỳ cũng thế, tùy duyên bất biến, tùy thuận chúng sanh mà ở lại Hoa Kỳ dạy vào những trường đại học nổi tiếng ở Mỹ; đó là hai vị Tổ sư có công mang Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ sớm nhất: cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân và Thiền Sư Nhất Hạnh. Hai Thầy như dòng chảy của hai dòng sông lớn, Colorado và Mississippi tại Mỹ, đã lưu chuyển ngọn đèn chánh pháp từ Đông sang Tây từ Nam chí Bắc.

Giữa dòng chảy ấy, một trong những nhân tố quan trọng nhất đưa Phật giáo Việt Nam đến với Hoa Kỳ, và đồng thời lan rộng ra toàn thế giới, chính là Thiền Sư Nhất Hạnh. Thầy không chỉ mang đến một phương pháp thực tập, mà là một cách nhìn, một con đường sống tỉnh thức, không tách biệt với đời thường mà hòa vào từng hơi thở, từng bước chân của con người hiện đại. Những năm 1960, khi Thiền Sư Nhất Hạnh đến phương Tây để kêu gọi hòa bình, Thầy đã gieo một hạt giống mới – hạt giống của chánh niệm – giữa lòng một thế giới đang ngổn ngang với chiến tranh, bạo lực và nỗi hoang mang hiện sinh.

Thầy không mang đến nước Mỹ một Phật giáo xa lạ hay mang tính học thuật khô cứng. Thầy đến không phải để đưa ra những lý thuyết trừu tượng mà để trao truyền một con đường sống động và thực tiễn. Giáo lý mà Thầy giảng dạy không tách rời với những nguyên lý nền tảng của Đạo Phật – về Nghiệp, về Luân Hồi, về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo – mà chính là sự thể hiện trọn vẹn những giáo pháp ấy trong từng giây phút của đời sống. Lấy pháp môn “Hiện pháp lạc trú” làm một điển hình. Đó là phương pháp thực tập chánh niệm phổ thông và Thầy đã giới thiệu thành công trong xã hội Tây phương. An trú trong hiện tại, được Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng dạy như một con đường đưa tới an lạc và làm cho đời bớt khổ. Đó là lối sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, thấy rõ bản chất vô thường và không bám víu vào khái niệm ngã pháp. An trú trong hiện tại là an trú trong thực tại chân như, nơi mọi vọng tưởng lắng đọng, và tâm an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ đau và phiền não.

Thầy đã dạy mọi người cách đi, đứng, nằm, ngồi (bốn oai nghi qua bốn tác phẩm tiêu biểu), và đặc biệt là cách thở như trong cuốn Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức. Nghe thì thật đơn giản, nhưng trong sự đơn giản ấy là cả một con đường. Một hơi thở có thể thay đổi một cuộc đời, nếu ta thực sự có mặt với nó. Một bước chân có thể mở ra một chân trời, nếu ta thực sự ý thức về nó. Thầy không bảo ai phải từ bỏ điều gì, không ép ai phải theo một con đường nhất định, chỉ nhắc rằng chúng ta có thể bắt đầu từ chính nơi ta đang đứng, với chính những gì ta đang có.

Và rồi, chánh niệm đã trở thành một phần của phương Tây, như một mảnh ghép mà không ai nghĩ rằng nó có thể phù hợp đến vậy. Những thiền viện mọc lên, những buổi thực tập chánh niệm xuất hiện trong trường học, trong bệnh viện, trong các tập đoàn công nghệ, cả trong quân đội v.v... Người ta bắt đầu hiểu chánh niệm không phải là một điều gì xa lạ, không phải là một nghi lễ của một nền văn hóa khác, mà là một điều tự nhiên, một bản năng mà ta đã đánh mất giữa những bộn bề của đời sống.

Năm mươi năm là một hành trình của Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng đồng thời cũng là một hành trình của sự chuyển hóa. Chánh niệm không những đã giúp mỗi cá nhân quay về với chính mình mà còn là một phương pháp chữa lành tập thể. Những vết thương của chiến tranh, của lưu vong, của sự chia cắt lịch sử – tất cả có thể được chuyển hóa bằng sự thực tập tỉnh thức, bằng sự lắng nghe sâu, bằng lòng từ bi mở rộng.

Hơi thở chánh niệm giúp chúng ta tìm được sự bình an trong giây phút hiện tại, đồng thời giúp tháo gỡ những nút thắt của quá khứ. Trong những khóa tu dành cho người Mỹ gốc Việt, những thế hệ thứ hai, thứ ba có cơ hội lắng nghe cha mẹ, ông bà kể về những mất mát mà trước đây họ chưa bao giờ có cơ hội để giãi bày. Chánh niệm trở thành một cầu nối giữa các thế hệ, giữa quá khứ và hiện tại, giúp những vết thương của lịch sử không còn tiếp tục di truyền qua những thế hệ mai sau.

Nhưng không chỉ dừng lại ở cộng đồng người Việt, chánh niệm đã trở thành một phương pháp trị liệu cho cả xã hội phương Tây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực tập chánh niệm giúp giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện sức khỏe tâm thần và thậm chí góp phần vào việc giảm bạo lực trong cộng đồng. Nhiều báo cáo khoa học cho thấy những chương trình chánh niệm trong trường học giúp giảm đáng kể tỷ lệ bạo lực học đường, đồng thời tăng cường khả năng tập trung và học tập của học sinh. Nếu chiến tranh, bạo lực và sự đứt gãy xã hội là biểu hiện của một tâm thức đầy bất an và vọng động, thì chánh niệm là một phương thuốc trị liệu. Nó giúp từng cá nhân quay về với chính mình, nhưng đồng thời cũng giúp cả một xã hội biết cách dừng lại, biết cách lắng nghe, biết cách sống chậm hơn để nhìn rõ những gì đang xảy ra xung quanh.

Năm mươi năm qua, Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đi qua nhiều thăng trầm. Nhưng có lẽ, hành trình ấy vẫn chỉ mới bắt đầu. Bởi vì, con đường chánh niệm không có điểm đến. Chỉ có những bước chân, và mỗi bước chân đều có thể là một sự khởi đầu mới. Nếu có một điều gì đáng để nhớ sau nửa thế kỷ, có lẽ đó chính là bài học đơn giản nhất: Chúng ta có thể dừng lại, ngay tại đây. Ta có thể thở, ngay lúc này. Và ta có thể bước đi, với tất cả sự tỉnh thức, với tất cả sự yêu thương.

Và như thế, Phật giáo Việt Nam vẫn còn đó, không phải như một di sản của quá khứ, mà như một con đường của hiện tại và tương lai. Một con đường luôn mở rộng, cho bất cứ ai sẵn sàng cất bước, với một hơi thở nhẹ nhàng, và một trái tim rộng mở.

Tâm Thường Định

1. Trần Trọng Khiêm, sinh năm 1821 tại làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), được xem là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ vào năm 1849 tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana. 2. Năm 1960, Hòa thượng Thích Quảng Liên tốt nghiệp Thạc sĩ (MA) tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình học, ngài trở về Việt Nam và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, như Tổng vụ trưởng Tổng vụ Pháp sự và Hiệu trưởng hệ thống Trường Bồ Đề trên toàn quốc. 3. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh từng giảng dạy tại Đại học Princeton và Đại học Columbia, chia sẻ về Phật học, chánh niệm và đạo lý từ bi. Trong thời gian này, Thiền sư đã góp phần giới thiệu Phật giáo ứng dụng và thực tập chánh niệm đến cộng đồng quốc tế. 4. Hòa thượng Thích Thiên Ân sang Hoa Kỳ vào năm 1966 và Ngài giảng dạy tại Đại học California, Los Angeles (UCLA), góp phần giới thiệu Phật giáo Việt Nam và thiền học đến với sinh viên và giới học giả phương Tây. Hòa thượng cũng thành lập Trung tâm Thiền tại Los Angeles, tạo nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Sau đó cố Hoà Thượng Thích Mãn Giác (Thi sĩ Huyền Không) tiếp nối Thầy. 5. Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức – Hướng dẫn thực tập chánh niệm trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ thở, đi, đứng, nằm, ngồi đến ăn uống và làm việc. An Lạc Từng Bước Chân – Tập trung vào nghệ thuật đi trong chánh niệm, biến từng bước chân thành một hành trình an lạc và sâu sắc. Giận – Mặc dù nói về cách chuyển hóa cảm xúc giận dữ, sách cũng hướng dẫn thực tập chánh niệm trong mọi oai nghi để nhận diện và ôm ấp cảm xúc. Bước Tới Thảnh Thơi – Một cuốn sách nhỏ, đơn giản, tập trung vào thực tập đi trong chánh niệm, hướng dẫn cách đi bộ như một pháp tu sâu sắc để tìm sự thảnh thơi và an lạc. 6. Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một cuốn sách hướng dẫn thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Qua những bài học giản dị và sâu sắc, Thiền sư chỉ bày cách thở, đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm để an trú trong hiện tại, nuôi dưỡng sự an lạc và chuyển hóa khổ đau. Sách nhấn mạnh rằng mỗi khoảnh khắc đều có thể trở thành phép lạ nếu ta sống với sự tỉnh thức và trân trọng.


MINDFUL STEPS: A PATH OF AWAKENING IN THE 50-YEAR HISTORY OF VIETNAMESE BUDDHISM IN THE UNITED STATES

Tâm Thường Định


Reflecting on fifty years of Vietnamese Buddhism in the United States, it is evident that the journey of mindful awakening emerged not from a preordained blueprint, but from the convergence of circumstances, intentions, and the quest for sanctuary amidst numerous upheavals. It resembles a stream navigating the fluctuations of history, flowing toward a far horizon and ultimately converging with the vast ocean. From seeds planted in quiet devotion, blossoms eventually grew in Western cities, which are usually considered places of reason and science, speed and consumption, or people who can't stand anything vaguely abstract. Even within that complex realm, teachings on mindfulness—regarding breathing and smiling, and reconnecting with ourselves—have proliferated, alleviating the aridity in our hearts like the initial summer rain.

Buddhism did not arrive in the West through conquest. It is neither a doctrine nor a religion aspiring to compete or conquer. Buddhism emerged as a refreshing presence, akin to a companion softly placing a hand on the shoulders of individuals disoriented by the tumult of the time. It does not require someone to adhere to particular beliefs, nor does it insist on prompt transformation. It just serves as a reminder to halt, inhale deeply, decelerate our rhythm, and attune ourselves to our hearts once more.

Aside from the time of Mr. Trần Trọng Khiêm, nearly seventy years ago, the earliest Vietnamese—both monastics and laypeople—who arrived in America brought with them the essence of their homeland, including the evening chants of small temples, memories of their parents, and the village paths resonating with the morning chime of temple bells. Nonetheless, that homeland was also a source of anguish. The Vietnamese youngsters, displaced from their homeland, found themselves adrift in an unfamiliar culture that they struggled to assimilate into and comprehend properly. Amidst that precariousness, some returned to the Buddha’s teachings, focusing on the breath and residing in the present now as a means of healing.

Vietnamese Buddhism in the United States has progressed similarly—“tùy duyên bất biến, tùy thuận chúng sanh,” adeptly changing while keeping faithful to its core—as it established itself in America and integrated into prominent colleges. The late Hòa Thượng Thích Thiên Ân and Thiền Sư Nhất Hạnh were two prominent patriarchs who significantly contributed to the introduction of Vietnamese Buddhism to the United States in its formative years. Similar to the confluence of the Colorado and Mississippi rivers, these two esteemed educators transmitted the light of the Dharma over East and West, as well as North and South.

Among the influential individuals who introduced Vietnamese Buddhism to the United States and later facilitated its global dissemination was Thiền Sư Nhất Hạnh. Thầy introduced a practice method and provided a novel perspective—a pathway of enlightened existence, intricately integrated into the quotidian life, encompassing every breath and step of contemporary individuals. In the 1960s, when Thầy arrived in the West to promote peace, he sowed a fresh seed—the seed of mindfulness—in a world entrenched in conflict, violence, and existential dread.

Thầy did not introduce a distant or too scholarly variant of Buddhism to America. Instead, he presented tangible, pragmatic instructions rather than theoretical abstractions. The Dharma he imparted was intrinsically linked to the fundamental tenets of Buddhism—Karma, Rebirth, the Four Noble Truths, and the Noble Eightfold Path. Instead, these principles were completely manifested in every minute of daily existence. Consider the practice of “Hiện pháp lạc trú”—experiencing contentment in the present moment—a sort of mindfulness that Thầy effectively introduced to Western civilization. Living in the present, as articulated by Thích Nhất Hạnh, is a pathway to tranquility and a solution for anguish. It is a method of fully experiencing each moment, comprehending the transient nature of existence, and relinquishing ties to oneself and external occurrences. Residing in the present entails engaging with the authentic essence of reality, where all errant thoughts dissipate, allowing the mind to repose in tranquil liberation, unencumbered by suffering and distress.

Thầy instructed individuals on the four postures—walking, standing, lying down, and sitting (Here are four connected books about the subjects)—as articulated in four significant texts, and emphasized the importance of breathing, as detailed in The Miracle of Mindfulness. Although it appears straightforward, this simplicity encompasses a comprehensive lifestyle. A single breath has the potential to transform a life, provided we are fully attentive to it. A single step can reveal an entirely new vista, provided we are truly cognizant of it. Thầy did not compel anyone to relinquish their belongings or adhere to a specific trajectory; he merely reminded us that we might commence precisely from our current position, utilizing exactly what we possess.

Mindfulness gradually integrated into Western society—an unforeseen element that aligned more seamlessly than anticipated. Meditation centers begin to proliferate. Mindfulness sessions have emerged in educational institutions, healthcare facilities, technology companies, and military organizations. Individuals began to perceive mindfulness not as an alien or ritualistic practice from a different culture, but as an inherent ability that we have neglected amidst the distractions of daily life.

Fifty years represents a voyage of Vietnamese Buddhism in the United States, as well as a process of transition. Mindfulness has facilitated individual self-discovery and functioned as a communal therapeutic approach. Injuries from conflict, relocation, and the disintegration of history can be ameliorated through intentional practice, attentive listening, and a compassionate disposition.

A conscious breath allows us to attain tranquility in the present while assisting in resolving the complexities of the past. During retreats for Vietnamese Americans, second and third generations have had the opportunity to listen to their parents and grandparents articulate losses that had previously remained unspoken. Mindfulness serves as a conduit between generations, linking the past and present and preventing historical traumas from perpetuating in future lineages.

However, it is not confined solely to the Vietnamese community; mindfulness has emerged as a therapeutic approach for Western society as a whole. Multiple research studies indicate that mindfulness practice diminishes stress and anxiety, enhances mental health, and may contribute to a reduction in community violence. Numerous scientific studies demonstrate that mindfulness programs at educational institutions substantially reduce instances of bullying and violence while simultaneously improving students' concentration and academic performance. If war, violence, and social disintegration are the external manifestations of an agitated, unsettled psyche, then mindfulness serves as the remedy. It directs each person inside while simultaneously instructing society on the importance of pausing, listening, and decelerating to discern their surroundings accurately.

Over the past fifty years, Vietnamese Buddhism in America has undergone numerous fluctuations. Nevertheless, it appears that the adventure has merely commenced. The journey of mindfulness lacks a definitive conclusion—merely stages, each representing a potential new commencement. After fifty years, the most significant lesson to retain may be this: We may pause, at this moment. We are capable of respiration at this moment. We can proceed with full consciousness and limitless affection.

Vietnamese Buddhism persists—not alone as a relic of history, but as a pathway for contemporary and future existence. This pathway is accessible to those who are prepared to proceed with a calm breath and an open heart.

Tâm Thường Định

Hawaii, HI on 3/10/2025

1. Trần Trọng Khiêm, born in 1821 in Xuân Lũng Village, Lâm Thao Prefecture (now part of Phú Thọ Province), is considered the first Vietnamese person to set foot in the United States, arriving in 1849 in the city of New Orleans, Louisiana. 2. In 1960, the Venerable Thích Quảng Liên completed his Master of Arts (MA) degree at Yale University in the United States. After finishing his studies, he returned to Vietnam and assumed various key positions within the Unified Buddhist Church of Vietnam, including serving as Director of the Department of Dharma Affairs and Principal of the nationwide Bodhi (Bồ Đề) School system. 3. The Most Venerable Thích Thiên Ân arrived in the United States in 1966 and taught at the University of California, Los Angeles (UCLA), helping introduce Vietnamese Buddhism and Zen studies to Western students and scholars. He also established a meditation center in Los Angeles, laying the groundwork for the growth of Vietnamese Buddhism in America. Later, the late Venerable Thich Man Giac (the poet Huyen Khong) continued his teacher’s legacy. 4. Zen Master Thich Nhat Hanh (1926–2022) was a Vietnamese monk and peace activist. Renowned for introducing mindfulness to the West, he penned over 100 books on meditation and compassion. Exiled from Vietnam during the war, he established Plum Village in France. His gentle teachings continue to inspire peace and harmony. He once taught at Princeton University and Columbia University, where he shared insights on Buddhist studies, mindfulness, and the principles of compassion. During this period, he played a key role in introducing applied Buddhism and mindfulness practice to the international community. 5. The Miracle of Mindfulness – Guides the practice of mindfulness in all daily activities, from breathing, walking, standing, lying down, and sitting to eating and working. Peace Is Every Step – Focuses on the art of walking mindfully, turning each step into a peaceful and profound journey. Anger – Although addressing ways to transform anger, this book also provides guidance on practicing mindfulness in all postures to recognize and lovingly embrace emotions. Happy Steps (Bước Tới Thảnh Thơi) – A simple, concise book focusing on mindful walking, illustrating how walking can be a deep spiritual practice for finding ease and peace. 6. The Miracle of Mindfulness by Zen Master Thich Nhat Hanh is a guide to practicing mindfulness in everyday life. Through simple yet profound lessons, he shows how to breathe, walk, stand, lie down, and sit in mindfulness to dwell in the present moment, cultivate peace, and transform suffering. The book emphasizes that every moment can become a miracle if we live with awareness and gratitude. 7. Peace in Every Step by Zen Master Thich Nhat Hanh is a book that teaches the art of walking mindfully. He guides us to walk at ease, fully aware of each footstep, so we can deeply touch the present moment and cultivate peace and happiness. Every step becomes a chance to come home to ourselves, release worries, and merge with the wondrous life of heaven and earth.



Saturday, March 22, 2025

HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (THÍCH THÁI SIÊU): HẠNH NGUYỆN, THÂN GIÁO VÀ HOẰNG PHÁP LỢI SINH

HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỖNG TUYÊN (THÍCH THÁI SIÊU): HẠNH NGUYỆN, THÂN GIÁO VÀ HOẰNG PHÁP LỢI SINH

ht thich dong tuyen

  Trong cõi vô thường, có những bậc chân tu lặng lẽ, lấy thân giáo làm nền tảng, dùng sự tu tập chân thành để làm lợi lạc quần sinh. Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, thường gọi là Thích Thái Siêu, chính là một trong những bậc ấy. Từ những năm ấu thơ trên quê hương Ninh Thuận, đến lúc cắp sách nơi Phật học viện, rồi dấn thân hoằng pháp trên xứ người, Hòa thượng luôn soi đường bằng thân giáo, chánh niệm và từ bi.
  Duyên khởi xuất trần: hạt mầm của Tâm Bồ-đề. Hòa thượng ra đời năm 1945 tại làng Văn Sơn, Ninh Thuận, trong một gia đình thấm nhuần giáo lý Phật-đà. Khi vừa 12 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia, đối trước Hòa thượng Bổn sư đảnh lễ cầu xuất thế học đạo. Mười hai mùa sen nở vẫn còn thơ dại, nhưng ánh mắt đầy nhiệt tâm của Ngài đã báo trước một hành trình tu tập kiên cường. Bốn năm làm chú tiểu, học công phu, học Luật tiểu, học oai nghi, chính là nền tảng đầu tiên để Hòa thượng khai mở trí tuệ và tỏa ngát lòng từ.
  Với Thầy, thân giáo là bài pháp sống động. Sau khi thọ Sa-di, Hòa thượng được đưa ra các Phật học viện như Phổ Đà (Đà Nẵng), Hải Đức (Nha Trang) và Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn). Trải qua những năm tháng chuyên tâm học nội điển, trau dồi ngoại ngữ, tiếp thọ giới pháp Tỳ-kheo, Hòa thượng không ngừng tinh tấn hành trì. Đằng sau những giai đoạn học tập, ta thấy thấp thoáng bóng dáng một vị Sa-môn nghiêm cẩn. Ngày đêm chuyên cần công phu, để mỗi bước đi, mỗi cử chỉ đều lan tỏa chánh niệm. Khiêm cung, nhẫn nại, thuận duyên tiếp dẫn lớp hậu học bằng chính phẩm hạnh của mình. Ngoài 50 tuổi, Thầy cũng vẫn đi học để có bằng tiến sĩ ở Ấn Độ làm gương cho hậu học.
  Nếu giáo pháp là ngọn đèn, thì thân giáo là nguồn sáng chân thực tỏa ấm. Trò nào có duyên gần gũi Hòa thượng cũng đều cảm nhận sâu sắc hương vị Thiền qua cung cách sống giản dị và cốt tuỷ tu tập của Thầy. Tinh chuyên học giới, hoằng dương rộng khắp Đông Tây. Sau khi hoàn tất chương trình Trung Đẳng Phật Học, Hòa thượng còn tiếp tục dự học các khóa Cao cấp Phật Học. Rồi duyên lành đưa Ngài đến Ấn Độ tu học sáu năm, chuyên sâu Pali, Sanskrit và Luật tạng. Tấm bằng Tiến sĩ năm 2002 với luận án so sánh Tỳ-kheo giới các truyền phái Phật giáo không chỉ là thành quả về mặt học thuật, mà còn là kết tinh của một bậc chân tu khát khao phụng sự Phật pháp.
  Trở về, Hòa thượng miệt mài giảng dạy Tăng Ni trong nước. Tiếp đến, Thầy sang Hoa Kỳ theo thỉnh nguyện của chư Tôn đức, đóng góp vào việc hoằng truyền Chánh pháp. Nơi đâu Hòa thượng đặt chân, nơi ấy in lại dấu ấn của sự dấn thân. Thầy xây dựng, khai sơn những ngôi già-lam, chùa viện làm chỗ nương tựa tâm linh cho Phật tử như Niệm Phật Đường Fremont, rồi Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm. Thầy tham gia Giáo hội giảng dạy, mở các khóa tu học, tạo thuận duyên cho mọi tầng lớp đến với giáo lý Phật-đà. Thầy tích cực trong các vai trò trọng yếu của Giáo hội, như Tổng Vụ Trưởng Hoằng Pháp và Giáo Dục, Trưởng ban tổ chức An cư, Đại hội, các khóa tu học Bắc Mỹ…
Từ miền Tây sang miền Đông nước Mỹ, từ Âu châu đến Canada, dấu chân Hòa thượng là dòng nước mát ngấm dần vào lòng người. Có thể nói, thân giáo đi cùng bi nguyện lợi sinh. Với hạnh nguyện Bồ-đề, Hòa thượng đặc biệt chú trọng vào sự hỗ trợ các trú xứ ở miền Đông Hoa Kỳ, động viên chư Tăng Ni tổ chức lễ hội Phật giáo, các khóa an cư, lễ Phật đản để phát huy tinh thần Phật pháp trong cộng đồng. Ngài còn không ngại trời xa đất lạ, đi đến từng nơi thuyết giảng, hướng dẫn tứ chúng. Đối với tổ chức Gia Đình Phật Tử, Hòa thượng vừa là người thầy, vừa là vị hiền giả thân cận, khuyến tấn các cấp Huynh trưởng và đoàn sinh sống đúng tinh thần từ bi, kỷ luật và trí tuệ của GĐPT.
  Nhưng hơn hết, vẫn là tấm gương tu hành giản dị và bền bỉ là một vị Hòa thượng với chiếc áo Lam nhật bình giản dị nêu cao đức tính khiêm cung, đạm bạc, giữ gìn giới hạnh và kỷ cương. Mỗi bước đi, mỗi hành động đều toát lên tinh thần “không trú” – không vướng mắc danh lợi, chỉ một lòng vì đạo pháp và chúng sinh.
Như một bài học vô thường sống động cuối cùng Thầy dành cho Phật tử, Thầy hóa duyên viên mãn. Trước hôm viên tịch, Hòa thượng vẫn dự lễ Bố Tát hằng tháng cùng Cộng Đồng Phật Giáo Bắc California. Đến ngày ra đi (20/3/2022, nhằm 18/2 Nhâm Dần), Ngài còn tham gia Phật sự, phân phát thức ăn cho người vô gia cư, rồi về Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm thọ trai. Đến khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, Hòa thượng an tường xả bỏ báo thân tại Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, thành phố Hayward, California, Hoa Kỳ, thế thọ 78 tuổi, lạp thọ 54. Hòa thượng nhẹ nhàng xả bỏ báo thân, sau khi vẫn còn đang làm Phật sự và trao tặng thức ăn cho người vô gia cư trong buổi sáng cùng ngày. Tấm lòng vị tha của Ngài cho đến phút cuối vẫn mãi là lời nhắc nhở rằng đời sống này vô thường, nhưng lòng từ bi thì bất diệt.
  Riêng chúng con có cơ duyên theo Thầy, học hỏi và đồng hành cùng Thầy nhiều Phật sự và việc cuối cùng với Thầy là giúp Thầy xuất bản tập sách cuối cùng của Thầy. Xin mạn phép viết về cuốn sách Vô Biên Pháp Lạc tập 1, (và Vô Biên Pháp Lạc tập 2 mà Thầy đang làm dang dở lúc bấy giờ). Vô Biên Pháp Lạc tập 1 tổng hợp hai mươi lăm bài kinh ngắn, được trích dịch từ Đại Tạng Kinh với mục đích mang lại niềm an vui, hạnh phúc và bình an cho tất cả chúng sanh. Nổi bật trong lời dẫn nhập là quan niệm về cõi Ta bà nhỏ bé, đầy đủ năm thứ “uế trược” giữa vô lượng vô biên cõi nước của chư Phật. Cũng vì thương xót muôn loài, chư Đại Bồ Tát không ngừng nguyện vào cõi Ta bà để hướng dẫn, giúp chúng sanh trở về nguồn cội tâm Đại Bi, biết cách học và tu để thoát ly sanh tử, cũng như dấn thân cứu độ nơi khổ đau nhất. Từ đây, có thể nhận thấy ít nhất bốn lợi ích quan trọng trong việc học hỏi và thực hành những giáo pháp được nêu trong Vô Biên Pháp Lạc. Việc nuôi dưỡng tâm đại bi và lòng bao dung là quan trọng nhất. Thông qua những bài kinh trong Vô Biên Pháp Lạc, người đọc dễ dàng bắt gặp thông điệp về lòng từ bi vô hạn. Học và thực hành theo tinh thần này giúp chúng ta nhận ra rằng, cõi Ta bà tuy đầy khổ đau và phiền não, nhưng lại là nơi để vun bồi hạnh nguyện Bồ Tát. Giữ vững tâm từ, thấu hiểu nỗi khổ của tha nhân không chỉ tăng trưởng công đức mà còn mở rộng lòng bao dung với chính mình và mọi người.
  Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên luôn khuyến khích tự mình giải thoát, chuyển hóa khổ đau. Thầy luôn nhấn mạnh rằng chư Đại Bồ Tát dạy dỗ và khuyến khích chúng sanh tự học, tự tu, hầu chính bản thân mỗi người thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Những bài kinh ngắn trong Vô Biên Pháp Lạc không chỉ giúp ta hiểu về lý nhân duyên, vô thường, vô ngã,… mà còn hướng tới thực hành cụ thể, để từng bước thoát ly khổ đau, tự mình nếm trải niềm an lạc của chánh pháp.
  Qua lời dạy của Thầy, hãy tăng trưởng thiện duyên, hướng đến phụng sự xã hội. Một trong những điểm đáng chú ý của bộ sách là kêu gọi chúng ta “dấn thân vào chỗ không còn tình người, chỗ chỉ có khổ đau.” Điều này không phải nhằm vào sự bi quan, mà ngược lại nhắc nhở người thực hành hãy sẵn sàng bước tới những nơi bất hạnh để chia sẻ, hóa giải khổ đau cho tha nhân. Đây cũng chính là tinh thần vào đời của chư Bồ Tát: không né tránh khó khăn, mà lấy việc giúp chúng sanh làm niềm vui, tích lũy công đức, trưởng dưỡng từ tâm.
  Cuối cùng là hãy tìm thấy nguồn hỷ lạc chân thật ngay trong cõi đời này. Dù nói đến khổ đau hay cảnh ngộ Ta bà, tựa sách Vô Biên Pháp Lạc đã khẳng định một giá trị cốt lõi: niềm an lạc vô biên có thể hiện hữu ngay tại trần gian này, nếu chúng ta biết “sống” theo lời Phật dạy. Sự an lạc ấy không chỉ dành riêng cho chư Phật hay chư Đại Bồ Tát mà bất cứ ai, hễ có đủ lòng tin và tinh tấn, đều có thể “chạm” đến. Việc đọc và thực hành sách là cơ hội để mỗi người kết duyên với giáo pháp, khai mở tuệ giác và sống thảnh thơi hơn giữa cuộc đời nhiều biến động.

  Xin chốt lại, tác phẩm Vô Biên Pháp Lạc của Thầy là một hành trang quý báu cho những ai mong muốn thâm nhập sâu hơn vào tinh thần Bồ Tát đạo. Qua các bài kinh được dịch thuật và chú giải, Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên gợi mở con đường tu tập, tiếp nối truyền thống Đại Thừa, nhấn mạnh vai trò của Đại Bi Tâm, cùng chí nguyện phụng sự xã hội. Nhờ đó, người đọc không chỉ hiểu thêm về giáo lý mà còn có thể ứng dụng ngay vào đời sống, nuôi dưỡng trí tuệ và từ bi, tiến bước vững vàng trên hành trình tâm linh.

  Nhân ngày kỵ lần thứ 3 của Thầy, chúng con xin kể lại để tưởng nhớ và tri ân công hạnh Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, một bậc cao Tăng khả kính, nêu gương sáng cho hậu thế về công hạnh giữ gìn mạng mạch Phật pháp. Từ ngọn đuốc tri thức kết hợp với công phu hành trì, Ngài đã dệt nên một cuộc đời hiến trọn cho việc giáo dục, xây dựng Tăng-già và truyền trao giáo pháp. Chính sự tinh chuyên tu học và đức hạnh khiêm cung của Hòa thượng đã mở lối cho biết bao tấm lòng hữu duyên, được nương vào Phật pháp mà vun bồi phước tuệ.

Tưởng nhớ Thầy.
  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Khế thủ. 


Tâm Thường Định
Vùng vịnh, Ngày 21 tháng 3, 2025.


Most Venerable Thích Đỗng Tuyên (Thích Thái Siêu): Embodying the Bodhisattva Vow, Guiding by Example, and Propagating the Dharma for All Beings

  In this impermanent world, there are sincere monastics who silently live by embodied practice (leading-by-example/thân giáo) and use their sincere cultivation to benefit all beings. One such individual was the Most Venerable Thích Đỗng Tuyên, who was frequently referred to as Thích Thái Siêu. From his childhood in Ninh Thuận Province to his time studying at Buddhist institutes and ultimately disseminating the Dharma in a foreign land, the Venerable consistently guided himself and others through embodied practice, mindfulness, and compassion.

The Seed of the Bodhi Mind: The Condition for Leaving the Worldly Life

The Most Venerable Thích Đỗng Tuyên was born in 1945 at Văn Sơn Village, Ninh Thuận Province, into a family that was deeply rooted in Buddhist practices. He aspired to leave home at the age of 12, prostrating before his master to request ordination. His eyes, which were still only twelve summers old, were ablaze with fervor, indicating a resolute course of spiritual development. The Venerable's initial foundation for the cultivation of wisdom and the radiating of loving-kindness was established during his four years as a novice, during which he studied fundamental practices, novice discipline, and appropriate deportment.

Embodied practice is a living Dharma teaching for the Venerable.

Phổ Đà (Đà Nẵng), Hải Đức (Nha Trang), and Quảng Hương Già Lam (Sài Gòn) were the Buddhist institutes to which he was sent after receiving the novice precepts. Throughout the years of intense study in internal Buddhist curricula, the development of foreign-language skills, and the subsequent receipt of the Bhikkhu precepts, he remained steadfast in his practice. The diligent monastic who stood behind these periods of academic pursuit practiced assiduously day and night, ensuring that every step and gesture exuded mindfulness. Through his virtues, he mentored the newer generation with humility, patience, and adaptability. He remained committed to his studies, pursuing a doctoral degree in India, even after reaching the age of fifty. His persistence served as an inspiration for his contemporaries.

Embodied practice is the warm and genuine illumination that emanates from the teachings, if the latter are a lamp. Zen was profoundly felt by any disciple who was fortunate enough to be in his presence, as evidenced by his uncomplicated lifestyle and fundamental spiritual training. He was a master of the monastic discipline and dedicated his life to the dissemination of the Dharma throughout the East and West. After successfully finishing the intermediate-level Buddhist studies program, he pursued the advanced courses. A favorable karmic connection led him to India, where he spent six years studying the Vinaya (monastic code), Sanskrit, and Pali. In addition to being an academic accomplishment, his 2002 doctoral degree, which concentrated on a comparative analysis of the bhikkhu precepts across various Buddhist traditions, was the result of a genuinely dedicated monk who was anxious to serve the Buddhadharma.

Unceasingly Returning Educating in Vietnam, Subsequently Traveling Abroad

Upon his return, he dedicated himself to instructing monastics in Vietnam. Subsequently, he traveled to the United States at the request of the senior Sangha to assist in the dissemination of the Dharma. He left a legacy of dedication in every location he visited, establishing temples and monasteries that served as spiritual refuges for laity Buddhists, including Niệm Phật Đường Fremont and Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm. He initiated retreats and study sessions under the Buddhist Congregation's auspices, thereby establishing conducive conditions for all individuals to engage with the Buddha's teachings. He was involved in numerous critical leadership positions within the Congregation, including the organization of the Rains Retreat, general assemblies, and North American Buddhist training courses, as well as the Director of both the Propagation and Education Departments. 

The Venerable's footsteps were like a cool stream that progressively permeated the hearts of people from the western to eastern regions of the United States, as well as from Europe to Canada. In fact, his embodied practice consistently aligned with his compassionate commitment to the well-being of all sentient beings.

With his Bodhi resolve, he devoted particular attention to the support of temples in the eastern United States, encouraging monastics to coordinate Buddhist festivals, Rains Retreats, and Vesak Celebrations to foster the spirit of the Dharma in the community. He was unafraid of unfamiliar environments or distance, and he traveled to various locations to deliver Dharma lectures and provide guidance to the fourfold assembly. He was a teacher and elder mentor to the Vietnamese Buddhist Youth Association (Gia Đình Phật Tử), inspiring group leaders and members to maintain the organization's genuine spirit of compassion, discipline, and wisdom.

Above all, he served as a perpetual representation of a modest, unwavering monastic: a Venerable in a plain gray robe, who was representative of virtue, frugality, humility, and adherence to discipline. The spirit of "no abiding" was evident in every step he took and action he performed, as he was unencumbered by worldly acclaim and dedicated himself exclusively to the Dharma and all beings.

A Final Living Lesson of Impermanence for the Faithful

He was a member of the Northern California Buddhist Community and participated in the monthly Bố Tát ceremony, which involved the recitation of the precepts and the confession of monks, until the day before his departure. He was still engaged in Dharma work, distributing food to the homeless, on March 20, 2022, the 18th day of the 2nd lunar month in the Year of the Tiger. He then returned to Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm for his midday meal. This afternoon was the day he departed this existence. He passed peacefully during his sleep at Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm in Hayward, California, USA, at the age of 78, after 54 years of monastic service, at approximately 6 p.m. on the same day. The Venerable's altruism at the end of his life will forever serve as a reminder that compassion endures, despite the impermanence of life, as she was actively involved in Dharma work and distributed food to those in need that morning.

A Final Project: Vô Biên Pháp Lạc

We were fortunate enough to follow him, learn from him, and participate in numerous Dharma endeavors with him. Most recently, we collaborated on the publication of his final volume. We respectfully offer a few remarks regarding that endeavor: Vol. 1 of Vô Biên Pháp Lạc (and Vol. 2 of Vô Biên Pháp Lạc) are incomplete at that time. The objective of Volume 1 is to provide all beings with serenity, joy, and well-being by translating twenty-five brief sūtras from the Buddhist canon.  Notably, the Venerable addresses the diminutive nature of the Saha World (our world, which is rife with five types of defilement) in its introduction, in comparison to the infinite Buddha realms. The Great Bodhisattvas perpetually pledge to enter this domain, guide beings back to their innately compassionate hearts, instruct them on how to study and practice to escape birth-and-death, and dedicate themselves to liberating those ensnared in suffering, all out of limitless compassion. There are at least four primary advantages to studying and practicing the teachings of Vô Biên Pháp Lạc, with the most significant being the development of unbounded compassion and benevolence. The message of immeasurable loving-kindness is readily apparent to readers through the sūtras in Vô Biên Pháp Lạc. By studying and practicing with this spirit, we can acknowledge that, despite the Saha World's abundance of suffering and affliction, it remains the ideal environment for the cultivation of Bodhisattva vows. Not only does the preservation of a compassionate heart and the comprehension of the suffering of others increase merit, but it also broadens one's tolerance and affection for oneself and others.

The Most Venerable Thích Đỗng Tuyên consistently underscored the transmutation of suffering and self-liberation. He taught that the Great Bodhisattvas instruct and encourage beings to study and practice in order for each individual to extricate themselves from birth, aging, illness, and death. The short sūtras in Vô Biên Pháp Lạc not only give us a way to think about causality, change, and non-self, but they also show us how to practice in a way that helps us get beyond suffering and experience the bliss of the real Dharma.

Furthermore, his teachings encourage us to fortify positive relationships and contribute to society. The appeal to "explore places devoid of humanity—places only filled with suffering" is a prominent feature of the book. The message is not intended to perpetuate pessimism but rather to serve as a reminder to practitioners that they should be prepared to enter into unfavorable circumstances to alleviate the suffering of others. It actually typifies the Bodhisattva spirit, as it never shies away from hardship but rather derives pleasure from assisting others, accumulates merit, and cultivates compassion.

Finally, it is imperative that we identify genuine pleasure in this world. Vô Biên Pháp Lạc upholds a fundamental principle: boundless serenity can be achieved in the present moment by genuinely adhering to the Buddha's teachings, even when discussing suffering or the adversity of the Saha Realm. This tranquility is not exclusively reserved for the Buddhas or Bodhisattvas; anyone who possesses the requisite faith and diligence can achieve it. By reading and practicing this book, each person has the chance to establish a connection with the Dharma, broaden their perspective on wisdom, and discover tranquility in the midst of life's numerous challenges.

In summary, Vô Biên Pháp Lạc is an invaluable asset for individuals who are interested in a more profound connection with the Bodhisattva ideal. Most Venerable Thích Đỗng Tuyên continues the Mahayana tradition by emphasizing the significance of the Great Compassionate Mind and the vow to serve society through his translated sūtras and annotations. His work illuminates a path of spiritual practice. In addition to understanding the teachings better, readers can immediately apply them, fostering compassion and discernment on their spiritual journey.

We are grateful for the accomplishments of Most Venerable Thích Đỗng Tuyên, a venerable monk of outstanding virtue, as we commemorate the third anniversary of his departure. His shining example of upholding the lineage of the Dharma continues to inspire future generations. He dedicated his life to the dissemination of the teachings, the establishment of the Sangha, and the cultivation of knowledge with devoted practice. Numerous individuals were able to establish a connection with the Dharma and develop wisdom and blessings as a result of his diligent study and meek character.

Homage to the Shakyamuni Buddha.

Tâm Thường Định

Bay Area, March 21st,  2025.